Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.23 KB, 126 trang )

1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm
không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ trương hiện
nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng
hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần cho xuất khẩu.
Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng
và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là
nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 châu á và ở vị trí
hàng đầu khu vực đông nam châu á. Hiện nay nước ta đang có gần 23 triệu
đầu lợn, bình quân tốc độ tăng hàng năm là 3,9%, đảm bảo cung cấp 80% sản
phẩm thịt cho thị trường nội địa và một phần cho xuất khẩu. Kế hoạch đến
năm 2010, Việt Nam sẽ có 25 triệu đầu lợn và sẽ đạt sản lượng 2 triệu tấn thịt,
chiếm tỷ trọng trên 30% tổng thu nhập của ngành nông nghiệp ( Trích theo
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3]).
Yên Định là huyện đồng bằng cuả tỉnh Thanh Hóa, sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, thực hiện mục tiêu Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ chương của Đảng
và Nhà nước, Yên Định đã tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu trong nông
nghiệp, ngành chăn nuôi từng bước đã có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn,
đưa giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất góp phần làm thay đổi bộ
mặt kinh tế nông thôn. Trong những năm qua tốc độ phát triển chăn nuôi đạt
1
khá cao 18,5%, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đến năm
2007 của huyện là 39,5%, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Yên Định (2006) [34]


Với địa hình thuận lợi, chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp, đặc
biệt địa bàn huyện có Công ty sản xuất giống lợn của tỉnh, nên chăn nuôi lợn
phát triển mạnh mẽ. Mấy năm gần đây Yên Định là huyện điển hình của tỉnh
trong phong trào chăn nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn ngoại theo mô hình
trang trại. Năm 2007, tổng số đầu lợn của huyện là 71.000 con, kế hoạch đến
năm 2010 sẽ là 120.000 con chiếm 6% tổng kế hoạch phát triển chăn nuôi đàn
lợn của tỉnh. Mô hình chăn nuôi trang trại ngày càng được nhân rộng. Năm
2005, toàn huyện có 49 trang trại chăn nuôi lợn, đến năm 2007 là 95 trang trại
và kế hoạch đến năm 2010 sẽ là 168 trang trại. Quy mô cũng ngày càng được
mở rộng, đã có trang trại nuôi từ 80 – 100 nái ngoại.
Chăn nuôi lợn là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của huyện.
Theo kế hoạch đề ra đến, năm 2010 tổng đàn lợn sẽ tăng 49.000 con so với
năm 2007 (chiếm 69%). Chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại với quy mô
lớn với những con giống cho năng xuất chất lượng sản phẩm cao là hướng đi
chính trong sản xuất chăn nuôi của huyện thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn thành
ngành sản xuất hàng hóa thực sự trong những năm tiếp theo.
Với sự đầu tư khá lớn về con giống, kỹ thuật, vốn, xây dựng chuồng
trại nhưng hiện nay vẫn tồn tại hai kiểu chuồng nuôi là chuồng nền và chuồng
sàn. Bên cạnh đó dịch bệnh ở đàn lợn vẫn xảy ra thường xuyên, trong đó hội
chứng tiêu chảy với đặc điểm dịch tễ hết sức phức tạp, đã và đang gây nên
những thiệt hại to lớn, làm giảm năng xuất và chất lượng sản phẩm vật nuôi.
Bệnh thường xuất hiện khi gia súc chuyển vùng, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng không hợp lý, thức ăn kém phẩm chất, do bội nhiễm vi khuẩn E. Coli,
Salmonella ...trong đó những bất lợi của điều kiện ngoại cảnh là yếu tố mở
đường, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh
2
Để đánh giá tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong kiểu
chuồng nền và chuồng sàn, giảm tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết, có biện pháp phòng
bệnh thích hợp, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong

chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn theo: lứa tuổi, mùa vụ ở
lợn nuôi trong hai kiểu chuồng nuôi.
- Đo độ ẩm ở hai kiểu chuồng nuôi.
- Xác định sự biến động tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn E.coli và vi
khuẩn Salmonella trong phân lợn tiêu chảy nuôi ở hai kiểu chuồng.
- Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của E.coli và Salmonella
phân lập.
- ứng dụng một số phác đồ điều trị bằng kháng sinh.
- ứng dụng điều trị bệnh tiêu chảy bằng kháng sinh mẫn cảm kết hợp
chế phẩm sinh học.
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá tình hình hội chứng
tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong hai kiểu chuồng trên địa bàn huyện Yên Định -
Thanh Hoá, ảnh hưởng của mùa vụ, lứa tuổi đến tỷ lệ bị bệnh, tỷ lệ chết.
- Đánh giá được tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hoá, khả năng mẫn
cảm kháng sinh của E.coli và Salmonella phân lập được từ lợn bị tiêu chảy
nuôi trong hai kiểu chuồng.
1.4.2. ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu về tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi
trong hai kiểu chuồng khác nhau là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp
phòng bệnh cho đàn lợn, hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh,
3
chuồng trại đối với từng lứa tuổi, phù hợp với điều kiện của các cơ sở chăn
nuôi, nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh.
- Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của E.coli và
Salmonella là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp
và có hiệu quả hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn, làm giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ

còi cọc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
4
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy ở lợn là một bệnh phổ biến đã và đang gây thiệt hại
lớn cho ngành chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ thấp, nhưng
tác hại của nó là làm tổn thương hệ nhung mao ruột non, giảm hấp thu thức ăn,
làm cho lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Nguy
hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra sự nhầm
lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu chảy là
một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố,
có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tuỳ theo độ tuổi gia súc; tuỳ
theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng ỉa chảy được gọi
bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở gia
súc sau cai sữa; chứng khó tiêu; chứng rối loạn tiêu hoá…
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý
chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng
độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và
các chất điện giải là yếu tố cần thiết.
Theo Nguyễn Lương (1963) [20], Trịnh Văn Thịnh (1985) [59], Lê
Minh Chí (1995) [1], lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và
kiệt sức. Những lợn khỏi bệnh thường chịu hậu quả còi cọc, thiếu máu, chậm
lớn dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Đó cũng là nguyên nhân
làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao.
5
Do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, bệnh tiêu chảy xảy ra
quanh năm ở nước ta, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, độ ẩm
không khí cao.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [51], Sử An Ninh (1993) [26], Lê

Văn Tạo và cộng sự (cs) (1993) [48], Phan Thanh Phượng và cs (1995) [40], ở
nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi
thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê văn Tạo, Trần Thị Hạnh
(1998) [62] cho thấy bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và
cả lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa.
2.1.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày
công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy kết quả
cho thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu
chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều
các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân
thứ phát. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả
của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối
cùng là nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở
gia súc xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
2.1.1.1. Do vi sinh vật
- Do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả
đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác
động của vi khuẩn.
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất
nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới
6
dạng một hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân
bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia
súc chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái
cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu
hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong
hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái

cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy.
Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng
khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu
hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1964) [58], Vũ Văn Ngữ (1979) [29],Trương Quang
(2005) [45] cho rằng do một tác nhân nào đó, trạng thái cần bằng của khu hệ
vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên
quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên
nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây ỉa chảy.
Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non,
nhưng khi gặp điều kiện thận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào
thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng.Trong máu, nhờ cấu trúc kháng nguyên
O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ không đặc
hiệu, khả năng thực bào. ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát
triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [6] cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể
giảm sút. E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh
sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tiêu
chảy.
Khi tiến hành xét nghiệm 140 mẫu phân lợn khoẻ ở các lứa tuổi khác
nhau (từ sơ sinh đến lợn nái) Hồ Văn Nam và cs (1997) [24] đã cho biết
100% các mẫu phân lợn ở các lứa tuổi có E.coli, xét nghiệm 170 mẫu phân
7
lợn bị tiêu chảy ở các lứa tuổi tương tự, tỷ lệ này cũng là 100%, nhưng có sự
bội nhiễm vi khuẩn đường ruột một cách rõ rệt. Trong phân lợn không tiêu
chảy số lượng vi khuẩn 150,70 triệu/1 gram phân, nhưng khi bị tiêu chảy số
lượng này đã là 196,35 triệu, tăng hơn 45, 65 triệu.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [54] ở bệnh phân trắng lợn con,
tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella
và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.

Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997) [17] tác nhân gây bệnh lợn
con phân trắng chủ yếu là E.coli và nhiều loại Salmonella
Radostits O.M. và cs (1994) [82] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là
các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò
quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cs (1997)[23] khi xét nghiệm phân lợn
khoẻ và lợn bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân lợn thường xuyên có các
loại vi khuẩn hiếu khí: E.coli, Salmonella Streptococcus, Klebsiella, Bacilus
subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy E.coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [33], các tác nhân gây bệnh tiêu chảy
cho lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như
E.coli, Streptococcus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong đó chủ yếu là
do E.coli độc, Salmonella và Streptococcus.
Trịnh Văn Thịnh (1985) [59] cho rằng tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con
là E.coli, nhiều loại Salmonella, đóng vai trò phụ là Proteus, trực trùng sinh
mủ, Streptococcus.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi
khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gram phân tăng lên so với ở lợn
không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò
quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như E.coli, Salmonella và Streptococcus
tăng lên, trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.
8
Theo Nguyễn Thị Oanh (2003) [35] lợn nuôi ở Đắc Lắc nhiễm Salmonella
với tỷ lệ 17,2%; trong đó lợn ở lứa tuổi 2- 4 tháng nhiễm Salmonella cao nhất
(24,78%). Lợn khoẻ, tỷ lệ nhiễm Salmonella là 11,2%; trong khi đó ở lợn tiêu
chảy nhiễm 23,68%.
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996) [65] khi nghiên cứu E.coli và
Salmonella cho biết tỷ lệ nhiễm E.coli độc ở lợn bình thường là 14,66%, ở lợn
tiêu chảy tỷ lệ này là 33,84%.
Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) [21] khi nghiên cứu về E.coli ở phân

lợn tiêu chảy, tỷ lệ phát hiện E.coli độc trong phân là 80- 90% số mẫu xét nghiệm.
Nguyễn Thị Nội (1985) [33] nghiên cứu định type kháng nguyên O của
5430 chủng E.coli phân lập ở lợn nuôI tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước cho
biết các serotype gây bệnh phổ biến ở lợn là O
141
, O
149
, O
117
, O
147
, O
138
, và O
139
.
Ngoài những chủng phổ biến trên, mỗi địa phương còn có những serotype
riêng biệt.
Lê Văn Tạo (1996) [50] qua phân lập từ bệnh phẩm của lợn dưới 30
ngày tuổi, đã kết luận các chủng E.coli thuộc serotype kháng nguyên O
thường gây bệnh phân trắng lợn con ở các cơ sở chăn nuôi phía Bắc là O
111
,
O
86
, O
26
tiếp đó là O
141
, và O

1
.
Theo Nagy B và cs (1991) [79] tiêu chảy ở lợn con trong thời kỳ bú mẹ
phần lớn gây ra do các chủng O
8,
O
129
,O
138
,O
141
, O
147
,O
149
và O
157
. Do vậy
những nhóm này thường được phân lập từ phân của lợn tiêu chảy.
E.coli có sẵn trong đường ruột của động vật, nhưng không phải lúc nào
cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm
sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát.
Radostits O.M. (1994) [82] cho biết Salmonella là vi khuẩn có vai trò
quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà khoa
học đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotype Salmonella và được chia ra 67
nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O.
9
Theo Niconxki V.V. (1986) [27], Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [51] thì
sự xuất hiện bệnh do Salmonella phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng. Mỗi yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là

nguyên nhân tiên phát của sự xuất hiện bệnh.
Phùng Quốc Chướng (1995) [2] kết luận Salmonella có vai trò quan
trọng gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn sau cai sữa tại các
tỉnh Tây Nguyên.
Tô Thị Phượng (2006) [43] khi nghiên cứu biến động của Salmonella và
Ecoli ở lợn qua các lứa tuổi cho thấy, có 100 % các mẫu phân có vi khuẩn
E.coli dù lợn bị tiêu chảy hay không tiêu chảy. Lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi
tỷ lệ nhiễm Salmonella là 41,165%, sau đó theo độ tuổi tỷ lệ nhiễm tăng dần từ
58,33% đến 60%. Khi lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ Salmonella cũng tăng lên đáng kể,
tỷ lệ nhiễm là 81,25% ở lợn 1 – 21 ngày tuổi , 85,71% ở lợn 22 - 60 ngày tuổi
và 75% ở lợn > 60 ngày tuổi. Số lượng vi khuẩn Salmonella cũng tăng lên từ
13,91 triệu đến 41,48 triệu vi khuẩn/1gram phân ở lợn từ 1 đến >60 ngày tuổi.
Nguyễn Thị Ngữ (2005) [32] khi nghiên cứu về E.coli và Salmonella
trong phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy cho biết: ở lợn không tiêu
chảy có 83,30% - 88,29% số mẫu có E.coli, 61,00% - 70,50% số mẫu có mặt
Salmonella. Trong khi đó ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,7% -
96,4% số mẫu phân lập có E.coli, và 75,0%-78,6% số mẫu phân lập có
Salmonella.
Phan Thanh Phượng và cs (1996) [41] đã xác định vi khuẩn yếm khí
Clostridium perfringens là một trong những tác nhân quan trọng gây ra hội
chứng tiêu chảy ở lợn lứa tuổi 1 đến 120 ngày. ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc
bệnh có thể đến 100% và tỷ lệ chết là 60%. Số lượng vi khuẩn Clostridium
perfringens trong 1 gam phân lợn tiêu chảy ở lứa tuổi 1 đến 60 ngày dao động
từ 10
6
đến 10
10
CFU, số mẫu có lượng vi khuẩn cao (10
8
, 10

9
, 10
10
) chiếm tỷ lệ
37% đến 45%. ở lợn từ 60 đến 120 ngày tuổi bị tiêu chảy, những mẫu phân có
10
số lượng vi khuẩn /1gram phân ở mức 10
8
; 10
9
chiếm tỷ lệ 27,14% đến
35,71%.
- Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng vius cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như
Rota- virus, TGE, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định
gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của vius đã làm tổn thương niêm
mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể
cấp tính.
Trước tiên là vius TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý
nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc
trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở
chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn con
2 đến 3 ngày tuổi hay mắc nhất và thường có tỷ lệ chết cao. ở lợn, virus nhân
lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng,
chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997) [18]
vius TGE có sự liên hệ đặc biệt với các tế bào màng ruột non. Khi vius xâm
nhập vào tế bào nó nhân lên và phá hủy tế bào trong vòng 4 đến 5 tiếng. Sữa

và các thức ăn khác ăn vào không tiêu hóa được ở lợn nhiễm vius TGE. Các
chất dinh dưỡng không được tiêu hóa, nước không được hấp thu, con vật tiêu
chảy, mất dịch, mất chất điện giải và chết.
Rotavirus thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con từ 1 đến
6 tuần tuổi hay mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu
chảy nhiều lần trong ngày, gầy sút nhanh chóng do mất nước, nằm bẹp một
chỗ. Giai đoạn cuối, con bệnh biểu hiện thiếu máu, truỵ tim mạch và chết
11
trong vòng 2 đến 3 ngày. Lợn hậu bị thường mắc bệnh ở thể nhẹ, tỷ lệ chết ít
hơn nhưng để lại những biến chứng.
Lecce J.G. (1976) [78], Nilson O. (1984) [80] nghiên cứu về virus gây
bệnh đường tiêu hoá đã xác định được vai trò của Rotavirus trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn.
Khoon Teng Hout (1995) [14] đã thống kê được 11 loại virus có tác
động làm tổn thương đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy như Adenovirus
type IV, Enterovirus, Rotavirus.
Theo Bergenland H.U. (1992) [67] trong số những mầm bệnh thường
gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29%
phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2%
có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus.
2.1.1.2. Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên
nhân gây hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc
chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật
chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa
và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh
trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn
(Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum)…
Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [15] sán lá ruột lợn và giun
đũa lợn ký sinh trong đường tiêu hoá, chúng làm tổn thương niêm mạc đường

tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997) [18]
giun đũa ký sinh trong ruột non của lợn là loài Ascaris suum. Vòng đời giun
đũa lợn phát triển và gây bệnh không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp
nuốt phải trứng gây nhiễm và phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở
12
đường tiêu hóa. Số lượng giun có thể từ vài con tới hàng nghìn con trong một
cơ thể lợn.
Tác giả Nguyễn Kim Thành (1999) [55] cho biết trong đường ruột của
lợn tiêu chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với lượng không nhỏ.Trong quá
trình ký sinh, trao đổi chất của giun sán còn thải ra các chất cặn bã gây hại cho
cơ thể lợn, làm lợn gày còm, chậm lớn, ảnh hưởng đến năng xuất chăn nuôi.
Theo Phan Địch Lân (1995) [16], lợn nhiễm giun đũa với biểu hiện lâm
sàng là tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết độc tố
để đầu độc và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn con gầy yếu,
chậm lớn, suy dinh dưỡng, sinh trưởng phát dục chậm và không đầy đủ, sản
phẩm thịt giảm đến 30%.
2.1.1.3. Nguyên nhân khác
- Do thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ
thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá
lạnh, mưa gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại tác
động đến tình trạng sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ.
ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan
chưa ổn định , hệ thống tiêu hoá, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống
thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động của
điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ
thể còn rất yếu.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mưa,
nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh

hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn
chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống
lạnh, ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi
13
về chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản
ứng điều hòa nội mô. Trong những trường hợp như thế sức đề kháng của cơ
thể giảm đi là điều kiện để cho các vi khuẩn đường ruột tăng số lượng độc
tính và gây bệnh.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978)[37], Đào Trọng Đạt và cs
(1996)[6] thì trong những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao lợn con bị bệnh phân
trắng tăng lên rõ rệt, có khi lên đến 90 – 100%
Theo các tác giả Niconxki V.V. (1986) [27], Sử An Ninh (1993) [26],
Hồ Văn Nam và cs (1997) [22] khi gia súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm
phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường
độc gây bệnh.
- Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn
nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong
chăn nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi
không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp,
là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
Trong các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm
nhất hiện nay. Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuôi ở các
tỉnh phía bắc biến động từ 10 đến 2800 µg/1kg thức ăn. Có đến 10% các loại
thức ăn hiện dùng là không an toàn cho gia súc, gia cầm (Trần Thế Thông, Lã
Văn Kính(1996)). Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng
loạt gia súc với biểu hiện nhiễm độc đường tiêu hóa và gây tiêu chảy dữ dội.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protit và axitamin không cân đối dẫn đến quá

trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm
lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lương óglobulin huyết
14
thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh
Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là
nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều
hoà thức ăn đạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương,
cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột
tăng độc lực và gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó
đảm bảo cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu
một vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường
tiêu hoá.
Laval A. (1997) [77] cho biết, thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin
cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ
làm giảm sức đề kháng của gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hội
chứng tiêu chảy.
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều đều là
nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn.
- Do stress
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận
chuyển đi xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến
hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy.(Trích
theo Đoàn Thị Kim Dung, 2005 [3] ).
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [12] hệ thống tiêu hoá (dạ dày,
ruột) của lợn mẫn cảm đặc biệt với stress. Hiện tượng stress thường gây nên
biểu hiện chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng.
Theo Sử An Ninh và cs (1981) [25] bệnh phân trắng lợn con có liên
quan đến trạng thái stress. Hầu hết lợn con bị bệnh phân trắng có hàm lượng

Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp.
15
2.1.2. ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại và độ ẩm chuồng nuôi đến hội
chứng tiêu chảy ở lợn.
2.1.2.1. ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại.
Phần lớn thời gian sống cuả lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại
có ảnh hưởng rât lớn đến sức khoẻ của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng
kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp
với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả
năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, về mùa hè khí hậu nóng,
ẩm, về mùa đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải
khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do vậy trong xây dựng
chuồng trại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây
dựng chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ
tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đọan phát triển của lợn.
Theo Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006)[61] nếu
chuồng nuôi kém thoáng khí, ẩm, tồn đọng nhiều phân, rác, nước tiểu khi nhiệt
độ trong chuồng nuôi lên cao sẽ sản sinh nhiều khí có hại NH
3
, H
2
S làm con
vật bị trúng độc thần kinh nặng, con vật bị stress - một nguyên nhân dẫn đến
tiêu chảy. Nếu chuồng nuôi khô ráo thoáng khí, sạch sẽ sẽ làm giảm lượng khí
độc trong chuồng nuôi đồng thời hơi nước thừa được thoát ra ngoài làm cho độ
ẩm trong chuông nuôi vừa phải. Cũng theo các tác giả trên, trong cùng điều
kiện chăn nuôi, thời gian nào độ ẩm cao ở chuồng mà nền không thoát nước,
xây dựng ở chỗ đất trũng thì bệnh lợn con phân trắng phát triển mạnh.
Theo nghiên cứu Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Đăng Vang (2006)[64],

chuồng công nghiệp (có sàn cao hơn mặt đất 40-70 cm) đã góp phần cải thiện
đáng kể tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng các khí độc giảm 14,5-16,0%,
ẩm độ giảm 2,5%, nhiệt độ mùa nóng giảm 1,8
0
C; tốc độ gió tăng 62,22%,
16
tổng số vi khuẩn/m
3
không khí giảm 1,8 triệu so với ở kiểu chuồng K 64, là
các yếu tố làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [4] chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng
thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn so với chuồng ẩm, tối.
2.1.2.2. ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn.
Độ ẩm trong chuồng nuôi75% là do sản sinh ra từ cơ thể động vật, 20 –
25% từ mặt đất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 – 15% từ không khí bên ngoài
chuồng đưa vào.
Trong chuồng nuôi nếu độ ẩm quá cao ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể gia
súc cho dù nhiệt độ không khí cao hay thấp. Độ ẩm trong chuồng nuôi từ 55 –
85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu độ ẩm chuồng nuôi
> 90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gia súc. Nhiều thí nghiệm cho
thấy lợn nuôi trong chuồng có độ ẩm cao trong thời gian dài không muốn ăn,
giảm sức tiêu hoá thức ăn, giảm sức đề kháng với bệnh tật trong đó có hội
chứng tiêu chảy.
Bất kỳ mùa nào độ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại. Về mùa nóng, nếu
độ ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm con
vật nóng thêm. Về mùa lạnh, nếu độ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt độ cơ thể
lợn lạnh thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ thể
lợn sẽ mất nhiệt nhiều hơn. Đặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng điều tiết
thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm
độ cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh, sau khi đẻ 30 phút thân

nhiệt lợn con có thể giảm thấp đến 5 – 6
0
C sau đó mới dần ổn định. Nếu
nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và
ngược lại, nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời
gian phục hồi thân nhiệt sẽ làm cho con vật suy yếu rõ rệt. Con vật bị stress
nhiệt - nguyên nhân gây ỉa chảy. Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi là từ 80
– 85%.
17
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [6], Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [12]
cũng cho rằng các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con
vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ
và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75 đến 85%.Vì thế việc làm khô và giữ
ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997) [17] chuồng trại ẩm, lạnh
tác động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hoá.
Theo dõi tiểu khí hậu trong các kiểu chuồng khác nhau cho thấy sau
những trận mưa hay khi có gió mùa đông bắc thì tỷ lệ lợn con mắc phân trắng
tăng lên (trích theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
(1997) [18]). Cũng theo các tác giả trên, chuồng trại sạch sẽ, kín, ấm vào mùa
đông và vào mùa xuân giữ cho chuồng khô ráo, chống ẩm ướt sẽ giúp lợn con
phòng được bệnh lợn con phân trắng.
2.2. Những nghiên cứu về hệ vi khuẩn đường ruột
Năm 1966 Dubos và Schacdler đã đưa ra khái niệm về hệ sinh thái
đường ruột. Đó là một chỉnh thể hữu cơ cơ có sự tồn tại của các yếu tố: môi
trường, hệ vi sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Dr. W. EFC Moore đã ước
tính số lượng các loại vi khuẩn trong đường tiêu hóa thay đổi từ vài triệu vi
khuẩn / 1gram chất chứa trong dạ dày tới một lượng tập trung rất cao khoảng
200 tỷ vi khuẩn / 1gram chất chứa tại manh tràng.
Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [54] cho biết bình thường trong ruột

của động vật trưởng thành trong chất chứa ở tá tràng có từ 10
3
đến 10
6
vi
khuẩn /1gram, ở hồi tràng là 10
8
đến 10
10
vi khuẩn/1gram, ở ruột già khoảng
10
11
vi khuẩn /1gram.
Con vật ở trạng thái sinh lý bình thường khi mà hệ vi sinh vật đường
ruột có sự cân bằng. Điều này có được do sự tương tác giữu vi sinh vật, môi
18
trường đường tiêu hóa và giữa các vi sinh vật trong khu hệ vi sinh vật đường
ruột với nhau.
Theo Lê Khắc Thận và cs (1974) [56], Nguyễn Tài Lương (1982) [19]
những vi khuẩn đường ruột giữ chức năng nhất định trong quá trình tiêu hóa
và có vai trò sinh lý quan trọng đối với cơ thể. ở trạng thái sinh lý bình
thường giữa cơ thể và hệ vi sinh vật đường tiêu hoá luôn ở trạng thái cân bằng
và sự cân bằng này là cần thiết cho cơ thể vật chủ.
Theo Vũ Văn Ngữ (1979) [29], vi khuẩn trong đường ruột giữ vai trò là
một “hàng rào vi khuẩn”, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh đường ruột xâm
nhập và cư trú ở ống tiêu hoá bằng tác động đối kháng giữa các vi khuẩn.
Những biến đổi về thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí
hậu hay trạng thái cơ thể tác động làm cho trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật
trong đường ruột bị phá vỡ, vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh sẽ tăng cường
độc lực sinh ra tiêu chảy.

Theo Nguyễn Thị Khanh (1994) [13], loạn khuẩn thể hiện sự biến động
về số lượng và chất lượng của các nhóm vi khuẩn. Có thể một loài nào đó
tăng về số lượng hoặc tăng về độc lực, cũng có thể có sự đột biến hay sự bội
nhiễm.
2.2.1. Họ vi khuẩn đường ruột
Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn , bao gồm các trực khuẩn gram
âm, sống ở ống tiêu hoá của người và động vật. Chúng có thể gây bệnh hoặc
không gây bệnh. Chúng có chung các đặc tính: Không có oxydaza, hiếu khí
hoặc kỵ khí tuỳ tiện, có thể mọc ở các môi trường dinh dưỡng thông thường, có
khả năng khử Nitrat thành Nitrit, lên men sinh axit, có hoặc không sinh hơi
một số loại đường. Hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm hai nhóm vi khuẩn lớn.
- Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước
uống, bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus subtilis... Trong
đường tiêu hoá của lợn còn có thêm cả trực khuẩn yếm khí gây thối rữa:
19
Chlostridium perfringens, Bacillus faso bacterium, Plantvincentii, B.fuso
bacterium pubatun...
- Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: nhóm vi khuẩn này thích ứng với
môi trường của đường tiêu hoá trở thành vi khuẩn bắt buộc gồm: Escherichia
coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus...
Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: chủ yếu thuộc nhóm vi khuẩn đường
ruột “Enterobacteriaceae”.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] khi nghiên cứu biến động về số loại và
số lượng vi khuẩn hiếu khí ở phân lợn tiêu chảy đã kết luận: bình thường ở
lợn giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi trong phân có 5 loại vi khuẩn và ở lợn 22
đến 60 ngày tuổi là 6 loại. Khi bị tiêu chảy, lợn 1 đến 21 ngày tuổi số lượng vi
khuẩn là 261,25x10
6
vi khuẩn/1gram phân, ở lợn 22 đến 60 ngày tuổi là
237,99 x10

6
vi khuẩn /1gram phân.
Nguyễn Bá Hiên (2001) [9] cho biết trong đường tiêu hoá của gia súc
khoẻ mạnh và gia súc tiêu chảy thường xuyên có mặt 6 loại vi khuẩn hiếu khí
là Salmonella, E.coli, Klebsiella, Staphylococcus sp, Streptococcus sp, Bacillus
subtilis và các loài vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens, Peptococcus sp và
Bacteroides fragilis.
Họ vi khuẩn đường ruột có vai trò nhất định trong quá trình gây ra hội
chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng. Nhiều tác giả, nhiều
công trình nghiên cứu khoa học đưa ra kết luận nguyên nhân gây ra tiêu chảy
có vai trò quan trọng của vi khuẩn E.coli và Salmonella..
2.2.2. Một số giống vi khuẩn đường ruột quan trọng
2.2.2.1. Vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn E.coli được Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em.
E.coli thường xuất hiện rất sớm ở đường ruột của người và động vật sau khi
đẻ vài giờ và tồn tại đến khi con vật chết.
20
Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [36], Nguyễn Như Thanh và cs (1997)[53]
(2001) [54] cho biết E.coli thường có ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay
ruột non, đôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể.
Trong đường ruột của động vật, E.coli chiếm khoảng 80% quần thể các
vi khuẩn hiếu khí. Dựa vào tính chất huyết thanh học, E.coli được chia thành
những serotype riêng, trong số này có một số type đóng vai trò quan trọng
trong việc gây bệnh cho người và gia súc.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [33] khi bệnh phát ra, E.coli có mặt ở
khắp đường tiêu hoá. Trong các phủ tạng cũng có thể phân lập được E.coli,
nhưng thường ở giai đoạn cuối của bệnh.
- Hình thái và tính chất bắt màu
E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2-3 x 0,6
µ

, bắt màu
Gram âm (-). Trong cơ thể, vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ,
đôi khi xếp thành chuỗi. Vi khuẩn có lông nên có khả năng di động được,
không hình thành nha bào.
- Đặc tính nuôi cấy
Trực khuẩn E.coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy
thông thường, một số chủng phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy tổng hợp
đơn giản. E.coli là trực khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng ở
nhiệt độ 5 - 40
0
C, nhiệt độ thích hợp là 37
0
C, pH thích hợp nhất ở pH 7,2 - 7,4.
Trong môi trường nước thịt: Sau khi nuôi cấy 24 giờ, bồi dưỡng trong
tủ ấm 37
0
C, vi khuẩn E.coli phát triển rất nhanh, môi trường đục đều có lắng
cặn ở đáy, màu tro nhạt, trên mặt môi trường hình thành lớp màng mỏng màu
ghi dính vào thành ống nghiệm, canh trùng có mùi phân thối.
Trên môi trường thạch thường: Sau khi cấy 24 giờ, bồi dưỡng trong tủ
ấm 37
0
C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, tròn ướt, màu tro nhạt, hơi
lồi. Nếu nuôi cấy lâu, khuẩn lạc rộng ra, có thể quan sát thấy khuẩn lạc dạng M, R.
21
Trên môi trường thạch Brilliant green: Sau khi cấy 24 giờ, bồi dưỡng
trong tủ ấm 37
0
C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc không màu trên nền lục xanh.
Trên môi trường Macconkey: Sau khi cấy 24 giờ, bồi dưỡng trong tủ

ấm 37
0
C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu hồng cánh sen, tròn nhỏ, hơi lồi,
không nhầy, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường.
Trên môi trường thạch máu: Sau khi cấy 24 giờ, bồi dưỡng trong tủ ấm
37
0
C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc to, ướt, lồi, viền không gọn, màu xám
nhạt, không gây dung huyết (một số chủng gây dung huyết).
- Đặc tính sinh hoá
Phản ứng lên men đường: E.coli lên men sinh hơi các loại đường
glucose, fructose, galactose, xylose, ramnose, manitol, mannit, lactose. Hầu
hết vi khuẩn E.coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi. Có lên men
không sinh hơi đường saccarose, glyxerol.
Các phản ứng sinh hoá: Phản ứng sinh indol dương tính (+), phản ứng
VP (+), phản ứng MR (+), phản ứng sinh H
2
S (+), hoàn nguyên Nitrat thành Nitrit.
- Sức đề kháng
Vi khuẩn E.coli bị diệt ở nhiệt độ 55
0
C trong vòng 1 giờ, ở 60
0
C trong
thời gian 15 đến 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như axit phenic,
clorua thuỷ ngân, Formol có thể tiêu diệt vi khuẩn sau 5 phút.
- Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, thường gắn liền với đặc
tính độc lực của vi khuẩn, có đủ kháng nguyên O,H,K. Người ta đã xác định
được các loại kháng nguyên của E.coli bằng phương pháp định type huyết

thanh.
Kháng nguyên O (Somatic): Nằm ở lớp màng ngoài tế bào vi khuẩn và
cũng được coi là một yếu tố độc lực của vi khuẩn. Kháng nguyên O có những
đặc tính sau: Chịu được nhiệt độ, kháng cồn và axit, axit HCl nồng độ 1N
chịu được 2 giờ nhưng dễ bị ị phá huỷ bởi formol 0,5%. Kháng nguyên O rất
22
độc, khi kháng nguyên O gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng
ngưng kết dưới dạng hạt nhỏ. Kháng nguyên O có chức năng của nội độc tố,
khi cấu trúc kháng nguyên O thay đổi thì độc lực của vi khuẩn cũng thay đổi.
Kháng nguyên H (Flagellar): Kháng nguyên H nằm trên lông của vi
khuẩn, có bản chất là protein. Có đặc tính kém chịu nhiệt bị phá huỷ ở 60
0
C
trong 1 giờ, dễ bị tác động bởi cồn 50% và các enzym phân huỷ protein, bền
vững ở nồng độ formol 0,5%. Khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện
tượng ngưng kết H tạo cục bông nhỏ lắc dễ tan.
Kháng nguyên K (Kapsular): Kháng nguyên K còn gọi là kháng nguyên
bề mặt, chúng bao quanh tế bào vi khuẩn và có bản chất hoá học là
polysaccharide. Kháng nguyên K có vai trò hỗ trợ phản ứng kết hợp với
kháng nguyên O, tạo ra hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại tác động
ngoại lai và hiện tượng thực bào.
Kháng nguyên F: Pili của vi khuẩn có bản chất là protein bao phủ trên
toàn bộ bề mặt tế bào. Kháng nguyên pili là giúp vi khuẩn bám giữ vào giá
thể (màng nhày của đường tiêu hoá ruột), đây là yếu tố bám dính của vi
khuẩn.
- Các yếu tố gây bệnh của E.coli
Khả năng bám dính: Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố gây
bệnh quan trọng để thực hiện bước đầu tiên của quá trình gây bệnh. Nhờ khả
năng bám dính, vi khuẩn bám được vào tế bào niêm mạc ruột của vật chủ để
xâm nhập vào tế bào. Quá trình này thực hiện nhờ một hay nhiều yếu tố bám

dính, các yếu tố bám dính quan trọng là F4 (K88), F5 (K99), F6 (987p) và F41.
Khả năng xâm nhập: Khả năng xâm nhập của E.coli giúp vi khuẩn
xuyên qua được lớp màng nhầy của ruột xâm nhập vào tế bào biểu mô, đồng
thời sinh sản và phát triển trong lớp tế bào này, tránh được các đại thực bào
của tổ chức hạ niêm mạc.
23
Khả năng dung huyết: E.coli có khả năng sản sinh ra Haemolysin có
tác dụng dung giải hồng cầu giải phóng sắt trong nhân hem và transferin. Khả
năng gây dung huyết là yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây
bệnh đường tiết niệu và E.coli phân lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài đường
ruột thường có khả năng gây dung huyết cao hơn E.coli phân lập từ phân
(49% so với 8 -18%).
Smith H.W. (1967) [83] phát hiện ra Hlyplasmid di truyền khả năng
sản sinh Haemolysin gây dung huyết. Các serotype E.coli gây bệnh cho lợn
thường chủ yếu là các serotype kháng nguyên O như O8; O138; O147.
Yếu tố kháng khuẩn (Colicin V): Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự
(1996) [6] trong quá trình cư trú ở đường ruột, vi khuẩn E.coli phát triển, tồn
tại cộng sinh với nhiều loại vi khuẩn đường ruột khác. Để tạo thuận lợi cho
quá trình phát triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường
ruột, vi khuẩn E.coli thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả
năng ức chế hoặc tiêu diệt các loaị vi khuẩn khác, đó là Colicin V; E.coli sản
sinh Colicin V thông qua plasmid col. Colicin V được coi là một bacteriocin,
có tác dụng độc với các các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. Có khoảng
40% các chủng E.coli của người và động vật có đặc tính sản sinh Colicingenic
hay còn gọi là các E.coli col
Brown V. (1981) [68] cho biết khi Colicin được sản sinh từ các chủng
vi khuẩn E.coli cường độc trong cơ thể vật chủ thì lúc này Colicin V được coi
là một yếu tố gây bệnh, Hầu hết các E.coli gây bệnh đều chứa các gen mã hoá
cho Colicin V nằm trên plasmid.
Độc tố: E.coli có khả năng sản sinh ra hai loại độc tố, độc tố chịu nhiệt

và độc tố không chịu nhiệt.
Độc tố chịu nhiệt ST (Stabile toxin):
Độc tố ST chịu được nhiệt độ 121
0
C/15 phút, Dựa vào đặc tính hoà tan
trong Methanol và hoạt tính sinh học ngươi ta chia độc tố ST thành hai nhóm
24
STa và STb. Trong đó STa là một protein không có tính kháng nguyên, STb
là protein có tính kháng nguyên yếu.
Gyles G.L. and C.O. Thoen (1993) [74] cho biết STa là độc tố có khả
năng gây ỉa chảytheo cơ chế: STa kích thích vào hệ thống men guanylate
cyclase có trong tế bào biểu mô ruột, làm chuyển GTP thành cGMP. Khi hàm
lượng cGMP trong tế bào tăng cao dẫn đến làm tăng hàm lượng Ca
2+
, Ca
2+
ngăn cản quá trình hấp thu Na
+
, Cl
-
, ngăn cản hấp thu nước từ xoang ruột, làm
cho hàm lượng chất điện giải và nước trong xoang ruột tăng lên, ruột tăng
cường co bóp, kết quả là gây hiện tượng ỉa chảy.
STb được tạo ra bởi một số serotype E.coli gây tiêu chảy ở người và ở
lợn. STb được cấu tạo bởi chuỗi peptid gồm 48 axit amin với hai cầu nối
disulfua. STb kích thích bài xuất các muối bicarbonate làm cho nước từ tế bào
vào xoang ruột nhiều, STb kích thích vòng Nucleotid làm phân tiết dịch ở ruột.
Theo Carter G.R. (1995) [69] thì STb được tìm thấy ở 75% các chủng
E.coli phân lập từ lợn con, 32% số chủng ETEC phân lập được từ lợn cũng
thấy có mặt của STb. Vai trò của STb trong tiêu chảy chưa được biết đến, mặc

dù STb có thể kích thích gây tiêu chảy ở lợn con khi gây bệnh thực nghiệm,
STb gây hiện tượng teo lông nhung ở ruột non của lợn.
Độc tố không chịu nhiệt LT (Labile toxin):
Độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ 60
0
C/15 phút. Độc tố LT có phân tử
lượng lớn, có hai tiểu phần A và B. Trong đó tiểu phần B gồm 5 tiểu phần
nhỏ khác nhau, tiểu phần này có khả năng gắn với thụ thể của tế bào biểu mô
ruột. Tiểu phần A mới mang hoạt tính sinh học. Độc tố LT gây ỉa chảy theo
cơ chế : Trong vi khuẩn, tiểu phần A và tiểu phần B được tổng hợp trong tế
bào và được dịch chuyển đến gần màng tế bào vi khuẩn, chúng được kết hợp
với nhau để tạo thành độc tố hoàn chỉnh và được tiết ra bên ngoài. Khi tác
động vào tế bào, tiểu phần B sẽ gắn vào Receptor của màng tế bào biểu mô
ruột, tiểu phần A sẽ có chức năng hoạt hoá hệ thống enzym Adenylate
25

×