Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Mỏ địa chất khoa tại chức tại ban chánh hàn xí nghiệp Vietsovpetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.36 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA TẠI CHỨC
....................

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÔNG NGHỆ
MÁY HÀN HỒ QUANG CHÌM FKR500 (DC)

Trình độ đào tạo:

Đại học

Hệ đào tạo:

Tại chức

Ngành:

Tự động hóa

Chuyên ngành:

Cơ điện

GVHD:

T.S Đặng Văn Chí

SVTH:



Lưu Bá Sang

LỚP:

Tự Động Hóa K56

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

Ban Chánh Hàn C.Ty Vietsovpetro


Nhận xét của đơn vị thực tập
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................

........, ngày....... tháng....... năm......
Xác nhận của đơn vị
(ký tên, đóng dấu)



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn ban giám đốc Công Ty Vietsovpetro cùng bộ phận
Ban Chánh Hàn đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tìm
hiểu về công nghệ hàn chìm, giúp em củng cố được kiến thức đã được học với thực
tế. Đồng thời xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của thầy cô trong khoa đã chỉ dạy
và trang bị cho em những kiến thức trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, bản thân em không tránh khỏi những
sai sót. Mong được sự góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn.
Lời cuối em xin gửi đến Ban Giám Đốc, Ban Quản Lý, cùng các anh chị em trong
xí nghiệp và quý thầy cô lời chúc sức khỏe, thành công trong cuộc sống cũng như
trong công việc.


Giới thiệu về công ty

Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” là Liên doanh đầu tiên của Việt Nam với
nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.
Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro" được thành lập trên cơ sở các Hiệp định
Việt - Xô về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký
ngày 03/07/1980 và Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam - Liên Xô ký ngày
19/06/1981 về việc thành lập Liên doanh Dầu khí Việt - Xô, Hiệp định liên Chính
phủ giữa CHXHCN Việt Nam và Liên Bang Nga về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực
thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong khuôn khổ
"Liên Doanh Việt - Nga Vietsovpetro" ký ngày 27/12/2010.


Hiện nay, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đang khai thác các mỏ Bạch Hổ,

Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng và Nam Rồng - Đồi Mồi.
Tính đến giữa năm 2015, Vietsovpetro đã khai thác được hơn 215 triệu tấn dầu
thô,vận chuyển hơn 30 tỷ m3 khí về bờ, đạt doanh thu trên 66 tỷ USD.
Trong quá trình hoạt động, Vietsovpetro luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo,
động viên kịp thời của 2 Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga về những thành tựu
to lớn mà Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt được, đã phong tặng 2 lần danh
hiệu Anh hùng Lao Động, Huân chương cao quý Hồ Chí Minh, Huân chương Sao
vàng và nhiều Huân chương, Huy chương khác của 2 Nhà nước.
Địa chỉ công ty: 105 Lê Lợi, Phường Thắng Nhì, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam


Điện thoại: +84.64.3839 871

Fax: +84.64.3839857

Nguồn nhân lực
Từ khi được thành lập, LD Việt Nga Vietsovpetro đã đề xuất nhiều chiến lược và
phương pháp hữu hiệu nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, tập trung vào các cán bộ quản
lý, kỹ thuật viên và công nhân có tay nghề.
Gửi các cán bộ quản lý và kỹ thuật viên sang Nga để đào tạo nhằm nâng cao các kỹ
năng quản lý và chuyên môn.
Đưa các kỹ thuật viên sang các nước phát triển để học hỏi kỹ thuật mới nhằm phục
vụ cho công việc ở LD Việt Nga .
Tổ chức các buổi hội thảo khoa học và kỹ thuật nhằm mở rộng mối quan hệ giao
lưu trao đổi kiến thức với các quốc gia khác và xí nghiệp khác.
Các trung tâm huấn luyện kỹ thuật và chuyên gia được thành lập nhằm đào tạo tay
nghề cho công nhân trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
Khuyến khích học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
Nhờ các chuyên gia của Nga giúp đỡ kỹ thuật viên và công nhân Việt Nam trong kỹ

thuật. Đây là một trong các phương pháp hữu hiệu nhất nhằm có được các công
nhân tay nghề cao trong thời gian ngắn.
Hiện nay LD Việt Nga đã có đội ngũ công nhân tay nghề cao với hơn 25.000 người
(bao gồm chuyên gia, kĩ sư, thợ và công nhân…), riêng ở Ban Chánh Hàn là hơn
3000 người, giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ cho công tác sản xuất của
Vietsovpetro.


NỘI QUY AN TOÀN TẠI BAN HÀN
Trước khi làm việc cần kiểm tra:
• Hệ thống điện nguồn, điện áp vào đã đúng chưa. Cầu dao có an toàn không.
• Mày hàn có hoạt động bình thường không.
• Đường dây cáp hàn có cách điện tốt không. Bố trí chạy dây cáp hàn phải
gọn, không gây vướng đường đi lại dễ vấp ngã sinh tai nạn, …
• Kiểm tra và vặn chặt các ốc vít trên máy, đảm bảo máy chạy êm không rung
động, không để phóng điện do vít không chặt, …
• Các máy hàn phải đặt đúng vị trí, không để bị nghiêng vênh dễ đổ ngã, …
Làm sạch bụi bằng khí nén, lau dầu mỡ bám dính trên máy có thể sinh cháy,
gây nổ.
• Khi sửa chữa máy, khi cần chỉnh đổi dòng điện hàn (bằng cách thay đổi số
vòng dây hay thay đổi điện áp, hoặc đấu lại dây) thì nhất thiết phải cắt điện
cầu dao, công nhân phải đeo găng tay cách điện.
• Hết giờ làm việc nhất thiết phải ngắt cầu dao máy hàn và cầu dao chính


Sơ đồ mạch điện của xí nghiệp, bộ phận Ban Chánh Hàn:


Chương I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ HÀN
Hàn là quá trình công nghệ sản xuất các kết cấu không thể tháo rời được từ kim

loại, hợp kim và các vật liệu khác...
Bằng sự hàn nóng chảy có thể liên kết được hầu hết các kim loại và hợp kim với
chiều dày bất kỳ. Có thể hàn các kim loại và hợp kim không đồng nhất.
Nguyên lý của hàn: Khi hàn nóng chảy kim loại ở mối hàn hàn đạt tới trạng thái
lỏng. Sự nóng chảy cục bộ của kim loại cơ bản được thực hiện tại các mép của phần
tử ghép. Có thể hàn bằng cách làm chảy kim loại cơ bản hoặc làm chảy kim loại cơ
bản và vật liệu bổ sung. kim loại cơ bản, hoặc kim loại cơ bản và kim loại bổ sung
nóng chảy tự rót vào bể hàn và tẩm ướt bề mặt rắn của các phần tử ghép. Khi tắt
nguồn đốt nóng kim loại lỏng nguội và đông đặc-kết tinh, sau khi bể hàn kết tinh
tạo thành mối hàn nguyên khối với cấu trúc liên kết hai chi tiết làm một.

1. Ưu nhược điểm của hàn:

Ưu điểm:
- Hàn là quá trình công nghệ được ứng dụng rộng rãi để chế tạo và phục hồi các kết
cấu và chi tiết. Tính ưu việt bao gồm:
Tiêu tốn ít kim loại , giảm chi phí lao động , thiết bị đơn giản , rút ngắn thời gian
sản xuất
Nhược điểm:
- Trong quá trình hàn xảy ra sự bay hơi và oxi hoá một số nguyên tố, sự hấp thụ và
hoà tan chất khí của bể kim loại cũng như những thay đổi của vùng ảnh hưởng
nhiệt. Kết quả thành phần và cấu trúc của mối hàn khác với kim loại cơ bản. Các
biến dạng của kết cấu gây bởi ứng suất dư có thể làm sai lệch kích thước và hình
dáng của nó và ảnh hưởng tới độ bền của mối ghép.


2. Một số khái niệm.

2.1. Hồ quang:
- Là sự phóng điện trong các khí áp suất cao. Nó đặc trưng bởi mật độ dòng lớn

trong không khí dẫn điện và điện áp thấp giữa các điện điện cực
2.2. Plasma:
- Trong trạng thái bình thường chất khí cách điện tốt. Khi có nguồn phát sinh làm
các chất khí tích điện đó là hiện tượng ion hoá chất khí. Nếu chất khí được đốt nóng
tới nhiệt độ cao thì tất cả các quá trình ion hoá xy ra đồng thời trong khí. Chất khí
ion hoá xy ra dẫn điện như vậy gọi là plasma.


Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀN HỒ QUANG CƠ BẢN
1. MMA (Melt Metal Arc Welding - Hàn hồ quang tay):
Là phương pháp hàn bằng tay và sử dụng điện cực nóng chảy (que hàn thuốc bọc)
để điền đầy kim loại vào mối hàn.
2. TIG (Tungsteng Inert Gas - Hàn bằng điện cực không nóng chảy trong khí
trơ):
Là phương pháp hàn trong khí bảo vệ, sử dụng khí Ar, và điện cực không nóng chảy
là Vonfram.
3. Hàn MIG/MAG (Melt Metal Inert Gas/ Melt Metal Active Gas - Hàn bằng
điện cực nóng chảy trong khí bảo vệ là khí trơ/ khí hoạt tính)
Là phương pháp hàn bằng điện cực nóng chảy (dây hàn) trong khí bảo vệ là khí trơ
hoặc khí hoạt tính. MIG là hàn trong khí trơ và MAG là hàn trong khí hoạt tính.
4. Hàn plasma:
- Nhiệt độ hồ quang trong hàn plasma cao lên tới 15000-200000C , không như hồ
quang trong hàn tự do có dạng hình côn tri rộng trên chi tiết, hồ quang trong hàn
plasma có dạng hình trụ, do đó nó có khả năng xuyên sâu vào bể hàn, nên các mép
hàn vật dày không cần vát mép lớn
- Bằng hàn hồ quang plasma có thể kết nối các kim loại đen và mầu khác nhau:
Nhôm và hợp kim titan, thép cacbon thấp và thép không gỉ, đồng, đồng thau, niken
và các vật liệu không đồng dạng với chúng.
5. Cắt plasma
- Các phưng pháp cắt thông thường(cắt oxy, cắt hồ quang điện) chỉ cho phép cắt

thép cacbon thấp và thếp hợp kim thấp không thể cắt dược gang , thép hợp kim cao,
nhôm đồng và các hợp kim của chúng.
- Nguyên lý cắt plasma dựa trên sự tận dụng nhiệt độ rất cao và tốc độ truyển động
lớn của khí từ miệng phun của đầu plasmatron để làm nóng chy và thổi kim loại
khỏi rãnh cắt.
- Thông thường sử dụng hỗn hợp khí 65% Ar + 35%H2; 80%N2+20%H2. Khi ứng


dụng chế độ thích hợp mép cắt phẳng không sần sùi, để tạo mép cắt vuông góc cần
gim tốc độ cắt.
- Chất lượng cắt pasma phụ thuộc vào cường độ dòng điện , khí sử dụng , tốc độ cắt
và khoảng cách từ vật tới mỏ cắt plasma.


Chương 3. ĐỊNH NGHĨA HÀN HỒ QUANG TAY DƯỚI LỚP THUỐC
(HÀN HỒ QUANG CHÌM):
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ còn gọi là hàn hồ quang chìm, tiếng Anh viết
tắt là SAW (Submerged Arc Welding) là quá trình hàn nóng chảy mà hồ quang cháy
giữa dây hàn (điện cực hàn) và vật hàn dưới một lớp thuốc bảo vệ.

Hàn hồ quang dưới lớp thuốc
SAW là quá trình hàn hồ quang kín trong đó hồ quang cháy giữa đầu dây điện cực
và kim loại cơ bản được bảo vệ nhờ lớp thuốc hàn. Thuốc hàn nóng chảy tạo thành
xỉ lỏng bảo vệ vùng hồ quang và kim loại lỏng. Kim loại cơ bản và kim loại dây hàn
nóng chảy tạo thành mối hàn.


b. Khả năng ứng dụng.
- Ưu điểm
+ Tốc độ đắp cao, dây hàn được tận dụng cao,

+ Độ ngấu sâu
+ Chất lưượng mối hàn cao, đồng đều, mối hàn mịn, không bắn toé
+ Không loé hồ quang, ít khói nên ít ảnh hưưởng tới sức khỏe của người công nhân,
không yêu càu cao đối với thợ vận hành.
+ Có thể tạo ra mối hàn có tính chất cơ lý hoá mong muốn
Nhược điểm
+ Thiết bị hàn phức tạp, đắt tiền
+ Không phù hợp cho những mối hàn ngắn hoặc cong, hoặc trong vị trí hàn leo và
hàn trần
+ Yêu cầu gá lắp mối hàn phải chính xác
+ Ch?t lượng của kim loại mối hàn phụ thuộc rất lớn vào thành ph?n hoá học của
kim loại cơ bản và điều kiện hàn.
- Phạm vi áp dụng
Phù hợp cho hàn các mối hàn dày, đưưuờng hàn dài, tốc độ đắp cao, yêu cầu chất
lưưuợng mối hàn cao nhưu chế tạo bình, bồn, bể chứa, nghành công nghiệp đóng
tàu v.v



Các thông số công nghệ hàn
Trưuớc khi tiến hành hàn các thông số công nghệ phải đưuợc tính toán lựa chọn
trưuớc và thành lập một quy trình hàn hợp lý.
Kích thước điện cực (dây hàn): de
Kích thước điện cực ảnh hưởngtới hình dáng mối hàn và chiều sâu ngấu ở một
cường độ dòng nhất định.Ih = 600A,Vh = 750mm/p,Uh = 30v

Cùng một chế độ nhuư trên, với de nhỏ sẽ cho mối hàn ngấu sâu, bề rộng mối hàn
quá hẹp tạo cho mối hàn nguội không không đồng đều gây nứt trong mối hàn,
ngược lại de quá lớn sẽ cho mối hàn quá rộng gây nứt trên bề mặt mối hàn. Hợp lý
nhất phải lựa chọn de sao cho tỉ số b/h gần bằng 1,3.

de nhỏ được sử dụng với cường độ dòng điện thấp, thích hợp cho hàn bán tự động
do đặc tính cơ động trong di chuyển của nó, nó được sử dụng hàn những mối hàn
nhỏ, thép tấm mỏng.
de lớn có khả năng lấp đầy khe hở hàn tốt hơn de nhỏ do lỗi gá nắp của mối hàn gây
ra. Nếu cùng cưuờng độ dòng điện mật độ dòng điện ở de lớn sẽ thấp hơn so với de
nhỏ do đó tốc độ đắp thấp hơn, tuy nhiên với de lớn có thể hàn ở cường độ dòng
điện cao do đó tốc độ đắp sẽ cao hơn nhiều. Với loại que de lớn cho ta mối hàn rộng
ngấu sâu nên nó thích hợp với hàn thép tấm dầy.
Nếu tốc độ cấp dây mong muốn cao hơn tốc độ động cơ cấp dây có thể cấp được ta
có thể thay bằng dây hàn có de lớn hơn.



Điện áp hàn
Điện áp hàn ảnh hưuởng tới chiều dài hồ quang giữa đầu mút điện cực và vũng kim
loại nóng chảy, nếu điện áp cao thì chiều dài hồ quang sẽ lớn và ngưuợc lại điện áp
thấp thì chiều dài hồ quang ngắn.
Điện áp hàn ít ảnh huưởng tới tốc độ đắp của điện cực mà nó ảnh hưởng chủ yếu tới
hình dáng tiết diện ngang của mối hàn và hình dáng bề mặt mối hàn.

Ta thấy khi tăng điện áp hồ quang khi cuường độ dòng điện không đổi sẽ cho kết
quả:
- Bề mặt mối hàn phẳng và rộng hơn.
- Mức tiêu thụ thuốc hàn tăng
- Có khả năng giảm khuyết tật rỗ do chất bẩn và dầu mỡ trên kim loại cơ bản gây ra.
- Hàn đưuợc liên kết hàn có khe hở chân mối hàn lớn do quá trình gá ghép gây lên.
- Tăng khả năng luyện kim của mối hàn do thời gian đồng đều hoá lâu và giúp cho
các nguyên tố hợp kim từ thuốc hàn đi vào kim loại mối hàn với tỷ lệ cao hơn.
Tuy nhiên nó có nhược điểm sau:
- Nó tạo ra mối hàn rộng nên nhạy cảm với khuyết tật nứt do tỷ lệ giữa về rộng và

chiều sâu ngấu lớn.


- Xỉ hàn khó làm sạch khi hàn giáp mối.
- Tạo mối hàn lõm dễ nứt khi hàn mối hàn góc.
- Tăng khả năng gây khuyết cạnh mối hàn khi hàn mối hàn góc
- Gây khuyết tật không ngấu khi hàn liên kết vát mép với,góc vát nhỏ
Điện áp hồ quang thấp sẽ tạo hồ quang mạnh, tăng độ ngấu và ngăn hiện tượng thổi
lệch hồ quang, tuy nhiên nếu điện áp quá thấp sẽ tạo ra mối hàn hẹp, cao và khó làm
sạch xỉ.
Dòng điện hàn.
Dòng điện hàn là thông số quan trọng nhất bởi nó điều khiển tốc độ nóng chảy của
dây hàn do đó điều khiển được tốc độ đắp, điều khiển chiều sâu ngấu và lượng chảy
của kim loại cơ bản.
Khi dòng điện quá cao thì chiều sâu ngấu quá lớn do đó mối hàn có khuynh hướng
cháy thủng, nó cũng dẫn tới lãng phí kim loại hàn do hình thành phần lồi của mối
hàn, điều này cũng dẫn tới tăng sự co ngót gây ứng suất và biến dạng hàn.
Dòng điện quá thấp mối hàn sẽ không đủ ngấu, không chảy do đó gây khuyết tật
hàn. Hình bên: Thể hiện


Cường độ dòng Ih=điện hàn tới hình dáng và kích thứơc mối hàn với chế độ hàn de
= 6mm, Uh = 34v, Vh = 750mm/p
Từ hình vẽ ta thấy:
- Cường độ dòng điện tăng thì chiều sâu ngấu tăng và tốc độ chảy tăng tạo cho mối
hàn có tiết diện lớn.
- Cường độ quá cao gây khuyết cạnh mối hàn, mối hàn cao và hẹp.
- Cường độ dòng điện qúa thấp sẽ tạo hồ quang không ổn định gây bắn téo kim loại
hàn và vón cục.
Tốc độ hàn.

Với sự kết hợp của cường độ dòng điện và điện áp hàn, sự thay đổi của tốc độ hàn
sẽ ảnh hưởng tới hình dạng của mối hàn.Nếu tốc độ hàn tăng thì nhiệt cấp trên 1
đơn vị dài của mối hàn sẽ giảm đồng thời kim loại điền đầy trên một đơn vị dài của
giảm sẽ làm cho mối hàn nhỏ không đủ độ chắc.
Hình vễ thể hiện sự ảnh hưởng của vận tốc hàn.

Hàn tự động với de = 6mm, Uh = 34v, Ih = 850A
Độ ngấu chịu ảnh hưởng bởi tốc độ hàn nhiều hơn bất cứ yếu tố nào, tốc độ thấp sẽ
cho mối hàn có chiều sâu ngấu cao hơn tuy nhiên nếu tốc độ quá thấp thì vùng kim
loại cơ bản sẽ bị bao phủ bởi kim loại nóng chảy của vũng hàn, do đó hồ quang sẽ
không làm nóng chảy kim loại cơ bản nên chiều sâu ngấu lúc này giảm.
Tốc độ hàn quá cao sẽ gây khuyết cạnh mối hàn, mối hàn nhỏ và hẹp.


Trong một giới hạn nhất định tốc độ hàn có thể điều khiển kích thước và độ ngấu
của mối hàn, tốc độ hàn cao sẽ gây khuyết chân, thổi lệch hồ quang, rỗ trong khi tốc
độ hàn thấp sẽ tạo một khoảng thời gian cho khí thoát khỏi kim loại mối hàn do đó
giảm rỗ khí.
Tầm với điện cực. le.
Với mật độ dòng điện trên le. = 125A/mm2 thì tầm với điện cực là một thông
số quan trọng.

Ở mật độ dòng điện cao thì nhiệt điện trở của điện cực giữa bép hàn và đầu mút
điện cực tăng do đó tốc độ nóng chảy của điện cực cũng tăng.Với quy trình hàn thì
tầm với điện cực bằng 8-10 lần đường kính điện cực là hợp lý, trong việc lập quy


trình hàn cần điều chỉnh tầm với điện cực hợp lý để đạt tốc độ chảy hợp lý nhất với
từng trị số của dòng điện.Khi hàn với tầm với điện cực lớn dẫn tới điện áp hàn sẽ
giảm do sự sụt áp sẽ làm cho mối hàn gồ cao, chiều sâu ngấu thấp do đó để bù sự

sụt áp này thì cần phải đặt điện áp hàn cao để đạt được tốc độ dắp cao đồng thời có
chiều dài hồ quang hợp lý. Điều kiện tiếp xúc của bép hàn cũng ảnh hưởng tới tầm
với điện cực do vậy bép hàn cần phải được kiểm tra và có thể thay thế trước khi tiến
hành hàn nhằm đảm bảo cho quá trình hàn liên tục.
Với việc sử dụng tầm với điện cực lớn thì tốc độ đắp có thể tăng từ 25% - 50%, tuy
nhiên việc tăng tốc độ đắp đồng thời với việc giảm độ ngấu cho nên việc này chỉ
ứng dụng cho hàn không cần độ ngấu. Khi hàn loại kim loại mỏng dễ cháy thủng thì
việc lựa chọn tầm với điện cực dài là hợp lý tuy nhiên sẽ gây khó găn cho việc duy
trì dây hàn ở cị trí mong muốn.
Chiều dầy và chiều rộng lớp thuốc hàn
Với lớp thuốc qúa dầy hồ quang sẽ bị cô lập, chèn ép nên hình dáng bề mặt mối hàn
sẽ bị sần sùi, khí hàn sẽ không thể thoát ra khỏi lớp thuốc do đó bề mặt mối hàn bị
biến dạng. Với lớp thuốc quá mỏng hồ quang hàn sẽ không được phủ hoàn toàn, tia
hồ quang và sự bắn téo xuất hiện nên bề mặt mối hàn xấu và bị rỗ. Để đạt được
lượng thuốc hợp lý cần cho thuốc chảy từ từ tới khi hồ quang không xuất hiện là
được. Chú ý xỉ hàn không nên làm sạch khi nhiệt độ mối hàn lớn hơn 600C0 chỉ có
thể được làm sạch một đoạn nhỏ khi cần kiểm tra mối hàn.
Loại dòng và cực tính.
Với nguồn DC cực tính dương thường được sử dụng khi hàn tốc độ nhanh, ngấu sâu
là điều quan trọng.
Với nguồn DC cực tính âm giúp tốc độ nóng chảy của điện cực lớn hơn 1/3 so với
nguồn cực tính dương nhưng chiều sâu ngấu nhỏ hơn.


Nguồn có cực tính âm DC- được sử dụng.
- Hàn mối hàn góc, liên kết hàn phải được làm sạch trước khi hàn.
- Hàn đắp khi tốc độ nóng chảy là cần thiết.
- Hàn thực hiện đối với thép dễ nứt, khó hàn nhằm giảm lượng kim loại cơ bản
khuếch tán vào mối hàn.
- Khi cần tốc độ đắp cao, ngấu thấp để hạn chế khuynh hướng nứt ở lớp thứ nhất với

liên kết hàn giáp mối có vát mép.
Khi thay đổi cực tính từ dương sang âm mà giữ nguyên cường độ dòng hàn thì điện
áp hàn nên tăng 4V để đạt được hình dáng mối hàn đạt yêu cầu.
Với nguồn AC được sử dụng chủ yếu khi hàn yêu cầu tốc độ đắp lớn với việc sử
dụng hàn hai dây, cường độ hàn cao.
Liên kết hàn cho SAW(Shield arc welding)
- Liên kết hàn giáp nối.
+ Liên kết nối tâm mỏng có khuynh hướng biến dạng và cháy thủng do đó liên kết
hàn phải được khắc phục bởi đặt tấm lót thép hay đồng.


+ Liên kết thép tấm dày nếu không được vát mép, mối hàn quá lồi nên sẽ bị thừa
kim loại đắp vì vậy cần thiết phải vát mép.

Liên kết hàn thép tấm dày
+ Khi gá ghép có khe hở, để thuốc hàn không bị lọt khe cần thiết phải hàn một lớp
lót bằng tay, với thép dầy lớn hơn 1/2in, hàn ngấu hết cần có khe hở hàn do vậy
phải có tấm lót đỡ thuốc hàn.


+ Hàn nối tấm có vát mép thép dầy, hàn nhiều lớp cần chú ý lượng thuốc cần đủ để
dập hồ quang và các lớp hàn phải được hàn xếp chồng như hình sau nếu không rất
khó khi gõ sạch xỉ.

+ Ở dạng liên kết này cần vũng hàn lớn nên kim loại lỏng có thể chảy lên phía
trước, do vậy cần phải đặt vật hàn ở tư thế sao cho đường hàn hơi dốc về phía sau
mối hàn cần hàn, chọn quy trình hàn sao cho khi hàn được mối hàn hơi lồi nhằm tạo
thuận lợi cho việc gõ xỉ.
Vị trí thể hiện ở hình vẽ sau:



×