Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

so sánh hàm lượng và hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ các bộ phận khác nhau của rong mơ sargassum microcystum (j agardh, 1848)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGÔ NGUYỄN HẢI KIM

SO SÁNH HÀM LƯỢNG VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY TRÍCH
TỪ CÁC BỘ PHẬN KHÁC NHAU CỦA RONG MƠ
Sargassum microcystum (J.Agardh, 1848)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S Huỳnh Trường Giang
Th.S Dương Thị Hoàng Oanh

2014


THÔNG TIN LUẬN VĂN/LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH
KHOA THỦY SẢN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tên đề tài

Bậc đào tạo
Ngành/Chuyên ngành
Năm
Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV)
Số trang
Cán bộ hướng dẫn


Nguồn kinh phí

So sánh hàm lượng và hoạt tính chống oxy
hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ
các bộ phận khác nhau của rong mơ
Sargassum microcystum (J.Agardh, 1848)
Đại học
Quản Lý Nguồn Lợi Thủy Sản
2014
Ngô Nguyễn Hải Kim (4118373)
12
Th.S Huỳnh Trường Giang và Th.S Dương Thị
Hoàng Oanh
Đào tạo
Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu so sánh hàm lượng, hoạt tính chống oxy
hóa và thành phần hóa học của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ các bộ phận: lá, thân
và phao của rong mơ Sargassum microcystum. Hỗn hợp polysaccharide được ly trích
bởi hai dung môi khác nhau: nước 100 oC, 6 giờ và HCl 0,1N 100oC, 3 giờ. Kết quả cho
thấy hàm lượng polysaccharide khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N cao hơn dung môi
nước. Trong ba bộ phận, lá có hàm lượng cao nhất (22,2 và 11,3%) so với thân (21,7 và
11%) và phao (20,4 và 10,7%) khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N và nước. Hoạt tính
khử DPPH●, tạo phức với Fe2+ và hoạt tính khử Fe3+ của hỗn hợp khi ly trích bằng dung
môi nước cao hơn dung môi HCl 0,1N và hỗn hợp của lá có hoạt tính cao nhất trong ba
bộ phận. Khi ly trích bằng nước, hàm lượng protein cao hơn khi ly trích bằng HCl 0,1N.
Hỗn hợp của lá có hàm lượng protein cao hơn (11,4%) so với phao (9,7%) và thân
(8,6%) khi ly trích bằng nước.
Từ khóa: Sargassum microcystum, hoạt tính chống oxy hóa, hỗn hợp polysaccharide, lá,
thân và phao.


(Ghi chú: - Tên File: Họ và tên tác giả - năm – Tên đề tài)
- Tóm tắt đề tài: New Romance, size 10; Trong 1 trang này đối với Đề tài đại học, 1-2 trang đối
với đề tài cao học và NCS; Đầy đủ thông tin mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả, kết luận, ý nghĩa)


SO SÁNH HÀM LƯỢNG VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY TRÍCH
TỪ CÁC BỘ PHẬN KHÁC NHAU CỦA RONG MƠ
Sargassum microcystum (J.Agardh, 1848)
Ngô Nguyễn Hải Kim, Huỳnh Trường Giang và Dương Thị Hoàng Oanh
ABSTRACT
This study was conducted with the aim is compare yield, antioxidant activities and
evaluate the chemical composttion of polysaccharide extracted from different part of
brown seaweed Sargassum microcystum. Polysaccharie was extracted by two
different extraction solvents: hot-water, 6 hours and HCl 0,1N 100 oC, 3 hours. The
results showed that polysaccharide was extracted by 0.1N HCl exhibited higher
yield than hot-water solvent. The leaves have highest yield (22,2 and 11,3%), follow
by the stem (21,7 and 11%) and float (20,4 and 10,7%) when using two solvents on.
The DPPH● free radicals scavenging activity, ferrous ion chelating activity and
reducing power when extracted by hot-water solvent higher than 0.1N HCl solvent
and mixed of the leaves are highest in three part of S. microcystum. Yield of protien
extracted by hot-water solvent higher than 0.1N HCl solvent. Mixed of the leaves are
yeild of protein higher than (11,4%) float (9,7%) and stem (8,6%) when extracted
by hot-water solvent.
Key words: Sargassum microcystum, antioxidant activities, polysaccharide, the
leaves, stem and float.
Title: Comparison of yield and antioxidant activities of polysaccharide extracted
from different part of brown seaweed Sargassum microcystum
TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu so sánh hàm lượng, hoạt tính chống oxy
hóa và thành phần hóa học của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ các bộ phận: lá,
thân và phao của rong mơ Sargassum microcystum. Hỗn hợp polysaccharide được
ly trích bởi hai dung môi khác nhau: nước 100 oC, 6 giờ và HCl 0,1N 100oC, 3 giờ.
Kết quả cho thấy hàm lượng polysaccharide khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N
cao hơn dung môi nước. Trong ba bộ phận, lá có hàm lượng cao nhất (22,2 và
11,3%) so với thân (21,7 và 11%) và phao (20,4 và 10,7%) khi ly trích bằng dung
môi HCl 0,1N và nước. Hoạt tính khử DPPH●, tạo phức với Fe2+ và hoạt tính khử
Fe3+ của hỗn hợp khi ly trích bằng dung môi nước cao hơn dung môi HCl 0,1N và
hỗn hợp của lá có hoạt tính cao nhất trong ba bộ phận. Khi ly trích bằng nước, hàm
lượng protein cao hơn khi ly trích bằng HCl 0,1N. Hỗn hợp của lá có hàm lượng
protein cao hơn (11,4%) so với phao (9,7%) và thân (8,6%) khi ly trích bằng nước.
Từ khóa: Sargassum microcystum, hoạt tính chống oxy hóa, hỗn hợp
polysaccharide, lá, thân và phao.

1


1. GIỚI THIỆU
Rong nâu Sargassum (Phaeophyceae) – nguồn tài nguyên sẵn có và dồi dào phân bố
rộng rãi ở vùng nhiệt đới và ôn đới với hơn 400 loài đã được tìm thấy (Shimabukuro
et al., 2008). Các hợp chất polysaccharide ly trích từ rong biển có hoạt tính sinh học
cao được xem như là chất chống oxy hóa (antioxidant activity), chất chống đông
máu (anticoagulant), chống ung thư (antitumour), chất kháng khuẩn (antibacterial
activity), chất kích thích hệ miễn dịch (immunostimulant). Trong nuôi trồng thủy
sản, các hỗn hợp polysaccharide được ly trích từ một số loài rong mơ đã được sử
dụng như là hợp chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng trên cá,
tôm. Rong mơ S. duplicatum được sử dụng cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamie) để tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng (Yeh et al., 2006), tôm thẻ
đuôi đỏ (Fenneropenaeus indicus) được tắm trong nước biển có chứa chất chiết xuất

từ rong mơ S. glaucescens để diệt khuẩn (Ghaednia et al., 2011).
Tùy vào từng loài rong mơ và tùy theo giai đoạn phát triển của rong mơ sẽ có hàm
lượng polysaccharide khác nhau cũng như thành phần hóa học và hoạt tính chống
oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide. Rong tươi có hàm lượng iod cao hơn trong
rong biển đã phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra lá ở giai đoạn khác nhau cũng ảnh hưởng
đến hàm lượng iod trong rong mơ, những lá non sẽ chứa nhiều iod hơn lá trưởng
thành (Huỳnh Trường Giang, 2012). Hơn thế nữa, tùy theo từng loại dung môi ly
trích mà các bộ phận sẽ có hàm lượng và hoạt tính khác nhau. Vì vậy tính chất và
hoạt tính chống oxy hóa trong từng bộ phận của rong như thân, lá và phao sẽ khác
nhau và tùy theo từng loại dung môi ly trích. Vì vậy nghiên cứu này được thực hiện
với mục tiêu so sánh hàm lượng polysaccharide, thành phần hóa học và hoạt tính
chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharie từ các bộ phận khác nhau của rong mơ S.
microcystum ly trích bằng hai dung môi khác nhau. Kết quả đạt được sẽ là cơ sở cho
việc sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa và sử dụng hiệu quả hỗn hợp polysaccharide.
Đồng thời có những đề xuất nghiên cứu ứng dụng những hợp chất này vào để đạt
năng suất cao trong nuôi trồng thủy sản.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm thu mẫu
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2014. Mẫu rong S.
microcystum được thu tại vùng ven biển Kiên Giang. Quá trình ly trích, xác định
hàm lượng polysaccharide và hoạt tính chống oxy hóa của từng bộ phận rong mơ S.
microcystum (lá, thân, phao) được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Phân tích chất
lượng nước, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.2 Phương pháp chuẩn bị mẫu
Mẫu rong S. microcystum sau khi được làm sạch bằng nước máy để loại bỏ tạp chất
và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Sau đó mẫu rong được tráng bằng nước cất và
sấy ở 37oC cho đến khi trọng lượng không đổi. Tiếp theo sẽ tiến hành tách riêng các
2



bộ phận của rong: lá, thân và phao. Cuối cùng, các mẫu rong lá, thân, phao đã được
tách riêng lần lượt sẽ được nghiền bằng máy và sàn qua mắc lưới 125µm. Bột rong
sẽ được bảo quản ở 4oC cho đến khi tiến hành ly trích.
2.3 Phương pháp thí nghiệm
Nghiên cứu bao gồm 2 thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Đánh giá hàm lượng hỗn hợp polysaccharide từ các bộ phận khác
nhau của loài rong mơ S. microcystum bằng các dung môi khác nhau.
Các bộ phận của rong mơ S. microcystum được ly trích bằng dung môi HCl 0,1N
100oC và nước 100 oC ở các khoảng thời gian khác nhau.
Nghiệm thức 1: Lá của rong mơ S. microcystum được ly trích bằng dung môi HCl
0,1N, 100 oC trong 3 giờ.
Nghiệm thức 2: Thân của rong mơ S. microcystum được ly trích bằng dung môi HCl
0,1N, 100 oC trong 3 giờ.
Nghiệm thức 3: Phao của rong mơ S. microcystum được ly trích bằng dung môi HCl
0,1N, 100 oC trong 3 giờ.
Nghiệm thức 4 : Lá của rong mơ S. microcystum được ly trích bằng dung môi nước
100oC trong 6 giờ.
Nghiệm thức 5: Thân của rong mơ S. microcystum được ly trích bằng dung môi
nước 100oC trong 6 giờ.
Nghiệm thức 6: Phao của rong mơ S. microcystum được ly trích bằng dung môi nước
100oC trong 6 giờ.
Thí nghiệm 2: Xác định thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của các
hỗn hợp polysaccharide ly trích từ các bộ phận khác nhau của rong mơ S.
microcystum.
Các hỗn hợp polysaccharide từ thí nghiệm 1 được tiến hành phân tích thành phần
hóa học và hoạt tính chống oxy hóa.
Hoạt tính chống oxy hóa
Hoạt tính loại bỏ gốc DPPH● tự do được xác định dựa theo phương pháp của
Shimada et al. (1992). Hoạt tính tạo phức với Fe2+ được xác định bằng phương pháp
nghiên cứu bởi Dinis et al (1994). Xác định khả năng khử Fe3+ của các hỗn hợp

polysaccharide được xác định theo phương pháp của Oyaizu (1988).
Thành phần hóa học
Hàm lượng protein và photpho được xác định theo phương pháp của APHA et al.
(1999); Hàm lượng đường L-fucose và glucose bằng phương pháp Phenol-sufuric
acid (Dubois et al., 1956); SO42- được phân tích theo Terho và Hartiala (1971);
Phlorotannin được phân tích theo phương pháp Folin-Ciocalteu Phenol (Koivikko et
al., 2005).

3


2.4 Xử lý số liệu
Hàm lượng polysaccharide được tính giá trị trung bình và độ lệnh chuẩn ở các
nghiệm thức. Các chỉ tiêu hoạt tính loại bỏ gốc DPPH●; hoạt tính tạo phức với Fe2+
và khả năng khử Fe3+ dựa vào nồng độ polysaccharide và hoạt tính (%) được xử lý
để đánh giá độ tương quan. IC50 là giá trị nồng độ polysaccharide mà hoạt tính đạt
được là 50% được ước lượng thông qua phương trình tương quan Y = aX+ b giữa
nồng độ polysaccharide và hoạt tính (%). Sự khác biệt giữa các nghiệm thức (lá,
thân và phao) được sử lý bằng phần mềm thống kê SAS 9.1 computer software (SAS
Institute, Cary, NC, Mỹ), bằng phép thử Ducan ở mức ý nghĩa p=0,05.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hàm lượng polysaccharide ly trích từ các bộ phận khác nhau: Lá, Thân và
Phao của S. microcystum thu hoạch
Hàm lượng polysaccharide thu được khi ly trích bằng HCl 0,1N cho hàm lượng cao
hơn khi ly trích với nước. Trong các bộ phận khác nhau của S. microcystum, hàm
lượng hỗn hợp của lá đều cao hơn khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N (22,2%) và
dung môi nước (11,3%), trong khi đó phao có hàm lượng thấp nhất khi ly trích bằng
dung môi HCl 0,1N (20,4) và dung môi nước (10,7%) (Hình 1). Khi ly trích bằng

dung môi HCl 0,1N và dung môi nước, hàm lượng polysaccharide của các bộ

phận: lá, thân và phao khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 1).

Hình 1: Hàm lượng polysaccharide của các bộ phận như lá, thân và phao của S.
microcystum khi ly trích bằng dung môi nước 100oC, 6 giờ (A) và dung môi HCl 0,1N
100o C, 3 giờ (B)

Theo nghiên cứu của Badrinathan et al. (2011) rong mơ S. microcystum được ly
trích bằng dung môi methanol:chloroform tỉ lệ 2:1 cho sản lượng cao nhất (11,36%).
Dung môi chloroform cho hàm lượng polysaccharide thu được khi ly trích ở nhiệt độ
thường với 17,12%. Methanol chỉ ở mức 9,17% và nước cũng cho hàm lượng thấp
với 5,58%. Lim et al. (2002) cũng sử dụng 4 dung môi khác nhau: methanol, ethyl
4


acetate, butanol và nước để ly trích polysaccahride từ rong S. siliquastrum. Hàm
lượng thu được lần lượt là: 6,24; 0,35; 0,87; 2,14%. Khi ly trích hỗn hợp
polysaccharide từ rong F. vesiculosus bằng dung môi KOH 2M ở 37 oC thu được
hàm lượng hỗn hợp khá cao 25,7% (Ruprez et al., 2002). Nghiên cứu của Boonchum
et al. (2011) từ 4 loài rong được ly trích bằng 2 dung môi : nước và ethanol. Hàm
lượng polysaccharide thu được khi ly trích bằng dung môi nước, loài S. binderi có
hàm lượng cao nhất với 12,25% và thấp nhất là H. macroloba với 2,52%.
Bảng 1: Hàm lượng polysaccharide ở các bộ phận khác nhau được ly trích
bằng các dung môi khác nhau


Thân
Phao

Nước 100 oC, 6 giờ


HCl 0,1N 100 oC, 3 giờ

11,3±0,78a
11,0±0,11a
10,7±0,14a

22,2±1,96a
21,7±0,52a
20,4±0,34a

Các số liệu (Trung bình SE) có kí tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)

3.2 Hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ các bộ phận
khác nhau: Lá, Thân, Phao của rong mơ S. microcystum
3.2.1 Hoạt tính loại bỏ gốc oxy hóa DPPH●
Hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH● của hỗn hợp polysaccharide khi được ly trích
bằng dung môi nước lớn hơn khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N. Trong từng bộ
phận, hỗn hợp polysaccharide của lá có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất với 89,6%
và thấp nhất là thân với 80,7% ở nồng độ 0,8 mg/mL khi ly trích bằng dung môi
nước. Đối với dung môi HCl 0,1N lá cũng có hoạt tính cao nhất và thấp nhất là
phao. (Hình 2)

A

B



Hình 2: Hoạt tính loại bỏ gốc DPPH của: lá, thân và phao của S. microcystum khi ly

trích bằng dung môi nước 100oC, 6 giờ (A) và dung môi HCl 0,1N 100oC, 3 giờ (B)

5


Đặng Xuân Cường và ctv (2013) thực hiện nghiên cứu sàng lọc hoạt tính chống oxy
hóa của 5 loài rong nâu. Trong đó khả năng khử gốc tự do thấp nhất ở loài S.
angustifolium được tính trung bình là 64,2%±16,7% và cao nhất ở loài S. binderi đạt
được trung bình 83,2%±3,9%. Theo Hwang et al (2010), ở loài rong S. hemiphyllum
hỗn hợp polysaccharide ly trích bằng nước 100 oC có khả năng loại bỏ gốc oxy hóa
DPPH● ở giá trị IC50 là 1,58mg/ml. Loài T. conoides có giá trị IC50 tương đối thấp
với 5,29±0,088 mg/ml khi ly trích bằng dung môi nước (Boonchum et al., 2011).
Trong nghiên cứu của Luo et al. (2010) ly trích hỗn hợp polysaccharide từ một số
loài rong. Loài S. kjellmanianum có hoạt tính cao nhất với 58,25% và thấp nhất là
rong S. fusiforme (24,20%).
3.2.2 Hoạt tính tạo phức với Fe2+
Hoạt tính cao nhất ở hỗn hợp polysaccharide của lá với 89,7% và thấp nhất ở hỗn
hợp của phao với 72,6% ở nồng độ 0,8 mg/mL khi ly trích bằng dung môi nước. Giá
trị IC50 là 0,333; 0,372 và 0,392 mg/mL tương ứng với lá, thân và phao. Khi ly trích
bằng HCl 0,1N thì hỗn hợp của lá có hoạt tính cao hơn ở nồng độ 0,8 mg/mL so với
hỗn hợp của phao và thân (Hình 3).
Trong nghiên cứu của Vinayak et al. (2010) loài D. autralis hoạt tính tạo phức với
Fe2+ cao nhất có giá trị IC50 0,93±0,029 mg/mL, và thấp nhất là loài S. marginatum
với IC50 9,17±0,413 mg/mL. Và ở loài rong mơ S. hemiphyllum có giá trị là IC50
2,07 mg/mL (Hwang et al., 2010). Chiết xuất polysaccharide giàu sulfate từ S.
filipendula cho thấy hoạt động tạo phức với Fe2+ thấp 13,2% ở 2 mg/mL (Costa et
al., 2011).

A


B

Hình 3: Hoạt tính tạo phức Fe2+ của: lá, thân và phao của S. microcystum khi ly
trích bằng dung môi nước 100oC, 6 giờ (A) và dung môi HCl 0,1N 100oC, 3 giờ (B)

3.2.3 Hoạt tính khử Fe3+
Khi ly trích bằng dung môi nước, hỗn hợp polysaccharide của phao có hoạt tính khử
Fe3+ là cao nhất (Y=0,1008X + 0.4708; r2=0,9422), tiếp theo hỗn hợp của lá và thân.
Giá trị IC50 lần lượt 0,29; 1,38 và 2,19 mg/mL. Đối với dung môi HCl 0,1N, thì hỗn
6


hợp polysaccharide lá lại có hoạt tính cao nhất (Y=0,1376X + 0.4733; r2=0,9487), kế
đến là hỗn hợp của phao và thân. Giá trị IC50 lần lượt 0,23; 1,9 và 2,423 mg/mL
(Hình 4).
Một nghiên cứu của Kayalvizhi et al. (2014), hai loài rong được ly trích bằng dung
môi methanol, loài T. ornata có hoạt tính khử Fe3+ cao nhất ở nồng độ polyaccharide
84,45±2,14 µg/mL và loài P. tetrastromatica thấp hơn và có hoạt tính khử Fe3+ cao
nhất ở nồng độ 81,05±8,09 µg/mL. Loài rong mơ S. hemiphyllum có hoạt tính khử
Fe3+ với giá trị IC50 0,41 mg/mL (Hwang et al., 2010).

A

B

Hình 4: Hoạt tính khử Fe3+ của: lá, thân và phao của S. microcystum khi ly trích bằng
dung môi nước 100oC, 6 giờ (A) và dung môi HCl 0,1N 100oC, 3 giờ (B)

3.3 Thành phần hóa học của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ các bộ phận
khác nhau: Lá, Thân, Phao của rong mơ S. microcystum

3.3.1 Hàm lượng protein và photpho
Khi ly trích bằng dung môi nước, các bộ phận của rong có hàm lượng protein và
photpho cao hơn so với dung môi HCl 0,1N. Hỗn hợp polysaccharide của lá có hàm
lượng protein cao nhất ở cả hai dung môi nước và HCl 0,1N (11,4 và 4,5%), thấp
nhất là hỗn hợp của thân (8.6 và 1,6%). Hàm lượng photpho rất thấp, dao động từ
0,15-0.4% (Hình 5).
Hàm lượng protein ở một số loài rong mơ dao động từ 9,68-22,14%, cao nhất là ở
loài S. tenerrinum và thấp nhất là loài S. kjellmaninum. So với các loài rong đã được
nghiên cứu, protein trong rong đỏ thường có hàm lượng khá cao từ 7,62-35,6%, ở
rong nâu 5-20,5% và rong lục 5,81-31,55%. Hàm lượng protein không những thay
đổi theo từng loài khác nhau mà còn thay đổi theo quá trình phát triển và điều kiện
sống của rong (Lâm Ngọc Trâm, 1999). Rong mơ S. microcystum thì hàm lượng
protein tương đối thấp 3,6% (Badrinathan et al., 2011). Bên cạnh đó rong F.
vesiculosus cũng có hàm lượng protein tương đối thấp khi ly trích bằng nhiều dung
môi khác nhau (1,4-6,1%) (Ruprez et al., 2002).

7


A

B

Hình 5: Hàm lượng protein (A) và photpho (B) trong các hỗn hợp polysaccharide

3.3.2 Đường L-fucose, glucose và SO42Hàm lượng đường glucose, hỗn hợp polysaccharide của phao khi ly trích bằng dung
môi nước là lớn nhất với 27,8% và thấp nhất là thân với 24,3% ở nồng độ 1mg/mL.
Trong khi đó ly trích bằng HCl 0,1N có hàm lượng đường tương đối thấp, thấp nhất
là hỗn hợp của thân với 3,6% và cao nhất với lá là 7,8%. Cũng tương tự như
glucose, hàm lượng đường L-fucose khi ly trích bằng dung môi nước cao hơn HCl

0,1N, dao động từ 4,2-28,8%. Đối với SO42- thì không có sự chênh lệch quá nhiều
giữa các bộ phận của S. microcystum khi ly trích bằng hai dung môi trên. Trong đó
hỗn hợp của thân có hàm lượng SO42- cao nhất và thấp nhất là ở hỗn hợp của lá
(Hình 6 và Hình 7A).

B

A

Hình 6: Hàm lượng L-fucose (A) và glucose (B) trong các hỗn hợp polysaccharide

L-fucose và sulfate ester chiếm tỷ lệ đáng kể và là thành phần chính của fucoidan.
Có nhiều trong một số loài rong biển, đặc biệt là rong nâu (Li et al., 2008). Trong
nghiên cứu của Nguyễn Duy Nhứt (2007) về 5 loài rong ở Việt Nam. Loài S.
mcclurei có hàm lượng đường L-fucose lớn nhất với 50,51% và nhỏ nhất với 28,9%
ở loài S. denticarpum. Loài S. mcclurei cũng có hàm lượng sunfate (33%) và nhỏ
nhất ở rong S. swarrtzii (20,4%). Khi ly trích bằng HCl 0,1M ở 37 oC, hàm lượng
đường glucose có trong rong F. vesiculosus là cao nhất với 25,3% và hàm lượng L8


fucose chiếm 23,3% (Ruprez et al., 2002). Hàm lượng các loại đường đơn
monosaccharide có chứa trong rong Undaria pinnatifida được ly trích bằng HCl
0,1N cho thấy cao nhất là L-fucose 72,3%, các loại đường khác, galactose 14,6%,
manose 10,9% và thấp nhất là xylose 1,5% (Kim et al., 2007).
3.3.3 Phlorotannin
Hàm lượng phlorotannin cũng không có sự chênh lệch nhiều giữa các bộ phận của S.
microcystum khi ly trích trong cùng một dung môi. Và khi ly trích bằng HCl 0,1N,
các bộ phận của rong có hàm lượng lớn hơn khi ly trích bằng nước 100oC. Phao và
lá có hàm lượng phlorotannin lớn nhất và tương đương nhau (0,41±0,028% và
0,41±0,015%) khi ly trích bằng dung môi HCL 0,1N (Hình 7B).

Phlorotannin là một dạng của polyphenols, có hoạt tính sinh học cao và có nhiều
trong rong biển, đặc biệt là rong nâu. Đặng Xuân Cường và ctv. (2013) nghiên cứu
hàm lượng phlorotannin có hoạt tính chống oxy hóa của 5 loài rong, loài S. binderi
là loài có hàm lượng cao nhất với 6,77 mg phlorotannin/g trọng lượng khô và hàm
lượng nhỏ nhất với 4,27 mg phlorotannin/g DW là loài S. angustifolium.

A

B

Hình 7: Hàm lượng SO42- (A) và phlorotannin (B) trong các hỗn hợp polysaccharide

1.

KẾT LUẬN

Hàm lượng polysaccharide của ba bộ phận: lá, thân và phao khi ly trích bằng dung
môi HCl 0,1N 100oC trong 3 giờ cao hơn khi ly trích trong dung môi nước 100 oC
trong 6 giờ. Lá có hàm lượng polysaccharide cao hơn so với thân và phao khi ly
trích bằng hai dung môi trên.
Khi ly trích bằng dung môi nước, hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH●, hoạt tính tạo
phức với Fe2+, hoạt tính khử Fe3+ cao hơn so với khi ly trích bằng dung môi HCl
0,1N. Hỗn hợp polysaccharide của lá có hoạt tính loại bỏ gốc DPPH● và khả năng
tạo phức cao nhất khi ly trích bằng hai dung môi trên. Hoạt tính khử Fe3+, khi ly
trích bằng dung môi nước. Hỗn hợp của phao có hoạt tính cao nhất so với lá và thân.
Khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N, hoạt tính Fe3+ cao nhất là hỗn hợp của lá, thấp
hơn là hỗn hợp phao và thân.
Khi ly trích bằng dung môi nước, các bộ phận của rong có hàm lượng protein và
photpho cao hơn so với dung môi HCl 0,1N. Hỗn hợp của lá có hàm lượng protein
9



và photpho cao hơn so với hỗn hợp phao và thân ở cả hai dung môi. Hàm lượng
đường glucose và L-fucose của hỗn hợp của phao cao nhất và thấp nhất là thân. Hàm
lượng SO42- thì không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các bộ phận của S.
microcystum khi ly trích bằng hai dung môi trên. Trong đó hỗn hợp của thân có hàm
lượng SO42- cao nhất và thấp nhất là ở hỗn hợp của lá. Các bộ phận của rong có hàm
lượng phlorotannin khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N cao hơn khi ly trích bằng
dung môi nước. Hỗn hợp của phao có hàm lượng phlorotannin lớn nhất và nhỏ nhất
là hỗn hợp của thân khi ly trích ở hai dung môi trên. Kết quả đã cho thấy hàm lượng
hỗn hợp polysaccharide và hoạt tính chống oxy hóa thì bộ phận lá là cao nhất khi ly
trích bằng hai dung môi HCl 0,1N và dung môi nước.
Nghiên cứu tiếp theo tập trung vào việc sử dụng chỉ một bộ phận của rong là lá để ly
trích hợp chất polysaccharide ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản như tăng cường
miễn dịch, tỉ lệ sống của tôm cá. Ngoài ra, có thể tiếp tục nghiên cứu ly trích hỗn
hợp polysaccharide từ các bộ phận của rong S. microcystum bằng các dung môi khác
nhau để tìm ra những hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất phục vụ cho
nuôi trồng thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
APHA, AWWA, WEF. 1999. Standard moethods for examination of water and
wastewater, 19thedition. American Pulic Health Association 1015 Fifteenth
Street, NW Washington, DC 2005.
Badrinanthan, S., S.C. Suneeva, T.M. Shiju, C.P. Girish-Kumar and V. Pragasamc,
2011. Exloration of a novel hydroxyl radical scavenger from Sargassum
microcystum. Journal of Medicinal Plants Research 5, 1997-2005.
Boonchum, W., Y. Peerapornpial, D. Kanjanapothi, J. Pekkoh, C. Pumas, U. Jamjai,
D. Amornlerdpison, T. Noiraksar and P. Vacharapiyasophon, 2011.
Antioxidant activity of some seaweed from the Gulf of Thailand.
International Journal of Agriculture and Biology. 13: 95-99.
Costa, L.S., G.P. Fidelis, C.B.S. Telles, N.D. Satos, R.B.G. Camara, S.L. Cordeiro,

M.S.S.P. Costa, J.A. Lima, R.F.M. Silveria, R.M. Oliveira, I.R.L
Albuquerque, G.P.V Andrade and H.A.O Rocha, 2011. Antioxidant and
antiproliferative of Heterofucans from the seaweed Sargassum filipendula.
Mar Druds. 9(6): 952-966.
Đặng Xuân Cường, Vũ Ngọc Bội, Trần Thị Thanh Vân và Ngô Đăng Nghĩa, 2013.
Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của một số loài rong nâu Sargassum ở
Khánh Hòa, Việt Nam. Tạp chí khoa học. Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông
nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 25(2013): 36-42.
Dinis, T.C.P., V.M.C Maderia and L.M Almeidam, 1994. Action of phenolic
derivates (acetoaminophen, salycilate, and 5-aminosalycilate) as inhibitor of

10


membrand lipid peroxidation and peroxyl radicals scavenger . Archives of
Biochemistry and Biophysis. 315: 161-169.
Dubois, M., K.A Gilles, J.K Hamilton, P.A Rebers and F. Smith, 1956. Colorimetric
method for determination of sugar and related substances. Analytical
Chemistry 28, 350-365.
Gheadnia B., M.R. Mehrabi, M. Mirbakhsh, V. Yeganeh, P. Hoseinkhezri, G. Garibi
and a. Ghaffar Jabbari, 2011. Effect of hot-water extracted of brown seaweed
Sargassum glaucescens via immersion route on immune responses of
Fenneropenaeus indicus. Iranian Journal of Fisheries Sciences. 10(4): 616630.
Huỳnh Trường Giang, 2012. Đặc tính hỗn hợp polysaccharide ly trích từ một số loài
rong nâu Sargassum (Phaeophyta) phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Đề tài
khoa học và công nghệ cấp trường.
Hwang, P.A., C.H. Wu, S.Y. Chien and D.F. Hwang, 2010. Antioxidant and
immune-stimulating activeties of hot-water extract from seaweed Sargassum
hemiphyllum. Journal of Marine Science and Technology. 18: 41-46.
Kafalvizhi, K., V. Subramannian, N.S. Boopathy and K. Kathiresan, 2014.

Antioxidant properties of brown seaweeds (Turbinaria ornata (Turner) J.
Agardh, 1848 and Padiana tetrastromitica (Hauck). Journal of
Biotechnological sciences. 2(1): 29-37.
Kim, W.J., S.M Kim, H.R. Oh, K.B Lee, Y.K. Lee and Y.I. Park, 2007. Purification
and anticoagulant activity of a fucoidan from Korean Undaria pinnatifida
Sporophyll. Algae 22, 247-252.
Koivikko, R., J. Loponen, T. Honkanen and V. Jormalainen, 2005. Content of
soluble, cellwall bound and exuded phlorotannins in the brown alga Fucus
vesiculosus with implications on their ecological functions. Journal of
Chemistry Ecology. 31: 195-212.
Lâm Ngọc Trâm (Chủ Biên), 1999. Các hợp chất tự nhiên trong sinh vật biển Việt
Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 194 trang.
Lim, S.N., P.C.K. Cheumg, V.E. Ooi and P.O. Ang, 2002. Evalution of antioxidant
activity of extracts from brown seaweed, Sargassum siliquastrum. Journal of
Agricultural Food Chemistry 50, 3862-3866.
Luo, H.Y., B. Wang, C.G. Yu, Y.L Qu and C.L. Su, 2010. Evalution of antioxidant
activities of five seaweeds from china Journal of Medicinal Plants Research.
Vol 4(18): 2557-2565.
Nguyễn Duy Nhứt, Bùi Minh Lý, Nguyễn Mạnh Cường và Trần Văn Sung. Phân lập
và đặc điểm của fucoidan từ năm loài rong mơ ở miền Trung. Tạp chí Hóa
học. Tập 45, số 3, trang 339-343.
11


Oyaizu, M., 1988. Antioxidative activity of browning products of glucosamine
fractionated by organic solvent and thin-layer chromatophy. Nippon
Shokuhin Kogyo Gakkaishi. 46: 571-575.
Ruperez, P., O. Ahrazem and J.A. Leal, 2002. Potential antioxidant capacity of
sulfate polysaccharie from the edible marine brown seaweed Fucus
vesiculosus. Journal of Agricultural Food Chemistry. 50: 840-845.

Shimaburoku, H., R. Terada, T. Noro and Yoshida, 2008. Taxonomic study of two
Sargassum species (Fucales, Pheaophyceae) from the Ryukyu Islands,
southern Janpan: Sargassum ryukuyense sp. nov. and Sargassum
pinnatifidum Harvey. Botancia Marina 51: 26-33.
Shimada, K., K. Fujikawa, K. Yahara and T. Nakamura, 1992. Antioxidative
properties of xanthan on the autoxidation of soybean oil in cyclodextrin
emulsion. Journal of Agriculture and Food Chemistry. 40: 945-948.
Terho, T.T and K. Hartila, 1971. Method for determination of suffated content of
Glycosaminoglycan. Analytical 41, 471-476.
Vinayak, C.R., A.S. Sabu and A. Chatterji, 2011. Bio – prospecting of a few brown
seaweeds for their eytotoxic and antioxidant activities. Biological
Oceanography Division, National Institute of Oceanography, Dona Paula,
Goa 403004, India.
Yeh, S.T., C.S. Lee and J.C. Chen, 2006. Administration of hot-water extract of
brown seaweed Sargassum duplicatum via immersion and injection enhances
the immune resistance of white shrimp Litopenaeus vannamei. Fish &
Shellfish Immunology 20, 332-345.

12



×