Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đánh giá thực trạng và một số giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển sản xuất rau an toàn tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TÀO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
=======***=======

PHẠM TIẾN DUẬT

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học:

[

PGS.TS PHẠM THỊ HƯƠNG

Hà Nội - 2012


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

PHẠM TIẾN DUẬT

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
PGS.TS PHẠM THỊ HƯƠNG ñã ñịnh hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ñối với tất cả các thầy giáo, cô giáo Viện ðào
tạo Sau ñại học, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ
tôi trong quá trình học vập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ñối với chương trình HORTCRSP dự án HARE
ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tài trợ cho tôi thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các ñồng chí lãnh ñạo UBND và Hội nông dân
các xã Vân Nội và ðông Xuân, nơi tôi thực hiện ñề tài, ñã tạo ñiều kiện hỗ trợ
và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các hộ xã viên tại hai xã Vân Nội và
xã ðông Xuân ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, làm thí nghiệm thực
hiện ñề tài.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc xin dành cho gia ñình, bạn bè ñã giúp

ñỡ tôi rất nhiều về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện
ñề tài.
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2013
Tác giả

PHẠM TIẾN DUẬT

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
CHƯƠNG I . MỞ ðẦU ..................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài............................................................................... 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài.................................................................... 3
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.2. Yêu cầu..................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ..................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................... 3
1.4. Giới hạn của ñề tài....................................................................................... 4
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, rau an toàn trong và ngoài nước ............ 5

2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, rau an toàn trên thế giới .................... 5
2.1.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam ......................................................... 8
2.2. Cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn......................................................... 12
2.2.1. Khái niệm rau an toàn ............................................................................ 12
2.2.2. Yếu tố gây mất an toàn, nguyên nhân gây ra mối nguy cơ mất an toàn cho
sản phẩm rau quả............................................................................................. 13
2.3. Vi sinh vật hữu hiệu và tình hình nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất nông
nghiệp trong và ngoài nước .............................................................................. 17
2.3.1. Vi sinh vật hữu hiệu và các dạng vi sinh vật hữu hiệu (EM) ................... 17
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

iii


3.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu trên thế giới...... 19
2.3.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu tại Việt Nam .... 23
CHƯƠNG III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 28
3.1. ðối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 28
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu............................................................................. 28
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................. 28
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 28
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 28
3.2.1. ðánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT tại ñịa bàn nghiên cứu... 28
3.2.2. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm EMINA trong sản xuất cải bắp an toàn .. 29
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 35
4.1. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM CHUNG VỀ ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................ 35
4.1.1. ðặc ñiểm chung xã ðông Xuân .............................................................. 35
4.1.2. ðặc ñiểm xã Vân Nội.............................................................................. 36
4.1.3. Một số ñặc ñiểm chung hộ ñiều tra tại ñịa bàn nghiên cứu..................... 37

4.1.4. ðiều kiện sản xuất và nguồn cung cấp ñầu vào cho sản xuất rau của nhóm
hộ tại ñịa bàn nghiên cứu................................................................................. 41
4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU VÀ RAU AN TOÀN TẠI ðỊA BÀN
NGHIÊN CỨU................................................................................................. 43
4.2.1 Tình hình sản xuất rau tại ñịa bàn nghiên cứu......................................... 43
4.2.2. Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau ................................... 47
4.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ............................................. 60
4.2.4. Thực trạng sử dụng nước tưới ................................................................ 66
4.2.5. Thực trạng thu hoạch, sơ chế, bảo quản và vận chuyển rau ................... 68
4.2.6. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ................................................................ 72
4.2.7. Thực trạng tổ chức, quản lý và tuân thủ quy ñịnh trong sản xuất RAT.... 77
4.3. NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ RAU AN TOÀN ............................................ 85
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

iv


4.4. TÁC ðỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỚI SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
TẠI ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 86
4.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN RAU TOÀN TẠI ðỊA BÀN
NGHIÊN CỨU................................................................................................. 89
4.6. NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM EMINA TRONG SẢN
XUẤT CẢI BẮP AN TOÀN............................................................................ 98
4.6.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ vi sinh (EM-compost) ñến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng cải bắp....................................................................... 98
4.6.2. Ảnh hưởng của mức nồng ñộ phun chế phẩm EMINA thảo dược ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cải bắp.......................................................... 106
4.7. MÔ HÌNH SẢN XUẤT CẢI BẮP ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM EMINA.. 113
CHƯƠNG V – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................ 116
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................. 116

5.2. KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 117
PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ..................................................................... 128

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới................................................................5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai ñoạn 2005 - 2010..10
Số quận, huyện ..............................................................................................................11
Bảng 2.3: Diện tích sản xuất rau theo quy trình an toàn tại ñồng bằng Sông Hồng,
2006 ...............................................................................................................................11
Bảng 4.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội xã ðông Xuân giai ñoạn 2005 –
2010 ...............................................................................................................................35
Bảng 4.2: Thực trạng sử dụng ñất ở xã Vân Nội 2010 .................................................37
Bảng 4.3: Thông tin chung về hộ ñiều tra.....................................................................38
Bảng 4.4: Lao ñộng, kinh nghiệm trồng rau của các hộ ñiều tra ..................................39
Bảng 4.5: Nhận biết và ñịnh hướng sản xuất rau theo hướng VietGAP......................40
Bảng 4.6: Thông tin về nguồn cung cấp giống rau cho sản xuất của hộ ñiều tra (%) ..42
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng loại phân bón trên ñịa bàn nghiên cứu ...........................48
Bảng 4.8: Lượng phân hữu cơ các nhóm hộ sử dụng cho một số loại rau chủ yếu......50
Bảng 4.9: Lượng ñạm sử dụng trong sản xuất rau tại ñịa bàn nghiên cứu ...................53
Bảng 4.10: Lượng phân lân và kali sử dụng trong sản xuất rau ...................................56
tại ñịa bàn nghiên cứu....................................................................................................56
Bảng 4.11: Sâu bệnh hại và loại thuốc sử dụng của một số loại rau phổ biến tại ñịa bàn
nghiên cứu .....................................................................................................................63
Bảng 4.12: Thời gian cách ly theo nhóm rau với các nhóm thuốc ...............................64
Bảng 4.13: ðặc ñiểm nguồn nước sử dụng cho sản xuất rau........................................67

tại ñịa bàn nghiên cứu (%).............................................................................................67
Bảng 4.14: Căn cứ ñể xác ñịnh thời ñiểm thu hoạch rau ..............................................69
của hộ ñiều tra (%) ........................................................................................................69
Bảng 4.15: Thứ tự ưu tiên lựa chọn tiêu chí quyết ñịnh................................................70
thời ñiểm thu hoạch.......................................................................................................70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

vi


Bảng 4.16: Phương tiện chở rau thu hoạch và ñóng gói nhãn mác rau ........................71
của hộ ñiều tra (%) ........................................................................................................71
Bảng 4.17 : ðánh giá việc thực hiện quy trình RAT trong sản xuất rau tại ñịa bàn
nghiên cứu .....................................................................................................................81
Bảng 4.18: ðiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất, tiêu thụ RAT
tại ñịa bàn nghiên cứu....................................................................................................91
Bảng 4.19: Giải pháp nhằm phát triển RAT bền vững tại ñịa bàn nghiên cứu.............93
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của liều lượng EM-compost ñến các giai ñoạn sinh trưởng của
cây cải bắp (ngày)....................................................................................................... 100
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của phân ủ ñến các chỉ tiêu sinh trưởng ............................... 101
của cải bắp .................................................................................................................. 101
Hình 4.12: Ảnh hưởng của các mức liều lượng phân ủ............................................. 102
ñến ñộ chặt của cải bắp............................................................................................... 102
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của liều lượng EM-compost ñến năng suất cải bắp ............. 103
Bảng 4.23: Kết quả phân tích mẫu cải bắp ở các công thức thí nghiệm.................... 105
Bảng 4.24 : Ảnh hưởng của nồng ñộ phun ñịnh kỳ EMINA thảo dược ñến các giai
ñoạn sinh trưởng của cây cải bắp (ngày).................................................................... 106
Bảng 4.25: Ảnh hưởng của nồng ñộ phun EMINA thảo dược.................................. 107
ñến các chỉ tiêu sinh trưởng cải bắp ........................................................................... 107
Bảng 4.26: Ảnh hưởng của nồng ñộ phun EMINA thảo dược.................................. 109

ñến năng suất cải bắp.................................................................................................. 109
Bảng 4.27: Kết quả phân tích mẫu cải bắp ở các công thức thí nghiệm.................... 110
Bảng 4.28: Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất cải bắp.............................................. 115

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Nguồn thu nhập của hộ ñiều tra tại ñịa bàn nghiên cứu................................38
Hình 4.2: Biến ñộng diện tích, năng suất và sản lượng rau của xã Vân Nội giai ñoạn
2004 – 2009...................................................................................................................44
Hình 4.3: Tỷ lệ (%) lựa chọn các lý do luân canh rau...................................................46
của các hộ ñiều tra .........................................................................................................46
Hình 4.4: Lượng ñạm (Urê) sử dụng trong sản xuất một số loại rau............................53
tại ñịa bàn nghiên cứu....................................................................................................53
Hình 4.5: Lượng phân Super lân sử dụng trong sản xuất rau .......................................57
tại ñịa bàn nghiên cứu....................................................................................................57
Hình 4.6: Lượng phân Kaliclorua sử dụng trong sản xuất rau......................................57
tại ñịa bàn nghiên cứu....................................................................................................57
Hình 4.7: Tỷ lệ (%) hộ sử dụng phân bón lá và chất ñiều hòa sinh trưởng ..................60
Hình 4.8: Tỷ lệ (%) hộ áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM............................65
Hình 4.9: Sơ ñồ kênh tiêu thụ rau của hộ ñiều tra tại xã Vân Nội ................................73
Hình 4.10: Sơ ñồ kênh tiêu thụ rau của các hộ ñiều tra xã ðông Xuân........................74
Hình 4.11: Lý do các hộ lựa chọn có nhu cầu xây dựng thương hiệu ..........................76
ñến ñộ chặt của cải bắp............................................................................................... 102
Hình 4.13: Ảnh hưởng của các mức EM-compost .................................................... 103
ñến năng suất cải bắp.................................................................................................. 103
Hình 4.14: Ảnh hưởng của nồng ñộ phun EMINA thảo dược .................................. 108

ñến ñộ chặt (P) của cải bắp......................................................................................... 108
Hình 4.15: Ảnh hưởng của nồng ñộ phun EMINA thảo dược .................................. 109
ñến năng suất cải bắp.................................................................................................. 109
Hình 4.16: Diễn biến nhiệt ñộ tại ñịa ñiểm nghiên cứu ............................................. 111
trong thời gian triển khai thí nghiệm.......................................................................... 111
Hình 4.17: Số lượng sâu hại cải bắp ở các công thức thí nghiệm qua các tuần theo dõi
(tuần 1 ñến tuần 8)...................................................................................................... 112

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Viết tắt

Nội dung

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

NS


Năng suất

3

SL

Sản lượng

4

RAT

Rau an toàn

5

RTT

Rau thông thường

6

RHC

Rau hữu cơ

7

GAP


8

CT

Thực hành nông nghiệp tốt (Good
Agricultural Practices)
Công thức

9

NL

Nhắc lại

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

12

STPT


Sinh trưởng phát triển

13

ðKNC

ðiều kiện ngoại cảnh

14

NTD

Người tiêu dùng

15

SXKD

Sản xuất kinh doanh

16

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

17

KHKT


Khoa học kỹ thuật

18

NSLT

Năng suất lý thuyết

19

NSTT

Năng suất thực tế

20

HQKT

Hiệu quả kinh tế

21

ðBSH

ðồng bằng Sông Hồng

22

TDMNPB


Trung du miền núi phía Bắc

23

DHBTB

Duyên hải Bắc Trung Bộ

24

DHNTB

Duyên hải Nam Trung Bộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

ix


CHƯƠNG I . MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong xu thế hội nhập hiện nay khi Việt Nam trở thành thành viên WTO,
nông nghiệp nước ta ñứng trước bốn thách thức lớn. Một là xây dựng quy trình
sản xuất nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices) ñể sản xuất
nông sản ñạt tiêu chuẩn an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về
vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Hai là tập trung sản xuất hàng hóa trên
quy mô ñủ lớn; Ba là ñảm bảo chất lượng nông sản cao và bổ dưỡng. Bốn là giá
thành rẻ ñể nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. GAP
ñược xem là chìa khóa thành công cho sản xuất nông nghiệp của nước ta trong
giai ñoạn mới, bởi sản xuất theo quy trình GAP ñảm bảo ñược ñầy ñủ của ba

thách thức còn lại. Ngoài ra trong tình cảnh thế giới ñang phải ñối mặt với nhiều
hậu quả từ sự phát triển thiếu bền vững trong thời gian ñã qua, như vấn ñề bền
vững môi trường, biến ñối khí hậu,…nông nghiệp toàn cầu nói chung, và Việt
Nam nói riêng từng bước ñã và ñang tập trung phát triển nông nghiệp theo
hướng an toàn, bền vững; và sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP, và một
nền nông nghiệp hữu cơ ñã ñược khẳng ñịnh là lựa chọn tối ưu ñể từng bước
giải quyết các vấn ñề trên.
Rau là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng
ngày của người dân. Nghề trồng rau là nghề lâu ñời, cho hiệu quả kinh tế cao
hơn trồng lúa và một số cây màu khác. Năm 2010, diện tích trồng rau của Việt
Nam là 735.335ha, sản lượng rau hàng năm ñạt 11 – 12 triệu tấn/năm. Vùng
ñồng bằng Sông Hồng là vùng trồng rau lớn nhất miền Bắc với diện tích xấp xỉ
160.000ha, hàng năm cung cấp gần 3 triệu tấn rau cho tiêu dùng (Cục trồng trọt,
2006) [18]. Trong thời gian qua, vấn ñề vệ sinh an toàn thực phẩm ñã trở thành
mối lo của toàn xã hội. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt
Nam có 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ ñộc thực phẩm
hoặc ngộ ñộc do liên quan ñến thực phẩm (Cẩm Quyên, 2009) [11]. Theo Bộ Y
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

1


tế, trong năm 2009, cả nước xảy ra 152 vụ ngộ ñộc thực phẩm với hơn 5.200
người mắc và ñã có 35 người tử vong (Bộ Y tế, 2009) [25]. Các trường hợp bị
ngộ ñộc phần lớn là ngộ ñộc cấp tính do thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật có
hại gây ra, trong ñó tại ñịa bàn Hà Nội số lượng các vụ ngộ ñộc là tương ñối lớn.
ðứng trước nhu cầu chính ñáng của người dân về vệ sinh an toàn thực
phẩm và yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững, trong những năm qua
chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và phát triển sản xuất rau an
toàn nói riêng ñã ñược triển khai trong cả nước.

Hà Nội là một trong những ñịa phương có diện tích rau lớn (diện tích
11.650 ha với diện tích chuyên canh rau là 5.048 ha), chủng loại rau phong phú
và ña dạng. Chương trình rau an toàn của Hà Nội ñã ñược triển khai từ năm
1996 ñến nay và ñạt ñược một số kết quả ñáng khích lệ, sản phẩm rau an toàn ñã
bước ñầu khẳng ñịnh ñược vị trí của mình với những tên tuổi như làng rau Vân
Nội, ðông Dư, Văn ðức, Lĩnh Nam, ðặng Xá,…và hệ thống cửa hàng, siêu thị
bán lẻ rau an toàn phát triển.
Xã Vân Nội huyện ðông Anh, thành phố Hà Nội là khu vực có truyền
thống trồng rau an toàn từ giai ñoạn ñầu phát triển của thành phố Hà Nội. Tuy
nhiên dưới tác ñộng của quá trình ñô thị hóa, với chủ trương quy hoạch của
thành phố, Vân Nội ñang dần trở thành khu vực ñô thị và sản xuất nông nghiệp
nói chung, sản xuất rau an toàn nói riêng giảm nhanh chóng. Trong khi ñó, xã
ðông Xuân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, với nhiều ñiều kiện thuận lợi thì
ñang dần trở thành một trong các vùng rau lớn ñể cung cấp cho nhu cầu tiêu
dùng rau của nội thành thành phố.
Như vậy, ñể ngành trồng RAT của Hà Nội ngày một phát triển bền vững,
giảm ngộ ñộc thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do sản xuất
nông nghiệp; ñồng thời từng bước nâng cao nhận thức và xây dựng nền nông
nghiệp hữu cơ bền vững nói chung, sản xuất cải bắp nói riêng. ðược sự ñồng ý
của Bộ môn Rau – Hoa – Quả, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài “ðánh giá thực trạng và một số giải pháp kỹ thuật
góp phần phát triển sản xuất rau an toàn tại thành phố Hà Nội”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

2


1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau an toàn nhằm

ñề xuất những ñịnh hướng, giải pháp hỗ trợ thúc ñẩy phát triển rau an toàn trên
ñịa bàn nghiên cứu.
- ðánh giá ảnh hưởng và hiệu quả ứng dụng các chế phẩm EMINA trong
sản xuất cải bắp an toàn.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá mức ñộ tuân thủ của người sản xuất về quy ñịnh/tiêu chuẩn
trong sản xuất rau an toàn;
- ðánh giá thực trạng tổ chức sản xuất, kênh tiêu thụ rau tại hai xã Vân Nội
và ðông Xuân của thành phố Hà Nội;
- Yêu cầu ñối với các thí nghiệm:
+ ðánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân hữu cơ ủ từ phụ phẩm nông
nghiệp với chế phẩm EMINA, và EMINA thảo dược ñến cải bắp sản xuất an toàn;
+ ðánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng chế phẩm EMINA
trong sản xuất cải bắp an toàn vụ ðông tại xã ðông Xuân thành phố Hà Nội;
- ðề xuất giải pháp cho phát triển sản xuất RAT tại hai xã Vân Nội và xã
ðông Xuân của thành phố Hà Nội;
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của ñề tài:
- Là cơ sở cho các nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu
dưới dạng các chế phẩm, phân bón,…trong sản xuất nông nghiệp theo hướng an
toàn và hữu cơ bền vững.
- Là tài liệu tham khảo trong việc ñề xuất chính sách về sản xuất RAT,
trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sản xuất an toàn;
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần hoàn thiện các giải pháp (kỹ thuật, chính sách,…) nhằm thúc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

3



ñẩy phát triển sản xuất rau an toàn trên ñịa bàn nghiên cứu nói riêng, của thành
phố Hà Nội nói chung.
- Kết quả của ñề tài ñưa ra một số giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả
(hiệu quả sản xuất, kinh tế, môi trường, xã hội,…) trong sản xuất cải bắp nói
riêng và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung.
1.4. Giới hạn của ñề tài
- ðề tài chỉ tập trung ñánh giá thực trạng sản xuất rau tại hai xã Vân Nội
huyện ðông Anh và xã ðông Xuân huyện Sóc Sơn của thành phố Hà Nội.
- Thí nghiệm ứng dụng chế phẩm EMINA chỉ tiến hành vào vụ ðông, trên
cây cải bắp tại xã ðông Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

4


CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, rau an toàn trong và ngoài nước
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, rau an toàn trên thế giới
Hiện nay, khắp các lục ñịa có khoảng trên 120 chủng loại rau các loại
ñược trồng. Tuy nhiên, toàn thế giới hiện chỉ có khoảng 12 loại rau chủ lực,
ñược trồng phổ biến và chiếm ñến trên 80% diện tích rau [27]. Về ñặc ñiểm
phân bố, cây rau có thể ñược phân thành 02 nhóm:
+ Nhóm 1: Nhóm các nước ñang phát triển như ðức, Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Ý, Canada, ... các thành phố, các khu công nghiệp, khu dân cư ñã ñược quy
hoạch rõ ràng nên các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản
xuất rau hàng hóa nói riêng ñã ñược hình thành ổn ñịnh và theo quy hoạch ñảm
bảo phù hợp với ñiều kiện của vùng.
+ Nhóm 2: Các nước ñang phát triển và chậm phát triển thì việc sản xuất

rau theo quy hoạch còn rất ít, ña số việc sản xuất do tập quán hoặc do tự phát, và
Việt Nam cũng ở trong nhóm này.
Mặc dù vậy với tốc ñộ ñô thị hóa ngày càng tăng của các khu vực, diện
tích sản xuất rau của một số khu vực có giảm nhưng ít biến ñộng lớn.
Chỉ tiêu
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)

2003

2004

2005

2006

2007

50.023

51.835

52.946

52.047

52.445

168


168

170

170

170

841.460 873.417

891.183

889.743

893.433

(Nguồn: F. A. O Stat Database Results, 2009)
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Qua số liệu thống kê cho thấy, các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản
lượng rau của thế giới không có nhiều biến ñộng lớn và tương ñối ổn ñịnh. Tuy
nhiên trong những năm gần ñây, vấn ñề liên quan ñến rau ñược quan tâm hàng
ñầu là các mối nguy hại từ quá trình sản xuất cho ñến tiêu dùng sản phẩm rau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

5


Chính vì vậy, quá trình tổ chức sản xuất và quản lý ñược tuân thủ dựa trên các
quy tắc chung trong sản xuất rau theo hướng an toàn và bền vững (tiêu chuẩn

GAP ñối với sản xuất, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển và sử dụng rau an toàn).
Rau ngày càng ñóng vai trò quan trọng, liên quan ñến ñời sống và sức
khỏe của người tiêu dùng rau nói chung. Cũng do vậy, rau xanh ngày càng
khẳng ñịnh ñược vị trí và mang lại giá trị lớn cho ñất nước ñặc biệt các nước
nhiệt ñới như Việt Nam, Thái Lan,…Rau xanh ñược cung cấp chủ yếu cho các
nước nằm khu vực Á nhiệt ñới như Brazil, Hoa Kỳ,… (Tham khảo Phụ lục 01
và Phụ lục 02)
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo giai ñoạn 2010 – 2015 việc tiêu thụ rau
tươi tăng mạnh, ñặc biệt nhóm các loại rau ăn lá; nguyên nhân có thể xác ñịnh
do ñã có sự thay ñổi cơ cấu dân số, thị hiếu người tiêu dùng…Cơ quan này cũng
dự báo, nhu cầu sử dụng rau trên thế giới sẽ tăng trung bình 3,6%/năm trong giai
ñoạn 2010 – 2015 (trong khi giai ñoạn trước ñó, nhu cầu sử dụng rau xanh tăng
trung bình 1,8%/năm). Mặt khác, diện tích rau trên thế giới tăng trung bình
2,8%/năm, và ñiều này sẽ dẫn ñến trong tương lai nhu cầu về rau sẽ vượt quá
cung và ñòi hỏi năng suất rau của thế giới phải tăng ñể ñáp ứng nhu cầu của xã
hội. ðây ñược xem là cơ hội lớn ñặc biệt ñối với các nước ñang phát triển như
Trung Quốc, Thái Lan,…và cả Việt Nam trong việc cung cấp sản phẩm rau tươi
[27]. Các nước phát triển như ðức, Pháp, Canada… vẫn sẽ là những nước nhập
khẩu chủ yếu mặt hàng rau tươi và các sản phẩm từ rau với nhu cầu khoảng 155
triệu tấn/năm. Các nước ñang phát triển ñặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các
nước Nam bán cầu vẫn ñóng vai trò chính trong việc cung cấp rau tươi trái vụ.
Theo dự ñoán trong tương lai gần, Trung Quốc có thể ñáp ứng khoảng 609 triệu
tấn/năm, Itali và Hà Lan cung cấp khoảng 160 triệu tấn/năm [27].
Ở Hàn Quốc, kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 với mục tiêu “ðẩy mạnh nông
nghiệp thân thiện với môi trường – Enviromental friendly Agriculture
Promotion Act”, Chính phủ ñã hỗ trợ vốn (0,2 – 0,9 triệu USD/ 1 huyện) khuyến
khích các làng xã tham gia sản xuất RAT theo chương trình này. Sản phẩm RAT
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

6



sản xuất ra ñược chứng nhận và bán trên các sàn giao dịch và thông qua kênh
phân phối của các nhà phân phối lớn [22].
Trong những năm gần ñây một số nước như Thái Lan, Singapo…cũng ñã
phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau sạch ñể phục vụ nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Các kỹ thuật sản xuất rau như trồng rau không dùng ñất, cung cấp
dinh dưỡng bằng nước tưới, che phủ bằng nylon ñã trở nên thông dụng. Thái
Lan ñã quy hoạch vùng sản xuất RAT, ban hành các chính sách quản lý chất
lượng, các thủ tục giám sát “từ ñồng ruộng ñến bàn ăn”, xây dựng thương hiệu,
xúc tiến thương mại và xuất khẩu. ðặc biệt, Thái Lan ñã ñịnh hướng tăng cường
nông nghiệp hữu cơ với việc thành lập Ủy ban phát triển nông nghiệp hữu cơ; ñề
ra nhiều chính sách ña chiều vận ñộng nông dân sản xuất RAT theo hướng nông
nghiệp hữu cơ và liên kết với nhiều chính phủ…[22]
Ở Trung Quốc: với Luật ñất ñai ban hành năm 1997 quy ñịnh 4 chủ sở
hữu ñất là Tập thể nông thôn xã, Tập thể nông thôn tự trị, Tập thể nhóm nông
dân và Tổ tự trị ñã ban hành hàng loạt chính sách về an toàn thực phẩm. Năm
2002, Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Quốc gia ñã áp dụng cho gần 4000 mặt
hàng trong ñó có rau. Trung Quốc có ñịnh hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ
ngay từ năm 1994. Năm 2007, thu nhập từ sản phẩm hữu cơ trong ñó có rau là
500 triệu USD từ thị trường nội ñịa và 400 triệu USD từ xuất khẩu. Hiện nay,
tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ của Trung Quốc (CNOPS - China National Organic
Product Standard) ñã ñược ban hành và thực hiện [22].
Ở Malaysia: Chính phủ Malaysia còn thực hiện nhiều chính sách khuyến
khích phát triển các loại rau quả. Các loại cây này ñược cân nhắc, lựa chọn trên
cơ sở nhu cầu trong và ngoài nước, trong ñó bao gồm cả các loại rau mùa vụ và
những loại rau có quanh năm. ðồng thời, các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông
nghiệp của Malaysia còn thực hiện các dịch vụ tư vấn cho sản xuất, tư vấn tiếp
thị cho nhà quản lý. Ngoài ra, ñể khuyến khích các dự án tổng hợp trồng trọt và
chế biến rau quả trên quy mô lớn, các công ty mới ra ñời ñược hưởng nhiều các

chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật…[22].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

7


2.1.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
Nước ta trải dài trên 15 vĩ ñộ, với ñịa hình không bằng phẳng và bị chia
cắt bên hình thành nhiều vùng sinh thái nông nghiệp với những nét ñặc trưng
riêng. ðối với nghề trồng rau, Việt Nam ñã hình thành nên 04 vùng sinh thái rõ
rệt (ðường Hồng Dật, 2002) [2].
- Vùng khí hậu á nhiệt ñới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), ðà Lạt (Lâm ðồng).
Vùng này có mùa ðông lạnh với nhiệt ñộ khoảng 40 – 50C, ñôi khi xuống dưới
00C, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại rau ôn ñới.
- Vùng nhiệt ñới có mùa ðông lạnh: vùng ñồng bằng, trung du và miền núi
phía Bắc với khí hậu chi thành 04 mùa rõ rệt, cho phép trồng rau quanh năm. Vụ
Xuân Hè phù hợp cho việc trồng các loại rau chịu nóng và ưa nước; vụ Thu
ðông phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn; ñặc biệt vụ ðông ở các tỉnh
ñồng bằng, trung du và các tỉnh miền núi phía Bắc có thể trồng các loại rau có
nguồn gốc ôn ñới và á nhiệt ñới như su hào, cải bắp, cà chua…
- Vùng nhiệt ñới có mùa Hè nóng bao gồm các tỉnh cực Nam Trung bộ:
Ninh Thuận, Bình Thuận…phù hợp với sản xuất một số loại rau ñặc thù như các
loại dưa và hành tây.
- Vùng nhiệt ñới ñiển hình: các tỉnh Nam bộ với khí hậu chi thành 02 mùa rõ
rệt trong năm (mùa mưa và mùa khô) nên việc trồng rau gặp nhiều khó khăn hơn cả.
Chính nhờ vào các ñặc trưng khí hậu này, rau nước ta rất phong phú và ña
dạng về các chủng loại, ñặc biệt là rau vụ ðông. Có thể nói, rau vụ ðông ñược
xem là thế mạnh của sản xuất rau Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2009 về diện tích, năng suất và sản lượng
rau cả nước tính ñến năm 2009 ñược thể hiện qua hình 2.1.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

8


(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009 )
Hình 2.1: Diện tích, sản lượng rau của Việt Nam qua các năm
Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng rau của nước ta không ngừng tăng từ
năm 2001 ñến năm 2009, riêng chỉ có năm 2008 là tăng chậm so với các năm
trước ñó. Nguyên nhân sản lượng rau nước ta trong năm 2008 giảm ñược xác
ñịnh do miền Bắc gặp ñợt mưa lụt lịch sử và gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến
năng suất, sản lượng rau chung cả nước.
Cũng theo kết quả thống kê của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện nay có 07
vùng sản xuất rau chính. Trong ñó vùng ðồng bằng sông Cửu Long có diện tích
sản xuất rau lớn nhất cả nước là 221,8 nghìn ha, chiếm 28,43% diện tích trồng
rau cả nước. Vùng ðồng bằng sông Hồng có diện tích trồng rau ñạt 166,2 nghìn
ha ñứng thứ 2 cả nước, diện tích trồng rau thấp nhất là khu vực ðông Nam Bộ
với 61,1 nghìn ha. Tây Nguyên là khu vực ñược ñánh giá là khu vực tiềm năng,
với diện tích trồng rau ñứng thứ 5 (78,3 nghìn ha năm 2010) nhưng với năng
suất cao nhất cả nước (220,4 tạ/ha) ñã trở thành khu vực có sản lượng rau ñứng
thứ 3 cả nước, chỉ sau ðồng bằng sông Cửu Long và ðồng bằng sông Hồng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

9


Stt


Vùng

Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

2005

2010

2005

2010

2005

2010

1

Cả nước

635,1

780,1


151,8

165,8

9.640,82

12.934,06

2

ðBSH

158,6

166,2

179,8

203,2

2.851,63

3.377,18

3

TDMNPB

91,1


103,6

110,6

124,2

1.007,57

1.286,71

4

DHBTB

68,5

84,0

97,8

107,7

669,93

904,68

5

DHNTB


44,0

65,1

140,1

136,2

616,44

886,66

6

Tây Nguyên

49,0

78,3

201,7

220,4

988,33

1.725,73

7


ðông Nam Bộ

59,6

61,1

129,5

152,5

771,82

931,78

8

ðBSCL

164,3

221,8

166,3

172,3

2.732,31

3.821,61


Nguồn: Tổng cục Thống kê 2005-2010
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam
giai ñoạn 2005 - 2010
Hiện nay, ở Việt Nam việc sản xuất rau an toàn ñang ñược khuyến cáo nhằm
phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới bằng một số mô hình công nghệ
khác nhau như thuỷ canh cách ly, nhà lưới cách ly, canh tác hữu cơ. Công nghệ
nhà kính kết hợp với canh tác hữu cơ cho phép cách ly một phần với sâu bệnh
bên ngoài, giảm lượng phân bón và sử dụng các chế phẩm sinh học tạo ra sản
phẩm ñạt chất lượng tốt [20].
Cả nước ta hiện nay có 40 tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch vùng sản xuất
rau an toàn, với diện tích khoảng 60 nghìn ha, chiếm 8,5% diện tích trồng rau.
Trong ñó, khu vực liên kết ðồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc) có diện tích trồng rau an toàn 14,8
nghìn ha. Riêng Hà Nội ñã cấp Giấy chứng nhận ñủ ñiều kiện sản xuất rau an
toàn cho 33 tổ chức, cá nhân; xây dựng trên 100 ñiểm kinh doanh rau an toàn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

10


Một số ñơn vị sản xuất rau an toàn trong khu vực liên kết ñã sản xuất theo quy
trình VietGAP và xây dựng thương hiệu nổi tiếng như rau an toàn Năm Sao,
Bảo Hà, Sông Phan… Hải Phòng hiện có 730ha áp dụng quy trình sản xuất rau
an toàn; có 5 ñơn vị gửi hồ sơ ñề nghị cấp Giấy chứng nhận ñủ ñiều kiện sản
xuất rau an toàn và công bố rau ñược sản xuất theo quy trình sản xuất rau an
toàn với diện tích 50ha; 02 ñơn vị ñã ñược cấp Giấy chứng nhận ñủ ñiều kiện
sản xuất rau an toàn là Trung tâm Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Công
ty cổ phẩn Chế biến thực phẩm Nam Triệu với diện tích 35ha [22].


TT

Tỉnh, thành
phố

Số
quận,
huyện

Diện tích
canh tác
rau (ha)

Diện tích
gieo trồng
hàng năm
(ha)

Diện tích
RAT
(ha)

Tỷ lệ
(%)

1

Hà Nội

7


2734,6

8203,8

5686,8

69,30

2

Vĩnh Phúc

8

2179,3

6538,0

1045,0

16,00

3

Hà Tây

14

7333,3


22000,0

510,0

2,30

4

Hưng Yên

10

3013,3

9040,0

12,0

0,13

5

Hải Phòng

7

4300,7

12902,0


120,0

0,93

6

Bắc Ninh

8

2060,7

6182,2

107,2

1,73

7

Hải Dương

7

9753,7

29261,0

800,0


2,73

Tổng số

54

31375,6

94127,0

8281,0

8,80

(Nguồn: Chi cục BVTV Hà Nội)
Bảng 2.3: Diện tích sản xuất rau theo quy trình an toàn tại
ñồng bằng Sông Hồng, 2006

(Ghi chú: “Tỷ lệ (%)” là tỷ lệ % của diện tích RAT so với diện tích rau gieo
trồng hàng năm)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

11


Như vậy, diện tích sản xuất RAT tại ñồng bằng Sông Hồng chủ yếu tập
trung ở thành phố Hà Nội (5686,6ha chiếm 69,3%), tiếp ñến là tỉnh Vĩnh Phúc
(1045,0ha chiếm 16%) và tỉnh Hải Dương (800,0ha chiếm 2,73%).

Tình hình sản xuất rau, quả an toàn theo VietGAP của các tỉnh phía Nam:
Tháng 7/2006 dự án thí ñiểm ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt
(GAP) trên một số cây rau ăn quả do Chi cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện theo Qð 100/2006/Qð-UBND. Tổng diện tích rau quả người dân ñăng
ký tham gia dự án là 33,9ha, áp dụng với các loại rau như ớt, dưa leo, khổ qua,
bầu bí, ñậu ñũa. Ở 03 vụ ðông Xuân, Hè Thu và vụ Mùa tại Nhuận ðức huyện
Củ Chi, dự án ñã có ñược hững kết quả nhất ñịnh. Từ tập huấn cho người nông
dân, cán bộ kiểm tra, giám sát và ñánh giá theo tiêu chuẩn EUREPGAP, dự án
ñã tiến hành thực hiện ñăng ký chứng nhận EUREPGAP cho 12,5ha ñạt tiêu
chuẩn. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực ñã ñạt ñược, dự án vẫn còn một số
những hạn chế nhất ñịnh ñó là: chưa có ñiểm thu mua tập trung, nhà cơ chế sản
phẩm chưa ñi vào hoạt ñộng. Trong quá trình sản xuất, người dân còn mắc một
số lỗi trong theo dõi, ghi chép nhật ký ñồng ruộng chưa ñầy ñủ [32].
2.2. Cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn
2.2.1. Khái niệm rau an toàn
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức nông nghiệp và lương thực của
Liên hợp quốc (FAO), rau sạch là sản phẩm không chứa lượng ñộc tố, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại quá ngưỡng cho phép [14].
Theo Kiều Oanh, sản phẩm rau an toàn chỉ bón phân hữu cơ và ñược phòng
trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc trừ sâu chiết suất từ thảo mộc, hoặc bằng bẫy
Pheromon, bằng Virus, ong mắt ñỏ, ong vàng; trừ cỏ bằng phương pháp phủ
rơm, phủ nylon…[9].
Theo Trần Khắc Thi, sản phẩm rau ñược xem là an toàn khi ñáp ứng ñủ các
yêu cầu sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

12



+ Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn và tạp chất, thu và ñóng gói
ñúng ñộ chín (có chất lượng cao nhất), không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ
sinh hấp dẫn.
+ Sạch, an toàn về chất lượng: khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại
không vượt quá ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế thế giới [15].
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ñưa ra những quy ñịnh
về sản xuất rau an toàn như sau:
Theo Quyết ñịnh số 67/Qð-BNN-KHCN ngày 28/04/1998 về sản xuất rau
an toàn của Bộ NN & PTNT thì “rau an toàn” ñược ñịnh nghĩa: những sản phẩm
rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng ñúng
với ñặc tính giống của chúng; hàm lượng các hoá chất ñộc và mức ñộ nhiễm các
vi sinh vật hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và
môi trường thì ñươc coi là ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an
toàn. Rau an toàn phải ñáp ứng ñược các yêu cầu sạch và an toàn về chất lượng,
tức là sản phẩm rau không chứa các dư lượng (thuốc BVTV, hàm lượng nitrat,
kim loại nặng, vi sinh vật gây hại) vượt ngưỡng cho phép. Trong các yêu cầu
trên, mức ñộ an toàn về chất lượng thực phẩm là quan trọng nhất [8].
2.2.2. Yếu tố gây mất an toàn, nguyên nhân gây ra mối nguy cơ mất an toàn
cho sản phẩm rau quả
Theo PGS. TS Trần Khắc Thi, TS Trần Thị Minh Hằng thì một số yếu tố
không an toàn ñối với rau như tồn dư Nitrat trong rau (lạm dụng sử dụng quá
nhiều phân ðạm), sử dụng thuốc BVTV (ngoài danh mục ñược phép sử dụng và
không tuân thủ nguyên tắc 4 ñúng, không ñảm bảo thời gian cách ly), kim loại
nặng (chì, thủy ngân,…) và vi sinh vật (Ecoli, Samonella…) [13].
- Người sản xuất lạm dụng sử dụng quá nhiều phân ðạm làm tăng dư lượng
Nitrat trong rau khi thu hoạch:
Nitrat vào cơ thể ở mức trung bình, thường không gây ngộ ñộc, chỉ khi hàm
lượng vượt mức cho phép thì mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hóa NO3- bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp


13


khử thành Nitrit (NO2-). Nitrit là một chất chuyển biến oxyheamoghobin (chất
vận chuyển oxy trong máy) thành chất không hoạt ñộng ñược gọi là
Methaemoglobin, ở mức cao nitrit sẽ làm giảm hô hấp tế bào, ảnh hưởng tới
hoạt ñộng của tuyến giáp, gây ra ñột biến và phát triển các khối u…. Tổ chức Y
tế thế giới WHO và cộng ñồng kinh tế châu Âu (EC) ñã quy ñịnh giới hạn hàm
lượng nitrat trong nước uống là dưới 150mg/l. Trẻ em nếu thường xuyên uống
nước có hàm lượng nitrat cao hơn 45mg/l sẽ bị rối loạn trao ñổi chất, giảm khả
năng kháng bệnh của cơ thể.
Theo mức ñộ ô nhiễm NO3- thì chia làm 03 nhóm rau là: (Bảng Ngưỡng
giới hạn hàm lượng Nitrat trong một số sản phẩm rau tươi – Phụ lục 10)
+ Tồn dư Nitrat > 1.200mg/kg như cải xanh, cải cúc, cải bẹ, cải trắng, rau
dền, rau ñay.
+ Tồn dư Nitrat từ 600-1.200 mg/kg như cải bắp, cải củ, mồng tơi, xà lách,
rau ñay
+ Tồn dư Nitrat < 600mg/kg như hành, rau muốn, cải xoong, bí ñỏ, ñậu các
loại, cà chua, dưa chuột, cà rốt, súp lơ…
Một số nguyên nhân làm tăng hàm lượng Nitrat trong rau ñược kể ñến bao
gồm:
+ Bón nhiều phân ñặc biệt là phân ðạm;
+ Bón gần ngày thu hoạch, không có ñủ thời gian cách ly theo yêu cầu;
+ Bón không cân ñối giữa các yếu tố ña lượng như N:P:K;
+ Các yếu tố môi trường như ñất trồng, nước tưới, thời tiết,…
- Rau không an toàn do sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật:
ða số hóa chất bảo vệ thực vật phân hủy chậm trong ñất (từ 6 ñến 24 tháng),
tao ra dư lượng trong ñất. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc BVTV rơi
xuống ñất và tham gia vào chu trình ñất – nước - cây trồng – ñộng vật – con

người. Theo nghiên cứu của Lichtentei, sau khi phun 1 năm thì thuốc DDT còn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

14


80% trong ñất, Lindan là 60%, Andrin còn 20%, sau 3 năm DDT vẫn còn dư
lượng ñến 50% (dẫn theo Lê Thị Kim Oanh) [10].
Theo Nguyễn Ngọc Sinh và CTV năm 1999, lượng thuốc BVTV ñược sử
dụng ở nước ta ñã không ngừng gia tăng, nếu năm 1957 nước ta mới biết sử
dụng hóa chất BVTV, cả nước chỉ dùng có 100 tấn thành phẩm thì ñến năm
1990 lượng thuốc BVTV ñã tăng lên ñến 15 nghìn tấn thành phẩm. So với năm
1990 thì năm 1999 lượng thuốc cả nước dùng ñã tăng 11,8 lần. Lượng thuốc
BVTV ñược sử dụng tập trung chủ yếu vào cây lúa, cây rau, cây màu và cây
công nghiệp ngắn ngày khác.
ðặc biệt năm 2006 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 71.345 tấn. Cơ cấu
thuốc BVTV sử dụng cũng có biến ñộng: thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ
cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại [23].
Năm 2009, ở Việt Nam sử dụng trên 200 loại thuốc trừ sâu, trên 80 loại
thuốc trừ bệnh, trên 50 loại thuốc trừ cỏ, khoảng 8 loại thuốc diệt chuột và
khoảng 9 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng [16].
Do nhu cầu sử dụng thuốc BVTV tăng, các cơ sở kinh doanh, buôn bán mặt
hàng thuốc BVTV cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù BVTV là một mặt hàng
kinh doanh có ñiều kiện nhưng không phải cơ sở nào cũng có ñầy ñủ các ñiều
kiện theo quy ñịnh. Theo kết quả thanh tra 14.570 lượt cửa hàng, ñại lý kinh
doanh thuốc BVTV năm 2006 cho thấy có 14,8% vi phạm các quy ñịnh về kinh
doanh thuốc BVTV [23].
Trên ñây là những số liệu thống kê không ñầy ñủ về tình hình sử dụng thuốc
BVTV ở nước ta năm 2006, hiện nay thực trạng sử dụng thuốc BVTV còn có

thể diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất nhiều so với 05 năm trước.
Vì mục tiêu một nền nông nghiệp an toàn và bền vững, chúng ta cần có các biện
pháp ñể nâng cao ý thức của người kinh doanh cũng như sử dụng thuốc, và công
tác quản lý thuốc BVTV của nước ta hiện nay.
- Rau mất an toàn do nhiễm kim loại nặng: Một số nguyên tố kim loại ñược
nhắc ñến như Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Asen (As), Xianua (Cn)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

15


×