Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Sống thử hiện nay , quan điểm và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.72 KB, 2 trang )

Thực trạng:
• Chiều ngày 25/4, hơn 40 sinh viên khóa đầu tiên của Viện Quản trị Kinh
doanh FPT (FSB thuộc ĐH FPT) tại TP HCM đã cùng bàn vấn đề “Sống
thử” với chuyên gia tư vấn tâm lý - thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu tại
sảnh tầng 4, tòa nhà CMC Plaza, 79B, Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình.Diễn
giả và sinh viên FSB HCM đã trao đổi về những quan niệm khác nhau về
sống “như vợ chồng” trước hôn nhân hay sống thử. Trong khảo sát tại chỗ,
hơn một nửa sinh viên tham gia ủng hộ việc sống thử tuy còn rụt rè chia sẻ
về bản thân đã sống thử hay chưa..“Điều này cho thấy, thế hệ trẻ ngày nay
đã mạnh dạn đối mặt với vấn đề sống thử”, thạc sĩ khẳng định.
• Một khảo sát trên mạng trực tuyến : Chỉ trong 10 ngày đã có tới 13.500 độc
giả tham gia trắc nghiệm trực tuyến trên TS với câu hỏi "Có nên sống thử".
Dù được khuyến cáo những cái lợi và hại , song vẫn có 7.600 người, chiếm
56%, đồng tình với sống thử, chỉ 36% không ủng hộ.. điểu này cho thấy
quan điểm về đạo đức, về song thử của giới trẻ ngày càng thay đổi.
• Giải thích lý do đồng tình với sống thử, bạn đọc Lê Văn Bình khẳng định
"sống chung với người bạn của mình thì mới hiểu hết tính cách nhau, có như
thế cuộc sống sau này mới tốt hơn".
• Một độc giả có nick neunhuvt22 viết: "Chỉ cần sống với người mình yêu
cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc thì cứ sống thử, không việc gì phải lo lắng cả.
Nếu không hợp thì cũng dễ dàng chia tay. Khi cưới nhau rồi thì việc chia tay
sẽ khó, nhiều ràng buộc".
• Bạn Lê Công Hoàng Giang du học sinh cũng gửi bài đến tòa soạn báo để
chia sẻ quan điểm sống chung trước hôn nhân không có gì là tồi tệ ngược lại
đó còn là những ngày hạnh phúc nhất "Có hàng vạn học sinh du học như
chúng tôi, rất nhiều đôi đã yêu, sống chung với nhau. Đa số cưới nhau, một
số ít chia tay, một số khác sau này ly hôn. Nhưng chẳng thấy ai phàn nàn về
thời gian chung sống trước hôn nhân, kể cả các bạn nữ, những người thường
bị hù dọa đừng có sống thử, chỉ có con gái là chịu thiệt thôi", độc giả này
cho hay.
Bạn Giang viết tiếp: "Chúng tôi không sống thử, mà sống thật, cùng nhau


chia cơm sẻ áo, chia sẻ trách nhiệm, lo lắng vui buồn. Vì chỉ khi đã rất yêu
nhau, cảm thấy không thể thiếu nhau, thì chúng tôi mới quyết định sống
chung mà không cần chờ ngày cưới. Ngày cưới chỉ là một thủ tục". Đồng
tình với cách nghĩ này, bạn Xa Phương (địa chỉ docbao_vn...) lý giải cho số
người sống thử không hạnh phúc là "do họ không suy nghĩ chín chắn. Thực
tế vẫn có người gia đình hạnh phúc". Bạn Phương cho rằng, không nên có


cái nhìn quá phiến diện đối với sống thử, mà phải đánh giá nó với một tình
cảm chân tình và một trái tim tỉnh táo
Nguyên nhân:
-Quan niệm của giới trẻ về hôn nhân, tình yêu ngày càng thay đổi. Họ có lối
suy nghĩ và một lối sống cởi mở hơn, phóng khoáng hơn. Nhờ vào sự du
nhập văn hóa phương Tây qua mạng internet, qua phim ảnh, báo đài…
-Một bộ phận sinh viên chọn sống thử vì cảm thấy thiếu thốn tình cảm hay
những tổn thương tinh thần mà họ đã gặp phải khiến họ muốn có người bạn
cùng chung sống để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, khó khăn, tài chính,..
-Nhiều bạn trẻ lựa chọn sống thử để thử thách tình yêu trước khi tiến đến
hôn nhân. Họ chung sống cùng nhau để trải nghiệm trước cuộc sống gia
đình, cùng những vấn đề phải đối mặt ? Nếu họ có thể vượt qua rào cản,
vượt qua thử thách thì hôn nhân của hộ chắc hẳn sẽ vững bền.
-Tâm lí tò mò, muốn thử cũng là một trong những nguyên nhân nhiều bạn
sinh viên quyết định sống thử để thỏa mãn tâm lí của mình.
Đánh giá :
Không nền nhìn việc sống thử bằng con mắt phiến diện, hãy nhìn vào cả
những mặt tích cực mà việc sống thử mang lại. Miễn sao việc sống thử là
không vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức.Đó là niềm vui, sự chia sẻ, những
thử thách mà ng sống thử sẽ được trải nghiệm
Giải pháp:
-Tuyên truyền, tổ chức các buổi ngoại khóa, giao lưu chia sẻ về sống thử, để

mọi ng có cái nhìn khách quan về sống thử
- Tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, các vấn đề nảy sinh khi sống thử để chuyện
sống thử trở nên lành mạnh, chính đáng, tránh gây những hậu quả vi phạm
đạo đức, vi phạm pháp luật như tư vấn sức khỏe sinh sản, kinh nghiệm chi
tiêu tài chính, giữ mối quan hệ hài hòa giữa 2 người..
-Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những người sống thử đã làm những
điều trái với đạo đức, pháp luật.
- Có trách nhiệm với quyết định lựa chọn sống thử của mình. Việc sống thử
dù nhằm mục đích gì cũng không vượt qua khuôn khổ đạo đức và pháp luật.



×