Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Sự biến động và khả năng lây nhiễm của ấu trùng sán lá ruột haplorchis pumilio trên cá rô phi oreochromis niloticus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.87 MB, 50 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học nông nghiệp hà nội
-------------***-------------

đỗ học dân

Sự biến động và khả năng lây nhiễm
của ấu trùng sán lá ruột Haplorchis pumilio
trên cá rô phi Oreochromis niloticus

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Huyờn ngnh :

NUễI TRNG THY SN

Mó s

60.62.70

:

Ngi hng dn khoa hc: 1. TS. PHAN TH VN
2. ThS. BI NGC THANH

hà nội - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
Tác giả

ðỗ Học Dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành ñối với sự quan tâm giúp ñỡ của
Khoa sau ñại học, Ban Giám hiệu trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội, và
Phòng Thông tin Hợp tác Quốc tế ðào tạo, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
I ñã hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành tốt khóa học.
Với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ
Phan Thị Vân, người ñã ñịnh hướng cho tôi, tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn ñến Ths. Bùi Ngọc Thanh ñã chỉ bảo và truyền ñạt
cho tôi những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu ñể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo cùng toàn thể anh chị em Trung
tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh khu
vực Miền Bắc ñã giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất phục
vụ thí nghiệm, cung cấp các tài liệu cần thiết ñể hoàn thành luận văn theo
ñúng tiến ñộ.

Sự ñộng viện, giúp ñỡ của bạn bè và ñồng nghiệp ñã khích lệ tôi rất
nhiều, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Cuối cùng con xin ghi nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của bố mẹ và sự
ủng hộ của người thân trong gia ñình ñể con có ngày hôm nay.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan…………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng……………………………………………………………….v
Danh mục hình………………………………………………………………..v
PHẦN I. MỞ ðẦU .......................................................................................... 1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3
2.1. ðặc ñiểm về vòng ñời sán lá truyền lây qua cá ..................................... 3
2.1.1. ðặc ñiểm hình thái, cấu tạo cơ thể.................................................. 3
2.1.2. Chu kỳ phát triển của sán lá truyền lây qua cá ............................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới......................................................... 6
2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 9
2.4. Tình hình nghiên cứu về sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio ............. 14
PHẦN III. ðỐI TƯỢNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 16
3.1. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu......................................................... 16
3.2. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm .............................................................. 17
3.2.1. Dụng cụ thí nghiệm....................................................................... 17
3.2.2. Hóa chất thí nghiệm ...................................................................... 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18

3.3.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................... 18
3.3.2. Phương pháp áp dụng.................................................................... 20
3.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 22
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 23
4.1. KẾT QUẢ ............................................................................................ 23
4.1.1. Cường ñộ nhiễm cercariae trên ốc ................................................ 23
4.1.2. Biến ñộng metacercariae trên cá sau gây nhiễm........................... 24
4.1.3. Metacercariae trong cơ của cá sau gây nhiễm ............................. 27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


4.1.4. Khả năng lây nhiễm của ấu trùng.................................................. 28
4.2. THẢO LUẬN....................................................................................... 30
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT ......................................................... 34
5.1. Kết luận ................................................................................................ 34
5.2. ðề xuất nghiên cứu .............................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thí nghiệm gây nhiễm trên chuột...................................................... 20
Bảng 2: Khả năng thải cercariae từ ốc nhiễm ................................................. 23

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Vòng ñời của Sán lá ruột nhỏ thuộc họ Heterophydae........................ 4
Hình 2: Cercariae và metacercariae (Skov và ctc, 2009)................................ 15
Hình 3. ðối tượng nghiên cứu......................................................................... 17
Hình 4: Hình thức gây nhiễm ấu trùng sán cho cá rô phi ............................... 19
Hình 5. Pleurolophocercous cercariae (A-B) của H. pumilio thu ñược từ ốc M.
tuberculata (C-D).............................................................................. 24
Hình 6: Biến ñộng tỷ lệ nhiễm metacercariae sau gây nhiễm ........................ 25
Hình 7. Biến ñộng cường ñộ nhiễm metacercariae sau gây nhiễm ................ 26
Hình 8: Ấu trùng sán lá ruột H. pumilio ở gốc vây ñuôi (ngôi sao) ............... 27
Hình 9. Ấu trùng sán lá ruột H.pumilio ở phần ñầu cá rô phi (ngôi sao) ....... 28
Hình 10: Metacercariae H. pumilio [sau gây nhiễm (A-24 giờ, C-7 ngày, D-30 ngày
tuổi và B- răng ở giác miệng khi ấu trùng ñã hoàn thiện về hình thái), ấu
trùng nhiễm tự nhiên (E), ấu trùng có dấu hiệu chết ở tuần thứ 12 (F)]....29

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


PHẦN I. MỞ ðẦU

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) hiện là một trong những ngành sản xuất
thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới. Các nước Châu Á ñã sản xuất
khoảng 90% sản lượng nuôi thủy sản trên toàn thế giới. ðây là ngành ñược
xem là thế mạnh của nhiều quốc gia có ưu thế về diện tích mặt nước, trong ñó
có Việt Nam. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay khoảng 887.700
ha, trong ñó diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 408.700 ha, sản lượng cá
nuôi nước ngọt chiếm 60-70% tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp protein
quan trọng cho thị trường nội ñịa mà còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho

xuất khẩu. Chính vì vậy, vấn ñề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng
thủy sản rất quan trọng. Ký sinh trùng có nguồn gốc từ thủy sản lây sang người
gây bệnh sán lá gan và sán là ruột trên người là một trong những tiêu chí ñánh
giá chất lượng của sản phẩm thủy sản. ðặc biệt ở những nước có truyền thống
ăn nhiều món ăn chế biến từ cá bao gồm các món như gỏi, mắm, khô và muối.
Sán lá ruột nhỏ Haplorchis spp. thuộc họ Heterophyidae thường ký
sinh trong ruột non của người, gia súc và gia cầm. Sán lá ruột ký sinh ở niêm
mạc ruột và gây rối loạn tiêu hóa. Tác hại trực tiếp của loài sán này ñối với
người và ñộng vật là không lớn. Nhưng khi sán ký sinh, nó tạo các vết loét là
cửa ngõ cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể, ñặc biệt chúng có
thể gây những tổn thương ñến não bộ khi di chuyển tới não và ñẻ trứng ở ñây.
Hiện có khoảng 40 triệu người trên thế giới ñang bị nhiễm sán lá gan nhỏ
Clonorchis sinensis hay Opisthorchis viverrini và sán lá ruột nhỏ Haplorchis sp.,
Echinotosma sp, hoặc Metagonimus sp (World Health Organization, 1995).
Cá Rô phi (Oreochromis niloticus) hiện ñang là một trong những ñối
tượng nuôi chủ lực nhằm cung cấp thực phẩm cho nội ñịa cũng như xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


khẩu. Với sản lượng nuôi ngày càng tăng cả về số lượng và diện tích, việc
nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá có nghĩa vô cùng quan trọng ñối với an
toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy chúng tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu: “Sự
biến ñộng và khả năng lây nhiễm của ấu trùng sán lá ruột Haplorchis
pumilio trên cá rô phi Oreochromis niloticus ”.
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
ðánh giá sự biến ñộng và khả năng phát triển của ấu trùng –

metacercariae của sán lá ruột Haplorchis pumilio trên cá rô phi Oreochromis
niloticus nhằm góp phần ñề xuất các giải pháp ñảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm (ATVSTP) trong NTTS.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cường ñộ ấu trùng cercariae do ốc nhả ra.
Nghiên cứu sự biến ñộng metacercariae H. pumilio nhiễm trên cá rô phi
O. niloticus trong ñiều kiện thí nghiệm.
Nghiên cứu mô bệnh học của cá rô phi sau khi gây nhiễm.
Nghiên cứu khả năng cảm nhiễm của ấu trùng metarcerariae trên chuột
bạch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm về vòng ñời sán lá truyền lây qua cá
2.1.1. ðặc ñiểm hình thái, cấu tạo cơ thể
Theo tài liệu của dự án FIBOZOPA, 2005 sán lá truyền lây qua cá Fishborne Zoonotic Trematodes (FZT) giai ñoạn trưởng thành cơ thể có hình
trứng hoặc hình lá ñối xứng 2 bên hoặc không ñối xứng. Với một số loài, cơ thể
còn chia làm hai phần trước và sau, một số ít loài mặt lưng hơi cao so với thân.
Kích thước cơ thể khoảng 0.5 x 2,0mm, cá thể có loài chiều dài lên tới 25mm
như sán lá gan nhỏ. Cơ thể trong, không màu, cá biệt có cá thể có màu ñỏ do
màu máu. Bề mặt trơn, một số giống loài trên bề mặt có gai hoặc các mấu lồi.
Giác miệng nhỏ ở phía trước cơ thể, giác bụng lớn hơn hoặc tương ñương với
giác miệng.
Lớp ngoài cùng của sán lá là lớp nguyên sinh chất, rải rác có giống loài
có móc là cơ quan bám bổ sung, lớp này ñể chống lại tác dụng dịch tiêu hóa
của ký chủ và hấp thụ dinh dưỡng. Sau lớp nguyên sinh chất là 3 lớp cơ: cơ

vòng, cơ dọc, cơ xiên.
Hệ thống tiêu hóa của sán lá truyền qua cá có miệng, hầu, thực quản,
ruột. ðại bộ phận miệng ở chính giữa giác hút trước. Hầu do tế bào cơ và
tuyến thể cấu tạo thành. Thực quản hẹp ngắn, ruột chia làm hai nhánh ở hai
bên cơ thể và bịt kín tận cùng. Một số giống của loài có hậu môn.
Hệ thống sinh dục lưỡng tính, ñực cái trên cùng một cơ thể. Cơ quan
sinh dục ñực thường có 1-2 tinh hoàn rồi ñổ ra ống dẫn tinh nhỏ hướng về
trước, tập chung thành ống phóng tinh và tận cùng cơ quan giao phối ở trước
giác bụng. Cơ quan sinh dục cái có một buồng trứng, ống dẫn trứng ñổ vào
khoang bé gọi là ootýp, từ khoang ootýp ñi ra là tử cung uốn khúc chạy ñến lỗ
sinh dục cái cạnh lỗ sinh dục ñực trong tuyến sinh dục. Tuyến noãn hoàng ở
hai bên cơ thể ñổ vào hai nhánh nhỏ sau ñó hợp thành bầu rồi dẫn ñến khoang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


ootýp ñể làm vỏ, khoang ootýp có túi nhận tinh. Thể melit có dạng hình tròn
gồm nhiều tế bào quanh ootýp.
Tinh trùng từ huyệt sinh dục theo tử cung ngược lên khoang ootýp gặp
trứng từ buồng trứng ra tiến hành thụ tinh. Trứng ñã thụ tinh ñược tuyến noãn
hoàng bao quanh tạo thành lớp trứng. Sau ñó, trứng theo tử cung lên lỗ sinh
dục rồi ra ngoài.
Hệ thống bài tiết là nguyên ñơn thận gồm 1-2 ñôi ống bài tiết chạy dọc hai
bên cơ thể. Hai ống bài tiết cùng ñổ vào bọng ñái rồi ñổ ra ngoài qua lỗ bài tiết.
Hệ thống thần kinh gồm một ñôi hạch não nằm trên hầu, 3 ñôi dây thần kinh,
dây thần kinh lưng, dây thần kinh hầu (FIBOZOPA Laboratory manual, 2005).
2.1.2. Chu kỳ phát triển của sán lá truyền lây qua cá
Sán lá truyền lây qua cá tiến hành giao phối trên cùng một cơ thể, ñẻ

trứng, trứng có kích thước rất nhỏ nhưng số lượng trứng lớn. Từ trứng ñể phát
triển thành cơ thể trưởng thành phải trải qua một quá trình phát dục phức tạp
ở nhiều ký chủ với nhiều giai ñoạn phát triển cụ thể:

Hình 1: Vòng ñời của Sán lá ruột nhỏ thuộc họ Heterophydae

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


Giai ñoạn ấu trùng miracidium
Trứng sau khi rơi vào nước nở ra ấu trùng miracidium có lông tơ và
ñiểm mắt. Phần trước cơ thể có tuyến ñầu, ñoạn sau cơ thể có một ñám tế bào
mầm có ống tiêu hóa ñơn giản. Hệ thần kinh và bài tiết không phát triển.
Miracidium sống tự do trong nước, dinh dưỡng nhờ glycogen dự trữ nên chỉ
bơi một thời gian rồi nhờ tuyến ñầu tiết men phân giải lớp biểu mô chui vào
tổ chức gan của cơ thể ký chủ trung gian 1 (ốc). Ở trong cơ thể ốc, ấu trùng
miracidium mất lông tơ, mất ñiểm mắt và ruột biến thành bào nang sporocyte.
Giai ñoạn ấu trùng bào nang sporocyte
Bào nang hình tròn hay hình túi, bề mặt có khả năng thẩm thấu dinh
dưỡng. Bào nang có thể xoang lớn, nó tiến hành sinh sản ñơn tính (vô tính)
cho nhiều ấu trùng redia.
Giai ñoạn ấu trùng redia
Ấu trùng hình túi có thể di ñộng, cấu tạo cơ thể có hầu và ruột dạng
hình túi ngắn. Ấu trùng redia lớn lên, phá nang của bào nang ñể ra khỏi gan
rồi vào cơ quan tiêu hóa của ốc. Cơ thể ấu trùng redia dài ra, hầu và ruột phát
triển, có hai ống bài tiết. Phía sau cơ thể có một ñám tế bào mầm tiến hành
sinh sản ñơn tính cho nhiều ấu trùng cercariae, một số loài sán song chủ
không qua giai ñoạn ấu trùng redia mà phát triển trực tiếp từ sporocyte qua

cercariae.
Giai ñoạn ấu trùng cercariae
Cơ thể chia thành hai phần riêng biệt: phần thân và phần ñuôi, bề mặt
có gai, có từ 1-2 giác hút. Cơ quan tiêu hóa có miệng, hầu, thực quản và ruột.
Chúng có hệ thống bài tiết và ñốt thần kinh. Ấu trùng sống trong cơ thể ốc
một thời gian, sau ñó chúng thoát ra ngoài bơi lội tự do trong môi trường
nước. Hầu hết các các loài sán lấy cá là ký chủ trung gian thứ hai. Chúng chủ
ñộng xâm nhập vào cơ thể cá, kết bào nang ở trong da, mang, thịt của cá và
hình thành ấu trùng metacercariae.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Giai ñoạn ấu trùng metacercariae
Do cơ thể nằm trong bào nang nên không vận ñộng. Cấu tạo cơ thể phát
triển gần giống với sán trưởng thành. Bề mặt cơ thể có móc, có giác miệng, giác
bụng, lỗ miệng và lỗ bài tiết, bên trong có cơ quan tiêu hóa, cơ quan bài tiết,
thần kinh và cơ quan sinh dục. Hệ thống sinh dục của một số giống loài phát
triển còn ñơn giản nhưng cũng có giống loài cơ quan sinh dục ñực cái ñã hoàn
chỉnh, thậm chí ñã có lúc trong cơ quan sinh dục cái ñã có trứng xuất hiện.
Giai ñoạn sán trưởng thành
Khi người và một số ñộng vật (chó, mèo, vịt, lợn, chim, …) ăn cá sống
hoặc cá chưa ñược nấu chín kỹ thì bị nhiễm ấu trùng metacercariae. Như vậy,
người và một số ñộng vật là ký chủ cuối cùng. Metacercariae sẽ vào các ống
tiêu hóa, do tác dụng của dịch tiêu hóa vỏ bọc bị vỡ, metacercariae thoát ra
ngoài di chuyển ñến cơ quan thích hợp của ký chủ ñể phát triển thành sán
trưởng thành. Sán trưởng thành ký sinh trong mật, ruột, gan của ký chủ và
tiếp tục ñẻ trứng. Trứng sẽ theo phân của các ký chủ cuối cùng ra ngoài, gặp
môi trường nước tiếp tục nở ra ấu trùng ñể hoàn thiện vòng ñời (FIBOZOPA

Laboratory manual, 2005).
Như vậy, quá trình phát triển của sán lá song chủ yếu cần các ký chủ
trung gian. Ký chủ trung gian thứ nhất là ốc, ký chủ trung gian thứ hai là cá,
ký chủ cuối cùng là người và một số gia súc gia cầm.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Quá trình nghiên cứu ấu trùng metacercariae của sán lá song chủ ở cá
nước ngọt lây truyền qua người trên thế giới bắt ñầu từ rất sớm ñặc biệt ở một
số quốc gia thuộc khu vực châu Á.
Tại Nhật Bản, việc nghiên cứu về sán lá C. sinensis ñược bắt ñầu từ
những năm 1900. Vào tháng 5 năm 1910, Harujiro Kobayashi lần ñầu phát
hiện ra ký chủ trung gian 2 của C. sinensis là một số loài cá nước ngọt. Ông
ñã tách C. sinensis từ cá Pseodorasbora parva ở Okayama. Sau ñó ông ñã
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


làm thực nghiệm lấy cá có nhiễm C. sinensis cho 3 con mèo ăn cá sống vào 3
ñợt thí nghiệm khác nhau. Kết quả ở cả 3 con mèo ñều phát hiện bị nhiễm sán
C. sinensis ở giai ñoạn trưởng thành, (Komiya, K, 1965).
Vào năm 1911, Masatomo và Kobayashi ñã phát hiện ký chủ trung gian 1
của sán lá gan Clonorchis sinensis là ốc nước ngọt Parafossarulus manchouricus
(loài ốc này ñã ñược tìm thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ðài Loan),
Melina hongkongensis, Bithynia fuchsiana và B. Longicorni, (Muto M, 1918).
Kobayashi ñã ñưa ra khuyến cáo rằng, không nên ăn gỏi cá nước ngọt,
trong khi ñó, ở Nhật Bản và một số quốc gia khu vực ðông Nam Á gỏi cá
ñược xem là món ăn truyền thống, do ñó cần phải nỗ lực giáo dục cho người
dân về việc người bị nhiễm sán C. sinensis là do ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín
kỹ, cá sấy hoặc cá muối (Komiya, K, 1965).
Một thời gian sau ñó, ở châu Á ñã có báo cáo cho thấy, có hơn 80 loài

cá nước ngọt là ký chủ trung gian thứ 2 của C. Sinensis (Komiya Y, Suzuki N.
O, 1963).
Tại Hàn Quốc, các nhà khoa học ñã xác ñịnh 80 loài cá thuộc 9 họ là ký
chủ trung gian 2 của C. sinensis. Trong ñó có 71 loài thuộc họ cá chép, chúng
phân bố ở nhiều vùng và nhiều loại hình thủy vực. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm ấu
trùng metacercariae giữa các sông và các tháng trong năm có sự khác nhau.
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercariae tương ñối cao vào tháng 9, thấp nhất từ
tháng 12 ñến tháng 1 năm sau (Shin DS, 1964).
Khi nghiên cứu về một số giống loài sán lá ruột, theo Jong - Yil Chai
và ctv cho biết tại Hàn Quốc, các ký chủ trung gian của sán lá họ
Galactosomidae và Heterophyidae là ốc, ký chủ trung gian thứ 2 là cá. Các ký
chủ cuối cùng là ñộng vật có vú như chó, mèo, chuột, người. Trên cá nước
ngọt, sán ở giai ñoạn metacercariae chủ yếu là các loài: Metagonimus
yokogawai, M. takahashii, M. Miyatai, C. formosanus và C. armatus (Chai
JY, Lee SH, 1990, Chai JY, Lee SH, Parasitol Int 2002; 51: 129 - 154).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Ở Trung Quốc, theo Xu BK và ctv (1979), sự lây nhiễm của sán
Clonorchis sinensis vào các ký chủ trung gian chịu sự tác ñộng của nhiệt ñộ.
Bởi vì, khi nhiệt ñộ thấp hơn 10oC thì ấu trùng cercariae không thể xâm nhập
vào giai ñoạn cá hương của cá trắm cỏ, khoảng nhiệt ñộ thích hợp cho sự lây
nhiễm sán vào cá là từ 20 - 30oC và thích hợp nhất là 25oC.
Bằng thực nghiệm ở các ngưỡng nhiệt ñộ khác nhau, các tác giả ñã cho
thấy: Ấu trùng cercariae khi nhiễm vào cá hương của trắm cỏ ở nhiệt ñộ nhỏ
hơn 25oC thì có 51,6% ấu trùng metacercariae phát triển trong cá sau 10 ngày,
84,6% metacercariae phát triển trong cá sau 20 ngày, 98,3% metacercariae
phát triển trong cá sau 30 ngày, 99,4% metacercariae phát triển sau 40 ngày.

Còn khi ở nhiệt ñộ thấp hơn 15oC có 75,6% metacercariae phát triển nhưng
thời gian phải kéo dài ñến 50 ngày và phải mất ñến 60 ngày ñể 99,7% ấu
trùng metacercariae có thể phát triển trong cá (Xu BK và ctv, 1979).
Năm 1950, một số nghiên cứu về sán lá ruột của Chen XT khi ông tiến
hành ñiều tra trên các giống Haplorchis sp., Procerovum sp., Stellantchamus
sp. ñã ñược báo cáo. Vòng ñời của sán cần có ốc làm ký chủ trung gian thứ
nhất và cá (ếch) làm ký chủ trung gian thứ 2. Chim và một số ñộng vật có vú
trong ñó có con người làm ký chủ cuối cùng của sán (Yu Sen - Hai and Xu
Long Qi, 2004).
Sán lá ruột thường gặp là Heterophyes heterophyes phân bố ở Quảng
ðông, Hồ Bắc, ðài Loan; Metagonimus yokogawai có ký chủ trung gian 1 là
ốc họ Melania, ký chủ trung gian 2 là một số loài cá nước ngọt và ký chủ trung
gian cuối cùng thường là người, chó, mèo. Sán phân bố nhiều ở ðài Loan,
Quảng ðông, An Huy, Hồ Bắc, Chiết Giang (Yu Sen - Hai and Xu Long Qi,
2004).
Thái Lan là một trong số các quốc gia ðông Nam Á có tập tính ăn sản
phẩm thủy sản sống và có tỷ lệ người nhiễm sán lá cao, ñây là một trong
những vấn ñề về sức khỏe cộng ñồng ở vùng ðông Bắc Thái Lan. Hầu hết số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


người nhiễm ấu trùng sán khi họ ăn các món chế biến từ cá chưa ñược nấu kỹ.
Các tác giả ñã phân tích ấu trùng giai ñoạn metacercariae ở 79 cá nước ngọt
họ cá chép thu từ hồ chứa Huay Thalaeng, tỉnh Nakornrat Chasrima ñã phát
hiện có 16 con nhiễm metacercariae chiếm 20,2% (V. Wiwanitkit và ctv,
2001).
Ở Mehico, Laborotori (1999) có nghiên cứu sâu về sán C. formosanus
và ñã ñưa ra cảnh báo về sự nhiễm loài sán này trên cá nuôi. Ký chủ trung

gian của sán là ốc Melanoides tuberculata ñã ñược phát hiện vào năm 1979.
Cho ñến năm 1985 khi nhập cá chép hương từ Trung Quốc về ñã phát hiện có
nhiễm sán C. formosanus, từ ñó sán ñã nhanh chóng lây nhiễm sang các loài
cá khác ở Mehico. Qua các nghiên cứu thực nghiệm ông ñã phát hiện ấu trùng
C. formosanus ký sinh ở mang của 39 loài cá, trong ñó nhiều nhất ở họ cá
chép (Laborotori, 1999).
Cũng nghiên cứu về C. formosanus, Andrew Mitchell ñã khẳng ñịnh ñây
là sán lá song chủ ngoại lai ñã nhiễm vào Hoa Kỳ qua con ñường nhập khẩu
(Andrew Mitchell, Andrew Goodwin, Thomas Brandt, Melissa Salmon, 2002).
ðến tháng 12 năm 1985, C. formosanus ñã ñược phát hiện trên các loài cá tự
nhiên tại hồ nhỏ ở Pasco, bang Florida. ðến năm 1990, chúng lại ñược tìm thấy
trên cá tự nhiên ở sông San Antonio. Tháng 12 năm 1996, ấu trùng
C.formosanus ñược phát hiện ký sinh ở mang một số loài cá tự nhiên ở nước
chảy từ sông Cormal, Texas. Hai năm sau tại sông này người ta ñã phát hiện có
ñến 15 loài cá nhiễm C.formosanus (Andrew Mitchell, 2005).
2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Việt Nam, do ñiều kiện khí hậu thời tiết nắng nóng nên có tập tính sinh
hoạt lâu ñời là ăn gỏi cá và các món ăn từ cá chưa ñược nấu chín. ðiều ñó ñã
tạo ñiều kiện cho sự lây nhiễm sán vào cơ thể. Sán thường ký sinh ở các cơ
quan như mang, cơ thịt, vây cá. Các loài sán gây bệnh ñều ký sinh ở gan hoặc
ruột các ký chủ cuối cùng (người và ñộng vật), trong ñó chủ yếu là các họ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


Opisthorchidae, Galactosomidae và Heterophyidae. Như vậy, việc nghiên
cứu về ấu trùng sán lá song chủ nhằm ñề xuất biện pháp ngăn ngừa và kiểm
soát vấn ñề an toàn vệ sinh thực phẩm trong NTTS, góp phần bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe con người.

Từ những năm 1960, tiến sĩ Hà Ký ñã bắt ñầu các nghiên cứu về bệnh sán
nói chung và sán lá song chủ nói riêng. Trong 120 loài ký sinh trùng ñã tìm gặp,
ông phát hiện 8 loài thuộc lớp sán lá song chủ ký sinh trên cá nước ngọt ở miền
Bắc, Việt Nam (Hà Ký, 1968).
Bùi Quang Tề và ctv (1984 - 1996) ñã ñiều tra nghiên cứu khu hệ cá
nước ngọt ở ñồng bằng sông Cửu Long. Qua nghiên cứu các tác giả ñã phân
loại ñược 157 loài ký sinh trùng trong ñó có 14 loài là ấu trùng metacercariae
thuộc sán lá song chủ (Bùi Quang Tề, 2001).
Cũng trong nghiên cứu của Bùi Quang Tề và ctv (1996) ñã phát hiện ấu
trùng metacercariae của loài sán lá gan Clonorchis sinensis ký sinh trong cơ
cá mè trắng ở Kim Sơn (Ninh Bình), Nghĩa Hưng (Nam ðịnh) với tỷ lệ nhiễm
metacercariae từ 40 - 60% (Bùi Quang Tề, 2006).
Nguyễn Văn ðề, Nguyễn Thị Hợp và ctv (2007) khi xét nghiệm 4 loài cá
chủ yếu (cá mè, cá chép, cá trắm, cá rô phi) nuôi tại hồ Thanh Trì (Hà Nội) và
hồ Vị Xuyên (Nam ðịnh) cho thấy, vào thời ñiểm lúc mới nuôi, cả 2 hồ ñều chỉ
tìm thấy cá chép nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ với tỷ lệ thấp. Ấu trùng ở cả 2
ñiểm ñều ñược xác ñịnh là Haplorchis pumilio. Vào thời ñiểm thu hoạch (sau 7
tháng) cả 4 loài cá nuôi chủ yếu trên ñều ñược xét nghiệm ñều nhiễm ấu trùng
sán lá ruột nhỏ. Thành phần loài của ấu trùng thu ñược là Haplorchis pumilio và
Centrocestus formosanus ở hồ Thanh Trì; Haplorchis pumilio và Haplorchis
taichui ở hồ Vị Xuyên (Nguyễn Văn ðề, Nguyễn Thị Hợp và ctv, 2007).
Cũng vào thời gian ñó, qua nghiên cứu tại Ninh Bình trên 3 loài cá nuôi
là cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá rôhu, Nguyễn Thị Thanh (2007) ñã phát hiện 5
loài metacercariae, trong ñó có 4 loài sán lá ruột là Haplorchis pumilio, Haplorchis
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


taichui, Centrocestus formosanus, Procerovum sp. và một loài sán lá gan là

Clonorchis sinensis. Ở cá hương và cá giống của cả 3 loài nghiên cứu ñều
nhiễm nhiều nhất là H. pumilio ký sinh ở cơ và C. formosanus ký sinh ở mang
cá; ở vây cá mức ñộ nhiễm 2 loài sán này thấp hơn. Các loài sán khác như H.
taichui, Procerovum sp. chỉ tìm thấy ở cơ cá trắm cỏ. Còn sán lá gan chỉ phát
hiện ở cơ cá trắm cỏ với mức ñộ nhiễm không cao (Nguyễn Thị Thanh, 2007).
Tại Nam ðịnh, từ tháng 3 năm 2006 ñến tháng 6 năm 2007 (Phan Thị
Vân và ctv, 2011) ñã tiến hành nghiên cứu về FZP trên các ñối tượng cá nước
ngọt. Mẫu cá ñược thu từ kênh, ao ương giống và ao nuôi thương phẩm tại 2
xã Nghĩa Phú và Nghĩa Lạc (huyện Nghĩa Hưng, Nam ðịnh). Việc phân tích
714 mẫu cá thu một lần từ kênh, 1.761 mẫu từ ao ương và 4.715 mẫu cá ñược
thu từ ao nuôi trương phẩm với tần suất 2 tháng 1 lần trong suốt 1 năm, ñã phát
hiện ñược 5 loài ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá ký sinh trên cá nước ngọt, bao
gồm: Clonorchis sinensis, Haplorchis pumilio, Haplorchis taichui, Centrocestus
formosanus, Procerovum sp. Loài sán lá ruột Haplorchis pumilio ñã ñược tìm thấy
nhiều nhất trong nghiên cứu này, trong khi ñó ấu trùng sán lá gan Clonorchis
sinensis lại rất ít khi tìm thấy (Phan Thị Vân và ctv, 2011).
Tại Thừa Thiên Huế, Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc Phước (2009)
ñã nghiên cứu mức ñộ nhiễm ấu trùng metacercariae trên cá chép và cá trắm
cỏ giai ñoạn cá giống. Qua phân tích, kiểm tra metacercaria trên 500 mẫu cá
chép và cá trắm cỏ ở giai ñoạn cá giống, các tác giả ñã xác ñịnh ñược 3 loài
metacercariae trên cá chép và cá trắm cỏ, ñó là Centrocestus formosanus,
Clonorchis sinensis và Haplorchis taichui (Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc
Phước, 2009).
Tại An Giang, tỷ lệ nhiễm metacercariae trên cá tra, rô ñồng và cá lóc nói
chung lần lượt là 1,2%; 1,46% và 0,79%; thành phần loài bao gồm
Haplorchis pumilio, Haplorchis taichui, Procerovum sp., Metagonimus sp. và
sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini (Fibozopa, 2005). Mặc dù tỷ lệ nhiễm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11



thấp nhưng ñối với An Giang, một vùng chuyên sản xuất cá tra xuất khẩu lớn
nhất trong cả nước thì ñây cũng là vấn ñề ñáng báo ñộng ñối với khía cạnh an
toàn thực phẩm.
Tại Nghệ An, ñiều tra trên các ñối tượng gồm trắm cỏ, chép, mè trắng,
trôi, rô phi và các loài cá tạp trong ao thu ñược ngẫu nhiên từ quá trình ñánh
bắt những loài cá trên thì kết quả thu ñược về tỷ lệ nhiễm lần lượt là 54%,
45%, 43%, 36%, 11%, 45% các loại metacercariae của sán lá ruột, với số
lượng cao nhất là 3.163 metacercariae/1 cá thể. Thành phần các loài
metacercariae ñược tìm thấy bao gồm: Haplorchis pumilio, Haplorchis
taichui, Haplorchis yokogawai, Centrocestus fomosanus và Echinostoma
japonicus, trong ñó tỷ lệ nhiễm metacercariae của H. pumilio cao nhất, lên tới
42,06% (Fibozopa, 2005).
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và ctv (2009) nhằm xác ñịnh mối
liên hệ giữa sự nhiễm ấu trùng sán lá ruột ở trong ốc và cá ở các ao cá giống
ñã cho thấy: Cá bột không bị nhiễm FZT. Không có quan hệ rõ ràng giữa mật
ñộ của các loài ốc nhiễm ấu trùng sán lá ruột và tỷ lệ hay cường ñộ nhiễm ấu
trùng metacercariae ở cá. Mặc dù tỷ lệ và cường ñộ nhiễm ở cá cao hơn ốc
nhiễm trong ao, không thu ñược ốc có nhiễm ấu trùng trong ao, nhưng rõ ràng
sự lây nhiễm vẫn rất cao khi không tìm thấy ốc bị nhiễm ấu trùng. Có thể sẽ
cần những nỗ lực nghiêm khắc hơn ñể kiểm tra ấu trùng có trong ốc tại những
ao này hoặc xác ñịnh tại sao một lượng lớn ấu trùng cercariae vào ñược ao.
Có thể nguồn gốc của ấu trùng và những công việc liên quan ñến vấn ñề kiểm
soát sẽ ñược bàn luận (Nguyễn Mạnh Hùng và ctv, 2009).
Tại 4 tỉnh ðồng bằng sông Mêkông, nghiên cứu của ðinh Thị Thủy và
ctv (2009) ñã ghi nhận sự xuất hiện của 4 loài sán lá có khả năng lây nhiễm
cho người ở cá tra. Tổng số 1.127 mẫu cá ñược thu từ các ao nuôi bao gồm
hệ nuôi nông hộ (Farm House System - FHS) (279) và hệ thống nuôi trang
trại (Farm House Hold Systems - FHHS) (848) ñược kiểm tra bằng các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


phương pháp cổ ñiển và sinh học phân tử. Các loại ấu trùng sán Haplorchis
pumilio, H. taichui, Centrocestus formosanus và Procerovum sp. ñược phát hiện
và phân tích trong mối quan hệ với mùa vụ, phương thức quản lý, kích cỡ vật
chủ, vị trí nhiễm. Nói chung, tỷ lệ nhiễm ở cá cao hơn vào mùa mưa từ tháng
4 ñến 10 so với mùa khô. Tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm thấp hơn với cá
nuôi trong hệ thống FHHS so với FHS. Cá ở các ñộ tuổi từ 60 ñến 90 ngày có
tỷ lệ nhiễm cao nhất, phản ánh sự có mặt của mối nguy lây nhiễm luôn luôn
thường trực trong ao cá sau khi thả giống. Ký sinh trùng ñược phát hiện ở
phần cơ, ñầu và vây; ñặc biệt là các gốc vây. Tầm quan trọng của cá tra hiện
nay ñang gia tăng cả ở thị trường trong nước, quốc tế và các phương pháp
quản lý trong trang trại nuôi và công nghệ chế biến có thể giảm thiểu mức ñộ
rủi ro từ ñó cải thiện ñược tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của các sản phẩm cá
tra (ðinh Thị Thủy và ctv, 2009).
Phạm Cử Thiện và ctv ñã ñiều tra khảo sát về sự lây nhiễm sán lá gây
bệnh ở người có nguồn gốc thủy sản (Fishborne Zoonotic Trematode - FZT)
trên cá trê lai và cá tai tượng ñã ñược thực hiện ở ñồng bằng sông Cửu Long,
tập trung vào các hệ thống nuôi ghép và nuôi kết hợp trong hệ thống vườn ao - chuồng (VAC), trong ñó có phân tích hiện trạng sử dụng phân chuồng
làm thức ăn cho cá. Các mẫu cá ñã ñược thu trong cả mùa mưa và mùa khô. Kết
quả cho thấy metacercariae FZT không có trong cá trê lai nuôi ñơn, tuy vậy lại rất
phổ biến ở cá nuôi thuộc hệ thống VAC. Metacercariae sán lá thuộc họ
Heterophyidae: Haplorchis pumilio, Haplorchis taichui, Centrocestus formosanus
và Stellantchasmus falcatus, với tỷ lệ nhiễm như sau: 1,7% ở cá tai tượng nuôi
ñơn; 6,6% trong cá chép nuôi ghép và 3,0% trong nuôi hệ thống VAC.
Haplorchis pumilio là loài sán phổ biến nhất, chiếm trên 58,0% ấu trùng
metacercariae phát hiện ñược ở cá. Cường ñộ nhiễm mạnh nhất là ở cá chép

nuôi ghép, ñặc biệt trong mùa mưa lũ. Kết quả cho thấy một số hệ thống nuôi
cá ñang tồn tại những rủi ro về FZT (Phạm Cử Thiện và ctv, 2007).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


Theo Jakob Skov (2009) việc khảo sát sán lá song chủ gây bệnh ở người
nhiễm trên ốc và cá trong các hệ thống nuôi cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam ñã
cho thấy sự xuất hiện của ba loại ấu trùng cercariae parapleurolophocercous trên
ký chủ ốc Melanoides tuberculata và sự hiện diện của nang kén giống sán lá ruột
nhỏ (thuộc hai loài H. pumilio và H. taichui) cũng như Procerovum sp. trên mô cá
nuôi (cá mè trắng, cá trôi Ấn và cá rô ñồng). Các ñặc ñiểm hình thái không ñủ ñể
chứng minh mối liên hệ giữa ấu trùng cercariae với nang kén. Việc áp dụng
kỹ thuật phân tử bằng phản ứng PCR và giải mã trình tự hệ gen sử dụng thu
nhận gen ITS 2 (DNA ribosome) ñối với ấu trùng cercariae và nang kén ñã
làm rõ ñược quan hệ giữa một loại ấu trùng cercariae ñối với nang kén H.
pumilio ñược phân lập. Ngoài ra, sử dụng hệ gen ITS của H. pumilio trưởng
thành ñã cho thấy sự tương ñồng 100% ở vùng này. Tuy không loại cercariae
nào có sự tương ñồng về trật tự hệ gen ñối với H. taichui, nhưng giữa một loại
cercariae với nang kén Procerovum sp. ñã phát hiện thấy mức ñộ tương ñồng tới
99%. ðiều này cho thấy rằng sán lá ký sinh trên cá nuôi có thể vào ao từ
nguồn bên ngoài và có thể xâm nhập tự do khi nguồn nước ao ñược trao ñổi
với nước sông. Kết quả nghiên cứu này ñã làm nảy sinh nhu cầu áp dụng kỹ
thuật phân tử nhằm hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh thái học ñối với nang kén
ở các hệ sinh thái phức tạp. Các loài ký sinh trùng ñã phát hiện tại các ao cá
không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cá nuôi mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho con người khi ăn cá chưa chín (Jakob Skov, 2009).
2.4. Tình hình nghiên cứu về sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio
H. pumilio thuộc giống Haplorchis, Loose 1899 trong giống này có 3

loài bao gồm H. taichui, H. yokogawai và H. pumilio. H. pumilio là một trong
31 loài thuộc họ Heterophyidae và nằm trong số 70 loài sán lá ruột có khả
năng lây nhiễm cho con người (Chai và ctv, 2005).
Theo tài liệu phân loại của dự án FIBOZOPA, nhóm Haplorchis sp có
giác bụng lớn, giác miệng không phát triển và có răng xung quanh, số lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


và hình dạng răng bám trên giác bụng khác nhau là ñặc ñiểm ñể phân loại
giữa chúng. H. pumilio có 30-36 răng thường xếp thành 2 hàng, H. taichui có
từ 11-18 răng lớn, trong khi H. yokogawai có số lượng răng lớn hơn khoảng
70 răng nhỏ (Sổ tay phòng thí nghiệm dự án FIBOZOPA, 2005). Bào nang ấu
trùng metacercariae của loài H. pumilio có hình elip, kích cỡ (0,16-0,19) x
(0,14-0,16) mm, thành nang dày, giác bụng nhỏ hơn giác miệng, giác bụng có
thể biến ñổi và phát triển thành các gai (răng), sán có từ 36-42 răng nhỏ xếp
thành 1-2 hàng quanh ống sinh dục bụng hoàn chỉnh, ấu trùng không có
gonotyl, tuyến bài tiết hình chữ O và chiếm phần lớn cơ thể phía sau
(FIBOZOPA Laboratory manual, 2005).

Hình 2: Cercariae và metacercariae (Skov và ctc, 2009)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


PHẦN III. ðỐI TƯỢNG,
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu
Sán lá ruột nhỏ H. pumilio giai ñoạn ấu trùng cercariae pleurolophocercous ñược lấy từ ốc Melanoides tuberculata thu từ xã Nghĩa
Lạc, huyện Nghĩa Hưng, Nam ðịnh - vùng dịch tễ của sán lá truyền lây qua
cá, ñặc biệt là sán lá ruột H. Pumilio.
Cá rô phi Oreochromis niloticus giai ñoạn cá hương lấy từ Viện nghiên
cứu NTTS1, ðình Bảng Từ Sơn, Bắc Ninh ñược kiểm tra ñầu vào không
nhiễm ấu trùng sán. Sau ñó cá ñược nuôi thuần dưỡng trong vòng 1 tuần trước
khi tiến hành thí nghiệm.
Chuột bạch Mus musculus, 4 tuần tuổi, có trọng lượng 20-30g ñược
mua từ Phòng ñộng vật thí nghiệm, Viện vệ sinh dịch tễ TW, Hà Nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


Hình 3. ðối tượng nghiên cứu
3.2. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
3.2.1. Dụng cụ thí nghiệm
• Kính hiển vi soi nổi 3X
• Kính hiển vi quang học, với các vật kính 4X, 20X, 60X, 100X.
• Hệ thống bể: 4 bể kính (50 x 90 x 50cm)
• Thiết bị cân ño: Cân ñiện với ñộ chính xác ñến 0.01 g, thước thẳng ño
chiều dài với ñộ chính xác ñến 1 mm.
• Cốc ñong: 4 cốc thủy tinh 1000 ml, 30 cốc thủy tinh 15 ml, 25 cốc nhựa 15 ml.
• Tủ ấm
• Bộ xử lý mẫu mô, máy cắt mô và các dụng thiết bị, dụng cụ phụ trợ khác

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


17


3.2.2. Hóa chất thí nghiệm
• Pepsin, axit Clohydric (HCl), NaCl dùng ñể tiêu cơ cá
• Dãy nồng ñộ cồn (50 - 100%), Xylen, Bomsal Canada
• Dung dịch Eosin và Hematoxyline ñể nhuộm tiêu bản mô
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
∗ Xác ñịnh cường ñộ nhiễm cercariae trên ốc
Thí nghiệm ñược bố trí ñể xác ñịnh cường ñộ thải ấu trùng cercariae
của ốc M. tuberculata sau 1 và 4 giờ ñược tiến hành như sau;
-

ðặt riêng từng cá thể ốc vào trong lọ nhựa tròn (2.5 x 3cm), màu trong
suốt có chứa 0.5cm nước sạch.

-

Sau 1 giờ, chuyển ốc sang lọ nhựa khác có kích thước giống nhau chứa
0.5cm nước sạch thêm 4 giờ sau ñó loại bỏ ốc ra khỏi cốc.

-

Sử dụng pipette ñể hút ấu trùng cercariae ra ñĩa petri, soi và ñếm số lượng
cercariae thải ra trong mỗi cốc nhựa ở thời ñiểm 1 và 4 giờ.
Thí nghiệm ñược lặp lại với 10 cá thể ốc nhiễm khác nhau ñược thu cùng

một thời ñiểm.
∗ ðánh giá sự biến ñộng metacercariae trên cá

Nghiệm thức 1: 500 cá rô phi O. niloticus ñược gây nhiễm với n= 40 cá
thể ốc M. tuberculata có nhiễm ấu trùng cercariae trong thùng xốp
(40x50x30cm) chứa nước sạch có ñộ sâu là 10 cm.
Nghiệm thức 2: cũng với các ñiều kiện tương tự nhưng chỉ ñược gây
nhiễm với liệu thấp một nửa so với nghiệm thức 1(1/2 n= 20 ốc M.
tuberculata) nhiễm ấu trùng cercariae.
Sau 2 giờ phơi nhiễm trong nước, cá ở các Nghiệm thức 1 và 2 ñược
chuyển sang 2 bể kính tương ứng có kích thước giống nhau (50 x 90 x 50cm).
Cá ñược nuôi trong ñiều kiện thí nghiệm trong vòng 15 tuần, sử dụng cho ăn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

18


thức ăn công nghiệp (cargill) phù hợp với kích cỡ cá, và có chế ñộ thay nước
sạch (giếng khoan) hàng ngày.
Mỗi nghiệm thức, 15 cá thể ñược thu vào các tuần thứ 2, 3, 6, 8, 10, 11,
12, 13, 14 và 15 sau gây nhiễm ñể kiểm tra ấu trùng nhiễm trên cá nhằm ñánh
giá sự biến ñộng về tỷ lệ và cường ñộ nhiễm.
Mỗi nghiệm thức, 2-5 cá thể ñược thu vào các ngày 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7
sau gây nhiễm, cố ñịnh trong formalin 10% ñể nghiên cứu sự phát triển của
metacercaria trong cá.

Hình 4: Hình thức gây nhiễm ấu trùng sán cho cá rô phi
∗ ðánh giá sự phát triển của ấu trùng
Thí nghiệm ñược bố trí với 500 cá rô phi O. niloticus (0.1 g) nhiễm với
60 cá thể M. tuberculata có nhiễm pleurolophocercous trong 5 giờ.
Metacercariae sẽ ñược ñịnh kỳ thu bằng cách tiêu cơ và phân lập từ 30, 30,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


19


×