Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG :"Mỗi gv, cán bộ ..."

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.53 KB, 6 trang )

PHÒNG GD - ĐT TP HÀ TĨNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HƯNG ĐỒNG
-----------***------------

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------***---------------Thạch Hưng , ngày 17tháng 5 năm 2011

BÁO CÁO ĐIỂN HÌNH
Kết quả thực hiện nội dung chỉ thị số 4899/2009/CT-BGD ĐT đối với GDTrH .
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG :
1. Tình hình chung của nhà trường
Trường THCS Hưng Đồng là một trường nằm ở ven đô thành phố Hà Tĩnh . Trải qua
một quá trình nổ lực phấn đấu , đến nay nhà trường đã có một cơ sở vật chất khang
trang với đầy đủ cơ cấu tổ chức của một nhà trường , và đang trên đà phát triển .
Năm học 2010 - 2011 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới
giáo dục và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 chiến lược phát triển giáo dục với chủ đề :
Nâng cao chất lượng quản lý , chất lượng giáo dục , tiếp tục thực hiện các cuộc vận
động của ngành phát động nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục
đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn phát triển mới của đất nước ...Là năm học tiếp
tục thực hiện nội dung chỉ thị số 4899/2009/CT-BGD ĐT đối với GDTrH : " Mỗi
giáo viên , cán bộ quản lý thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản
lý . Mỗi trường phải có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học "
Nhà trường đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới PPDH , đổi mới kiểm tra đánh
giá , dạy học phân hóa trên cơ sở bám sát chuẩn KT-KN của chương trình giáo dục
phổ thông , tạo sự chuyển biến cơ bản về kiểm tra đánh giá , thúc đẩy đổi mới
PPDH , nâng cao chất lượng giảng dạy. Phát huy tính tích cực , hứng thú học tập của
học sinh , vai trò chủ đạo của giáo viên . Thiết kế bài giảng khoa học tập trung vào
trọng tâm , tránh nặng nề quá tải . Trong giảng dạy , GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn
xác , trong sáng , sinh động dễ hiểu , tác phong thân thiện nhằm động viên , khuyến
khích HS học tập
Sau hai năm thực hiện , nhiều cán bộ giáo viên trong trường tôi đã tích cực ứng dụng


công nghệ thông tin vào quản lý , trao đổi thông tin và trong việc dạy học ; tiến hành


dự giờ , thanh kiểm tra để đánh giá việc giảng dạy của GV , thực hiện đổi mới kiểm
tra đánh giá . Nhiều GV đã đổi mới PPDH từ cách dạy - cách học cách đánh giá với
nhiều hình thức đa dạng đã tạo được sức hấp dẫn , hứng thú đối với học sinh , ví dụ
như : sử dụng Bản đồ tư duy trong quản lý và giảng dạy ,thi Giải toán qua mạng , thi
Violympic Tiếng Anh ...
Tôi là người được BGH nhà trường tin tưởng và giao trách nhiệm tiên phong trong
phong trào này . Tôi xin báo cáo một số kết quả thực hiện được như sau :
2. Kết quả đạt được của bản thân tôi sau 2 năm thực hiện nội dung của chỉ thị .
- Bản thân tôi đã áp dụng một đổi mới phương pháp dạy học đó là lấy học sinh làm
trung tâm , phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo , tự học và hiểu bài đối với mọi
đối tượng học sinh qua sự hướng dẫn của giáo viên trong việc giảng dạy bộ môn
Toán nói chung và các tiết luyện tập , ôn tập chương nói riêng .
- Sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý trong các tiết dạy bằng giáo án điện
tử .Sử dụng các phần mềm để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy : Sử
dụng bản đồ tư duy cho các tiết ôn tập chương , sử dụng phần mềm GSP4.07 để vẽ
hình học ( đặc biệt là các bài toán dựng hình và quỹ tích ).
*Để phục vụ cho cho việc đổi mới PPDH này ,tôi đã tham khảo các tài liệu : sách
thiết kế bài giảng môn Toán khối 6-7-8-9 , sách GV môn Toán khối 6-7-8-9; các tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới PPDH các năm , các tài liệu về chuẩn kiến
thức kỹ năng mới ban hành ,Phương pháp dạy học Số học và Đại số ở trường THCS ;
Hoạt động hình học ở trường THCS , Phần mền vẽ BĐTD MindMapper 2009, phần
mềm vẽ hình GSP4.07 . .. Cùng với việc dự giờ các giáo viên , tham khảo , học hỏi
kinh nghiệm của đồng chí phụ trách chuyên môn , bằng thực nghiệm chính tiết dạy
của mình , đàm thoại với đồng nghiệp và học sinh .
Và để đánh giá kết quả thực hiện , tôi đã tiến hành kiểm tra , thu thập thông tin về sự
thay đổi chất lượng trước và sau khi áp dụng phương pháp mới . Trong quá trình vận
dụng tôi đã dặt ra giả thiết như sau : Giả sử trong một tiết luyện tập , giáo viên biết

cách xây dựng nội dung bài học , biết biến tiết luyện tập khô khan thành một tiết học
sinh động trong đó học sinh là người chủ động tiếp cận kiến thức thì sẽ giúp học sinh
không còn cảm thấy tiết luyện tập quá nặng nề , gò bó mà trở nên nhẹ nhàng gây
hứng thú say mê , làm cho học sinh thích học hơn . Ngược lại thì tiết học sẽ trở nên


khô khan , nặng nề , học sinh cảm thấy mệt mỏi và ngán học .Trong phân phối
chương trình Toán học THCS các khối lớp hiện nay , số lượng tiết luyện tập tăng
đáng kể , nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra " Tăng thực hành , giảm lý thuyết ".
Tuy số lượng tiết luyện tập tăng đáng kể nên vai trò của tiết luyện tập được nâng cao
,nhưng việc dạy tiết luyện tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất - phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của mọi đối tượng học sinh là điều không dễ dàng chút nào .
Để một tiết dạy đạt hiệu quả cao , ta có thể thực hiện như sau :
* Kiểm tra bài cũ : Giáo viên đặt câu hỏi có nội dung và biểu điểm rõ ràng ( nên
chuẩn bị ở bảng phụ hoặc máy chiếu ), giáo viên nhận xét tính đúng sai trong câu trả
lời của học sinh . Ở những lớp yếu , đối với cùng một nội dung kiểm tra , giáo viên
nên phân ra nhiều câu nhỏ ,dễ hiểu để học sinh trả lời .
* Luyện tập : Giáo viên nên phân loại bài tập thành từng dạng cơ bản từ cơ bản đến
nâng cao phù hợp với từng đối tượng học sinh . Sau mỗi dạng bài nên chốt lại
phương pháp giải để đưa ra bài học kinh nghiệm , nên tăng lượng bài tập trắc nghiệm
giúp học sinh tích cực xây dựng bài , nhận biết những sai lầm của mình và tiết kiệm
thời gian cho giáo viên .
* Củng cố : Đây là bước khá quan trọng nhằm giúp học sinh củng cố khắc sâu các
kiến thức của bài . Giáo viên có thể củng cố từng phần hoặc củng cố toàn bài . Dạng
bài tập sử dụng cho phần này có thể là trắc nghiệm đúng sai , trắc nghiệm điền
khuyết , trắc nghiệm ghép câu , hay một trò chơi nhỏ ( Giải ô chữ ,...) , củng có thể
hướng dẫn học sinh sử dụng Bản đồ tư duy để củng cố kiến thức . Đồng thời ở phần
này giáo viên củng có thể nhắc lại các bài học KN đã đúc kết được trong bài học .
* Hướng dẫn học ở nhà :
Giáo viên đưa ra các yêu cầu cụ thể , rõ ràng cho học sinh phải làm nững gì ? Chuẩn

bị những gì cho tiết sau ? Nếu có bài tập khó thì nên hướng dẫn để học sinh có thể
hoàn thành
* Một số lưu ý khi dạy tiết luyện tập :
- Yêu cầu đưa ra cho học sinh không quá cao , quá thấp so với trình độ của học sinh
- Không giải quá nhiều bài tập trong một tiết dạy
-Xây dựng bài học từ dễ đến khó ,Lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung bài


- Không nên lạm dụng các bài tập trắc nghiệm , củng như các phương tiện hổ trợ cho
các tiết dạy .
Trong mỗi tiết ôn tập chương , để giúp HS củng cố và ghi nhớ kiến thức một cách có
hệ thống , tôi đã hướng dẫn HS vẽ bản đồ tư duy .
Chẳng hạn khi dạy phần ÔN TẬP CHƯƠNG III- TOÁN 6 ( tiết 104-105) : tôi đã sử
dụng bản đồ tư duy để giảng dạy phần này . Tôi chỉ vẽ ra các nhánh chính , sau đó
yêu cầu HS điền các nội dung lên các nhánh đó . Bình thường chỉ có các HS học
được mới giơ tay trả lời , hôm nay cả những HS học yếu cũng rất hào hứng ,cố gắng
tìm được nội dung đó để lên bảng điền kiến thức vào các nhánh con, tiết học rất sôi
nổi và có hiệu quả .

Như vậy BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp
học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là
mục tiêu dạy học. Không những thế bản đồ tư duy còn giúp HS ghi chép một cách có
hiệu quả và sinh động . Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được
phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.


BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực. Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát
huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các
em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng,
cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình

bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân
trọng “tác phẩm” của mình.
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .
Qua hai năm thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT, cùng với bạn bè đồng nghiệp
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và quản lý , đây là một chủ trương đúng
đắn , tiếp nối cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức , tự học và sáng tạo "
góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - yêu cầu
tất yếu trong giai đoạn hiện nay , nhằm nâng cao chất lượng dạy và học .
Để thực hiện có hiệu quả chủ trương trên , theo tôi cần xác định : Việc lựa chọn nội
dung đổi mới : Trong một khoảng thời gian nhất định ( chẳng hạn một năm ) mỗi
giáo viên nên tập trung vào việc thực hiện chuyên sâu và rút kinh nghiệm cho một
nội dung đổi mới cụ thể , nhất là nội dung mà mình cảm thấy còn hạn chế , làm chưa
tốt ( ví dụ cách thức cho HS thảo luận nhóm , cách thiết kế phiếu học tập , cách thiết
kế - sử dụng bài giảng trình chiếu , sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn , xây dựng ma
trận đề kiểm tra ,đổi mới khâu soạn bài ,hoặc khâu trình bày bảng ,...). Cá nhân cần
xây dựng một kế hoạch ( có thể chi tiết tới hàng tháng hàng tuần ) cho những nội
dung công việc tiến hành trong việc thực hiện đổi mới đã đăng ký , phải thường
xuyên kiểm điểm và rút kinh nghiệm kịp thời qua từng tiết dạy . Song song với việc
học hỏi trao đổi cùng đồng nghiệp , cần chú trọng lấy ý kiến học sinh để điều chỉnh
phương pháp giảng dạy cho phù hợp .
Người viết báo cáo
Giáo viên

Phan Thị Tâm Tư





×