Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

đánh giá và hoàn thiện phương pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty tnhh kiểm toán tư vấn đất việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 154 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN PHƢƠNG
PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM
TRONG VIỆC THU THẬP BẰNG CHỨNG
KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán - Kiểm toán
Mã số ngành: 52340302

Tháng 12 năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
MSSV/HV: 4115375

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN PHƢƠNG
PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM
TRONG VIỆC THU THẬP BẰNG CHỨNG
KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Mã số ngành: 52340302

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TRƢƠNG THỊ THÚY HẰNG

Ngày 15 tháng 12 năm 2014


LỜI CẢM TẠ

Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể giảng viên khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, các thầy cô đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức
cần thiết trong thời gian học tập cũng nhƣ thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin đƣợc cảm ơn cô Trƣơng Thị Thúy Hằng đã trực tiếp hƣớng
dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị kiểm
toán viên công ty TNHH Kiểm toán & Tƣ vấn Đất Việt đã hƣớng dẫn, giúp đỡ
tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội tiếp cận với thực tế trong suốt
thời gian thực tập tại đơn vị.
Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh
nghiệm thực tiễn cũng nhƣ thời gian hoàn thành đề tài còn ngắn nên nội dung
của bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy cô và các anh chị trong
công ty Kiểm toán để bài viết của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin ghi nhận tất cả những giá trị cao quý ấy và xin đƣợc gửi lời
cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô và các anh chị trong công ty, chúc mọi
ngƣời sức khoẻ dồi dào và công tác tốt.

Cần Thơ, Ngày…tháng… năm 2014

Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, Ngày...…tháng……năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Hồ Chí Minh, Ngày ….. tháng…… năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THỆU ............................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3.1 Không gian ....................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian .......................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 2
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 3

2.1.1 Các vấn đề liên quan đến phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử
nghiệm ....................................................................................................... 3
2.1.2 Mức trọng yếu và phƣơng pháp xác lập mức trọng yếu .................. 5
2.1.3 Khái niệm về phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm ............... 6
2.1.4 Các phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm .............................. 7
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 11
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................... 11
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................... 11
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT ....................................................................... 13
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT ....................................................................... 13
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN........................................ 13
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC .............................................................................. 14
3.2.1 Sơ đồ tổ chức.................................................................................. 14
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................. 15
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ........................................................... 16
3.3.1 Dịch vụ Kiểm toán ......................................................................... 16
3.3.2 Dịch vụ kế toán .............................................................................. 16
3.4.3 Dịch vụ tƣ vấn ................................................................................ 16
3.4 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ......................... 17
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT ............................ 20
3.5.1 Thuận lợi ........................................................................................ 20
3.5.2 Khó khăn ........................................................................................ 20
3.5.3 Định hƣớng phát triển .................................................................... 20
3.6 KHÁI QUÁT PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT .................... 21
3.6.1 Xác lập mức trọng yếu ................................................................... 21
iv



3.6.2 Phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm tại công ty TNHH Kiểm
toán - Tƣ vấn Đất Việt ............................................................................ 22
a) Chọn toàn bộ ....................................................................................... 23
b) Lựa chọn các phần tử cụ thể ............................................................... 23
c) Lấy mẫu kiểm toán.............................................................................. 23
CHƢƠNG 4 ĐÁNH GIÁ PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ THỬ
NGHIỆM TRONG VIỆC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT .................. 26
4.1 VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP THU THẬP PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM
TẠI CÔNG TY TNHH ABC ....................................................................... 26
4.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty TNHH ABC ................................... 26
4.1.2 Nhận xét chung về HTKSNB của công ty TNHH ABC ................ 27
4.1.3 Xác lập mức trọng yếu ................................................................... 27
4.1.4 Thực trạng phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm để thu thập
bằng chứng kiểm toán thông qua kiểm toán BCTC tại công ty TNHH
ABC......................................................................................................... 28
4.2 VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP THU THẬP PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM
TẠI CÔNG TY CP XYZ ............................................................................. 55
4.2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty CP XYZ .......................................... 55
4.2.2 Nhận xét chung về HTKSNB của công ty CP XYZ ...................... 56
4.2.3 Xác lập mức trọng yếu ................................................................... 56
4.2.4 Thực trạng phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm để thu thập
bằng chứng kiểm toán thông qua kiểm toán BCTC tại công ty CP XYZ
................................................................................................................. 57
4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ THỬ
NGHIỆM TRONG VIỆC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT ............................ 82
4.3.1 Đối với thử nghiệm kiểm soát ........................................................ 82

4.3.2 Đối với thử nghiệm cơ bản ............................................................ 83
4.4 SO SÁNH PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM
THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT
VỚI CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM VÀ CHƢƠNG TRÌNH
KIỂM TOÁN MẪU (VACPA) .................................................................... 85
4.4.1 So sánh quy trình kiểm toán thực tế với chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam ......................................................................................................... 85
4.4.2 So sánh quy trình kiểm toán thực tế với chƣơng trình kiểm toán
mẫu của VACPA ..................................................................................... 87
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN
PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT ....................................................................... 91
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ........................................................... 91
5.1.1 Quy trình kiểm toán ....................................................................... 91
5.1.2 Phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm ................................... 92
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP CHỌN PHẦN
TỬ THỬ NGHIỆM KIỂM TOÁN .............................................................. 93
v


5.2.1 Quy trình kiểm toán ....................................................................... 93
5.2.2 Phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm ................................... 94
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 95
6.1 KẾT LUẬN............................................................................................ 95
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 96
6.2.1 Đối với nhà nƣớc ............................................................................ 96
6.2.2 Đối với công ty đƣợc kiểm toán..................................................... 96

vi



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu .................................................... 8
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất
Việt giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................. 17
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất
Việt giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014. ................................................ 18
Bảng 3.3: Chỉ tiêu xác lập mức trọng yếu ........................................................... 21
Bảng 3.4: Các Hệ số rủi ro cần thiết từ mẫu ................................................... 24
Bảng 4.1 : Xác định mức trọng yếu tổng thể của công ty TNHH ABC ......... 27
Bảng 4.2: Tổng hợp số dƣ tiền gửi ngân hàng của công ty TNHH ABC tại
31/12/2013. ..................................................................................................... 28
Bảng 4.3: Tổng hợp sai sót phát hiện từ mẫu chi phí phải trả. ....................... 31
Bảng 4.4: Chi tiết chi phí lãi vay trong kỳ của công ty TNHH ABC ............. 32
Bảng 4.5: Chi tiết TSCĐ tăng lên trong kỳ của công ty TNHH ABC............ 33
Bảng 4.6: Xác định cỡ mẫu các khoảng phải thu khách hàng của công ty
TNHH ABC. ................................................................................................... 38
Bảng 4.7: Xác định cỡ mẫu Top khoản mục hàng tồn kho của công ty TNHH
ABC ................................................................................................................ 40
Bảng 4.8: Xác định cỡ mẫu Top khoản mục phải trả ngắn hạn của công ty
TNHH ABC ............................................................................................................ 42
Bảng 4.9: Xác định cỡ mẫu Top khoản mục giá vốn hang bán của công ty
TNHH ABC .................................................................................................... 44
Bảng 4.10: Xác định cỡ mẫu khoản mục phải thu khách hàng của công ty
TNHH ABC. ................................................................................................... 45
Bảng 4.11: Tổng hợp sai sót phát hiện từ mẫu phải thu khách hàng theo
phƣơng pháp lấy mẫu của công ty TNHH ABC ............................................. 45
Bảng 4.12: Xác định cỡ mẫu Untop khoản mục giá vốn hàng bán của công ty
TNHH ABC .................................................................................................... 49

Bảng 4.13: Phân tích chi phí bán hàng theo tài khoản đối ứng chi phí bán hàng
của công ty TNHH ABC. ................................................................................ 49
Bảng 4.14: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp theo tài khoản đối ứng chi
phí bán hàng của công ty TNHH ABC ........................................................... 50

vii


Bảng 4.15: Xác định cỡ mẫu khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp của công ty TNHH ABC. ......................................................... 52
Bảng 4.16: Tổng hợp doanh thu/chi phí tài chính năm 2013 của công ty TNHH
ABC. ............................................................................................................... 53
Bảng 4.17: Xác định mức trọng yếu tổng thể của công ty CP XYZ .............. 56
Bảng 4.18: Tổng hợp số dƣ tiền gửi ngân hàng của công ty CP XYZ tại
31/12/2013. ..................................................................................................... 59
Bảng 4.19: Kết quả trích lọc nợ phải thu khách hàng không có phát sinh trong
kỳ..................................................................................................................... 61
Bảng 4.20: Chi tiết TSCĐ tăng lên trong kỳ của công ty CP XYZ. ............... 63
Bảng 4.21: Bảng kê chi tiết các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tại công ty CP
XYZ. ............................................................................................................... 65
Bảng 4.22: Xác định cỡ mẫu Top các khoản ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn của
công ty XYZ ................................................................................................... 68
Bảng 4.23: Xác định cỡ mẫu Top khoản mục hàng tồn kho của công ty CP
XYZ ................................................................................................................ 69
Bảng 4.24: Xác định cỡ mẫu Top khoản mục phải trả ngƣời bán của công ty
CP XYZ .......................................................................................................... 71
Bảng 4.25: Xác định cỡ mẫu Top khoản mục giá vốn hang bán của công ty CP
XYZ ................................................................................................................ 73
Bảng 4.26: Tổng hợp doanh thu/chi phí tài chính năm 2013 của công ty CP
XYZ. ............................................................................................................... 77

Bảng 4.27: Phân tích chi phí bán hàngtheo tài khoản đối ứng chi phí bán hàng
của công ty CP XYZ. ...................................................................................... 79
Bảng 4.28: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp theo tài khoản đối ứng chi
phí bán hàng của công ty CP XYZ. ................................................................ 80
Bảng 4.29: Xác định cỡ mẫu khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp của công ty CP XYZ. ............................................................... 82
Bảng 4.30: Đánh giá sự khác nhau giữa quy trình kiểm toán thực tế với các
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA).......................................................... 86
Bảng 4.31: Sự khác nhau giữa chƣơng trình kiểm toán thực tế tại Công ty
TNHH Kiểm toán – Tƣ vấn Đất Việt và chƣơng trình kiểm toán mẫu của
VACPA. .......................................................................................................... 89

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt .... 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
***
BCTC

:

Báo cáo tài chính

CP

:


Cổ Phần

KTV

:

Kiểm toán viên

HTKSNB

:

Hệ thống kiểm soát nội bộ

R

:

Hệ số rủi ro

MP

:

Mức trọng yếu thực hiện

KCM

:


Khoảng cách mẫu

GTGT

:

Giá trị gia tăng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

:

Tài sản cố định

VACPA

:

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(Vietnam Association of Certified Public Accountant)

VSA


:

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
(Vietnamese Standards on Auditing)

SPS

:

Số

phát

ix

sinh


CHƢƠNG 1
GIỚI THỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong điều kiện bƣớc đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới, môi trƣờng
kinh doanh ở Việt Nam ngày càng rộng mở đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong
và ngoài nƣớc tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Với
sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sự phức tạp của công tác kế toán và
nhu cầu công khai hóa các thông tin tài chính của doanh nghiệp ngày càng
tăng. Nên vấn đề trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC càng trở nên
cấp thiết, nhu cầu về kiểm toán càng trở thành tất yếu. Với chức năng xác
minh tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính của doanh nghiệp, kiểm
toán không chỉ đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tƣ, lợi ích của các chủ sở hữu

vốn, chủ nợ và của chính bản thân doanh nghiệp mà còn giúp cho các cơ quan
quản lý nhà nƣớc và xã hội có đƣợc những thông tin kinh tế tài chính trung
thực từ các doanh nghiệp góp phần tạo lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh
và hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng.
Một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng mà công ty kiểm toán
cung cấp cho khách hàng đó chính là kiểm toán BCTC. Để hoàn thành tốt mục
tiêu kiểm toán, kiểm toán viên cần kiểm tra, soát xét tất cả các khoản mục và
bộ phận cấu thành nên BCTC. Trong khi đó, một đơn vị đƣợc kiểm toán có số
lƣợng sổ sách, chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của một kỳ kế toán
rất nhiều và tính chất, mức độ quan trọng của từng khoản mục là khác nhau.
Trong điều kiện giới hạn về thời gian và nguồn lực, kiểm toán viên không thể
tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ dữ liệu kiểm toán. Chính vì vậy, yêu cầu tất
yếu đặt ra là phải áp dụng các phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm vào
quá trình kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, việc áp dụng các phƣơng pháp lựa
chọn phần tử thử nghiệm nào và thực hiện ra sao còn phụ thuộc vào điều kiện,
đặc điểm của từng công ty kiểm toán.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh
giá và hoàn thiện phương pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm trong việc thu
thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt”

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm trong việc thu thập
bằng chứng kiểm toán từ đó đƣa ra giải pháp hoàn thiện các phƣơng pháp lựa
chọn phần tử thử nghiệm tại Công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm trong việc thu

thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt.
- Đánh giá phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm của Công ty
TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt áp dụng trong kiểm toán tại doanh nghiệp
thực tế.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử
nghiệm tại Công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt.
1.3.2 Thời gian
- Đối với số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu năm 2011,
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đối với số liệu thực hiện kiểm toán là năm 2013
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 04/08/2014 đến ngày 04/11/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử
nghiệm trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty Kiểm toán - Tƣ
vấn Đất Việt.
- Đề tài nghiên cứu trên các số liệu đƣợc công ty cung cấp gồm các
khoản mục có liên quan đến quá trình lựa chọn phần tử thử nghiệm để thu thập
bằng chứng kiểm toán.
- Do đặc thù của ngành nghề kiểm toán nên một số thông tin nhạy cảm
liên quan đến Công ty Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt và công ty khách hàng
đã đƣợc điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo bí mật.

2


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các vấn đề liên quan đến phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử
nghiệm
2.1.1.1 Bằng chứng kiểm toán
Theo VSA 500 - Bằng chứng kiểm toán: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả
các tài liệu, thông tin do KTV thu thập đƣợc liên quan đến cuộc kiểm toán và
dựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng
kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, BCTC và các tài liệu,
thông tin từ nguồn khác.”
Bằng chứng kiểm toán phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản là sự đầy đủ và
tính thích hợp. Theo đoạn 6 VSA 500: “KTV phải thiết kế và thực hiện các thủ
tục kiểm toán phù hợp với từng hoàn cảnh nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp.
“Đầy đủ” là tiêu chuẩn đánh giá về số lƣợng của bằng chứng kiểm toán.
Số lƣợng của bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hƣởng bởi đánh giá
của KTV đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và đồng thời chịu ảnh hƣởng bởi
chất lƣợng của bằng chứng kiểm toán đó.
“Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lƣợng của bằng chứng kiểm toán,
bao gồm sự phù hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán trong việc giúp
KTV đƣa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. Độ tin cậy
của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hƣởng bởi nguồn gốc, nội dung của bằng
chứng kiểm toán và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà KTV đã thu thập đƣợc
bằng chứng đó.”
2.1.1.2 Rủi ro kiểm toán
Theo đoạn 13 VSA 200: Rủi ro kiểm toán (Audit risk - AR): Là rủi ro do
kiểm toán viên đƣa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi BCTC đã đƣợc
kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi
ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát
hiện.

Rủi ro có sai sót trọng yếu: Là rủi ro khi BCTC chứa đựng những sai sót
trọng yếu trƣớc khi kiểm toán. Tại cấp độ cơ sở dẫn liệu, rủi ro có sai sót trọng
yếu bao gồm hai bộ phận:
3


- Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk - IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả
năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dƣ tài khoản hay thông tin
thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp
lại, trƣớc khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan.
- Rủi ro kiểm soát (Control risk - CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu,
khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao
dịch, số dƣ tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn
vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
Rủi ro phát hiện (Detection risk - DR): Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán,
các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán
xuống tới mức thấp có thể chấp nhận đƣợc nhƣng vẫn không phát hiện đƣợc
hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp la ̣i .
Ta có mối quan hệ giữa các loại rủi ro và công việc kiểm toán đƣợc thể
hiện bằng mô hình toán học sau: AR = (IR x CR) / DR.
2.1.1.3 Thủ tục kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát (còn gọi là thử nghiệm tuân thủ) “là loại thử
nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế
và vận hành của HTKSNB”. (Trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM Bộ môn Kiểm
toán, 2012, trang 110).
Thử nghiệm cơ bản: “là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về
những sai lệch trọng yếu trong BCTC”, bao gồm:
- Thủ tục phân tích: “là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số,
các tỷ lệ, để phát hiện và nghiên cứu về các trƣờng hợp bất thƣờng”
- Thử nghiệm chi tiết: “là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dƣ.

Gồm có:
+ Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ
phát sinh để xem xét về mức độ trung thực của khoản mục.
+ Kiểm tra số dƣ: là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dƣ
các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh.”
(Trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM Bộ môn Kiểm toán, 2012, trang 161)

4


2.1.2 Mức trọng yếu và phƣơng pháp xác lập mức trọng yếu
Theo VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm
toán:
“Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông
tin (một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin đƣợc coi là trọng yếu có
nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ
ảnh hƣởng đến các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng BCTC;
Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm
quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót đƣợc đánh giá trong hoàn
cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngƣỡng, một điểm chia cắt chứ không phải
là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải đƣợc
xem xét cả trên phƣơng diện định lƣợng và định tính;”
Về mặt định lƣợng, đƣợc gọi là trọng yếu khi sai lệch trên BCTC cao
hơn một số tiền nhất định và có thể gây ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời
sử dụng BCTC.
Còn về mặt định tính, KTV phải nhận thức đƣợc rằng có những trƣờng
hợp tuy sai lệch có giá trị thấp nhƣng do bản chất của nó nên có thể vẫn gây
ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng BCTC.
Mức trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận đƣợc của thông
tin, nghĩa là nếu sai lệch vƣợt khỏi số tiền đó sẽ làm ngƣời đọc hiểu sai về

thông tin. Mức trọng yếu cần đƣợc xem xét ở hai mức độ:
- Ở mức độ tổng thể của BCTC (PM): KTV phải ƣớc tính toàn bộ sai
lệch có thể chấp nhận đƣợc để bảo đảm rằng BCTC không có sai lệch trọng
yếu. Mức trọng yếu tổng thể thƣờng đƣợc tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với
tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. Theo VACPA:
Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ %
Các tỷ lệ gợi ý mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thƣờng áp
dụng là:
+ 5% đến 10% lợi nhuận trƣớc thuế,
+ 1% đến 2% tổng tài sản,
+ 1% đến 5% vốn chủ sở hữu,
+ 0.5% đến 3% tổng doanh thu.
KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ % áp dụng
cho tiêu chí đã lựa chọn. Xác định tỷ lệ % cao hay thấp sẽ ảnh hƣởng đến khối
5


lƣợng công việc kiểm toán đƣợc thực hiện mà cụ thể số mẫu cần phải kiểm tra,
phụ thuộc vào đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu của KTV.
- Đối với từng khoản mục, thì ta có mức trọng yếu thực hiện là một mức
giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức
trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ
thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hƣởng của các sai sót không đƣợc điều chỉnh và
không đƣợc phát hiện không vƣợt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC.
Trong thực tế, KTV sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định mức trọng
yếu ở từng khoản mục; thí dụ nhân mức trọng yếu tổng thể với một hệ số
(thƣờng là 1,5-2) trƣớc khi phân bổ hoặc theo VACPA: Mức trọng yếu từng
khoản mục thông thƣờng nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng
yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc
kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV và chính

sách của từng công ty.
2.1.3 Khái niệm về phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm
Trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, để thu thập các bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên còn phải xác định
phƣơng pháp lựa chọn các phần tử thử nghiệm.
Theo VSA 500: “Khi thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi
tiết, kiểm toán viên phải xác định phƣơng pháp hiệu quả để lựa chọn các phần
tử kiểm tra nhằm đạt đƣợc mục đích của thủ tục kiểm toán...
Khi lựa chọn phần tử để kiểm tra, kiểm toán viên phải xác định tính phù
hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin đƣợc sử dụng làm bằng chứng kiểm
toán; ngoài ra tính hiệu quả cũng là một lƣu ý quan trọng khi lựa chọn phần tử
để kiểm tra. Các phƣơng pháp mà kiểm toán viên sử dụng để lựa chọn phần tử
kiểm tra gồm:
- Chọn tất cả các phần tử (kiểm tra 100%);
- Lựa chọn các phần tử cụ thể;
- Lấy mẫu kiểm toán.”
Tùy từng trƣờng hợp, kiểm toán viên có thể lựa chọn một trong ba
phƣơng pháp hoặc sử dụng phối hợp. Việc quyết định sử dụng phƣơng pháp
nào là dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán và hiệu quả của cuộc kiểm
toán.

6


2.1.4 Các phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm
2.1.4.1 Chọn tất cả các phần tử (kiểm tra 100%)
Theo VSA 500: Kiểm toán viên có thể kết luận rằng việc kiểm tra toàn
bộ tổng thể các phần tử cấu thành một nhóm giao dịch hoặc số dƣ tài khoản
(hoặc một nhóm trong tổng thể đó) là thích hợp nhất. Kiểm tra 100% thƣờng
không áp dụng đối với thử nghiệm kiểm soát nhƣng thƣờng đƣợc áp dụng đối

với kiểm tra chi tiết. Kiểm tra 100% có thể thích hợp khi:
- Tổng thể đƣợc cấu thành từ một số ít các phần tử có giá trị lớn; Có rủi
ro đáng kể mà các phƣơng pháp khác không cung cấp đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp; hoặc
- Tính chất lặp đi lặp lại của việc tính toán hoặc quy trình khác đƣợc thực
hiện tự động bởi một hệ thống thông tin giúp việc kiểm tra 100% sẽ tiết kiệm
chi phí hơn.
2.1.4.2 Lựa chọn các phần tử cụ thể
Theo VSA 500: Dựa trên các nhân tố nhƣ hiểu biết của kiểm toán viên về
đơn vị, các rủi ro có sai sót trọng yếu đã đƣợc đánh giá và đặc điểm của tổng
thể đƣợc kiểm tra, KTV có thể lựa chọn những phần tử đặc biệt để kiểm tra,
đó là:
- Các phần tử có giá trị lớn hoặc các phần tử đặc biệt
- Tất cả các phần tử có giá trị cao hơn một giá trị nhất định
- Các phần tử để thu thập tài liệu, thông tin
Kết quả của các thủ tục kiểm toán đƣợc áp dụng cho các phần tử đƣợc
lựa chọn theo cách này không thể đƣợc suy rộng cho toàn bộ tổng thể; do đó,
việc lựa chọn các phần tử cụ thể để kiểm tra không cung cấp bằng chứng kiểm
toán về phần còn lại của tổng thể.
2.1.4.3 Lấy mẫu kiểm toán
a) Các khái niệm cơ bản
 Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA 530): “Lấy mẫu kiểm
toán (sau đây gọi là “lấy mẫu”): Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số
phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả
các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội đƣợc lựa chọn nhằm cung cấp cho KTV cơ
sở hợp lý để đƣa ra kết luận về toàn bộ tổng thể.”
 Mẫu đại diện: là mẫu mang những đặc trƣng của tổng thể. Thí dụ qua
kiểm soát nội bộ xác định 3% phiếu chi không có chứng từ gốc đính kèm. Nếu
7



trong hàng ngàn phiếu chi chọn ra 100 phiếu và kểm tra thấy đúng 3 lần thiếu
chứng từ gốc thì mẫu đƣợc chọn là đại diện.
 Tổng thể: Theo VSA 530 “Tổng thể là toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV
lấy mẫu nhằm rút ra kết luận về toàn bộ dữ liệu đó.”
 Cỡ mẫu: Theo VSA 530 “Cỡ mẫu là số lƣợng các phần tử trong tổng
thể đƣợc lựa chọn theo tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra. Mức độ rủi ro
lấy mẫu mà KTV có thể chấp nhận ảnh hƣởng tới cỡ mẫu yêu cầu. Mức độ rủi
ro mà KTV có thể chấp nhận càng thấp thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn.
 Sai sót có thể bỏ qua: Theo VSA 530 “Là một giá trị đƣợc kiểm toán
viên đặt ra mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt đƣợc mức độ đảm
bảo hợp lý rằng sai sót thực tế của tổng thể không vƣợt quá giá trị đặt ra.”
 R-Mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu, bao gồm 3 mức độ:
Bảng 2.1: Mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu
Mức độ đảm bảo

Khoản mục trên Bảng
CĐKT

Khoản mục trên

Thấp

0,5

0,35

Trung bình

1,5


0,5

Cao

3

0,7

BC KQKD

Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu VACPA, 2010

Mức độ đảm bảo R là nhân tố quyết định cỡ mẫu, phụ thuộc vào các yếu
tố:
- Đánh giá của KTV về rủi ro xảy ra sai sót;
- Đánh giá của KTV về tính hiệu quả của HTKSNB;
- Độ đảm bảo (nếu có) thu thập đƣợc từ kết quả kiểm tra các khoản mục
liên quan khác. (Theo VACPA A810)
b) Rủi ro khi lấy mẫu kiểm toán
 Rủi ro lấy mẫu
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA 530): “Rủi ro lấy mẫu: Là
rủi ro mà kết luận của KTV dựa trên việc kiểm tra mẫu có thể khác so với kết
luận đƣa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục kiểm toán. Rủi
ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai nhƣ sau:
- Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực
sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng

8



không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại có (đối với kiểm tra chi tiết).
KTV quan tâm chủ yếu đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hƣởng đến tính hữu
hiệu của cuộc kiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.
- Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực
sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng có
sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có (đối với kiểm tra chi tiết). Loại
kết luận sai này ảnh hƣởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì thƣờng dẫn tới
các công việc bổ sung để chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng.”
 Rủi ro ngoài lấy mẫu
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA 530): “Là rủi ro khi KTV đi
đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu”.
Thí dụ nhƣ KTV sử dụng các thủ tục kiểm toán không phù hợp hoặc hiểu
sai bằng chứng kiểm toán và không nhận diện đƣợc sai lệch hay sai sót.
KTV có thể hạn chế đƣợc rủi ro ngoài lấy mẫu bằng cách lập kế hoạch
và giám sát có hiệu quả qúa trình kiểm toán, thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm
soát chất lƣợng kiểm toán…
c) Phương pháp lấy mẫu
 Phƣơng pháp lấy mẫu thống kê
Là chọn mẫu kiểm toán có sử dụng các quy luật xác suất thống kê trong
việc lựa chọn và đánh giá một mẫu từ một tổng thể nhằm mục đích đƣa ra kết
luận về tổng thể đó (Th.S Phan Trung Kiên, 2006, trang 213). Theo VSA 530:
“Lấy mẫu thống kê: Là phƣơng pháp lấy mẫu có đặc điểm sau:
(i) Các phần tử đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu.
(ii) Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao
gồm cả việc định lƣợng rủi ro lấy mẫu.”
Mẫu ngẫu nhiên: là một tập hợp các đơn vị mẫu lấy ra từ các phần tử
của tổng thể sao cho mỗi phần tử có đồng khả năng đƣợc chọn vào mẫu.
Theo VSA 530: theo phƣơng pháp này, các phần tử đƣợc lựa chọn vào
mẫu một cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu có một xác suất đƣợc lựa

chọn xác định.
 Phƣơng pháp lấy mẫu phi thống kê
Chọn mẫu phi thống kê là chọn mẫu dựa vào xét đoán nghề nghiệp của
ktv chứ không dựa vào lý thuyết xác suất (Th.S Phan Trung Kiên, 2006, trang
213).

9


Theo VSA 530: “Một phƣơng pháp lấy mẫu không có đặc điểm (i) và (ii)
nêu trên đƣợc coi là lấy mẫu phi thống kê.”
Cũng theo VSA 530: Theo phƣơng pháp này, KTV sử dụng xét đoán
chuyên môn để lựa chọn các phần tử của mẫu.
Kĩ thuật chọn mẫu đƣợc sử dụng có thể là chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc
không ngẫu nhiên kiểu toán học. KTV có thể sử dụng mẫu ngẫu nhiên trong
việc chọn mẫu phi thống kê, tuy nhiên không thể tính toán thống kê trên các
mẫu phi ngẫu nhiên vì các qui luật xác suất không phù hợp với các mẫu ấy.
Nếu cố tình áp dụng các qui luật xác xuất vào các mẫu phi ngẫu nhiên thì sẽ
dẫn tới những kết quả sai lầm.
Trong thực tế, dù là chọn mẫu thống kê hay phi thống kê thì mẫu chọn
phải giúp KTV đƣa ra kết luận đúng về tổng thể mà nó đƣợc chọn ra. Hơn
nữa, các sai phạm phát hiện đƣợc trong mẫu thống kê hay phi thống kê phải
đƣợc sử dụng để dự kiến số sai phạm trong tổng thể. Tuy nhiên, chọn mẫu phi
thống kê không cho phép lƣợng hóa mức rủi ro chọn mẫu.
d) Quy trình lấy mẫu kiểm toán
Theo chƣơng trình kiểm toán mẫu VACPA: “Các bƣớc lấy mẫu trong
quá trình thực hiện thử nghiệm cơ bản bao gồm:
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu thử nghiệm (mục tiêu kiểm toán);
Bƣớc 2: Xác định tổng thể một cách chính xác;
Bƣớc 3: Xác định kích cỡ mẫu;

Bƣớc 4: Xác định phƣơng pháp chọn mẫu;
Bƣớc 5: Thực hiện lấy mẫu;
Bƣớc 6: Phân tích và đánh giá mẫu: tỷ lệ sai phạm, dạng sai phạm ->
tổng sai sót mẫu dự kiến;
Bƣớc 7: Ghi thành tài liệu về việc lấy mẫu.”

10


2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu sơ cấp
Đƣợc thu thập bằng cách quan sát, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với
lãnh đạo, nhân viên của công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt và công
ty khách hàng để tìm hiểu về hoạt động, cũng nhƣ chƣơng trình kiểm toán.
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm
2014.
Thu thập các số liệu từ hồ sơ kiểm toán năm 2012 và năm 2013 của
công ty khách hàng đƣợc lƣu trữ tại Công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất
Việt.
Thu thập các số liệu phát sinh năm 2013 từ chứng từ, hóa đơn, các sổ chi
tiết, sổ cái, BCTC, bảng cân đối tài khoản của công ty khách hàng để tiến hành
kiểm toán.
Ngoài ra các thông tin có liên quan khác còn đƣợc thu thập thông qua
sách, báo, internet, và các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Phƣơng pháp miêu tả: Dựa vào giấy tờ làm việc và kiến thức thu thập
đƣợc từ thực tế để miêu tả kết hợp với phân tích các phƣơng pháp thu thập

phần tử thử nghiệm cũng nhƣ những thử nghiệm đƣợc áp dụng tại các khoản
mục.
- Phƣơng pháp so sánh:
+ So sánh số liệu tƣơng đối: so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trƣớc xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ
tiêu, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ So sánh số liệu tuyệt đối: so sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu
của năm tính với số liệu năm trƣớc, xem xét biến động, từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.
- Phƣơng pháp phân tích: Trong các thử nghiệm chi tiết, kiểm toán viên
sử dụng kĩ thuật cộng dồn hàng ngang và hàng dọc, phƣơng pháp đối chiếu số
liệu trên chứng từ và sổ sách để xem xét việc trình bày, ghi chép và tính toán
số liệu. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm và so sánh với thực tế để đƣa ra kiến nghị.
11


- Phƣơng pháp suy luận: Căn cứ vào các đánh giá về phƣơng pháp lựa
chọn phần tử thử nghiệm đã đƣợc áp dụng, kết hợp với kiến thức đã học đƣa
ra những giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm tại
công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt.

12


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN - TƢ VẤN ĐẤT VIỆT
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt
Tên tiếng Anh : Vietland auditing and Consulting company limited

Tên viết tắt : Vietland Co., ltd

Logo công ty :

Người đại diện: Võ Thế Hoàng - Giám đốc điều hành
Giấy CNĐKKD: số 4102051017 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP. Hồ Chí
Minh cấp ngày 11 tháng 06 năm 2007.
Địa chỉ: số 02 Huỳnh Khƣơng Ninh, phƣờng Đa Kao, quận 1, thành phố
HCM
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng)
Điện thoại: 08.39105401
Fax: 08.3910 5402
Email:
- Vietland đƣợc xây dựng theo mô hình công ty mẹ - con. Công ty
TNHH Sao Mai (Morning Star) là công ty thành viên của Vietland, chuyên
cung cấp các dịch vụ kế toán, thuế và phần mềm kế toán.
- Ngày 26/09/2002, Công ty thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nƣớc và đổi tên thành Công ty Cổ phần Kiểm Toán - Tƣ vấn Đất Việt, chính
thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
410300121 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Ngày 11/06/2007, Công ty chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH
Kiểm Toán độc lập với tên gọi là Công ty TNHH Kiểm Toán - Tƣ vấn Đất
Việt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102051017 do Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Ngày 18/12/2007, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc đã kí quyết định số
702/QĐ - UBCK chấp thuận cho thực hiện kiểm toán cho các tổ chức phát
hành, niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
13



- Năm 2008 Vietland chính thức hợp tác Jung - Il Accounting Corp (Hàn
Quốc), với mục đích là nhằm phát triển thị trƣờng khách hàng Hàn Quốc tại
Việt Nam và các nƣớc trong khu vực Châu á Thái Bình Dƣơng. Jung - Il
Accounting Corp. đƣợc đặt chi nhánh tại văn phòng của Vietland tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 14/01/2013, Vietland là hội viên chính thức của tập thể hội viên
VACPA theo quyết định số 007-2013/QĐ-VACPA.
- Công ty đã xây dựng đƣợc đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp gồm hơn
100 kiểm toán viên, kế toán viên và nhân viên, trong đó có nhiều nhân viên
kiểm toán có chứng chỉ Kiểm Toán viên và Thẩm Định viên do Bộ Tài Chính
cấp.
- Ngoài trụ sở chính của công ty tại thành phố HCM, công ty còn có một
văn phòng đại diện ở phía Bắc và một số văn phòng đại diện tại các tỉnh từ
miền Trung đến Tây Nam Bộ:
+ Khu vực phía Bắc là văn phòng tại Hà Nội;
+ Khu vực miền Trung: Kon Tum, Bình Định, Nha Trang, Bình Thuận,
Vũng Tàu;
+ Khu vực phía Nam: Kiên Giang, Tây ninh, Bạc Liêu, Cà Mau.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Kiểm toán - Tƣ vấn Đất Việt

14


×