Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tích hoạt động tín dụng của hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.81 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

LÝ THỊ NGỌC ĐIỀU

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN
GIỒNG RIỀNG - TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 11 Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

LÝ THỊ NGỌC ĐIỀU
MSSV: 4117145

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN
GIỒNG RIỀNG - TỈNH KIÊN GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THANH BÌNH

Tháng 11 Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự ân cần giảng dạy của quý thầy
cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh nói riêng trong suốt gần bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, em xin
gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thanh Bình – người đã trực tiếp chỉ
dạy, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể thực hiện tốt đề
tài tốt nghiệp này.
Tiếp đến, em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến NHNO&PTNT chi
nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Cám ơn Ban lãnh đạo, quý cô
chú, anh chị trong Ngân hàng, nhất là ở phòng Tín dụng đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em có thể tiếp xúc, làm quen với những nghiệp vụ tại ngân hàng,
nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn
thành tốt bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin cám ơn gia đình và những người thân yêu của em đã luôn ủng hộ,
chia sẻ và động viên em trong suốt quá trình học tập, nhất là trong khoảng thời
gian em làm luận văn tốt nghiệp.
Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn rằng đề tài này vẫn còn
nhiều thiếu sót. Kính mong được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của Ban
lãnh đạo quý cơ quan cùng quý thầy cô để đề tài có thể được hoàn thiện hơn.

Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Ban
lãnh đạo và quý cô chú, anh chị trong chi nhánh Ngân hàng luôn dồi dào sức
khỏe và công tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Ngọc Điều


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Ngọc Điều

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Giồng Riềng, ngày …. tháng …. Năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 3
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
2.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại tín dụng ..................................................................................... 3
2.1.3 Nguyên tắc tín dụng .................................................................................. 4
2.1.4 Điều kiện cấp tín dụng .............................................................................. 5
2.1.5 Vai trò của tín dụng trong nông nghiệp .................................................... 5
2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất ......................... 6
2.1.7 Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ............................. 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 9
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN
GIANG............................................................................................................. 12
3.1 Tổng quan về huyện Giồng Riềng ............................................................. 12
3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 12
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................... 12
3.2 Khái quát về NHNO&PTNT chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang ................................................................................................................ 13
3.2.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. 13
3.2.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 13
3.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận.............................................. 14

iv


3.2.4 Các hoạt động chính của Ngân hàng ...................................................... 15
3.2.5 Một số quy định về chính sách tín dụng tại Ngân hàng ......................... 16

3.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................ 18
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NHNO&PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG ................... 22
4.1 Khái quát về tình hình nguồn vốn tại NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................ 22
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn ................................................................................... 22
4.1.2 Tình hình huy động vốn .......................................................................... 24
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng chung theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011
– 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................................... 28
4.2.1 Doanh số cho vay.................................................................................... 28
4.2.2 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 31
4.2.3 Dư nợ ...................................................................................................... 31
4.2.4 Nợ xấu ..................................................................................................... 32
4.3 Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng
đầu năm 2014 ................................................................................................... 32
4.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng HSX theo thời hạn ................................... 32
4.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng HSX theo mục đích sử dụng .................... 43
4.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất giai đoạn
2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................ 58
4.4.1 Dư nợ cho vay HSX/vốn huy động ........................................................ 58
4.4.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn ..................................................................... 60
4.4.3 Hệ số thu nợ ............................................................................................ 61
4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu ............................................................................................ 61
4.4.5 Vòng quay vốn tín dụng ......................................................................... 62
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH
KIÊN GIANG .................................................................................................. 63
5.1 Một số hạn chế trong công tác tín dụng của Ngân hàng............................ 63
5.1.1 Vốn huy động tham gia vào hoạt động cho vay hộ sản xuất còn thấp ... 63

5.1.2 Thủ tục vay vốn còn khá rườm rà ........................................................... 63
5.1.3 Tỷ lệ HSX sử dụng vốn chưa đúng mục đích vẫn còn khá nhiều .......... 63
5.2 Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân
hàng ................................................................................................................. 63

v


5.2.1 Giải pháp nâng cao vốn huy động .......................................................... 63
5.2.2 Giải pháp hoàn thiện thủ tục cho vay ..................................................... 64
5.2.3 Giải pháp tăng cường công tác giám sát sau cho vay ............................. 64
5.2.4 Giải pháp giúp HSX tiếp cận được nguồn vốn vay ................................ 65
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 66
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 66
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 66
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 66
6.2.2 Đối với NHNO&PTNT cấp trên .............................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện
Giồng Riềng giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................. 18
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện
Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ............................. 19
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn 2011 - 2013 ....................................................................................... 22

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ................................................... 22
Bảng 4.3: Tình hình vốn huy động của NHNO&PTNT huyện Giồng
Riềng giai đoạn 2011 - 2013 ............................................................................. 25
Bảng 4.4: Tình hình vốn huy động của NHNO&PTNT huyện Giồng
Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ........................................ 26
Bảng 4.5: Tình hình tín dụng chung theo thành phần kinh tế tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 - 2013 .............................. 29
Bảng 4.6: Tình hình tín dụng chung theo thành phần kinh tế tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012,
2013, 2014 ........................................................................................................ 30
Bảng 4.7: Tình hình tín dụng HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 - 2013 ....................................................... 33
Bảng 4.8: Tình hình tín dụng HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014................... 34
Bảng 4.9: Nợ xấu theo nhóm tại NHNO & PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn 2011 – 2013 ....................................................................................... 42
Bảng 4.10: Nợ xấu theo nhóm tại NHNO & PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ................................................... 43
Bảng 4.11: Doanh số cho vay HSX theo mục đích sử dụng tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ............................. 43
Bảng 4.12: Doanh số cho vay HSX theo mục đích sử dụng tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012,
2013, 2014 ........................................................................................................ 44
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ HSX theo mục đích sử dụng tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ............................. 44

vii



Bảng 4.14: Doanh số thu nợ HSX theo mục đích sử dụng tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012,
2013, 2014 ........................................................................................................ 45
Bảng 4.15: Dư nợ HSX theo mục đích sử dụng tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................... 45
Bảng 4.16: Dư nợ HSX theo mục đích sử dụng tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014................... 46
Bảng 4.17: Nợ xấu HSX theo mục đích sử dụng tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................... 46
Bảng 4.18: Nợ xấu HSX theo mục đích sử dụng tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014................... 47
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng HSX tại NHNO &
PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011- 2013 ............................................. 59
Bảng 4.20: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng HSX tại NHNO &
PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013,
2014 .................................................................................................................. 60

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NH ............................................................ 14
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn năm 2011 – 2013 ............................................................................... 23
Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ................................................... 23
Hình 4.3 Tình hình vốn huy động của NHNO&PTNT huyện Giồng
Riềng giai đoạn năm 2011 – 2013 .................................................................... 27
Hình 4.4 Tình hình vốn huy động của NHNO&PTNT huyện Giồng

Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ........................................ 28
Hình 4.5 Doanh số cho vay HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................... 35
Hình 4.6 Doanh số cho vay HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014................... 36
Hình 4.7 Doanh số thu nợ HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT huyện
Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................. 37
Hình 4.8 Doanh số thu nợ HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT huyện
Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng năm 2012, 2013, 2014 .................................... 38
Hình 4.9 Dư nợ HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT huyện Giồng
Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................ 39
Hình 4.10 Dư nợ HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT huyện Giồng
Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ........................................ 40
Hình 4.11 Nợ xấu HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT huyện Giồng
Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................ 41
Hình 4.12 Nợ xấu HSX theo thời hạn tại NHNO&PTNT huyện Giồng
Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ........................................ 42
Hình 4.13 Doanh số cho vay HSX theo mục đích sử dụng tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ............................. 47
Hình 4.14 Doanh số cho vay HSX theo mục đích sử dụng tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012,
2013, 2014 ........................................................................................................ 50
Hình 4.15 Doanh số thu nợ HSX theo mục đích sử dụng tại
NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ............................. 51
Hình 4.16 Dư nợ HSX theo mục đích sử dụng tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................... 53
Hình 4.17 Dư nợ HSX theo mục đích sử dụng tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014................... 54

ix



Hình 4.18 Dư nợ HSX theo mục đích sử dụng tại NHNO&PTNT
huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014................... 56
Hình 4.19 Nợ xấu HSX theo mục đích sử dụng tại NHN&PTNT
Giồng Riềng giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................. 56
Hình 4.20 Nợ xấu HSX theo mục đích sử dụng tại NHN&PTNT
Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ............................. 58

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH

:

Ngân hàng

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NHCT

:

Ngân hàng cấp trên


TW

:

Trung ương

NQ-CP

:

Nghị quyết – Chính phủ

HĐTD

:

Hoạt động tín dụng

VHĐ

:

Vốn huy động

GTCG

:

Giấy tờ có giá


ĐVT

:

Đơn vị tính

NHNO & PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

HSX

:

Hộ sản xuất

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước


TCKT

:

Tổ chức kinh tế

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

CBVC

:

Cán bộ viên chức

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, trong cơ cấu kinh tế
nước ta, tỷ trọng nông nghiệp luôn chiếm khá lớn so với tỷ trọng các ngành
khác. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp
đã đóng góp lớn vào việc tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực
nông thôn nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư

cho lĩnh vực này là rất cần thiết đối với nhà nông và hộ kinh doanh nông
nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên các hộ gia đình nước ta đa số là những hộ sản
xuất nhỏ lẻ chỉ có một khoản vốn nhất định. Chính vì thế mà vấn đề thiếu vốn
luôn xảy ra đối với họ.
Giồng Riềng là huyện thuần nông của tỉnh Kiên Giang, nằm ở phía Tây
sông Hậu, có hệ thống các kênh rạch chằng chịt và được nạo vét tương đối
hoàn chỉnh, đảm bảo giao thông đi lại vận chuyển hàng hóa và đủ nước tưới
tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ vào đó Giồng Riềng được xem là
huyện trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa với năng suất bình quân hàng năm
6,11 canh tác và sản lượng 693.000 tấn lúa/ năm, đứng thứ nhì tỉnh Kiên
Giang. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp là ngành thường gặp nhiều rủi ro do
thiên tai, lũ lụt và giá cả nông sản. Và việc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất,
đầu tư phát triển nhiều ngành nghề, làm giàu cho chính mình và tạo nhiều của
cải vật chất cho xã hội cũng gặp nhiều trở ngại. Vì thế, để thực hiện được mục
tiêu đó đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, nguồn vốn này đối với đa số hộ
sản xuất nông nghiệp không thể tự đáp ứng được mà phải có sự cho vay hỗ trợ
từ nhiều nguồn. Nếu như trước đây, hầu hết các hộ dân do thiếu vốn phải đi
vay vốn bên ngoài với lãi suất rất cao thì nay với sự phát triển NHNO & PTNT
rộng khắp của mạng lưới các người dân đã có thể dễ dàng tiếp cận và bổ sung
nguồn vốn cho mình.
Vì vậy, vấn đề đáp ứng vốn cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn là
một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu được Nhà nước đặc biệt quan tâm,
nhất là vốn để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Nhận thức được tầm quan
trọng và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Với mong muốn tìm hiểu vấn đề trong
thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là cơ hội để tác giả nhìn nhận vấn
đề một cách thực tế hơn. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Phân tích hoạt động
tín dụng của hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

1



thôn Việt Nam chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang" làm luận
văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá từ khái quát đến cụ thể hoạt động tín dụng hộ sản
xuất giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Từ đó rút ra những mặt
tích cực cũng như hạn chế để Ngân hàng có những kế hoạch, giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích khái quát hoạt động kinh doanh, tình hình huy
động vốn của NHNO & PTNT chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm không ngừng nâng cao
kết quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại NHNO & PTNT chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành dựa trên phân tích số liệu của Ngân hàng qua 3
năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNO & PTNT chi
nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng
đầu năm 2014.


2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Các khái niệm cơ bản về tín dụng
 Tín dụng: Là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình
thức vay mượn và có hoàn trả. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36)
Với định nghĩa trên thì ta có thể hiểu tín dụng trên ba phương diện cơ
bản sau:
 Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị dưới dạng hàng
hóa hay tiền tệ từ người này sang người khác.
 Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời.
 Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao thì phải bao gồm cả vốn gốc lẫn
lãi.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn được gọi là phạm trù
tín dụng nữa.
 Cho vay: Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ
chức Tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
2.1.1.2 Tín dụng hộ sản xuất
“Hộ sản xuất là những đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh
doanh và là chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tín dụng cho vay hộ sản xuất là hình thức cho vay của Ngân hàng nông
nghiệp đối với hộ sản xuất nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ có nhu cầu trong việc
mua giống, phân bón, cải tạo vườn tạp, dụng cụ sản xuất..v.v.. và các hộ sản
xuất kinh doanh có nhu cầu về vốn”. (Nguyễn Văn Ngân, 2008, trang 6)
2.1.2 Phân loại tín dụng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa
trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là

3


tiền đề thiết lập các quy trình hoạt động tín dụng thích hợp và nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ sau:
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường
được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5
năm; được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín
dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất với quy mô lớn
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông
hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học

tập của sinh viên.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thể có nhiều hình
thức tín dụng khác.
 Căn cứ vào thành phần kinh tế
Theo thành phần kinh tế, ta có thể chia các khoản cho vay thành:
- Cho vay doanh nghiệp Nhà nước.
- Cho vay kinh tế tập thể.
- Cho vay kinh tế tư nhân.
- Cho vay kinh tế cá thể.
- Cho vay kinh tế hỗn hợp.
2.1.3 Nguyên tắc tín dụng
Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn
bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người vay và chính cả bản thân
ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ đặt ra các nguyên tắc để bắt
4


buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch
được thỏa thuận với ngân hàng.
Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín
dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa
thuận trên hợp đồng tín dụng. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36)
2.1.4 Điều kiện cấp tín dụng
Các khách hàng muốn được ngân hàng cho vay vốn ngân hàng phải có
các điều kiện cơ bản sau đây:
- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù
hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Thái Văn Đại, 2012, trang
40)
2.1.5 Vai trò của tín dụng trong nông nghiệp
Tín dụng thực sự là một đòn bẩy kích thích các ngành kinh tế phát triển
không những ở thành thị mà còn cả ở nông thôn, nhất là trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp ở nông thôn. Sau đây là một số vai trò của cho vay trong
nông nghiệp:
- Là hoạt động cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, nhằm
giúp vốn trong sản xuất được điều hòa và luân chuyển tốt. Nhờ có hoạt động
này mà những hộ thiếu vốn trong sản xuất có thể tiếp cận được nguồn vốn để
phục vụ cho sản xuất và tái sản xuất như: con giống, cây trồng, phân bón, thức
ăn, máy móc, đất canh tác, nhân công. Để nền nông nghiệp thực sự phát triển
nhanh và bền vững thì việc cho vay nông nghiệp không chỉ đơn thuần là tạo
nguồn vốn để người dân trang trải các chi phí sản xuất mà nó còn là công cụ
giúp cho việc mở rộng quy mô sản xuất, việc áp dụng các mô hình sản xuất

5


tiên tiến, khoa học công nghệ vào nông nghiệp được diễn ra dễ dàng và thuận
tiện hơn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.
- Tín dụng đã góp phần tận dụng, khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao
động và tài nguyên thiên nhiên. Từ đó tạo ra các ngành nghề mới, tạo ra nhiều
hàng hóa cung cấp cho nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động ở nông thôn.

- Tín dụng cũng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho
các hàng hóa nông sản được vận chuyển từ nông thôn ra thành thị được dễ
dàng hơn, góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho nhà nông.
- Hoạt động tín dụng thực hiên tốt còn góp phần làm giảm vấn đề cho
vay nặng lãi ở nông thôn. Chính việc mở rộng cho vay đối với hộ nông dân và
các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với nông nghiệp đã góp phần
giảm đi gánh nặng cho người dân về chi phí sử dụng vốn.
- Ngoài ra, tín dụng còn góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của
người dân, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất
2.1.6.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà Ngân hàng cho khách
hàng vay không nói đến việc món vay đó có thu được hay chưa trong một thời
kỳ nhất định. Doanh số cho vay càng cao thì khả năng thu lợi nhuận từ lãi vay
của ngân hàng càng lớn, hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao.
2.1.6.2 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi được từ các khoản
cho vay trước đó trong một thời kỳ nhất định. Nếu chỉ tiêu này càng đạt đến
gần bằng mức cho vay thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao, việc
kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả.
2.1.6.3 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn
cho vay bao nhiêu, đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Để xác
định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và
doanh số thu nợ. Dư nợ cuối kỳ càng nhỏ thể hiện chất lượng làm việc của bộ
phận tín dụng càng cao và có hiệu quả.
2.1.6.4 Nợ xấu

6



Căn cứ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN 22/4/2005 và quyết định
sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ trích lập dự
phòng cụ thể đối với năm nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%,
Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%. Trong đó:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
 Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
 Các khoản dư nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc
và lãi đúng thời hạn còn lại.
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản
2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách
hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá
khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều
chỉnh lần đầu).
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản
2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn).
 Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10
ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào
nhóm 2 theo quy định.
 Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản

2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

7


 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90
ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản
2 điều QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90
ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản
3 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Trong đó: Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia
hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc
lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo
thời hạn trả nợ cơ cấu lại.
2.1.7 Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.1.7.1 Dư nợ trên vốn huy động
(2.1)
Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu
này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy
động tham gia vào cho vay ít tại địa phương, khả năng huy động vốn của ngân
hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả
toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.
2.1.7.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn
(2.2)

8


Là chỉ số tính toán hiệu quả hoạt động tín dụng của 1 đồng vốn của ngân
hàng. Chỉ số này giúp các nhà phân tích xác định quy mô hoạt động của ngân
hàng.
2.1.7.3 Hệ số thu nợ
(2.3)
Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đáng giá hiệu quả sử dụng vốn của
ngân hàng, nó thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của
khách hàng trong một kỳ. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt.
2.1.7.4 Nợ xấu trên dư nợ
(2.4)
Chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng ngày càng cao.
2.1.7.5 Vòng quay vốn tín dụng
(2.5)
Chỉ tiêu đo lường tốc độ di chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh
số vốn đầu tư được vay vòng nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định. .
Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng

cao, việc đầu tư càng an toàn.
Dư nợ bình quân được tính theo công thức:
(2.6)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài được tiến hành trên cơ sở thu thập các dữ liệu thứ cấp từ
NHNO&PTNT chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang; trang web của
NHNO&PTNT chi nhánh huyện Giồng Riềng, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam,
tạp chí kinh tế chuyên ngành.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Dựa trên những số liệu đã thu thập được, sử dụng một số phương pháp
để phân tích và đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân
hàng.
- Đối với mục tiêu 1: áp dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ
trọng kết hợp đồ thị minh họa để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình
hình huy động vốn của Ngân hàng.

9


- Đối với mục tiêu 2: dựa vào những phân tích của mục tiêu 1 và kết hợp
với tình hình hoạt động thực tiễn của Ngân hàng để phân tích, đánh giá chất
lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng.
- Đối với mục tiêu 3: dựa trên những thực trạng đã phân tích để đưa ra
những giải pháp sát thực với tình hình cụ thể của Ngân hàng để nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng.
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này
được dùng phổ biến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng như dự
báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tùy vào đối

tượng phân tích cụ thể mà ta sẽ chọn chỉ tiêu gốc thích hợp.
 Hình thức so sánh số tuyệt đối: nhằm phản ánh quy mô, khối
lượng của đối tượng phân tích, được thể hiện bằng một con số tuyệt đối cụ thể
kèm theo đại lượng. Áp dụng phương pháp này nhằm phản ánh thực trạng hoạt
động tín dụng hộ sản xuất của năm thực hiện so với năm gốc, cụ thể là so sánh
sự tăng giảm về các khoản mục trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất của năm
2012 so với năm 2011 (năm 2011 được chọn là năm gốc trong trường hợp
này) và năm 2013 so với năm 2012 (năm 2012 được chọn là năm gốc trong
trường hợp này).
Công thức:
Tăng giảm (+), giảm (-) tuyệt đối = Số liệu kỳ phân tích - Số liệu kỳ gốc
(2.7)
 Hình thức so sánh số tương đối: nhằm phản ánh phần trăm
thay đổi của đối tượng phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, hay nói cách khác hơn
là phương pháp này sẽ đo lường mức độ tăng giảm của đối tượng phân tích
nhằm thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng phân tích. Kết quả tính theo
phương pháp này sẽ có đơn vị là %. Phương pháp này cũng nhằm thực hiện
mục tiêu 1 và mục tiêu 2.
Công thức:
(2.8)
Phương pháp phân tích tỷ trọng:
+ Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng của các khoản mục hoạt động tín dụng hộ
sản xuất. Từ đó nhìn tổng thể vị thế của Ngân hàng so với các NHTM khác về

10


chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất trong 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng
đầu năm 2014.
+ Ngoài ra đề tài còn sử dụng đồ thị, biểu bảng để thể hiện những biến động

của các số liệu qua các năm. Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ số
và tính toán sự biến động tăng giảm của các số liệu qua các năm.

11


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG,
TỈNH KIÊN GIANG
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG RIỀNG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Được thành lập từ năm 1988, Giồng Riềng hiện là một trong 15 huyện
của tỉnh Kiên Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Tân Hiệp, Tây Nam giáp huyện
Châu Thành, Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ, Đông Nam giáp tỉnh Hậu
Giang, phía Nam giáp huyện Gò Quao. Huyện Giồng Riềng có tất cả là 19 đơn
vị hành chính trực thuộc, trong đó có 1 thị trấn Giồng Riềng và 18 xã: Bàn
Tân Định, Bàn Thạch, Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Lợi, Hòa Thuận, Long Thạnh,
Ngọc Chúc, Ngọc Hòa, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Thạnh Hòa, Thạnh Bình,
Thạnh Hưng, Thạnh Lộc, Thạnh Phước, Vĩnh Phú và Vĩnh Thạnh. Với tổng
diện tích đất tự nhiên là 639 km2, chiếm 10,1% diện tích của tỉnh, trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 58.401 ha, dân số toàn huyện có khoảng 230.752
người tương đương với khoảng 44.216 hộ, mật độ dân số trung bình 337
người/km2.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Giồng Riềng là một huyện thuần nông, lại là một trong những huyện
trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa (chủ yếu là để xuất khẩu) của tỉnh Kiên
Giang, đứng nhất nhì tỉnh. Chính vì vậy, nông nghiệp chính là thế mạnh kinh
tế của huyện. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất
nông nghiệp hiệu quả như : mô hình xen lúa –màu – cá, mô hình bưởi da xanh,

mô hình lúa – màu, mô hình trồng măng tre, mô hình nuôi tôm càng xanh,…
Ngoài ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp
làm dịch vụ khác đem lại hiệu quả kinh tế cao như: làm dịch vụ máy cày, máy
xới, máy suốt, lò sấy lúa, máy gặt đập liên hợp, kinh doanh vật tư nông
nghiệp. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính
sách kích cầu thúc đẩy SXNN phát triển toàn diện, cơ cấu nông nghiệp chuyển
dịch đúng hướng.
Bên cạnh SXNN, Huyện còn phát triển các loại hình sản xuất tiểu thủ
công nghiệp quy mô vừa và nhỏ tại hộ gia đình. Toàn huyện hiện có khoảng
2.089 cơ sở loại này, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 4.366 lao
động tại địa phương. Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, tính đến giữa năm 2013 Huyện có một số xã như: Hòa

12


×