Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bài giảng Pháp luật kinh tế: Chương 3 Phạm Hải Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 95 trang )

CHƢƠNG III
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH.
(Theo luật thƣơng mại năm 2005
và bộ luật dân sự 2005)

8/2011

1


I.KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm chung về hợp đồng
a. Hợp đồng dân sự
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa
các bên trên cơ sở tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không
trái đạo đức xã hội nhằm xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên.
8/2011

2


b. Khái niệm hợp đồng kinh
doanh, thƣơng mại
Hợp đồng kinh doanh, thương mại là
thỏa thuận giữa các thương nhân trong
hoạt động thương mại và vì mục đích lợi
nhuận



Monday, November 11, 2013

3


2. Khung pháp lý điều chỉnh quan
hệ hợp đồng trong kinh doanh
Luật chung: Bộ luật dân sự 2005;

Luật chuyên ngành: Luật Thương
mại, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ
luật hàng hải…
Monday, November 11, 2013

4


Quan hệ giữa luật chung và luật chuyên
ngành:
Luật chuyên ngành được ưu tiên áp
dụng trước luật chung.
Nếu luật chuyên ngành không qui định
thì áp dụng các qui định của luật chung để
giải quyết.
Trong trường hợp luật chung và luật
chuyên ngành cùng qui định thì ưu tiên áp
dụng các qui định của luật chuyên ngành.
Monday, November 11, 2013


5


Thói quen, tập quán thương mại cũng
được coi là nguồn của hợp đồng trong
trường hợp pháp luật không qui định cụ thể.
Nếu hợp đồng được ký kết với thương
nhân nước ngoài thì các bên có thể thỏa
thuận chọn luật áp dụng là Luật nước ngoài
không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam.
Monday, November 11, 2013

6


3. Phân loại hợp đồng
- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà
mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Trong hợp đồng song vụ, quyền của
bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia
và ngược lại (ví dụ: hợp đồng mua bán).
- Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà
chỉ một bên có nghĩa vụ (ví dụ: hợp đồng
tặng cho tài sản)
Monday, November 11, 2013

7



● Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau
về hiệu lực giữa các hợp đồng, có thể chia
thành:
- Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu
lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu
lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Ví dụ: hợp đồng mua bán máy vi tính và
hợp đồng thuê bảo trì số máy đó.
Cần phân biệt với Phụ lục hợp đồng: là
văn bản hướng dẫn một số nội dung của HĐ.
Monday, November 11, 2013

8


- Hợp đồng có điều kiện: Hợp đồng
có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện
phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt một sự kiện nhất định.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng
mà khi giao kết, bên cạnh thỏa thuận về nội
dung, các bên còn thỏa thuận để xác định
một sự kiện mà khi sự kiện này xảy ra thì
hợp đồng này mới có hiệu lực.
Monday, November 11, 2013

9



Sự kiện mà các bên thỏa thuận phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
+ Sự kiện đó phải mang tính khách quan;
+ Nếu là điều kiện đó là công việc phải
làm thì phải là những công việc có thể thực
hiện được;
+ Sự kiện mà các bên thỏa thuận phải là
sự kiện phù hợp với pháp luật và không trái đạo
đức xã hội.
Ví dụ: Hợp đồng làm đại lý bán xăng dầu,
vé máy bay … thì phải đáp ứng được các điều
kiên do PL qui định hoặc nhà cung cấp qui định.
Monday, November 11, 2013

10


- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba:
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là
hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng phải
thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba.
Ví dụ: Cha, mẹ mua bảo hiểm cho con.

Monday, November 11, 2013

11


● Căn cứ vào nội dung của giao dịch, có

thể chia thành:

- HĐ mua bán tài sản
- HĐ trao đổi tài sản;
- HĐ tặng cho tài sản;
- HĐ vay tài sản;
- HĐ mượn tài sản.
- HĐ thuê tài sản;

Monday, November 11, 2013

- Hợp đồng dịch vụ;
- Hợp đồng vận chuyển;
- Hợp đồng gia công;
- Hợp đồng gửi giữ;
- Hợp đồng bảo hiểm;
- Hợp đồng ủy quyền;
- Hợp đồng đại lý.

12


● Căn cứ vào hình thức của hợp đồng,
có thể chia thành:
- Hợp đồng bằng lời nói

- Hợp đồng bằng hành vi
- Hợp đồng bằng văn bản

Monday, November 11, 2013


13


II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA TRONG THƯƠNG MẠI
1- Khái niệm và đặc điểm của hợp
đồng mua bán hàng hóa.
a. Khái niệm
Là sự thỏa thuận giữa các chủ
thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ
pháp lý giữa các chủ thể trong
quan hệ mua bán hàng hóa.
8/2011

14


Hợp đồng mua bán hàng hóa
trong kinh doanh - thương mại là một
dạng cụ thể của hợp đồng mua bán
tài sản. Theo điều 428-Bộ luật dân sự
: " Hợp đồng mua bán tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên,theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao tài sản cho
bên mua và nhận tiền, còn bên mua
có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền
cho bên bán "
I


8/2011

15


* Hợp đồng mua bán hàng hóa
bao gồm :
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa
trong nước
+ Hợp đồng mua bán quốc tế áp
dụng cho các phương thức
- Xuất khẩu ,nhập khẩu hàng hóa.
- Tạm nhập tái xuất hàng hóa.
- Tạm xuất tái nhập hàng hóa.
- Chuyển khẩu hàng hóa.
8/2011

16


b. Đặc điểm của HĐMBHH
+ Mục đích
+ Về chủ thể
+ Hình thức
+ Đối tƣợng
+ Nội dung

8/2011


17


2. Nội dung của hợp đồng
+ Đối tượng của hợp đồng: tài sản hoặc
công việc.
+ Số lượng, chất lượng tài sản hoặc yêu
cầu đối với công việc phải làm.
+ Giá cả, phương thức thanh toán.
+ Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
+ Phạt vi phạm hợp đồng.
+ Các nội dung khác.
8/2011

18


Thông thường HĐKT có các
loại điều khoản sau:
 Điều khoản chính: Là điều
khoản bắt buộc các chủ thể tham
gia ký kết HĐ phải thoả thuận vào
văn bản HĐ nếu không HĐ không
được coi là có hiệu lực pháp luật.
Điều khoản chính gồm:
+ Giới thiệu tư cách chủ thể. (tên
đơn vị, địa chỉ (trụ sở chính), do ai
đại diện? chức vụ; số tài khoản;

ngân hàng hoặc kho bạc phục vụ;
số điện thoại, số Email, số Fax…)

8/2011

19


* Đối tượng của hợp đồng
+ Tên của đối tượng (dịch
vụ…); Số lượng, trọng lượng,
khối lượng, giá trị các bên
thoả thuận hoặc quy ước
trước.
* Chất lượng
+ Chất lượng: (Cấp chất
lượng; Loại chất lượng; Quy
cách; Chủng loại; tính đồng
bộ của sản phẩm; yêu cầu kỹ
thuật của công việc…)
* Giá cả

8/2011

20


 Điều khoản thường lệ: Là điều
khoản đã có sự quy định của pháp
luật, các bên tham gia ký kết HĐ có

ghi hay không ghi vào văn bản HĐ
thì coi như mặc nhiên phải tôn trọng
và thừa nhận. Điều khoản thường
lệ gồm:
+ Điều khoản bảo hành;
+ Điều khoản điều kiện nghiệm
thu, giao nhận (phương thức giao
nhận, địa điểm giao nhận, thời gian
giao nhận, đối tượng giao nhận…)
8/2011

21


+ Điều khoản về thanh toán;
+ Điều khoản về trách nhiệm
vật chất khi vi phạm HĐ;
+ Điều khoản về các điều
kiện nhằm bảo đảm thực
hiện HĐ (nếu cần);
+ Điều khoản về thời hạn
thực hiện HĐ.

8/2011

22


 Điều khoản tuỳ nghi: Là loại điều
khoản đã có sự quy định của pháp luật

hoặc chưa có sự quy định của pháp luật
các bên có thể vận dụng vào tình hình
cụ thể để nhằm thực hiện có hiệu quả
kinh tế (không trái pháp luật hiện hành)
Điều khoản tuỳ nghi có thể là một
hay nhiều điều khoản hoặc cũng có thể
là một câu văn trong một nội dung của
một điều khoản nào đó.

8/2011

23


 Cam kết chung giữa các
chủ thể ký HĐ
 Chữ ký của đại diện các
bên tham gia

8/2011

24


Một số lưu ý:
- Căn cứ vào từng loại hợp đồng, các
điều khoản có thể được thống kê bằng
cột mục, bảng biểu…
- Những tài liệu (văn bản phụ); sơ đồ,
bản vẽ…cũng được coi là những nội

dung chính của hợp đồng.(*)
- Nội dung các điều khoản không nhất
thiết phải theo trình tự. Nhưng phải
đảm bảo tính logic.
- Nội dung hợp đồng phải đảm bảo tính
pháp lý (thể thức, nội dung)
8/2011

25


×