BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
QUY TRÌNH ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT
Hà Nội, năm 2012
i
MỤC LỤC
5.2. Xây dựng bản đồ nền phục vụ điều tra dã ngoại (chi tiết tại phụ lục 2) 6
5.2.1. Xây dựng nền chung cho các loại bản đồ 6
5.3. Điều tra, khảo sát ngoài thực địa (chi tiết tại phụ lục 3) 7
5.5. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả dự án, trình thông qua 9
Phụ lục 1. ĐIỀU TRA THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU, BẢN ĐỒ 11
Phụ lục 2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NỀN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA DÃ NGOẠI 16
Phụ lục 3: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NGOÀI THỰC ĐỊA 20
ii
1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định nội dung, phương pháp, các bước tiến hành điều tra
thoái hóa đất được thực hiện trong phạm vi toàn bộ diện tích đất tự nhiên trừ đất phi
nông nghiệp, núi đá không có rừng cây và các hải đảo của cả nước, phục vụ việc thống
kê diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa cấp tỉnh
2. Thuật ngữ
2.1. Đất
Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng.
2.2. Đất bị thoái hóa
Đất bị thoái hóa là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu
(theo chiều hướng xấu) do sự tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Bao gồm
các loại hình sau:
2.2.1. Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa
Đất bị khô hạn khi có từ 2 tháng trở lên có chỉ số tương quan giữa lượng bốc
hơi khả năng trên lượng mưa lớn hơn 2.
Đất bị hoang mạc hóa có chỉ số tương quan giữa lượng mưa trên lượng bốc hơi
khả năng trong khoảng 0,005 - 0,065.
2.2.2. Đất bị hoang hóa
Đất bị hoang hóa là diện tích đất bị bỏ hóa 3 năm liên tiếp không sử dụng.
2.2.3. Sạt lở đất
Sạt lở đất là hiện tượng đất và các vật chất dưới tác động nhất định của dòng
nước và điều kiện nội tại của các yếu tố địa chất bị phá vỡ ra khỏi kết cấu khối và làm
cho lớp phủ thổ nhưỡng và các vật chất khác di chuyển khỏi vị trí ban đầu.
2.2.4. Kết von, đá ong hóa
Đất bị kết von, đá ong hóa là đất trong đó xảy ra quá trình tích luỹ tuyệt đối Fe,
Al. Ở mức độ nhẹ tạo thành những đốm loang lổ đỏ vàng hoặc các ổ kết von đỏ vàng
mềm. Ở mức độ điển hình, Fe
2
O
3
và Fe
2
O
3
.nH
2
O tạo thành kết von sắt và đá ong.
2.2.5. Đất bị chai cứng, chặt bí
Đất bị chai cứng, chặt bí là do sự nén một khối lượng đất nhất định xuống một
thể tích nhỏ hơn và đặc trưng bằng dung trọng của đất, độ xốp làm thay đổi kết cấu
của đất.
2.2.6. Ô nhiễm đất
1
Ô nhiễm đất là sự gia tăng hàm lượng của một số chất/ hợp chất trong đất cao
hơn tiêu chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam làm nhiễm bẩn môi trường đất. Có
rất nhiều nguồn mà qua đó đất nhận được những hợp chất có tác động làm giảm độ phì
nhiêu trong đất.
2.2.7. Xói mòn đất
Xói mòn đất là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá huỷ các tầng đất bên
dưới do tác động của nước mưa hoặc do gió.
2.2.8. Đất bị ngập úng
Đất bị ngập úng là đất thường xuyên ở tình trạng ứ đọng nước, đọng nước
không thoát được gây yếm khí và lầy hóa.
2.2.9. Đất bị gley hóa
Đất bị gley hóa là đất bị ngập nước liên tục, các hạt phù sa mịn lắng đọng trên
tầng đất mặt bị phân tán mạnh tạo thành một lớp bùn nhão. Dưới tầng bùn nhão là tầng
gley, bí chặt, sắt xám xanh có chứa nhiều chất khử độc, hình thái phẫu diện đất: từ trên
xuống là tầng bùn nhão màu xám đen tiếp đến là tầng gley có chứa nhiều sản phẩm
hữu cơ bán phân giải và các chất khử nên có mùi hôi tanh.
2.2.10. Đất bị mặn hóa
Đất mặn là đất có chứa hơn 0,1% muối theo trọng lượng.
Đất bị mặn hóa là đất trong đó xảy ra quá trình nhiễm mặn dưới tác động của
nước biển hoặc nước ngầm chứa muối.
Thực vật chỉ thị: sú (Acgicera magas), vẹt (Bruguiera gymnorhiza), đước
(Rhizophora apiculata), cói, dừa nước…
2.2.11. Đất bị phèn hóa
Ðất phèn được xác định bởi sự có mặt trong phẫu diện 2 loại tầng chẩn đoán là
tầng sinh phèn (Sunfidic horizon) và tầng phèn (Sunfuric horizon). Đất chỉ có tầng
sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng, đất chỉ có tầng phèn hoặc cả 2 tầng gọi là đất phèn
hoạt động.
Thực vật chỉ thị: ôrô, cỏ năn, cỏ lác, cỏ gà nước.
Đất bị phèn hóa là đất trong đó xảy ra 2 quá trình phèn hóa và chua hóa
2.3. Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)
Một khoảnh/vạt đất ngoài thực tế, có thể xác định được trên bản đồ đơn vị đất
đai với những đặc điểm và chất lượng thích hợp cho từng loại sử dụng đất, có cùng
2
một điều kiện quản lý, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai
thích hợp với một hoặc một số loại sử dụng đất nhất định.
2.4. Loại sử dụng đất đai (LUT)
Một loại sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu
sử dụng đất chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc
hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ
thuật và kinh tế xã hội nhất định:
- Loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và
kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản phẩm,
yêu cầu lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được, Tuỳ theo mức độ đánh giá đất
đai, có thể phân loại sử dụng đất theo mức khái quát hoặc chi tiết tương ứng.
- Loại sử dụng đất đai mô tả một loại cây trồng (đất 2, 3 vụ lúa, cà phê, cao su,
chè,…) trong một chu kỳ kinh tế.
3. Quy định chung
3.1. Bản đồ điều tra thoái hóa đất được lập cho đơn vị hành chính cấp tỉnh, tỷ lệ của
bản đồ theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ bản đồ
<100.000 1/25.000
100.000 - 350.000 1/50.000
>350.000 1/100.000
3.2. Đối tượng điều tra, thống kê diện tích đất bị thoái hóa cấp tỉnh: là các loại đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, đất
bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng.
4 Nội dung và phương pháp điều tra thoái hóa đất
4.1 Nội dung điều tra, đánh giá thoái hóa đất (ĐTĐGTHĐ)
ĐTĐGTHĐ thực hiện theo các nội dung sau:
4.1.1 Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
4.1.2 Xây dựng bản đồ nền phục vụ điều tra dã ngoại.
4.1.3 Điều tra, khảo sát ngoài thực địa
4.1.4 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất hiện tại và thống kê dữ liệu thoái hóa đất
4.1.5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả dự án, trình thông qua.
4.2. Các phương pháp sử dụng trong điều tra, đánh giá thoái hóa đất
3
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong ĐTĐGTHĐ gồm:
4.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập thông tin, tài liệu,
số liệu, bản đồ tại các phòng ban chuyên môn của tỉnh và huyện.
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin sơ cấp: điều tra thực địa thu thập các
thông tin sơ cấp về hiện trạng thảm thực vật, phương thức sử dụng đất, khô hạn, hoang
hóa; kết von, đá ong hóa; chai cứng, chặt bí; sạt lở, ô nhiễm; xói mòn; mặn hóa, phèn
hóa; ngập úng; gley hóa.
4.2.2 Phương pháp “yếu tố hạn chế” kết hợp với phương pháp “tham số” được ứng
dụng để xác định, lựa chọn các yếu tố tham gia vào quá trình thoái
4.2.3 Phương pháp điều tra theo tuyến được áp dụng trong điều tra phục vụ xây dựng
các bản đồ chuyên đề: bản đồ chất lượng đất; bản đồ đất bị khô hạn; bản đồ đất bị sạt
lở; bản đồ đất bị kết von; bản đồ đất bị chai cứng, chặt bí (kết cấu đất); bản đồ đất bị ô
nhiễm dạng điểm; bản đồ đất bị xói mòn; bản đồ đất bị ngập úng; bản đồ đất bị gley
hóa; bản đồ đất bị mặn hóa; bản đồ đất bị phèn hóa.
4.2.4 Một số thuật toán thống kê - kinh tếđược áp dụng trong xử lý tổng hợp số liệu.
4.2.5 Phương pháp chuyên gia được áp dụng trong lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu xây
dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ đánh giá thoái hóa.
4.3. Các phương pháp xây dựng bản đồ
4.3.1 Phương pháp mô hình hóa để tính toán lượng đất xói mòn theo phương trình mất
đất phổ dụng của Wishmeier & Smith:
4.3.2 Phương pháp nội suy để xác định phạm vi ảnh hưởng của các trạm khí tượng và
sự phân bố mưa, nắng, nhiệt độ, ẩm độ đến từng tiểu khu vực trên bản đồ.
4.3.3 Phương pháp số hóa các nội dung điều tra khoanh vẽ nên bản đồ nền bằng
MicroStation và Mapinfo.
4.3.4 Phương pháp nội suy và phân tích không gian trong GIS để xây dựng bản đồ độ
dốc và bản đồ hệ số độ dốc và hệ số địa hình.
4.3.5 Phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ tổng hợp và bản đồ
thoái hóa đất.
5. Các giai đoạn điều tra, đánh giá thoái hóa đất
ĐTĐGTHĐ được thực hiện theo trình tự dưới đây (Sơ đồ 1):
4
Sơ đồ 1: CÁC BƯỚC VÀ NỘI DUNG ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT
Sản phẩm
Nội dung
thực hiện
Trình tự
thực hiện
Bước 3: Điều tra,
khảo sát thực địa
Điều tra địa hình, thổ nhưỡng, chất lượng đất
- Bản đồ điều tra dã ngoại
- Bộ dữ liệu kết quả điều tra
dã ngoại theo từng chuyên đề
Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất
Điều tra phương thức sử dụng đất
Kiểm tra về các loại hình thoái hóa đất
Điều tra về ô nhiễm đất
Lập kế hoạch điều tra, khảo sát thực địa
Phân loại, đánh giá, tông hợp các thông tin, tài
liệu số liệu, bản đồ
Bước 2: Xây dựng bản đồ nền
phục vụ điều tra dã ngoại
Xây dựng nền chung cho các loại bản đồ chuyên đề
Bản đồ nền điều
tra dã ngoại
Thiết kế cơ sở dữ liệu chứa các thông tin theo từng
bản đồ chuyên đề
Chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề để xây dựng
bản đồ nền điều tra dã ngoại
Xuất dữ liệu ban đầu theo từng bản đồ chuyên đề và
thuyết minh dữ liệu
Báo cáo kết quả thu
thập thông tin
Bộ dữ liệu ban đầu
Bước 1: Điều tra, thu thập các
thông tin, tài liệu, số siệu, bản đồ
Công tác chuẩn bị
Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
Bước 5: Xây dựng báo cáo kết
quả dự án, trình thông qua
Xây dựng và hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp kết quả dự án
Trình thông qua
Báo cáo tổng hợp kết quả
điều tra, thống kê diện tích
đất bị thoái hóa cấp tỉnh
Tổng hợp và hoàn chỉnh bộ số liệu
Chỉnh sửa sau hội thảo
Bước 4: Xây dựng bản đồ
THĐ hiện tại và thống kê số
liệu thoái hóa đất
Xác định các chỉ tiêu và phân cấp các tiêu chí đánh giá thoái hóa đất
Nhập thông tin cho từng khoanh đất theo các tiêu chí, chỉ tiêu đã phân cấp
Xây dựng và chồng xếp các bản đồ chuyên đề phục vụ
đánh giá thoái hóa đất
Xuất dữ liệu theo từng bản đồ chuyên đề
Xây dựng hệ thống bảng biểu thống kê diện tích đất bị
thoái hóa theo các loại hình thoái hóa, loại đất và đơn vị
hành chính cấp huyện
- Bộ số liệu thoái hóa đất
- Bộ bản đồ thoái hóa đất
Phân tích mẫu đất
5
5.1. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ (chi tiết tại phụ lục 1)
5.1.1. Công tác chuẩn bị
5.1.2. Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về khí hậu.
- Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
- Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất
- Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về thực trạng thoái hóa đất
- Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ về các nguồn gây ô
nhiễm và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất.
- Điều tra thu thập thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh
quan môi trường và tình hình quản lý sử dụng đất.
5.1.3. Phân loại, đánh giá và tổng hợp các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ điều tra
theo chuyên đề.
- Phân loại tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập
- Đánh giá thông tin tài liệu, số liệu thu thập: so sánh thông tin thu thập từ các
nguồn khác nhau, đánh giá mức độ chi tiết, độ tin cậy của các tài liệu, số liệu đã thu
thập được.
- Đề xuất lựa chọn các tài liệu, số liệu sử dụng phục vụ các nội dung tiếp theo của
dự án
- Tổng hợp hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu gốc ban đầu về khí hậu, địa hình, thổ
nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, các nguồn gây ô nhiễm, các loại hình thoái hóa đất;
các yếu tố trên được khoanh vẽ và chuẩn hóa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (hoặc
bản đồ thổ nhưỡng) cấp tỉnh, cấp huyện (bản giấy, bản gốc).
5.2. Xây dựng bản đồ nền phục vụ điều tra dã ngoại (chi tiết tại phụ lục 2)
5.2.1. Xây dựng nền chung cho các loại bản đồ
- Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ nền:
- Chuyển đổi dữ liệu từ các định dạng khác nhau về một định dạng thống nhất
(sử dụng định dạng file *.tab của Mapinfo).
- Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung chính của bản đồ nền
- Hoàn thiện nền chuẩn cho bản đồ.
5.2.2. Thiết kế các trường thông tin để chứa cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ nhiều
nguồn khác nhau.
5.2.3. Nhập thông tin thuộc tính cho các khoanh đất theo kết quả điều tra thu thập
6
ban đầu
- Chuẩn hóa và nhập thông tin về các yếu tố khí hậu phục vụ xây dựng bản đồ
khí hậu
- Chuẩn hóa và nhập các thông tin về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
- Chuẩn hóa và nhập thông tin về hiện trạng sử dụng đất
- Nhập các thông tin về các loại thoái hóa đất
- Nhập các thông tin về ô nhiễm đất và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất
5.2.4. Chồng xếp các loại bản đồ để xây dựng bản đồ nền điều tra dã ngoại
5.2.5. Tổng hợp các đơn vị đất, thống kê kết xuất dữ liệu ban đầu các đơn vị đất đến
cấp huyện:
- Xuất dữ liệu từ các bản đồ chuyên đề
- Tổng hợp các đơn vị đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện
5.2.6. Viết báo cáo thuyết minh bộ số liệu.
5.2.7. In ấn bản đồ phục vụ điều tra dã ngoại.
5.3. Điều tra, khảo sát ngoài thực địa (chi tiết tại phụ lục 3)
5.3.1. Công tác chuẩn bị
5.3.2. Lập kế hoạch điều tra dã ngoại
- Xác định các lát cắt địa hình đặc trưng (lát cắt địa hình Bắc - Nam và lát cắt
địa hình Đông - Tây) trên địa bàn huyện
- Xác định các khu vực và các khoanh đất để kiểm tra
- Xác độ mức độ yêu cầu khối lượng điều tra thực địa theo số lượng đơn vị đất
đặc trưng
- Chuyển mạng lưới các khu vực, điểm kiểm tra và điểm lấy mẫu đất dự kiến
lên bản đồ điều tra dã ngoại
- Xây dựng kế hoạch điều tra dã ngoại chi tiết.
5.3.3. Điều tra tại thực địa theo tuyến đã được vạch trên bản đồ điều tra dã ngoại,
chụp ảnh cảnh quan.
- Điều tra và mô tả chi tiết các yếu tố địa hình, địa chất, loại đất, chất lượng đất
- Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất
- Điều tra về các loại hình thoái hóa đất
5.3.4. Điều tra xác định và mô tả chi tiết các khu vực ô nhiễm đất và có nguy cơ ô
nhiễm đất
7
5.3.5. Khoanh vẽ kết quả điều tra dã ngoại, sao chuyển điểm lấy mẫu đất, điểm kiểm
tra lên bản đồ
5.3.6. Rà soát, bổ sung các thông tin, tài liệu, số liệu điều tra, thống nhất bộ số liệu gốc
sử dụng cho dự án.
5.3.7. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.
5.3.8. Tổng hợp kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp và lựa chọn bộ số liệu gốc
5.4. Xây dựng bản đồ thoái hóa đất hiện tại và thống kê số liệu thoái hóa đất cấp
tỉnh, huyện (chi tiết tại phụ lục 4)
5.4.1. Xác định các chỉ tiêu và phân cấp các tiêu chí đánh giá thoái hóa đất. Tổng hợp
các tiêu chí, chỉ tiêu đã được phân cấp theo địa bàn đặc thù của tỉnh
5.4.2. Phân tích mẫu
5.4.3. Nhập thông tin của từng khoanh đất lên bản đồ nền theo các tiêu chí, chỉ tiêu
đã được phân cấp
5.4. 4. Xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ đánh giá thoái hóa đất
− Xây dựng bản đồ chất lượng đất
− Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn
− Xây dựng bản đồ đất bị sạt lở
− Xây dựng bản đồ đất bị kết von
− Xây dựng bản đồ đất bị chai cứng, chặt bí (kết cấu đất)
− Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm dạng điểm
− Xây dựng bản đồ xói mòn (đối với vùng miền núi, trung du)
− Xây dựng bản đồ đất bị gley hóa (đối với vùng đồng bằng và ven biển)
− Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa (đối với vùng ven biển)
− Xây dựng bản đồ đất bị phèn hóa (đối với vùng ven biển)
5.4.5. Chồng xếp các bản đồ chuyên đề thành lập bản đồ thoái hóa đất hiện tại (có
điều chỉnh các khu vực không đồng nhất)
5.4.6. Xuất dữ liệu thuộc tính từ các bản đồ chuyên đề, bản đồ thoái hoá đất hiện
tại, xây dựng hệ thống các bảng biểu thống kê diện tích đất bị thoái hóa, xây dựng
báo cáo đánh giá thoái hóa đất theo từng loại hình thoái hóa
- Xuất dữ liệu thuộc tính theo từng chuyên đề
- Tổng hợp số liệu thoái hóa đến đơn vị hành chính cấp huyện theo loại hình
thoái hóa, loại thổ nhưỡng, loại hình sử dụng đất
8
5.4.7. Viết báo cáo thuyết minh cơ sở dữ liệu đã liệt kê ở mục 5.4.6
5.4.8. Biên tập, in bản đồ.
5.4.9. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ thoái hóa đất hiện tại
5.5. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả dự án, trình thông qua
5.5.1. Tổng hợp và hoàn chỉnh bộ số liệu
5.5.2. Xây dựng và hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp kết quả dự án
5.5.3. Đánh giá, nghiệm thu kết quả dự án
5.5.4. Bàn giao sản phẩm.
9
PHỤ LỤC
10
Phụ lục 1. ĐIỀU TRA THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU, BẢN ĐỒ
1. Mục tiêu
- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến khí hậu, địa hình,
thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, các nguồn gây ô nhiễm, các loại hình thoái hóa
đất, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khác phục vụ đánh giá thực trạng thoái hóa
đất.
- Thu thập các loại bản đồ, cơ sở dữ liệu để xây dựng bản đồ điều tra dã ngoại.
2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập thông tin, tài liệu,
số liệu, bản đồ tại các phòng ban chuyên môn của tỉnh và huyện.
- Phương pháp thu thập thông tin lên bản đồ: từ bản đồ theo các chuyên đề và tỷ
lệ khác nhau (dạng số hoặc dạng giấy) đã thu thập, tham vấn cán bộ địa phương để
hiệu chỉnh, thể hiện ranh giới các khoanh đất theo các yếu tố cần điều chỉnh lên bản đồ
nền địa hình hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh; Các yếu tố bao
gồm: khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, số tháng khô hạn/năm ); thổ nhưỡng (loại
đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu); địa hình (mô hình
số độ cao, độ dốc, địa vật, ranh giới, thủy hệ, giao thông ); hiện trạng sử dụng đất
(loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất, thủy lợi, biện pháp canh tác, năng suất ); các loại
hình thoái hóa (xói mòn, khô hạn, hoang hóa, rửa trôi, sạt lở, kết von đá ong, mặn hóa,
phèn hóa, gley hóa ).
3. Sản phẩm
- Báo cáo thuyết minh kết quả điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
- Bộ hồ sơ: tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.
- Bộ cơ sở dữ liệu ban đầu về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng
đất, các nguồn gây ô nhiễm, các loại hình thoái hóa đất; các yếu tố trên được khoanh
vẽ trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (hoặc bản đồ thổ nhưỡng) cấp tỉnh, cấp huyện
(bản giấy, bản gốc).
4. Trình tự và nội dung công việc
4.1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị vật tư vật liệu: văn phòng phẩm, máy ảnh
- Chuẩn bị nội dung điều tra, bản đồ hiện trạng sử dụng đất (hoặc bản đồ thổ
nhưỡng) cấp tỉnh, cấp huyện (bản giấy, bản gốc)
11
- Lập kế hoạch điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
4.2. Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
!
- Thu thập số liệu về khí hậu bao gồm: số liệu về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,
số tháng khô hạn/năm theo số liệu trung bình tháng, trung bình năm và trung bình
nhiều năm của tỉnh và của vùng. Số liệu khí hậu chi tiết tới từng trạm đo trên địa bàn
tỉnh và huyện hàng tháng, năm và 10 năm tính từ thời điểm điều tra trở về trước.
- Thu thập các báo cáo về tình hình diễn biến khí hậu hàng năm và tổng kết biến
đổi khí hậu theo các giai đoạn.
- Thu thập thông tin bản đồ: thể hiện chi tiết ranh giới các đường đẳng trị từ bản
đồ cấp vùng lên bản đồ cấp tỉnh, xác định vị trí các trạm đo của tỉnh lên bản đồ;
khoanh các khu vực từ các trạm đo theo các tiểu vùng (theo ranh giới huyện) và đến
từng khoanh đất.
- Phân loại tài liệu, số liệu và xây dựng số liệu gốc về khí hậu theo các trạm đo
"#"$%
&'
- Thu thập các tài liệu có liên quan về nguồn tài nguyên đất và địa hình của tỉnh
và huyện
+ Đặc điểm địa hình: mô hình số độ cao, độ dốc, cấp địa hình tương đối, địa
vật, ranh giới, thủy hệ, giao thông ; các dạng địa hình chính, tỷ lệ các cấp địa hình
trên tổng diện tích tự nhiên, sự phân bố các dạng địa hình theo các đơn vị hành chính.
+ Đặc điểm địa chất: các loại đá mẹ, mẫu chất tham gia vào quá trình hình
thành đất
+ Đặc điểm thổ nhưỡng: các nhóm đất/loại đất chính, đặc điểm phân bố, sử
dụng các nhóm/loại đất trên địa bàn tỉnh.
- Thu thập thông tin bản đồ; khoanh vẽ trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (hoặc
bản đồ thỗ nhưỡng) cấp tỉnh, cấp huyện (bản giấy, bản gốc) thể hiện các yếu tố về địa
hình (mô hình số độ cao, độ dốc, địa hình tương đối, địa vật, ranh giới, thủy hệ, giao
thông ; các dạng địa hình chính); các yếu tố về thổ nhưỡng (loại đất, độ dốc, tầng
dày, thành phần cơ giới, kế von, đá lẫn, đá lộ đầu).
()*+, )$-./
$.0$*1 )2)*+*3"#%
&'4$*/$.567$8 9
*/:"&;<
12
=:>?@$
- Thu thập các thông tin số liệu, tài liệu về hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh,
huyện, xã (số liệu thống kê, kiểm kê, biến động đất đai);
- Thu thập các thông tin tài liệu, số liệu về các loại hình sử dụng đất (LUT
chính), các kiểu sử dụng đất và phương thức canh tác (tưới, tiêu chủ động hay không;
làm đất, chăm sóc, thu hoạch, giống ); năng suất của các kiểu sử dụng đất, tình hình
biến động diện tích, năng suất cây trồng. Thời vụ/thời kỳ sinh trưởng của cây trồng.
Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây trồng.
- Thu thập bản đồ, thông tin bản đồ: khoanh vẽ trên bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp tỉnh, cấp huyện (bản giấy, bản gốc) thể hiện các yếu tố về hiện trạng sử dụng
đất (theo mã thống kê, kiểm kê đất đai), loại hình sử dụng đất (LUTs) và các kiểu sử
dụng đất; các yếu tố về phương thức sử dụng đất (hệ số P) và khoanh vẽ khả năng
tưới, tiêu cho đất canh tác.
()*+, )$-./
$.0$*1 )2)*+*34$
*/$.4$AB/$*567$8
9*/:"&;<
C:
)6$
- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về các loại hình sử dụng đất theo từng
loại đất và loại hình sử dụng đất: xói mòn, khô hạn, hoang hóa, rửa trôi, sạt lở, kết von
đá ong, mặn hóa, phèn hóa, gley hóa
- Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- Tình hình khô hạn: diện tích đất bị khô hạn, đặc điểm phân bố; mức độ thiệt
hại do khô hạn.
- Tình hình xói mòn: diện tích đất bị xói mòn, các khu vực thường xuất hiện xói
mòn; mức độ thiệt hại do xói mòn.
- Tình hình sạt lở lũ quét: các khu vực thường xuất hiện sạt lở, lũ quét; mức độ
thiệt hại do sạt lở, lũ quét
- Thu thập thông tin bản đồ: khoanh vẽ trên bản đồ hiện trạng hoặc bản đồ thổ
nhưỡng cấp tỉnh, cấp huyện (bản giấy, bản gốc) theo từng khoanh đất:
+ Đối với vùng trung du, miền núi cần thể hiện các yếu tố xói mòn, khô hạn,
hoang hóa, rửa trôi, sạt lở, kết von đá ong hóa
+ Đối với vùng đồng bằng cần thể hiện các yếu tố khô hạn, hoang hóa, rửa trôi,
13
sạt lở, kết von, gley hóa
+ Đối với vùng ven biển cần thể hiện các yếu tố khô hạn, hoang hóa, kết von,
mặn hóa, phèn hóa, gley hóa.
Từ bản đồ thổ nhưỡng cấp huyện (dạng số) khoanh tách ranh giới các khoanh
đất xuất hiện kết von, đá lẫn, đá lộ đầu lên bản đồ cấp tỉnh/huyện (dạng giấy). Tham
vấn ý kiến chuyên gia, khoanh tách ranh giới các khu vực xuất hiện sạt lở, lũ quét lên
bản đồ thổ nhưỡng cấp tỉnh/huyện. Khoanh tách ranh giới các khu vực xuất hiện xói
mòn lên bản đồ thổ nhưỡng cấp tỉnh/huyện.
()*+, )$-./
$.0$*1 )2)*+*34$
D/$.0*E7$8 9*/:"
&;+%*3/$*0.
F
G*H7 C6*;H7$
- Thu thập tài liệu về hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh, huyện; các tài liệu
có liên quan đến các nguồn gây ô nhiễm chính và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm;
- Thu thập thông tin bản đồ: khoanh vẽ trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
tỉnh, cấp huyện (bản giấy, bản gốc) thể hiện các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, các
điểm ô nhiễm đã có kết quả kiểm tra.
I C/ 3JAB8
K7&L##KM>?@$
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường
và tình hình quản lý sử dụng đất
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình quản lý sử dụng đất
- Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất
- Phân loại các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh quan
môi trường và tình hình quản lý sử dụng đất.
4.3. Phân loại, đánh giá và tổng hợp các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
điều tra theo chuyên đề.
4.3.1. Phân loại tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập
4.3.2. Đánh giá thông tin tài liệu, số liệu thu thập: so sánh thông tin thu thập từ
các nguồn khác nhau, đánh giá mức độ chi tiết, độ tin cậy của các tài liệu, số liệu đã
thu thập được.
14
4.3.3. Đề xuất lựa chọn các tài liệu, số liệu sử dụng phục vụ các nội dung tiếp
theo của dự án
4.3.4. Tổng hợp hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu gốc ban đầu về khí hậu, địa hình,
thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, các nguồn gây ô nhiễm, các loại hình thoái hóa
đất; các yếu tố trên được khoanh vẽ và chuẩn hóa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
(hoặc bản đồ thổ nhưỡng) cấp tỉnh, cấp huyện (bản giấy, bản gốc).
15
Phụ lục 2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NỀN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA DÃ NGOẠI
1. Mục tiêu
- Xây dựng bản đồ nền phục vụ điều tra dã ngoại (bản đồ nền cấp tỉnh; cấp
huyện).
- Xây dựng bản đồ và cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ công tác nội nghiệp xây
dựng kế hoạch điều tra dã ngoại.
2. Phương pháp thực hiện
- Số hóa bản đồ bằng phần mềm Microstation
- Nhập các thông tin thuộc tính bằng Mapinfo
- Xử lý dữ liệu bằng Excel, Mapinfo, ArcGis
- Chồng xếp các lớp thông tin bằng ArcGis
- Thống kê tổng hợp thông tin trong Excel và ArcGIS.
3. Sản phẩm
- Bản đồ nền phục vụ điều tra dã ngoại.
- Báo cáo thuyết minh xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu.
4. Trình tự và nội dung công việc
4.1. Xây dựng nền chung cho các loại bản đồ
N";O)P*3)Q
- Thống nhất hệ tọa độ chung cho các bản đồ là hệ tọa độ VN2000 múi chiếu 3°
theo kinh tuyến trục của tỉnh;
- Thống nhất khung bản đồ, các yếu tố ngoài khung, ghi chú hệ tọa độ và độ
cao, tỷ lệ bản đồ.
- Nắn (hiệu chỉnh) hệ thống bản đồ đã thu thập về cùng hệ tọa độ và múi chiếu.
- Xác định ranh giới các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và ranh giới giữa các
đơn vị hành chính.
R*+%?S4"?: 78"?:
$5>?@"?:TUVWXT)<
=N".M*38?!W
- Xác định và chỉnh lý các đối tượng giao thông, sông suối, bình độ, chữ chú
dẫn trên bản đồ.
+ Sửa các đối tượng giao thông trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 về dạng đối tượng
nửa tỷ lệ (theo chiều dài): sửa giao thông thành đối tượng 1 nét; cắt bỏ những phần
16
đường có diện tích gộp về thửa đất gần nhất theo từng đoạn bám vào thửa đất; đổi lại
đúng kiểu đường theo đúng ký hiệu trong quy phạm.
+ Chỉnh lại một số khu vực sông suối chuyển từ 2 nét về 1 nét, phần gộp vào
thửa đất gần nhất theo từng đoạn bám theo thửa đất; đối với một số lưu vực hay khu
vực có diện tích mặt nước đủ thể hiện thì thể hiện 2 nét trên bản đồ.
+ Khớp nối các đường bình độ bị đứt, cắt bỏ những phần thừa ra khỏi ranh giới
đơn vị hành chính; đặt các chú dẫn độ cao đường bình độ về đúng vị trí, chú dẫn độ
cao của điểm độ cao.
+ Biên tập chỉnh sửa các đối tượng chữ chú dẫn: đổi về đúng font chữ và kích
thước (cỡ) chữ; lược bỏ bớt các chữ chú dẫn chồng đè lên nhau và mật độ phân bố quá
dày có thể ảnh hưởng đến việc thể hiện các nội dung khác; Các nội dung chú dẫn khác.
- Chỉnh sửa các lỗi trùng lặp, chồng đè, khuyết thiếu thông tin giữa các thửa đất với
nhau, giữa các thửa đất và lớp giao thông, sông suối đã được chỉnh lý.
+ Đối với các thửa đất trùng lặp: xóa bỏ một thửa
+ Đối với các đối tượng chồng đè: xóa bỏ phần chồng lên nhau.
+ Đối với thửa khuyết thiếu: bổ sung thêm vào phần diện tích của các thửa đất
gần nhất.
- Xác định phần diện tích điều tra và không điều tra trên các loại bản đồ.
+ Phần diện tích không điều tra: gồm nhóm đất phi nông nghiệp và núi đá
không có rừng cây và các hải đảo trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Phần diện tích điều tra là diện tích còn lại theo ranh giới đã xác định trên bản
đồ hiện trạng.
- Cắt và cố định phần diện tích đất điều tra và phần diện tích không điều tra trên
tất cả các loại bản đồ đã thu thập được.
Y)Z)
- Rà soát lỗi.
- Trình bày in bản mẫu kiểm tra, sửa lỗi sau kiểm tra.
4.2. Thiết kế các trường thông tin để chứa cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ
nhiều nguồn khác nhau.
- Thiết kế lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất (loại sử dụng, kiểu sử dụng,
phương thức sử dụng đất, chế độ canh tác, chế độ tưới tiêu, năng suất cây trồng);
- Thiết kế lớp thông tin địa hình, địa chất, thổ nhưỡng.
- Thiết kế lớp thông tin khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, số tháng khô hạn
17
trong năm)
- Thiết kế lớp thông tin về ô nhiễm và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm.
- Thiết kế lớp thông tin về thoái hóa đất (xói mòn; kết von; khô hạn, hoang hóa;
chai cứng, chặt bí; sạt lở; mặn hóa, phèn hóa, gley hóa ).
4.3. Nhập thông tin thuộc tính cho các khoanh đất theo kết quả điều tra thu
thập ban đầu
=RZ6*3 !@@AG*?C
!
- Sao chuyển các đường đẳng trị khí hậu từ bản đồ khí hậu cấp vùng sang bản
đồ cấp tỉnh
- Xác định các trạm khí tượng đã có và các giá trị đo của từng trạm trên địa bàn
tỉnh. Nội suy bằng phương pháp Thiessen Polygon trong ArcGIS để xác định (phạm vi
ảnh hưởng của mỗi trạm) các tiểu vùng khí hậu, vẽ ranh giới các tiểu vùng khí hậu.
- Nhập thông tin về các yếu tố khí hậu (lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, lượng bốc
hơi) theo từng tiểu vùng khí hậu đã xác định đến từng khoanh đất.
=RZ6"#"$%&'
Chuẩn hóa và nhập các thông tin về độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, loại
đất, đá mẹ, mẫu chất, kết von, đá lẫn và độ cao theo kết quả điều tra thu thập (bản đồ
địa hình, bản đồ thổ nhưỡng).
==RZ6:>?@$
Chuẩn hóa và nhập các thông tin về các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng
đất (hệ số C), phương thức sử dụng đất (hệ số P), năng suất, chế độ tưới tiêu đến từng
khoanh đất theo kết quả điều tra thu thập.
=[):)6$
Chuẩn hóa và nhập các thông tin về các loại hình thoái hóa hiện có trên địa bàn
như xói mòn, khô hạn, kết von, chai cứng, chặt bí đất, sạt lở, mặn hóa, phèn hóa đến
từng khoanh đất.
=F[H7$ C6*;H7
$
Chuẩn hóa và nhập các thông tin về ô nhiễm đất và các khu vực có nguy cơ ô
nhiễm đất theo kết quả điều tra ban đầu đến từng khoanh đất.
4.4. Chồng xếp các loại bản đồ để xây dựng bản đồ nền điều tra dã ngoại
- Đối với vùng trung du, miền núi: Mỗi khoanh đất cần thể hiện các yếu tố về loại
18
hình sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; độ dốc; tầng dày; xói
mòn; khô hạn, hoang hóa; sạt lở; kết von và ô nhiễm đất. Chồng xếp 13 loại bản đồ
chuyên đề để có nền điều tra dã ngoại.
- Đối với vùng đồng bằng: Mỗi khoanh đất cần thể hiện các yếu tố về loại hình
sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; khô hạn, hoang hóa; sạt lở;
kết von và ô nhiễm đất, gley hóa. Chồng xếp 11 loại bản đồ chuyên đề để có nền điều
tra dã ngoại.
- Đối với vùng ven biển: Mỗi khoanh đất cần thể hiện các yếu tố về loại hình sử
dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; khô hạn, hoang hóa; mặn hóa;
phèn hóa; kết von và ô nhiễm đất, gley hóa. Chồng xếp 13 loại bản đồ chuyên đề để có
nền điều tra dã ngoại.
4.5. Tổng hợp các đơn vị đất, thống kê kết xuất dữ liệu ban đầu các đơn vị
đất đến cấp huyện:
- Xuất dữ liệu từ các bản đồ chuyên đề
- Tổng hợp các đơn vị đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện
+ Đối với vùng trung du, miền núi: mỗi đơn vị đất được tổng hợp theo các yếu tố
loại hình sử dụng đất/ kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; độ dốc; tầng dày; xói
mòn; khô hạn, hoang hóa; chai cứng, chặt bí; sạt lở; kết von và ô nhiễm đất (13 yếu tố).
+ Đối với vùng đồng bằng: mỗi đơn vị đất được tổng hợp theo các yếu tố loại
hình sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; địa hình tương đối; thành phần cơ giới; khô
hạn, hoang hóa; sạt lở; kết von và ô nhiễm đất, gley hóa; chai cứng, chặt bí (11 yếu tố).
+ Đối với vùng ven biển: mỗi đơn vị được tổng hợp theo các yếu tố loại hình sử
dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; địa hình tương đối; thành phần cơ giới; khô hạn,
hoang hóa; sạt lở; mặn hóa; phèn hóa; kết von và ô nhiễm đất, gley hóa, chai cứng, chặt
bí (13 yếu tố).
4.6. Viết báo cáo thuyết minh bộ số liệu.
4.7. In ấn bản đồ phục vụ điều tra dã ngoại.
19
Phụ lục 3: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NGOÀI THỰC ĐỊA
1. Mục tiêu
Chuẩn hóa dữ liệu sau điều tra thực địa lên bản đồ điều tra dã ngoại cấp huyện.
Các nội dung cần rà soát, điều chỉnh theo thực địa: Thảm thực vật (2 mùa mưa
và mùa khô) để xác định hệ số C; phương thức sử dụng đất để xác định hệ số P; khả
năng tưới tiêu; năng suất cây trồng; các loại hình thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh (xói
mòn, sạt lở, khô hạn, kết von, đá ong hóa, chai cứng, chặt bí, ô nhiễm, mặn hóa, phèn
hóa, gley hóa); loại đất và chất lượng đất hiện tại của đất.
2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin sơ cấp: điều tra thực địa thu thập các
thông tin sơ cấp về hiện trạng thảm thực vật, phương thức sử dụng đất, khô hạn, hoang
hóa; kết von, đá ong hóa; chai cứng, chặt bí; sạt lở, ô nhiễm; xói mòn; mặn hóa, phèn
hóa; ngập úng; gley.
- Điều tra khảo sát theo lát cắt địa hình đại diện cho từng huyện
- Phương pháp lấy mẫu đất: Phương pháp lấy mẫu phân tích để đánh giá môi
trường đất được áp dụng theo quy định chung của phương pháp lấy mẫu phân tích tính
chất hóa học và vật lý của đất. Có 2 cách lấy mẫu chính là:
+ Mẫu cá biệt: Mẫu được lấy tại một vị trí xác định. Những mẫu này là mẫu độc
nhất ban đầu đồng thời là mẫu chung được xử lý để phân tích.
+ Mẫu hỗn hợp: Mẫu được lấy hỗn hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu thành
mẫu chung đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát.
Tùy theo hình dáng và địa hình mảnh đất lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều trên
toàn diện tích theo quy tắc lấy theo đường chéo, đường vuông góc hay đường dích dắc.
Cần tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị trí gần bờ và
các vị trí quá trũng hay quá cao.
- Phương pháp bảo quản mẫu:
Mẫu đất được lấy sau đó cho vào túi vải hoặc nilon ghi ký hiệu mẫu và có phiếu
ghi mẫu, độ sâu, địa điểm, tọa độ, ngày và người lấy mẫu.
- Khoanh vẽ các yếu tố kiểm tra, điều tra lên bản đồ nền điều tra dã ngoại (chú
ý những khu vực có sự thay đổi với cơ sở dữ liệu ban đầu).
3. Sản phẩm
- Báo cáo kế hoạch điều tra dã ngoại
- Báo cáo kết quả điều tra dã ngoại
20
- Bản đồ điều tra dã ngoại đã khoanh vẽ nội dung điều tra về hiện trạng thảm
thực vật, phương thức sử dụng đất, xói mòn, mức độ ô nhiễm, mặn hóa, phèn hóa; kết
von, đá ong hóa; các khu vực ngập úng, sạt lở; chai cứng, chặt bí; khô hạn, hoang hóa
(bản giấy - bản gốc).
- Nhật ký dã ngoại, mẫu đất, phiếu lấy mẫu đất, ảnh cảnh quan minh họa các
khu vực điều tra, lấy mẫu.
4. Trình tự và nội dung công việc
4.1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị vật tư vật liệu: văn phòng phẩm (giấy, bút), máy ảnh, thiết bị định vị
cầm tay GPS, thiết bị lấy mẫu, thuốc thử gley, túi nilon đựng mẫu, phiếu lấy mẫu đất,
nhãn mẫu, nhật ký dã ngoại.
- Chuẩn bị bản đồ điều tra: bản đồ điều tra dã ngoại đã xác định ranh giới các
khoanh đất cần điều tra, lấy mẫu
4.2. Lập kế hoạch điều tra dã ngoại
N"\"#]&5\"#^\J[7
\"#J_G*</"*
- Xác định lát cắt địa hình đặc trưng trên địa bàn huyện (lát cắt địa hình Bắc -
Nam và lát cắt địa hình Đông - Tây)
- Xác định các dạng địa hình chính của huyện trên các lát cắt địa hình (chia lát
cắt địa hình thành các khu vực theo các đặc trưng về địa hình, đánh số thứ tự các khu
vực, nhóm các khu vực trên lát cắt có cùng đặc điểm về địa hình)
- Xác định số đơn vị đất của từng khu vực theo lát cắt địa hình.
+ Đối với vùng trung du, miền núi: mỗi đơn vị đất này đồng nhất về các yếu tố
loại hình sử dụng đất/ kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; độ dốc; tầng dày;
xói mòn; khô hạn, hoang hóa; chai cứng, chặt bí; sạt lở; kết von và ô nhiễm đất.
+ Đối với vùng đồng bằng: mỗi đơn vị đất này đồng nhất về các yếu tố loại hình
sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; địa hình tương đối; thành phần cơ giới; khô hạn,
hoang hóa; sạt lở; kết von và ô nhiễm đất, gley hóa; chai cứng, chặt bí.
+ Đối với vùng ven biển: mỗi đơn vị đất này đồng nhất về các yếu tố loại hình
sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; địa hình tương đối; thành phần cơ giới; khô hạn,
hoang hóa; sạt lở; mặn; phèn; kết von và ô nhiễm đất, gley hóa, chai cứng, chặt bí.
- Xác định khoanh đất đại diện cho đơn vị đất để kiểm tra và các khoanh đất
tương đồng (có cùng các yếu tố)
21
N" C )$+ +7
- Chọn những khu vực và các khoanh đất có sự sai khác giữa kết quả thu thập
với kết quả thoái hóa cấp vùng hoặc những sai khác trong dữ liệu, chọn các khoanh đất
đại diện để kiểm tra ngoài thực địa.
- Chọn những khu vực và các khoanh đất đại diện để kiểm tra theo từng loại
hình thoái hóa
+ Đối với vùng trung du, miền núi: xói mòn; sạt lở; khô hạn, hoang hóa; chai
cứng, chặt bí; kết von, đá ong hóa và ô nhiễm đất.
+ Đối với vùng đồng bằng: khô hạn, hoang hóa; kết von, đá ong hóa; ngập úng;
gley hóa; sạt lở; ô nhiễm đất; chai cứng, chặt bí.
+ Đối với vùng ven biển: mặn hóa, phèn hóa; khô hạn, hoang hóa; kết von, đá
ong hóa; ngập úng; gley hóa; chai cứng, chặt bí; sạt lở và ô nhiễm đất;.
- Chọn những khu vực và các khoanh đất đại diện để kiểm tra theo từng loại sử
dụng đất: hiện trạng thảm thực vật (hệ số C), phương thức sử dụng đất (hệ số P), chế
độ tưới tiêu, năng suất.
- Chọn những khu vực và các khoanh đất đại diện để kiểm tra theo từng loại
đất, địa hình.
=N87`8*/- &aC"U)&a;"
$]&
a. Xác định số điểm cần kiểm tra thực địa
- Xác định các chỉ tiêu tổng hợp đơn vị đất đặc trưng của huyện
Căn cứ vào các yếu tố hợp phần tạo nên đặc trưng về địa hình, thổ nhưỡng, các
loại hình thoái hóa đất để xác định số lượng các khu vực đặc trưng của tỉnh trung bình
(DVD
tỉnh TB
) bằng (=) số đơn vị đất.
DVD
tỉnh TB
được xác định dựa vào số loại đất (loại thổ nhưỡng), số loại hình sử
dụng đất trung bình/1 loại đất, số cấp địa hình trung bình/1 loại đất, số loại hình thoái
hóa trung bình/1 loại đất trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau
DVD
tỉnh TB
= Số loại đất * số loại hình sử dụng đất trung bình/loại đất * số cấp
độ dốc trung bình/loại đất * số loại hình thoái hóa trung bình/loại đất
Trung bình 1 tỉnh có 25 loại đất, 3 loại hình sử dụng đất/loại đất, 3 cấp địa
hình/loại đất, 5 loại hình thoái hóa/loại đất.
DVD
tỉnh TB
= 25*3*3*5 = 1.125 (đơn vị)
Số lượng điểm cần kiểm tra thực tế trên địa bàn huyện (DVD
huyện
) được tính như
22
sau:
DVD
huyện
= DVD
tỉnh TB
/số đơn vị hành chính = 1.125/11 = 100 điểm và xác định
theo đặc thù của từng huyện.
b. Số lượng mẫu đất phân tích chỉ tiêu lý, hóa học
Căn cứ vào các yếu tố hợp phần tạo nên đơn vị đất đặc trưng (địa hình, thổ
nhưỡng, loại hình sử dụng đất) để xác định số lượng mẫu đất trung bình cho 1 tỉnh
(Dat
tỉnh TB
)
Dat
tỉnh TB
được xác định dựa vào số loại đất, số loại hình sử dụng đất trung
bình/1 loại đất và số cấp độ dốc trung bình/1 loại đất, cụ thể như sau:
Dat
tỉnh TB
= Loại đất * loại hình sử dụng đất trung bình/1 loại đất * số cấp địa
hình trung bình/1 loại đất.
Trung bình 1 tỉnh có 25 loại đất, số cấp địa hình trung bình/1 loại đất là 3, số
loại hình sử dụng đất trung bình/1 loại đất là 3 loại hình sử dụng đất.
Dat
tỉnh TB
= 25*3*3 = 225 (mẫu đất)
Số lượng mẫu đất phân tích chỉ tiêu lý, hóa học của 1 huyện khoảng 20 mẫu.
R*+7:&, C+7 +7+7$*7b$?C
3/?B):
- Chấm và khoanh vẽ các điểm, khu vực dự kiến điều tra, lấy mẫu lên bản đồ
điều tra dã ngoại
- Xác định tuyến điều tra thực địa.
FNG*?C 3):?B):3
4.3. Điều tra tại thực địa theo tuyến đã được vạch trên bản đồ điều tra dã
ngoại, chụp ảnh cảnh quan.
=73*3"#"$):$$
&a$
4.3.1.1. Kiểm tra địa hình (cấp độ dốc, cấp địa hình tương đối)
- Xác định ranh giới khoanh đất cần điều tra ngoài thực địa
- Chấm điểm, định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS
- Chọn vị trí và chụp ảnh mẫu khu vực điều tra
4.3.1.2. Điều tra về loại đất, chất lượng đất và lấy mẫu ngoài thực địa
- Tìm đặc điểm khoanh đất lấy mẫu
- Xác định ranh giới khoanh đất cần lấy mẫu ngoài thực địa
23