Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH NGỌC TÂN

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CỦA PHỐ ĐI BỘ
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 52340103

Tháng 12 Năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH NGỌC TÂN
MSSV: 4115525

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CỦA PHỐ ĐI BỘ
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 52340103

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


DƢƠNG QUẾ NHU

Tháng 12 Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài mới và không trùng
với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ , ngày…. tháng…. năm…..
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Ngọc Tân


LỜI CẢM TẠ
Qua những năm học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, nhờ sự chỉ dạy tận tình
của thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã
truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu. Giúp em mở rộng kiến
thức và trao dồi thêm đạo đức, kĩ năng của mình.
Để hoàn thành bài luận văn này, em xin chân thành cảm ơn những kiến
thức quý giá mà thầy cô đã truyền đạt cho em, cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy,
các cô, chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của cô Dƣơng Quế Nhu đã
giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên bài luận văn của em còn
nhiều sai sót. Em mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Thầy Cô để bài
luận văn của em hoàn thiện hơn.
Em kính chúc quý Thầy Cô sức khỏe, hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ , ngày…. tháng…. năm…..

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Ngọc Tân

ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
* Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: DƢƠNG QUẾ NHU
* Học vị: Thạc sĩ
* Cơ quan công tác: Khoa kinh tế - QTKD trƣờng Đại học Cần Thơ

* Tên sinh viên: HUỲNH NGỌC TÂN
* Mã số sinh viên: 4115525
* Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
* Tên đề tài: Phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du
lịch tại Thành phố Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
Cần Thơ , ngày…. tháng…. năm……
Giáo viên hƣớng dẫn


iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
Cần Thơ , ngày…. tháng…. năm…….
Giáo viên phản biện

iv



MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 2
1.4.1 Lƣợc khảo tài liệu ..................................................................................... 2
1.4.2 Tóm tắt ...................................................................................................... 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............6
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHỐ ĐI BỘ ...................................... 6
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch ............................................................... 6
2.1.2 Các điều kiện để phát triển du lịch ........................................................... 7
2.1.3 Phố đi bộ ................................................................................................... 9
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 15
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 15
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 16
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................17
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................... 17
3.1.1 Vị trí địa lí ............................................................................................... 17
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 17
3.1.3 Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 18
3.2 THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................. 20
3.2.1 Lƣợng khách và doanh thu du lịch Cần Thơ .......................................... 20
v



3.2.2 Những điểm đến thu hút khách du lịch tại Thành phố Cần Thơ ............ 22
3.3 DỊCH VỤ KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH ...................................................... 25
3.3.1 Dịch vụ khách sạn ................................................................................... 25
3.3.2 Dịch vụ lữ hành ....................................................................................... 26
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................................................ 26
3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................. 26
3.4.2 Khó khăn ................................................................................................. 27
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CỦA PHỐ ĐI BỘ TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CẦN THƠ ...............................................................28
4.1 SƠ LƢỢC THÔNG TIN VỀ MẪU ........................................................... 28
4.1.1 Cơ cấu mẫu ............................................................................................. 28
4.1.2 Thông tin cá nhân ................................................................................... 28
4.1.3 Nhận xét về mẫu ..................................................................................... 30
4.2 PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CỦA PHỐ ĐI BỘ......................................... 31
4.2.1 Thông tin về chuyến đi của du khách đến Cần Thơ ............................... 31
4.2.2 Ý tƣởng xây dựng phố đi bộ tại Trung tâm Thành phố Cần Thơ ........... 35
4.2.3 Cảm nhận của du khách về con phố đi bộ tại Cần Thơ .......................... 36
4.2.4 Phân tích tầm quan trọng của các yếu tố về phố đi bộ tại Cần Thơ ....... 37
4.2.5 Nhu cầu của du khách về phố đi bộ tại Cần Thơ .................................... 41
4.2.6 Dự án phố đi bộ tại Cần Thơ .................................................................. 44
4.2.7 Tóm tắt phần tiềm năng của phố đi bộ ................................................... 45
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH ĐẾN PHỐ ĐI BỘ ...................47
5.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP ......................................................... 47
5.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO PHỐ ĐI BỘ .................................................. 48
5.2.1 Tổ chức phố đi bộ ................................................................................... 48
5.2.2 Các hoạt động trên phố đi bộ .................................................................. 48
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................50

6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 50
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 50
vi


6.2.1 Kiến nghị với Tổng cục du lịch .............................................................. 50
6.2.2 Kiến nghị với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Cần Thơ ........................ 51
6.2.3 Kiến nghị với ngƣời làm du lịch ............................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................53

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Lƣợng khách đến Cần Thơ năm 2012 - 2013 .......................................15
Bảng 3.1: Lƣợt khách du lịch đến Cần Thơ từ năm 2011 đến 2013 ...................20
Bảng 3.2: Số lƣợng khách sạn tại Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 đến 2013 25
Bảng 4.1: Phần trăm nhóm tuổi và giới tính của khách nội địa và quốc tế .......28
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của du khách ................................................................29
Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm nghề nghiệp của du khách ...........................................30
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa loại khách và phƣơng tiện đi du lịch .....................33
Bảng 4.5: Loại khách và việc đã từng đến phố đi bộ .............................................36
Bảng 4.6: Mức độ quan trọng của các yếu tố về phố đi bộ ..................................38
Bảng 4.7: Các hoạt động về đêm du khách thích nhất tại Cần Thơ ....................43

viii


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 3.1: Biểu đồ lƣợng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 –
2013…………………………………………………………………...…..……21
Hình 3.2: Doanh thu ngành du lịch Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013…...22
Hình 4.1: Mục đích đến Cần Thơ của du khách…………………………...….31
Hình 4.2: Hình thức đi du lịch đến Cần Thơ của du khách…………………..32
Hình 4.3: Dịp đến Cần Thơ của du khách.…………………………………..…....34
Hình 4.4: Phố đi bộ tại Hà Nội – Khu vực phố cổ (phố Tạ Hiện)…… …....….35
Hình 4.5: Sân khấu chầu văn – hầu đồng, Phố đi bộ Hà Nội…………….…....44

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, du lịch là một trong những ngành mang lợi nguồn thu lớn cho
các nƣớc trên thế giới và cả Việt Nam. Năm 2013, du lịch Việt Nam đón
7.572.352 lƣợt khách quốc tế (tăng 10,6% so với năm 2012), lƣợng khách nội
địa ƣớc đạt 35 triệu lƣợt (tăng 7,7 % so với năm 2012), tổng thu từ khách du
lịch ƣớc đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012 [5]. Vì thế, việc đầu
tƣ thúc đẩy phát triển du lịch là một trong những công việc mà nhiều nƣớc trên
thế giới đang làm. Theo Tạp chí U.S. News & World Report nổi tiếng của Mỹ
vừa đăng bài của chuyên gia Kathleen Peddicord đánh giá Việt Nam là một
trong 18 thiên đƣờng nghỉ hƣu trên thế giới. Theo bài báo, Việt Nam đang nổi
lên là một nơi thú vị cho những ngƣời đã nghỉ hƣu với chi phí sinh hoạt khá
thấp, cuộc sống yên bình, ngƣời dân thân thiện, thắng cảnh trải dài khắp mọi
miền đất nƣớc. Tại các vùng du lịch tại Việt Nam đã chú trọng đầu tƣ các
điểm du lịch để thu hút khách, nhiều dự án về du lịch đƣợc tiến hành và Cần
Thơ – Trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đã và đang

đẩy mạnh phát triển về du lịch. Điển hình các điểm du lịch ở Cần Thơ ngày
càng đƣợc du khách chú ý nhƣ: Khu du lịch Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng,
vƣờn cò Bằng Lăng,…
Tại ĐBSCL, Cần Thơ là thành phố duy nhất trực thuộc Trung ƣơng vì
thế việc đầu tƣ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất là không thể thiếu. Đó cũng
chính là điều kiện giúp Cần Thơ phát triển về du lịch. Theo Văn phòng Hiệp
hội Du lịch ĐBSCL, năm 2013 du lịch Cần Thơ đón 1.251.625 lƣợt khách
tăng 7% so với năm 2012, đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch Cần Thơ.
Tuy nhiên, tài nguyên về du lịch tại Cần Thơ còn rất hạn chế, chƣa có danh
lam thắng cảnh nổi tiếng, thiếu các hoạt động về đêm. Vì thế, việc phát triển
du lịch tại nơi đây cũng rất khó khăn trong việc thu hút khách. Chúng ta cần
tạo ra nhiều sân chơi cho du khách ngoài việc thƣởng lãm cảnh sông nƣớc
miệt vƣờn, du khách có thể tham quan cảnh thành phố về đêm. Bên cạnh đó,
lƣợng xe máy tại thành phố Cần Thơ ngày càng tăng vì thế cản trở đến việc
tham quan của du khách trên những tuyến đƣờng chính. Việc tạo dựng một
không gian đi bộ thoải mái, an toàn, góp phần bảo vệ môi trƣờng,… có thể sẽ
làm du khách thích thú hơn tại một thành phố nhộn nhịp hay không? và con
phố đi bộ đó sẽ tạo lực hút nhƣ thế nào cho du khách sẽ là một vấn đề mà
ngành du lịch Cần Thơ cần quan tâm.

1


Vì thế, việc thực hiện đề tài “Phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong
việc phát triển du lịch tại Thành phố Cần Thơ” nhằm tìm hiểu nhu cầu của
du khách về con phố đi bộ trong tƣơng lai và tiềm năng của nó trong việc phát
triển du lịch Cần Thơ. Từ đó, đề xuất các giải pháp để thu hút khách đến phố
đi bộ cũng nhƣ đến Cần Thơ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại Thành
phố Cần Thơ. Từ đó, đƣa các các giải pháp thu hút khách đến phố đi bộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng du lịch của Thành phố Cần Thơ
- Phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch.
- Đề xuất các giải pháp thu hút khách du lịch đến phố đi bộ cũng nhƣ đến
Thành phố Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong phạm vi quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9/2014 đến tháng 12 năm 2014
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ ngày 15/10/2014 đến ngày
20/11/2014
Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Từ năm 2011 đến năm 2013
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại Thành phố Cần
Thơ.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4.1 Lƣợc khảo tài liệu
Tác giả Nguyễn Tri Nam Khang (2012), “Giải pháp phát triển làng nghề
truyền thống kết hợp du lịch tại tỉnh Hậu Giang”: Đề tài áp dụng phƣơng pháp
thống kê nhƣ tần số, so sánh, phân tích phân biệt, phân tích hồi quy tuyến tính,
tham khảo ý kiến chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, du lịch làng nghề
ở Hậu Giang là hấp dẫn chiếm tỷ trọng 67,4% và 70% du khách có ý định đến

2


tham quan, vui chơi tại các điểm làng nghề của Hậu Giang. Đây là biểu hiện

cho thấy, việc phát triển các làng nghề truyền thống bên cạnh tạo ra thu nhập
cho ngƣời dân địa phƣơng mà nó còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Những làng nghề giúp du khách có thể tìm hiểu về công đoạn sản xuất sản
phẩm, tham gia sản xuất, những câu chuyện về nghề giúp họ thích thú hơn khi
tham gia các chuyến du lịch. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống còn gặp
phải một số khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu, tạo sự khác biệt cho
sản phẩm, tìm kiếm đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết phát triển du
lịch. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần phát triển cho du lịch Hậu Giang [12].
Tác giả Trần Thái Nghiêm (2009), “Thực trạng và giải pháp phát triển
loại hình du lịch sinh thái vườn trên địa bàn huyện Phong Điền, Thành phố
Cần Thơ”: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp với số liệu thứ
cấp để đánh giá thực trạng loại hình du lịch sinh thái vƣờn; phƣơng pháp phân
tích nhân tố, phân tích bảng chéo, phƣơng pháp xếp hạn, mô hình hồi qui
tƣơng quan để phân tích các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn nhu cầu và sự
thỏa mãn các dịch vụ của khách du lịch. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng
phƣơng pháp so sánh lợi ích – chi phí để biết đƣợc cảm nhận của du khách về
giá cả thực tế của một loại hàng hóa so với cảm nhận của du khách có đạt
đƣợc sự thỏa mãn hay không. Phƣơng pháp phân tích bảng chéo còn đƣợc tác
giả sử dụng để xem xét nhận xét của du khách đối với điểm du lịch, thăm dò
một số nhu cầu của du khách khi tham gia loại hình du lịch sinh thái vƣờn và
khả năng quay trở lại của họ. Từ phân tích trên kết hợp ma trận SWOT, tác giả
đƣa ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, hình ảnh điểm đến, thỏa
mãn nhu cầu của du khách,… giúp phát triển du lịch sinh thái vƣờn [16].
Tác giả Geoff Riddington, Tony Harrison, eds. 2008. “The economic
impacts of the wind farms on Scottish tourism”. Đề tài dựa vào các yếu tố nhƣ:
số lƣợng du khách tiềm năng sẽ bị tác động bởi các trang trại gió; phản ứng
của các du khách bị tác động bởi cối xoay gió; tác động về kinh tế của những
phản ứng này,… để phân tích tác động về kinh tế của các trang trại gió đến du
lịch của Scottland. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: thống kê mô tả, điều
tra mức sẵn lòng chi của du khách, khảo sát thực địa,… Thông qua việc phân

tích cho thấy, du khách cảm thấy tích cực với các trang trại gió, tuy nhiên vẫn
có khá nhiều du khách cảm thấy với tiêu cực các cối xoay gió (trang trại gió).
Bên cạnh đó, sự sẵn sàng chi trả cao hơn tại những điểm đến ít sự hiện diện
của cối xoay gió hoặc cách xa khu vực du khách sinh hoạt. Vì thế, việc mở
rộng các trang trại cối xoay gió các cơ quan cần xem xét lại nhiều yếu tố.
Trong đó, phản ứng của du khách là rất quan trọng bởi các vùng đƣợc nghiên
cứu luôn có sự đóng góp của ngành du lịch [19].
3


Theo tác giả Donald Getz, Graham Brown. “Critical success factors for
wine tourism regions: a demand analysis”. Đề tài đƣa các các yếu tố giúp thu
hút du khách đến du lịch tại những vùng sản xuất rƣợu vang và phân tích nhu
cầu của họ. Bài phân tích cho thấy, phần lớn những ngƣời muốn đến tham
quan các nhà máy sản xuất rƣợu là những du khách đã từng sử dụng rƣợu
vang. Họ có nhu cầu tham quan nhà máy, quy trình sản xuất, tìm hiểu các
thông tin về rƣợu,…Dựa vào phƣơng pháp phân tích nhân tố, tác giả đã đƣa ra
5 nhóm nhân tố chính tác động đến sự phát triển du lịch tại những vùng sản
xuất rƣợu: (1) Các yếu tố cốt lõi của sản phẩm rƣợu; (2) Yếu tố cốt lõi của
điểm đến hấp dẫn; (3) Yếu tố về sản phẩm văn hóa; (4) Các yếu tố về sự đa
dạng; (5) Nhóm yếu tố về định hƣớng du lịch. Thông việc khảo sát trực tiếp du
khách và phân tích, cho thấy nhóm nhân tố thứ (1) là quan trọng nhất. Từ đây,
có thể thấy để thu hút đƣợc du khách đến các vùng sản xuất rƣợu thì ngoài
tham quan nhà máy sản xuất với sự hiểu biết của nhân viên về các loại rƣợu,
sự thân thiện của họ, sự đa dạng các loại rƣợu chúng ta cần tạo ra nhiều các
hoạt động vui chơi, thƣởng ngoạn, các lễ hội, các chiến lƣợc quảng bá … để
thu hút du khách [20].
Theo tác giả Parisa Sedaghati, eds. Factor analysis procedures affecting
the development of sports tourism with emphasis on the industrial orientation.
Đề tài tập trung phỏng vấn 65 chuyên gia để tìm ra các yếu tố tác động đến

việc đi du lịch đến các điểm có sự kiện thể thao của du khách. Đề tài sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố. Qua kết quả phân tích, cho
thấy có 3 nhóm nhân tố chính tác động: (1) Các dịch vụ bổ trợ; (2) Gia đình và
sự vui vẻ; (3) Các yếu tố về văn hóa, xã hội. Khi khách du lịch đến những nơi
có các sự kiện thể thao thì các cơ quan tổ chức cần đảm bảo về chỗ ở, có các
hoạt động về đêm, hoạt động tham quan, giao lƣu với vận động viên,… để thu
hút du khách. Bên cạnh đó, cần kiểm soát giả cả của các dịch vụ tại sự kiện thể
thao [21].
1.4.2 Tóm tắt
Qua các lƣợc khảo tài liệu trên, đề tài đã chọn lọc đƣợc các yếu tố phù
hợp với nghiên cứu của mình dựa vào: các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định
tham quan nhà máy sản xuất rƣợu vang, sự ảnh hƣởng của trang trại gió đến
việc tham quan của du khách, các yếu tố tác động đến việc đi du lịch của du
khách đến các điểm có sự kiện thể thao,....Dựa vào các nhóm yếu tố trong các
tài liệu trên, đề tài đã hình thành đƣợc các yếu tố để tạo nên một con phố đi bộ
và tiềm năng của nó trong việc phát triển du lịch, sử dụng thang đo Likert 5
mức độ để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố. Bên cạnh đó, đề tài
cũng sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, khảo sát thực địa, lấy ý kiến
4


chuyên gia, mức sẵn lòng chi trả để phân tích nghiên cứu của mình. Từ kết quả
thống kê kết hợp với thực trạng du lịch tại Cần Thơ, đề tài đề ra các giải pháp
góp phần phát triển du lịch tại Thành phố Cần Thơ.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHỐ ĐI BỘ
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch
Du lịch là một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất trên
thế giới. Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự
tăng trƣởng liên tục nhƣng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lƣợng khách du lịch
quốc tế đạt 940 triệu lƣợt (năm 2010), 983 triệu lƣợt (năm 2011) và chạm mốc
1 tỷ lƣợt (năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trƣờng
thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lƣợt), tiếp theo là châu Á
và Thái Bình Dƣơng (217 triệu lƣợt). Tổng thu du lịch quốc tế ƣớc đạt 928 tỷ
USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Việt Nam hiện nằm trong top
5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du
lịch thế giới [18].
Có thể nói du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, sự phát triển của du lịch
kéo theo nhiều sự phát triển từ những ngành khác nhƣ: giao thông vận tải,
công – nông nghiệp, ngân hàng,… Bên cạnh đó, du lịch còn mang lại số lƣợng
việc làm rất lớn cho ngƣời dân.
Tuy nhiên, việc thấu hiểu khái niệm chung nhất về du lịch vẫn là một vấn
đề đang đƣợc bàn cãi. Có rất nhiều các khái niệm về du lịch tùy vào góc độ
của mỗi ngƣời, mỗi tổ chức:
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con
ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Nếu xem xét du lịch là một hiện tƣợng xã hội, hiện tƣợng của nhân văn
làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con ngƣời, Tổ chức du lịch thế
giới (World Tourism Orannization – WTO) đã đƣa ra định nghĩa: “Du lịch bao
gồm những hoạt động của những ngƣời đi đến một nơi khác ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui
chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động
kiếm tiền ở nơi mà họ đến”.
Tóm lại, có thể hiểu đơn giản du lịch là sự di chuyển của con ngƣời ra

ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải
trí, tham quan,… không vì mục đích kiếm tiền tại nơi họ đến.

6


2.1.2 Các điều kiện để phát triển du lịch
2.1.2.1 Yếu tố cá nhân
* Thời gian rỗi
Thời gian rỗi có thể nói là yếu tố chủ chốt khi quyết định đi du lịch. Nếu
chúng ta muốn đi đến một vùng đất nào đó để tham quan cho dù yếu tố về tài
chính đã đảm bảo nhƣng không có thời gian nghỉ phép nhiều chắc chắn
chuyến du lịch đó cũng rất khó để thực hiện.
“Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các
hoạt động nhằm hồi phục và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con
người. Trong các tài liệu địa lí và kinh tế xã hội người ta coi phần thời gian
trên là thời gian nghỉ ngơi.”[8]
Một số quốc gia thực hiện chính sách làm việc 5 ngày/tuần tạo điều kiện
cho nhân viên đƣợc nghỉ ngơi, tạo tinh thần thoải mái cho những ngày làm
việc tiếp theo. Khi điều kiện sống của con ngƣời đƣợc nâng cao thêm vào đó
có nhiều thời gian rỗi thì khả năng họ sẽ thực hiện chuyến đi du lịch là rất lớn
để giải trí, tham quan, tìm hiểu văn hóa, thăm ngƣời thân, chữa bệnh,…
* Điều kiện sống
Ngày nay, khi nhu cầu cơ bản của của ngƣời đã đƣợc đáp ứng, đời sống
vật chất, tinh thần đƣợc nâng cao thì các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt
động tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, con ngƣời,..ngày càng đƣợc nâng cao. Vì
vậy, để có thể trải nghiệm không gian mới, khám phá các giá trị đặc sắc của
văn hóa, mở rộng tầm nhìn,… thì du lịch chính là một trong những cách tốt
nhất giúp chúng ta đạt đƣợc điều đó.
* Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là thƣớc đo để đánh giá sự phát triển du lịch của một
quốc gia. Ở những nƣớc phát triển du lịch là nhu cầu của cuộc sống, là tiêu
chuẩn để đánh giá cuộc sống. Thông thƣờng những ngƣời đi du lịch nƣớc
ngoài là những ngƣời có trình độ văn hóa nhất định. Bởi lẽ, họ có khả năng
thích nghi cao với ngôn ngữ, văn hóa và sự hiểu biết về những danh lam thắng
cảnh của quốc gia họ đến.
Ngoài ra, một cá thể kinh doanh du lịch nếu họ đƣợc tập huấn, đƣợc học
tập đầy đủ, tham gia các lớp học về kĩ năng du lịch chắc chắn sẽ họ sẽ hiểu
một phần nào đó nhu cầu của du khách, có cách ứng xử văn hóa, nắm bắt đƣợc
xu hƣớng đi du lịch của du khách thì họ có thể tạo ra một sản phẩm du lịch có
giá trị. Các hội nghị và hội thảo về du lịch đƣợc tổ chức tạo điều kiện cho

7


ngƣời dân có cơ hội học tập nâng cao trình độ, nhận thức của mình về tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng trong du lịch.
2.1.2.1 Yếu tố khác
* Giao thông vận tải
Du lịch gắn liền với những chuyến hành trình dài, ngắn khác nhau. Để có
thể tạo nên sự hào hứng cho chuyến đi thì việc phát triển giao thông rất quan
trọng. Tạo sự thuận lợi trong quá trình vận chuyển hành khách, giúp họ tiết
kiệm thời gian, gia tăng chất lƣợng cho chuyến hành trình,… Trong thành tựu
phát triển vƣợt bậc của ngành du lịch luôn luôn có sự đóng góp quan trọng của
ngành giao thông vận tải. Điều này đƣợc thể hiện qua việc nâng cấp hệ thống
cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ, nhà ga, bến tàu, các tuyến bay hàng không
đƣợc tăng cƣờng, mở rộng đến nhiều thị trƣờng mới. Hệ thống mạng lƣới và
phƣơng tiện vận tải đƣờng biển, đƣờng sông không ngừng đƣợc đầu tƣ, phục
vụ tốt việc đi lại, vận chuyển của khách. Đồng thời trong sự phát triển của
ngành giao thông vận tải cũng có sự đóng góp không nhỏ của dòng khách du

lịch trong nƣớc và quốc tế.
* Chính trị
Một quốc gia làm du lịch nếu tình hình chính trị không ổn định chắc
chắn sẽ tạo tâm lí không an toàn cho du khách và họ sẽ “ngại” đến những nơi
nhƣ thế, chẳng hạn: biến cố chính trị ở Thái Lan trong năm 2007 đã làm ảnh
hƣởng rất lớn đến ngành du lịch của nƣớc này, theo thống kê trong 3 tháng
đầu năm 2007 lƣợng khách Nhật Bản đến Thái Lan giảm 10% so với cùng kì
năm trƣớc; sự kiện đánh bom khủng bố tại đảo Bali của Indonesia vào cuối
năm 2002 đã tác động làm lƣợng khách đến Bali giảm đáng kể, số liệu thống
kê cho thấy lƣợng khách du lịch đến Bali 6 tháng đầu năm 2003 giảm 41% so
với năm 2002.
* Tinh thần hiếu khách và sẵn sàng phục vụ du khách
Cách ứng xử thân tình của ngƣời dân Việt Nam là điều ấn tƣợng đối với
du khách. Du lịch cũng chính là sợi dây gắn kết ngƣời với ngƣời. Chính những
sự tiếp xúc, giao lƣu văn hóa, lễ hội,… giúp du khách có đƣợc thiện cảm với
con ngƣời Việt Nam.
Tác giả Jenny Coad, biên tập viên du lịch của tờ Daily Mail (Anh) viết
trên tờ báo này ngày 23-3: “Đất nước này đang trên đà phát triển và người
Việt Nam đang hướng về tương lai chứ không phải quá khứ. Tại bất cứ nơi
đâu, khi tôi hỏi người dân địa phương về cảm tưởng của họ với du khách Mỹ,
câu trả lời luôn là: Cũng như mọi du khách khác, họ được đón chào” [17].
8


* Thị trường du lịch trong nước và quốc tế
Năm 2013, du lịch Việt Nam đón 7.572.352 lƣợt khách quốc tế, tăng
10,6% so với năm 2012. Số lƣợng khách đi du lịch nội địa Việt Nam năm
2013 ƣớc đạt 35 triệu lƣợt ngƣời, tăng 7,7% so với năm 2012.
Tổng thu từ khách du lịch ƣớc đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm
2012. Trong số khách quốc tế, lƣợng khách đến du lịch, nghỉ dƣỡng đạt

4.640.882 lƣợt ngƣời, tăng 12,2% so với năm 2012; khách đến vì công việc
tăng 8,7%, khách thăm thân nhân tăng 9,4%, khách đến vì mục đích khác tăng
2,5% so với năm 2012 [5].
Nhìn chung, ngành du lịch nƣớc ta có tiềm năng phát triển rất lớn. Điển
hình là lƣợng khách, doanh thu tăng qua các năm, cho thấy tín hiệu đáng
mừng cho ngành du lịch nƣớc nhà. Tạo động lực phát triển các công ty du lịch,
các cơ sở kinh doanh du lịch, các khu du lịch,… góp phần làm sinh động nền
du lịch Việt Nam.
2.1.3 Phố đi bộ
2.1.3.1 Khái niệm phố đi bộ
Theo thạc sĩ Cao Anh Tuấn, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam:
“Phố đi bộ là một mô hình không gian giao tiếp công cộng đặc biệt, nó đƣợc
coi là một địa điểm đặc trƣng của đô thị. Phố đi bộ là một vấn đề rất điển hình
của văn hóa đô thị, phản ánh không chỉ đơn thuần là vấn đề quy hoạch và kiến
trúc đô thị, mà còn là những vấn đề khác liên quan đến xã hội học đô thị, đến
bảo tồn di sản văn hóa đô thị, đến phát triển thƣơng mại và du lịch. Theo các
nhà đô thị học, ý nghĩa của việc tổ chức phố đi bộ là "trả lại thành phố cho thị
dân", tạo điều kiện để ngƣời dân tiếp cận khu vực công cộng dễ dàng hơn,
tăng cƣờng sự giao tiếp bình đẳng giữa các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra nó còn
đóng vai trò hồi sinh các khu vực lịch sử và duy trì sức sống văn hóa của đô
thị. Trong đó, thuật ngữ "hồi sinh" đƣợc hiểu trong bối cảnh hiện nay là sự
khác biệt trong quan điểm: "bảo tồn di sản chỉ quan tâm đến quá khứ của quá
khứ còn hồi sinh quan tâm đến tƣơng lai của quá khứ”[2].
Phố đi bộ có thể hiểu là các con đƣờng hoặc một khu vực đƣợc dành
riêng cho ngƣời đi bộ mà tại đó hạn chế các phƣơng tiện ra vào (xe máy, xe
ôtô, xe tải,…). Trên tuyến phố đi bộ, đƣợc bày bán các sản phẩm du lịch, quà
lƣu niệm, gian hàng ăn uống, mua sắm,…phục vụ cho khách du lịch, ngƣời
dân, khách tham quan,…

9



2.1.3.2 Lí do của việc nảy sinh nhu cầu đi bộ trong không gian đô thị
Có 3 lí do:
- Do sự bùng nổ đô thị. Các đô thị ngày nay với mật độ dân cƣ, các tòa
nhà, công trình công cộng, các công ty, nhà máy,… mọc lên rất nhiều làm
giảm diện tích trống trong các khu đô thị sầm uất. Sự ô nhiễm diễn ra ngày
càng nhiều (ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, tiếng ồn,…), xe cộ trên đƣờng tắt
nghẽn là các hiện tƣợng phổ biến ở nhiều thành phố lớn. Chính vì thế, việc tạo
không gian cho ngƣời dân thoải mái đi lại là điều rất cần thiết, đó cũng chính
là cách “thƣ giản” tuyệt vời cho ngƣời dân vùng thành thị. Giúp họ nâng cao
“văn hóa đi bộ” để góp phần bảo vệ môi trƣờng.
- Do sự phát triển thƣơng mại và du lịch ở đô thị, Thƣợng Hải, Bangkok
là một ví dụ rất điển hình. Trong trƣờng hợp này, phố đi bộ có thể xem nhƣ là
một hình thức "chợ" đƣợc xử lý dƣới "lớp áo văn hóa" của mô hình phố đi bộ.
Yếu tố "đi bộ" đƣợc nói đến trong mô hình này nhƣ là một yếu tố "lối sống",
đi dạo và mua sắm thực sự đƣợc nhìn nhận là một lối sống đô thị. Đồng thời,
tạo một không gian mua sắm, ăn uống thoải mái cho du khách, họ không phải
e dè khi đi giữa đƣờng hoặc phải tránh xe cộ qua lại. Theo quan niệm này,
việc xây dựng các phố đi bộ đồng nghĩa với việc quy hoạch tập trung các khu
thƣơng mại, dịch vụ và những giải pháp đa dạng hóa hình thức kinh doanh.
- Do việc phát huy các yếu tố đặc trƣng của địa phƣơng. Ở một số đô thị,
những khu vực có ƣu thế về cảnh quan kiến trúc đẹp, hấp dẫn, giàu tính văn
hóa lịch sử địa phƣơng thƣờng đƣợc chú trọng để xây dựng thành những khu
phố đi bộ để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách. Với những khu vực có
đặc trƣng nhƣ trên, việc đi bộ để "thƣởng lãm" trở thành một yêu cầu đƣợc
giới quy hoạch đô thị lƣu tâm. Chức năng cơ bản của những phố đi bộ kiểu
này chính là chức năng văn hóa, giải quyết nhu cầu "thƣởng thức văn hóa" của
ngƣời dân, yếu tố "đi bộ" trong mô hình này là yếu tố "văn hóa đặc trƣng".
Lúc này, chức năng văn hóa của phố đi bộ đã góp phần hiện thực hóa mở rộng

khái niệm bảo tồn di sản kiến trúc - "hồi sinh không chỉ dùng với di sản vật thể
mà cả với di sản phi vật thể và các vấn đề xã hội, văn hóa". Do vậy, nếu xây
dựng phố đi bộ theo xu hƣớng này thì những hoạt động nghệ thuật, tổ chức lễ
hội và bảo tồn các di sản kiến trúc, các khu vực đặc trƣng lịch sử đô thị dƣờng
nhƣ sẽ trở thành những yếu tố tiên quyết [7].
2.1.3.3 Một số con phố đi bộ trong và ngoài nước
* Phố đi bộ trong nước
- Thủ đô Hà Nội

10


Hà Nội đã triển khai thực hiện 6 tuyến phố đi bộ: Hàng Buồm, Mã Mây,
Hàng Giầy, Lƣơng Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ. Các tuyến phố hoạt
động từ 19h – 24h vào mùa hè và từ 16h – 24h vào mùa đông trong 3 buổi tối
cuối tuần.
Việc triển khai phố đi bộ đã tạo nhiều động lực cho các hoạt động giao
lƣu văn hóa, giải trí phát triển: Sân khấu chầu văn – hầu đồng đƣợc dựng tại
ngã tƣ Lƣơng Ngọc Quyến – Mã Mây; nhóm biễu diễn đàn dây phục vụ du
khách tại ngã tƣ Tạ Hiện – Lƣơng Ngọc Quyến; dịch vụ vẽ chân dung trên phố
Hàng Buồm; thêm nhiều quán nƣớc, ăn uống chủ yếu phục vụ khách Tây, họ
có thể ngồi trên vỉa hè, thậm chí cả lòng đƣờng. Tuy nhiên, một số hàng quán
cho khách ngồi lấn lòng đƣờng quá nhiều ảnh hƣởng việc đi lại của du khách.
Khu vực Hàng Buồm tập trung nhiều di tích lịch sử nhƣ đền Bạch Mã, đền
Hƣơng Tƣợng, đình Kim Ngân, đình Đồng Lạc, nhà cổ 87 Mã Mây, tập trung
nhiều nhà hàng, khách sạn nổi tiếng. Việc hình thành phố đi bộ tại Hà Nội đã
thu hút rất nhiều ngƣời vì họ đƣợc thỏa thích vui chơi, xem chƣơng trình văn
nghệ miễn phí, tham quan, mua sắm trong không gian thoáng đãng không
khói, tiếng ồn của các phƣơng tiện giao thông.
- Phố đi bộ ở Hội An

Năm 2003, sau khi trƣng cầu ý dân về ý tƣởng hình thành phố đi bộ thì
Trung tâm Văn hóa – Thể thao Hội An đã gặp nhiều ý kiến trái chiều, do việc
không cho xe lƣu thông sẽ ảnh hƣởng rất nhiều tới sinh hoạt và thói quen của
ngƣời dân.Tuy nhiên, với quyết tâm của mình, chính quyền và các ban ngành
thì đề án phố đi bộ đã đƣợc tiến hành.
Đề àn “Phố dành cho ngƣời đi bộ và xe thô sơ” đã đƣợc Thị xã Hội An
đƣa vào thử nghiệm từ ngày 24.7.2004 tại đƣờng Bạch Đằng, tuy nhiên ý
tƣởng về khu phố không có tiếng ồn động cơ đã đƣợc hình thành từ nhiều năm
trƣớc. Từ năm 2012, từ thứ 2 đến thứ 7 (buổi sáng từ 8h – 11h, buổi chiều từ
14h – 16h30, buổi tối từ 18h30 – 21h30) các tuyến phố đi bộ bắt đầu hoạt
động.
Năm 2013 Phố cổ Hội An đƣợc Wanderlust – tạp chí du lịch nổi tiếng
của Anh bình chọn là thành phố yêu thích hàng đầu thế giới. Toàn bộ khu phố
cổ sẽ phục vụ cho du khách tham quan mua sắm với không gian tĩnh lặng, nhẹ
nhàng bởi đƣợc thắp sáng bằng các đèn lồng và không có tiếng ồn động cơ.
Kết hợp phong cảnh đẹp, công trình cổ, các lễ hội, sự trong sạch, hƣớng tới
bảo tồn các công trình văn hóa, đền, hội quán, chùa và bảo vệ môi trƣờng Hội
An đã thu hút một lƣợng khách du lịch rất lớn (1.610.000 lƣợt khách năm
2013). Điều đặc biệt trên các tuyến phố đi bộ này chính là các ngôi nhà cổ,
11


chùa, miếu cổ và nổi tiếng với Chùa Cầu tạo cho du khách cảm giác đang
đƣợc “sống chậm” trong thế kỉ 20 [7].
* Phố đi bộ ở nước ngoài
- Third Street, Mỹ - nơi ban nhạc Linkin Park ra đời trên đường phố
Dừng chân tại nƣớc Mỹ, thành phố Los Angeles. Nơi đây tọa lạc một
khu phố đi bộ nổi tiếng có cái tên khá “phố thứ ba” (Third Street). Nằm ở khu
vực Santa Monica, gồm ba khu nhà ở khoảng giữa đại lộ Broadway và đại lộ
Wilshire, gần kinh đô điện ảnh Hollywood.

Bên cạnh việc sở hữu những đặc điểm vốn có của một phố đi bộ kiểu
mẫu: sạch sẽ, không khí trong lành,… khu phố này là nơi quy tụ nhiều bảo
tàng nhỏ, các nhà hát, nhà hàng cùng một khu chợ nhỏ chuyên bán hàng hóa
phƣơng Đông nên rất hút khách du lịch. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn nghệ
thuật trên đƣờng phố đã tạo nên thƣơng hiệu cho nơi đây. Không chỉ có các
ban nhạc nghiệp dƣ phục vụ du khách, ít ai biết rằng, có những ban nhạc nổi
tiếng đã từng đi lên từ sân khấu vỉa hè nhƣ thế này: tiêu biểu nhất là ban nhạc
rock Linkin Park. Đáng chú ý là ai muốn trình diễn ở “phố thứ ba” đều phải có
giấy biểu diễn do chính quyền thành phố cấp sau khi đóng 37 USD/năm
(khoảng 770.000 VNĐ). Mỗi nhóm nhạc khi hát cũng phải cách nhau tối thiểu
150m để đảm bảo không gây ra trở ngại cho ngƣời đi bộ.
- Rue du Chene và Rue de l'Étuve, Bỉ - phố rất nhỏ nhưng người rất
đông
Đến Thủ đô của Bỉ là Bruxelle, bạn có thể tận hƣởng những giờ phút thƣ
giãn thú vị khi thả bộ đằng sau quảng trƣờng lớn. Đây là khu vực đi bộ có kiến
trúc cổ khá lạ, gồm mấy đoạn phố liền nhau là Rue du Chene và Rue de
l'Étuve, phố rất nhỏ nhƣng ngƣời rất đông.
Các hàng quán ở đây sử dụng dù che màu trắng, bàn ghế đƣợc bày biện
ngoài trời, phục vụ thực khách những món nƣớng với rƣợu vang trắng. Ngay
cả trong mùa đông, rất nhiều du khách đến đây, cùng ngồi thƣởng thức những
món ăn nóng giữa tiết trời se se của châu Âu và ngắm tuyết rơi. Những tiệm
bán chocolate Bỉ nổi tiếng, bánh Waffle đặc sản quốc gia, chụp ảnh cùng
tƣợng chú bé Manneken Pis vang danh khắp châu Âu khi dạo bƣớc trên con
đƣờng, tận hƣởng những bản nhạc du dƣơng đƣợc chơi bởi các nghệ sĩ guitar
và accordion đƣờng phố.
- Khu đi bộ Huchette, Pháp - nhộn nhịp và đầy màu sắc
Kinh đô ánh sáng hoa lệ Paris - nơi nhiều năm liền dẫn đầu thế giới về
lƣợng du khách cũng là nơi chính quyền dành nhiều không gian cho ngƣời đi
12



bộ nhất. Cách đây khoảng 2 thế kỷ, trong kế hoạch cải tạo lại Thủ đô Paris,
Nam tƣớc Haussman đã cho quy hoạch một đại lộ Bắc - Nam nằm tả ngạn của
dòng sông Seine. Rất gần với bờ tả của sông Seine khúc chảy qua quận 5, nơi
khởi đầu của đại lộ Saint Michel, là quảng trƣờng Saint Michel danh tiếng với
các bức tƣợng thánh tinh xảo và vòi phun nƣớc đẹp mắt, luôn tấp nập, nhộn
nhịp khách du lịch từ năm châu. Và ngƣời ta đã khôn ngoan hình thành ở ngay
đây một khu phố dành riêng cho ngƣời đi bộ mang tên là phố Huchette. Khu đi
bộ Huchette dài 1.380m, rộng khoảng 30m, trải dọc hai bên đại lộ Saint
Michel.
Tại đây, những quán cà phê lãng mạn với tầm nhìn tuyệt vời ra sông
Seine, quán bar, cửa hàng sách, quần áo không lúc nào vãn khách. Khu phố
này tƣơng đối rộng và đặc biệt tràn đầy mùi thơm của các quầy hoa tƣơi,
những bản nhạc đƣờng phố, ổ bánh mì vòng tẩm mè thơm phức…
Chúng đƣợc chọn làm phố đi bộ bởi cảnh quan đẹp mắt, hấp dẫn, mang
và truyền tải đƣợc những nét độc đáo của từng quốc gia, từng thành phố sở
hữu chúng. Thiết lập khu phố du lịch phù hợp cũng là một bƣớc gìn giữ bản
sắc nền văn hóa truyền thống, quảng bá du lịch địa phƣơng. Mặt khác, đây
cũng là cách để phát triển, xây dựng đô thị của tƣơng lai, hài hòa vẻ đẹp công
nghiệp với bảo vệ môi trƣờng xanh. Ý nghĩa của nó thật to lớn: đó chính là nụ
cƣời khiến cho gƣơng mặt đô thị giãn ra sau những lo toan chật chội và căng
thẳng [14] .
2.1.3.4 Các yếu tố cấu thành nên phố đi bộ
Từ những thông tin trên cho thấy, phố đi bộ sẽ đƣợc tạo dựng tại những
nơi có:
- Mật độ dân cƣ đông đúc, ở các con phố của thành phố lớn.
- Gắn liền với một địa điểm nổi tiếng trong thành phố.
- Nơi mua bán tấp nập
- Tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, quán bar.
- Phong cảnh đẹp hoặc có nhiều các di tích lịch sử, bảo tàng, chùa chiền,

các công trình kiến trúc độc đáo.
- Tập trung nhiều khách du lịch.
- Trên con phố có các hoạt động văn nghệ giao lƣu văn hóa.
- Mật độ các hàng, quán trên con phố phải cao và bán những sản phẩm
thể hiện sự đặc trƣng cho địa phƣơng.

13


2.1.3.5 Thuận lợi và khó khăn của phố đi bộ
* Thuận lợi
Việc tạo dựng đƣợc tuyến phố đi bộ cho du khách và ngƣời dân địa
phƣơng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch:
- Đảm bảo sự an toàn cho ngƣời dân khi qua lại mua sắm trên tuyến phố
này. Họ thoải mái đi dạo, ngắm cảnh, ăn uống, trò chuyện,… mà không cần
phải tránh các phƣơng tiện cơ giới qua lại.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, khuyến khích ngƣời dân phát huy “văn
hóa đi bộ” của ngƣời dân đô thị, tiết kiệm chi phí đi lại. Việc thay thế các
phƣơng tiện cơ giới (xe máy, taxi, ôtô, xe tải,…) bằng việc đi bộ, đi xe đạp sẽ
giúp tuyến phố trở nên “sạch” hơn do ít khói bụi từ xe cộ, tiếng ồn. Các
phƣơng tiện sẽ đƣợc lƣu giữ tại các bãi giữ xe, sau đó họ đi bộ, thuê xe đạp
vào tuyến phố vì thế sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí đi lại trong quá trình tham quan,
mua sắm.
- Giúp thu hút khách du lịch. Việc đi bộ đã dần dần trở thành văn hóa của
ngƣời dân sống tại các khu đô thị lớn. Đi bộ giúp tiết kiệm chi phí, tăng cƣờng
sức khỏe, thoải mái đi lại (không bị ràng buộc việc bảo quản xe trong lúc mua
sắm, ăn uống). Việc đi bộ sẽ tạo không gian thoáng đãng, yên tĩnh cho du
khách, giúp họ có sự an toàn, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm. Vì
thế, phố đi bộ sẽ trở thành nơi thu hút nhiều khách du lịch.
- Phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo ra thu nhập cho ngƣời dân.

Các khu phố đi bộ thƣờng tập trung đông đúc khách du lịch và ngƣời dân, đây
cũng là động lực để nhiều cá nhân, tổ chức hình thành nhu cầu kinh doanh trên
tuyến phố này. Bên cạnh đó, việc tập trung dân cƣ đông trên khu vực chúng ta
có thể dễ dàng tổ chức các hoạt động văn hóa (lễ hội, giao lƣu văn hóa, tuyên
truyền các chính sách,…) giúp cho ngƣời dân nâng cao ý thức của mình về các
giá trị văn hóa của nƣớc nhà.
* Khó khăn
- Đầu tiên, vấn đề về tổ chức giao thông. Theo ông Trƣơng Minh Tiến,
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: “Đã gọi là
phố đi bộ thì phải cấm xe. Tôi đƣợc biết, đề án của thành phố Hà Nội và Bộ
Giao thông Vận tải tiến tới sẽ cấm đi xe trên một số tuyến phố, đặc biệt trong
khu phố cổ. Đƣơng nhiên là có khó khăn trong thời gian đầu, nhƣng không
cho xe máy đi thì nhà nƣớc phải tổ chức giao thông công cộng, nhƣ tổ chức
một loạt xe điện không chỉ chở khách mà còn chở hàng hóa. Hàng ngày ngƣời
dân vẫn có nhu cầu sinh hoạt, buôn bán...”[13].
14


×