Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây công trình ở hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.39 KB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây công trình tại
xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Tên sinh viên

: Trần Thị Lệ Thuỷ

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51B

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: Th.s Tô Thế Nguyên

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, toàn bộ số liệu cũng như kết quả nghiên cứu của
khóa luận là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đều
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ ràng
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Tác giả
Trần Thị Lệ Thủy

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau khi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của
mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp đến thu nhập của
hộ nông dân trồng lúa phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”, tôi
xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa luận.
Phòng thống kê phường Hội Hợp, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hội
Hợp, Hợp tác xã giống cây trồng Quán Tiên đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều
kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Các thầy cô trong bộ môn phân tích định lượng của khoa Kinh tế và
PTNT cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế và PTNT trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Tô Thế Nguyên đã tận tình
chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Và tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên giúp đỡ tôi.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010

Tác giả
Trần Thị Lệ Thủy

iii


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp Việt Nam đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá,
chuyên môn hoá. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nông nghiệp nước ta cơ
hội mới cũng như yêu cầu mới đối với nông sản về chất lượng, chủng loại, giá
cả. Doanh nghiệp và nhà khoa học có thể đáp ứng những thứ người nông dân
thiếu và cần nguồn sản phẩm chất lượng, ổn định từ nông dân. Vì vậy, cần có
mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp.
Phường Hội Hợp có mối liên kết giữa nông dân trồng lúa – nhà khoa
học – doanh nghiệp. Trong đó hợp tác xã (HTX) là trung gian của liên kết và
hoạt động như một doanh nghiệp trực tiếp liên kết với các đối tác. Thu nhập
của người nông dân trồng lúa vẫn chưa cao vấn đề đặt ra là liên kết có ảnh
hưởng đến thu nhập của nông dân như thế nào. Xuất phát từ những yêu cầu
cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của mối
liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp đến thu nhập của
hộ nông dân trồng lúa phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc”.
Thực hiện đề tài với mục tiêu chung xuyên suốt quá trình thực hiện đề
tài là phân tích ảnh hưởng của mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học –
doanh nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa phường Hội Hợp, thành
phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Trong phần cơ sở lý luận chúng tôi đã nêu lên khái niệm, nội dung,
mục tiêu, các hình thức liên kết kinh tế, vai trò, ảnh hưởng và ý nghĩa của liên
kết kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế. Cơ sở thực tiễn nêu lên
thực tiễn của Trung Quốc, Nhật, trong nước có Hà Nội, Gia Bình (Bắc Ninh),
Chương Mỹ (Hà Nội), Kiên Lương (Kiên Giang) đã thành công trong liên kết.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài như nghiên cứu có cả nghiên cứu ở
trong và ngoài nước. Ngoài nước có nghiên cứu của Phil Simmons 2002,
Nigel key và William Macbride 2001 đều nói tới liên kết ảnh hưởng lớn đến
hợp đồng và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới liên kết như thị trường và

iv


chính sách vĩ mô. Trong nước có nghiên cứu Lê Thị Thương (2007), nghiên
cứu của Trần Văn Hiếu (2002) đều nói tới mô hình liên kết thành công như
mô hình Nông công nghiệp chè Anh Sơn và mô hình hộ nông dân với các
doanh nghiệp nhà nước qua khảo sát mô hình nông trường Sông Hậu, công ty
Mê Kông và công ty mía đường Cần Thơ.
Trong phần đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu chung chúng
tôi đã khái quát về địa bàn thông qua đó chúng ta thấy được những thuận lợi
khó khăn của địa bàn. Dựa vào một số phương pháp để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của khoá luận như phương pháp tiếp cận gồm tiếp cận từ dưới lên,
tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia của nhà nông – nhà khoa học –
doanh nghiệp. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu chúng tôi chọn phường
Hội Hợp có số lượng nông dân đông đảo đa số sống bằng nghề trồng lúa.
Phương pháp điều tra thu thập số liệu gồm điều tra thu thập số liệu thứ cấp và
sơ cấp, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích thông tin gồm
phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp chuyên gia. Và một số
chỉ tiêu phản ánh diện tích, số hộ, cơ sở vật chất, trình độ văn hoá, lao động,
nhu cầu liên kêt, chất lượng, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế.
Qua nghiên cứu tại địa phương chúng tôi đã đạt kết quả sau đây:
* Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của phường Hội Hợp. Về sản xuất
diện tích đất trồng lúa đang ngày càng giảm do quá trình đô thị hoá đất nông
nghiệp đang mất dần. Vụ chiêm xuân diện tích gieo trồng cũng như diện tích
trồng lúa cao hơn vụ mùa qua các năm. Về cơ cấu lúa đa số các hộ đều trồng

khang dân chiếm 80%, các loại khác chiếm 20%. Có cả lúa giống và lúa chất
lượng cao, lúa giống cũng có loại siêu khang dân. Về tình hình tiêu thụ lúa
trên địa bàn tương đối dễ và thuận lợi. Nông dân bán cho các đối tượng chủ
yếu là HTX và thương lái. Trong đó, bán cho HTX được giá hơn bán cho các
đối tượng khác.

v


* Về thực trạng mối liên kết gồm khái quát chung về các tác nhân tham
gia liên kết gồm có nhà nông, hợp tác xã dịch vụ Hội Hợp, HTX sản xuất
giống cây trồng Quán Tiên, Viện lúa Trung ương, các công ty, trường cao
đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật, trạm, trại. Thực trạng liên kết gồm thực trạng sản
xuất và kinh doanh lúa của các hộ, liên kết trong địa bàn gồm có liên kết trong
cung ứng đầu vào sản xuất, trong chuyển giao TBKT và trong tiêu thụ. Các
tác nhân tham gia liên kết. Trong đó, HTX đóng vai trò trung gian của mối
liên kết. HTX liên kết với các đối tác, cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông
dân, thu mua lại lúa của nông dân, giúp nông dân liên kết với đối tác để
chuyển giao TBKT. Mối liên kết giữa các tác nhân vẫn còn lỏng lẻo trong hợp
đồng liên kết.
* Thực trạng thu nhập của các hộ liên kết bình quân thu nhập cao hơn
hộ không liên kết. Chứng tỏ nhờ liên kết mà thu nhập của hộ liên kết cao hơn.
Nghiên cứu đã khẳng định được lợi ích của mối liên kết có ảnh hưởng tốt tới
thu nhập của hộ nông dân. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân các hộ không
tham gia liên kết.
* Nghiên cứu đã chỉ ra liên kết có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sản
xuất và kinh doanh của nông dân làm tăng thu nhập của hộ nông dân. Qua
phân tích thu nhập, lợi ích của hộ nông dân tham gia liên kết so sánh với hộ
không liên kết. Có những lợi ích chỉ có liên kết mới có được như liên kết
trong cung ứng nông dân mua được sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo

hơn. Liên kết nông dân được tham gia chuyển giao TBKT sẽ được hướng dẫn
chỉ bảo kỹ thuật, được tham gia các lớp tập huấn, áp dụng những TBKT mới.
Nhờ đó năng suất lúa của hộ cao hơn. Liên kết trong tiêu thụ nông dân sẽ bán
được giá cao hơn cho HTX chính điều đó sẽ làm tăng thu nhập của người
nông dân. Liên kết làm cho hiệu quả kinh tế của nông dân tăng cao.
* Nghiên cứu đã đưa ra một số nhận xét về liên kết giữa nhà nông –
nhà khoa học – doanh nghiệp đã mở rộng vùng nguyên liệu, góp phần chuyển

vi


đổi cơ cấu cây trồng, TBKT vào sản xuất, chuyển sản xuất từ tự cấp tự túc
sang sản xuất hàng hoá. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho
nông dân trồng lúa của phường. Liên kết tuy ảnh hưởng tốt đến thu nhập
nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết do mối liên kết còn lỏng
lẻo chưa có hợp đồng chặt chẽ.
Từ những vấn đề trên bài nghiên cứu đưa ra định hướng tiếp tục hoàn
thiện và tăng cường mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh
nghiệp để nâng cao thu nhập của hộ nông dân trồng lúa. Và một số giải pháp
để giải quyết những khó khăn tồn tại trên về phía chính quyền, từ phía nhà
khoa học và từ phía nông dân và HTX . Vậy tóm lại liên kết có ảnh hưởng
làm tăng thu nhập của hộ nông dân chúng ta cần nâng cao chất lượng của mối
liên kết.

vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................ii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
1.4.1 Phạm vi nội dung...............................................................................3
1.4.2 Phạm vi không gian............................................................................3
1.4.3 Phạm vi về thời gian..........................................................................3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................4
CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................................4
2.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................4
2.1.1 Khái niệm về liên kết kinh tế..........................................................4
2.1.2 Nội dung liên kết kinh tế..................................................................5
2.1.3 Mục tiêu của liên kết kinh tế..........................................................6
2.1.4 Các hình thức liên kết kinh tế.........................................................6
2.1.5 Vai trò của liên kết............................................................................8
2.1.6 Ảnh hưởng của liên kết......................................................................9
2.1.7 Ý nghĩa liên kết..................................................................................10
2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng....................................................................11
2.1.8.1 Các yếu tố từ phía nhà nông...................................................11
2.1.8.2 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp............................................13
2.1.8.3 Các yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà khoa học..........................14
2.1.8.4 Các yếu tố khác.......................................................................15
2.2 Cơ sở thực tiễn.....................................................................................15
2.2.1 Thực tiễn liên kết ở một số Quốc Gia trên thế giới ..................15
2.2.1.1 Ở Trung Quốc ........................................................................16
2.2.1.2 Ở Nhật Bản.............................................................................17
2.2.2 Thực tiễn liên kết tại Việt Nam....................................................18
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.......................................20

2.2.3.1 Nghiên cứu ở ngoài nước........................................................20

viii


2.2.3.2 Nghiên cứu ở trong nước........................................................21
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................22
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................22
3.1.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................22
3.1.1.2 Địa hình, đất đai.....................................................................22
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết.....................................................................22
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................23
3.1.2.1 Tình hình dân số, lao động và sử dụng lao động....................24
Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong đó đất thổ cư
và đất khác tăng lên. Do quá trình đô thị hoá dẫn đến nhiều hộ nông
dân mất đất ruộng không thể tham gia sản xuất nông nghiệp............26
3.1.2.2 Tình hình hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật...............................26
- Hệ thống điện....................................................................................26
3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của phường trong 3 năm (20072009)...................................................................................................28
3.1.3 Nhận xét chung về phường Hội Hợp............................................29
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................30
3.2.1 Phương pháp tiếp cận.....................................................................30
a. Tiếp cận từ dưới lên........................................................................30
b. Tiếp cận hệ thống............................................................................30
c. Tiếp cận có sự tham gia..................................................................31
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................31
3.2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu..........................................31
3.2.3.1 Điều tra thu thập số liệu thứ cấp............................................31

3.2.3.2 Điều tra thu thập số liệu sơ cấp..............................................31
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................32
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin...................................................32
3.2.5.1 Phương pháp thống kê mô tả..................................................32
3.2.5.2 Phương pháp so sánh..............................................................32

ix


3.2.5.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo..................................32
3.3 Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài.................33
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh diện tích đất..............................................33
* Chỉ tiêu phản ánh số hộ...................................................................33
* Chỉ tiêu phản ánh cơ sở vật chất.....................................................33
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá........................................33
* Chỉ tiêu phản ánh số bình quân.......................................................33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................35
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của phường Hội Hợp..............35
4.1.1 Thực trạng sản xuất lúa của phường Hội Hợp............................35
4.1.2 Thực trạng tiêu thụ lúa của phường Hội Hợp..............................37
4.2 Thực trạng mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh
nghiệp.........................................................................................................37
4.2.1 Khái quát chung về các tác nhân tham gia liên kết......................37
4.2.2 Thực trạng mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học –
doanh nghiệp.............................................................................................39
4.2.2.1 Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa của các hộ................39
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)...............................40
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)...............................41
(Tổng hợp từ số liệu điều tra và kết quả tính toán của tác giả năm
2010)...................................................................................................44

4.2.2.2 Liên kết giữa hợp tác xã dịch vụ Hội Hợp với đối tác............45
4.2.2.3 Liên kết giữa HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên với đối
tác........................................................................................................50
4.2.3 Thực trạng chung của mối liên kết................................................55
4.2.3.1 Hình thức tham gia liên kết.....................................................55
4.2.3.2Tình hình thực hiện cam kết, hợp đồng với HTX đối với hộ liên
kết........................................................................................................56
4.2.3.3 Nguyên nhân vi phạm cam kết................................................57
4.2.3.4 Nhu cầu liên kết......................................................................59

x


4.3 Thực trạng thu nhập của hộ nông dân trồng lúa.............................62
4.3.1 Thực trạng thu nhập của hộ nông dân tham gia liên kết.............62
(Tổng hợp từ kết quả điều tra và kết quả tính toán của tác giả năm
2010)...................................................................................................63
4.3.2 Thực trạng thu nhập của hộ nông dân không tham gia liên kết..64
(Tổng hợp từ kết quả điều tra và kết quả tính toán của tác giả năm
2010)...................................................................................................65
4.3.3 Nguyên nhân các hộ không tham gia liên kết...............................65
4.4 Ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập của hộ nông dân..................67
4.4.1 Ảnh hưởng của liên kết trong quá trình cung ứng đầu vào..........68
* Lợi ích khi tham gia liên kết trong quá trình cung ứng đầu vào.....69
4.4.2 Trong quá trình chuyển giao TBKT...............................................71
4.4.3 Trong quá trình tiêu thụ..................................................................75
4.4.4 Ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập của hộ nông dân...............79
(Tổng hợp từ số liệu điều tra và kết quả tính toán của tác giả năm
2010)...................................................................................................84
4.5 Một số nhận xét về liên kết về mối liên kết giữa nhà nông – nhà

khoa học – doanh nghiệp..........................................................................86
4.5.1 Kết quả đạt được...........................................................................86
4.5.2 Một số tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả liên kết.......................87
*Từ phía chính quyền địa phương......................................................87
* Từ phía hộ sản xuất lúa ..................................................................87
*Từ phía Hợp tác xã...........................................................................89
4.6 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết
giữa nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp...............................91
4.6.1 Định hướng......................................................................................91
4.6.2 Một số giải pháp chủ yếu..............................................................91
4.6.2.1 Giải pháp đối với chính quyền địa phương............................91
4.6.2.2 Giải pháp đối với nhà khoa học..............................................92
4.6.2.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp.............................................93
4.6.2.4 Giải pháp đối với nông dân....................................................93
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................96

xi


5.1 Kết luận................................................................................................96
5.2 Kiến nghị..............................................................................................98
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................100
PHỤ LỤC 1..................................................................................................101
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................112
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................117

xii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Thu nhập bình quân trên đầu người ........................................23
Bảng 3.2: Tình hình đất đai, dân số của phường Hội Hợp........................25
Bảng 3.3 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của phường
năm 2009........................................................................................................27
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của phường 3 năm (2007-2009)..28
Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu gieo trồng (đvt: ha)......................................36
Bảng 4.2 Nội dung liên kết ở từng đối tượng tham gia..............................38
Bảng 4.3 : Tình hình chung của các hộ điều tra.........................................40
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng diện tích đất đai bình quân (đvt: sào)........41
Bảng 4.5 Đầu tư cho 1 sào lúa 1 vụ trong 1 năm theo nhóm hộ ...............42
(tính theo sào Bắc Bộ)...................................................................................42
Bảng 4.6 Tình hình kinh doanh lúa của các hộ điều tra............................44
Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ lúa của các hộ năm nay so với năm trước...45
Hộp 4.1 Mong muốn liên kết với nhà khoa học......................................47
Hộp 4.2 Sự cố gắng quyết tâm của chủ nhiệm HTX..............................49
Hộp 4.3 Muốn cho HTX phát triển..........................................................50
Sơ đồ 4.1 Liên kết giữa HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên với
đối tác........................................................................................................51
Sơ đồ 4.2 Liên kết giữa HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên với
đối tác........................................................................................................55
Bảng 4.8 : Tình hình thực hiện cam kết hợp đồng với HTX.....................56
Bảng 4.9 : Nguyên nhân vi phạm cam kết...................................................58
Bảng 4.10 Nhu cầu liên kết của các hộ không liên kết...............................61
Bảng 4.11 Thực trạng thu nhập bình quân của hộ tham gia liên kết .....63
(tính trên 1 sào cả năm)................................................................................63
Bảng 4.12 Thực trạng thu nhập bình quân của hộ không tham gia liên
kết (tính trên 1 sào cả năm)..........................................................................65
Bảng 4.13 Nguyên nhân các hộ không tham gia liên kết...........................66
xiii



Bảng 4.14 Đánh giá chất lượng đầu vào mà các nhóm hộ đã mua...........69
Bảng 4.15 : Đánh giá lợi ích khi tham gia liên kết......................................70
Sơ đồ 4.3 Mối liên kết chuyển giao TBKT ở HTX dịch vụ Hội Hợp....72
Bảng 4.16 Phân tích lợi ích khi tham gia liên kết......................................76
Bảng 4.17 Lợi ích đó so với mong muốn của hộ.........................................78
Bảng 4.18 So sánh lợi ích của hộ tham gia liên kết với hộ ........................78
không tham liên kết.......................................................................................78
Bảng 4.19 So sánh kết quả thu nhập bình quân của hộ tham gia liên kết
với hộ không tham gia liên kết (tính trên 1 sào Bắc Bộ)............................79
Bảng 4.20 Hiệu quả sau liên kết so với trước liên kết (đvt: hộ)................80
Biểu đồ 4.1 Chất lượng lúa sau liên kết so với trước liên kết.............81
Biểu đồ 4.2 Năng suất sau liên kết so với trước liên kết.....................81
Biểu đồ 4.3 Giá bán của các hộ sau liên kết so với trước liên kết......82
Biểu đồ 4.4 Hiệu quả sau liên kết so với trước liên kết......................82
Bảng 4. 21: Kết quả, hiệu quả sản xuất bình quân trên 1 sào lúa/năm....84
Biểu đồ 4.5 Kết quả sản xuất giữa hộ liên kết và hộ không liên kết...85
Biểu đồ 4.6 Hiệu quả sản xuất giữa hộ liên kết và hộ không liên kết.86

DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CN


: Chăn nuôi

xiv


TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

XD

: Xây dựng

GTSX

: Giá trị sản xuất



: Lao động

HTX

: Hợp tác xã

STT

: Số thứ tự

TBKT


: Tiến bộ khoa học kỹ thuật

CC

: Cơ cấu

CBKN

: cán bộ khuyến nông

Ngđ

: Nghìn đồng

Tr.đ

: Triệu đồng

xv


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, giá trị sản xuất
nông nghiệp còn thấp, sản xuất nông nghiệp còn chưa được áp dụng nhiều
tiến bộ kỹ thuật. Trong khi đó nước ta đang trên đà phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá, chuyên môn hoá. Sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng thì
vấn đề tiêu thụ trở thành vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Hội nhập kinh
tế quốc tế đem lại cho nông nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới nhưng cũng

mang đến những yêu cầu mới đối với nông sản về chất lượng, chủng loại, giá
cả... Người nông dân thường thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin về thị trường,
thiếu khoa học và sự sáng tạo. Nếu chỉ có người nông dân tự lực nông nghiệp
không thể phát triển mạnh được. Do đó người nông dân cần phải có những
mối liên kết để tăng thêm sức mạnh cho bản thân. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ
nông dân vốn, thông tin về thị trường, cung cấp cho nông dân đầu vào và tiêu
thụ nông sản cho nông dân. Nhà khoa học cung cấp cho nông dân kiến thức về
khoa học, nghiên cứu thị trường để khám phá ra những nghiên cứu mới đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, chuyển tải những tiến bộ kỹ thuật
(TBKT) để người nông dân áp dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh của người nông dân. Nông dân cung cấp được
nguồn nông sản chất lượng và ổn định cho doanh nghiệp và áp dụng những
TBKT mà nhà khoa học đã nghiên cứu và truyền tải. Chính vì vậy, để nông
nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nông sản chất lượng và đạt
hiệu quả cao cần có mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp.
Phường Hội Hợp tuy thuộc thành phố Vĩnh Yên nhưng số lượng nông
dân vẫn chiếm 70% dân số. Đa số nông dân sống bằng nghề trồng lúa và rất
nhiều nông dân tham gia liên kết với hợp tác xã (HTX) trong việc cung ứng
đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong đó, xét trên góc độ kinh tế hợp tác xã hoạt

1


động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. HTX trực tiếp liên
kết với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và liên kết với các doanh
nghiệp để cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Nhưng vấn đề
đặt ra là thu nhập của người nông dân trồng lúa vẫn chưa cao. Vậy thực tế
mối liên kết này có ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân như thế nào
đó là vấn đề vô cùng quan trọng là điều kiện tất yếu để duy trì mối liên kết ổn
định và lâu dài. Từ đó chúng ta phải có những đánh gíá xem mối liên kết này

đã chặt chẽ và hiệu quả chưa. Cần phải có giải pháp gì để hoàn thiện và nâng
cao chất lượng mối liên kết đó nhằm mục đích làm tăng thu nhập của người
nông dân trồng lúa trong phường Hội Hợp. Xuất phát từ những yêu cầu cấp
thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của mối liên
kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp đến thu nhập của hộ
nông dân trồng lúa phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích ảnh hưởng của mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học –
doanh nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa phường Hội Hợp, thành
phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của phường Hội Hợp
Phân tích thực trạng mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học –
doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng thu nhập của các hộ trồng lúa.
Ảnh hưởng của mối liên kết đến thu nhập của hộ nông dân phường Hội
Hợp thành phố Vĩnh Yên.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của mối liên kết.
2


1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tổ chức liên kết gồm: nhà nông,
nhà khoa học, doanh nghiệp.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu đánh giá ảnh hưởng của mối

liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp đến thu nhập của hộ
nông dân trồng lúa phường Hội Hợp thành phố Vĩnh Yên.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại phường Hội Hợp thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 24/01/2009 – 23/05/2010.
Thời gian thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu của 3 năm từ 2007 đến năm 2009.
Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập số liệu của năm 2009.

3


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về liên kết kinh tế
Cho đến nay giữa các nhà khoa học ở nước ta có những cách hiểu khác
nhau về khái niệm liên kết kinh tế. Mặc dù ai cũng coi danh từ quốc tế tương
đương của “liên kết” là integration là từ gốc la tinh có nghĩa là gộp vào, hợp
nhất, hoà hợp, phối hợp, sát nhập. Nhưng vẫn có những cách hiểu khác nhau
về liên kết kinh tế. Tuy nhiên cũng có thể đưa ra định nghĩa chung về khái
niệm liên kết kinh tế như sau. Liên kết kinh tế (economic integration) thực
chất là quá trình xâm nhập phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất và kinh
doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản
xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật thông qua
hợp đồng liên kết để khai thác tốt tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết.
Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang, trong
nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều Quốc Gia,
trong phạm vi khu vực và Quốc Tế.

Liên kết kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh
tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế - xã hội, nhằm thực
hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế - xã
hội chung.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến
kiến thức bách khoa, xuất bản năm 2001, thì liên kết kinh tế là hình thức hợp
tác, phối hợp hoạt động cho các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc
đẩy để sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khôn khổ
pháp luật của nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối liên hệ kinh tế ổn định thông

4


qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động đẻ tiến hành phân công
sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết hoặc để
cùng nhau tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau.
Liên kết kinh tế là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt
chẽ, ổn định, thường xuyên lâu dài thông qua những thỏa thuận, hợp đồng
giữa các bên tham gia liên kết.
Khái niệm liên kết kinh tế trên có nội dung rất rộng bao gồm nhiều lĩnh
vực, nhiều chủ thể. Ở đây khoá luận chỉ đề cập vấn đề nghiên cứu dưới góc
độ liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp. Liên kết kinh tế
giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp thực chất là quá trình xích lại
gần nhau, xâm nhập, phối hợp lẫn nhau giữa nhà nông – nhà khoa học –
doanh nghiệp dưới hình thức tự nguyện, trên địa bàn nông thôn, thông qua
hợp đồng kinh tế, nhằm phát huy năng lực nội tại của các chủ thể tham gia
liên kết, bảo đảm cho quá trình sản xuất mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu,
ổn định nâng cao đời sống của nông dân và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và nhà khoa học.
2.1.2 Nội dung liên kết kinh tế

Liên kết trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKT) đây là
hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học (của các cơ sở
như của trường, viện, cũng có thể do công ty) với hộ nông dân. Hoạt động
liên kết này thông qua đó nhà khoa học chuyển giao TBKT cho nông dân,
người nông dân tiếp nhận TBKT đưa vào sản xuất làm cho năng suất cao hơn,
chất lượng tốt hơn. Thông qua liên kết đó người ta cũng ký kết qua hợp đồng
(liên kết chặt) hoặc thoả thuận miệng (liên kết lỏng). Bên cạnh lợi ích còn có
chi phí có thể do nông dân trả cho nhà khoa học.
Liên kết trong mua bán nguyên vật liệu đầu vào cho yếu tố sản xuất
kinh doanh (giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…., thức ăn) là liên kết giữa
doanh nghiệp và nông dân. Người nông dân cần nguyên liệu đầu vào cần liên

5


kết để được cung cấp đảm bảo. Trong liên kết này công ty có thể có hình thức
liên kết hợp đồng (liên kết chặt) hoặc thoả thuận miệng (liên kết lỏng), cách
thức thu tiền do công ty quyết định. Đối với công ty sẽ có được doanh thu từ
người nông dân bên cạnh đó người nông dân cần có đầu vào để phục vụ cho
quá trình sản xuất.
Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm là hình thức liên kết được thực hiện
giữa doanh nghiệp và nông dân có thể được thực hiện thông qua hợp đồng
(liên kết chặt) hoặc thông qua thoả thuận miệng. Doanh nghiệp cần nguyên
liệu đầu vào để sản xuất cần liên kết với nông dân để được cung cấp. Nông
dân thông qua liên kết sẽ có đầu ra ổn định, thuận tiện hơn trong quá trình
tiêu thụ.
2.1.3 Mục tiêu của liên kết kinh tế
Tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tế
hoặc quy chế hoạt động của từng tổ chức để tiến hành phân công chuyên môn
hóa và hợp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia

liên kết nhằm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, thu nhập
cho các bên liên kết, tăng thu ngân sách Nhà nước.
Tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị
thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau,
nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.4 Các hình thức liên kết kinh tế
* Hợp đồng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản việc tiêu
thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước. Liên kết theo
hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân
trong mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Theo Michael Boland (2002):
Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty mua hàng hóa từ một nhà
sản xuất với một mức giá được xác định trước khi mua. Mối quan hệ hợp

6


đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của những văn bản
thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý những giao dịch có thể là giá mua bán,
thị trường, chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật,
cung cấp tài chính… được thỏa thuận trước khi bán. Liên kết hợp đồng tạo ra
sự linh hoạt trong sự chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham
gia hợp đồng. Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân
hàng, tín dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật…
* Hợp đồng miệng: Là thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các
tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó.
Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá
cả, thời hạn và địa điểm. Cơ sở của hộp đồng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách
nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng
miệng. Thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ

hàng, anh em, bạn bè, …) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên
kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể
hiện nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm, giữ chữ tín với đối
tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc
về số lượng, giá cả, điều kiện giao hàng. Hợp đồng miệng có thế có hoặc
không có đầu tư ứng về tiền vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ
thuật. So với hợp đồng văn bản thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất
pháp lý thấp hơn.
Xét về cách thức tiếp cận lẫn nhau có hình thức liên kết kinh tế gián
tiếp và liên kết kinh tế trực tiếp.
Xét về tính chất ràng buộc và chiều sâu liên kết của mô hình liên kết
kinh tế có mô hình doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế ràng buộc từ đầu vụ
sản xuất với nông dân, để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
(gọi tắt là mô hình hợp đồng ràng buộc đầu vụ) và hình thức doanh nghiệp
mua bán sản phẩm theo thỏa thuận tự do và linh hoạt với nông dân sau khi thu

7


hoạch (gọi tắt là mô hình mua bán thỏa thuận sau thu hoạch).
Xét về hình thức liên kết cụ thể giữa nông dân với doanh nghiệp có các
mô hình liên kết kinh tế sau đây:
+ Mua bán thuần túy
+ Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản
hàng hóa
+ Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng
đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hoặc cho
doanh nghiệp thuê đất, sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ
phần, liên doanh, liên kết, hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh

nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp
+ Nông dân vừa cung ứng nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần doanh
nghiệp.
+ Doanh nghiệp vừa tiêu thụ nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần vào
hợp tác xã cổ phần của nông dân.
2.1.5 Vai trò của liên kết
Doanh nghiệp chủ động ký kết hợp đồng, hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông
trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện
bao tiêu sản phẩm với giá thoả thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Vai trò
của doanh nghiệp trong việc hợp tác thật sự với hộ nông dân, coi họ như một
bộ phận cấu thành trong vùng nguyên liệu của mình là rất quan trọng. Chính
doanh nghiệp sẽ giúp cho nông dân sản xuất ra sản phẩm mang tính kế hoạch
theo yêu cầu của thị trường.
Nhà nông là người trực tiếp làm ra sản phẩm nông nghiệp cho đất nước có
vai trò quan trọng. Nông dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật nông
nghiệp, yên tâm đầu tư cho sản xuất bởi bài toán khó là đầu ra cho nông sản
đã được giải quyết.

8


Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế
biến và tiêu thụ nông sản. Nhà khoa học chuyển giao khoa học- kỹ thuậtcông nghệ đưa sản xuất nông nghiệp lên tầm cao mới, đồng thời kiểm nghiệm
kết quả nghiên cứu của mình.
Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết. Họ
chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để
nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng
sức cạnh tranh của hàng hoá.
2.1.6 Ảnh hưởng của liên kết
Khi tham gia liên kết các bên tham gia đem lại lợi ích cho nhau cũng như

lợi ích của chính bản thân của mỗi tác nhân.
Thông qua liên kết trong chuyển giao TBKT của nhà khoa học đối với
nông dân. Nhà khoa học tham gia liên kết là tác nhân ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất của nông dân. Nhà khoa học truyền tải TBKT cho nông dân. Nông
dân là người ứng dụng thành quả của nhà khoa học.
Thông qua liên kết trong trong đầu vào đảm bảo đầy đủ kịp thời nguyên
liệu hoặc yếu tố đầu vào trong sản xuất. Doanh nghiệp cung ứng đầu vào có
thể cho nông dân hưởng lợi ích như: Mua chịu, thuận tiện hơn khi mua, chất
lượng đảm bảo, hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về vận chuyển.
Thông qua liên kết trong tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể cho nông
dân hưởng lợi ích như: được ứng trước một phần chi phí đầu vào, được ứng
trước toàn bộ chi phí đầu vào, được ký kết bao tiêu sản phẩm, giá đầu ra ổn
định, được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, tiếp cận được nguồn tín dụng, tiếp
cận được thị trường (cả đầu vào và đầu ra), tiếp cận thông tin tốt hơn, giảm
thiểu rủi ro. Nhờ đó nông dân được hỗ trợ sẽ yên tâm tham gia sản xuất đạt
hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm sẽ đảm bảo hơn. Từ đó, thu nhập của nông
dân sẽ tăng lên. Vậy khi tham gia liên kết doanh nghiệp có ảnh hưởng đem lại
lợi ích cho nông dân giúp nông dân tăng thu nhập.

9


Nếu chúng ta thiết lập được mối liên kết bền vững cả nhà nông, nhà khoa
học, doanh nghiệp đều có lợi, đem lại hiểu quả kinh tế xã hội.
Liên kết mang lại lợi ích kinh tế, xã hội tuy nhiên cũng có thể gây ra ảnh
hưởng tiêu cực. Nếu lợi ích của các tác nhân tham gia liên kết không được
đảm bảo sẽ dẫn tới tình trạng liên kết bị phá vỡ. Có thể các tác nhân từ liên
kết chuyển sang đối đầu bằng cách phá vỡ hợp đồng, kiện tụng,….ảnh hưởng
tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nông dân, ảnh hưởng
đến uy tín của nhà khoa học. Nhà doanh nghiệp không đủ vốn, tài chính,

không đủ năng lực giúp đỡ nông dân, không đem lại lợi ích, thu nhập cao cho
nông dân. Nông dân sẽ dời bỏ mối liên kết, phá vỡ liên kết. Ngược lại, nông
dân không mang lại cho doanh nghiệp sản phẩm, nguyên liệu có chất lượng
theo đúng quy trình kỹ thuật, doanh nghiệp sẽ phá vỡ hợp đồng liên kết. Nhà
khoa học nếu không có trình độ chuyên môn vững vàng, không được lòng dân
cũng sẽ bị đào thải khỏi mối liên kết.
Như vậy, mỗi tác nhân tham gia liên kết phải tham gia hết mình, phải đem lại
lợi ích cho nhau, có ảnh hưởng tích cực lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.
2.1.7 Ý nghĩa liên kết
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp giúp
cho nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới phù hợp với quá trình hội nhập,
khiến cho giá trị xuất khẩu tăng lên.
Thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của TBKT, giúp cho việc vận dụng
khoa học vào sản xuất là điều tất yếu của sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp
sẽ phát triển theo hướng hiện đại. Trên mỗi mảnh ruộng sẽ chứa đựng không
những mồ hôi sương máu của người dân mà còn cả trí tuệ, là tiến bộ kỹ thuật
mới.
Tăng cường liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, thúc đẩy sản xuất
từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, giúp cho quá trình sản xuất – tiêu
thụ ngày càng hiệu quả hơn.

10


×