Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

phân tích rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản minh phú hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÝ THỊ MỸ HOA

PHÂN TÍCH RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA
NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TÔM ĐÔNG LẠNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
MINH PHÚ- HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

Cần Thơ, 8/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÝ THỊ MỸ HOA
MSSV: 4117252

PHÂN TÍCH RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA
NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TÔM ĐÔNG LẠNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
MINH PHÚ- HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
ThS. LÊ TRẦN THIÊN Ý

Cần Thơ, 8/2014


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã cung cấp
nhiều kiến thức cho em trong thời gian qua để em có thể làm tốt đề tài này. Và
em cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến CTCP Thủy sản Minh Phú- Hậu Giang
đã tạo mọi điều kiện và cung cấp nhiều số liệu thiết thực để em có cơ sở hoàn
thành đề tài nghiên cứu của mình.
Và hơn hết, em xin cảm ơn cô Lê Trần Thiên Ý là giáo viên hướng dẫn
và anh Lê Văn Hưng Giám đốc Kế hoạch thị trường của CTCP Thủy sản Minh
Phú- Hậu Giang đã hướng dẫn tận tình khi em viết bài và thực tập ở công ty.
Trong lúc làm đề cương, bảng nháp, đến khi hoàn thành bảng chính em đã có
nhiều sai sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự nhiệt
tình hướng dẫn của cô và anh mà em đã khắc phục để hoàn thành đề tài này
của mình.

Cần thơ, ngày…… tháng ……năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Mỹ Hoa

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần thơ, ngày…… tháng……năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Mỹ Hoa

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 1

1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2


1.3.1. Phạm vi không gian nghiên cứu ............................................................. 2
1.3.2. Thời gian ................................................................................................. 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 4
2.1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................... 4

2.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
2.1.2. Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại
thế giới (WTO) .................................................................................................. 4
2.1.3. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại thế giới ............. 11
2.1.4. Một số quy định, tiêu chuẩn liên quan đến mặt hàng thủy sản nói chung
và tôm nói riêng ............................................................................................... 13
2.1.1. Quan hệ song phương Việt Nam- Nhật Bản ......................................... 21
2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 24

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 24
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 24
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH
PHÚ- HẬU GIANG......................................................................................... 26
iii



3.1.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH PHÚ-

HẬU GIANG ................................................................................................... 26
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 26
3.1.2. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ..................................... 30
3.2.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN THỦY SẢN MP- HG .......................................................................... 34
3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của Công ty ........................................................... 34
3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 đến sáu
tháng đầu năm 2014 ......................................................................................... 34
3.3.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN

TỚI...................................................................................................................36
3.3.1. Các tiêu chí chủ yếu của công ty .......................................................... 36
3.3.2. Trung và phát triển dài hạn chiến lược ................................................. 36
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN
ĐỐIVỚI TÔM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH
PHÚ- HẬU GIANG......................................................................................... 38
4.1.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TÔM ĐÔNG LẠNH ĐỂ XUẤT KHẨU

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH PHÚ- HẬU GIANG GIAI

ĐOẠN 2011 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ...................................... 38
4.1.1. Phân tích tình hình sản xuất của CTCP Thủy sản MP- HG.................. 38
4.1.2. Phân tích tình hình xuất khẩu tôm đông lạnh của CTCP Thủy sản MPHG…………………………………………………………………………... 44
4.2.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT NHẬT BẢN ĐỐI

VỚI TÔM ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN MINH PHÚ- HẬU GIANG .................................................................... 52
4.2.1. Tác động của rào cản kỹ thuật đối với khâu sản xuất ........................... 52
4.2.2. Tác động của rào cản kỹ thuật ở khâu làm chứng từ ............................ 56

iv


4.2.3. Tác động từ rào cản kỹ thuật Nhật Bản đến khâu xuất khẩu ................ 59
4.2.4. Rào cản kỹ thuật chủ yếu mà MP- HG gặp phải khi xuất khẩu tôm sang
thị trường Nhật Bản ......................................................................................... 63
4.3.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THỰC TRẠNG RÀO

CẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH PHÚ- HẬU GIANG
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ............................................................... 68
4.3.1. Những thuận lợi .................................................................................... 68
4.3.2. Những khó khăn .................................................................................... 69
4.3.3. Một số giải pháp.................................................................................... 69
CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................... 71
5.1.


KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 71

5.1.1. Đối với Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú- Hậu Giang .................. 71
5.1.2. Đối với Nhà nước.................................................................................. 71
5.2.

KẾT LUẬN ........................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MP- HG từ năm 2011 đến 6 tháng
đầu năm 2014 ................................................................................................... 35
Bảng 4.1 Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam trong 5 tháng
đầu năm 2014 ................................................................................................... 45
Bảng 4.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của MP- HG từ năm 2011 đến 6 tháng
đầu năm 2014 ................................................................................................... 49
Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu của MP- HG từ năm 2011 đến 6 tháng đầu
năm 2014.......................................................................................................... 50
Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu của MP- HG sang thị trường Nhật ............... 59

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1 Các nguyên liệu thực phẩm có liên quan đến vấn đề tránh ngộ độc
thực phẩm......................................................................................................... 20
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty MP- HG .................................................. 30
Hình 4.1 Biểu đồ các nguồn cung nguyên liệu chủ yếu của MP- HG ............. 39
Hình 4.2 Sơ đồ sản xuất tôm giống ................................................................. 40
Hình 4.3 Quy trình sơ chế tôm cơ bản ............................................................. 41
Hình 4.4 Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty............................................. 44
Hình 4.5 Cơ cấu thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam năm 2013 ............. 48
Hình 4.6 Cơ cấu thị trường nhập khẩu tôm của MP- HG năm 2013 ............... 48
Hình 4.7 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của MP- HG sang thị trường Nhật ....... 62

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực Asean

ASEM


The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á- Âu
Doanh nghiệp

DN
EMS

Early mortality system

Hội chứng tôm chết sớm

FAO

Food and Agriculture
Organization

Tổ chức lương thực và nông
nghiệp

GATT

General Agreement on Tariffs
and Trade

Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch

GIZ


Deutsche Gesell-schaft fur
Internationale Zusammenarbeit

Tổ chức hợp tác Quốc tế
Đức

IPPC

International Plant Protection
Convention

Công ước bảo vệ thực vật
quốc tế
Minh Phú- Hậu Giang

MP- HG
NAFIQAD

National Agro- ForestryFisheries Quality Assurance
Deparment

OEDC

The Organisation for Economic Tổ chức hợp tác và phát
Co-operation and Development triển kinh tế

Cục Quản lý Chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản


Tổ chức Phát triển Hà Lan

SNV
VASEP

VietNam Association of
seafood Exporters and
Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới
Xuất nhập khẩu

XNK

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năm 2006 được đánh giá là một năm có nhiều thay đổi đối với nền kinh
tế Việt Nam và nó được đánh dấu bằng một sự kiện quan trọng là tháng 11
năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức

Thương mại Quốc tế (WTO).Đây được xem là cơ hội tốt để hàng hóa Việt
Nam nói chung và các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như lúa gạo, thủy sản
nói riêng mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như có được vị thế xứng tầm trên
trường quốc tế.
Việt Nam với lợi thế có đường bờ biển dài 3.200 km cùng với hệ thống
sông ngòi, đầm phá chằng chịt. Điều kiện đất đai, khí hậu nhìn chung rất thuận
lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Vì vậy, từ lâu Việt Nam đã trở thành một
trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hải sản hàng đầu khu vực và trên
thế giới, đem về nguồn ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Cùng với sự phát
triển của nghề nuôi tôm công nghiệp, hàng loạt nhà máy chế biến tôm xuất
khẩu đã ra đời. Cũng trong năm 2006, Bộ Thương mại cho biết xuất khẩu Việt
Nam đạt kỷ lục mới với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 39,5 tỷ USD.
Trong 8 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD thì thủy sản đứng vị trí
thứ 4.Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết xuất khẩu
tôm sang Nhật Bản mang lại trên 700 triệu USD mỗi năm và sẽ tăng cao hơn
trong năm 2014 nếu Việt Nam vượt qua được các rào cản kỹ thuật của Nhật
Bản. Vấn đề đáng chú ý hiện nay là việc sử dụng quá mức cho phép dư lượng
kháng sinh Oxytetracyline (OTC) trong tôm xuất khẩu.
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm đông lạnh hàng đầu của
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Minh Phú nói chung và Minh Phú- Hậu
Giang nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trước rào cản kỹ thuật được đánh
giá là ngày càng gay gắt từ phía Nhật Bản. Chính vì lẽ đó, để giúp mặt hàng
tôm đông lạnh của Công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung có thể thâm
nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản nên đề tài ”Phân tích rào cản kỹ thuật
của Nhật Bản đối với tôm đông lạnh tại Công ty cổ phần Thủy sản Minh
Phú- Hậu Giang” được thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1.

Mục tiêu chung


Phân tích các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng tôm đông
lạnh tại Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú- Hậu Giang để từ đó đưa ra
1


những giải pháp phù hợp giúp Công ty hạn chế được những ảnh hưởng tiêu
cực do rào cản kỹ thuật gây nên.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

-Tìm hiểu về nội dung, hình thức, yêu cầu cơ bản của rào cản kỹ thuật
trong thương mại quốc tế nói chung và của Nhật Bản nói riêng.
-Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm đông lạnh của Công ty cổ phần Thủy
sản Minh Phú- Hậu Giang sang thị trường Nhật Bản.
-Tìm hiểu những khó khăn của Công ty cổ phần Thủy sản Minh PhúHậu Giang khi phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng gay gắt từ
phía Nhật Bản.
-Đề ra những giải pháp giúp Công ty vượt qua các rào cản kỹ thuật trong
thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1.

Phạm vi không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú- Hậu
Giang, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
1.3.2.

Thời gian


Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014.
1.3.3.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với tôm đông
lạnh xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú- Hậu Giang.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tạp chí khoa học 2012- 23b 215-223 “các rào cản kỹ thuật thương
mại khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật”. Trường Đại Học
Cần Thơ, tác giả: Nguyễn Thị Phương Dung và Nguyễn Thị Ngọc Hoa.
 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ báo cáo của tổng cục thủy sản
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối, so
sánh số bình quân để thấy sự thay đổi số liệu tăng giảm qua từng năm. Căn cứ
số liệu này để tìm ra những rào cản kỹ thuật mà hàng hóa Việt Nam đang gặp
phải.

2


 Nội dung
- Tổng quan về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
- Phân tích thực trạng và các rào cản kỹ thuậtxuất khẩu thủy- hải sản
Việt Nam sang thị trường Nhật.
- Đưa ra kết luận và kiến nghị.
2. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ năm 2009 : “Vượt rào cản kỹ thuật của
Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam”. Trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân, tác giả Nguyễn Khánh Hà.

 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như sách, báo,
website,…
- Phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,… để luận giải phân tích, đánh
giá và rút ra kết luận cho những vấn đề đặt ra trong đề tài.
 Nội dung
- Tìm hiểu rào cản kỹ thuật của quốc tế, của Nhật Bản và tác động của
nó đối với nông sản Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng thích nghi những rào cản kỹ thuật
Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm vượt rào cản kỹ thuật của Nhật
Bản

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1.

Khái niệm

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade –
TBT) là một loại hàng rào phi thuế quan, được xem là một trong những nhóm
biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu. Hàng rào này liên quan
tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa,
các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ
sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo
quản hàng hóa… Chúng là các rào cản hợp lí và hợp pháp, cần được duy trì.

Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi
các hệ thống pháp luật quốc tế. Việc sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương
mại là không giống nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng quốc gia,
từng vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên
để hạn chế thương mại các nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa
các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập
khẩu.
Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần
thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất
trong nước, song chúng có thể gây trở ngại trong thương mại quốc tế do việc
đưa ra những quy định quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với các định
chế của Hiệp định TBT.
2.1.2. Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại của tổ chức
thương mại thế giới (WTO)
Được viết tắt là TBT (The WTO Agreement on Technical Barrier to
Trade). Hiệp định này được các quốc gia thành viên của WTO thông qua và có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục.
Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế. Điều đó có
tác dụng to lớn trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về sự an toàn trong
sử dụng, tiêu thụ sản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm tiêu dùng được
đảm bảo. Xuất phát từ tác dụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng
cường xây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu
chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như
thương mại quốc tế.
4


Khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước
ngoài, ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật

trong nước còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của các
nước nhập khẩu. Đây mới chính là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm của
quốc gia đó có xuất khẩu được hay không cũng như có thể được thị trường
nước nhập khẩu chấp nhận hay không.
Điều này đã làm nảy sinh yêu cầu cần có sự phù hợp, tương thích giữa
các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia khác nhau. Để đạt được sự
tương thích cần thiết giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác
nhau đòi hỏi chi phí rất lớn như: Chi phí dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật của nước ngoài; chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để giải
thích, giảng giải về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó; chi phí điều chỉnh
sản phẩm trong nước sao cho phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
nước ngoài… Ngoài ra, nhà sản xuất còn phải chứng minh được sản phẩm của
mình đáp ứng được yêu cầu của các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tất cả
những chi phí, thủ tục trên đều đòi hỏi nhà sản xuất phải bỏ ra một chi phí rất
lớn cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thậm chí, những chi phí này còn
tăng lên rất nhiều khi xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước nhập khẩu khác
nhau do mỗi một quốc gia lại ban hành và áp dụng một bộ quy định, tiêu
chuẩn kỹ thuật riêng.
Để giải quyết khó khăn này, cũng như mở rộng thêm mục đích áp dụng
các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải có một văn bản quốc tế chung về
các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
GATT 1947 (Hiệp định thuế quan có hiêu lực chung) đã có các điều
khoản III, XI và XX đề cập đến các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính
quốc tế. GATT cũng đã thành lập một nhóm làm việc nhằm đánh giá những
ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan đến hoạt động thương mại quốc tế,
trong đó các biện pháp mang tính kỹ thuật được xem là biện pháp quan trọng
nhất mà các nhà xuất khẩu phải lưu tâm đến. Tuy nhiên, sau nhiều năm đàm
phán, đến cuối vòng đàm phán Tokyo năm 1979 (vòng đàm phán Tokyo đã
kéo dài từ năm 1973 đến 1979), hiệp định đa phương về các hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT) mới được ký kết.

Hiệp định TBT ra đời đã nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu và áp dụng
các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như góp phần to lớn trong việc giải
quyết những khó khăn do mâu thuẫn giữa các bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
của các nước khác nhau.
Hiệp định TBT bao gồm các nội dung sau:
5


2.1.2.1. Các biện pháp kỹ thuật.
Đối tượng của hiệp định TBT là các biện pháp kỹ thuật. Trong phạm vi
điều chỉnh của hiệp định, các biện pháp kỹ thuật được chia thành ba nhóm cụ
thể sau:
Thứ nhất: Các quy định kỹ thuật.
Đó là những quy định mang tính bắt buộc đối với các bên tham gia.
Điều đó có nghĩa nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy
định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị trường.
Thứ hai: Các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra
chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán
trên thị trường ngay cá khi sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn
kỹ thuật.
Thứ ba: Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.
Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn là các thủ tục kỹ thuật như: Kiểm tra,
thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.1.2.2. Mục đích hoạt động.
Mục đích hoạt động của hiệp định TBT bao gồm các mục đích sau:
Thứ nhất: bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng.
Thứ hai: bảo vệ đời sống của động thực vật.
Thứ ba: bảo vệ môi trường.

Thứ tư: ngăn chặn các thông tin không chính xác.
Thứ năm: các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng,
hài hòa hóa...
2.1.2.3. Chi phí đánh giá sự hợp chuẩn.
Hiệp định TBT cũng đề cập đến các chi phí mà nhà xuất khẩu phải chịu
để đưa sản phẩm của mình đạt được sự phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật của hiệp định.
Trước hết là các chi phí liên quan đến việc đánh giá sự hợp chuẩn của
sản phẩm. Nhóm chi phí này bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: chi phí
kiểm tra, chứng nhận hay chi phí về phòng thí nghiệm và chi phí cho các tổ
chức cấp giấy chứng nhận.
6


Chi phí về thông tin cũng như chi phí nhà sản xuất phải chi trả. Nhóm
chi phí này bao gồm các chi phí liên quan đến việc đánh giá ảnh hưởng mang
tính kỹ thuật về quy định kỹ thuật của các nước khác, dịch thuật và phổ biến
thông tin, đào tạo chuyên gia… Cuối cùng là các chi phí bất thường do những
khó khăn trong việc điều chỉnh chi phí khi phải tiếp cận với các quy định, tiêu
chuẩn kỹ thuật mới được ban hành.
2.1.2.4. Các nguyên tắc cơ bản
Hiệp định TBT có 6 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc 1: Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt
động thương mại.
Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích
chính đáng. Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêu dùng,
bảo vệ an ninh quốc gia hay bảo vệ môi trường. Khi đưa ra các cản trở, quốc
gia đó cũng phải xem xét đến sự khác biệt về thị hiếu, thu nhập, vị trí địa lý và
các nhân tố khác giữa các quốc gia, từ đó lựa chọn sử dụng những cản trở có
tác động đến hoạt động thương mại ít nhất.

Về phía Chính phủ, tránh các cản trở không cần thiết đến hoạt động
thương mại, có nghĩa là: khi Chính phủ đưa ra một quy định kỹ thuật liên quan
đến các sản phẩm như về thiết kế sản phẩm hay các tính năng, công dụng của
sản phẩm phải tránh những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại
quốc tế. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.
Theo đó, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn khi đưa ra không được quá khắt
khe và tốn quá nhiều thời gian so với mức cần thiết để đánh giá một sản phẩm
phù hợp với luật lệ trong nước và các quy định của nước nhập khẩu.
Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử.
Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệt đối
xử của hiệp định TBT được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử
tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). MFN và NT được
áp dụng cho cả các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.
Nguyên tắc 3: Hài hòa hóa.
Nguyên tắc hài hòa hóa được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:
Trước hết, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụng các
tiêu chuẩn quốc tế trong xuất khẩu, các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộ hoặc một
phần) trừ khi việc sử dụng đó không phù hợp, làm mất tính hiệu quả trong
thực hiện một mục đích nào đó.
7


Tiếp theo, hiệp đinh TBT khuyến khích các nước thành viên tham gia
vào các Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như FAO, WHO, IPPC…. Là những tổ
chức đã thiết lập những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi hoạt động của các tổ chức này.
Trong nguyên tắc hài hòa hóa, hiệp định TBT còn đề cập đến vấn đề đối
xử đặc biệt và khác biệt với các thành viên WTO là các nước đang và chậm
phát triển. Về những đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang
phát triển, hiệp định TBT đưa ra các quy định sau:

- WTO yêu cầu các nước thành viên bảo vệ lợi ích của các nước đang
phát triển. Điều này thể hiện trong quá trình ban hành và áp dụng các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thành viên
WTO phải tính đến trình độ phát triển và khả năng tài chính của các nước
đang phát triển.
- WTO cho phép có sự linh hoạt trong ban hành và áp dụng các quy định,
tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Theo đó, các nước
đang phát triển không bắt buộc phải áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
quốc tế như những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản, chủ yếu khi các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó không còn phù hợp với trình độ phát triển và khả
năng tài chính của các nước này.
Nguyên tắc 4: Bình đẳng.
WTO khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công nhận các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau.
Khi các nước công nhận các biên pháp kỹ thuật của nhau sẽ giúp làm
giảm chi phí điều chỉnh các tính năng của sản phẩm để phù hợp với tiêu chuẩn
của các nước khác. Hơn nữa, do khoảng cách về thời gian giữa thời điểm ban
hành các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế với thời điểm tiến hành áp dụng các tiêu
chuẩn kỹ thuâtn quốc tế đó vào hoạt động sản xuất của một quốc gia có thể
diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài sẽ tạo điều kiện cho nước áp dụng
có cơ hội từ chối không áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
Việc tuân thủ nguyên tắc bình đẳng sẽ góp phần làm cho các nhà sản xuất phải
tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật chăth chẽ hơn.
Nguyên tắc 5: Công nhận lẫn nhau.
Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹ
thuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác
nhau đòi hỏi một chi phí nhất định. Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần

8



khi nhà xuất khẩu phải tiến hành các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác
nhau.
Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và
thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉ
phải tiến hành kiểm tra, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả
kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác công nhận.
Trong thực tế, các nước thành viên WTO đều công nhận kết quả của thủ
tục đánh giá sự hợp chuẩn của nước khác ngay cả khi thủ tục đánh giá sự hợp
chuẩn của các quốc gia không giống nhau.
Ngoài ra, hiệp định TBT còn quy định khi kết quả của các tổ chức đánh
giá sự hợp chuẩn tương thích với những chỉ dẫn liên quan do các tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế ban hành thì kết quả đó được xem là bằng chứng về một
trình độ kỹ thuật hoàn chỉnh.
Nguyên tắc 6: Minh bạch.
Theo hiệp định TBT, nguyên tắc minh bạch được thể hiện trên các mặt
sau:
- Bản thảo các quy định kỹ thuật của các nước thành viên WTO phải
được gửi đến Ban thư ký WTO trước khi gửi bản chính thức 60 ngày. Thời
gian 60 ngày là để WTO xin ý kiến các nước thành viên WTO khác.
- Ngay khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia phải thông báo
cho các nước thành viên khác về các biện pháp thực hiện và quản lý các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước mình, cũng như cá thay đổi sau này cảu các
biên pháp đó.
- Khi các nước thành viên WTO tham gia kỹ kết các hiệp định song
phương và đa phương với các quốc gia khác có lên quan đến các quy định,
tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này có
ảnh hưởng về thương mại đến các nước thành viên khác thì phải thông qua
Ban thư kỹ WTO thông báo về các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của
hiệp định, kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt hiệp định.

Ngoài ra, theo nguyên tắc minh bạch, các nước thành viên WTO còn
phải thành lập “Điểm trả lời các câu hỏi liên quan đến các quy định, tiêu
chuẩn, thủ tục kiểm tra kỹ thuật – inquiry points”.
Cuối cùng, để tăng thêm sự đảm bảo tính minh bạch trong thực thi hiệp
định TBT, WTO cũng đã thành lập một cơ quan chuyên trách đó là Ủy Ban
TBT. Ủy ban này sẽ cung cấp cho các thành viên WTO các thông tin liên quan
9


đến hoạt động của hiệp định và việc xúc tiến thực hiện các mục đích của hiệp
định.
Ngoài các nội dung trên, một phần không thể thiếu trong các nội dung
cấu thành của các hiệp định trong khuôn khổ WTO, và đã được cụ thể hóa
thành một chương riêng biệt trong nội dung hoạt động của WTO, đó là các
quy định về hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang và chậm phát triển.
Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật dành cho các nước đang và chậm phát
triển thực chất là một phần trong nội dung về đối xử đặc biệt và khác biệt. Tuy
nhiên, do tính phức tạp của nội dung này nên ngay cả trong hiệp định TBT,
nội dung về hỗ trợ kỹ thuật cũng được tách thành một phần riêng biệt.
2.1.2.5. Hỗ trợ kỹ thuật
Theo hiệp định TBT, các quy định về hỗ trợ kỹ thuật được thể hiện trên
các mặt sau:
- Hỗ trợ kỹ thuật được tiến hành từ khâu chuẩn bị ban hành các quy định,
tiêu chuẩn kỹ thuật và thành lập Hội đồng tiêu chuẩn quốc gia cho đến khi
tham gia vào Hội đồng tiêu chuẩn hóa quốc tế và các bước tiếp theo để các
nước đang phát triển thâm nhập vào các hệ thống đánh giá sự hợp chuẩn của
khu vực và trên thế giới.
- Chương trình hỗ trợ kỹ thuật thuộc hiệp định TBT bao gồm 2 hoạt động
chủ yếu là cung cấp dịch vụ tư vấn kinh tế, luật và đào tạo trong quá trình thực
thi hiệp định.

- Hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc TBT được Ban thư ký WTO
tiến hành. Nội dung của các hoạt đọng hỗ trợ kỹ thuật thường được đưa ra
trong các hội thảo hỗ trợ kỹ thuật cấp khu vực. Gần đây, các hội thảo hỗ trợ kỹ
thuật của WTO được phối hợp tổ chức với các tổ chức quốc tế và khu vực.
- Hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện trực tiếp giữa nước phát triển với nước
đang và chậm phát triển, hoặc được thực hiện thông qua chương trình hợp tác
kỹ thuật của Ban thư ký WTO.
- Các yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật của các nước chậm phát triển luôn được
ưu tiên hơn so với các yêu cầu của các nước đang phát triển.
Tại vòng đàm phán Uruguay (1986-1994), hiệp định TBT được sửa đổi
lại với nhiều nội dung rõ hơn so với bản cũ của vòng đàm phán Tokyo. Điểm
mới của bản hiệp định TBT sửa đổi thể hiện ở việc đưa ra các phương thức gia
công sản xuất có ảnh hưởng đến các tính năng của sản phẩm. Phạm vi của các
thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn cũng được mở rộng, các quy tắc đánh giá cũng
10


được đưa ra chi tiết hơn. Các quy định về khai báo đối với chính phủ cũng như
các tổ chức phi chính phủ của các thành viên WTO cũng được cụ thể hóa hơn
so với các quy định của hiệp đinh TBT được đưa ra trong vòng đàm
phán Tokyo.
2.1.3.

Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại thế

giới
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp
dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.
Các rào cản này có thể được chia làm các loại hình sau:
2.1.3.1. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ

Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước,
hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu
chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các
thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và
các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi
ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích
của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ
sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường, …
Các tiêu chuẩn thường được áp dụng trong thương mại là HACCP đối
với thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh
học,…
2.1.3.2. Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế
nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này
có làm tổn hại đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng
cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và
lãng phí tài nguyên không tái tạo.
Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm
tăng giá thành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.
2.1.3.3. Các yêu cầu về nhãn mác
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật,
theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần,
trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước
sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản …
Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng
11


và rất tốn kém, nhất là ở Mỹ. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất
phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.

2.1.3.4.Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì,
những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình
sử dụng, … Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự
nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói
phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và
sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của
mỗi nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao
bì và khả năng tái chế ở mỗi nước là khác nhau.
2.1.3.5. Phí môi trường
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các
chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập
thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các
hoạt động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:
- Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá
chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn
cho việc thải loại sau sử dụng.
- Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí,
nước và đất, hoặc gây tiếng ồn.
- Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi
phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.
Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng
hoặc cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
2.1.3.6. Nhãn sinh thái
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người
tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu
chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống
của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại
sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản

phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”,
có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng
12


không dán nhãn sinh thái do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử
dụng các “sản phẩm xanh” hơn. Ví dụ, trên thị trường Mỹ, các loại thuỷ sản có
dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao hơn, ít nhất 20%, có khi gấp 2-3 lần
thuỷ sản thông thường cùng loại.
2.1.4. Một số quy định, tiêu chuẩn liên quan đến mặt hàng thủy
sản nói chung và tôm nói riêng
2.1.4.1. Một số quy định, tiêu chuẩn quốc tế
Người tiêu dùng trên thế giới hiện nay ngày càng hướng tới sử dụng các
sản phẩm thủy sản an toàn, được sản xuất bền vững và đáp ứng các yếu tố về
môi trường cũng như xã hội. Đảm bảo các yêu cầu của các thị trường nhập
khẩu thủy sản Việt Nam, mức tối thiểu cần đáp ứng để được cho phép xuất
khẩu vào các thị trường: Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, LB Nga… được
cho là cần phải đáp ứng yêu cầu cứng của thương hiệu. Đó là đảm bảo an toàn
thực phẩm, cụ thể: đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định bắt buộc áp
dụng (quản lý theo quá trình theo HACCP, GMP, SSOP, GAP, ISO, …)
* Tiêu chuẩn HACCP
Theo định nghĩa của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm CODEX: HACCP là
một hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh
hưởng đến an toàn thực phẩm. HACCP là chữ viết tắt từ tiếng Anh của Hazard
Analysis & Critical Control Points (Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các
điểm kiểm sóat tới hạn). HACCP được giới thiệu như là một hệ thống kiểm
soát an toàn khi mà sản phẩm hay dịch vụ đang được tạo thành hơn là cố gắng
tìm ra các sai sót ở sản phẩm cuối. Hệ thống mới này dựa trên cơ sở việc tiếp
cận các mối nguy hay các rủi ro của một sản phẩm cụ thể hay của một quá

trình cụ thể và việc phát triển một hệ thống để kiểm soát các mối nguy hay rủi
ro này. Các điểm đặc biệt trong quá trình được xác định nhằm kiểm soát các
nguy cơ an toàn thực phẩm.
- Các đặc trưng của HACCP
+ Tính hệ thống: HACCP xem xét và kiểm soát tất cả các bước trong
việc vận hành sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. Giúp nhận diện các
mối nguy, xây dựng và áp dụng các biện pháp kiểm soát, thẩm tra tính hiệu
quả của hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn luôn được duy trì.
+ Cơ sở khoa học: Các mối nguy về an toàn cho một loại thực phẩm và
việc kiểm soát chúng được xác định dựa trên bằng chứng / cơ sở khoa học.

13


+ Chuyên biệt: Tùy vào đặc trưng của loại thực phẩm, HACCP giúp xác
định các mối nguy thường gặp ở loại thực phẩm đó và xây dựng biện pháp
kiểm soát thích hợp.
+ Phòng ngừa: HACCP hướng tới việc phòng ngừa hơn là kiểm tra khi
sản phẩm đã hoàn tất.
+ Luôn thích hợp: Khi có sự thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ, con
người, thông tin về an toàn thực phẩm, hệ thống luôn được xem xét và điều
chỉnh cho phù hợp.
Lưu ý: HACCP không phải là một hệ thống giúp triệt tiêu hoàn toàn các
nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Nó là một hệ thống giúp quản lý
các mối nguy nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.
* Tiêu chuẩn SSOP và GMP
SSOP là 4 chữ cái của 4 từ tiếng Anh: Sanitation Standard Operating
Procedures. Nghĩa là: Quy phạm vệ sinh hoặc nói cụ thể hơn là: Quy trình làm
vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.
GMP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good manufacturing

practice”. Dịch đầy đủ theo nghĩa Tiếng Việt là “Thực hành tốt sản xuất”
SSOP cùng GMP, kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ
khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. Song, GMP là Quy
phạm sản xuất, là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm đảm
bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, nghĩa là GMP quy định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn
ngừa các yếu tố ô nhiêm vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. Còn SSOP
là Quy phạm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nghĩa là các quy phạm vệ
sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.
* Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for
Standardization)ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động.
ISO 9001 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, không
phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm. Việc áp dụng ISO 9001 vào doanh nghiệp đã
tạo được cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhất quán trong công việc, chuẩn
hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ được nhiều thủ tục không cần thiết, rút
14


ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót
trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng như ý thức của
cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt.
Các Tiêu chuẩn Quốc tế mà ISO đã ban hành rất hữu ích cho nền công
nghiệp, các tổ chức kinh tế, các chính phủ, các tổ chức thương mại, các cơ sở
kinh doanh quốc hữu và tư nhân và cuối cùng là cho con người bao gồm cả
người cung cấp và người sử dụng. Các Tiêu chuẩn của ISO đảm bảo cho các
sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho con người được an toàn, sạch sẽ và hiệu

quả, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong thương mại giữa các nước với
nhau.
* Tiêu chuẩn ASC
ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewaship Council (Hội Đồng Quản
Lý Nuôi Trồng Thủy Sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được
thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ
chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu
chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây
dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an
sinh động vật và an toàn thực phẩm.
Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy
sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường,
hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục
tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối
với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn
từ các trại nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi
trường và xã hội.
2.1.4.2. Những chính sách, quy định trong nước.
* Ngày 31/10/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Quyết định số 2654/QĐ-BNN-QLCL về việc Ban hành biện pháp kiểm
tra tăng cường về chất lượng, an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu
vào Canađa và Nhật Bản. Cụ thể:
- Thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với 100% lô hàng tôm
nuôi, cá tra, ba sa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này xuất khẩu vào
Canađa về chỉ tiêu dư lượng Enrofloxacin + Ciprofloxacin (quy định mức giới
hạn phát hiện cho phép =1ppb)

15



×