PHẦN I
QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH
HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
Phụ lục 1
- Hướng dẫn ghi PL 1
- Bảng điểm tài sản và
phúc lợi hộ gia đình PL 3
- Phụ lục 3a
Phụ lục 2
Hướng dẫn ghi PL 2
Phụ lục 5
Danh sách các hộ ở cột 6
PL 1 và cột 3 PL 2
Tổ chức họp dân
Phụ lục 7
Phụ lục 8a
Biên bản họp bình xét hộ
nghèo
Căn cứ hướng dẫn ghi
phiếu
Căn cứ kết quả điều tra, rà
soát và các thông tin ở phụ
lục 7
Phụ lục 8b
Phụ lục 8c; 8d
- Căn cứ kết quả điều
tra;
- Căn cứ các thông tin
tại phụ lục 7
- Xã báo cáo huyện
- Huyện báo cáo tỉnh
ĐỐI TƯỢNG ĐỂ ĐIỀU TRA
• Toàn bộ các hộ gia đình đã sinh sống trên địa
bàn của thôn từ 6 tháng trở lên không phụ
thuộc vào tình trạng hộ khẩu (có hay không)
và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm
trú hoặc thậm chí không đăng ký).
• Hộ gia đình trong cuộc điều tra được xác định gồm:
• - Những người cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng
trở lên trong năm điều tra.
• - Những người có chung quỹ thu chi (mọi khoản
thu nhập của thành viên đều đóng góp vào ngân
sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ
đều lấy từ ngân sách đó).
• Lưu ý:- Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại địa
phương nhưng không sống tại địa phương từ 6
tháng trở lên sẽ không được đưa vào điều tra.
• - Hộ gia đình di cư đến sống tại địa phương từ 6
tháng trở lên sẽ đưa vào điều tra.
• a. Các trường hợp sau được tính là thành viên
hộ gia đình:
• - Chủ hộ (ngay cả khi người đó không ăn, ở trong
hộ gia đình với thời gian hơn 6 tháng trong
trường hợp vẫn duy trì mối quan hệ với gia đình).
• - Trẻ em mới sinh hoặc mới nhận làm con nuôi
hợp pháp.
• - Những người tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả
có/chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn,
giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...)
mặc dù sống tại hộ chưa đủ 6 tháng, bao gồm: Con
dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm
việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc các cơ
quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực
lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất
sức,v.v..., vẫn được coi là thành viên của hộ.
• - Thành viên trong hộ đi học ở nơi khác trong nước
mà gia đình vẫn phải nuôi dưỡng.
• - Khách đến chơi, họ hàng đã ở trong hộ 6 tháng
trở lên và cùng chung quỹ thu chi.
b. Các trường hợp sau không được tính là
thành viên hộ gia đình:
• - Những người ở trọ, người làm thuê, người giúp
việc, họ hàng đến ở nhờ nhưng có gia đình riêng
sống ở nơi khác.
• - Thành viên trong hộ đi làm xa nhà trên 6
tháng/năm, tách hẳn việc ăn uống sinh hoạt chi tiêu
cùng gia đình nhưng vẫn gửi thu nhập về cho gia
đình, (mặc dù thu nhập của họ vẫn được tính vào
thu nhập của hộ gia đình).
• - Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài
và người chết không tính là thành viên của hộ.
Danh sách
Hộ dân cư
Hộ có số điểm:
->= 55TT; >= 43NT
- <55 TT; <43 NT
Hộ có số yếu tố:
- >2 TT; >3 NT
- <2 TT; <3 NT
Hộ không nghèo
Hộ có khả năng
Nghèo, CN, hoặc
không nghèo
Phiếu B
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Mục đích của phụ lục 1
•
•
Phụ lục 1 được sử dụng để nhận dạng và phân
loại nhanh hộ gia đình dựa vào tình trạng tài sản
và phúc lợi của hộ gia đình; Tổng hợp kết quả
điều tra hộ nghèo tại cấp thôn và tương đương.
Điều tra viên thực hiện theo quy trình điều tra
xác định hộ nghèo.
CÁCH GHI THÔNG TIN VÀO PHỤ LỤC 1
• Cột A: Ghi số thứ tự của hộ gia đình trong thôn từ
1 tới N, với N là tổng số hộ gia đình cần rà soát tại
thôn theo định nghĩa.
• Cột B: Ghi theo sổ đăng ký hộ khẩu thường trú và
tạm trú
• Nếu trong địa bàn quản lý có hai hộ trùng tên chủ
hộ thì phân biệt bằng các ký tự thêm vào như A và
B.
• Ví dụ: tại thôn có 2 hộ, chủ hộ cùng tên Nguyễn
Văn Sỹ thì hộ đầu tiên ghi là Nguyễn Văn Sỹ A, hộ
thứ hai ghi là Nguyễn Văn Sỹ B.
• Từ cột 1 tới cột 4:
• Cột 1: Ghi tổng điểm của nhóm tài sản/phúc lợi 20
điểm = tổng số tài sản của nhóm * 20 điểm
• Cột 2: Ghi tổng điểm của nhóm tài sản/phúc lợi 5
điểm = tổng số tài sản của nhóm * 5 điểm
• Cột 3: Ghi tổng điểm của nhóm tài sản/phúc lợi 3
điểm = tổng số tài sản của nhóm * 3 điểm
• Cột 4: Ghi tổng điểm của 3 nhóm (1+2+3)
• Ví dụ: Hộ gia đình có 2 tài sản/phúc lợi thuộc nhóm
20 điểm. Cột 1 sẽ ghi 40 (2 tài sản x 20 điểm) Có 2 tài
sản/Phúc lợi thuộc nhóm 5 điểm. Có 3 tài sản/phúc
lợi thuộc nhóm 3 điểm: số điểm của hộ là: 59 điểm) .
Quy trình tính điểm từ cột 1 đến cột 4
• Bước 1: Liệt kê tài sản/phúc lợi của hộ gia đình
hiện có.
• - Chỉ liệt kê các tài sản/ phúc lợi theo Bảng điểm
phân nhóm tài sản và phúc lợi của hộ gia đình
• - Đối với những loại tài sản/phúc lợi không có
trong Bảng điểm phân nhóm tài sản và phúc lợi
của hộ gia đình, các dịa phương căn cứ vào tình
hình thực tế để xếp loại tài sản/phúc lợi đó vào
nhóm điểm tương ứng.
• Bước 2: Xác định giá trị, doanh thu của tài
sản/phúc lợi và hoạt động của hộ
• a/ Xác định giá trị của tài sản/phúc lợi của hộ.
• - Chỉ áp dụng đối với những tài sản/phúc lợi
yêu cầu tính giá trị.
• - Giá trị là giá hiện hành của tài sản có thể
mua/bán trên thị trường.
• Ví dụ, hộ có chiếc xe máy Honda Future, mua
cách đây 1 năm với giá là 28 triệu đồng. Hiện
tại, nếu bán chiếc xe này chỉ được khoảng 15
triệu đồng, thì tài sản này được tính giá là 15
triệu.
• - Trường hợp tài sản được cho hoặc gia đình vay
tiền để mua thì vẫn tính là tài sản của hộ gia đình.
• b/ Xác định doanh thu của hộ gia đình.
• - Chỉ áp dụng đối với nhóm tài sản sản xuất (B)
gồm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh (cửa hàng, cửa
hiệu, DN,..); Trang trại, vườn cây lâu năm, hộ sản
xuất nông nghiệp; Diện tích nuôi trồng thủy sản.
• - Doanh thu thuần trong năm, được tính bằng:
Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
• Bước 3: Xác định điểm của tài sản/phúc lợi
của hộ
• Dựa vào bảng điểm phân nhóm tài sản và
phúc lợi của hộ gia đình để tính điểm tương
ứng của tài sản.
• Ví dụ chiếc xe máy Honda Future được tính
giá trị là 15 triệu đồng ở trên được xếp vào
nhóm 20 điểm, dưới 15 triệu tính 5 điểm, dưới
10 triệu tính 3 điểm
• Biểu 3 và 3a.
• Ghi chú: Không nhất thiết phải liệt kê toàn
bộ tài sản của hộ gia đình. Nếu số điểm đã
vượt quá số điểm qui định (Khu vực nông
thôn lớn hơn 43 điểm; khu vực thành thị lớn
hơn 55 điểm) thì dừng lại
• Cột 5:
• Nếu hộ ở khu vực thành thị có số điểm lớn hơn
hoặc bằng 55 điểm; khu vực nông thông lớn
hơn hoặc bằng 43 điểm thì đánh dấu (X) vào
cột 5 hộ không nghèo, không cần điều tra.
• Cột 6:
• Nếu hộ ở khu vực thành thị có số điểm nhỏ hơn
55 điểm; khu vực nông thôn nhỏ hơn 43 điểm
thì đánh dấu (X) vào cột 6 hộ có khả năng
nghèo, cận nghèo
đưa vào danh sách điều
tra thu nhập tại Phụ lục 5 (Phiếu B)
• PHỤ LỤC 2
•
•
•
•
Cột A: Số thứ tự
Cột B: Ghi tên tất cả các hộ nghèo hiện tại
Cột 1: Ghi số yếu tốt đặc trưng của hộ
Cột 2: Hộ có số yếu tố lớn hơn hoặc bằng 2 ở khu
vực thành thị, lớn hơn hoặc bằng 3 ở khu vực nông
thôn thì đánh dấu (X) vào cột 2 hộ vẫn nghèo
không cần rà soát
• Cột 3: Đánh dấu “X” vào cột 3 đối với những hộ có
số yếu tố nhỏ hơn 2 đối với khu vực THÀNH THỊ
và nhỏ hơn 3 ở khu vực NÔNG THÔN, Hộ có khả
năng thoát nghèo cần phải tiếp tục rà soát thu nhu
nhập ở phụ lục 5 (phiếu B)
• .
PHỤ LỤC 5 (phiếu B)
• Từ mục 1-3 ghi đầy đủ các thông tin của hộ vào dòng
tương ứng;
• 4, Thu thập thông tin về thu nhập của hộ:
• Các khoản thu của hộ trong 12 tháng qua gồm
các khoản thu của tất cả các thành viên trong hộ
gia đình như thu từ các hoạt động sản xuất
nông, lâm, thuỷ sản; các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ; từ làm công ăn lương và các
khoản thu nhập khác như: quà tặng, biếu, cho
bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương
hưu, trợ cấp các loại; thu từ cho thuê nhà, máy
móc thiết bị, đất đai, tài sản khác; thu từ lãi tiền
gửi ngân hàng, v. v…
• Cột A, Thể hiện tất cả các nguồn thu có thể của
hộ trong 12 tháng qua, bao gồm cả phần bán
ra/trao đổi và phần tiêu dùng cho hộ gia đình.
TÍNH TỪ THỜI ĐIỂM KHẢO SÁT THU NHẬP.
• Cột 1: Ghi giá trị tất cả các nguồn thu của hộ
trong 12 tháng qua
• Tương ứng với mỗi nguồn thu ghi giá trị hộ thu
được do bán/trao đổi, để lại dùng (làm thức ăn
cho người, thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu
để sản xuất, làm giống, ...) số sản phẩm thu
hoạch được trong 12 tháng qua.
• - Tính giá trị sản phẩm trao đổi bằng cách tính
giá trị sản phẩm đem đổi theo giá bán trên thị
trường địa phương tại thời điểm đổi hàng, hoặc
giá tương đương nếu phải mua các sản phẩm,
hàng hoá đổi được ngoài thị trường vào thời
điểm đó.
• - Tính giá trị sản phẩm để lại sử dụng bằng cách
tính giá trị sản phẩm đó theo giá thị trường địa
phương tại thời điểm sử dụng, hoặc giá bình
quân của thời kỳ sử dụng trong 12 tháng qua
(nếu sử dụng thường xuyên).
• - Các nguồn thu phụ như rơm, rạ, củi được dùng
làm chất đốt; phân chuồng sử dụng cho cây
trồng hay làm khí ga được lấy từ nguồn chăn
nuôi, nếu hộ gia đình sử dụng đến thì phải được
tính đến trong nguồn thu. Nếu không tính vào
nguồn thu thì phần chi phí có liên quan cũng
không được tính.
• - Ngoài công việc chính, các thành viên của hộ
còn có thể làm thêm vài ba công việc phụ khác
như đi cấy thuê, tuốt lúa thuê, hoặc làm thêm
các việc khác như đan lát rổ rá, làm nón, sửa
chữa xe máy, xe đạp, .. Tất cả các công việc
làm thêm, hay việc phụ đều được tính đến cho
dù không nhiều, thu nhập từ những việc làm này
có thể là tiền mặt nhưng cũng có thể là hiện vật
thì tính qui đổi giá trị trong trường hợp phải mua
nó.