Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

[TH-TIẾNG VIỆT 4] Tiếng việt 4 ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.17 KB, 5 trang )

Họ tên: ……………………………………………………………………Lớp: 4…
Tiếng Việt 4: Ôn tập
1. Cấu tạo của tiếng:
- Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất (một lần phát âm là có một tiếng).
- Sơ đồ cấu tạo của tiếng
Tiếng

Âm đầu
Vần

Âm đệm
Âm chính (*)
Âm cuối

Thanh (*) : ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
(*) là những bộ phận bắt buộc
2. Từ đơn, từ phức:
a, Từ đơn:
- Khái niệm: là từ chỉ có một tiếng.
- Từ đơn đa âm (dùng để phiên dịch) : xà phòng, ô tô, bồ kết, a – xít,…
b, Từ phức:
- Khái niệm: là từ gồm có hai hoặc nhiều tiếng.
- Phân loại: từ ghép và từ láy.
c, Từ ghép:
- Khái niệm: là từ có tất cả các tiếng đều có nghĩa mà hai tiếng đó hợp lại thành
một từ có nghĩa chung
- Phân loại: từ ghép có nghĩa tổng hợp(chỉ chung, bao quát). và từ ghép có nghĩa
phân loại (chỉ cụ thể, chi tiết).


d, Từ láy:


- Khái niệm: là từ mà các tiếng có cùng âm đầu, vần hoặc cả âm lẫn vần giống
nhau (có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các đều không có nghĩa)
- Phân loại:
* Kiểu láy: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm lẫn vần, láy toàn (láy tiếng), láy khuyết
âm đầu, láy có cùng âm đầu nhưng viết bằng các con chữ khác nhau (c/k/qu; g/gh;
ng/ngh)
* Số lượng tiếng: láy đôi; láy ba; láy tư
3, Danh từ, động từ, tính từ:
a, Danh từ: là các từ chỉ SV (chỉ người, chỉ con vật, chỉ đồ vật, chỉ cây cối, chỉ hiện
tượng tự nhiên, chỉ đơn vị, chỉ khái niệm).
- Danh từ chung: là các từ chỉ chung một loại, một nhóm SV.
- Danh từ riêng: là tên riêng của SV.
b, Động từ: là các từ chỉ hoạt động, trạng thái của SV.
c. Tính từ: là các từ chỉ đặc điểm, tính chất của SV, hoạt động và trạng thái.
4. Dấu câu:
a. Dấu chấm (.)
Tác dụng:
– Dùng để kết thúc câu trần thuật (câu kể).
– Dùng ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khi muốn giảm nhẹ sắc thái.
Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học.
Chú ý: Khi đọc phải ngắt quãng ở dấu chấm. Dấu chấm có quãng ngắt dài hơn dấu
phẩy và dấu
chấm phẩy.
b. Dấu phẩy (,)
Tác dụng:
– Ngăn cách thành phần chính, phụ trong câu.
– Ngăn cách các thành phần đẳng lập trong câu.
– Ngăn cách các vế của câu ghép.
c. Dấu chấm hỏi (?)



Tác dụng:
– Kết thúc câu nghi vấn (câu hỏi).
– Bày tỏ thái độ phân vân, hoài nghi với tính chính xác của sự việc.
d. Dấu chấm than (!)
Tác dụng:
– Dùng để kết thúc câu cảm thán.
– Dùng ở cuối câu cầu khiến.
– Dùng ở cuối câu biểu thị âm thanh, câu chào – câu gọi – câu đáp.
e. Dấu hai chấm (:)
Tác dụng:
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của một nhân vật (kết hợp với dấu gạch
ngang hoặc
dấu ngoặc kép).
- Đặt trước phần liệt kê.
- Đặt trước phần nội dung có tác dụng bổ sung, giải thích cho . đứng trước nó.
Ví dụ:
g. Dấu ngoặc kép (“ ”)
Tác dụng:
- Thường dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Có
thể dùng kết
hợp với dấu hai chấm)
- Đánh dấu những từ ngữ được dùng với . nghĩa đặc biệt.
h. Dấu gạch ngang và dấu gạch nối
* Dấu gạch ngang (–)
Tác dụng:
– Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
– Đánh dấu phần chú thích trong câu.
– Đánh dấu các . trong một đoạn liệt kê.
* Dấu gạch nối (-)

- Dùng để nối các tiếng trong từ phiên âm.
- Sử dụng trong nhóm chữ số biểu thị ngày, tháng, năm.
Chú ý: Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, được viết ngắn hơn dấu gạch
ngang.

5. Phân loại câu theo mục đích nói:


a. Câu kể (câu trần thuật): là câu dùng để kể, tả một sự viêc, một sụ vât; giới thiệu
hoặc nhận định; nêu lên tâm tư, tình cảm, suy nghĩ. Câu kể thượng kết thúc bằng
dấu chấm(.).
b, Câu hỏi: là câu dùng để hỏi điều chưa biết; thể hiện thái độ khan chê; sự khẳng
định, phủ định; yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Câu hỏi thường kết thúc bằng dấu
chấm hỏi(?).
c. Câu khiến (câu cầu khiến): là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn.
Câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than(!) hoặc dấu chấm(.).
d. Câu cảm (câu cảm than): là câu dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu cảm thường kết
thúc bằng dấu chấm than(!).
6. Thành phần câu:
a, Thành phần chính
Câu kiểu
Ai làm gì?

Chức năng

Ai thế nào?

Cấu tạo
Chức năng
Cấu tạo


Ai là gỉ?
(từ nối CNVN: là)

Chức năng
Cấu tạo

Chủ ngữ
Vị ngữ
Chỉ người hoặc con vật,
Nêu hoạt động của con
đồ vật, cây cối (được nhân người con vật hoặc đồ vật,
hóa) có hoạt động được
cây cối (nhân hóa) được
nói đến ở vị ngữ
nói đến ở chủ ngữ
Danh từ/Cụm danh từ
Động từ/Cụm động từ
Chỉ những SV có đặc
Chỉ đặc điểm, tính chất
điểm, tính chất hoặc trạng
hoặc trạng thái của SV
thái được nêu ở vị ngữ
được nói đến ở chủ ngữ
Danh từ/Cụm danh từ
Tính từ/Cụm tính từ (Động
từ/Cụm động từ)
Chỉ SV được giới thiệu
Giới thiệu hoặc nhận định
hoặc nhận định ở vị ngữ về người, vật được nói đến

ở chủ ngữ
Danh từ/Cụm danh từ
Danh từ/Cụm danh từ

b, Thành phần phụ - trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn
+) Làm rõ nơi chốn (địa điểm) diễn ra sự việc được nêu trong câu.
+) Trả lời câu hỏi: Ở đâu?


- Trạng ngữ chỉ thời gian
+) Xác định thời điểm diễn ra sự việc được nêu trong câu câu.
+) Trả lời câu hỏi: Khi nào?/ Bao giờ?/ Mấy giờ?/ …
- Trạng ngữ chỉ thời gian
+)Giải thích nguyên nhân,nêu lí do của sự việc hoặc tình trạng được nêu trong câu.
+) Trả lời câu hỏi: Vì sao?/ Nhờ đâu?/ Tại sao?/ Tại đâu?/ …
- Trạng ngữ chỉ mục đích
+) Nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu.
+) Trả lời câu hỏi: Để làm gì?/ Nhằm mục đích gì?/ Nhằm làm gì?/ …
- Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức
+)Bổ sung ý nghĩa về phương tiện,cách thức để thực hiện hành động nêu trong câu.
+) Trả lời câu hỏi: Bằng gì?/ Với cái gì?



×