Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng phát triển các khu di tích lịch sử trong việc phát triển du lịch ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.82 KB, 31 trang )

§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
LỜI MỞ ĐẦU
Hà Nội _thủ đô ngàn năm văn hiến, đã trải qua ngàn năn lịch sử chống
giặc ngoại xâm dể giữ nền độc lập cho nước nhà và giữ gìn bản sắc văn hóa
của dân tộc, ngàn năm cũ đã qua và ngàn năm mới đang tới. Ngàn năm đã qua
còn ghi lại biết bao công sức của ông cha ta, bao mồ hôi xương máu đã đổ
xuống nơi đây để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và đã để lại những di
sản vô giá mà hôm nay chúng ta được thừa hưởng. Ngàn năm mới đang tới
với những hình ảnh rực rỡ nhất về đất nước và con người ngày mai, nhưng
cũng đồng thời đối mặt với những gian nan thử thách mà chúng ta hôm nay và
con cháu mai sau phải khắc phục và phát huy. Đó là vấn đề khôi phục giữ gìn
và phát triển các di sản văn hoá, một yêu cầu cấp thiết đối với Hà Nội hiện
nay. Đặc biệt khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
và du lịch đang và sẽ trở thành nền kinh tế mũi nhọn của đất nước, vì vậy
nhiệm vụ của Hà Nội hiện nay là phải bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử
tức là di sản văn hoá phi vật thể kết hợp với việc phát triển du lịch văn hoá để
đưa du lịch thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Dưới đây là nội dung của việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử
đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay. Đề án gồm ba chương:
-Chương 1: Lý luận chung về việc bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch
sử.
-Chương 2: Thực trạng phát triển các khu di tích lịch sử trong việc phát triển
du lịch ở Hà Nội.
-Chương 3: Những giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát triển các khu di
tích lịch sử đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn THS. Lê Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt đề án này.
NguyÔn V¨n TrÝ 1 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒCÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI


VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI
.1.1.Tất yếu của việc bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử :
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội:
Với lịch sử ra đời và phát triển hàng ngàn năm chống thù trong giặc
ngoài, từ thời các vua hùng dựng nước đến các triều đại vua quan phong kiến,
đến nay mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn liền với những biến động lớn. Cùng
với các biến động đó đã tác động sâu sắc đến sự hình thành của các di tích
lịch sử gắn liền với các vị anh hùng dân tộc từ thời Lý-Trần dân tộc ta đã
nhiều lần chống lại và đánh thắng các đạo quân xâm lược kéo đến từ phía
Nam ( quân Chăm Pa, quân Giava ) và nhất là từ phía Bắc ( quân Tống,
Nguyên- Mông ) tiếp tục đến thời Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn tiếp tục đến thời
Pháp thuộc, thời kỳ chống Pháp chống Mỹ. Tới nay đất nước được giải phóng
bên cạnh việc phục hồi và xây dựng kinh tế nhân dân ta cần phải ra sức phục
hồi những di tích lịch sử và bên cạnh đó cần phải tiếp tục sáng tạo những giá
trị lịch sử mới.
1.1.2. Tất yếu của việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử:
Thủ đô Hà Nội với vai trò là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,
khoa học-công nghệ và giao lưu của cả nước, được xem là hạt nhân của vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của
đất nước.
Bên cạnh đó với bề dày lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm,
với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, quy tụ nhiều danh
NguyÔn V¨n TrÝ 2 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
lam thắng cảnh nổi tiếng, gìn giữ được trong mình những di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể có giá trị kể từ các công trình kiến trúc nổi tiếng như khu
phố cổ 36 phố phường, phố cũ mang dáng kiến trúc châu âu thế kỷ 19, các di
tích lịch sử có mật độ cao nhất cả nước và nổi tiếng là văn miếu quốc tử giám
– trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập từ thế kỷ 11, các đền
thờ đền chùa các bảo tàng, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các lễ hội

truyền thống tôn vinh các nhân vật và địa danh lịch sử, các làng nghề văn hoá
ẩm thực, tập quán sinh hoạt đến truyền thống nhân hậu, cởi mở và mến khách
của người dân. Hà Nội từ nhiều năm nay đã trở thành một trong những điểm
đến du lịch hấp dẫn đối với du khách bốn phương, được UNESCO công nhận
là thành phố vì hoà bình của thế giới và được tạp chí “ travel and leisure” một
tạp chí có uy tín của hoa kỳ chuyên phân tích chất lượng du lịch đánh giá là
thành phố du lịch tốt thứ 2 châu á và thứ 13 trên thế giới.
Với nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của thủ đô Hà Nội, đai hội
đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 13 cũng đã định hướng mục tiêu phát triển
ngành du lịch là:”Nâng cao chất lượng và phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch
trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủ đô. Phát triển du lịch văn
hoá -sinh thái, du lịch truyền thống, lễ hội, du lịch kinh doanh... kết hợp tốt
giữa du lịch văn hoá với tôn tạo các di tích danh lam thắng cảnh, giữa phát
triển các sản phẩm du lịch với quảng bá truyền thống lịch sử, văn hoá thăng
long – Hà Nội. Phối hợp với các địa phương khác để xây dựng cơ sở vật chất
phục vụ cho các chương trình phát triển du lịch đa dạng. Tổng doanh thu du
lịch tăng bình quân 10%/ năm “ điều này cũng phù hợp với nhiệm vụ phải
chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Hà Nội theo hướng dịch vụ- công
nghiệp- nông nghiệp, trong đó ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch dịch vụ phaỉ
được phát triển mạnh cả chất và lượng
Đối với Đảng và Nhà Nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm
bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào
việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam XHCN, xây dựng và phát triển nền
NguyÔn V¨n TrÝ 3 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.từ sau cách mạng
tháng 8 thành công đến nay Nhà Nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
liên quan đến các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá tạo điều
kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển di tích lịch sử đối với việc phát
triển du lịch ở Hà Nội. Hiến pháp năm 1992 đã quy định trách nhiệm của nhà

nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ giữ gìn và phát huy di sản văn hoá
dân tộc. Pháp lệnh: “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam
thắng cảnh “ ban hành năm 1984, cùng nhiều văn bản pháp luật khác là cơ sở
pháp lý quan trọng cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hoá dân tộc.
1.2. Điều kiện để bảo tồn các khu di tích lịch sử trong phát triển du lịch Hà
Nội
1.21.Điều kiện khách quan
Là trung tâm chính trị văn hoá kinh tế khoa học kỹ thuật của đất nước,
thủ đô Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng là thành phố cổ kinh, xinh đẹp trong khu
vực. Nằm ở trung tâm châu thổ sông hồng Hà Nội có một hệ sinh thái phong
phú bao gồm cây xanh hồ nước với những điểm di tích và danh thắng đã trở
nên quen thuộc cùng với những khu phố cổ tồn tại hơn 100 năm nay. Hà Nội
có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, là
đầu mối giao thông của cả nước, là trung tâm của các tuyến đường bộ đường
sắt đường không và đường thủy, cùng hệ thống truyền thông hiện đại. Về mặt
kinh tế thành phố là một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng-
Quảng Ninh, khu vực đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Với những lợi thế trên đây Hà Nội có đủ điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc
độ phát triển du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả
nước đồng thời hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch khu vực và thế giới
để đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.
NguyÔn V¨n TrÝ 4 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
1.2.2 Điều kiện chủ quan
Như ta đã biết di sản văn hoá là tải sản vô cùng quý giá của đất nước ,là
chất liệu gắn kết cộng đồng,là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và
giao lưu văn hoá quốc tế .Vì thế mà trong những năm qua đảng và nhà nước
và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy kho tàng văn hoá di sản
của ông cha ta ,góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước việt nam xã

hội chủ nghĩa , xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc .
Thực tế đã chứng minh bằng những hành động cụ thể .Nam 2001 Quốc hội
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam khoá 10 đã thông qua toàn văn luật
di sản văn hoá và bộ luật này được Chủ Tịch nước công bố ngày 12 tháng 7
năm 2001. Như vậy nguyện vọng của các cơ quan nghiên cứu , quảng bá di
sản văn hoá dân tộc nói chung ,của các cán bộ bảo tồn bảo tàng nói riêng về
sự cần thiết phải có một văn bản luật làm chỗ dựa pháp lý cho các hoạt động
của mình được đáp ứng .Có thể nói đây là bộ luật đàu tiên của nuứơc ta kể từ
ngày thành lập nước đến nay khẳng dịnh :”di sản văn hóa Việt Nam la tài sản
quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn
hoá nhân loại ,có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nuớc và giữ nước của
dân tộc ta”.
Đối với các di tích lịch sử nói riêng luật di sản văn hoá quy định những
nội dung chủ yếu sau:
Mục 1 :”di tích danh lam thăng cảnh “ mục này quy định :phân hạng
các di tích danh lam thăng cảnh ,thẩm quyền xếp hạng các di tích,danh lam
thắng cảnh ,tổ chức quản lý bảo vệ ,sử dụng và phát huy giá trị di tịch danh
lam thăng cảnh ,bảo quản tu bổ và phục hồi di tích danh lam thắng cảnh ...
Muc 2 :”di vật ,cổ vật , bảo vật quốc gia” quy định quỳên và trách
nhiệm của tổ chức cá nhân khi mua bán thay đổi ,sở hữu , di chuyển ,xuất
khẩu di vật , cổ vật ...
NguyÔn V¨n TrÝ 5 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
Mục 3:”bảo tàng” quy định nhiệm vụ quyền hạn của bảo tàng ,việc
quản lý các di vật ,cổ vật trong baỏ tàng ...
Cho tới nay nhìn chung ,nội dung của luật di sản văn hoá đều dựa trên
những nhu cầu xã hội và thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy những di sản
văn hoá ở nước ta ,đồng thời xuất phát từ những quy định pháp luật hiện hành
của Việt Nam và tham khảo các bộ luật chuyên nghành của các nước khác.

Cũng chính thế mà đã tạo điều kiện hết sức thuận lội cho việc bảo tồn và phát
triển các khu di tích ở Hà Nội cũng như ơ nước ta đối với việc phát triển du
lịch ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam .
1.2.3.ý nghĩa của bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử ở Hà Nội
Di sản văn hoá nói chung cũng như di tích lịch sử nói riêng là kết tinh
trí tuệ , ý chí ,tình cảm và công sức của mỗi cá nhân và tập thể ,hình thành lên
giá trị chuẩn mực xã hội phản ánh những sắc thái riêng biệt và truyền thống
tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam .Di sản văn hoá đóng dấu ấn của
một thời đại là bước thông điệp của thế hệ đi trước gửi lại cho các thế hệ hôm
nay ,là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân tộc trải qua nhưng giai đoạn
lịch sử nhất định .
Vì vậy đối với Hà Nội nếu bảo tồn và phát triển tốt những di tích lịch
sử mà cha ông thế hệ trước đã để lại thì nó sẽ góp phần làm cho bộ mặt di tích
lịch sử ở Hà Nội trở về với giá trị vốn có của nó ,đồng thời sẽ thuyết phục
được nhân dân ta , các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế tham gia vào
việc bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hoá ,là động lực cho sự
phát triển ,là chất kháng thể chống lại mặt trái của toàn cầu hoá và cơ chế thị
trường ,phát huy được truyền thống anh hùng dân tộc dể Hà Nội mãi là thủ đô
của ngàn năm văn hiến.
Bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích lich sử góp phần chủ yếu
vào việc phát triển du lịch thủ đô đi lên tầm cao mới .Quảng bá rộng rãi
NguyÔn V¨n TrÝ 6 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
không chỉ trong nước mà tất cả các nước trong khu vực và thế giới biết về thủ
đô ngàn năm văn hiến ,thủ đô của thành phố hoà bình.
NguyÔn V¨n TrÝ 7 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI

2.1.Tình hình phát triển của các khu di tích lịch sử đối với du lịch ở Hà Nội hiện
nay
2.1.1.Du lịch Hà nội đang trên đà phát triển
Ngày nay trên thế giới du lịch được coi là một trong những ngành kinh
tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao để thu hút nhiều quốc gia tham gia vì
những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại .
Trong quá trình đất nước đổi mới du lịch việt nam đã đạt được những
thành quả ban đầu quan trọng ,ngày càng khẳng định được vai trò là ngành
kinh tế mũi nhọn nghị định quyết 9 đã xác định .
Hà nội với vai trò là thủ đô -trung tâm kinh tế chính trị văn hoá khoa
học công nghệ và giao lưu của nhiều nước ,thành phố hoà bình của thế giới
với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng với bề dày lịch sử
ngàn năm đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du
khách trong nước và ngoài nước .
Nhìn lại giai đoạn trước những năm 90 về thế kỷ trước du lịch chưa
được coi trọng đúng mức , việt nam chưa được biết đến như một điểm đến du
lịch .Khách nước ngoài đến Hà Nội chủ yếu là các chuyên gia cố vấn các nhà
đầu tư ngoại giao với tổng số khoảng 20 nghìn khách /năm .Cơ sở vật chất
của ngành du lịch còn nghèo nàn ở Hà Nội với chưa đầy 50 khách sạn ,qui mô
hoạt động nhỏ lẻ khoảng 10 doanh nghiệp làm lữ hành và hầu như chưa xuất
hiện hoạt động lữ hành mang tính chất du lịch thực sự .
Năm 1990 được lấy làm năm du lịch Việt Nam và từ đó hoạt động du
lịch bắt đầu khởi sắc.Lượng khách quốc tế vào Hà Nội năm 1994 đạt trên 300
nghìn lượt tăng trên 5 lần so với năm 1990 ,thị trường khách đã có sự tham
gia của khách Pháp ,Nhật Bản ,Đoài Loan ...Ngành du lịch Hà Nội đã có cơ
NguyÔn V¨n TrÝ 8 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
hội tạo chuyển biến mới trên đà phát triển một số doanh nghiệp lớn đã được
thành lập ,một số doanh nghiệp của trung ương đã tập trung về Hà Nội .Trước
nhu cầu thị trường về khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế về khách sạn tăng lên

một loạt các khách sạn liên doanh vốn nước ngoài được kí kết xây dựng
.Thành uỷ ,uỷ ban nhân dân thành phố cho phép tư nhân đầu tư xây dựng một
hệ thống khách sạn mini với quy mô không lớn về phòng ,nhưng chất lượng
tốt khá đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho chiến lược mở cửa của đất nước.
Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động du lịch
trên con đường đổi mới ,Sở du lịch Hà Nội được thành lập theo quyết định số
1216/QD_UB ngày21/6/1994 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội .
Giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây là thời cơ thuận lợi cho nghành du
lịch. Kinh tế khu vực phục hồi mạnh mẽ ,thị trường du lịch đông nam á ,Hàn
Quốc , nhật bản ...đã khôi phục và phát triển nhanh ,mặt khác được sự quan
tâm của nhà nước ,chính quyền thành phố ,thông qua các chủ trương ,chính
sách đã phát huy có hiệu quả vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du
lịch ,tạo tiền đề cho du lịch ngày càng phát triển .Du lịch Hà Nội cũng tích
cực thực hiện cải cách quản lý doanh nghiệp như sắp xếp đổi mới các doanh
nghiệp ,thay đổi ,luân chuyển các cán bộ tại các doanh nghiệp ,cổ phần hoá
các doanh nghiệp ,thành lập tổng công ty theo mô hình mới.
Với thực tế phân tích trên chúng ta có thể đánh giá chung về những
thành tựu du lịch Hà Nội đạt được như sau:
Du lịch phát triển theo đúng định hướng ,bền vững ,gìn giữ được giá trị
văn hoá lịch sử ,môi trường ,đảm bảo an ninh trật tự xã hội .Hệ thống cơ sở
vật chất xã hội đã được nâng cấp ,chất lượng dịch vụ đã được cải tiến .
Về kinh doanh du lịch ,nộp ngân sách cho nhà nước ngày càng cao năm
sau nhiều hơn năm trước ,và đều đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao .Lượng
du khách đến Hà Nội ngày càng nhiều ,ngaỳ khách lưu trú cũng như ngày
khách lữ hành ngày càng tăng .Cụ thể là :Năm 2000 khách quốc tế đến Hà
Nội 500400 lượt ,khách nội địa là 2099600 lượt ,doanh thu từ du lịch đạt 1400
NguyÔn V¨n TrÝ 9 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
tỷ đồng .Năm 2001 khách quốc tế đã tăng lên 700000 lượt và 2300000 lượt
khách nội địa ,doanh thu du lịch đạt 1650 tỷ đồng và nộp ngân sách 230 tỷ

đồng .Năm 2002 khách quốc tế và khách nội địa đều tăng nhanh ,khách quốc
tế 931000 lựot ,khách nội địa đạt 2850000 lượt ,doanh thu du lịch là 1950 tỷ
đồng ,nộp ngân sách 270 tỷ . Năm 2003 khách du lịch quốc tê tới giảm nhung
khách nội địa tăng tới 3030000 lượt ,doanh thu 2000 , nộp ngân sách 275 tỷ
đồng .Trong năm vừa qua số lượt khách viếng thăm tăng nhanh 930000 và
khách nội điạ 3070000 lượt doanh thu du lịch tăng lên 2200 tỷ đồng ,nộp
ngân sách 290 tỷ đồng .Có đuợc kết quả trên là do công tác đầu tư ,quản lý
các khu du lịch và công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của nghành du
lịch thủ đô.
Có được những kết quả đó không thể không kể đến tiềm năng của du lịch thủ
đô được đánh giá từ góc độ văn hoá ,lịch sử ,địa lý của Hà Nội là to lớn
,phong phú và đa dạng ,nhưng nghành du lịch chưa khai thác hết .Hà Nội
ngàn năm văn hiến đã và sẽ mãi mãi là điểm đến đầy quyến dũ đối với du
khách .Theo nhà nghiên cứu lịch sử Giáo Sư Lê văn Lan thì tiềm năng có giá
trị hàng đầu ,làm nên sức hấp dẫn của Hà Nội là yếu tố lịch sử lâu đời và đặc
sắc và đay là một lõi cốt ,thần và hồn của những giá trị thăng long –Hà Nội
cổ truyền .
Đó là những cơ hội thuận lợi trong nội tại thủ đô ,nếu nhân rộng ra ở
tầm vĩ mô ,thế giới đang chuyển sang xu hướng hợp tác toàn cầu và khu vưc
hoá thì trong điều kiện hoà bình và hợp tác sẽ tạo cơ hội cho du lịch phát
triển mạnh .Điều đáng lưu ý là gần đây xu thế du lịch đang chuyển dần sang
khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ,nhất là khu vực Đông Nam á ,đay là
cow hội thuận lợi cho du lịch nước ta ,trong đó du lịch Hà Nội phát triển
nhanh chóng nếu biết đón nhận và khai thác tốt .Nắm bắt những cơ hội này
Hà Nội phát triển du lịch theo một số hướng chủ yếu như mở rộng không gian
du lịch Hà Nội dựa trên nguyên tắc không gian kinh tế xã hội và lợi thế so
sánh của Hà Nội với các vùng phụ cận để khai thác ,sử dụng các dịch vụ du
NguyÔn V¨n TrÝ 10 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
lịch đặc thù như các tuyến ,các điểm du lịch ,khu thể thao vui chơi giải trí

,nghỉ ngơi cuối tuần ...
Bên cạnh cơ hội thuận lợi ,trong lộ trình đưa nghành du lịch trở thành
nghành kinh tế mũi nhọn vẫn chịu sự chi phối của những thách thức và những
khó khăn từ khâu chính sách vĩ mô đến khâu tổ chức thực hiện ở tầm vi mô
mà chúng ta không thể không tính đến ,đó là :sự cạnh tranh du lịch ngày càng
cao và diễn biến khó lường .Trong khi đó sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội
còn rất hạn chế ,trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế ,xã hội ,cơ sở vật chất kỹ
thuật ,trình độ xúc tiến du lịch ,kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đặc biệt là
thiéu vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Đồng thời ở trong nước nhận thức về
du lịch thiếu thống nhất trong các cấp các ngành và dân cư đối với việc xây
dựng ,bảo vệ ,khai thác ,chỉ đạo ,quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du
lịch .Cơ chế chính sách đầu tư cho du lịch còn nhiều bất cập .Những vấn đề
trên đã và đang là thách thức ,đòi hỏi du lịch Hà Nội cần vượt qua để có thể
đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch
trong nước và quốc tế .
2.1.2.Các di tích ở Hà Nội hiện nay
Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ các di tích lịch sử từ các khu phố cổ ,lăng
,nhà thờ ,thành cổ ,cung điện đến các khu tưởng niệm ,các bảo tàng ,đình chùa
...Dưới đây là một số di tích và sự phát triển của chúng trong những năm qua .
Cùng với Hoàng Thành ,khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của một kinh thành
Thăng Long xưa ,là di tích vô cùng quý giá của của thủ đô và cả nước .Năm
1010 trong “chiếu rời đô” Vua lý Thái Tổ đánh giá “ở giữa khu vực trời và
đất ,có thế rồng cuộn hổ ngồi “.Đô thị Thăng Long chính thức được hình
thành với phần “đô” ở trong cùng ,phần “thị” bao quanh ,chủ yếu ở phía đông
nam .Tổng thể tam trùng thành quách và kết cấu trong thành ngoài thị là quy
hoạch kiến thiết ,xã hội của đô thị Hà Nội cổ .Đô thị Thăng Long hình thành
từ thời Lý ,mở mang và phát triển vào các thế kỷ 17-18.
NguyÔn V¨n TrÝ 11 Du lÞch 44
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
Khu 36 phố phường xưa cùng vời Hoàng Thành làm lên kinh kỳ thăng

long nổi tiếng là đất “ngàn năm văn hiến ,thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố hiến
“,đây không chỉ là ,một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa
dạng .Đó không chỉ là các giá trị văn hoá vật thể mà còn là các giá trị văn hoá
phi vật thể như các lễ hội truyền thống trong các di tích lịch sử –văn hoá ,nếp
sống thanh lịch của người Hà Nội xưa ,cùng với sự hiện diện của văn hoá
nghề thủ công truyền thống còn ghi dấu lại bằng tên phố ,các di tích tổ nghề
bằng cả hoạt động buôn bán sản xuất hiện còn lại trên các phố .
Nói đến di tích ở Hà Nội không thể không nhắc đến Thành Cổ Loa và
đền thờ An Dương Vương ,đây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được
vua Thục An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên để
làm kinh đô nước Âu Lạc .Thành được xây dựng kiểu vòng ốc ,dưới thành
ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được .Ngày nay cổ loa còn lại 3
vòng thành đất :thành ngoài chu vi 8 km , thành giữa hình đa giác chu vi 6.5
km ,thành trong hình chữ nhật chu vi 1.6km .Thân thành ngày nay còn có
chiều cao trung bình từ 4-5m,có chỗ còn cao tới 12m ,chân thành rộng tới 20-
30m ,các cửa của vòng thành được bố trí rất kheó ,không hề năm cùng trên
một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều .Do đó đường nối hai cửa thành ở
cùng một hướng đều là một đường quanh co ,lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên
gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành .
Từ trung tâm thành phố ,đi 18km đến xã cổ loa thuộc huyện Đông Anh
ta sẽ tìm thấy vết tích còn lại của 3 vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà
khảo cổ học tìm được hàng vạn mũi tên đồng ,lưỡi cày ,rìu sắt ,xương thú
vật ...Qua cổng làng tới đình làng Cổ Loa .Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ
của điện ngự triều ,nơi bá quan triều hội ngày xưa thiết triều .Cạnh đình là âm
Bà Chúa tức miếu thờ Công Chúa Mị Châu ,nằm ép dưới gốc đa già cổ thụ
.Quan âm Mị Châu tới đền thượng tức đền An Dương Vương ,tương truyền là
dựn trên nội cung ngày trước .Đền này mói được làm lại thế kỷ 20 ,có đôi
rồng đá ở bậc tam cấp ,cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Ttong đền có
NguyÔn V¨n TrÝ 12 Du lÞch 44

×