Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

“Diễn biến số lượng và biện pháp phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc phyllotreta striolata hại rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2014 tại gia lâm hà nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và động
viên của bạn bè và gia đình.
Với tất cả tấm lòng của mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh và Ths. Nguyễn
Hồng Anh, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho tôi
trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành khoá
luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành các thầy cô Bộ môn Côn trùng,
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả bạn bè, người thân và gia
đình đã động viên tôi, góp ý và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành khoá luận này.

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần và mức độ phổ biến loài thiên địch của bọ nhảy trên rau
họ hoa thập tự vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.Error: Reference
source not found
Bảng 4.2. Diễn biến trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata. Error: Reference
source not found
vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.......Error: Reference source not


found
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ bọ nhảy P. striolata trên 2 vụ rau họ hoa thập tự
được trồng kế tiếp nhau vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội...Error:
Reference source not found
Bảng 4.4. Mức độ gây hại phổ biến của bọ nhảy P.striolata trên một số loại rau
họ hoa thập tự vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.Error: Reference
source not found
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong P. striolata ở công thức xen
canh vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.....Error: Reference source
not found
Bảng 4.6: Kết quả sử dụng bẫy màu sắc thu bắt bọ nhảy trưởng thành
vụ xuân hè 2014 tại Thượng Cốc, Phúc Thọ, Hà NộiError: Reference source not
found
Bảng 4.7: Kết quả thu bắt bọ nhảy trưởng thành bằng bẫy màu sắc theo giai
đoạn sinh trưởng của rau cải ngọt tại Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội............Error:
Reference source not found
Bảng 4.8. Kích thước các pha phát dục của bọ đuôi kìm đen E.annulipes...Error:
Reference source not found
Bảng 4.9. Thời gian phát dục các pha của bọ đuôi kìm đen E.annulipes nuôi
iii


bằng sâu non, nhộng bọ nhảy sọc cong............Error: Reference source not found
Bảng 4.10. Số quả trứng/ổ và tỷ lệ trứng nở của bọ đuôi kìm đen E. annulipes
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11. Khả năng ăn sâu non bọ nhảy P.sitriolata của bọ đuôi kìm đen E.
annulipes ..........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.12 Khả năng ăn sâu non bọ nhảy P.sitriolata của bọ đuôi kìm đen
E.annulipes và bọ cánh cộc Paederus fuscipes curt.. Error: Reference source not
found


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Diễn biến trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata vụ xuân hè 2014
tại Đặng Xá,......................................................Error: Reference source not found
Hình 4.2: Diễn biến mật độ bọ nhảy P. striolata trên 2 vụ rau họ hoa thập tự
được trồng kế tiếp nhau vụ xuân hè 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội..Error: Reference
source not found
Hình 4.3. Sự gây hại của bọ nhảy trên một số loại rau họ hoa thập tự vụ xuân hè
2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội................Error: Reference source not found
Hình 4.4: Điều tra mật độ bọ nhảy trưởng thành tại ruộng cải bắp xen cà pháo và
ruộng độc canh cải bắp vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội..........33
Hình 4.5: Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong P. striolata ở công thức xen canh
vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.......Error: Reference source not
found
Hình 4.6 : Thu bắt bọ nhảy trưởng thành bằng bẫy màu sắc vụ xuân hè 2014 tại
Thượng Cốc, Phúc Thọ, Hà Nội.......................Error: Reference source not found
Hình 4.7: Đặt bẫy màu sắc theo giai đoạn sinh trưởng của rau cải ngọt vụ xuân
hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội...........Error: Reference source not found
Hình 4.8: Trứng bọ đuôi kìm đen E. annulipes mới đẻ. Hình 4.9: Trứng bọ đuôi
kìm đen E. annulipes sau 2 ngày ...................Error: Reference source not found
Hình 4.10: Thiếu trùng bọ đuôi kìm đen E. annulipes tuổi 1 lột xác.Hình 4.11:
Thiếu trùng bọ đuôi kìm đen E. annulipes tuổi 1mới nở có màu trắng
trong.....Error: Reference source not found
Hình 4.12: Các pha phát dục của bọ đuôi kìm đen E. annulipes E. annulipes
..........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.13: Trưởng thành đực và trưởng thành cái bọ đuôi kìm đen............Error:
Reference source not found


v


Hình 4.14. Trưởng thành bọ đuôi kìm đen E. annulipes đang vệ sinh trứngError:
Reference source not found
Hình 4.15. Tỷ lệ đực cái của bọ đuôi kìm đen E. annulipes........Error: Reference
source not found
Hình 4.16 : Thử sức ăn sâu non bọ nhảy của bọ đuôi kìm đen E. annulipes và bọ
cánh cộc Paederus fuscipes curt.......................Error: Reference source not found

vi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thay thế trong đời sống
hàng ngày của nhân dân ta. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần
thiết, như các loại vitamin và các chất khoáng khác nhau. Ngày nay, khi đời
sống nhân dân đã được cải thiện, lương thực và các thức ăn giàu đạm từng bước
được bảo đảm, thì nhu cầu về số lượng và chất lượng rau ngày càng gia tăng.
Rau trở thành một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi
thọ con người.
Bên cạnh đó rau còn đem lại giá trị kinh tế là nguồn hàng có giá trị xuất
khẩu cao. Ngoài ra nghề trồng rau còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề về xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân ở
nông thôn, giảm được số lao động thất nghiệp ở địa phương.
Rau ở nước ta rất phong phú về chủng loại. Mỗi chủng loại lại có nhiều
giống và biến chủng khác nhau, cho phép gieo trồng quanh năm trên đổng ruộng

và ở nhiều vùng sinh thái trong nước. Trong số các loại rau trồng thực phẩm thì
rau họ hoa thập tự chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước
ta, cung ứng trên 50% sản lượng rau hằng năm. Chúng được nhiều người ưa
chuộng và được trồng rộng rãi ở khắp các vùng trên cả nước. Cùng với sự
phong phú về chủng loại, sự gia tăng về diện tích, đa dạng về sinh thái cùng với sự
hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm đáp ứng nhu cầu của
thị trường, cây rau đã chịu sự phá hại ngày càng tăng của nhiều loại sâu bệnh.
Trong các loại dịch hại rau họ hoa thập tự thì bọ nhảy là loài gây hại chủ
yếu thường bắt gặp nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và ở Việt Nam, làm
ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất của cây rau họ hoa thập tự. Việc
phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của
chúng: ở pha sâu non chúng chui xuống đất và gây hại, còn pha trưởng thành
1


chúng có khả năng nhảy nhanh; việc nghiên cứu các loài thiên địch của bọ nhảy
chưa được chú trọng, thực hiện. Trên thực tế ở ngoài đồng ruộng, người nông
dân phòng trừ bọ nhảy dựa vào biện pháp hoá học là chủ yếu, việc sử dụng
thuốc hóa học tùy tiện dẫn đến hiệu quả của việc phòng chống chưa cao, độ an
toàn sản phẩm thấp và tác động mạnh đến cân bằng sinh thái.
Để phòng trừ hiệu quả một loài sâu hại nói chung, bọ nhảy nói riêng thì
trước hết phải xác định được thành phần loài gây hại, từ đó xác định loài gây hại
chủ yếu, tìm hiểu về đặc điểm sinh học và sinh thái học của chúng để tìm ra biện
pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao nhất và bền vững. Và việc xác định được kẻ thù
tự nhiên của chúng sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong công tác phòng trừ đó.
Chính vì vậy, góp phần đề xuất biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên rau nói
chung và rau họ hoa thập tự nói riêng, có hiệu quả và hợp lí hơn. Dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, tôi tiến hành thực hiện đề tài khóa luận:
“Diễn biến số lượng và biện pháp phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
Phyllotreta striolata hại rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2014 tại Gia

Lâm - Hà Nội”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ nhảy hại rau họ hoa tập tự
vụ xuân hè 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ chúng
một cách hiệu quả và bền vững.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra diễn biến số lượng bọ nhảy hại rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm,
Hà Nội.
- Thử nghiệm thu bắt bọ nhảy bằng bẫy màu sắc tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng ăn sâu non bọ nhảy của bọ
đuôi kìm đen Euborellia annulipes Lucas.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1 Vị trí phân loại của Phyllotreta striolata.
Phân loại côn trùng là yêu cầu cơ bản để nghiên cứu đặc điểm hình thái,
sinh vật học và quy luật phát sinh gây hại của chúng từ đó tìm ra biện pháp
phòng trừ hiệu quả và kịp thời.
Vị trí phân loại: Tổ chức C.A.B.I (1999) đã xác định vị trí phân loại của
P.striolata như sau:
Vị trí phân loại:
• Giới (Kingdom): Animalia
• Ngành (Phylum): Athropoda
• Lớp (Class): Insecta
• Bộ (Order): Coleoptera

• Họ( Family): Chrysomelidae
• Họ phụ(Sub family): Aticinae
• Giống(Genus): Phyllotreta
2.1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học của bọ nhảy
sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata.
Kết quả nghiên cứu của Zhang et.al. (2000), khi nuôi bọ nhảy nuôi bằng
các loại rau họ hoa thập tự khác nhau trong các điều kiện cho thấy: nuôi bọ nhảy
bằng các loại cây ký chủ khác nhau ở nhiệt độ 25 - 28 0C thì bọ nhảy nuôi bằng
các loại rau họ hoa thập tự như lá mù tạt (leaf mustard), bắp cải Trung Quốc
(Chinese cabbage), bắp cải hoa Trung Quốc (flowering Chinese cabbage), cải
xoăn (Chinese kale) có tỷ lệ sống của sâu non, tỷ lệ vũ hóa của nhộng, tuổi thọ
và khả năng đẻ của trưởng thành có sự khác nhau. Kết quả cũng cho thấy với

3


thức ăn là loài cải hoa Trung quốc (flowering Chinese cabbage) thì tỷ lệ sống
của sâu non, tỷ lệ vũ hóa của nhộng, tuổi thọ và khả năng đẻ của trưởng thành là
cao nhất và đạt trung bình từ 75-85%.
Ấu trùng và nhộng loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata ở
dưới đất có thể bị ảnh hưởng bởi đặc tính của đất, các loài thực vật hoặc cây
trồng, và các yếu tố môi trường xung quanh. Khi loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata ăn với sáu loại rau khác nhau thì thời gian phát dục của sâu non và
nhộng dao động từ 20 – 30 ngày và 5-6 ngày và không có sự khác biệt giữa các
loại rau khác nhau. Tuy nhiên, tuổi thọ của trưởng thành là dài nhất trong bắp
cải (33 ngày). Ở nhiệt độ 25 ± 1 0C, khi trưởng thành cho ăn với thức ăn là loài
cây trồng như bí ngô, dưa chuột thì tuổi thọ trung bình là khoảng 43-45 ngày
( hơn 10 ngày so với nuôi bằng cây bắp cải) (Chen và cộng sự, 1990).
Ở Đài Loan bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata xuất hiện
quanh năm nhưng mật độ cao nhất vào mùa khô (nhiệt độ thích hợp nhất cho bọ

nhảy là từ 20 - 280C. Sự gia tăng mật độ quần thể bọ nhảy bị ảnh hưởng bởi mưa
lớn hoặc mưa kéo dài và nhiệt độ cao. Qua quan sát hai thế hệ bọ nhảy trên một
vụ cải củ cho thấy: mật độ quần thể ở thế hệ thứ hai cao hơn nhiều so với thế hệ
thứ nhất, do vậy cây cải củ ở thời kỳ đầu của vụ sau thường bị hại nặng. Ở ngoài
đồng ruộng trên rau cải canh, loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata
có 7 thế hệ trong một năm, số lượng bọ nhảy bắt đầu tăng cao từ đầu tháng 4 đến
cuối tháng 5, sau đó giảm dần và lại gia tăng đỉnh cao thứ hai vào giữa tháng 9
với mật độ bọ nhảy cao gấp 2,4-2,5 lần đỉnh cao số lượng của chúng ở tháng 45. Số lượng quần thể bọ nhảy có tương quan chặt với lượng mưa và nhiệt độ. Bọ
nhảy thích gây hại cải xanh và cải củ hơn cải lá xoăn và cải trắng (Zhang et al.,
2000).
Theo Chen và cộng sự (1990) P. striolata là loại côn trùng gây hại
nghiêm trọng cải bao, cải củ xanh ngọt ở Đài Loan. Trưởng thành cái đẻ trứng

4


vào cuống lá hoặc trong đất. Đôi khi trứng được đẻ từng quả riêng lẻ nhưng
thường đẻ thành cụm từ 4-5 quả trong đất ở độ sâu 3cm.
Theo Chen và cộng sự (1991) trong điều kiện phòng thí nghiệm có 11 thế
hệ kế tiếp nhau trong một năm. Ở Đài Loan tuổi thọ của bọ nhảy trưởng thành
trong mùa thu là 40 – 52 ngày, 20 – 23 ngày vào mùa hè. Trong khoảng từ tháng
11 đến tháng 1 năm sau một thế hệ mới được hoàn thành trong vòng 60 đến 67
ngày và từ 33 – 38 ngày trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8. Bọ nhảy
P. striolata không thể sống sót trong điều kiện nhiệt độ nhỏ hơn 16 oC, chúng
phát triển mạnh ở ngưỡng nhiệt độ >20 oC. Tỷ lệ chết cao khi nhiệt độ >32 oC và
nhỏ hơn 20oC. Sự tăng trưởng của bọ nhảy bị ảnh hưởng bởi mưa lớn hoặc mưa
kéo dài và nhiệt độ cao. Qua quan sát hai thế hệ bọ nhảy trên một vụ cải củ
người ta nhận thấy: mật độ quần thể ở thế hệ thứ hai cao nhiều hơn so với thế hệ
thứ nhất, do vậy cây cải củ ở thời kỳ đầu của vụ sau bị hại nghiêm trọng.
Theo Burgess (1981), ở Canada, thiệt hại lớn nhất đối với cây cải lá là do

bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata trưởng thành qua đông rồi gây hại trên cây
cải giống vào mùa xuân. Sự di chuyển của trưởng thành bằng phương thức bay,
nhảy đã chuyển từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng khác một
cách nhanh chóng. Hoạt động ăn của trưởng thành diễn ra mạnh nhất khi gặp
thời tiết thuận lợi: nắng ấm, hanh và khô.
Ở miền tây Canada, bọ nhảy là một trong những loài côn trùng nguy hiểm
và gây thiệt hại kinh tế nhất của cải dầu. Chúng xuất hiện bắt đầu với giai đoạn
đầu tiên của thời tiết ấm áp vào tháng 4 và tháng 5. Xuất hiện cao điểm của bọ
nhảy xảy ra khi nhiệt độ mặt đất đạt 150C. Bọ nhảy trưởng thành ban đầu ăn cỏ
và bay đến cây cải dầu vừa được thu hoạch khi ban ngày nhiệt độ vượt quá
140C. Cá thể cái đẻ trứng, thường đơn lẻ hoặc theo cụm của hai hoặc bốn, hoặc
lên đến 25 qủa trong đất. Trứng cùa chúng màu trắng, sâu non sống trong đất và
ăn rễ của cây ký chủ, phần thân dưới mặt đất. Thế hệ tiếp theo của bọ nhảy
trưởng thành xuất hiện từ cuối tháng 7 đến tháng 10.
5


Bọ nhảy trưởng thành ăn mặt trên của lá cây cải dầu tạo ra những lỗ thủng
li ti trên lá. Cây cải dầu dễ bị tổn thương nhất đối với giai đoạn hai lá mầm, ở
giai đoạn cây con sớm có thể gây ra làm chết cây giống, cây kém phát triển và
sự trưởng thành không đồng đều làm giảm năng suất. (Juliana J. Soroka và Bob
Elliott, 2011).
2.1.3. Những kết quả trong phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. Striolata.
Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu bệnh
Theo Lamb et al., (1993) một số dòng cải dầu Brassica napus có tính
kháng với bọ nhảy rất cao như L19, M12 và đã được sử dụng phổ biến trong sản
xuất ở Manitoba, Canada.
Một số giống súp lơ được lai tạo có khả năng chống bọ nhảy rất cao,
ngược lại một số giống rất mẫn cảm với bọ nhảy như giống Broc 5 và giống
Gossy.

Theo Palaniswamy et al., (1992) bọ nhảy Phyllotreta sp. có tính lựa chọn
cây kí chủ rất cao. Mật độ bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius. cao nhất ở
loài Brassica oleracea trong số 9 loài thực vật được theo dõi trong phòng và
ngoài đồng ruộng. Dựa vào đặc tính này để sử dụng loài Brassica oleracea làm
bẫy cây trồng phòng bọ nhảy rất có hiệu quả. Dẫn theo Hồ Thị Xuân Hương
(2004).
Biện pháp vật lý, kỹ thuật trồng trọt
Liu et al (1995) chỉ rõ sử dụng loại bẫy dính để thu thập làm giảm số
lượng côn trùng hại trên cánh đồng họ thập tự ở Guangxi, China.
Eddy (1938) cho rằng việc dọn sạch những tàn dư sau thu hoạch cũng góp
phần ngăn chặn sự tái sinh sản của bọ nhảy trên đồng ruộng. Vun xới đúng thời
điểm, đúng kỹ thuật cũng là một trong những biện pháp làm giảm số lượng sâu
non bọ nhảy trên đồng ruộng, lại không gây ô nhiễm môi trường sống. Dẫn theo
Vũ Thị Hiển (2002).

6


Ngoài ra, việc sử dụng lưới chắn để khống chế số lượng bọ nhảy hại cây
con giống họ cải đã được Palaniswamy và cộng sự (1992) tiến hành có hiệu quả
cao ở Canada.
Biện pháp sinh học
Hiệu quả của biện pháp phòng trừ sinh học đối với bọ nhảy Phyllotreta
sp. vẫn còn hạn chế. Một số loài côn trùng, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn,.. đã
được nghiên cứu sử dụng làm giảm mật độ bọ nhảy trên đồng ruộng.
Theo Soroka upubl (2011), ong bản địa Microctonus vittatus Muesebeck
là một ký sinh phổ biến của bọ nhảy trưởng thành. Một loài ong bắp cày bản địa
khác và tuyến trùng ký sinh chỉ cung cấp kiểm soát hạn chế của bọ nhảy
Townesilitis bicolor (Wesmael). Ở trung tâm châu Âu một con ong braconid
phát hiện, đã được tìm thấy ký sinh lên đến 50% bọ nhảy P. crucifer. Ong này

được nhập khẩu và nhân nuôi tại Manitoba trong giai đoạn 1978-1983 nhưng
không thành công trong quá trình nhân nuôi.
Theo Eddy (1938) Braconid Perilitus epitricis là loại côn trùng ký sinh bọ
nhảy P.striolata trưởng thành nhưng số lượng loài này không nhiều.
Theo Butt J.M và cộng sự (1994) nấm Metarhizium anisopliae và
Beauveria bassiana với nồng độ 1010 bào tử/ml có tác dụng tiêu diệt côn trùng
hại rau họ hoa thập tự sau phun 5 ngày, tuy nhiên hiệu lực trừ sâu của nấm
không cao.
Biện pháp hóa học
Các biện pháp chủ yếu của kiểm soát bọ nhảy ở miền tây Canada đã, đang
và tiếp tục là hóa học. Vì bọ cánh cứng trời xuất hiện vào đầu mùa xuân và có
thể di chuyển vào các lĩnh vực cây cải dầu nhanh chóng, thuốc trừ sâu- điều trị
với hạt giống là phương tiện hiệu quả nhất để kiểm soát bọ nhảy. Từ năm 2001,
tất cả các phương pháp điều trị hạt giống đăng ký kiểm soát bọ nhảy ở Canada
có chứa thuốc trừ sâu Neonicotinoid do lớp thuốc trừ sâu này có tác dụng ức chế
sự dẫn truyền thần kinh của côn trùng.
7


Một nghiên cứu của Soroka et al. (2008) thấy rằng trong nhiều năm qua
nhờ thuốc trừ sâu Neonicotinoid, nhà sản xuất có thể giảm được một phần ba
sản lượng hạt giống trong vụ tiếp theo.
Theo Ruth Harad et al (2001) sử dụng thuốc hoá học vẫn là biện pháp
phòng trừ bọ nhảy nhanh chóng và hữu hiệu nhất.
Theo Reed và Byers và cộng sự (1981) sử dụng thuốc trừ sâu dạng hạt xử
lý đất như Diazinon trước khi gieo hạt cải đã làm giảm nhẹ mức độ gây hại của
bọ nhảy trưởng thành đối với việc sử dụng loại thuốc phun lên mặt luống. Dẫn
theo Hồ Thị Xuân Hương (2004).
Phòng trừ tổng hợp
Dịch chiết Methanolic từ hạt xoan Ấn Độ đã được sử dụng nghiên cứu

phòng trừ sâu hại đậu đỏ. Dịch chiết này phun định kỳ 1tuần/lần từ khi nảy mầm
đến khi thu hoạch. Kết quả là dịch chiết này cho hiệu lực trừ sâu cao đối với sâu
cuốn lá, hiệu lực trừ sâu trung bình đố với dòi đục lá, hiệu lực thấp đối với bọ
nhảy và bọ trĩ. Dẫn theo Vũ Thị Hiển (2002).
Shamiyeh et al (1993) chỉ rõ xử lý thuốc trừ sâu hoá học xen kẽ với
Bacillus thuringiensis ssp để phòng trừ Phyllotreta striolata Fabricius. trên cây
cải bắp và súp lơ ở Tennessee, Mỹ, đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Theo Burgess et al., (1977), Allyl isothyocyanate là một loại dầu thực vật
triết tách từ cây cải mù tạc đã được nghiên cứu sử dụng để làm giảm mật độ bọ
nhảy trên đồng ruộng.
2.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ đuôi kìm đen
Euborellia annulipes Lucas .
Thành phần loài bọ đuôi kìm khá phong phú và phân bố rộng khắp thế
giới, theo Essig (1942) loài được xác định sớm nhất tại California (Mỹ) là loài
bọ đuôi kìm Euborellia annulipes.
Mô tả đặc điểm hình thái, sinh vật học của các loài bọ đuôi kìm bắt mồi
đã được nhiều nhà khoa học công bố.
8


Theo Bharadwaj (1966) trưởng thành loài bọ đuôi kìm E. annulipes màu
nâu sẫm, cánh tiêu biến. Chân thường nhạt màu, có một vân tối màu ở khoảng
giữa của xương đùi và xương chày ở mỗi chân. Trưởng thành thường có 16 đốt
râu đầu. Các vân tối màu ở chân có thể thấy dễ dàng và là cơ sở cho tên gọi
chung bằng tiếng Anh (Ring-legged). Đuôi kìm của trưởng thành có thể được sử
dụng để phân biệt giới tính. Ở con đực đuôi kìm cong hơn, gọng kìm bên phải
cong mạnh vào phía trong ở phần đầu mút.
Theo Bharadwaj (1966) việc phân biệt tuổi thiếu trùng bọ đuôi kìm E.
annulipes căn cứ vào chiều dài, chiều rộng cơ thể, chiều dài và chiều rộng của
mảnh ngực, tổng số đốt râu đầu, và số lượng các đốt trong “vùng giữa” râu, mặc

dù có một số lượng đáng kể các cá thể không tuân theo quy luật rõ ràng.
Khi nghiên cứu bọ đuôi kìm bắt mồi E. annulipes trong điều kiện nhà kính
Neiswander (1944) đã đưa ra kết quả vòng đời trung bình là 73 ngày, bọ đuôi kìm
bắt mồi E. annulipes tồn tại trong suốt cả năm ở các giai đoạn khác nhau.
Theo Richard Leung (2004) thiếu trùng có hình dạng rất giống với trưởng
thành, khác nhau chủ yếu về kích thước và chưa có cánh. Đầu và bụng có màu
nâu sẫm. Mảnh ngực của loài E. annulipes thường hơi xám hay vàng nâu. Chân
có màu trắng, với một vòng tối quanh đốt đùi. Đôi gọng kìm dài trung bình và
hơi cong.
Langston và Powell (1975) nghiên cứu về quần thể của loài E. annulipes
ở Bắc Mỹ cho thấy trứng hình cầu, đường kính khoảng 1,25 mm. Tập tính đẻ
trứng thường xảy ra vào ban đêm và trung bình là 53 quả/ổ, một số đẻ được 4 ổ
trứng liên tiếp trong khi Neiswander (1944) cho rằng thường một ổ trứng được
đẻ trong một khoảng thời gian khoảng 3 ngày. Thời gian phát dục trứng của loài
bọ đuôi kìm bắt mồi E. annulipes 6-17 ngày ở điều kiện nhiệt độ 20-30 0C. Con
cái bảo vệ trứng cho đến khi nở, và nếu trứng bị phân tán chúng sẽ thu gom lại
thành ổ và luôn quanh quẩn bên ổ trứng. Bọ đuôi kìm mẹ liên tục xử lý trứng để
giữ sạch trứng. Nếu một quả trứng bị vỡ hoặc không nở, bọ đuôi kìm mẹ sẽ ăn
9


trứng đó. Bọ đuôi kìm mẹ chăm sóc cho đến khi tất cả những quả trứng nở hết
(Langston và Powell, 1975).
Theo Hoffman (1987) bọ đuôi kìm E. annulipes là loài hoạt động về đêm.
Giao phối diễn ra 1-2 ngày sau khi lột xác hóa trưởng thành, và thời kỳ tiền để
trứng khoảng 10-15 ngày sau khi giao phối lần đầu. Trưởng thành tạo một ổ nhỏ
trong đất để đẻ trứng và trứng được đẻ gọn thành ổ. Con cái chuẩn bị ổ trước khi
đẻ trứng, chúng bảo vệ các ổ trứng khỏi những sinh vật khác xâm nhập; chúng
làm sạch và di dời trứng nếu cần thiết. Hoạt động chăm sóc giảm ngay sau khi
thiếu trùng nở và không còn sau khoảng 10 ngày. Những con cái sẽ không chấp

nhận sự hiện diện của thiếu trùng là con của mình một khi nó bắt đầu đẻ ổ trứng
tiếp theo.
2.2. Nghiên cứu trong nước
2.2.1 Một số nghiên cứu về hình thái và gây hại của bọ nhảy sọc cong vỏ
lạc P. striolata.
Bọ nhảy Phyllotreta striolata gây hại trên 19 loại cây trồng thuộc 8 họ
cây trồng (họ hoa thập tự, họ cà, họ đậu, họ bầu bí...) trong đó chúng ưa thích
nhất là họ hoa thập tự. Khi không có rau họ hoa thập tự , bọ nhảy ăn các loại cây
dại của họ này (Giáo trình Côn trùng nông nghiệp, 2005).
Theo Vũ Thị Hiển (2002) tiến hành điều tra từ tháng 2 đến tháng 4/ 2001
trên 50 ruộng sản xuất của nông dân, thuộc 5 xã vùng Gia Lâm – Hà Nội cho
thấy: Tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cải ngọt ở thời điểm này có 7 loài
(thuộc 5 họ và 3 bộ) gây hại chủ yếu trên đồng ruộng. Trong đó mức độ bắt gặp
lớn nhất và gây hại nghiêm trọng nhất là bọ nhảy Phyllotreta striolata.
Qua kết quả điều tra cơ bản của chi cục BVTV Hà Nội năm 2002, trên
cây rau họ hoa thập tự ở Hà Nội xuất hiện 8 đối tượng gây hại chính là: sâu tơ
Plutella xylostella, sâu khoang Spodiptreta litura, sâu xanh bướm trắng Pieris
rapae, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata, rệp muội Brevicoryne
brassicae, sâu đo xanh Plusia eriosoma, sâu xám Agrotis ypsilon.
10


Trong các loại sâu hại trên thì sâu tơ Plutella xylostella, bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc Phyllotreta striolata là đối tượng quan trọng thường xuyên xuất hiện và
gây hại trên rau họ hoa thập tự ở Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước khác
trên thế giới. Bọ nhảy thuộc họ ánh kim Chrysomelidae bộ cánh cứng
Coleoptera, chúng gây hại cho rau ở cả 2 pha phát dục: sâu non và trưởng thành.
Theo Hồ Khắc Tín và cộng sự (1980), bọ nhảy trưởng thành có kích thước
cơ thể dài 1.8 – 2.4mm, hình bầu dục, toàn thân đen bóng. Trên cánh có 2 vân
sọc hình củ lạc màu trắng.

Sâu non có 3 tuổi, đẫy sức hình ống tròn dài 4mm, màu vàng nhạt. Có 3
đôi chân ngược phát triển. Các đốt đều có u lông, trên u lông có các lông nhỏ.
Nhộng hình bầu dục dài khoảng 2mm, màu vàng nhạt, mần cánh và mần
chân sau rất dài. Đốt cuối cùng có 2 gai lồi.
Trứng được đẻ ngay trên cây sát mặt đất, hình dục dài 3mm màu vàng
sữa, trong điều kiện nhiệt độ khoảng 26oC trứng phát dục khoảng 4 đến 8 ngày
2.2.2 Một số nghiên cứu về sinh học và sinh thái học của bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc P. Striolata.
Nghiên cứu về một số các đặc điểm sinh học của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata cũng đã được quan tâm nghiên cứu bởi một số tác giả như theo kết
quả nghiên cứu của Hồ Khắc Tín và cộng sự thì loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P.
striolata là đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên rau họ hoa thập tự ở Việt Nam
cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Chúng gây hại cho rau ở cả hai pha phát
dục là pha sâu non và trưởng thành. Thời gian sống của trưởng thành bọ nhảy rất
dài, có thể tới 1 năm. Quy luật phát sinh gây hại của bọ nhảy có liên quan trực
tiếp với một số yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa. Nhiệt độ dưới 10 0C và
trên 340C là khoảng nhiệt độ mà bọ nhảy này ít hoạt động và thường tìm nơi ẩn
náu. Độ ẩm không khí dưới 80% sẽ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng, số lượng
trứng đẻ và tỷ lệ sống của sâu non. Lượng mưa nhiều sẽ làm bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc P. striolata đẻ ít, tỷ lệ nở của trứng và tỷ lệ sâu non sống sót đều thấp.
11


Trong điều kiện nhiệt độ 26oC trưởng thành loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P.
striolata phát dục từ 4 - 8 ngày. Do trưởng thành bọ nhảy sống lâu và thời gian
đẻ trứng kéo dài nên không tạo thành lứa rõ rệt. Hàng năm chúng phá hoại nhiều
trên cây vụ đông từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau nhưng gây thiệt hại nặng nhất
vào tháng 2 đến tháng 3 (Hồ Khắc Tín, 1980).
Hồ Thị Xuân Hương (2004), nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài bọ
nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata cho thấy: Ở điều kiện 25 0C, vòng đời của bọ

nhảy P. striolata Fabr. trung bình là 46,5 ±1,53 ngày, trong đó thời gian phát
dục của trứng trung bình là 5,53 ± 0,54 ngày, thời gian phát dục của sâu non
trung bình là 22,5 ± 0,67 ngày, thời gian phát dục của nhộng trung bình là 5,87 ±
0,46 ngày, thời gian phát dục của giai đoạn tiền đẻ trứng trung bình là 12,6 ±
1,00 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình là 64,3 ± 7,11 ngày, tuổi thọ
của trưởng thành đực trung bình là 36,43 ± 5,49 ngày. Ở điều kiện 27,3 0C, vòng
đời của bọ nhảy trung bình là 33,4 ±3,35 ngày, trong đó thời gian phát dục của
trứng trung bình là 4,9 ± 0,2 ngày, thời gian phát dục của sâu non trung bình là
12,1 ± 0,62 ngày, thời gian phát dục của nhộng trung bình là 5,37 ± 0,33 ngày,
thời gian phát dục của giai đoạn tiền đẻ trứng trung bình là 11,13 ± 0,66 ngày.
Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình là 67,4 ± 6,16 ngày, tuổi thọ của trưởng
thành đực trung bình là 41,67 ± 7,46 ngày. Ở 30 0C, vòng đời của bọ nhảy trung
bình là 38,4 ±1,23 ngày, trong đó thời gian phát dục của trứng trung bình là 4,53
± 0,42 ngày, thời gian phát dục của sâu non trung bình là 17,53 ± 0,64 ngày, thời
gian phát dục của nhộng trung bình là 4,93 ± 0,28 ngày, thời gian phát dục của
giai đoạn tiền đẻ trứng trung bình là 11,4 ± 0,74 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành
cái trung bình là 64,07 ± 6,41 ngày, tuổi thọ của trưởng thành đực trung bình là
45,33 ± 5,18 ngày.
Trưởng thành bọ nhảy ăn lá tạo thành những lỗ nhỏ li ti hình bầu dục, với
những lá dày thì trưởng thành chỉ ăn thịt lá và để lại phần biểu bì. Đối với cây để giống
thì ngoài cắn lá còn cắn bề mặt quả, núm quả, bọ nhảy trưởng thành thích ăn lộc non
12


của cây. Thời kỳ cây con mới chui ra khỏi mặt đất nếu bị hại sẽ không sinh trưởng
được. Trưởng thành cũng có thể ăn cả bộ pận dưới mặt đất. Sâu non sống trong đất,
chuyên hại ở vỏ rễ và tạo thành đường ngoằn nghoèo trên rễ chính, gây khô héo, như
cây củ cải khi bị hại thì bề mặt củ có nhiều vết đen và thối, đối với cây cải trắng bọ
nhảy còn có thể truyền bệnh thối rữa (Giáo trình Côn trùng nông nghiệp, 2005).
2.2.3. Các biện pháp phòng chống bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. Striolata gây

hại trên rau họ hoa thập tự.
Biện pháp vật lý và kỹ thuật trồng trọt
Biện pháp luân canh có hiệu quả cao trong việc phòng chống bọ nhảy và
sâu non gây hại. Khi tiến hành làm đất ướt, việc xử lý đất cho hiệu quả cao hơn
hẳn so với cách làm đất của nông dân (Hồ Thị Xuân Hương, 2004).
Theo Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2002), bọ nhảy chủ yếu gây hại trên
cây rau họ hoa thập tự, việc dọn sạch tàn dư, luân canh cây trồng hợp lý là biện
pháp phòng trừ bọ nhảy hiệu quả cao đồng thời giảm được chi phí bảo vệ thực
vật, giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là giảm được tồn dư thuốc trừ sâu trong
sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Thị Kim Oanh
(2011) cho thấy loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P. striolata) là loài gây hại chủ
yếu trên các loại rau họ hoa thập tự. Việc nghiên cứu diễn biến phát sinh là cơ
sở cho việc đề xuất biện pháp phòng chống thích hợp nhằm hạn chế tác hại của
bọ nhảy là yêu cầu cấp thiết của sản xuất rau hiện nay. Phương pháp tưới rãnh
ẩm liên tục đã hạn chế mật độ bọ nhảy thấp hơn so với biện pháp tưới ẩm bằng
ô doa. Biện pháp làm rào chắn nilon đã có tác dụng khống chế mật độ bọ nhảy
tương đương biện pháp hóa học.
Biện pháp sinh học
Ở nước ta thu thập và phân lập, tuyển chọn được 28 chủng: 10 chủng
Bauveria bassiana, 18 chủng Metarhizium anisopliae trên các loài sâu hại khác
nhau ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
13


Từ năm 1992, Phạm Thị Thuỳ và các cộng sự thuộc Viện Bảo vệ thực vật
đã phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủng Metarhizium sp. thuộc 2 loại
Metarhizium anisopliae và Metarhizium flavoviride để phòng trừ các loại sâu bọ
hại cây nông, lâm nghiệp bằng phương pháp phun trực tiếp bào tử Metarhizium
sp. trên đồng ruộng.

Theo Hồ Thị Xuân Hương (2004), thuốc sinh học Delfin WG và Crymax
35WP tuy hiệu lực ngay sau khi phun không cao nhưng hiệu lực của thuốc sinh
học mang tính tích lũy, không làm giảm quần thể kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy
trên đồng ruộng.
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Phú Long (2011) cho thấy chế phẩm
Metavina 10DP có khả năng phòng trừ bọ nhảy, nhất là đối với pha sâu non và
nhộng trong đất.
Vừa qua trung tâm sinh học (Bảo vệ thực vật) đã sản xuất được 2355kg
Bauveria bassiana và 3275 kg Metarhizium anisopliae sử dụng trừ sâu keo da
láng, sâu khoang ăn lá đậu tương và sâu xanh đục quả đậu xanh với hiệu quả là
68.2 - 72.3% (Bauveria bassiana ), 69.3 - 75.1% (Metarhizium anisopliae ), trừ
bọ dừa đạt 63.63 - 82.42 % (Metarhizium anisopliae). Đã đăng ký được 2 chế
phẩm vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam.
Kết quả ứng dụng chế phẩm Metarhizium Anisoplie và Beauveria Basiana
phòng trừ một số sau hại rau họ hoa thập tự tại Hải Phòng vừa qua cho thấy chế
phẩm Metarhizium anisopliae có hiệu quả trừ Bọ nhảy và Rệp muội (bộ Cánh
cứng và bộ Cánh đều) cao hơn so với chế phẩm Beauveria bassiana và hỗn hợp
hai chế phẩm. Chế phẩm Beauveria bassiana có hiệu quả trừ sâu tơ, sâu khoang,
sâu xanh (bộ cánh vảy) cao hơn so với chế phẩm Metarhizium anisopliae và
hỗn hợp hai chế phẩm.
Việc sử dụng chế phẩm NPV, V-Bt trừ một số đối tượng sâu hại rau như
sâu xanh, sâu keo da láng, sâu tơ đã hạn chế được từ 50 – 70% quần thể sâu hại
trên đồn ruộng (Hoàng Thị Việt và ctv, 1999).
14


Biện pháp hoá học
Ở Việt Nam từ trước tới nay, biện pháp chủ yếu để phòng trừ bọ nhảy
sọc cong vỏ lạc P. striolata là biện pháp hoá học. Trong những năm gần
đây một số biện pháp khác phòng trừ khác cũng đã được áp dụng nhưng hiệu

lực phòng trừ còn nhiều hạn chế.
Các kết quả khảo nghiệm hiệu lực trừ bọ nhảy của một số thuốc như
Regent 800WG với nồng độ sử dụng là 0.01% có hiệu lực trừ bọ nhảy cao nhất
98.2% tại thời điểm sau phun 5-7 ngày, tiếp đến là Padan 95SP với nồng độ
0.25% (hiệu lực 86.2-88.2%), thuốc trừ sâu sinh học Delfin WG nồng độ
0.1% cho hiệu lực thấp dưới 50% đồng thời thuộc này có thời gian tác động
ngắn. (Đường Hồng Dật, 1979). Dẫn theo Lưu Thị Hằng (2011).
Theo Vũ Thị Hiển (2002) khi điều tra nghiên cứu trên rau ở vùng
Gia Lâm - Hà Nội vụ đông năm 2001 cho thấy người nông dân đã sử
dụng 11 loại thuốc khác nhau để phòng trừ loài bọ nhảy sọc cong củ lạc P.
striolata hại cải ngọt, trong đó không có một loại thuốc nào là thuốc trừ sâu
sinh học. Các thuốc có mức sử dụng cao là Filitox, Shachongdan và Sherpa.
Bên cạnh đó một số thuốc có đọ độc cao, khó phân hủy đã được cấm hoặc hạn
chế sử dụng trên rau như Filitox, Regent, Bassa. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa
ra kết quả thử nghiệm chế phẩm Beauveria, tuy nhiên hiệu lực phòng
trừ của chế phẩm này không có tác dụng đối với sâu non bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc P. Striolata.
Theo Lê Thị Kim Oanh (2003), kết quả khảo sát hiệu lực trừ bọ nhảy
ngoài đồng ruộng của một số thuốc hóa học cho thấy giữa pha sâu non và
trưởng thành không nên sử dụng cùn một loại thuốc. Với pha sâu non nên sử
dụng Vibasua 10H hoặc Sevin 85WP, còn đối với trưởng thành bọ nhảy sử
dụng Padan 95SP cho hiệu lực phòng trừ cao.
Theo Hồ Thị Xuân Hương ( 2004), thuốc Pycythrin 5EC, Vithadan
95WP là những loại thuốc có hiệu lực trừ bọ nhảy tương đối cao, có tính phân
15


giải nhanh, là loại thuốc độc nhóm II nên khuyến cáo sử dụng để thay thế dần
các thuốc độc mà nông dân thường sử dụng để trừ bọ nhảy như: Cyclodan
35EC, Marshal 200SC). Thuốc sinh học Delfin WG và Crymax 35WP tuy hiệu

lực ngay sau khi phun không cao nhưng hiệu lực của thuốc sinh học mang tính
tích lũy, không làm giảm quần thể kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy trên đồng ruộng.
2.2.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ đuôi kìm đen
Euborellia annulipes Lucas .
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1967-1968, Viện BVTV ghi
nhận có 5 loài bọ đuôi kìm ở miền Bắc. Kết quả nghiên cứu thành phần, vai trò
của tập đoàn thiên địch thu được trên một số cây trồng theo các mẫu vật thu
được từ năm 1996-1999 (Phạm Văn Lầm, 1999) không có loài nào thuộc bộ
cánh da (Dermaptera).
Nguyễn Đức Tùng và Nguyễn Thanh Thảo (2010), nghiên cứu về ảnh
hưởng của hai loại thức ăn nhân tạo (thức ăn chó và mèo) tới kích thước và một
số đặc điểm sinh vật học khá chi tiết của bọ đuôi kìm đen Euborellia annulata.
Kết quả cho thấy hai loại thức ăn này không ảnh hưởng tới kích thước của bọ
đuôi kìm E. annulata. Kích thước các pha trứng là 1,25 mm, tuổi 1 là 3,897 mm,
tuổi 2 là 5,86 mm, tuổi 3 là 8,76 mm, tuổi 4 là 11,75 mm, trưởng thành đực là
11,11 mm và trưởng thành cái 12,15 mm khi nuôi bằng thức ăn cho mèo. Thời
gian phát dục của bọ đuôi kìm bắt mồi E. annulata khi nuôi bằng thức ăn cho
chó ngắn hơn rõ rệt so với thức ăn mèo. Vòng đời khi nuôi bằng thức ăn chó là
56,07±6,27 ngày ngắn hơn khi nuôi bằng thức ăn mèo (72,22±5,92 ngày). Bọ
đuôi kìm bắt mồi cái đẻ 387,55±18,48 trứng khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp
cho chó, đẻ nhiều hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp cho mèo
(273,40±10,91 trứng).
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Xuân Phong và Trương Xuân Lam
(2010), Bộ đuôi kìm đen Euborellia annulipes có khả năng ăn cả ssau tơ, sâu
khoang và rệp rau. Con trưởng thành ăn 58.56 rệp rau/ngày; 28.0 sâu tơ tuổi 116


2/ngày; 22.78 saaukhoang tuổi 1-2/ngày. Vòng đời của Euborellia annulipes
nuôi bằng rệp xám trung bình 51.22 ngày (trong điều kiện nhiệt độ 30.1 0C, ẩm
độ 75.5%). Tuổi thọ của con cái và con đực tương ứng là 125.45 và 58.39 ngày.

Số quả trứng/ổ của bọ đuôi kìm đen nuổi ở điều kiện phòng (nhiệt độ 30.1 0C, ẩm
độ 75.5%) đẻ trung bình 46.81% trứng/ổ và tỷ lệ trứng nở trung bình là 84.26%.
Trong điều kiện tự nhiên bọ đuôi kìm bắt mồi tồn tại trên đồng ruộng nhưng mật
độ không cao. Trong nhà lưới thả bọ đuôi kìm đen với mật độ 2 con/m 2 có thể
khống chế hiệu quả sâu khoang và sâu tơ hại rau.

17


PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bọ nhảy hại rau họ hoa thập tự và thiên địch của chúng trong đó tập trung
nghiên cứu loài bọ đuôi kìm đen E. annulipes.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các loại rau thuộc họ hoa thập tự được trồng trong vụ xuân hè 2014 tại
vùng nghiên cứu.
- Dụng cụ nghiên cứu:
- Thu bắt trưởng thành bằng vợt, ống hút.
- Dụng cụ thu bắt sâu non bọ nhảy trong đất.
- Kính lúp lông, bút lông, panh, đĩa petri, hộp nuôi sâu.
- Chậu trồng cây.
- Bút và sổ ghi chép.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Những nghiên cứu trong phòng được tiến hành tại phòng nuôi sâu bán tự
nhiên bộ môn Côn trùng, Trường ĐHNN HN.
Điều tra ngoài đồng ruộng được thực hiện tại các cánh đồng trồng rau
họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội.

Đặt bấy dính mầu sắc để thu bắt trưởng thành được thực hiện tại Phúc
Sơn, Hà Nội.
Việc giám định phân loại mẫu dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và
các thầy cô trong bộ môn Côn trùng , khoa Nông học ,Trường ĐHNN HN.

16


3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong vụ xuân hè năm 2014 từ tháng 1 đến tháng 6
năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra diễn biến số lượng bọ nhảy hại rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm,
Hà Nội.
- Thử nghiệm thu bắt bọ nhảy bằng bẫy màu sắc tại Phúc Sơn, Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng ăn sâu non bọ nhảy của bọ
đuôi kìm đen Euborellia annulipes Lucas.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, xác định thành phần thiên địch của bọ nhảy
trên rau họ hoa thập tự.
Sử dụng phương pháp điều tra chung sâu bệnh hại do cục BVTV (QCVN
01-38 : 2010/BNNPTNT) quy định. Việc điều tra được tiến hành 7 ngày 1 lần.
Thu bằng vợt và bắt bằng tay thiên địch trên rau họ hoa thập tự. Toàn bộ mẫu
thiên địch của bọ nhảy trên ruộng rau họ hoa thập tự bắt gặp trong quá trình điều
tra được cho vào túi nilon miệng kín sau đó ngâm vào cồn 70 0, các mẫu nghi là
thiên địch của bọ nhảy tiếp tục nuôi trong phòng tự nhiên và cho ăn thử sâu non
bọ nhảy việc giám định dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Côn trùng. Các
thông tin được ghi chép lại một cách đầy đủ và chính xác ngày điều tra, địa điểm
điều tra, tên thiên địch. Từ đó xác định được thành phần, độ thường gặp các loài
thiên địch của bọ nhảy qua các kỳ điều tra.

Chỉ tiêu theo dõi:
Tổng số điểm có loài thiên địch
Độ thường gặp (OD) (%) =

x 100

Tổng số điểm điều tra
Mức độ phổ biến được đánh giá theo độ thường gặp của thiên địch của bọ
nhảy trên rau họ hoa thập tự như sau:

17


×