Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CV 3811 UBND Tỉnh về xét thi đua khen thưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.84 KB, 8 trang )

Phụ lục số 4
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số: 3811/UBND-VX

Long Xuyên, ngày 08 tháng 12 năm 2010

V/v hướng dẫn công tác
thi đua khen thưởng năm
2010.

Kính gởi:
- Các Sở, Ban ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh;
- Các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị cấp tỉnh;
- Các doanh nghiệp nhà nước; Công ty cổ phần;
- UBND huyện, thị xã, thành phố.

Trong khi chờ văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2010/NĐ-CP,
việc xét thi đua, khen thưởng năm 2010 vẫn thực hiện theo Luật Thi đua, Khen
thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh lưu ý một số điểm trong việc xét khen
thưởng năm 2010 như sau:
1. Nguyên tắc cơ bản về xét danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng:
a) Xét danh hiệu thi đua: Tập thể, cá nhân có đăng ký thi đua mới
được xét danh hiệu thi đua; để được công nhận danh hiệu thi đua ở mức cao hơn


thì phải đạt các danh hiệu ở mức thấp.
b) Xét hình thức khen: Căn cứ danh hiệu thi đua đã đạt được để xét
khen.
Đối tượng là nhân dân: tùy thành tích đạt được, mức đóng góp cho xã
hội và mức độ tiêu biểu của thành tích được xét khen thưởng ở mức tương xứng.
2. Quy định tỷ lệ phiếu bầu xét khen thưởng:
Các danh hiệu thi đua từ Lao động tiên tiến, Tập thể Lao động tiên tiến
trở lên và các hình thức khen từ Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh trở lên khi xét
phải thông qua bỏ phiếu kín. Tỷ lệ phiếu bầu tính theo số phiếu đồng ý trên tổng
số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT).
a) Danh hiệu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc: từ 90% trở lên;
(Nghị định 42)
b) Huân chương các loại, Cờ thi đua Chính phủ: từ 85% trở lên
(trước đây là 80%);
c) Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Cờ
thi đua UBND tỉnh: từ 80% trở lên (trước đây là 75 %);

1


d) Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen UBND tỉnh, Chiến sĩ thi
đua cơ sở: từ 75% trở lên (trước đây không quy định);
đ) Tập thể lao động tiên tiến, Lao động tiên tiến: từ 70% trở lên
(trước đây không quy định);
Riêng các trường hợp chọn đề nghị theo số lượng thì thực hiện theo
nguyên tắc có số phiếu bầu cao nhất.
3. Về điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng:
a) Danh hiệu Lao động tiên tiến:

• Lao động tiên tiến: Chọn trong số cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, đạt

4 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Các trường hợp sau đây không xét danh hiệu Lao động tiên tiến:
- Không đăng ký thi đua;
- Mới tuyển dụng dưới 10 tháng;
- Nghỉ việc trên 40 ngày làm việc trở lên (Trừ đối tượng nghỉ thai sản
hưởng chế độ theo quy định nhà nước; những người nghỉ để điều trị, điều
dưỡng do thương tật trong lúc cứu người, cứu tài sản được khen thưởng đột
xuất);
- Bị xử phạt hành chính; bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. (Điểm mới
trong dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 42).

• Tập thể Lao động tiên tiến: là tập thể tiêu biểu được lựa chọn trong
số các tập thể hoàn thành nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 28 Luật Thi đua, Khen thưởng.
b) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp:

• Chiến sĩ thi đua cơ sở: Chọn trong số lao động tiên tiến có sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động,
hiệu quả công tác. Yêu cầu chung: trong công tác có sáng tạo, nhạy bén đề ra
cách làm, giải pháp mới mang lại hiệu quả thiết thực, được tập thể đơn vị đánh
giá cao. Đối với cán bộ công chức hành chính sự nghiệp, nhân viên lao động
trực tiếp không yêu cầu phải có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc
bằng phát minh, sáng chế…trong công việc thể hiện tính sáng tạo, linh hoạt tạo
ra năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động cao.
Sáng kiến, giải pháp đó phải được Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ
sở bỏ phiếu kín và ra quyết định công nhận. Hội đồng này do Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết
định thành lập.

• Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: Chọn cá nhân tiêu biểu nhất

trong số cá nhân 03 năm liền đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở. Sáng kiến hoặc giải
pháp công tác mang lại hiệu quả cao, có ảnh hưởng trong phạm vi toàn tỉnh.

2


• Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc: Chọn cá nhân tiêu biểu nhất
trong số cá nhân 02 lần liên tục đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc giải pháp công tác mang lại hiệu quả
cao, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và có ảnh
hưởng trong phạm vi khu vực hoặc toàn quốc.
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề
tài nghiên cứu để xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và Chiến sĩ thi đua toàn
quốc do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xem xét, công nhận (trước
không quy định, nay thực hiên theo quy định tại Nghị định 42).
Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trở lên phải
có báo cáo tóm tắt về sáng kiến, cải tiến (theo mẫu) và quyết định công nhận
sáng kiến.
c) Danh hiệu “Cờ thi đua UBND tỉnh”:
Xét tặng cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua cấp tỉnh; cụm, khối cấp
huyện, ngành tỉnh (tập thể được xét là đơn vị có tư cách pháp nhân).
d) Danh hiệu “Cờ thi đua Chính phủ”:
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ xét, đề nghị danh hiệu “Cờ thi đua Chính
phủ” cho các đơn vị trực thuộc tỉnh; các đơn vị thuộc ngành dọc Trung ương
tham gia khối thi đua chỉ xét danh hiệu “Cờ thi đua Ủy ban nhân dân tỉnh”, danh
hiệu “Cờ thi đua Chính phủ” do ngành dọc xét và trình khen.
- Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Luật Thi đua, khen thưởng và
Điều 16 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ các cụm, khối thi đua của
tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, các huyện, thị xã, thành phố chọn những
tập thể tiêu biểu nhất qua phong trào thi đua, trong số tập thể dẫn đầu cụm, khối

trong từng lĩnh vực ngành nghề (có đăng ký danh hiệu “Cờ thi đua Chính phủ”
năm 2010) đề nghị Hội đồng TĐ-KT tỉnh xem xét đề nghị tặng "Cờ Thi đua
Chính phủ" năm 2010:
- Theo Công văn số 1943/BTĐKT-VIII ngày 26/8/2009 của Ban TĐKT Trung ương, An Giang được xét không quá 10 “Cờ thi đua của Chính phủ”;
UBND tỉnh phân bổ cụ thể cho các cụm khối thi đua (Phụ lục kèm theo).
4. Về số lượng, tỷ lệ xét thi đua, khen thưởng:
Để phát huy tác dụng từng danh hiệu thi đua, hình thức khen của các
cấp, việc xét khen thưởng năm 2010 và những năm tới phải chặt chẽ hơn, bảo
đảm tính động viên, giáo dục và nêu gương, số lượng khen thưởng danh hiệu,
hình thức khen cấp cao phải ít hơn cấp thấp.
4.1 Khen thưởng tổng kết thực hiện kế hoạch năm:
a) Xét ở cụm khối thi đua:
- Đơn vị thi đua theo cụm, khối tỉnh: cờ thi đua UBND tỉnh không quá
15%, Tập thể Lao động xuất sắc (hoặc bằng khen UBND tỉnh đối với cụm, đơn
vị trực thuộc Trung ương) không quá 45% tổng số thành viên tham gia cụm,

3


khối. Cụm, khối phải bình chọn, suy tôn theo đúng tỷ lệ quy định, UBND tỉnh sẽ
quyết định khen thưởng trên cơ sở sự suy tôn, bình chọn này.
Các đơn vị dẫn đầu cụm, khối xét đề nghị Cờ thi đua phải đạt tiêu chuẩn
tại Điều 26 Luật Thi đua, Khen thưởng. Các đơn thuộc diện xét, đề nghị tặng
danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc phải bảo đảm đủ điều kiện Tập thể Lao
động xuất sắc.
- Đơn vị thi đua theo cụm, khối của các sở ngành, cấp huyện: chỉ tặng
cờ thi đua cho 1 đơn vị dẫn đầu; tập thể lao động xuất sắc hoặc bằng khen (đơn
vị thuộc ngành dọc quản lý) không quá 40% tổng số thành viên tham gia cụm,
khối.
Các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan đảng, doanh nghiệp ít đơn vị trực

thuộc không đủ điều kiện chia cụm khối thi đua cũng phải tổ chức thi đua (có
đăng ký, chấm theo thang bảng điểm). Nếu không tổ chức thi đua sẽ không được
xét cờ thi đua UBND tỉnh, tỷ lệ xét Tập thể Lao động xuất sắc không quá 30%.
b) Xét ở sở, ngành, đoàn thể, cơ quan đảng, doanh nghiệp, cấp
huyện:
- Chiến sĩ thi đua cơ sở:
Chọn không quá 40% tổng số cá nhận đạt danh hiệu Lao động Tiên
tiến.
- Bằng khen UBND:
+ Tập thể: Chọn không quá 50% trong số 2 năm liền là Tập thể Lao
động xuất sắc.
+ Cá nhân: Chọn không quá 50% trong số 2 năm liền là Chiến sĩ thi
đua cơ sở.
(Năm trước chưa được tặng bằng khen UBND tỉnh).
- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:
Chọn không quá 50% trong số đạt 03 năm liền là Chiến sĩ thi đua cơ sở
4.2 Khen thưởng chuyên đề:
Để khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu
trong thực hiện các chương trình, dự án, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, của tỉnh…
Các cơ quan, đơn vị phải có Kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt.
(Nhằm khắc phục tình trạng đề xuất khen thưởng tràn lan của cơ quan tham
mưu).
4.3 Khen thưởng đột xuất:
Khen thưởng cho tập thể và cá nhân đạt được thành tích đột xuất, đặc
biệt xuất sắc có tác dụng nêu gương trong toàn ngành, địa phương; có hành động
dũng cảm, có chiến công, thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ
chiến đấu; đạt giải nhất trong các kỳ thi, hội thi, hội diễn cấp quốc gia (hoặc khu
4



vực); tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và nước ngoài có nhiều đóng góp công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội của tỉnh…
Các cơ quan, đơn vị cần trao đổi với Ban TĐ-KT để thống nhất về đối
tượng, số lượng trước khi có tờ trình UBND tỉnh khen thưởng (Nhằm khắc phục
tình trạng đề xuất khen thưởng tràn lan của cơ quan tham mưu).
Các sở ban ngành, địa phương, đơn vị dựa trên quỹ thưởng, thành tích
đạt được quy định số lượng danh hiệu thi đua, hình thức khen theo thẩm quyền
cho các đơn vị trực thuộc. (Ngành, địa phương đề nghị về UBND tỉnh không
vượt quá số lượng quy định, nhưng có thể quy định số lượng khen thưởng khác
nhau tùy theo thành tích đạt được của đơn vị trực thuộc)
5. Việc đánh giá phân loại kết quả hoạt động chuyên môn:
Để cấp huyện xét khen thưởng cho các khối thi đua của cấp huyện đúng
thành tích; sở ban ngành, cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh có văn bản đánh giá
xếp loại cả năm cho đơn vị trực thuộc, ngành dọc gửi Ban TĐ-KT và UBND cấp
huyện trong tháng 12; kết quả xếp loại sẽ thay thế văn bản hiệp y khen thưởng
thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.
Các đơn vị thực hiện xét, đề nghị khen thưởng không đúng quy định,
không đúng thời gian, chất lượng trình khen thấp… sẽ bị trừ điểm thi đua ở nội
dung IV.
6. Thời hạn trình hồ sơ khen thưởng:
a) Cờ thi đua của Chính phủ: Chậm nhất là ngày 28 tháng 02 (ngành
giáo dục chậm nhất là ngày 30 tháng 8).
b) Chiến sĩ thi đua toàn quốc: Chậm nhất là ngày 30 tháng 3.
c) Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các loại:
- Kinh tế - xã hội: Chậm nhất là ngày 30 tháng 4.
- Giáo dục & Đào tạo: Chậm nhất là ngày 30 tháng 8.
d) Bằng khen, CSTĐ tỉnh, Tập thể Lao động xuất sắc, Cờ Thi đua
của UBND tỉnh khen thưởng thường xuyên:

- Kinh tế - xã hội, chuyên đề: Chậm nhất là ngày 30 tháng 3.
- Giáo dục & Đào tạo: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7.
đ) Thời hạn trình hồ sơ khen thưởng thành tích đột xuất, chuyên
đề:
Tất cả các ngày làm việc trong năm. Nếu khen tổng kết chuyên đề phải
có kế hoạch từ tháng 10 năm trước và được UBND tỉnh phê duyệt. (nhằm quản
lý về số lượng khen thưởng và xét khen thưởng có thi đua với tiêu chí cụ thể)
7. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cụm, khối cấp
tỉnh:

5


- Tờ trình và biên bản đề nghị khen thưởng của cụm, khối trưởng;
- Kết quả chấm điểm và tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị
khen thưởng.
Riêng tập thể được đề nghị xét Cờ thi đua Chính phủ phải có Báo cáo
thành tích có xác nhận của cấp trình khen, tóm tắt thành tích (kèm file 2 báo
cáo). Đối với đơn vị kinh tế phải có xác nhận thuế trong 2 năm.
8. Quy định hồ sơ trình khen danh hiệu thi đua:
a) Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”: Tờ trình và Biên bản của
Hội đồng TĐ-KT các cấp;
- Báo cáo thành tích và tóm tắt thành tích (kèm file);
- Báo cáo tóm tắt nội dung các đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm, các giải
pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực.
(Mỗi loại 01 bản)
b) Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”:
- Tờ trình kèm theo Biên bản họp Hội đồng TĐ-KT các cấp;
- Báo cáo thành tích, Bản tóm tắt thành tích (kèm file).
(Mỗi loại 01 bản)

c) Hồ sơ đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng TĐ-KT cấp trình khen;
- Báo cáo thành tích;
- Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở (theo mẫu).
(Mỗi loại 01 bản)
d) Hồ sơ đề nghị Cờ thi đua của UBND tỉnh:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình
khen;
- Báo cáo thành tích;
- Kết quả chấm điểm xếp hạng của cụm, khối cơ sở.
(Mỗi loại 01 bản)
đ) Hồ sơ đề nghị công nhận Tập thể lao động xuất sắc:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng TĐ-KT cấp trình khen;
- Báo cáo thành tích;
- Bảng thống kê số lượng nhân sự, kết quả xét khen LĐTT, CSTĐCS,
số bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên…(theo mẫu).
(Mỗi loại 01 bản)
9. Quy định hồ sơ đề nghị cho các hình thức khen thưởng:
6


a) Hồ sơ đề nghị tặng Huân chương các loại:
- Tờ trình và Biên bản của Hội đồng TĐ-KT cấp trình khen;
- 01 bản báo cáo thành tích và 01 bản báo cáo tóm tắt thành tích (kèm
file).
b) Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
- Tờ trình và Biên bản của Hội đồng TĐ-KT cấp trình khen;
- 01 bản báo cáo thành tích và 01 bản báo cáo tóm tắt thành tích (kèm
file).
c) Hồ sơ đề nghị Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh:

- Tờ trình và Biên bản của Hội đồng TĐ-KT cấp trình khen;
- Báo cáo thành tích.
(Mỗi loại 01 bản)
d) Hồ sơ đề nghị khen chuyên đề:
Tờ trình và Biên bản của Hội đồng TĐ-KT cấp trình khen (hoặc biên
bản họp các thành viên tham gia chuyên đề) và tóm tắt thành tích.
đ) Hồ sơ đề nghị khen đột xuất:
Tờ trình và tóm tắt thành tích.
(Số lượng hồ sơ trình khen cấp Nhà nước phải có nhiều bộ khác nhau
tùy loại khen. Trước mắt trình 1 bộ hồ sơ, sau khi được Hội đồng xét duyệt sẽ
hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ, trình đủ bộ).
10. Những lưu ý về hồ sơ trình khen thưởng:
a) Ban Thi đua-Khen thưởng:
Là nơi tiếp nhận và chỉ tiếp nhận hồ sơ có đầy đủ thành phần theo quy
định; trường hợp đặc biệt, phải bổ túc hồ sơ (không quá 3 ngày) thì thời gian xử
lý hồ sơ tính từ khi đơn vị trình khen cung cấp đủ hồ sơ.
b) Thời hạn trình khen:
Quá thời gian theo quy định trên, hồ sơ sẽ không được xem xét.
c) Lưu ý về khen cấp nhà nước:
Chỉ chọn khen những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu
trong số đủ điều kiện. Không nên đề nghị tập trung một năm nhiều tập thể, nhiều
cá nhân, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý thuộc một đơn vị, mặc dù có đủ
điều kiện, tiêu chuẩn.
11. Hiệp y khen thưởng:
a) Các trường hợp phải hiệp y:
Thực hiện theo quy định tại khoản 13, Điều 53, Nghị định số
42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

7



b) Những nội dung phải thể hiện trong báo cáo thành tích không
phải hiệp y:
- Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước;
- Tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, nội bộ đoàn kết, nhất
trí;
- Thực hiện chế độ bảo hiểm cho công nhân và người lao động theo
quy định của pháp luật;
- Đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh và an toàn
vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm (ghi rõ trích lục văn bản và nội
dung xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
(Theo Nghị định 42)
Ban TĐ-KT có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thi
đua, khen thưởng các ngành, địa phương nắm vững quy định để thực hiện tốt
công tác thi đua, khen thưởng.
Yêu cầu các sở ban ngành, địa phương, đơn vị triển khai Nghị định
42/2010/NĐ-CP và lưu ý các nội dung đã nêu trên khi thực hiện và có trách
nhiệm triển khai đến tận cơ sở; xét khen thưởng chặt chẽ, đúng thành tích, đúng
đối tượng để phát huy tác dụng của khen thưởng, quan tâm hơn nữa việc khen
thưởng tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp sản xuất và nhân dân.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị liên
hệ Ban TĐ-KT tỉnh (Sở Nội vụ) để được hướng dẫn cụ thể./.
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nơinhận:
- Như trên:
- Ban TĐKT.TW & cơ quan ĐD tại TP.HCM;
- TT.UBND tỉnh;

- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh:
- Thành viên HĐTĐ-KT tỉnh;
- Ban TĐKT tỉnh (Sở Nội vụ);
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Phòng: VX, TH, QTTV;
- Lưu: VT.

(đã ký)

Lê Minh Tùng

8



×