Tải bản đầy đủ (.ppt) (216 trang)

Bài giảng Pháp luật pháp chế (216 tr)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.01 KB, 216 trang )

PHÁP LUẬT & PHÁP CHẾ


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
II. XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
III. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH LUẬT Ở
VIỆT NAM
IV. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
V. PHÁP CHẾ


 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP
LUẬT
Khái niệm về pháp luật
Bản chất của pháp luật
Thuộc tính của pháp luật
Chức năng của pháp luật
Vai trò của pháp luật
Hiệu quả của pháp luật
Nguyên tắc của pháp luật


Khái niệm về pháp luật
 Thời kỳ chưa có nhà nước
• Xã hội nguyên thủy khi chưa có pháp
luật nhưng các quan hệ xã hội được
điều chỉnh bởi hệ thống các quy
phạm xã hội:
Tập quán pháp
Quy phạm đạo đức
Tín điều tôn giáo




• Đặc điểm chung cơ bản nhất của
các quy phạm xã hội nguyên thủy
là sự thể hiện lợi ích chung của
các thành viên cộng đồng, được
thực hiện nhờ các thói quen, sự tự
nguyện và sức mạnh của dư luận
xã hội, hệ thống đảm bảo đặc thù
của cộng đồng.


 Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp
luật:
Sự phân công lao động lớn diễn ra vào cuối thời
kỳ phát triển của xã hội nguyên thủy
 Hình thành chế độ tư hữu
 Xã hội phân chia giai cấp đối lập nhau về quyền
lợi
• Các tập quán, quy tắc xã hội nguyên thủy vẫn
còn tồn tại, song nhiều trong số đó đã trở nên
bất lực, không đủ sức điều chỉnh các QHXH
trong những điều kiện mới những giai cấp đối
kháng nhau về quyền lợi


 Phải hình thành hệ thống quy tắc xử sự
mới thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi giai
cấp thống trị; đáp ứng nhu cầu điều chỉnh
các QHXH của con người, củng cố, xác

lập trật tự xã hội, thiếu trật tự đó không
một cộng đồng, một xã hội nào có thể tồn
tại.


 Những phương thức hình thành pháp
luật trong lịch sử nhân loại:
 Giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà
nước cải tạo, sửa chữa những quy tắc,
phong tục tập quán, đạo đức sẵn có cho
phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị –
các quy tắc đó trở thành pháp luật;


 Tập quán pháp – Nhà nước thừa nhận
những tập quán đã từng tồn tại trước có
giá trị pháp lý, mang tính bắt buộc chung,
được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế nhà nước.
 Tiền lệ pháp – Là những quyết định của
cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp về
những vụ việc cụ thể được Nhà nước
thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc để
giải quyết những vụ việc tương tự sau đó.


 Bằng bộ máy nhà nước của mình giai
cấp thống trị đặt thêm các quy phạm mới,
dùng quyền lực buộc mọi thành viên của
xã hội phải tuân theo nhằm duy trì một trật

tự xã hội trong vòng trật tự của giai cấp
thống trị, đồng thời bảo vệ lợi ích, củng cố
sự thống trị của chúng đối với xã hội.
• Từ thời khởi thủy pháp luật lúc đầu được
truyền miệng, sau này bằng văn bản luật


Bản chất của pháp luật
• Bản chất của pháp luật là một thể thống nhất
bao gồm hai mặt – hai phương diện cơ bản:
phương diện giai cấp và phương diện xã hội –
tính giai cấp và tính xã hội
 Tính giai cấp
 Thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai
cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn bản
pháp luật, các loại hoạt động áp dụng pháp luật
của nhà nước
• Nội dung của pháp luật tức là ý chí của Nhà
nước được quy định bởi các điều kiện sinh hoạt
vật chất, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế


 Pháp luật điều chỉnh các QHXH, định
hướng cho các quan hệ xã hội phát triển
theo những mục đích, đường lối phát triển
cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống
trị và những điều kiện khách quan của đất
nước



S khac biờt gia quy pham phap
luõt va cac quy pham xa hụi khac
Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội,
pháp luật chỉ là đặc thù với một giai cấp nhất định.
Pháp luật thể hiện ý chí nhà nước - xuất phát từ nhà nước.
Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức
mạnh nhà nước.
Pháp luật thể hiện nguyện vọng của con người và nhng
quan điểm, các hành vi xử sự trong cuộc sống.


Y chí thể hiện trong pháp luật là tư duy tích cực
của giai cấp được biến thờ thành ý chí nhà nước.
Nhà nước luôn mong muốn hành vi của mọi người
phù hợp với ý chí của minh - ý chí của giai cấp
thống trị.


 Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào
cũng mang tính giai cấp sâu sắc:
 Pháp luật chủ nô công khai xác nhận
quyền lực tuyệt đối, vô hạn của chủ nô và
tình trạng vô quyền của người nô lệ.
 Pháp luật phong kiến với những hệ thống
quy định, chế tài trừng phạt dã man, vô
nhân đạo, bảo vệ công khai lợi ích của
giai cấp địa chủ phong kiến.


 Pháp luật tư sản mặc dù có những bước

phát triển vượt bậc so với các kiểu pháp
luật của các nhà nước trước đó cả về hình
thức và nội dung nhưng nó trước hết vẫn
là công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp
tư sản.
 Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí
chung của nhân dân


 Tính xã hội của pháp luật
 Pháp luật vừa thể hiện ý chí vừa bảo vệ
quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội, vừa
là công cụ ghi nhận, bảo vệ của các giai
cấp, các tầng lớp xã hội khác vì mục đích
ổn định và phát triển xã hội theo đường lối
của giai cấp thống trị;


 Xu hướng dân chủ hóa, những đòi hỏi về
tự do, công bằng, hài hòa lợi ích luôn là
động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội và luôn
đặt ra cho nhà lập pháp phải quan tâm;
 Mức độ thể hiện và tính xã hội trong các
kiểu pháp luật, trong một hệ thống pháp
luật của mỗi quốc gia vào các giai đoạn
lịch sử khác nhau cũng có sự khác nhau.


 Một hệ thống pháp luật tốt, được người
dân chấp nhận phải đảm bảo các yếu

tố:
 Thể hiện tinh thần dân tộc, truyền thống
văn hóa, đạo đức, tập quán;
 Là hệ thống pháp luật mở, tiếp nhận với
tinh thần và khả năng chọn lọc những
thành tựu của nền văn hóa pháp lý nhân
loại, nhất là trong bối cảnh hội nhập khu
vực và quốc tế


Thuộc tính của pháp luật
 Tính quy phạm phổ biến
 Được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp
luật điều chỉnh QHXH trong các lĩnh vực đời
sống xã hội;
Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi, có giá trị
như những khuôn mẫu xử sự, hướng dẫn, kiểm
tra, đánh giá hành vi của các cá nhân,các quá
trình xã hội
 Quy phạm pháp luật khác các quy phạm xã hội
khác ở tính phổ biến:


 Tập quán chỉ có giá trị bắt buộc trong từng địa
phương;
 Các quy phạm trong điều lệ của các tổ chức xã
hội chỉ giới hạn trong phạm vi của các tổ chức
này;
 Quy phạm pháp luật
• Khi ban hành pháp luật các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền bỏ qua những quy tắc ngẫu
nhiên, đơn lẻ để đi đến những nguyên tắc chung
nhất;
• Nhà nước có thể điều chỉnh bất cứ QHXH nào
nếu xét thấy cần;
• Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều
lần trên một lãnh thổ rộng lớn, nó chỉ hết hiệu
lực khi CQNN có thẩm quyền bãi bỏ hoạc hủy
bỏ, hoặc các quy phạm pháp luật đã hết hiệu
lực, thay thế bởi quy phạm mới


 Pháp luật được thể hiện dưới hình
thức xác định:
 Các quy phạm pháp luật được thể hiện
trong các văn bản pháp luật với những tên
gọi, cách thức ban hành và giá trị pháp lý
khác nhau như HP, luật, nghị định, thông
tư;
 Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, trực tiếp…
để đảm bảo tính phổ thông, dễ hiểu, dễ
vận dụng, tránh hiểu theo đa nghĩa;


 Pháp luật được thể hiện ở dạng thành văn
– văn bản quy phạm pháp luật;
 Quy phạm pháp luật có tính chính xác cao,
được thể hiện ở các quy định pháp luật về
các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các chế tài
pháp lý đói với sự vi phạm.



 Tính cưỡng chế của pháp luật
 Cưỡng chế là thuộc tính của pháp luật, là
sự cần thiết khách quan của đời sống
cộng đồng;
 Trong xã hội các dân tộc, giai cấp, tầng
lớp và các công dân đều có những lợi ích
khác nhau thậm chí đối lập nhau, pháp
luật có thể phù hợp với đối tượng này
nhưng không phù hợp đối với đối tượng
khác. Cưỡng chế để mọi người thực hiện
nghiêm chỉnh pháp luật là điều cần thiêt.


 Pháp luật được nhà nước bảo đảm
thực hiện
 Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực
hiện bằng các công cụ, biện pháp của nhà
nước;
 Các loại quy phạm xã hội khác cũng
được bảo đảm thực hiện bằng những biện
pháp, cách thức nhất định nhưng không
thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
 Pháp luật còn phải được đảm bảo thực
hiện bằng các biện pháp xã hội khác và
bằng chính ý thức đạo đức, ý thức pháp
luật của công dân.



×