Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học, đặc tính nổ và khả năng kết hợp của một số dòng ngô nổ tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------  ----------

ðÀO THỊ BẾN

ðÁNH GIÁ ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC, ðẶC TÍNH NỔ
VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ NỔ
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả ñược nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa ñược sử dụng trong bảo vệ bất kì một học
vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ ñể tôi hoàn thành luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

ðào Thị Bến



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp vừa
qua, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ to lớn của các thầy cô giáo trong
bộ môn Di truyền Chọn giống- khoa Nông học- trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong trường, bạn bè và gia
ñình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Cương ñã tận tình hướng dẫn, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành tốt ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, cán
bộ trong Bộ môn Di truyền chọn giống cây trồng – Khoa Nông học - Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã quan tâm và tạo ñiều kiện cho tôi trong quá
trình học tập, thực tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, người thân, bạn bè ñã
giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn

ðào Thị Bến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục bảng.................................................................................................vi
Danh mục hình................................................................................................vii
Danh mục viết tắt...........................................................................................viii
PHẦN I: MỞ ðẦU ....................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI..................................................... 1

1.2.

MỤC ðÍCH ...................................................................................... 2

1.3.

YÊU CẦU ........................................................................................ 2

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI.3
2.1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM....................................................................... 3

2.1.1.


Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới........................... 3

2.1.2.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam ........................... 5

2.2.

NGÔ NỔ, NGUỒN GỐC VÀ ðẶC TÍNH ....................................... 6

2.2.1.

Nguồn gốc và phân loại ngô nổ......................................................... 6

2.2.2.

ðặc ñiểm và giá trị của ngô nổ.......................................................... 7

2.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NGÔ NỔ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM....................................................................... 9

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu ngô nổ trên Thế giới ....................................... 9

2.3.2.


Tình hình nghiên cứu ngô nổ ở Việt Nam....................................... 11

2.4.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI................................................ 12

2.4.1.

Khái niệm Ưu thế lai....................................................................... 12

2.4.2.

Tạo dòng thuần ở ngô ..................................................................... 14

2.4.3.

ðánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai ñỉnh................... 19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................... 26
3.1

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................ 26

3.2.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 27

3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 27

3.3.1.

Bố trí thí nghiệm............................................................................. 27

3.3.2.

Kỹ thuật chăm sóc .......................................................................... 29

3.3.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 30

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 32

3.4.

ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................. 32

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 33
4.1.


TÌNH HÌNH THỜI TIẾT TẠI GIA LÂM- HÀ NỘI ....................... 33

4.2.

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ THU ðÔNG 2011 .......................... 34

4.2.1.

Sinh trưởng phát triển của 17 dòng ngô nổ qua các giai ñoạn ......... 34

4.2.2.

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá...................................... 36

4.2.3.

ðặc ñiểm hình thái của 17 dòng ngô nổ .......................................... 41

4.2.4.

Một số ñặc tính chống chịu của các dòng ngô thí nghiệm .............. 44

4.2.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 17 dòng ngô thí
nghiệm............................................................................................ 46

4.2.6.

Một số chỉ tiêu chất lượng .............................................................. 50


4.2.7.

Chỉ số chọn lọc ............................................................................... 52

4.3.

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN 2012................................... 54

4.3.1.

Sinh trưởng phát triển của 30 THL ngô nổ qua các giai ñoạn.......... 54

4.3.2.

ðộng thái tăng trưởng của 30 THL ngô nổ ..................................... 57

4.3.3.

ðặc tính hình thái của các tổ hợp lai ............................................... 61

4.3.4.

Khả năng chống chịu sâu bệnh, và chống ñổ................................... 64

4.3.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 30 THL............... 66

4.3.6.


ðánh giá khả năng kết hợp của các dòng ........................................ 73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.3.7.

ðặc tính nổ của các tổ hợp lai ngô nổ ............................................. 82

4.3.8.

Tóm tắt kết quả một số dòng và tổ hợp lai triển vọng ..................... 84

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ......................................................... 86
5. 1.

Kết luận .......................................................................................... 86

5.2.

ðề nghị ........................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của một số nước ..................... 4
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 2000 – 2010 ........................... 6
Bảng 2.3. Phân loại ngô nổ............................................................................. 7
Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của 100g ngô nổ....................................... 8
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của 17 dòng ngô nổ ................................... 35
Bảng 4.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của 17 dòng ngô nổ............. 36
Biểu 4.3. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây của 17 dòng ngô nổ .................. 37
Bảng 4.4. ðộng thái tăng trưởng số lá cây của 17 dòng ngô nổ .................... 39
Bảng 4.5. Tốc ñộ ra lá của 17 dòng ngô nổ................................................... 40
Bảng 4.6. Một số ñặc ñiểm hình thái của 17 dòng ngô nổ............................. 42
Bảng 4.7. Các ñặc ñiểm hình thái của các dòng ngô nổ ................................ 44
Bảng 4.8. ðặc tính ñổ gẫy và khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại
chính của 17 dòng ngô nổ ............................................................. 45
Bảng 4.9. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các dòng ngô nổ............... 47
Bảng 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................. 49
Bảng 4.11. ðặc tính nổ và chất lượng bỏng của các dòng ngô nổ ................. 51
Bảng 4.12. Chỉ số chọn lọc và các ñặc trưng nông học của 4 dòng ngô nổ triển
vọng ñược chọn ............................................................................ 53
Bảng 4.13. Thời gian sinh trưởng của 30 THL ngô nổ.................................. 56
Bảng 4.14. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của 30 THL ngô nổ ........... 57
Bảng 4.15. ðộng thái tăng trưởng số lá của 30 tổ hợp lai ngô nổ.................. 59
Bảng 4.16. Một số ñặc ñiểm hình thái của 30 THL ngô nổ........................... 62
Bảng 4.17. Các ñặc ñiểm hình thái của 30 THL ngô nổ…………………….63
Bảng 4.18. ðặc tính ñổ gẫy và khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hai
chính của các tổ hợp lai ................................................................ 65
Bảng 4.19. Một số yếu tố cấu thành năng suất của 30 THL ngô nổ .............. 68
Bảng 4.20. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................. 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


Bảng 4.21. NSTB của các THL có dòng và cây thử tham gia ....................... 72
Bảng 4.22. Giá trị khả năng kết hợp chung của các dòng về tính trạng năng
suất ............................................................................................... 73
Bảng 4.23. Giá trị khả năng kết hợp riêng của dòng và cây thử về tính trạng
năng suất....................................................................................... 74
Bảng 4.24. Giá trị khả năng kết hợp chung của các dòng về tính trạng số bắp
hữu hiệu........................................................................................ 76
Bảng 4.25. Giá trị khả năng kết hợp riêng của dòng và cây thử về tính trạng số
bắp hữu hiệu ................................................................................. 77
Bảng 4.26. Giá trị khả năng kết hợp chung của các dòng về tính trạng số hàng
hạt trên bắp ................................................................................... 78
Bảng 4.27. Giá trị khả năng kết hợp riêng của dòng và cây thử về tính trạng
số hàng hạt trên bắp ...................................................................... 79
Bảng 4.28. Giá trị khả năng kết hợp chung của các dòng về tính trạng chiều
cao cây cuối cùng ......................................................................... 80
Bảng 4.29. Giá trị khả năng kết hợp riêng của dòng và cây thử về tính trạng
chiều cao cây cuối cùng ................................................................ 81
Bảng 4.30. ðặc tính nổ và chất lượng bỏng của các THL ngô nổ ................. 83
Bảng 4.31. Một số dòng và tổ hợp lai triển vọng .......................................... 84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. ðồ thị ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây................................... 38
Hình 4.2. ðồ thị ñộng thái ra lá của 10 dòng ngô nếp................................... 41
Hình 4.3. ðồ thị năng suất của 17 dòng ngô nổ……………………………..50
Hình 4.4. ðồ thị ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây của 30 THL ngô nổ ... 58
Hình 4.5. ðồ thị ñộng thái ra lá của 30 THL ngô nổ..................................... 60
Hình 4.6. ðồ thị năng suất của 30 THL ........................................................ 71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB/CC

: Cao bắp/cao cây

CIMMYT

: Trung tâm cải lương Ngô và Lúa mỳ Quốc tế.

FAOSTAT : Thống kê của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên
hiệp quốc
IFPRI

: Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới

IRRI


: Viện nghiên cứu lúa quốc tế

KNKH

: Khả năng kết hợp

KNKHC

: Khả năng kết hợp chung

KNKHR

: Khả năng kết hợp riêng

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản

TGST

: Thời gian sinh trưởng


THL

: Tổ hợp lai

TPTD

: Thụ phấn tự do

USDA

: Bộ Nông nghiệp Mỹ

ƯTL

: Ưu thế lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix


PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Cây ngô ( Zea mays.L) là một trong ba cây ngũ cốc có tiềm năng năng suất
cao, ñược trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và sử dụng dưới nhiều hình
thức khác nhau. Ngô là cây lương thực nuôi sống gần một phần ba số dân trên
toàn thế giới. Bên cạnh giá trị làm lương thực, cây ngô còn là cây thức ăn gia súc
quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Cây ngô còn là thức
ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, ñặc biệt là bò sữa. Những năm
gần ñây, ngô còn là loại cây nguyên liệu của công nghiệp chế biến thực phẩm,

công nghệ y dược và công nghiệp nhẹ.
Ở nước ta hiện nay, với dân số trên 86 triệu người và diện tích ñất giành
cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp …Trong khi ñó nhu cầu về ngô phục vụ
chế biến công nghiệp và nhu cầu về ngô thực phẩm ngày càng tăng cả về sản
lượng và chất lượng. Hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu
tấn ngô hạt ñể phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ
sản [36].
ðể giải quyết vấn ñề này, có 2 hướng cơ bản, ñó là:
- Một là mở rộng diện tích gieo trồng.
- Hai là nâng cao năng suất, hiệu quả của cây trồng.
Hướng thứ nhất là mở rộng diện tích gieo trồng, có 2 cách là khai
hoang và luân canh cây trồng. Khai hoang ñất ñể gieo trồng là biện pháp
không mang lại hiệu quả vì tốc ñộ ñô thị hoá ñang diễn ra mạnh mẽ, dân số
ngày càng tăng. Luân canh cây trồng ñòi hỏi chúng ta phải có bộ giống ngắn
ngày mới ñem lại hiệu quả.
Hướng thứ hai là nâng cao năng suất, hiệu quả của cây trồng. Theo
hướng này, ngành sản xuất ngô của nước ta ñã có những thành công ñáng kể

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


nhờ sử dụng giống ngô lai năng suất cao, ña dạng hoá giống cây trồng chất
lượng cao như ngô nếp, ngô ñường, ngô rau…
Nhu cầu ngô thực phẩm ñể ăn tươi, ăn quà (ngô nếp, ngô ñường, ngô nổ,
ngô rau) cũng tăng lên ñáng kể nhờ những ưu ñiểm của nó: giàu dinh dưỡng, hợp
thị hiếu người tiêu dùng.
Ngô nổ là một loại ngô có giá trị dinh dưỡng cao và rất ñược ưa chuộng,
hạt ngô nổ ñược nhập dưới dạng thực phẩm và bán khá ñắt (200.000 ñồng/kg)

tại các siêu thị nhưng vẫn ñược tiêu thụ mạnh. Ngô nổ ñược sử dụng làm
caramen, trang trí, bỏng ngô, chất dẫn dụ côn trùng, thức ăn gia súc… Tuy nhiên,
ở nước ta hiện nay, ngô nổ ñược trồng rất ít, thậm chí có nguy cơ biến mất. Trong
khi ñó việc nghiên cứu về ngô nổ còn hạn chế, thậm chí chưa có nhiều tài liệu
nghiên cứu chính thức về ngô nổ lai. Vì vậy, chọn tạo giống ngô nổ ưu thế lai là
nhu cầu của thực tế sản xuất, góp phần làm phong phú thêm bộ giống ngô trong
cơ cấu sản xuất, duy trì và bảo tồn nguồn gen và nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người trồng ngô. Do ñó, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “ðánh giá ñặc ñiểm
nông sinh học, ñặc tính nổ và khả năng kết hợp của một số dòng ngô nổ tại Gia
Lâm – Hà Nội”
1.2. MỤC ðÍCH
ðánh giá một số ñặc ñiểm nông, sinh học chính và khả năng kết hợp
nhằm xác ñịnh những dòng ngô nổ có những ñặc ñiểm, tính trạng tốt phục vụ
cho công tác chọn tạo giống ngô nổ.
1.3. YÊU CẦU
- ðánh giá ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng
suất của các dòng, tổ hợp lai.
- ðánh giá khả năng kết hợp của các dòng ngô nổ tham gia thí nghiệm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới.
Ngô là một trong những cây cốc chính, cổ nhất, phổ biến rộng, có năng

suất cao và giá trị kinh tế lớn của loài người. Chính vì tầm quan trọng của ngô
trong nền kinh tế, nên cây ngô ñã ñược toàn thế giới gieo trồng và nhanh
chóng trở thành ñối tượng nghiên cứu chính trong khoa học nông nghiệp toàn
cầu. Những thành tựu về ngô vừa phong phú cả chiều sâu lẫn chiều rộng.
Những kết quả nghiên cứu ñạt ñược về di truyền chọn giống, sinh học, hoá
sinh, sinh lý, kỹ thuật trồng trọt, cơ khí hoá…ñã làm thay ñổi hẳn kỹ thuật
trồng ngô và vị trí của cây ngô.
Nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, ñồng
thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. ðặc biệt, từ 10
năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp
phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công
nghệ cao trong canh tác cây ngô ñã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng
ngô một cách ñáng kể: năm 1961, diện tích ngô toàn thế giới ñạt 105,5 triệu
ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn; ñến năm 2009, diện tích
trồng ngô thế giới ñạt khoảng 159,5 triệu ha, năng suất bình quân 51,3 tạ/ha,
sản lượng 817,1 triệu tấn [7]. Trong ñó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những
nước ñứng ñầu về diện tích, năng suất và sản lượng ngô (xem bảng 2.1).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của một số nước
Quốc gia

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)


2005

2007

2009

2005

2007

30,3

35,0

32,2

9,3

9,5

10,3 282,3 331,2 333,0

Trung Quốc 26,3

29,5

30,5

5,3


5,2

5,3

139,4 152,4 163,1

Braxin

11,5

13,7

13,8

3,0

3,8

3,7

34,5

52,1

51,2

Argentina

2,8


2,8

2,3

7,3

7,7

5,6

20,4

21,7

13,1

Mexico

6,6

7,3

7,2

2,9

3,2

2,8


19,1

23,5

20,2

Ấn ðộ

7,6

8,1

8,4

1,9

2,3

2,1

14,4

18,9

17,3

Indonesia

3,6


3,6

4,2

3,5

3,7

4,2

12,6

13,3

17,6

Pháp

1,6

1,5

1,7

8,3

9,6

9,1


13,3

14,4

15,3

Việt Nam

1,1

1,1

1,1

3,6

3,9

4,0

3,8

4,3

4,4

Mỹ

2009


Sản lượng (triệu tấn)
2005

2007

2009

Nguồn: FAOSTAT, 2011

Kỹ thuật trồng ngô, năng suất ngô có những thay ñổi ñáng kể khi phát
triển các giống ngô lai. Từ cuối thế kỷ 18 ñến những năm 1940 năng suất ngô
hầu như tăng rất ít, thậm chí còn không tăng. Nguyên nhân của sự chậm trễ
này là do khâu sản xuất giống, các giống trồng chủ yếu là giống thụ phấn tự
do và ñược chọn lọc theo phương pháp cổ ñiển. Trong những năm gần ñây,
các giống ngô lai không quy ước, lai ba, lai kép, lai ñơn ñược trồng rộng rãi
trên thế giới góp phần không nhỏ trong nâng cao năng suất, sản lượng ngô
trên thế giới. Diện tích trồng các giống ngô lai hiện nay ở các nước phát triển
chiếm tỷ lệ cao như: Mỹ là 100%, Venezuela 99%, Trung Quốc 94%,
Argentina 88%, Thái Lan 76%, ở các nước ñang phát triển thì chậm hơn.
Tuy nhiên. những năm gần ñây xu hướng sử dụng ngô lai ở các nước
ñang phát triển ñang tăng lên. Bình quân chung trên thế giới tỷ lệ sử dụng ngô
lai chiếm khoảng 65% (CIMMYT, 2000) [6].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô ñược ñưa vào trồng ở Việt Nam hơn 300 năm trước (Ngô Hữu

Tình, 2003) [15]. Nước ta nằm trong vùng nhiệt ñới gió mùa nên rất thuận lợi
cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Mặc dù là một cây lương thực quan
trọng sau lúa nước, song cây ngô chưa phát huy ñược hết tiềm năng, năng suất
vốn có của nó.
Năng suất ngô Việt Nam trong những năm 1960 chỉ ñạt trên 1tấn/ha
với diện tích trên 200.000 ha, ñến ñầu những năm 1980 năng suất ngô cũng
chỉ ñạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô
ñịa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Vào ñầu những năm 1990, nhờ hợp
tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống
ngô cải tiến ñã ñược trồng ở nước ta, góp phần ñưa năng suất lên gần 1,5
tấn/ha [6]. Chỉ trong 9- 10 năm (1990- 2000) tỷ lệ trồng ngô lai tăng lên từ 065%. ðến năm 2004 tỷ lệ trồng ngô lai ñạt khoảng 85% diện tích, tỷ lệ ngô
thụ phấn tự do còn khoảng 15%. ðây là một nguyên nhân chính dẫn ñến năng
suất ngô của nước ta tăng lên gấp 2 lần so với năng suất ngô những năm 80.
Trong khoảng 10 năm trở lại ñây (2000 – 2010) diện tích, năng suất và
sản lượng ngô của nước ta ñều có xu hướng tăng lên một cách ñáng kể. Từ
năm 2000 ñến 2010, năng suất tăng từ 27,5 tạ/ha lên 40,9 tạ/ha và sản lượng
tăng từ 2.005,9 nghìn tấn lên 4.606,8 nghìn tấn (Bảng 2.2).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 2000 – 2010

2000

Diện tích
(1000 ha)
730,2


Năng suất
(tạ/ha)
27,5

Sản lượng
(1000 tấn)
2.005,9

2001

729,5

29,6

2.161,7

2002

816,4

30,8

2.511,2

2003

912,7

34,4


3.136,3

2004

991,1

34,6

3.430,9

2005

1.052,6

36,0

3.787,1

2006

1.033,1

37,3

3.854,5

2007

1.096,1


39,3

4.303,2

2008

1.125,9

40,3

4.531,2

2009

1.086,8

40,3

4.381,8

2010

1.126,9

40,9

4.606,8

Năm


Nguồn: FAOSTAT

Tuy năng suất ngô năm 2010 tăng 1,5 lần và sản lượng tăng 1,8 lần so
với năm 2000 nhưng sản xuất ngô trong nước vẫn chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu
cho sản xuất và tiêu dùng, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu trên dưới 1
triệu tấn ngô hạt ñể phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2.2. NGÔ NỔ, NGUỒN GỐC VÀ ðẶC TÍNH
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại ngô nổ
Ngô nổ (Zea mays subsp.everta Sturt) thuộc loài Zea mays, chi Zea, họ
Poaceae (Gramineae). Cách ñây khoảng 1000 năm, ngô nổ ñược người bản ñịa
Châu Mỹ phát hiện ra và ngày nay ñược trồng khá nhiều ở các nước như Mỹ,
Braxin, Trung Quốc… Ở Việt Nam trước ñây có một số giống ñịa phương
như: Ngô nổ Tây Nguyên, ngô nổ Dài, ngô nổ Hồng (ðăk Lăk), ngô nổ Tím
(Cao Bằng)…
Căn cứ vào màu sắc hạt và màu sắc lõi ngô ñể phân thành các thứ như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Bảng 2.3. Phân loại ngô nổ
Màu sắc
Tên loài phụ

Ngô nổ
(Zea mays
subsp.everta
Sturt)


Tên thứ

Hạt

Lõi

Ngô nổ trắng
Gạo vàng
Hạt nhọn ñỏ
Hạt nhọn trắng

Trắng
Trắng
Trắng

Var.oryziodes Korn.
Var.xanthomis Korn.
Var.oxyomis Korn.
Var.leucomis Al

Ngô nổ ngọc châu vàng

Trắng

Var.gracillima Korn.

Hạt tròn ñầu, ñỏ

-


Var.haematornis Al

Hạt tròn ñầu, ñen

-

Var.melanormis Korn.

2.2.2. ðặc ñiểm và giá trị của ngô nổ
Ngô nổ là một loại ngô thực phẩm, bắp ngô nổ bé, hạt ngô nổ không như
các loại hạt ngô khác vì khi gặp nhiệt ñộ cao thì có thể nổ phồng lên rất to, gọi là
bỏng ngô. Hạt ngô tương ñối nhỏ, dạng hạt gạo, hạt ngọc, có loại hạt nhọn ở ñầu,
hạt có vỏ cứng và nội nhũ hầu như hoàn toàn là nội nhũ sừng. Khi bị làm nóng, ñộ
ẩm trong hạt gây áp lực ép lên thành vỏ hạt, hạt nổ ra với thể tích lớn. Hạt bị nổ là
do lớp sừng bên ngoài hạt có chất keo dai và ñàn hồi, chứa lượng protein cao; khi
nhiệt ñộ còn trong giới hạn hạt chịu ñựng ñược thì hạt có thể chống ñược áp suất
hơi nước, khi vượt quá giới hạn ñó thì không thể giữ ñược, hạt ñột nhiên trương to
rồi nổ ra làm nội nhũ bật ra thành một ñám bột tơi và nhanh chóng khô lại và xốp,
thể tích có thể tăng 15 – 30 lần [12].
Giống ngô nổ có nhiều loại, màu sắc hạt cũng khác nhau như: màu
trắng, vàng, ñen, ñỏ, tím, trắng có sọc vàng hoặc sọc tím, hoặc sọc ñỏ … Tuy
hạt ngô có màu khác nhau nhưng khi ñã nổ thành bỏng ngô thì thường có màu
trắng. Chỉ có vỏ hạt ngô là giữ ñược màu sau khi ñã nổ, bỏng ngô nổ xốp và
giòn. Ngoài ra còn có dạng ngô nổ jargon là loại hạt khi nổ có bỏng ngô trắng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7



sáng như tuyết, ñược ưa chuộng trong ñời sống. Loại ngô nổ "nấm" có bỏng
hình tròn, sáng, vỏ mỏng ăn giòn [37].
Ngay sau khi thu hoạch ñem nổ ngô sẽ không tốt vì ñộ ẩm hạt còn cao sẽ nổ
kém và mảnh nổ dai. Do ñó sau khi thu hoạch cần phơi khô hoặc sấy cho ngô khô
nhưng nếu ngô quá khô thì tỷ lệ nổ sẽ giảm, giảm chất lượng hạt nổ. Hạt không nổ
do không ñủ ñộ ẩm ñể tạo áp suất nổ hoặc là do vỏ hạt bị răn thủng. ðộ ẩm thích
hợp ñể nổ ngô thường là 14 – 15% trọng lượng hạt ngô. Có rất nhiều cách ñể nổ
ngô tạo bỏng: dùng máy ñể nổ ngô (Charles Creators thế kỷ 19) làm bỏng ngô với
số lượng nhiều; dùng chảo cho một ít dầu ăn vào, khi dầu sôi cho ngô vào nổ nếu
số lượng ít hoặc nổ ngô bằng lò vi sóng. Khi nổ ngô có thể thêm ñường, bơ vào ñể
tạo vị ngọt và mùi thơm cho bỏng ngô.
Ngô nổ ñược chế biến làm bánh ngọt, túi bỏng ngô, hộp ngô nổ, bánh
kẹo, dầu ăn…, làm thức ăn chăn nuôi rất tốt cung cấp nhiều protein cho ñộng
vật. Ở một số vùng trên thế giới dùng ngô nổ ñể làm các thực phẩm như: ngô
caramel ở Bắc Mỹ, chế biến bỏng ngô nổ thành Toffee (tương tự caramel) ở
nước Anh bán ñược giá và rất ăn khách. Ngô nổ có mùi rất hấp dẫn, kích thích
khứu giác của con người do trong ngô nổ có chứa các hợp chất thơm 6-acetyl2,3,4,5-tetrahydropyridine và 2-acetyl-1-pyroline, các chất này ñược sử dụng
làm chất phụ gia ñể cho các sản phẩm ñó có mùi như bắp rang.
Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của 100g ngô nổ
Năng lượng 380 kcal 1600 Kj
Carbohydrates

78g

Sợi dinh dưỡng (Dietary fiber )

15g

Chất béo
Protein


4g
12g

Thiamine (Vit. B1) 0,2 mg

15%

Riboflavin (Vit. B2) 0,3 mg

20%

Sắt ion 2,7 mg

22%

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


Nguồn: USDA Nutrient database
Ngoài ra, ngô nổ còn ñược dùng ñể trang trí lễ hội (tường hoặc cây
Noel ở một số nơi Bắc Mỹ và bán ñảo Balkan), sử dụng trong ngành công
nghiệp ñiện, sản xuất túi nilon tự phân hủy, làm chất dẫn dụ côn trùng…[39].
Ngô nổ ñược trồng khá nhiều ở Mỹ, Trung quốc, Braxin và các nước
khác. Ở Mỹ, hàng năm sản xuất 498,000 tấn ngô nổ trong số ñó có 103,000
tấn ñược nổ bán ra thị trường [39] và có ít nhất 6 vùng ngô nổ ñược mệnh
danh “Thủ ñô ngô nổ của thế giới” là: Valparaiso, Indiana; Van Buren,
Indiana; Marion, Ohio; Ridgway, Illinois; Schaller, Iowa; and North Loup,

Nebraska [37].
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NGÔ NỔ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô nổ trên Thế giới
Ngô nổ ñược trồng ở khá nhiều nước trên thế giới mặc dù không ñược
phổ biến và rộng rãi như các giống ngô nếp, ngô tẻ, hay ngô lai khác nhưng
ngô nổ có nhiều ñặc ñiểm, tính chất khác biệt. Ziegler K. E. và Ashman B.
(Khoa nông học, ðại học Tổng hợp Iowa, Mỹ) nghiên cứu về ngô nổ và nhận
thấy ngô nổ khác với tất cả các loại ngô khác về màu trắng tuyết của hạt sau
khi nổ nhờ sử dụng nhiệt ñộ [35].
Trong nghiên cứu sự liên quan giữa các tính trạng ở ngô nổ của
Prodhan, H. S., Rai, R. (ðại học Nông nghiệp Ấn ðộ) cho thấy có sự liên
quan giữa khối lượng và năng suất hạt nổ của ngô nổ nghiên cứu trên 154
dạng. Năng suất hạt ñã liên kết chặt với trọng lượng hạt [29].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các dòng ngô nổ từ dãy núi Ander ñến
sự phát triển của các nguồn gen lấy hạt ở Trung Âu; Hadi, G. (Viện hàn lâm
khoa học Hunggari) cho biết các dòng ngô cổ sớm, nhiều hàng, ngô ñá hạt
cứng có màu hạt nâu ở Trung Âu, và một số dòng ngô răng ngựa ở vùng
Chutucuno Chico và Chutucuno Grande (Timothy et al, 1961) chịu lạnh, cảm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


quang ánh sáng ngày dài, bắp nhỏ, nhiều hàng, nhiều bắp, giống ngô nổ hạt
cứng, màu hạt ñỏ nâu ñươc giới thiệu ở Hunggari và Italy. Nguồn gen này có
ý nghĩa cho các nước Châu Âu trong chọn giống [23].
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến năng suất và
phát triển cây ngô nổ, Joel Grosbach (Bộ môn khoa học và kỹ thuật trường
McPherson College) cho thấy sản xuất ngô nổ hàng hẹp có tiềm năng tăng

năng suất hơn hàng rộng và mật ñộ hàng hẹp còn làm hạn chế cỏ dại [25].
Khi ñánh giá ñặc ñiểm và các dạng ngô nổ ñược Melchiorre, P. (ðại
học tổng hợp Buenos Aires, Argentina) thực hiện trên 39 tính trạng về màu
sắc, hình thái, nở hoa ñược nghiên cứu ở ngô nổ Italy. Phương sai của mỗi
tính trạng ñược xem xét cho thấy, chúng có thể ñược sử dụng cho ñánh giá
các mục tiêu chọn giống. [28].
Zhang, J. H và cộng sự (Khoa cây trồng, ðại học Nông nghiệp Thượng
Hải, Trung Quốc) ñã sử dụng chiều cao cây, trọng lượng 1000 hạt, năng suất
hạt, tỷ lệ hạt nổ, thời gian nổ và mức ñộ nổ ñể phân loại 8 giống ngô thuộc 3
nhóm phân tích bằng cách nghiên cứu tính trạng số lượng trong phân loại các
giống ngô nổ. Các giống Guangxiban, Quảng ðông 1, Quảng ðông 2 và
Quảng ðông 3 ñược ñề nghị làm nguồn gen (vật liệu) cho chọn giống [34].
Wang XiaoLi và cộng sự (ðại học Nông nghiệp Henan, Zhengzhou
450002, Trung Quốc) nghiên cứu quần thể và khả năng kết hợp của ngô nổ
với các dòng thuần ngô thường thuộc các nhóm di truyền khác nhau ñã dùng
mô hình NC II, 6 dòng ngô nổ lai với 10 dòng và có 9 tính trạng ñược phân
tích. Kết quả cho thấy hầu hết trọng lượng hạt/bắp của 60 tổ hợp của ngô nổ
lai với ngô thường ñều cao hơn nhiều so với ñối chứng nhưng khối lượng
bỏng nổ của chúng rất thấp. Vì vậy, ngô nổ lai với ngô thường không có giá
trị sử dụng trực tiếp. Có 6 dòng ngô nổ ñược xếp vào 4 nhóm di truyền với
N04, N05 và N14 cùng nhóm, còn 3 dòng còn lại thuộc 3 nhóm khác [33].
Ly. Y. L. và cộng sự (Khoa Nông học, ðại học Nông nghiệp Henan,
Zhengzhou 450002, Trung Quốc) nghiên cứu ña dạng di truyền của các dòng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


ngô nổ tự phối và nguồn gen của chúng liên quan với các dòng ngô tự phối
thường ñã sử dụng phương pháp SSR marker. Tập hợp có 56 dòng ngô nổ tự

phối và 21 dòng ngô thường tự phối ñược chọn lọc là nhóm có ưu thế lai ñể
ñánh giá mức ñộ ña dạng di truyền giữa các dòng ngô nổ tự phối và nghiên
cứu quan hệ di truyền giữa chúng. Kết quả cho thấy khoảng cách di truyền
giữa các nhóm ưu thế lai của ngô nổ tự phối và các dòng ngô thường tự phối
là khác nhau. Phân tích quần thể các dòng tự phối nhận thấy sự khác biệt giữa
nguồn gen nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. 56 dòng ngô nổ tự phối và 21 dòng ngô
thường tự phối ñược chia thành 7 nhóm ưu thế lai tương ứng với kết quả
nghiên cứu và chọn giống thực tế trước ñây. Từ kết quả thu ñược cho thấy các
SSR markers có thể ñược sử dụng ñể ño khoảng cách di truyền giữa các dòng
ngô nổ tự phối, xếp chúng vào nhóm ưu thế lai và sử dụng cho việc nghiên
cứu nguồn gen của chúng liên quan ñến các dòng ngô thường tự phối [26].
Khi nghiên cứu phân tích khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp
riêng của quần thể ngô nổ, bao gồm cả bố mẹ tự phối, Viana, J. M. S. và
Matta, F. de P ñã phân tích hiệu quả của khả năng kết hợp chung và khả năng
kết hợp riêng trong phân tích lai diallel của quần thể giao phấn, có cả bố mẹ
tự thụ phấn cho thấy, việc phân tích sự thay ñổi giá trị của quần thể do tự phối
còn cho phép ñánh giá trực tiếp tính trội, sự lệch trội và sự thay ñổi di truyền
trong mỗi quần thể bố mẹ. Phương pháp này ñược sử dụng ñể chọn lọc quần
thể ngô nổ trong chương trình chọn giống quần thể và sản xuất hạt lai ñược
ðại học liên bang Vicosa, Minas, Braxin phát triển. Kết quả phân tích ñã có 2
quần thể ngô nổ hạt ngọc ñược chọn ñưa vào sản xuất [32].
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô nổ ở Việt Nam
Trước những năm 1990 ở Việt Nam ngô nổ ñược trồng khá nhiều ở một
số tỉnh miền núi phía bắc, vùng Tây Nguyên và có màu sắc ña dạng, giòn và
rất thơm ngon. Hiện nay, ngô nổ rất hiếm thấy trên ñồng ruộng Việt Nam.
Một số kết quả ñiều tra thu thập gần ñây cho thấy nguồn giống ngô nổ ở nước

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11



ta không nhiều và ñang bị mất dần do xói mòn nguồn gen có thể dẫn ñến tuyệt
chủng. Các nghiên cứu về ngô nổ lai trong nước còn rất ít, chỉ có một vài
công bố chính thức. Tài liệu về phân loại ngô có ñề cập ñến ngô nổ là một
trong các loài phụ song không có các kết quả về nghiên cứu ngô nổ.
Trong khi nguồn giống ngô nổ ñang bị mất dần, nguồn gen bị xói mòn
thì hạt ngô nổ vẫn ñược nhập dưới dạng thực phẩm và ñược bán khá ñắt
(200.000 ñồng/kg) tại các siêu thị nhưng vẫn ñược tiêu thụ mạnh. Do ñó Việt
Nam cần chú trọng và có nhiều nghiên cứu về ngô nổ nhằm ngăn chặn xói
mòn, bảo tồn và phát triển nguồn gen, từ ñó góp phần làm vật liệu ban ñầu cho
công tác chọn tạo giống ngô nổ ở Việt Nam.
Trường ðại Học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu Ngô và một số
cơ quan khác có lưu giữ một số lượng các mẫu giống ngô nổ nhưng không
nhiều. Gần ñây nhất là công trình nghiên cứu ñánh giá về sinh trưởng, phát
triển và khả năng tạo bỏng của ngô nổ vụ Thu ðông 2009 tại vùng Gia Lâm –
Hà Nội của Nguyễn Văn Cương và Nguyễn Văn Lộc (Khoa Nông học, trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội), kết quả cho thấy ngô nổ phía Bắc có thời gian
sinh trưởng 102 – 125 ngày; chiều cao cây 123,5 – 198,5 cm; số lá trung bình
14,4 – 18,8 lá; số bắp trên cây 1 – 2 bắp; số hàng hạt/bắp 10,0 – 16,0 hàng; số
hạt/ hàng 12,4 – 32,0 hạt; năng suất của các dòng ngô nổ không cao, trong ñó
dòng N21 (ngô nổ Tây Nguyên) có năng suất cao nhất và ñộ nổ tốt nhất [2].
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.4.1. Khái niệm Ưu thế lai
Khái niệm Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học trong ñó con lai của bố mẹ khác nhau
về di truyền có sức sống mạnh hơn, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, cho
năng suất và chất lượng cao hơn so với bố mẹ (Nguyễn Lộc, 1997) [8]
Cơ sở di truyền của ưu thế lai
Thuyết siêu trội


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


Ưu thế lai gây nên do kết quả của tác ñộng qua lại giữa các alen khác
nhau cùng vị trí, ảnh hưởng của nó vượt xa bất kỳ dạng ñồng hợp tử nào.
AA < Aa > aa
Ở ñây A, a là các alen cùng vị trí. Như vậy giả thuyết siêu trội cho rằng
ưu thế lai là do dị hợp tử gây ra nên giả thuyết này còn gọi là thuyết về tính dị
hợp tử [7]. Thuyết siêu trội giải thích ưu thế lai là do sự tích luỹ các gen ở
trạng thái dị hợp tử và cũng giải thích ñược sự giảm sức sống ở các thế hệ sau
F1 là do sự tăng dần trạng thái ñồng hợp tử .
Tuy vậy thuyết chưa giải thích ñược tại sao lai ba, lai kép thường cho
năng suất và ñộ ñồng ñều kém hơn so với các giống lai ñơn mặc dù nó luôn
biểu hiện trạng thái dị hợp tử.
Thuyết tính trội
Theo thuyết này các alen trội là những alen có lợi, các alen lặn ñồng vị
của chúng là những alen có hại, ưu thế lai sinh ra do tác dụng qua lại của các
gen trội khác nhau. Cũng theo thuyết này thì con lai càng nhiều alen trội thì
ưu thế lai càng cao.
P

♀AAbb

x

♂aaBB



F1

AaBb

A>a
Trong ñó
B>b

gen trội ức chế gen lặn và (A+B) cùng quyết
ñịnh một tính trạng làm giá trị của nó tăng lên [7].

Theo Ngô Hữu Tình, 1997 người ta dựa vào tác ñộng ñơn gen ñể giải
thích hiện tượng ưu thế lai theo sơ ñồ sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


Cơ sở di truyền

TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ALEN

Các yếu tố bổ sung

TƯƠNG TÁC TRONG ALEN

các yếu tố trội


các yếu tố liên kết

tính dị hợp tử

(Jones)

(East)

(Keeble và Pellow) (Collin và Bruce)
Thuyết trội

Thuyết siêu trội
Ưu thế lai (Crow)

Thuyết cân bằng di truyền
Nhằm liên kết các giả thuyết khác nhau ñể giải thích tổng hợp sự phát
sinh ưu thế lai. Theo giả thuyết này thì mỗi cá thể sinh vật có một trạng thái
cân bằng di truyền do các gen nằm trong nhân và tế bào chất quy ñịnh. Khi
lai giữa các cá thể khác nhau thì cân bằng di truyền cũ bị phá vỡ, tạo nên một
cân bằng mới, cân bằng mới tạo ra một kiểu hình mới, hoặc tốt hơn hoặc xấu
hơn cân bằng cũ, nếu kiểu hình mới tốt hơn thì xuất hiện ưu thế lai [7].
2.4.2. Tạo dòng thuần ở ngô
2.4.2.1. Các phương pháp tạo dòng thuần
Tạo dòng thuần là một phần quan trọng của chương trình tạo giống lai.
Tuy nhiên tạo ñược dòng thuần tốt là ñiều rất khó khăn. Khi nghiên cứu hiện
tượng ưu thế lai ở ngô khả năng kết hợp của các dòng thuần ñược chọn lọc từ
quần thể ban ñầu là 0,01- 0,1%. Một số phương pháp tạo dòng thuần ñã ñược
các nhà khoa học (G.F. Sprague và S.a. Eberhart, 1955) CIMMYT, 1990 và
R.J. Saikumar, 1999 [31] ñề xướng và sử dụng như:


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


-Phương pháp chuẩn (standard method): tự phối là phương pháp chuẩn
ñược các nhà tạo giống sử dụng do Shull (1909, 1910) ñề xướng.
Tự thụ cưỡng bức là lấy phấn của cây ñó thụ phấn cho hoa cái của
chính cây ñó, qua nhiều ñời tự phối ta thu ñược dòng ñồng hợp tử gọi là dòng
thuần. Nhưng thụ phấn cưỡng bức ñã làm suy giảm sức sống của cây nghiêm
trọng vì vậy trong quá trình tạo dòng thì phải kết hợp với chọn lọc.
-Phương pháp Sib (cận phối) hoặc Fullsib cận phối giữa anh em ñồng máu
Phương pháp Sib do Stringfield (1974) ñề xuất và sử dụng ñể tạo dòng,
nhằm làm giảm mức ñộ suy thoái do tự phối gây nên nhưng lại kéo dài thời
gian chọn lọc. ðể tạo ra ñược các dòng thuần thì có khả năng kết hợp cao thì
phương pháp tự phối có ưu thế hơn so với phương pháp cận phối.
-Phương pháp chọn lọc phả hệ (Pedigree seclection)
Trong phương pháp này những cây có ñặc ñiểm tốt ñược tự phối ñể tạo
ñời dòng tiếp theo và ñược ghi chép phả hệ. Ưu ñiểm của phương pháp này
là: Chọn lọc trong một số dòng và trong một dòng có thể thực hiện ñược. Việc
tự thụ và ñánh giá dòng có thể thực hiện trong một dòng.
-Phương pháp một hốc (Single – hill method)
ðây là sự cải tiến của phương pháp chuẩn ñược ñề xuất bởi Jones và
Singleton (1934). Trong phương pháp này dòng ñời S1 và ñời tiếp theo ñược
gieo theo hốc, mỗi hốc từ 3 ñến 4 cây, thay cho gieo thành hàng như thông
thường. Những cây có ñặc ñiểm tốt sẽ ñược tự thụ ñể tạo dòng vào ñời sau.
Phương pháp này cho phép thử một số lượng lớn thế hệ con cháu của các
dòng trong cùng một không gian, nhưng lại làm giảm cơ hội chọn lọc trong
thế hệ con cháu.
-Phương pháp hỗn hợp (Bulk method)

Từ các bắp trong một ñời tự phối hỗn hợp lại gieo thành hàng tiến hành
tự thụ những cây ñược chọn. Cứ làm như vậy trong khoảng 3 ñến 5 vụ cho
ñến khi dòng ñạt ñộ ñồng hợp tử cao. Sau ñó mỗi bắp tự phối ñược ñể riêng
và gieo thành hàng như trong phương pháp chuẩn.
-Phương pháp nuôi cấy bao phấn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


×