Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đánh giá tính thích ứng và khả năng mở rộng của một số dòng, giống lúa mới chất lượng cao tại cánh đồng mường tấc huyện phù yên tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

----------------*----------------

NGUYỄN HỮU HIỆU

ðÁNH GIÁ TÍNH THÍCH ỨNG
VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CỦA MỘT SỐ DÒNG,
GIỐNG LÚA MỚI CHẤT LƯỢNG CAO TẠI CÁNH
ðỒNG MƯỜNG TẤC HUYỆN PHÙ YÊN
TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

----------------*----------------

NGUYỄN HỮU HIỆU


ðÁNH GIÁ TÍNH THÍCH ỨNG
VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CỦA MỘT SỐ DÒNG,
GIỐNG LÚA MỚI CHẤT LƯỢNG CAO TẠI CÁNH
ðỒNG MƯỜNG TẤC HUYỆN PHÙ YÊN
TỈNH SƠN LA
Chuyên nghành

: Trồng trọt

Mã số

: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Quốc Thanh

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Quốc Thanh và giúp sự ñỡ của các ñồng
nghiệp trong suốt thời gian từ năm 2009 - 2011. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Mọi trích dẫn ñều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả của luận văn

Nguyễn Hữu Hiệu


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ của
các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè ñồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa
học TS. Lê Quốc Thanh. Thầy ñã tận tâm và nhiệt tình giúp ñỡ, truyền ñạt
kiến thức chuyên môn, trao ñổi phương pháp luận, ý tưởng, nội dung và
phương pháp nghiên cứu, ñộng viên tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh ñạo Trung tâm
Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, lãnh ñạo phòng Nghiên cứu ứng
dụng và phát triển Dự án, lãnh ñạo các phòng ban trong Trung tâm cùng toàn
thể các cán bộ công nhân viên của Trung tâm ñã tạo ñiều kiện và nhiệt tình
giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám ñốc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, Ban ðào tạo Sau ñại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và tạo ñiều kiện
thuận lợi ñể tôi hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện, Phòng NN&PTNT, Trạm
khuyến nông huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, UBND xã Huy Tân, xã Huy
Thượng và các hộ xã viên của hai xã Huy Tân và Huy Thượng huyện Phù
Yên ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
ñề tài.
Và cuối cùng tôi xin ñược dành những tình cảm, lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới toàn thể người thân trong gia ñình, bạn bè thân thiết, ñặc biệt là vợ và
hai con tôi ñã luôn ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn

thành bản luận văn này.
Học viên

Nguyễn Hữu Hiệu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix
MỞ ðẦU ................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của ñề tài ................................................................................. 1

2.

Mục tiêu của ñề tài ........................................................................................... 2

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài: ...................................................... 2

3.1.


Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 3

4.

ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:.............................................. 3

4.1.

ðối tượng nghiên cứu :................................................................................... 3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu và ñịa bàn nghiên cứu: .................................................. 4

4.3.

Thời gian nghiên cứu: .................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI ....... 5
1.1

Những nghiên cứu về cây lúa ...................................................................... 5

1.1.1. Nguồn gốc phân loại thực vật của cây lúa: .................................................... 5
1.1.2 Phân loại lúa ................................................................................................... 6

1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của lúa.............................................................................. 8
1.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới. .......................................................... 10

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới....................................................... 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống lúa chất lượng tốt trên
thế gới........................................................................................................... 14
1.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến năng suất và chất
lượng lúa gạo ................................................................................................ 18

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iii


1.2.4. Thị trường gạo, gạo thơm trên thế giới: ....................................................... 19
1.2.5. Nhu cầu gạo thơm cho tương lai .................................................................. 23
1.3.

Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 25

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 40
2.1.

Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 40

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu: ..................................................................................... 40
2.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 40
2.2.


Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 42

2.2.1. ðánh giá hiện trạng sử dụng ñất, ñiều kiện tự nhiên, ñiều kiện xã hội, tình hình
sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. ............... 42
2.2.2. ðánh giá tính thích ứng của các dòng giống lúa chất lượng cao tại cánh
ñồng Mường Tấc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. ........................................... 42
2.2.3. Thử nghiệm sản xuất và ñánh giá hiệu quả kinh tế của việc gieo trồng giống
lúa mới chất lượng cao. ................................................................................. 42
2.3.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 42

2.3.1. ðánh giá hiện trạng sử dụng ñất, ñiều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất
lúa năng suất, chất lượng cao ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La ...................... 42
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên ñồng ruộng .......................................... 42
2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 53

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 54
3.1.

ðiều kiện tự nhiên và xã hội của Huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La .......... 54

3.1.1. ðiều kiện tự nhiên ........................................................................................ 54
3.1.2. Nguồn nhân lực ............................................................................................ 58
3.2.

Hiện trạng sử dụng ñất .............................................................................. 59


3.3.

Thực trạng sản xuất lúa gạo của huyện Phù Yên tỉnh Sơn La .............. 60

3.3.1. Cơ cấu cây trồng........................................................................................... 60
3.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của huyện Phù Yên tỉnh Sơn La ....................... 61
3.3.2. Kết quả ñiều tra tình hình sản xuất lúa tại Cánh ñồng Mường Tấc huyện
Phù Yên tỉnh Sơn La. ................................................................................... 62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iv


3.4.

Kết quả thí nghiệm so sánh một số dòng, giống lúa chất lượng cao
gieo trồng năm 2011 tại huyện Phù Yên tỉnh Sơn La ............................. 69

3.4.1. Tình hình sinh trưởng của các dòng/giống lúa giai ñoạn mạ ....................... 69
3.4.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các dòng/giống lúa nghiên cứu ......... 71
3.4.3. Số nhánh và ñộng thái ñẻ nhánh của các dòng/giống lúa nghiên cứu.......... 74
3.4.4. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển và nông học của các giống lúa
tham gia thí nghiệm...................................................................................... 80
3.4.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa tham gia thí nghiệm: ..... 81
3.4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia
thí nghiệm..................................................................................................... 83
3.5.


Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất giống lúa triển vọng tại
Cánh ñồng Mường Tấc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La ............................. 90

3.5.1. ðánh giá kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất hai giống lúa
có triển vọng vụ Mùa năm 2011................................................................... 90
3.5.2. Khả năng chống chịu của các giống triển vọng trong mô hình thử nghiệm 91
3.5.3. Kết quả ñánh giá chất lượng gạo của các giống lúa triển vọng ................... 92
3.5.4. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .................................................................................... 95
1. Kết luận ............................................................................................................... 95
2. ðề nghị................................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
CÁC PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

CS

Cộng sự

D/R

Dài/rộng


ð/C

ðối chứng

FAO

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (least significant difference)

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt

RCB


Kiểu bố trí thí nghiệm khối ngẫu nhiên hoàn toàn
(Randomized Complete Block Design - RCB)

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TGST

Thời gian sinh trưởng
(Randomized Complete Block Design - RCB)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Các vitamin và chất vi lượng của lúa gạo.............................................. 9

Bảng 1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới .............................................. 11

Bảng 1.3.

Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước trên thế giới năm 2010........ 13


Bảng 1.4.

Thị trường gạo trên thế giới. ................................................................ 20

Bảng 1.5.

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ............................................... 27

Bảng 1.6.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, giai ñoạn 2000 –2010 .......... 36

Bảng 2.1.

Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 40

Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu khí hậu của huyện Phù Yên giai ñoạn (2005-2010) ... 56

Bảng 3.2.

Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp của huyện Phù Yên năm 2010... 59

Bảng 3.3.

Cơ cấu cây trồng của huyện Phù Yên năm 2010 ................................. 60

Bảng 3.4.


Diễn biến diện tích năng suất sản lượng lúa của huyện Phù Yên
thời kỳ 2006 - 2010 .............................................................................. 61

Bảng 3.5.

Cơ cấu giống lúa tại cánh ñồng Mường Tấc năm 2010....................... 62

Bảng 3.6.

Một số thông tin về hoạt ñộng sản xuất lúa của nông hộ..................... 64

Bảng 3.7.

Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở cánh ñồng
Mường Tấc........................................................................................... 65

Bảng 3.8.

Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2011 ........................... 69

Bảng 3.9.

Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của mạ vụ mùa 2011 ............................. 70

Bảng 3.10.

ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các dòng/giống lúa vụ Xuân 2011 ........ 71

Bảng 3.11.


ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa vụ Mùa 2011 .......... 73

Bảng 3.12.

ðộng thái tăng trưởng số nhánh của các giống vụ Xuân năm 2011 .... 75

Bảng 3.13.

ðộng thái tăng trưởng số nhánh của các giống vụ Mùa năm 2011 ..... 77

Bảng 3.14.

Số nhánh hữu hiệu và số nhánh vô hiệu .............................................. 79

Bảng 3.15.

Một số ñặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia
thí nghiệm ............................................................................................ 80

Bảng 3.16.

Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm....................... 82

Bảng 3.17.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa ở vụ
xuân 2011............................................................................................. 84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


vii


Bảng 3.18.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa ở vụ
Mùa 2011 ............................................................................................. 87

Bảng 3.19.

Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất hai giống lúa có
triển vọng vụ Mùa năm 2011 ............................................................... 91

Bảng 3.20.

Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống ñổ của các giống
lúa trong mô hình ở vụ Mùa 2011........................................................ 92

Bảng 3.21.

Kết quả phân tích chất lượng của các giống lúa tham gia thí nghiệm . 93

Bảng 3.22.

Hiệu quả kinh tế của các giống XT27(SH2), HT6 và BT7.................. 94

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

viii



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Sơ ñồ tổ tiên của cây lúa trồng .............................................................. 7

Hình 1.2.

Diện tích và sản lượng lúa gạo của các nước trên thế giới năm 2010 ......... 13

Hình 1.3.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, giai ñoạn 2000 –2010 .......... 38

Hình 3.1.

Cơ cấu giống cây trồng của huyện Phù Yên năm 2010....................... 60

Hình 3.2.

Cơ cấu giống lúa tại cánh ñồng Mường Tấc năm 2010....................... 63

Hình 3.3.

ðồ thị thể hiện ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
lúa trong vụ xuân 2011 ........................................................................ 72

Hình 3.4.


ðồ thị thể hiện ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
lúa trong vụ mùa 2011 ......................................................................... 74

Hình 3.5.

ðồ thị thể hiện ñộng thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa
trong vụ xuân 2011 .............................................................................. 76

Hình 3.6.

ðồ thị thể hiện ñộng thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa
trong vụ xuân 2011 .............................................................................. 78

Hình 3.7.

Biểu ñồ thể hiện năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ
xuân 2011............................................................................................. 86

Hình 3.8.

Biểu ñồ thể hiện năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ
mùa 2011.............................................................................................. 89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ix


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài

Miền núi phía Bắc nước ta có ñịa hình chủ yếu là ñồi núi thấp với ñộ
cao trung bình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng
sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Do ñặc ñiểm cấu tạo ñịa
chất nên xuất hiện ñịa hình Caxtơ lòng chảo, cánh ñồng giữa núi. Nhiều cánh
ñồng có diện tích lớn như cánh ñồng Mường Thanh tỉnh ðiện Biên, Mường
Lò tỉnh Yên Bái, Mường Than tỉnh Lai Châu, Mường Tấc tỉnh Sơn La, ñây
là 4 vựa lúa trù phú và có gạo ngon bậc nhất vùng Tây Bắc. Các cánh ñồng
nằm trong vùng lòng chảo ñược bao quanh bởi các dãy núi cao, có ñộ phì tự
nhiên cao thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lúa và cây hoa màu có giá trị
kinh tế cao. Các cánh ñồng này có vai trò rất quan trọng ñối với miền núi phía
Bắc cả về mặt kinh tế và mặt văn hóa. ðây là những cánh ñồng có lợi thế rất
lớn trong việc sản xuất lương thực tập trung nhằm ñảm bảo an ninh lương
thực vùng và có nhiều tiềm năng tạo sản phẩm hàng hóa.
Cánh ñồng Mường Tấc thuộc huyện Phù Yên ñược xếp hạng là cánh
ñồng ñứng thứ 4 của miền núi phía Bắc (Câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam
Than, tứ Tấc”) mang ñầy ñủ nét ñặc trưng và lợi thế của vùng lòng chảo, là
vùng trồng lúa của ñại ña số ñồng bào dân tộc người Mường và người Thái.
Ngoài ra cánh ñồng Mường Tấc có lợi thế rất lớn về vị trí ñịa lý, gần với Hà
Nội nhất, cánh ñồng rất bằng phẳng so với các cánh ñồng khác, có ñiều kiện
thời tiết, khí hậu ñiển hình của vùng Tây Bắc: nhiệt ñộ bình quân 22 - 230 C,
có biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñêm cao, chế ñộ mưa gió thuận hòa, ñược tưới tiêu
bởi nguồn nước dồi dào của dòng suối Tấc nên rất thuận lợi cho việc phát
triển sản xuất lúa và cây hoa màu có giá trị cung cấp cho nhu cầu của huyện
và các vùng khác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1



Phát triển sản xuất nông nghiệp dựa vào lợi thế vùng miền, ñặc biệt là ở
những vùng ñược ưu ñãi bởi ñiều kiện thiên nhiên ñặc thù như cánh ñồng
Mường Tấc là cánh ñồng hội tụ ñầy ñủ các ñiều kiện thuận lợi cho việc khai
thác lợi thế vùng trồng lúa mang ñậm nét truyền thống văn hóa nổi tiếng với
sản phẩm lúa gạo ñặc sản Mường Tấc là rất có ý nghĩa. Hiện nay, việc phát
triển sản xuất nông nghiệp tại ñây còn nhiều hạn chế chưa tìm ra ñược bộ giống
phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao tương xứng với tiềm năng của vùng và
chưa tạo ra ñược lợi thế cạnh tranh cho Mường Tấc.
Bên cạnh ñó những thành tựu trong khoa học công nghệ ñã chọn tạo ra
một tập ñoàn dòng, giống lúa chất lượng khá phong phú, ña dạng cả về số
lượng chủng loại và các tính trạng. ðây là vật liệu quan trọng cho việc khai thác,
mở rộng diện tích gieo trồng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo
hàng hóa. Tuy nhiên việc mở rộng các giống trên vào sản xuất dựa trên khả năng
thích ứng, tính chống chịu và phù hợp với tập quán, thị trường tiêu thụ. ðể có cơ
sở mở rộng các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh
tế, khai thác hiệu quả lợi thế vùng của cánh ñồng Mường Tấc huyện Phù Yên tỉnh
Sơn La chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: "ðánh giá tính thích ứng và khả năng
mở rộng của một số dòng, giống lúa mới chất lượng cao tại cánh ñồng Mường
Tấc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La".
2. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh ñược 1-2 giống thích ứng với ñiều kiện sinh thái vùng và
khuyến cáo khả năng mở rộng phát triển những dòng giống lúa triển vọng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài:
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh ñặc tính nông học, năng suất, chất lượng và khả năng chống
chịu với một số bệnh hại chính của các dòng, giống lúa mới chất lượng cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2



- Từ kết quả sản xuất thử nghiệm các dòng, giống trong các thí nghiệm
nghiên cứu sẽ ñánh giá ñược ñộ ổn ñịnh về năng suất, chất lượng của các
giống lúa mới chất lượng cao làm cơ sở khoa học ñể giới thiệu giống triển
vọng ra sản xuất ñại trà.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà chọn tạo giống và cán bộ kỹ
thuật xây dựng ñược quy trình canh tác hợp lý nhằm khai thác tối ña hiệu quả
kinh tế của các giống lúa mới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của ñề tài sẽ chọn ra ñược 1- 2 giống lúa thuần ngắn ngày, năng
suất, chất lượng cao góp phần làm phong phú thêm bộ giống lúa chất lượng
cao phục vụ cho công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa của
huyện, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân.
- Việc xác ñịnh các dòng, giống lúa thí nghiệm, có khả năng chống chịu
tốt góp phần mở rộng diện tích các giống lúa mới chất lượng cao làm tăng
hiệu quả kinh tế trên một ñơn vị diện tích nhằm khai thác tối ña lợi thế ñịa bàn
nghiên cứu.
- ða dạng cơ cấu giống lúa trên ñịa bàn nghiên cứu phù hợp với ñiều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thúc ñẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hoá.
4. ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
4.1. ðối tượng nghiên cứu :
- Các giống lúa tham gia thí nghiệm: HT6, HT9, HT13, HT18, BM125,
LT25, BT09, XT27(SH2), Nếp N98 ñược chọn tạo tại Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam theo hướng phát triển lúa gạo hàng hoá.
- Giống lúa Bắc thơm số 7 (BT7) ñược sản xuất rộng rãi tại ñịa phương,
là giống lúa ñối chứng về năng suất, kinh tế, có nguồn gốc nhập nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


3


4.2. Phạm vi nghiên cứu và ñịa bàn nghiên cứu:
- Công tác ñiều tra hiện trạng sản xuất lúa chất lượng cao thực hiện tại
ñịa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La .
- Công tác nghiên cứu, thí nghiệm, ñánh giá khả năng sinh trưởng và
phát triển của một số dòng, giống lúa chất lượng cao thực hiện tại xã Huy Tân
của huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.
4.3. Thời gian nghiên cứu:
ðề tài ñược tiến hành trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2011.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1 Những nghiên cứu về cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc phân loại thực vật của cây lúa:
Nguồn gốc xuất xứ của cây lúa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy
nhiên người ta vẫn cho cây lúa là cây trồng cổ, có vai trò quan trọng trong ñời
sống và lịch sử phát triển của hàng ngàn triệu người trên trái ñất.
Tác giả Chang cho rằng lúa trồng Oryza sativa ñược tiến hóa từ cây lúa
dại hàng năm Oryza nivara. Do thích ứng với ñiều kiện khí hậu ñặc biệt là
nhiệt ñộ lúa Oryza sativa tiến hóa thành ba nhóm : Indica thích hợp với khí
hậu nhiệt ñới, Japonica thích hợp với khí hậu lạnh và cho năng suất cao, và
Javanica có ñặc tính trung gian( Chang, 1985) [68]

Tác giả Oka(1988) [105] – lại cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ
cây lúa dại lâu năm Oryza rufipogon.
Lúa thuộc chi Oryza có từ 130 triệu năm trước, tồn tại như một loại cỏ
dại trên ñất Gondwana ở siêu lục ñịa, sau này vỡ thành Châu á, Châu Mỹ,
Châu úc và Châu Nam Cực. Lúa ñược thuần hoá rất sớm khoảng 10.000 năm
trước công nguyên (Khush và CS, 1994) [90]
Watanabe (1973) cho rằng lúa Japonica có nguồn gốc từ Lào còn các
giống lúa Indica có nguồn gốc từ Ấn ðộ. Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt ñới
nằm trong vùng ña dạng sinh thái gồm cả lúa Indica và Japonica. Theo
Matsuo và CS (1997) [99] cho rằng lúa tìm thấy ở Trung Quốc cách ñây
7.000 năm.
Ở Việt Nam, cây lúa cũng ñược trồng từ hàng ngàn năm trước ñây và
ñược coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Việt Nam là một trong
những nước thuộc trung tâm khởi nguyên của cây lúa nước. Vùng ðồng bằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

5


Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen ña
dạng và phong phú nhất ( Lê Doãn Diên, 1990) [13].
Từ trung tâm phát sinh cây lúa theo thời gian ñã ñược di thực ñi nhiều
vùng sinh thái mới. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, cây lúa có
khả năng thích nghi ngày càng rộng. Hiện nay cây lúa ñược trồng trong những
ñiều kiện sinh thái và khí hậu rất khác nhau. Lúa ñược trồng ở Tây Bắc Trung
Quốc (500 vĩ ñộ Bắc), ở miền trung Xumatra trên ñường xích ñạo và cả ở
New South Wales, châu Úc (350 vĩ ñộ Nam). Lúa cũng ñược trồng từ những
vùng thấp hơn mực nước biển, ở Kerala (Ấn ðộ) ñến những vùng có ñộ cao
2000 mét ở Kasmia (Ấn ðộ) và có thể trồng trên cạn, ñiều kiện nước sâu tới

1,5 – 5 mét (Trần Văn Minh, 2004) [42]
Lúa Châu Phi xuất hiện ở miền Tây phi từ Senegal ñến miền bắc
Cameroon. Poteres ñưa ra giả thuyết rằng loại lúa này xuất phát từ Châu Thổ
sông Niger( Sudan) cách ñây khoảng 3.500 năm. Ngoài ra còn trung tâm xuất
xứ phụ ở Nio du Rip trên dòng sông Gambia và trên núi Guinea (dẫn theo
Trần Văn ðạt, 2005) [19]
1.1.2 Phân loại lúa
Cây lúa (Oryza sativa L.) thuộc họ hào thảo (Graminae), có 30.00050.000 gen, chứa 2n với n = 12NST và có bộ gen nhỏ nhất trong số các cây
trồng một lá mầm. Những loại lúa trồng hiện nay thuộc hai loài phụ Indica và
Japonica.
Di truyền học cây lúa (1963) họp tại Viện Lúa quốc tế IRRI xác ñịnh có
19 loài. Trong ñó, loài Oryza sativa.L và Oryza glaberima là hai loài ñược
trồng phổ biến nhất hiện nay. Chủ yếu là Oryza sativa còn Oryza glaberima
ñược trồng ở một số nước vùng Tây Phi. Có thể hiểu tổ tiên của lúa trồng hiện
nay theo sơ ñồ sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

6


Hình 1.1: Sơ ñồ tổ tiên của cây lúa trồng (O.sativa) [97].
Ngày nay, các nhà phân loại học ñều cơ bản nhất trí rằng chi Oryza có
23 loài trong ñó có 21 loài hoang dại và 2 loài lúa trồng O.sativa và
O.glaberrima thuộc loại nhị bội 2n = 24, có bộ gen AA. Loài O.glaberrima
ñược gieo trồng chủ yếu ở Tây Phi và Trung Phi còn loài O.sativa hiện nay
ñược gieo trồng trên khắp thế giới và ñược chia thành hai loài phụ là Indica
và Japonica.
Trong quá trình tiến hóa của cây lúa, ngoài hai loài phụ Indica và
Japonica còn có nhiều loại hình trung gian như Javanica …(dẫn theo Trần

Văn Minh, 2004 [42])
Hiện tại thế giới có khoảng 120.000 giống lúa O. sativa, ñược phân loại
thành 2 nhóm giống - phụ (sub-species) chính là Indica và Japonica. Việc
phân loại dựa theo ñặc tính hình thái và sinh lý, tính kháng hạn, như chiều
cao, màu sắc lá, phản ứng phenol, v.v., nhất là sự khác biệt môi trường sinh
sống (habitat). Indica là lúa vùng ñất thấp có ngập nước (lowlands) của vùng
Châu Á nhiệt ñới, còn Japonica là lúa của vùng ñất cao (Uplands, lúa rẫy)
trên ñồi núi của vùng Nam Trung Quốc, ðông Dương, ðông Nam Á,
Indonesia, và ngay cả ở Châu Phi và Châu Mỹ. Loài phụ Japonica lại ñược
phân loại thành 2 dạng khác biệt, dạng nhiệt ñới tức Javanica, và dạng ôn ñới
Japonica. Ngoài 2 nhóm chính này, với phương pháp ñánh dấu di truyền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

7


(genetic markers) còn phân biệt thêm nhiều giống phụ nhỏ khác, trong số này
quan trọng là nhóm lúa-ñất-cao-kháng-hạn-Aus (upland drought-tolerant Aus)
của Ấn ðộ và Bangladesh, lúa-ngập-sâu (deep water) Ashina của Bangladesh,
và lúa-thơm-Basmati của Ấn ðộ [94].
Ngoài ra, các nhà khoa học còn dựa vào thời gian sinh trưởng, chiều
cao cây, phản ứng trỗ bông với quang chu kỳ,…ñã phân loại lúa theo các
nhóm ñiển hình. Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (1996) [80] khi căn cứ vào
chiều cao cây ñã chia lúa ra 3 loại sau:
+ Giống nửa lùn có chiều cao cây nhỏ hơn 100 cm;
+ Giống cao trung bình có chiều cao cây từ 110 – 130 cm;
+ Giống lúa cao cây có chiều cao cây lớn hơn 130 cm.
Dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa, ðinh Văn Lữ (1978) [40] ñã
chia ra thành 3 nhóm:
+ Giống lúa ngắn ngày có TGST từ 100 – 130 ngày;

+ Giống lúa trung ngày có TGST từ 130 – 140 ngày;
+ Giống lúa dài ngày có TGST trên 150 ngày.
Viện lúa quốc tế ñã phân chia các nhóm giống theo vùng sinh thái như
lúa có nước tưới (nhóm ngắn ngày, nhóm trung ngày, nhóm dài ngày), lúa nước
trời, lúa cạn, lúa nước sâu. Các nhóm lúa cũng ñược phân chia theo khả năng
chống chịu ñiều kiện bất lợi như chịu lạnh, chịu nóng,…, chống chịu sâu bệnh
chính như ñạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu,…(IRRI, 1995) [79].
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của lúa
Lúa gạo ñảm bảo 35 - 59% nguồn năng lượng, là thức ăn chính của hơn
3 tỷ người trên thế giới [7]. Lương thực là gạo chủ yếu của nhiều nước trên
thế giới trong ñó có Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

8


Bảng 1.1. Các vitamin và chất vi lượng của lúa gạo.
α-

Năng

Thia

Ribo

lượng

min


flavin

(Kcal) (mg)

(mg)

Lúa

378

0,33

0,11

5,60

2,0

80

0,39

0,21

6,0

3,1

Gạo


385

0,61

0,14

5,0

2,5

50

0,43

0,27

5,2

2,8

373

0,11

0,06

2,4

0,30


30

0,15

0,07

2,8

2,3

Cám 476

2,40

0,43

49,9

13,30 120

2,50

2,20

43,0

25,8

Trấu 332


0,21

0,07

4,2

-

0,07

-

9,5

4,0

Loại
gạo

Niacin
(mg)

Toco Cacium
fherol

(mg)

(mg)

Phos

Phorus
(g)

Phytin
(g)

Sắt

Kẽm

(mg) (mg)

Lứt
Gạo

130

(Nguồn Juliano, 1993)
Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng lúa gạo là nguồn cung cấp dinh
dưỡng cho con người. Các chất dinh dưỡng chính như protêin, thiamin,
riboflavin và các chất béo thường nằm ở phần cám.
Trong lúa gạo có ñầy ñủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực
khác ngoài ra còn có các vitamin ñặc biệt là các vitamin B. Lúa gạo cung cấp
calo nhiều nhất trong các cây ngũ cốc. Nếu tính theo % chất khô trung bình
trong hạt gạo chứa Protein – 7; tinh bột – 63; dầu 2 ñến 3; Xenluloza – 12,0;
ñường tan – 3,6; gluxit khác – 2,0; tro – 6,0. Trong hạt gạo còn chứa các loại
vitamin B1, B2, B6, PP, E (Nguyễn ðăng Hùng và CS, 1993) [31].
Tổng sản lượng và diện tích lúa chỉ ñứng sau lúa mì nhưng năng suất cao
hơn lúa mì và nhiều cây ngũ cốc khác. Ở Việt Nam, lương thực chính ñể nuôi
sống con người là lúa gạo. Ở ñâu có dân là ở ñó có lúa gạo, nếu tính mức calori

cung cấp cho khẩu phần ăn của người Việt Nam là 2.215 kilocalo mỗi ngày, thì
68% nguồn năng lượng ñó là từ lúa gạo (IRRI facts) [42].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

9


Về hàm lượng amyloze, tinh bột hạt gạo gồm hai cấu tử: Amyloze và
amylopectin chúng liên quan ñến hàm lượng protein trong hạt, amylopectin
cao thì hàm lượng protein cao. Amyloze của tinh bột liên quan mật thiết ñến
ñặc tính của cơm như ñộ nở, ñộ cứng, ñộ bông, ñộ mềm. Kết quả nghiên cứu
của Viện Công nghệ sau thu hoạch cho thấy: Các giống gieo trồng ở ðồng
bằng sông Cửu Long có hàm lượng amyloze trung bình cao hơn so với các
giống sử dụng ở ðồng bằng Bắc Bộ (22/32 giống ở ðồng bằng sông Cửu
Long và 12/30 giống ở ðồng bằng Bắc Bộ). Các giống lúa ñặc sản cổ truyền
ñặc biệt giống Tám thơm của ðồng bằng Bắc Bộ có hàm lượng amyloze trung
bình (21-33%) (Nguyễn Thanh Thủy, 1999) [54].
Theo Lê Doãn Diên (1990) [13] khi nghiên cứu hàm lượng protein của
gần 100 giống lúa trồng phổ biến ở nước ta thì ña số các giống lúa trồng ở
nước ta có hàm lượng protein khoảng 7 – 8%, hàm lượng protein của lúa biến
thiên từ 5,35 – 8,92% tùy giống. Những năm qua Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm ñã chọn tạo ra một số giống lúa mới có hàm lượng protein trên
10% như: P1, P4, P6.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Diện tích trồng lúa trên thế giới hàng năm khoảng 150 triệu ha (chiếm
11% ñất gieo trồng của thế giới) ( Khush, 1994) [90]. Năng suất lúa trên thế giới
tăng từ 3,0 – 5,8 tấn/ ha trong thời kỳ 1964 – 1990 ở những nơi chủ ñộng tưới
tiêu. Ở những nơi không chủ ñộng tưới tiêu năng suất chỉ từ 1,4 – 1,8 tấn/ha do

thiếu giống ñược cải tiến phù hợp ( Pigali, M. Hossain, 1997) [107].
Cây lúa trên thế giới ñược trồng ở 5 vùng ñất chính là: Vùng chủ ñộng
tưới tiêu, vùng ñất thấp chịu nước trời, vùng ñất cao, vùng ngập nước, vùng ñất
ngập do thủy triều. Có khoảng 80 triệu ha hoặc 55% ñất trồng lúa của thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

10


ñược tưới tiêu chủ ñộng trong suốt vụ gieo trồng. Người ta ước tính khoảng
75% sản lượng của thế giới thu ñược từ các vùng ñược tưới tiêu này. Diện tích
lúa của thế giới vào khoảng 150 triệu ha hàng năm (chiếm 11% ñất gieo trồng
của thế giới) (G.S Khush và công sự,1994) [90]. Trong những năm gần ñây do
diện tích khai hoang ñã dần hết, tốc ñộ chuyển ñổi cơ cấu cây trồng tăng, ñô thị
hoá diễn ra nhanh chóng chính vì thế diện tích lúa trên thế gới tăng chậm và có
chiều hướng chững lại tuy nhiên năng suất và sản lượng lúa lại không ngừng
tăng lên. Số liệu Bảng 1.2 thể hiện tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ năm
2000 ñến năm 2010.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)


(tạ/ha)

(triệu tấn)

2000

154,11

38,94

598,97

2001

151,97

39,40

598,03

2002

147,69

38,40

569,90

2003


148,69

39,3

584,3

2004

150,79

40,3

608,1

2005

154,83

40,83

632,27

2006

155,79

41,18

641,63


2007

155,81

42,33

659,59

2008

154,83

42,35

659,69

2009

155,79

42,13

662,23

2010

155,60

43,33


660,27

Năm

Nguồn: FAOSTAT.FAO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

11


Theo kết quả bảng 1.2: Diện tích trồng lúa trên thế gới ñến năm 2010
có xu hướng giảm dần nhưng năng suất và sản lượng lúa ngày một cao, năm
2000 năng suất (38,94 tạ/ha), 2010 năng suất là (43,33 tạ/ha), tăng (4,39 tạ/ha)
so với năm 2000.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế và Tổ chức Nông
Lương Liên Hiệp Quốc nhận ra 1990 - 2005, tốc ñộ tăng trưởng của sản lượng
và năng suất lúa trên thế giới có chiều hướng giảm và tốc ñộ tăng trưởng của
sản lượng thấp hơn nhu cầu gia tăng tiêu thụ gạo. Các chuyên gia dự ñoán
2015, nhu cầu tiêu thụ gạo tăng 11% ở ðông Nam Á, 13% ở Nam Á, 52% ở
Châu Phi (Nguyen và Ferreo, 2006; Zeigler, 2007) [120]
Trên thế giới, Trung Quốc là nước sản xuất lúa lớn nhất. Sản lượng lúa
của Trung Quốc chiếm 35% tổng sản lượng của thế giới, giao ñộng trong khoảng
171-191 triệu tấn vào những năm của thập kỷ trước và ñạt kỷ lục 40% tổng sản
lượng của thế giới với khối lượng 215 triệu tấn vào năm 1995 (Juliano, B.O,
1985) [84]. Vùng trồng lúa của Trung Quốc tập trung chính ở miền Nam vùng

núi Qinling và lưu vực sông Hoàng Hà khoảng 30 triệu ha. Trung Quốc ñã thành
công trong việc cải tiến giống lúa, ñặc biệt tạo giống lúa lai có năng suất cao.
Tuy nhiên, nhu cầu lương thực của nước này còn tiếp tục tăng trong thời gian dài

mới ñáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng. Hiện tại Trung Quốc vẫn dẫn ñầu
về năng suất và sản lượng lúa gạo sản xuất hàng năm. Kết quả ñược chứng minh
qua số liệu bảng 1.3 thống kê diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước
sản xuất lúa ñúng ñầu thế giới năm 2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

12


Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước trên thế giới năm 2010
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Trung Quốc

29,17

60,22

187,39

Ấn ðộ


43,77

33,02

144,57

Indonexia

12,47

47,05

57,157

Bangladesh

10,73

41,12

43,05

Thái Lan

10,66

30,08

32,09


Việt Nam

7,51

53,20

39,98

Myanma

8,20

39,76

32,61

Philippin

4,27

39,76

16,24

Braxin

2,89

38,00


11,06

Nhật Bản

1,67

65,11

10,89

Chỉ tiêu
Năm

Nguồn: FAOSTAT.FAO

3% 2%1%
6%

6%

23%

6%

3%2%2%

7%

32%


6%

8%

7%
8%

10%

34%

9%

25%

Trung Quốc

Ấn ðộ

Indonexia

Bangladesh

Thái Lan

Trung Quốc

Ấn ðộ

Indonexia


Bangladesh

Thái Lan

Việt Nam

Myanma

Philippin

Braxin

Nhật Bản

Việt Nam

Myanma

Philippin

Braxin

Nhật Bản

Diện tích sản xuất lúa của các nước trên thế

Sản lượng lúa gạo của các nước trên thế

giới


giới

Hình 1.2. Diện tích và sản lượng lúa gạo của các nước trên thế giới năm 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

13


Qua bảng số liệu và hình 1.3 cho thấy: Trong 10 nước trồng lúa có sản
lượng lớn nhất trên thế giới có tới 9 nước nằm ở khu vực châu Á, chỉ có một
ñại diện của châu Mỹ: Braxin (Nam Mỹ). Ấn ðộ là nước có diện tích lớn nhất
(chiếm 34% trong số 10 nước trồng nhiều lúa gạo trên thế giới) nhưng sản
lượng cao nhất lại là nước Trung Quốc (chiếm tới 32% trong số 10 nước
trồng nhiều lúa gạo trên thế giới )
Ấn ðộ là một nước có vùng trồng lúa rộng lớn trên thế giới (43,77 triệu
ha) trong ñó 45% ñược tưới tiêu, năng suất ñạt 33,02 tạ /ha ( năng suất chỉ
xấp xỉ bằng 50% so với năng suất lúa của Nhật Bản và Trung Quốc). Hiện
nay Ấn ðộ ñang thực hiện chiến lược nghiên cứu, tăng cường sản xuất với sự
cộng tác của FAO và IRRI (Akitas, 1989) [65].
Cơ quan FAO ở Rome ñã ñánh giá năm 2011, sản lượng lúa trên thế
giới ñạt ñến 721 triệu tấn hay 481 triệu tấn gạo, tăng 3% hay 24 triệu tấn so
với 2010. Phần lớn sự gia tăng này do sản xuất thuận lợi tại Ấn ðộ, Ai Cập,
Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam vượt trội hơn số lượng thất thu từ
Indonesia, Madagascar, Pakistan, Philippines và Thái Lan. Sự gia tăng còn do
diện tích trồng lúa thế giới tăng lên 164,6 triệu ha hay tăng 2,2 % và năng suất
bình quân cũng tăng nhẹ lên mức 4,38 tấn/ha tức tăng 0,8% trong hơn 1 năm
vừa qua. Châu Á sản xuất 651 triệu tấn lúa (435 triệu tấn gạo) hay tăng 2,9 %
so với 2010 dù có nhiều trận bão lớn xảy ra ở Philippines và lũ lụt nặng nề

kéo dài ở Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Sự gia tăng lớn này chủ
lực do Ấn ðộ và Trung Quốc, với sự tham gia ở mức ñộ thấp hơn từ
Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam [130].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống lúa chất lượng tốt
trên thế gới
Trên thế giới các nhà chọn tạo giống lúa ñã quan tâm ñến chất lượng
nấu nướng ñối với các giống lúa cải tiến. Tuy nhiên kết quả chọn tạo giống
giống lúa tẻ thơm chất lượng thường ñạt thấp vì hầu hết các giống mang gen
chống chịu sâu bệnh ñều có hàm lượng amylose cao và nhiệt hoá hồ thấp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

14


×