Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.85 KB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Tên sinh viên

: Trần Thị Huyền Trang

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51B

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS.Nguyễn Văn Song

HÀ NỘI - 2010


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học


Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung và kết quả nghiên cứu cũng như số liệu
được sử dụng trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố
hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mợi sự giúp đỡ để hoàn thoành khóa luận đã được
cảm ơn và các thông tin, trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Huyền Trang

Lớp: KTB – K51

i


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trước hết tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong khoa KTNN & PTNT,
những người đã trang bị cho tôi những kiến thức và định hướng đúng đắn
trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Thầy giáo,

PSG.TS Nguyễn Văn Song – Bộ môn Kinh tế Tài nguyên môi trường, Khoa
KTNN & PTNT – Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, người đã tận tình dìu
dắt, dạy bảo và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các cô chú, anh
chị trong phòng Nông nghiệp huyện Cẩm giàng, các cán bộ trong Xí nghiệp
khai thác công trình thủy lợi huyện Cẩm giàng, các cô chú trong các Hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp. Đặc biệt tôi xin cảm ơn chân thành đến anh Vương
Đức Dũng – Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm giàng và bác Vũ
Hữu Sâm – Trưởng phòng kế hoạch Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi
huyện Cẩm giàng. Mọi người đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
nhất trong quá trình thực tập, tìm hiểu thông tin, số liệu và điều tra của tôi để
tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè tôi
đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Trần Thị Huyền Trang
TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Lớp: KTB – K51

ii


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách miễn thủy lợi phí ( TLP ) của nhà nước được thi hành rộng rãi
trên cả nước từ năm 2008. Nông dân cả nước hồ hởi đón nhận chính sách miễn
thủy lợi phí, mong phần nào giảm bớt gánh nặng trong sản xuất nông nghiệp.
Sau 2 năm thực hiện chính sách, Hải dương cũng như nhiều địa bàn khác
trên cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc sản xuất của người dân
cũng như trong khâu quản lý thủy nông của các đơn vị liên quan. Song cũng gặp
không ít những bất cập, khó khăn khi việc thực thi chính sách vẫn còn là mới
mẻ. Do đó tôi đi tìm hiểu đề tài: “ Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách
miễn thủy lợi phí trên địa bàn huyện Cẩm giàng, tỉnh Hải Dương ”.
Mục tiêu của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và chính sách
miễn giảm thủy lợi phí.
- Tìm hiểu quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí tại Cẩm Giàng.
- Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn cũng như mong muốn của người dân Cẩm
giàng trong quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản cho những khó khăn tồn tại trong quá
trình thực thi chính sách.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:Các hoạt động liên quan đến thủy lợi trên địa
bàn huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Các hộ nông dân có sản xuất liên quan
đến thủy lợi
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu tình hình thực thi chính sách miễn thủy
lợi phí trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Phạm vị về không gian: huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận

Lớp: KTB – K51

iii


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

- Tổng quan về khái niệm thủy lợi và các hệ thống công trình thủy lợi
- Vai trò của thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và bản chất của thủy lợi phí
- Cơ sở xây dựng các chính sách và thiết lập mức thuỷ lợi phí
- Hướng dẫn về miễn thủy lợi phí
- Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.2 Cơ sở thực tiễn
- Một số công trình thủy lợi hiện nay
- Chính sách miễn thủy lợi phí
- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về chính sách thủy lợi phí.
- Quá trình thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí của một số địa
phương trong nước.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình cơ bản của huyện như:
tình hình dân số, đất đai, lao động và cơ cấu kinh tế của huyện Cẩm Giàng
qua 3 năm 2007 – 2009.
3.2 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Chọn điều tra ngẫu nhiên trên địa
bàn 2 xã Tân Trường và Cẩm Sơn, mỗi xã diều tra 44 hộ. Phỏng vấn các đơn

vị cung ứng dịch vụ thủy nông, các cán bộ thủy nông các cấp, phòng nông
nghiệp huyện.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu: Khung phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia chuyên khảo,
phương pháp hạch toán chi phí giá thành.
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Lớp: KTB – K51

iv


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

Để giải quyết các mục tiêu cụ thể của đề tài, dựa vào các phương pháp nghiên
cứu và các số liệu điều tra thu thập được trong quá trình nghiên cứu một số
khía cạnh cơ bản của các cơ quan chức năng liên quan đến việc miễn thủy lợi
phí và các hộ nông dân, tôi có được một số kết quả nghiên cứu cơ bản sau:
1. Đối với các Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi ( XNKTCTTL)
Sau khi thực thi chính sách miễn thủy lợi phí của Nhà nước, Xí nghiệp
khai thác công trình thủy lợi đang là đơn vị hoạt động kinh doanh, nay thành
đơn vị dịch vụ công ích cung cấp nước cho nông dân sản xuất, và được Nhà
nước trả lương, đó cũng là khoản cấp bù thủy lợi phí. Vì thế mà cơ cấu tổ
chức và tài chính của Xí nghiệp cũng có sự thay đổi.
Về cơ cấu tổ chức, tài chính: Xí nghiệp không phải ký hợp đồng dịch
vụ thủy nông với các Hợp tác xã ( HTX ) và vẫn cung cấp nước đầy đủ cho
nông dân. Nông dân được hưởng đầy đủ các quyền lợi về dịch vụ thủy nông,

Nhà nước trả thủy lợi phí. Trước đây Xí nghiệp chỉ thu được 55% đến 65%
thủy lợi phí từ phía người dân ( còn nhiều nợ đọng ), hiện nay được Nhà nước
cấp bù đầy đủ 100% thủy lợi phí.
Về tình hình thu chi Thủy lợi phí: Sau khi miễn TLP do được nhà nước
cấp bù đầy đủ nên XN có đủ tiền để chi phí và còn có lãi. Trước đây luôn
thiếu vì nợ đọng của dân quá nhiều mà không thu lại được. Như năm 2005,
XN bị lỗ 65,88 triệu đồng.
Về tình hình nợ đọng TLP: số nợ đọng TLP của dân vẫn tăng đều qua
các năm, mức đòi được phần nợ đọng là không cao. Năm 2005 chỉ đòi được
28,03 % tổng số nợ đọng TLP, năm 2006 đòi được 29,88%. Phần nợ đọng
cộng dồn đến hết năm 2007 là 1797,22 triệu là phần mất không của XN vì sau
khi miễn TLP nông dân không phải đóng góp mà vẫn được phục vụ đầy đủ
nên họ không trả những khoản nợ đọng cũ.
2. Đối với các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ( HTXDVNN)

Lớp: KTB – K51

v


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

Về phương diện quản lý chung: Tương tự các Xí nghiệp KTCTTL về
phương diện quản lý chung không thay đổi nhiều.
Về mặt tổ chức: các cán bộ nông giang chuyển sang phục vụ nông dân
sản xuất, hoặc một số nông gian do các thôn trực tiếp thuê ( khi cần thiết).
Về thu chi: Sau khi miễn thủy lợi phí, các hợp tác xã không mất khoản
phí “ thu thủy lợi phí” và được Nhà nước cấp bù đầy đủ thủy lợi phí. Các hợp

tác xã đã chú trọng hơn đến kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp khác để tăng
thêm các khoản thu nhập.
Về phương diện tưới tiêu: Sau khi miễn thủy lợi phí diện tích tưới tiêu
của các xã đều tăng lên.
3. Đối với các hộ nông dân
Sau khi thực thi chính sách miễn TLP của Nhà nước, nông dân là
những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Với các hộ trồng lúa ở đầu nguồn thu
tổng thu sau khi miễn TLP gần như không tăng so với trước miễn. Với các hộ
cuối nguồn thì có chiều giảm xuống. Nguyên nhân một phần do mức độ cung
cấp nước của các tổ chức thủy nông chưa đầy đủ và kịp thời nhất là sau khi
thực thi chính sách miễn TLP. Bên cạnh đó còn nhiều khoản chi phí nhỏ lẻ
khác mà nông dân phải chi trả sau khi thực hiện chính sách như: tiền điện
bơm nước, tiền công nông giang, tiền công ích thủy lợi…
Đối với các hộ trồng màu thì có chiều hướng ngược lại, theo điều tra
sau khi miễn TLP các hộ trồng màu có tổng thu cao hơn trước khi miễn TLP,
tuy số tiền thu lại không lớn nhưng đó vẫn là một điều đáng mừng.
Qua điều tra, chính sách miễn TLP của Nhà nước ảnh hưởng khá lớn
đến quyết định sản xuất của nông dân, 64% số hộ được điều tra quyết định bỏ
gieo trồng vụ Đông.
Có đến 14% số hộ được điều tra cho rằng thái độ phục vụ các dịch vụ
thủy nông của các cán bộ thủy nông kém hơn trước khi miễn TLP.

Lớp: KTB – K51

vi


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang


PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận.
Thủy lợi là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và thủy lợi phí
là chi phí mà người dân phải trả để sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã thực hiện chính
sách miễn thủy lợi phí để bớt một phần gánh nặng và để nông dân có thêm động lực phát
triển sản xuất. Sau một thời gian thực hiện chính sách đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực
cho chính bà con nông dân và các tổ chức liên quan đến các dịch vụ thủy nông. Do chính
sách vẫn còn mới mẻ nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những khó khăn
và hạn chế. Vì thế cần có sự phối hợp tác động song phương từ các cấp chính quyền cần có
sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể và ý thức của các đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ chính sách
miễn thủy lợi phí. Từ đó có thể phát huy hết những mặt tích cực của chính sách, góp phần
đắc lực phát triển nông nghiệp nông thôn.
5.2 Kiến nghị
- Đối với Chính phủ: Nhà nước cần điều chỉnh chính sách về việc cấp bù TLP để có
sự công bằng, hợp lý và để duy trì tốt các hoạt động. Cần chú trọng hơn trong việc tu sửa,
xây dựng và bảo vệ các hệ thống công trình thủy lợi.
- Đối với UBND các cấp: Cần giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà trong việc
cấp bù TLP, cấp đúng, đủ và kịp thời. Hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức dưới quyền trực
tiếp liên quan đến chính sách để quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi và thực hiện
chính sách một cách thiết thực nhất.
- Đối với các Xí nghiệp KTCTTL: Làm đúng tinh thần, trách nhiệm đước giao, đảm
bảo kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng trong các dịch vụ thủy nông. Tăng kinh phí cho việc
tu bổ, sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi.
- Đối với các HTX DVNN: Nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ. Có
các giải pháp mới trong việc kinh doanh đa dịch vụ để tăng thu nhập.
- Đối với nông dân: Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn các công trình
thủy lợi, bảo vệ môi trường nội đồng.

Lớp: KTB – K51


vii


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

MỤC LỤC
[15] Theo Trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế. Hệ thống các công trình thủy lợi (2005) 92
Website: .....................................92
Ngày truy cập 12/02/2010....................................................................................................92
[17] UBND tỉnh Hải dương – Quyết định ban hành mức thu làm cơ sở miễn thủy lợi phí
cho nông dân và lập dự toán cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hải dương. 20/12/2009 93

Lớp: KTB – K51

viii


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

DANH MỤC BẢNG
[15] Theo Trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế. Hệ thống các công trình thủy lợi (2005) 92
Website: .....................................92
Ngày truy cập 12/02/2010....................................................................................................92
[17] UBND tỉnh Hải dương – Quyết định ban hành mức thu làm cơ sở miễn thủy lợi phí
cho nông dân và lập dự toán cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hải dương. 20/12/2009 93


Lớp: KTB – K51

ix


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

DANH MỤC ĐỒ THỊ
[15] Theo Trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế. Hệ thống các công trình thủy lợi (2005) 92
Website: .....................................92
Ngày truy cập 12/02/2010....................................................................................................92
[17] UBND tỉnh Hải dương – Quyết định ban hành mức thu làm cơ sở miễn thủy lợi phí
cho nông dân và lập dự toán cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hải dương. 20/12/2009 93

Lớp: KTB – K51

x


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

DANH MỤC SƠ ĐỒ
[15] Theo Trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế. Hệ thống các công trình thủy lợi (2005) 92
Website: .....................................92
Ngày truy cập 12/02/2010....................................................................................................92

[17] UBND tỉnh Hải dương – Quyết định ban hành mức thu làm cơ sở miễn thủy lợi phí
cho nông dân và lập dự toán cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hải dương. 20/12/2009 93

Lớp: KTB – K51

xi


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT - BHXH
BVTV
CBNV
CNH – HĐH
CTTN
CTTL
DN
DV
DVTL
ĐBSH
ĐVT
HTDN
HĐND
HTX
HTXDVNN
HTXNN
KCN

KHTS
KPCĐ
SX
TLP
TS
TTN
UBND
XDCB
XN
XNKTCTTL

Lớp: KTB – K51

Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm xã hội
Bảo vệ thực vật
Cán bộ nhân viên
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Công trình thủy nông
Công trình thủy lợi
Doanh nghiệp
Dịch vụ
Dịch vụ thủy lợi
Đồng bằng sông Hồng
Đơn vị tính
Hợp tác dùng nước
Huyện Đảng nhân dân
Hợp tác xã
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp
Khu công nghiệp

Khấu hao tài sản
Kinh phí công đoàn
Sản xuất
Thủy lợi phí
Tài sản
Trung thủy nông
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
Xí nghiệp
Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi

xii


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Lớp: KTB – K51

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

xiii


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thành lập đến nay Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của

vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, đường
lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp nông thôn đã khơi dậy
nguồn động lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu quan trọng.
Những năm qua sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, liên tục,
với tốc độ cao ( bình quân tăng 4,3% / năm). Cơ cấu kinh tế nông thôn bắt
đầu chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Kim ngạch
xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, một số mặt hàng có giá trị xuất
khẩu lớn ( gạo, cà phê, cao su, tôm…) Cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống thủy
lợi được tăng cường, việc tưới tiêu đồng rộng thuận lợi hơn, giúp năng suất
nông sản cao hơn. Đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện. Nhiều
nhân tố mới trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới xuất hiện. Những
thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã
hội đất nước, đồng thời tiếp tục khẳng định vị rất quan trọng của nông
nghiệp, nông thôn nước ta. Hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu là nhiệm vụ quan
trọng trong sự nhiệp phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững và đã được
khẳng định trong các văn kiện của Đảng & Nhà nước.Thuỷ lợi thực sự trở
thành một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên đầu tư,
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước và
nâng cao đời sống nhân dân. Chính vì thế chính sách về thủy lợi cũng được
Nhà nước chú trọng, đặc biệt là về chính sách thủy lợi phí.
Trải qua gần 40 năm phát triển của đât nước, từ 1962 đến nay chính
sách thủy lợi phí đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Mới nhất là Nghị
định số 115/2008/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ

Lớp: KTB – K51

1



Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

công trình thủy lợi. Điểm mới của Nghị định 115 là miễn thủy lợi phí cho
nông dân đối với diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức giao đất nông
nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp
và làm muối, bao gồm đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng... kể cả
phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá
nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng. [6]
Đối với các hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ cũng được miễn
thủy lợi phí cho toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông, ngư,
lâm nghiệp và làm muối. [6]
Do các khoản thuỷ lợi phí không phải trả tiền cho nên ý thức tiết kiệm
trong quá trình khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nước bị giảm, gây lãng
phí nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước,
môi trường đất. Bên cạnh đó, ý thức bảo quản, duy tu hệ thống thuỷ nông của
người sử dụng cũng không được coi trọng, chính vì vậy hệ thống thuỷ nông sẽ
bị xuống cấp nhanh hơn (N guyễn Văn Song, 2007)
Hải Dương cùng với cả nước đã thực thi miễn thủy lợi phí cho nông
nghiệp. Song trong quá trình thực thi cũng đã nảy sinh nhiều khó khăn và bất
cập. Làm thế nào để người nông dân tiếp tục được hưởng dịch vụ tưới tiêu một
cách tốt nhất và hệ thống tưới tiêu được quản lý tốt, hiệu quả và bền vững khi
không phải trả tiền nước? Người dân được hưởng lợi như thế nào khi miễn thủy
lợi phí? Khi miễn thủy lợi phí thì nợ đọng TLP của nông dân với những đơn vị
cung ứng thủy nông như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn gì trong quá
trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí? Từ đó có thể đề xuất những biện
pháp gì để hoàn thiện quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí?

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tình hình thực
thi chính sách miễn thủy lợi phí trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Hải Dương”.

Lớp: KTB – K51

2


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá tình hình thực thi chính sách thủy lợi phí trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu để hoàn thiện quá trình thực thi chính sách đối với các cơ quan quản lý
trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và chính sách
miễn giảm thủy lợi phí.
- Tìm hiểu quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí tại Cẩm Giàng.
- Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn cũng như mong muốn của người dân Cẩm
giàng trong quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản cho những khó khăn tồn tại trong quá
trình thực thi chính sách.
1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động liên quan đến thủy lợi trên địa bàn huyện Cẩm Giàng,
Hải Dương.

- Các hộ nông dân có sản xuất liên quan đến thủy lợi
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu tình hình thực thi chính sách miễn thủy
lợi phí trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Phạm vị về không gian: huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010

Lớp: KTB – K51

3


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm thủy lợi
Thủy lợi là sự tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn
nước trên mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống các thiệt hại do nước
gây ra đối với nền kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng thời làm tốt công tác
bảo vệ môi trường. [9]
Công trình thủy lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng
chống tác hại do nước gây ra bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Hệ thống thủy lợi là tập hợp các công trình thủy lợi từ đầu mối tới mặt
ruộng, nó có mối liên hệ mật thiết, liên hoàn, tương hỗ, phụ thuộc nhau để
phục vụ công tác tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Cấp nước cho dân sinh,
cho công nghiệp và các ngành tham gia lợi dụng tổng hợp nguồn nước của

các hệ thống công trình thủy lợi, nó bao gồm công trình đầu mối, mạng lưới
kênh mương, mạng lưới kênh chứa, trạm bơm, máy bơm. Các công trình này
thường nằm ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên,
chịu sự phá hoại của sinh vật và sự tác động của con người. [9]
Hệ thống thủy lợi hoặc các công trình thủy lợi có những đặc điểm
chung sau:
- Các hệ thống thủy lợi đều phục vụ đa mục tiêu (ít nhất là 2 mụ tiêu trở
lên), trong đó có tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công
nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất đai,
môi trường, sinh thái…
- Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường rất lớn. Tùy theo điều
kiện cụ thể ở từng vùng, để có công trình khép kín trên diện tích 1 ha được tưới thì
bình quân phải đầu tư thấp nhất 30-50 triệu đồng, cao nhất 100-200 triệu đồng.

Lớp: KTB – K51

4


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

- Công trình thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng
đồng bộ, khép kín từ đầu mối ( phần do Nhà nước đầu tư ) đến tận ruộng
(phần do dân tự xây dựng).
- Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một
vùng nhất định theo thiết kế, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến
vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ; đều phải có một tổ chức của nhà nước,
tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử

dụng nước.
- Hệ thống công trình thuỷ lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện
rộng, có khi qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu
tác động trực tiếp của con người (người dân).
- Hiệu qủa của công trình thủy lợi hết sức lớn và da dạng, có loại có thể
xác định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại
không thể xác định được. Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả được thể
hiện ở mức độ tưới hết diện tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời vụ,
đảm bảo yêu cầu dùng nước của mỗi loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng
năng suất và sản lượng cây trồng... góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho
nông dân ở nông thôn
Từ những đặc điểm trên cho thấy: công trình thủy lợi không đơn thuần
mang tính kinh tế, kỹ thuật, mà còn mang tính chính trị, xã hội. Vì vậy việc
đầu tư xây dựng và quản lý, bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi phải có sự
tham gia của người dân (PIM), thông qua việc thực hiện chủ trương “ Nhà
nước và nhân dân cùng làm”, chính sách của Nhà nước, trong đó có chính
sách “thủy lợi phí" (TLP). [12]
2.1.1.2 Vai trò của thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và
là nguyên liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Mặt khác, nước cũng
có thể gây những tai hoạ khủng khiếp cho dân sinh, kinh tế và môi trường.[3]

Lớp: KTB – K51

5


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học


Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

Tài nguyên nước luôn vận động và luân hồi nhưng hữu hạn. Vì thế việc
khai thác xây dựng và quản lý hiệu quả các công trình thuỷ lợi để phát huy
những mặt lợi, hạn chế những tác hại của nước, vừa là giải pháp, vừa là mục
tiêu hết sức quan trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp
và nông thôn trong thời kỳ mới.[7]
Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia tiến tới xuất khẩu. Đến nay, cả nước đã hơn 80 hệ thống thuỷ
lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định
khoảng 90.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân đóng góp).
Các hệ thống thuỷ lợi năm 2008 đã đảm bảo tưới cho 2,57 triệu ha đất canh
tác, tiêu 1.2 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh bắc bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải
tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2008, diện
tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa. Các công
trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn. Theo tính toán năm 2000 đã sử
dụng 43 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 2004 sử dụng 46,9
tỷ m3 chiếm 90% và năm 2008 khoảng trên 60 tỷ m3.[7]
Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong
vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.65 triệu tấn/năm.
Tổng sản lượng lương thực năm 2008 đạt 37,5 triệu tấn, đưa bình quân lương
thực đầu người 364 kg năm 2002 lên 492 kg năm 2008. Việt Nam từ chỗ
thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.[7]
Để có nền nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực cho cả nước,
Việt Nam vẫn phải dựa vào nền nông nghiệp có tưới. Cũng như tình trạng
chung của các nước trong khu vực, chúng ta ko còn nhiều những vùng đất,
nguồn nước để có thể khai hoang, xây dựng mới các công trình thủy lợi. Đã
đến lúc chúng ta phải chú ý tới việc nâng cao hiệu quả của các vùng đất được
tưới bằng việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thủy nông. [3]


Lớp: KTB – K51

6


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

2.1.1.3 Bản chất của TLP [12]
Cho đến nay ở Việt nam, mặc dù Nhà nước đã có chủ trương, chính sách
rõ ràng về TLP và TLP đã mang tính truyền thống và trở thành tiềm thức của
người nông dân nhiều thập kỷ qua, nhưng cách hiểu về TLP còn rất khác nhau.
Sự khác nhau đó tập trung chủ yếu ở hai khía cạnh: TLP là chi phí sản
xuất hay TLP là khoản thu của nhà nước đối với nông dân trong việc sử
dụng nước ?
Theo Nghị định số 66-CP ngày 5 tháng 6 năm 1962 của Hội đồng
Chính phủ (nay là Chính phủ) thì “phí tổn về quản lý và tu sửa của các hệ
thống nông giang” mà người dùng nước phải trả được gọi là "thủy lợi phí”.
Theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi (số
32/2001/PL-UBTVQH10) thì TLP “là phí dịch vụ thu từ tổ chức, cá nhân sử
dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất
nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo
vệ công trình thủy lợi và "tiền nước“ là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về
nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình
thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp” [12]
Như vậy “thủy lợi phí” thực chất là “ tiền nước" (nói đúng hơn là giá
nước) qui định đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó nhà nước đã bao cấp
trên 50% giá thành. Nói cách khác, TLP là một trong những chi phí đầu vào

(tương tự như chi phí tiền điện, phân, giống...) của sản xuất sản phẩm nông
nghiệp có tưới mà người sản xuất phải trả. Với mức thu TLP như những năm
vừa qua thì số tiền TLP thu được chỉ để phục vụ cho việc vận hành, duy tu,
bảo dưỡng công trình thủy lợi (mà thường là thấp xa so với nhu cầu) và cho
người dùng nước ngay trên địa bàn của họ (không thu cho ngân sách như các
loại thuế, không dùng để chi cho mục đích khác, không huy động để chi cho
vùng khác.[12]

Lớp: KTB – K51

7


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

2.1.1.4 Khái quát về các công trình thủy lợi [2]
Các hệ thống công trình thuỷ lợi ở nước ta được xây dựng qua nhiều thời
kỳ nhưng tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau năm 1955 ở các tỉnh miền Bắc và
sau năm 1975 ở các tỉnh miền Nam. Trước năm 1955, cả nước chỉ có 13 hệ
thống công trình thuỷ lợi, tưới cho trên 400.000ha, tiêu nước cho 77.020 ha.
Nhờ có quan tâm đầu tư của Nhà nước và nỗ lực đóng góp của nhân dân
đến nay nước ta đã xây dựng được gần 100 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa do
các doanh nghiệp KTCTTL quản lý, vận hành với các số liệu cụ thể như sau:
- 1959 hồ chứa có dung tích trữ lớn hơn 0,2 triệu m3, tổng dung tích trữ
24,8 tỷ m3 (tổng năng lực thiết kế tưới đạt khoảng 505.000 ha);
- Trên 1.000 km kênh trục lớn và hàng vạn km kênh mương các cấp.
- Hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn và 23.000 km đê, bờ bao các loại.
- Khoảng 2.000 trạm bơm lớn và hàng ngàn trạm bơm nhỏ do 110 doanh

nghiệp khai thác công trình thủy lợi thuộc Nhà nước và các tổ chức tập thể và
tư nhân quản lý.[2]
Theo thời giá năm 2006, ước tính cơ sở vật chất thủy lợi do các doanh
nghiệp quản lý trị giá tương đương khoảng trên 120.000 tỷ đồng. Để đảm bảo
quản lý khép kín nhằm khai thác tối đa năng lực của các hệ thống công trình,
ngoài 110 doanh nghiệp khai thác CTTL quản lý các công trình thuỷ lợi đầu
mối lớn, kênh trục chính, cả nước còn có trên 13.000 tổ chức hợp tác dùng
nước (gồm các loại hình HTX nông nghiệp có làm dịch vụ tưới, Hợp tác dùng
nước chuyên khâu, các tổ, đội... ) làm chức năng “cầu nối” giữa các doanh
nghiệp của Nhà nước và các hộ sử dụng nước.[2]
Tổng số cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước quản
lý, khai thác công trình thuỷ lợi khoảng gần 22.600 người, trong đó có
khoảng 10,5% có trình độ kỹ sư, 14,9% là cán bộ trung cấp, 53,5% là công
nhân, trên 21,1% là lao động chưa được đào tạo, đã hạn chế khả năng phục vụ
của đội ngũ công nhân trong khai thác công trình thủy lợi.

Lớp: KTB – K51

8


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

Bên cạnh lực lượng cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp nhà
nước, còn có hàng vạn công nhân viên thuỷ nông hoạt động trong các tổ chức
hợp tác dùng nước nhưng không qua trường lớp đào tạo cũng là một nguyên
nhân trong việc phát huy hiệu quả của các công trình thuỷ lợi.[2]
2.1.2 Cơ sở xây dựng các chính sách và thiết lập mức thuỷ lợi phí [2]

Việc đề ra chính sách thuỷ lợi phí là thực sự cần thiết như đã được đề
cập ở trên. Ngoài việc giúp cho chúng ta có được một khoản kinh phí đáng kể
cho công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình, đảm bảo sự bình đẳng,
công bằng xã hội, chúng ta còn nâng cao được ý thức tiết kiệm của người
nông dân trong việc sử dụng nước, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ
công trình thuỷ lợi. Các chính sách về thủy lợi phí đã được ban hành và áp
dụng trên cơ sở như sau:
(1) Đối với Nghị định 66/CP ngày 5/6/1962
Nghị định 66/CP là văn bản pháp lý đầu tiên của Chính phủ ra đời quy
định về mức thu thuỷ lợi phí trong các hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên, Nghị
định này chỉ được thi hành đối với tất cả các hệ thống nông giang thuộc loại
đại thuỷ nông, còn đối với những hệ thống trung thuỷ nông thì Uỷ ban hành
chính khu, thành, tỉnh sẽ căn cứ vào điều lệ này để quy định việc thu thuỷ lợi
phí sao cho sát với hoàn cảnh địa phương nhằm mục đích tổ chức việc quản
lý, khai thác sử dụng tốt hệ thống nông giang, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nghị định này được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý và
khai thác các hệ thống nông giang, làm cho việc đóng góp của người dân
được công bằng, hợp lý, đảm bảo đoàn kết ở nông thôn, đồng thời tạo điều
kiện tiến lên, quản lý các hệ thống nông giang theo chế độ hạch toán kinh tế,
thúc đẩy việc tiết kiệm nước, hạ giá thành quản lý để phục vụ tốt sản xuất
nông nghiệp.
Mức thuỷ lợi phí - được gọi là phí tổn về quản lý và tu sửa các hệ thống
nông giang sẽ được căn cứ vào lợi ích hưởng nước của ruộng đất và phí tổn

Lớp: KTB – K51

9


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học


Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

về quản lý và tu sửa của hệ thống nông giang tuỳ theo từng loại. Thủy lợi phí
được quy định để chi các khoản như: “Trả lương cho cán bộ, công nhân của
nông giang và chi cho việc quản lý, khai thác, tu bổ sửa chữa thường xuyên
trong hệ thống nông giang để tiến tới xây dựng các xí nghiệp địa phương”.[2]
(2) Đối với Nghị định số 112-HĐBT ngày 25/8/1984
Nghị định số 112-HĐBT ngày 25/8/1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ) đã quy định “thuỷ lợi phí bao gồm các khoản:
- Khấu hao cơ bảo, khấu hao sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa thường
xuyên các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải và các
phương tiện khác dùng vào việc duy trì, khai thác và quản lý các công trình
thủy nông, không kể khấu hao cơ bản các máy bơm lớn;
- Chi phí sửa chữa lớn, tu bổ, sửa chữa thường xuyên các công trình xây
đúc và bằng đất, ngoài số nhân công do nhân dân đóng góp;
- Chi phí về điện và xăng dầu;
- Chi lương cho cán bộ, nhân viên và chi phí quản lý của các xí nghiệp
thuỷ nông”.
Như vậy, cơ sở để thiết lập mức thuỷ lợi phí của Nghị định số 112HĐBT đã có sự thay đổi nhiều so với Nghị định số 66/CP. Cơ cấu mức thu
thuỷ lợi phí trong nghị định 112-HĐBT đã có đề cập tới một phần khấu hao
cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn của các máy móc, thiết bị nhà xưởng và một số
loại công trình thuỷ lợi khác, do đó mức thu đã có sự khác biệt so với mức thu
của Nghị định 66/CP trước đây.
Mặc dù vậy, để giảm nhẹ mức thu thuỷ lợi phí, trong quy định của 112HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng tạm thời chưa tính khấu hao cơ bản các công
trình xây đúc và bằng đất và khấu hao cơ bản các máy bơm lớn, xem đây như
một khoản trợ cấp của nhà nước đối với nông nghiệp. Khi cần trang bị thêm
hoặc thay thế các máy bơm lớn, ngân sách Trung ương cấp trực tiếp cho Bộ
Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) qua kế hoạch đầu
tư xây dựng cơ bản hàng năm.[2]


Lớp: KTB – K51

10


Khóa luận tốt nghiệp Đại Học

Sinh viên: Trần Thị Huyền Trang

Nghị định 112-HĐBT ban hành đã tạo một tiền đề rất lớn trong hoạt
động của các doanh nghiệp thuỷ nông, tuy chưa đáp ứng được hết yêu cầu
thực tế nhưng nó đã giúp cho các doanh nghiệp nhà nước về khai thác và bảo
vệ công trình thuỷ lợi có nguồn thu, đáp ứng được các yêu cầu vốn cho duy tu
bảo dưỡng công trình an toàn phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, do
được ban hành trong thời kỳ bao cấp, và đã được áp dụng quá lâu, nhiều điểm
không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nên Nghị định
112-HĐBT đã được sửa đổi, bổ sung.[2]
(3) Đối với Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003
Để khai thác tối đa năng lực các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có,
gắn trách nhiệm với quyền lợi của người dùng nước, giảm bớt gánh nặng bao
cấp của Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình
Chính phủ ban hành chính sách về tiền nước và thuỷ lợi phí theo quy định tại
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ
lợi với các cơ sở như sau:
a) Quan điểm về tiền nước và thuỷ lợi phí theo Nghị định số 143:
- Nước từ công trình thủy lợi có giá trị và giá trị sử dụng, do vậy nó phải
được coi là một loại hàng hoá, do đó nước phải được tính đúng, tính đủ các
khoản chi phí hợp lý, đảm bảo cho các doanh nghiệp khai thác công trình thủy

lợi tồn tại và phát triển.
- Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng nước từ công trình thủy lợi, sử dụng
công trình thuỷ lợi làm dịch vụ đều phải có trách nhiệm đóng góp tài chính
cho đơn vị được Nhà nước giao quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi theo
quy định.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ về thuỷ lợi phí đối với người dân sản
xuất lương thực, nông dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các xã thuộc
diện xoá đói giảm nghèo. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng nơi mà có tỷ lệ miễn

Lớp: KTB – K51

11


×