Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

So sánh một số tổ hợp dưa chuột lai f1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông 2011 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.02 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP -HÀ NỘI
*********

PHẠM VĂN DÙNG

SO SÁNH MỘT SỐ TỔ HỢP DƯA CHUỘT LAI F1 ĂN
TƯƠI CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG TRONG VỤ XUÂN HÈ
VÀ VỤ ĐÔNG 2011 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số

Người hướng dẫn

: 60.62.01

: 1. TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG
2. TS. PHẠM MỸ LINH

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2012
Tác giả luận văn

Phạm Văn Dùng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Minh
Hằng- Bộ Môn Rau Hoa Quả - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, TS.
Phạm Mỹ Linh- Viện Nghiên cứu rau quả đã tận tình hướng dẫn và đóng góp
những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Bộ môn Rau và cây gia vi
– Viện Nghiên cứu Rau quả, các thầy cô giáo Bộ môn Rau - Hoa - Quả, Khoa
Nông học; các thầy cô giáo Viện Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Sau cùng là gia đình đã luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Phạm Văn Dùng


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

114

LỜI CẢM ƠN

114

MỤC LỤC

114

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

114

DANH MỤC BẢNG

114

1.

MỞ ĐẦU


1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và yêu cầu

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột


3

2.2

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển
của cây dưa chuột

8

2.3

Sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam

16

2.4

Tình hình nghiên cứu về chọn giống dưa chuột trong và ngoài nước

22

3.

NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34

3.1


Nội dung nghiên cứu

34

3.2

Vật liệu và địa điểm nghiên cứu

34

3.3

Phương pháp nghiên cứu

34

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

38

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii


4.1

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp trong vụ

xuân và vụ đông 2011

38

4.1.1

Thời gian từ gieo đến khi ra lá thật

40

4.1.2

Thời gian từ trồng đến khi ra hoa cái

40

4.1.3

Thời gian từ trồng đến thu quả đầu

41

4.1.4

Thời gian từ trồng đến kết thúc thu

42

4.2


Cấu trúc cây, đặc điểm phân cành của các tổ hợp dưa chuột

43

4.2.1

Chiều cao cây cuối cùng

44

4.2.2

Số lá cuối cùng

44

4.2.3

Số nhánh cấp I

45

4.3

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

45

4.3.1


Số hoa cái trên cây

47

4.3.2

Số quả trên cây

48

4.3.3

Tỷ lệ đậu quả

49

4.3.4

Khối lượng trung bình quả

50

4.3.5

Năng suất cá thể

50

4.3.6


Năng suất lý thuyết

52

4.3.7

Năng suất thực thu

53

4.4

Một số đặc điểm hình thái, cấu trúc và chất lượng quả

53

4.4.1

Chiều dài và đường kính quả

54

4.4.2

Độ dày thịt quả

55

4.4.3


Màu sắc quả và màu sắc gai quả

55

4.4.4

Đăc điểm thịt quả và chất lượng thử nếm

57

4.4.5

Một số chỉ tiêu sinh hóa của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè và
vụ đông 2011

57

4.5

Tình sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm

59

4.5.1

Tình hình sâu hại

59

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


iv


4.5.2

Tình hình bệnh hại

59

4.6

Một số giống dưa chuột triển vọng vụ xuân hè và vụ đông 2011

62

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

64

5.1

Kết luận

64

5.2


Đề nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

: Đơn vị tính

đ

: Đồng

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

GAP

: Hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt

Ha

: Hécta

IPM


: Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RAT

: Rau an toàn

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THL

Tổ hợp lai

USD

: Đồng đô la

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1

Tên bảng

Trang

Sản xuất dưa chuột của 5 nước có sản lượng lớn nhất thế giới từ
năm 2004-2008

17

2.2

Sản xuất dưa chuột toàn thế giới (1991 – 2008)

18

2.3

Tình hình thương mại dưa chuột trên thế giới từ năm 2005-2007

19


2.4

Sản lượng dưa chuột và giá trị sản xuất theo giá thực tế ở Việt
Nam từ 2005 – 2009

4.1

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ
hợp dưa chuột lai trong vụ xuân hè 2011 (ngày)

4.2

21
39

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ
hợp dưa chuột lai trong vụ Đông 2011 (ngày)

39

4.3

Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp trong vụ xuân hè 2011

43

4.4

Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp trong vụ Đông 2011


43

4.5

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp dưa
chuột trong vụ xuân hè năm 2011

4.6

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp dưa
chuột trong vụ Đông năm 2011

4.7

51

Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của các tổ hợp dưa
chuột trong vụ Đông năm 2011

4.9

47

Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của các tổ hợp dưa
chuột trong vụ xuân hè năm 2011

4.8

46


51

Một số đặc điểm quả của các tổ hợp dưa chuột trong vụ xuân hè
năm 2011

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

53

vi


4.10

Một số đặc điểm quả của các tổ hợp dưa chuột trong vụ Đông
năm 2011

4.11

Một số đặc điểm chất lượng quả của các tổ hợp dưa chuột trong
vụ xuân hè năm 2011

4.12

60

Tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp chuột trong vụ Đông năm
2011


4.17

58

Tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp chuột trong vụ xuân hè
năm 2011

4.16

58

Một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp dưa chuột trong vụ
Đông 2011

4.15

56

Một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp dưa chuột trong vụ
xuân hè 2011

4.14

56

Một số đặc điểm chất lượng quả của các tổ hợp dưa chuột trong
vụ Đông năm 2011

4.13


54

61

Một số tổ hợp lai dưa chuột triển vọng vụ xuân hè và vụ đông
2011 tại Gia Lâm Hà Nội

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

63

vii


1. MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Dưa chuột (Cucumis stavus L.)là cây rau ăn quả ngắn ngày. Ở nước ta

dưa chuột có thể trồng nhiều vụ trong năm, quả cho thu hoạch nhiều đợt, năng
suất trung bình đạt xấp xỉ 170 tạ/ha tương đương với năng suất trung bình
toàn thế giới. Trồng trong điều kiện nhà có che phủ nylon ứng dụng công
nghệ cao tại Hà Nội, năng suất đạt tới hơn 120 tấn/ha bằng 1/3 năng suất dưa
chuột ở nước ngoài trong điều kiện tương tự (Phạm Kim Thu, 2008). Quả dưa
chuột, ngoài ăn tươi như một loại rau xanh còn được chế biến (muối chua,
muối mặn, hỗn hợp xa lát…) cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Dưa chuột được trồng ở tất cả các tỉnh, phía Bắc và phía Nam, nhưng
diện tích dưa chuột được trồng tập trung với diện tích lớn ở các tỉnh vùng
Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở các

vùng trồng dưa chuột tập trung như Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nam đạt
năng suất trên 230 tạ/ha, lớn hơn nhiều so với năng suất bình quân của cả
nước (số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009). Những địa phương có diện
tích trồng dưa chuột tập trung càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại.
Với diện tích ngày càng phát triển như vậy nên nhu cầu về giống ở các
vùng trồng dưa là khá lớn. Tại các vùng trồng dưa hiện nay, giống đang được
sử dụng là một số giống địa phương, ngoài ra hầu hết là các giống nhập nội.
Các giống dưa chuột địa phương thường là các giống năng suất thấp, độ đồng
đều kém nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Giống nhập
nội thường có giá hạt giống cao và không chủ động được nguồn giống.
Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột ăn tươi là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Viện Nghiên cứu Rau quả và là yêu cầu bức thiết của
sản xuất hiện nay. Trong giai đoạn vừa qua Viện Nghiên cứu Rau quả đã
nghiên cứu chọn tạo được rất nhiều các dòng tự phối dưa chuột có khả năng
kết hợp cao. Các dòng dưa chuột đó được lai luân giao (Diallen) để tạo ra các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
1


tổ hợp lai phục vụ công tác nghiên cứu đánh giá xác định các tổ hợp lai triển
vọng nhằm giới thiệu giống mới cho sản xuất. Đề tài “So sánh một số tổ hợp
dưa chuột lai F1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông
2011 tại Gia Lâm- Hà Nội” mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu góp phần
giải quyết những khó khăn và nhiệm vụ nêu trên.
1.2

Mục đích và yêu cầu

- Mục đích
Xác định được các tổ hợp dưa chuột lai F1 có khả năng sinh trưởng,

phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt thích ứng cho ăn tươi, phù hợp
với thời vụ xuân hè và vụ đông trong điều kiện vùng đồng bằng sông Hồng
- Yêu cầu
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất của các tổ
hợp dưa chuột lai F1.
Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh trên đồng ruộng của các tổ hợp
dưa chuột F1
Đánh giá một số đăc điểm của quả và một số chỉ tiêu về phẩm chất
phục vụ ăn tươi của các tổ hợp dưa chuột lai F1
1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về

đặc điểm sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của các tổ hợp dưa chuột lai
F1 có triển vọng trong đề tài
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
chọn giống họ bầu bí nói chung và giống dưa chuột ăn tươi nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn.
+ Kết quả đề tài sẽ là căn cứ để giới thiệu giống mới cho sản xuất và
góp phần giải quyết yêu cầu thực tiễn về chủ động giống dưa chuột ăn tươi có
năng suất cao, chất lượng tốt, giá giống hợp lý và phù hợp với điều kiện sinh
thái của miền Bắc Việt Nam.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), là
cây rau ăn quả được trồng trọt từ rất lâu, nó được biết cách đây khoảng 5.000
năm (Tatlioglu, 1993) [56]. Song, hiện chưa có tài liệu nào xác minh chính
xác về nguồn gốc của cây dưa chuột và vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về
nguồn gốc của loại cây này. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất với
quan điểm do De Candolle đưa ra năm 1912 là dưa chuột có nguồn gốc từ
Tây Bắc Ấn Độ, nơi tồn tại các loài họ hàng hoang dại với số lượng nhiễm
sắc thể 2n = 14. Loài hoang dại, Cucumis hardwickii là dạng dưa chuột quả
nhỏ đắng có gai quả cứng và thưa được tìm thấy ở chân núi Himalaya (De
Candolle, 1984)[31]; (IBPGR, 1983) [37]; (Robinson, Decker, 1999) [48];
(Siemonsma, Kasem, 1994) [51]. Cũng có những ý kiến cho rằng dưa chuột
có nguồn gốc tại Nam Á và được trồng trọt từ rất lâu, khoảng 3000 năm. Từ
những nơi này dưa chuột được đưa đến các vùng như Tây châu Á, các nước
Bắc Phi và Nam Âu (Bose, Som, 1986) [26].
Ở Trung Quốc dưa chuột đã được trồng rất sớm, có thể trước công
nguyên. Các giống dưa chuột địa phương của Trung Quốc có nhiều tính trạng
lặn như quả dài, hình thành quả không cần qua thụ phấn (dạng parthenocarpy),
quả không chứa chất gây đắng (cucurbitaxin), gai quả màu trắng. Từ kết quả
qua các cuộc thám hiểm cùng với sự nghiên cứu của mình, nhà thực vật
Vavilốp (1926) [57]; Tatlioglu (1993) [56] cho rằng, Trung Quốc là Trung tâm
khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột. Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc cho
rằng dưa chuột được trồng tại đây từ khoảng 100 năm trước Công nguyên.
Mesherov và Kobylyanskaya (1981) [42] chứng minh rằng, dưa chuột ở Nhật
Bản và Trung Quốc có cùng nguồn gốc. Điều này cũng phù hợp với ý kiến của
3


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


một số nhà khoa học khác cho rằng dưa chuột được chuyển từ Trung Quốc
sang Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 923 - 930.
Trong thời kỳ La Mã dưa chuột được phát triển theo phương pháp trồng
dưới mái che, đến thế kỷ 13 dưa chuột được đưa đến nước Anh, Columbus đã
gieo trồng dưa chuột ở Haiiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của
ông. Từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các
thuộc địa bị họ thống trị (Tạ Thu Cúc, 2007) [2]; (De Candolle, 1984) [31];
(Robinson, Decker, 1999) [48].
Việc phát hiện ra các dạng cây dưa chuột dại, quả rất nhỏ, mọc tự nhiên
ở các vùng Đồng bằng Bắc Bộ và các dạng quả to, gai trắng, mọc tự nhiên ở
các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, cho thấy có thể khu vực miền núi phía
Bắc Việt Nam giáp Lào được coi là nơi phát sinh cây dưa chuột, ở đây đang
còn tồn tại các dạng hoang dại của cây này (Trần Khắc Thi (1985) [15].
Ở nước ta, dưa chuột được trồng từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa được
rõ. Tài liệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa chuột là sách “Nam phương thảo
mộc trạng” của Kế Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu “… cây dưa
leo hoa vàng, quả dài cỡ gang tay, ăn mát vào mùa hè”. Mô tả kỹ hơn cả là
cuốn “ Phủ biên tạp lục” (năm 1775) Lê Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và
vùng trồng là Đàng Trong (từ Quảng Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ (Nguyễn
Văn Hiển và cs., 2000) [4]. Theo Lưu Trấn Tiêu (1974), qua việc phân tích
bào tử phấn hoa ở di chỉ tràng kênh từ thời Hùng Vương, ngoài lúa nước, còn
phát hiện thấy phấn hoa dưa chuột (Trần Khắc Thi và cs., 2008).
2.1.2 Phân loại
Dưa chuột thuộc Họ bầu bí Cucurbitaceae, Chi Cucumis, loài C.
sativus L., có bộ nhiễm sắc thể 2n =14. Do trong quá trình tồn tại và phát
triển, từ một dạng ban đầu, dưới tác dụng của điều kiện sinh thái khác nhau và

các đột biến tự nhiên, dưa chuột đã phân hoá thành nhiều kiểu sinh học
(biotype). Việc phân loại chúng theo đặc tính sinh thái và di truyền học giúp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
4


cho công tác nghiên cứu giống sử dụng đúng đắn và dễ dàng các đối tượng
nghiên cứu. Các nhà phân loại đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực này, tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa có một bản phân loại thống nhất (Ram J. Singh 2007,
Cucurbit (cucurbitaceae; Cucumis spp, cucurbita spp., Citrullus spp.), In:
Genetic Resources, Chromosome Engineering, and Crop Improvement:
Vegetable).
Theo bảng phân loại của Gabaev (1932) (dẫn theo Trần Khắc Thi,
1985) [15], loài C. sativus được phân chia thành 3 loài phụ:
1. Loài phụ Đông Á - ssp - Righidus Gab
2. Loài phụ Tây Á - ssp - Graciolos Gab
3. Dưa chuột hoang dại - ssp - Agrostis Gab, Var. hardwickii (Royla)
Alef.
Theo đặc điểm quả giống và vùng phân bố, các loài phụ trên được chia
thành 14 thứ. Loài phụ Đông Á có 8 thứ, loài phụ Tây Á có 5 thứ và dưa
chuột hoang dại hardwikii.
Bảng phân loại của Gabaev về cơ bản là hợp lý, nhưng khi sử dụng bản
phân loại này thường gặp nhiều khó khăn trong chọn giống (Timofeev và cs.,
1972) (dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985) [15].
Trên cơ sở nghiên cứu sự tiến hoá sinh thái của loài C. sativus, Filov
(1940) đã đưa ra bảng phân loại chính xác hơn. Theo bảng này, dạng hoang
dại được đưa vào nhóm phụ ssp Agrosuis Gab. Các dạng khác thuộc loài
trồng trọt và tập trung vào 6 loài phụ mang đặc trưng của sự phân hóa sinh
thái rõ rệt (Mai Thị Phương Anh và cs., 1996); (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [1],
[4]. Các loài phụ đó bao gồm:

1/ ssp. Europaeo - americanus Fil - loài phụ Âu - Mỹ là loài phụ lớn nhất về
vùng phân bố và được chia thành 3 nhóm sinh thái (proles):
a- Pr. Europaeo - americanus Fil - nhóm Âu - Mỹ
b- Pr. Orientali - europaeur Fil - nhóm Đông Âu.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5


c- Pr. Borealis Fil - nhóm phương Bắc
Loài phụ này được chia thành 5 nhóm sinh thái:
a. Pr. Medio - asiaticus Fil - nhóm Trung Á
b. Pr. Astrachanicus Fil - Nhóm Astrakhan
c. Pr. Anatolicus Fil - Nhóm Anatoni
d. Pr. Jranicus Fil – Nhóm Pecxich
e. Pr. Cilicicus Fil - Nhóm Lilici.
3/ ssp. Chinensis Fil - Loài phụ Trung Quốc. Loài phụ này được trồng phổ
biến trong nhà kính ở châu Âu, bao gồm các giống quả ngắn thụ phấn nhờ côn
trùng; quả dài, tự kết quả không qua thụ phấn (parthenocarpy). Loài phụ này
bao gồm các nhóm sinh thái sau:
a. Pr. Australi - chinesis Fil - nhóm nam Trung Quốc
b. Pr. Anglicus Fil - nhóm Anh
c. Pr. Germanicus Fil - nhóm Đức
d. Pr. Klinensis Fil - nhóm Klin
e. Pr. Kashgaricus Fil - nhóm tây Trung Quốc.
4/ ssp. Indico - Japonicus Fil - loài phụ Nhật - Ấn, phổ biến ở các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới nơi có lượng mưa lớn. Tính chịu nước của cây thuộc loài
này biểu hiện ở tất cả các cơ quan. Ở loài này có 4 nhóm sinh thái địa lý:
a. Pr. Indicus Fil - Nhóm Ấn Độ
b. Pr. Japonicus Fil - Nhóm Nhật Bản.

c. Pr. Manshuricus Fil - Nhóm Manshuri
d. Pr. Abchansicus Fil - Nhóm Abkhazi
Căn cứ vào đặc điểm hình thái và sinh học, hầu như các giống dưa
chuột Việt Nam nằm trong loài này nhưng không hoàn toàn thuộc một trong 4
nhóm sinh thái trên.
5/ ssp. Himalaicus Fil - Nhóm Himalaya
6/ ssp. Hermaphroditus Fil - Nhóm dưa chuột lưỡng tính.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

6


Ngoài ra, nhà chọn giống dưa chuột Liên Xô, tiến sĩ Tkachenco (1967)
đã phân loài C. sativus thành 3 thứ: dưa chuột thường, dưa chuột lưỡng tính
và dưa chuột hoang dại (Tạ Thu Cúc, 2007) [2].
Nhà di truyền học Ba Lan Kubicki (1969) đã chia C. sativus thành 3 thứ
(Nguyễn Văn Hiển, 2000) [4]:
1. Var. Vulgaris - dưa chuột trồng, gồm 2 nhóm sinh thái địa lý là Đông
và Tây Á.
2. Var. Hermaphroditus - dưa chuột lưỡng tính
3. Var. Hardwikii - dưa chuột hoang dại
Bảng phân loại này mặc dù chỉ dựa trên quan điểm hình thái thực vật
nhưng tương đối thuận lợi khi sử dụng trong công tác nghiên cứu giống.
Theo Libner Nonneck (1989), C. sativus L. là dưa chuột trồng, là cây rau
thương mại quan trọng. Một số cây khác cũng được gọi là dưa chuột như: C.
flexucosu và C. melo (dưa chuột rắn); dưa chuột Tây Ấn Độ (Gherkin): C.
anguria L.; dưa chuột tròn C. prophetarum; dưa chuột trắng Trung Quốc Var.
conomon hoặc dưa chuột sao: Sicyos angulatus (Tạ Thu Cúc, 2007) [2].
Gần đây, Jeffrey (1990) [37] đã đưa ra bảng phân loại mới, theo ông, họ
Bầu bí (Cucurbitaceae) bao gồm 118 chi, 825 loài (species). Theo bảng phân

loại này, họ Bầu bí được chia thành 5 họ phụ: Fevilleae, Melothrieae,
Cucurbitaceae, Sicyoideae và Cyclanthereae. Các loài trồng trọt quan trọng
nhất là Cucurbita L., Cucumis L., Citrullus L., Lagenaria L., Luffa L. và
Cechium L., được tìm thấy trong họ phụ Sicyoideae (Whitaker & Davis,
1962). Trong đó, loài quan trọng nhất là Cucurbita gồm bí và bí ngô (C.
maxima Duch, C. moschata Duch. Ex Lam.). Trong loài Cucumis bao gồm
dưa chuột (C. sativus L.), dưa lê hoặc dưa thơm (C. melo L.); ở loài Citrullus
có dưa hấu (Citrullus lanatus Thunb); loài Lagenaria có bầu (L. siceraria
M.), Sechium có su su và dưa trời (Trichosanthes anguina L.).
Theo Tatlioglu (1993) [56], chi Cucumis nằm ở hai vùng địa lý khác nhau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


+ Nhóm châu Phi: chiếm phần lớn các loài, được trồng phổ biến ở châu
Phi và Trung Đông đến Pakistan và Nam Ả Rập.
+ Nhóm châu Á: dưa chuột (Cucumis sativus) được tìm thấy ở các vùng
thuộc phía đông và nam dãy Himalaya. Các giống dưa chuột đang trồng ở
Việt Nam nằm trong nhóm này.
2.2

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của
cây dưa chuột
Các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và chất dinh

dưỡng có tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa
chuột. Cây trồng thể hiện hết khả năng sinh trưởng, phát triển và đạt được
năng suất tiềm năng của giống khi được trồng trong các điều kiện ngoại cảnh
tối ưu nhất [1], [2], [3]. Do vậy, nghiên cứu quan hệ của cây với điều kiện

ngoại cảnh cũng chính là nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây là hết sức
quan trọng là cơ sở để xây dựng quy trình canh tác phù hợp với yêu cầu ngoại
cảnh của cây.
2.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các cây trong học bầu bí cũng
như cây dưa chuột.
Dưa chuột cũng có thể sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ
lạnh so với dưa thơm và dưa hấu. Theo Benett và cs. (2002), cây dưa chuột
sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ thích hợp dao động từ 18-240C,
nhiệt độ tối thấp là 150C và nhiệt độ tối cao là 330C. Nhiều kết quả nghiên
cứu cho thấy khi nhiệt độ vượt khỏi ngưỡng cho phép các quá trình trao đổi
chất trong cây bị ngừng trệ, nếu giai đoạn này kéo dài cây sẽ chết khi nhiệt độ
trên 400C (Mai Phương Anh, 1999) [1]. Cũng tương tự khi nhiệt độ dưới
150C, quá trình đồng hóa và dị hóa bị rối loạn, cây sinh trưởng còi cọc, đốt
ngắn lại, lá hoa bị nhỏ lại…(Tạ Thu Cúc, 2007) [2].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


Đối với mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển, cây dưa chuột phản ứng
rất khác nhau đối với nhiệt độ. Khi nhiệt độ 250C, dưa chuột có thể nảy mầm
trong thời gian 3 ngày sau gieo và khi nhiệt độ 200C phải mất 6-7 ngày [51].
Theo nghiên cứu của Tạ Thu Cúc (2007), cây dưa chuột yêu cầu khí hậu ấm
áp để nảy mầm, nhiệt độ tối thiểu cho sự nảy mầm của hạt từ 15,50C, nhiệt độ
tối đa là 40,50C và nhiệt độ thích hợp nhất là 16-350C [2].
Bose và cs, (1986) cho rằng nhiệt độ đất là nhân tố quan trọng quyết
định thời gian nảy mầm nhanh hay chậm hạt, thời gian cho thu hoạch sớm
hay muộn và tổng thời gian sinh trưởng của cây. Nhiệt độ đất thích hợp nhất

từ 18-220C, yêu cầu tối thiểu là 100C và tối đa là 250C.
Theo Bose và cs (1997) biên độ nhiệt độ ngày và đêm dao động lớn
cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Trong điều kiện nhiệt độ
ban ngày là 300C, nhiệt độ ban đêm là 200C là điều kiện lý tưởng để dưa
chuột sinh trưởng, phát triển [27].
Krug và cs, (1980) đã tiến hành nhiều thí nghiệm, khi nâng nhiệt độ
trung bình ngày (24 h) từ 150C tới 300C, tốc độ sinh trưởng thân, lá dưa chuột
tăng mạnh, thời gian tới ngày thu hoạch đầu tiên sớm hơn, làm tăng năng suất
tổng số. Biên độ dao động xung quanh giá trị trung bình sẽ ít bị ảnh hưởng,
các cây còn nhỏ (khoảng 34 ngày tuổi) phản ứng tốt hơn với nhiệt độ ban
ngày cao khi ở trong cùng chế độ ngày đêm (Slack và cs, 1983). Sự giảm
nhiệt độ đột ngột có thể làm cho quả dưa chuột bị thắt ở giữa. Nhiệt độ thấp
với giai đoạn ngắn, có thể gây ra vết thương ở trên quả. Grimstad và cs
(1993) đã phát hiện rằng thân của các cây dưa chuột khi còn nhỏ tăng chậm
nhất khi nhiệt độ ban đêm cao hơn nhiệt độ ban ngày. Kano và cs (2000) đã
cho biết rằng, ở những ô thí nghiệm có nhiệt độ không khí thấp hơn thì quả
dưa chuột trở nên bị đắng (như ở giống Kagafutokyuri). Khối lượng lá và
đạm tổng số, amino axit và hàm lượng protein cao hơn ở những ô thí nghiệm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


nhiệt độ không khí thấp.
Qua nghiên cứu ở Việt Nam, trong điều kiện làm lạnh nhân tạo với nhiệt
độ 5 - 10oC trong vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung
Quốc có sức chịu lạnh cao hơn các giống Châu Á và Châu Mỹ (Trần Khắc
Thi và cs, 1979) [13].
Ở nhiệt độ thấp, một số quá trình sinh hoá bị ngưng trệ, phá vỡ sự cân
bằng của toàn bộ chu trình sống, dẫn tới việc cây bắt đầu bị tích luỹ các độc

tố. Trong trường hợp bị lạnh kéo dài, số lượng độc tố tăng làm chết các tế bào
(Ivanov, 1975). Đó chính là nguyên nhân làm cây bị tổn thương vì lạnh, đó
cũng là sự phá vỡ quá trình trao đổi chất thông thường [15].
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát
triển của cây dưa chuột. Từ các nghiên cứu phản ứng của cây đối với điều kiện
nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cho thấy cây dưa chuột có thể sinh trưởng phù
hợp trong điều kiện vụ xuân hè và vụ đông vùng Đồng bằng sông Hồng.
2.2.2 Ánh sáng
Trong các yếu tố ngoại cảnh, ngoài yếu tố về nhiệt độ thì ánh sáng như
độ dài chiếu sáng, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng có ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột. Dưa chuột là
cây ưa sáng, sinh trưởng thích hợp trong những vùng nhiều ánh sáng, ánh
sáng nhiều cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành nhiều hoa cái. Ngoài
ra, dưa chuột thuộc nhóm cây ưa sáng ngày ngắn, hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp
và quả phát triển thuận lợi. Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng
và phát dục là 10 - 12 giờ/ngày. Nắng nhiều có tác dụng tới hiệu suất quang
hợp, làm tăng năng suất, chất lượng quả, rút ngắn thời gian lớn của quả.
Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột trong phạm vi 15 -17 klux. Tuy
nhiên, phản ứng của dưa chuột đối với ánh sáng còn phụ vào giống và thời vụ
gieo trồng. Yếu tố nhiệt độ và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng lớn đến quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây. Khi thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
10


cao (>300C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn (Mai
Thị Phương Anh, 1996); (Tạ Thu Cúc, 2007) [1], [2]. Kết quả nghiên cứu của
Tarakanov G. (1975) cho thấy: các giống dưa chuột ở gần các Trung tâm phát
sinh thứ nhất (Việt Nam và Ấn Độ) khi trồng trong điều kiện mùa hè ở
Maxcova hầu như không ra hoa và hoàn toàn không tạo quả (Trần Khắc Thi,

1985) [15].
Nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cường độ ánh sáng yếu, cây
dưa chuột sinh trưởng chậm, ra hoa muộn, màu sắc thân lá, hoa quả nhạt
hơn, hoa cái dễ bị rụng. Năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị
kém [1]; [2].
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng đối với cây con của
dưa chuột của tác giả Piotr Piszczek và cs (2008) cho thấy: dưới điều kiện áng
sáng màu xanh cây sinh trưởng cao hơn, lóng dài hơn, thân cây dày, khối lượng
thân lá tươi và hàm lượng chất khô cao hơn. Số lá không chịu ảnh hưởng của
màu sắc cũng như cường độ của ánh sáng. Tuy nhiên chiều cao cây, độ dài lóng,
đường kính thân, khối lượng tươi và khô của các mầm tăng lên theo mức độ tăng
của lượng bức xạ 50 - 60 µmol·m-2·s-1. Tại ô thí nghiệm xử lý với lượng bức xạ
cao nhất, hàm lượng diệp lục và caroten trong lá là cao nhất trong điều kiện ánh
sáng ban ngày. Hàm lượng chất sắc tố không phụ thuộc vào màu sắc của ánh
sáng cũng như lượng bức xạ [46].
Lin và cs (1996) đã có nhiều nghiên cứu và kết luận rằng cường độ ánh
sáng và chất lượng ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc hình thành màu
sắc quả và thời gian bảo quản quả dưa chuột loại quả dài ở Anh. Ngoài ra, hai
tác giả cũng có những nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng bảo
quản của giống dưa chuột quả dài. Kết quả cho thấy, trong mùa hè, sử dụng
các lớp bọc để làm giảm cường độ ánh sáng hoặc làm giảm chất lượng quang
phổ, cường độ ánh sáng thấp hơn thì gian bảo quản của của dưa chuột thấp
hơn trong điều kiện nhiệt độ là 13°C. Quả dưa chuột được bọc bằng lớp màu
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


đỏ có màu xanh hơn khi lớp bọc là màu tím. Trong điều kiện vụ xuân, quả
nhận ánh sáng đỏ có màu xanh hơn nhận được ánh sáng tím. Như vậy, để cải

thiện màu sắc quả xanh và thời gian bảo quản dài hơn của quả dưa chuột
trong trong nhà lưới thì phải đảm bảo mật độ, khoảng cách trồng thích hợp và
cần phải chú ý tới tầm quan trọng của cường độ ánh sáng và chất lượng ánh
sáng (Lin., Jolliffe, 2008) [41].
Theo các tác giả hiệp hội khoa học trồng trọt Mỹ (1997) việc tỉa thưa và
che bóng đã ảnh hưởng đến động thái tăng chiều dài quả, màu sắc quả lúc thu
hoạch và phổ diệp lục của vỏ quả.
Trong thí nghiệm về phản ứng ánh sáng của cây dưa chuột với độ dài
ngày đã xếp giống Quế Võ của Việt Nam là giống điển hình của giống
ngày ngắn. Cây trồng trong điều kiện chiếu sáng 16 giờ trong suốt thời
gian thí nghiệm (2,5 tháng) không hình thành hoa cái, còn hoa đực chỉ xuất
hiện 1 tháng sau khi tất cả các công thức khác (chiếu 8,12,14 giờ) hoa đực
bắt đầu tàn. Các tác giả cũng cho rằng sự phản ứng với chu kỳ chiếu sáng
của giống này mang tính chất lượng. Cũng giống này, chiếu sáng bằng đèn
neon với cường độ 2,4 w/m2 đến 8,8 w/m2 phản ứng của cây cũng khác
nhau, ở lượng bức xạ lớn sự hình thành hoa cái bị ức chế, cây xuất hiện
phản ứng ngày dài [15].
Cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện cường độ
ánh sáng dao động trong khoảng 15.000 - 17.000 lux (Mai Thị Phương
Anh và cs,1996); (Nguyễn Văn Thắng và cs,1999); (Trần Khắc Thi và cs,
1995); (Trần Khắc Thi, 1999); (Trần Khắc Thi, 2003) [1], [12], [16],
[17], [18], [19].
Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu sáng trong quá trình sinh
trưởng cá thể cũng khác nhau. Qua các kết quả nghiên cứu, Box (1957) đã kết
luận: ở tuổi cây 20 - 25 ngày sau nảy mầm có phản ứng thuận với độ dài chiếu
sáng dưới 12 giờ. Theo Saito (1981) thì cây con dưa chuột có mức độ mẫn cảm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12



hơn cây trưởng thành. Cường độ và số giờ chiếu sáng có tương quan thuận tới
quá trình lớn của quả. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và
thời gian chiếu sáng, các kết quả nghiên cứu của Stauix (1973) cho thấy: trong
điều kiện thí nghiệm thực hiện vào tháng 12, lúc cường độ ánh sáng trung bình
trong ngày khoảng 1400 lux, số giờ chiếu sáng liên tục dưới 1 giờ quả lớn
trong 24 ngày. Ngược lại trong tháng 6 mặt trời chiếu sáng 8,36 giờ/ngày và
cường độ bức xạ trung bình 16800 lux, quả sinh trưởng trong vòng 8 ngày.
Giảm cường độ chiếu sáng sẽ hạn chế sinh trưởng của cây, giảm hàm lượng
chất khô, làm dịch chuyển chế độ oxi hoá khử về hướng oxi hoá. Trong trường
hợp này hàm lượng glutamin và axit ascorbic trong tế bào bị giảm dần, đồng
thời làm tăng tích chất khử của tế bào (Trần Khắc Thi, 1985) [15]
Biểu hiện giới tính của dưa chuột phụ thuộc vào một số yếu tố như mật
độ, nhiệt độ và ánh sáng. Tỷ lệ hoa cái giảm nếu trồng trong điều kiện mật độ
quá dày, ánh sáng yếu, nhiệt độ cao. Hoa cái hình thành nhiều hơn trong điều
kiện ngày ngắn còn hoa đực ngược lại hình thành trong điều kiện ngày dài.
Ánh sáng nhiều giúp cho quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt. Trong điều
kiện ngày ngắn thường có nhiều lá và sai quả. Theo Robinson và cs (1999)
cũng như một số cây rau ăn quả khác, dưa chuột rất mẫn cảm với cường độ
ánh sáng. Cường độ ánh sáng cao, kích thích sự ra hoa, tạo quả. Ngược lại,
ánh sáng yếu làm ức chế quá trình trên [48].
Kết quả nghiên cứu tập đoàn giống dưa chuột có nguồn gốc ở Đông Nam
Châu Á, thí nghiệm được thực hiện tại Maxcova trong điều kiện nhà ấm, kết
quả đã phân lập tập đoàn này thành hai nhóm sinh thái theo mùa đông và mùa
xuân. Nhóm sinh thái mùa đông có phản ứng mạnh với độ dài ngày và thuộc
nhóm giống chín muộn. Trong điều kiện vụ xuân và vụ hè với điều kiện ánh
sáng tự nhiên là 15 giờ/ngày, cây dưa chuột có số lượng đốt lớn và không ra
hoa. Cây của nhóm sinh thái mùa xuân có phản ứng yếu với chu kỳ chiếu
sáng. Cây sinh trưởng yếu trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu, thậm trí
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


không thể phục hồi được khi chuyển sang trồng trong điều kiện có cường độ
ánh sáng đầy đủ (Torakanov và cs, 1977).
Thời gian chiếu sáng ngày ngắn ảnh hưởng đến giới tính cây dưa chuột.
Như kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện chiếu sáng dài (16 giờ)
trong thời gian 2,5 tháng thì cây dưa chuột sẽ không hình thành hoa cái và do
đó không cho thu hoạch. Vì vậy xác định thời vụ thích hợp để cây dưa chuột
sinh trưởng trong giai đoạn có thời gian chiếu sáng ngày ngắn mới có khả
năng cho thu hoạch cao.
2.2.3 Độ ẩm đất và không khí
Do có nguồn gốc nơi ẩm ướt ven rừng, đất đai nơi nguyên sản màu mỡ
nên bộ rễ của dưa chuột kém phát triển, khả năng chịu hạn và chịu úng kém
hơn các cây khác trong họ (cây bí ngô, dưa hấu, dưa thơm). Hai yếu tố ngoại
cảnh lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến nhiều cây trong họ bầu bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành (Tạ Thu
Cúc, 2007) [2]. Kết quả nghiên cứu của Sakiyama Hajime và cs. (2002) cũng
phù hợp với các nghiên cứu của Sanden P.A., và cs, (1985) độ ẩm không khí
có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, sự thoát hơi nước, sự hấp thu dinh
dưỡng, sự hình thành chất khô ở cây dưa chuột còn non trong điều kiện nhiệt độ
cao [49], [50].
Trong quả dưa chuột chứa tới 95% nước, nên yêu cầu về độ ẩm của
cây rất lớn. Do có bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao cho nên dưa chuột được coi
là cây có nhu cầu nước nhiều nhất trong các cây thuộc họ bầu bí. Độ ẩm đất
thích hợp cho dưa chuột là 85 - 95%, không khí là 90 - 95%. Khi bị thiếu
nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình (quả bị thắt ở giữa), quả đắng,
cây rất dễ bị nhiễm bệnh virus (Tạ Thu Cúc, 2007). Khi hạt nảy mầm yêu cầu
lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh đến
ra hoa cái đầu yêu cầu độ ẩm đất là 70-80%. Thời kỳ ra quả rộ và quả phát

triển yêu cầu độ ẩm cao 80-90% (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996); (Tạ Thu
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
14


Cúc, 2007) [1]; [2].
Cây dưa chuột rất mẫn cảm với hạn hán, nhưng cũng không chịu được
ngập úng. Do vậy, để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao cần
chọn những chân ruộng cao, tưới và tiêu nước tốt. Ngập úng cũng là nguyên
nhân gây bệnh cho dưa chuột như bệnh héo xanh vi khuẩn hoặc bệnh chảy gôm.
2.2.4 Đất và dinh dưỡng
Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha,
đất thịt nhẹ, độ pH từ 5,5 - 6,8, tốt nhất từ 6- 6,5 (Tạ Thu Cúc, 2007) [2]. Dưa
chuột gieo trồng trên chân đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao,
chất lượng tốt. Đặc biệt, đất trồng dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí
phải được luân canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với lúa nước để hạn chế
nguồn sâu bệnh sinh ra từ đất [1]; [2].
Theo Swiader và cs, (1996) dưa chuột là cây sinh trưởng nhanh, thuộc
dạng quả mọng, nên nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng và độ ẩm tốt. Tuy
nhiên, yêu cầu về phân bón phụ thuộc vào chất đất, độ màu mỡ, cây trồng trước,
biện pháp canh tác và khả năng cho năng suất. Ví dụ: các giống dưa chuột chế
biến lai F1 dạng đơn tính cái thu hoạch bằng máy có thời gian sinh trưởng 40-50
ngày, yêu cầu phân bón thấp hơn các giống ăn tươi, đơn tính cùng gốc thu hoạch
bằng tay và có thời gian sinh trưởng dài hơn.
Các nguyên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa
chuột cho thấy: dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, thứ đến đạm
rồi đến lân. Thời kỳ đầu sinh trưởng, cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh
trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm lượng đạm sẽ làm tăng thu hoạch
một cách rõ rệt. Khi bón N60; P60; K60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm,
33% lân và 100% kali. Khi sản xuất được 1 tấn dưa chuột sẽ lấy đi từ đất 8101350 g N, từ 270-900 g P2O5 và 1350 -2250 g K2O. Dưa chuột là cây lấy dinh

dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với cây rau khác. Ví dụ tăng năng suất dưa
chuột lên 30 tấn/ha thì lượng NPK cây lấy đi từ đất là 170 kg/ha, trong khi đó
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

15


nếu tăng bắp cải lên 70 tấn/ha thì nó phải lấy đi từ đất là 630kg NPK (Tạ Thu
Cúc (2007); Siemonsma và cs (1994) [2], [51].
Kết luận của Aidy và Moustafa: tỷ lệ bón 1N: 1P2O5: 2K2O có hiệu quả tốt
nhất đến sinh trưởng và năng suất dưa chuột. Tuy nhiên sự chênh lệch về năng
suất là không khác nhau ở mức ý nghĩa, cũng theo 2 nhà khoa học thì ngoài phân
bón, mật độ cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất dưa chuột. Ở mật độ 40
(cm) (cây x cây) năng suất đạt cao hơn ở mật độ khác. Dưa chuột không chịu
được nồng độ phân cao nhưng lại rất nhạy cảm với sự thiếu dinh dưỡng đặc biệt
phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất dưa chuột rõ rệt. Theo Giurbixki
(1954), cây phát triển thân lá mạnh nếu tăng liều lượng đạm, do vậy làm hạn chế
quá trình tạo quả dưa chuột. Ngoài ra, các nghiên cứu khác của tác giả cho thấy:
khi cây đạt 10-15 ngày tuổi nên bón tăng lượng đạm, thời kỳ sau đó nên tăng
lượng lân, thời kỳ ra hoa, tạo quả nên bón nhiều kali. Kali thích hợp cho ra hoa cái
trong khi phân đạm có tác dụng ngược lại (Trần Khắc Thi, 1985) [15].
2.3

Sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam

2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới
Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, được trồng lâu đời
trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước và được xếp thứ 4 trong
số các cây rau trồng phổ biến trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích
gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ

Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Dưa chuột được trồng khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu ở 10 nước
trong đó tập trung ở các nước châu Á và châu Âu. Sản lượng dưa chuột được sản
xuất tại Trung Quốc chiếm gần 63,4% tổng sản lượng toàn thế giới. Tiếp sau
Trung Quốc là Iran với sản lượng tăng từ 1.715.024 tấn năm 2004 lên 1.800.000
tấn năm 2008, tổng sản lượng dưa chuột ở Hoa Kỳ giảm từ 994.660 tấn năm 2004
xuống 963,000 tấn năm 2008. Bên cạnh đó Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ diện tích
trồng dưa lại có xu thế giảm về diện tích. Một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

16


mặc dù diện tích trồng dưa chuột rất hạn chế nhưng do dưa chuột được trồng trong
nhà kính năng suất cao nên sản lượng cũng rất cao.
Bảng 2.1 Sản xuất dưa chuột của 5 nước có sản lượng lớn nhất thế giới
từ năm 2004-2008
Chỉ
tiêu

Nước

Năm
2004

2005

2006

2007


Trung Quốc 1.503.343 1.553.341 1.603.600 1.652.755

2008
1.702.777

Diện

Iran

78.197

75.438

77.000

78.000

82.000

tích

Thổ Nhĩ Kỳ

60.000

60.000

60.000


59.000

59.000

(ha)

Nga

88.900

90.220

92.140

83.680

73.000

Mỹ

68.870

67.050

63.920

61.700

59.480


Trung Quốc 25.564.516 26.558.493 27.357.000 28.049.900 28.247.373
Sản

Iran

1.715.024 1.720.690 1.721.000 1.720.000

1.800.000

lượng Thổ Nhĩ Kỳ 1.725.000 1.745.000 1.799.613 1.674.580

1.678.770

(tấn)

1.000.000

Nga
Mỹ

1.321.870 1.414.010 1.423.210 1.386.810
994.660

929.520

908.170

930.970

963.000


170,1

170,9

170,6

169,7

165,9

Năng Iran

219,3

228,1

223,5

220,5

219,5

suất

287,5

290,8

299,9


283,8

284,5

(tạ/ha) Nga

148,7

156,7

154,5

165,7

136,9

Mỹ

144,4

138,6

142,1

150,9

161,9

Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: FAO statistical data base (2004 – 2008) [38]
Hiện nay để tăng sản lượng của dưa chuột, nhiều nước trên thế giới đã
áp dụng nhiều biện pháp như tăng diện tích trồng trọt, luân canh tăng vụ, tăng
đầu tư giống, cở sở vật chất kỹ thuật…trong đó việc tăng đầu tư cở sở vật chất
kỹ thuật đặc biệt là khâu giống được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

17


×