Chương I:Lời mở đầu
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió ẩm mưa nhiều. Đó cũng là điều kiện
lý tưởng cho một số cây trồng phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế
quốc dân. Một trong loại cây trồng đó chúng ta không thế không kể đến cây cà
phê, một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các cùng Tây
Nguyên, Lâm Đồng. Nó có lịch sử phát triển ở Việt Nam cũng khá lâu đời và
trong những năm gần đây nó đã đem lại thu nhập không nhỏ trong nền kinh tế
nước ta và giá trị xuất khẩu của nó cũng là khá lớn.
Thuận lợi là như vậy, nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là một nước sản xuất
và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải
quyết như : giá cà phê liên tục giảm, giá trị kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm
mạnh, có khi lên xuống thất thường, gây khó khăn nhiều cho người sản xuất và
nhà xuất khẩu.
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm ra nguyên nhân, đề ra các phương hướng
và giải pháp như thế nào để khắc phục những tồn tại đó, cũng như tìm ra phương
cách cho cả phát triển của cây cà phê Việt Nam. Nhất là trong điều kiện hội nhập
WTO, mở cửa thị trường quốc tế thì vấn đề đặt ra với cây cà phê Việt Nam ngày
càng bức xúc hơn bao giờ hết.
Từ những hiểu biết nho nhỏ, cũng như qua tìm hiểu về cây cà phê Việt
Nam, em đã thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất, đẩy
mạnh xuất khẩu của cây cà phê Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”.
Mong muốn giải quyết được một phần nào khó khăn đó của cây cà phê Việt
Nam.
1
Chương II. Nội dung đề tài.
I. Thực trạng của cây và hạt cà phê của Việt Nam.
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới.
1.1.Tình tình sản xuất
Theo số liệu thống kê cho thấy, thế giới hiện nay có trên 80 nước trồng cà
phê, trong đó có 3 nước châu Phi, 15 nước châu Mỹ, 6 nước châu Đại Dương và
một số nước châu Á.
Hầu hết tập trung vào vùng nhiệt đới. Sản lượng cà phê thế giới năm 1980
là 4.408 triệu tấn, năm 1992 là 5685 triệu tấn, năm 1994 là 5430 triệu tấn. Hiện
nay, tổng diện tích trồng cà phê thế giới vào khoảng trên 10 triệu ha. Năng suất
bình quân 7 tạ/ha.
Sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lênm tốc độ tăng cũng nhanh
hơn khiến cho giá giảm trong suốt thời gian qua, đến nay giảm mức thấp nhất
trong vòng 30 năm đối với cà phê Robusta và 7 năm với cà phê Arabica.
Lượng cung tăng bình quân đạt 2,88% trong giai đoạn 1991 – 2001 xét
trong giai đoạn 1995 – 2001 thì tốc độ trang bình quân là 4,01% trong khi lượng
tiêu thụ tăng khoảng 1,5 lần.
Sản lượng trong 2 năm 1999-2000 tăng mạnh do điều kiện thời tiết thuận
lợi làm cho sản lượng xuất khẩu cũng tăng theo. Theo ICO lượng xuất khẩu nhảy
vọt từ 77,3 triệu bao ở vụ 1997/1998 lên 84,3 triệu bao vào vụ 1998/1999.
1.2. Tình hình giá cả.
Cà phê là sản phẩm biến động mạnh về giá cả trên thị trường nông sản thế
giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó.
2
Bảng 1: Tình hình biến động giá cả cà phê trên thị trường thế giới trong những
năm gần đây.
Loại Rubusta Mức biến
động hàng
năm(%)
Arabica Mức động
biến động
hàng năm(%)
Năm Giá Giá
1990 1212 1829
1991 1098 -9,4 1607 -12,13
1992 962 -12,38 1245 -22,52
1993 1179 22,56 1468 17,91
1994 2639 123,83 3158 115,12
1995 2789 5,68 3211 1,67
1996 1820 -34,47 2635 -17,93
1997 1775 -2,47 3670 39,28
1998 1935 9,01 3425 -6,67
1999 1466 -24,23 2313 -32,46
2000 915 -37,58 2018 -12,75
2001 524 -42,73 1227 -39,2
2002 560 6,8 1350 100,02
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Từ năm 1995 đến nay, giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục giảm xuống
mức thấp. Hiện nay, được coi là thời điểm khủng hoảng thừa của cà phê thế
giới.
1.3. Thị trường tiêu thụ cà phê thế giới.
Những năm đầu thập kỉ 90, Singapore đã nhập khẩu 17631 tấn chiếm
19,67% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1991 tăng lên
52119 tấn chiếm 56,81%. Năm 1992 là 58,322 tấn chiếm 49,34%. Trong những
năm gần đây, tuy khối lượng cà phê của Việt Nam xuất sang Singapore tăng lên
nhưng nó có xu hướng giảm về tỉ trọng, nguyên nhân là chúng ta đang có sự thay
đổi chính sách xuất khẩu cà phê.
3
Bảng 2: Một số nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam năm 2000.
Nước
Khối lượng
(tấn)
Tỷ phần
(%)
Nước
Khối lượng
(tấn)
Tỷ phần
(%)
Mỹ 147.000 22,49 Ba Lan 26.700 4,09
Đức 84.300 12,9 Anh 24.500 3,75
Italia 63.800 9,76 Nhật Bản 22.700 3,48
Tây Ban Nha 51.900 7,44 Áo 21.800 3,34
Bỉ 51.500 7,88 Hàn Quốc 17.300 2,56
Pháp 31.500 4,84 Canada 12.900 1,92
Nguồn: Báo cáo của VICOFA
Như vậy, vào thời điểm hiện nay, Mỹ đã vươn lên thành thị trường tiêu thụ
cà phê lớn nhất của Việt Nam, sau đó là Đức và Italia.
Tại châu Á, một số thị trường cũng rất hấp dẫn với cà phê Việt Nam như Nhật
Bản và Trung Quốc. Và cho đến nay, thị trường này đã được khai thác một các
đầy đủ.
2. Thực trạng sản xuất- xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
2.1. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam.
2.1.1. Những kết quả được.
Hiện nay cả nước có khoảng 420000 ha cà phê, trong đó cà phê vối chiếm
93,7% tổng sản lượng, chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân chiếm 95%. Hiện nay cà
phê là mặt hàng có kim ngạch thứ 2 sau gạo và có triển vọng trong thế kỉ 21 cà
phê sẽ trở thành mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong tất cả các mặt hàng nông
sản
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế
giới và là thành viên của tổ chức cà phê thế giới từ năm 1996. Từ năm 1997 cà
4
phê Việt Nam đã đã vượt qua Indonexia đạt 389000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí
số 1 châu Á về khối lượng cà phê xuất khẩu và đứng thứ 2 thế giới sau Brazil.
Cà phê nước ta có năng xuất cao, phẩm chất tương đối tốt, giá thành lại không
cao nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước kia, cà phê Việt
Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapore (60-65%). Hiện nay, cà phê Việt Nam đã
xuất đến 57 nước trên thế giới.
2.1.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của nước ta hiện nay.
Chất lượng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc nhiều vào
các yếu tố : điều kiện tự nhiên, giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, vận chuyển
của tiêu thụ sản phẩm…. Nếu bất cứ khâu nào không hoàn thiện thì đều ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm.
Từ đầu năm 90, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng đột biến. Do quá trình quản
lý cà phê không theo kịp nên chất lượng cà phê có phần giảm sút so với trước
đây. Tình trạng hạt đen, hạt nên men, hạt khô lẫn lộn cùng với nhiều tạp chất
không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá thấp gây thiệt hại cho việc xuất khẩu.
Hiện nay, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê loại 2 chiếm khoảng
80%, còn lại là cà phê loại 1 chiếm chưa đến 8%.
Nhìn chung, chất lượng cà phê không ổn định, đáng chú ý là dạng hạt đen, nâu,
xanh non, quả khô, sâu… vẫn còn nhiều do người sản xuất tranh thủ hái cà phê
xanh khi đầu vụ thu hoạch, thêm vào là quá trình thu hái quả của khu vực tư
nhân không đảm bảo, lẫn tạp chất nhiều, quy trình chế biến chưa đảm bảo, xay
xát cà phê hiện ngay khi cà phê còn độ ẩm cao.
Vậy để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới cần phải chú
trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, phải khắc phục những nhược điểm còn tồn
tại ở trên, Đồng thời phát huy những ưu thế đặc trưng của cà phê Việt Nam cả về
5
chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có của nó để đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng quốc tế.
Bảng 3: Chất lượng của cà phê xuất khẩu của Việt Nam. (đơn vị :%)
Chất lượng
cà phê
Niên vụ
94-95 95-96 96-97 97-98
Loại 1 ( R1) 2 6 7 16
Loại 2( R2A) 15 45 60 72
Loại 2B(R2B) 80 44 27 5
Tiêu thụ nội bộ 3 5 6 7
Nguồn : vinacontrol
Theo báo cáo của hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam(VICOFA) mặc dù sản
lượng cà phê tăng 45,43% song kim ngạnh lại giảm 4,73%. So với các nước xuất
khẩu cà phê thì giá cà phê nước ta giảm là do nguyên nhân như chất lượng cà
phê nước ta thấp. Ước tính hàng năm thiệt hại do chất lượng cà phê thấp khoảng
trên dưới 50 triệu USD. Đây là một tổn thất lớn với ngành cà phê nước ta.
Hiện nay, Đắc Lắc co tổng diện tích hơn 200 ngàn ha cà phê. Với tổng sản
lượng 260 ngàn tấn/năm. Khoảng 70% diện tích này nằm trong tay nhân dân. Số
còn lại thuộc vào DNNN quản lý nhưng thực tế cũng đều do các hộ nông dân
nhận khoán vườn cây trực tiếp sản xuất và giao nộp sản phẩm. Vì vậy, phần
nhiều cà phê tham gia vào thị trường xuất khẩu đều do chính bàn tay nông dân
đảm nhận. Do tập quán canh tác và nhận thức hiện nay còn mang tính lạc hậu
nên rất nhiều người sản xuất chỉ quan tâm đến sự giao động của giá cả thị
trường. Chất lượng cà phê do người nông dân sản xuất ra thấp nhiều so với tiêu
chẩn xuất khẩu. Những bất ổn trong chất lượng cà phê khiến cho nhiều nhà nhập
khẩu lo ngại và giảm mua cà phê Việt Nam, mặc dù vẫn công nhận hương vị cà
phê Việt Nam thuộc hàng đầu thế giới. Vì vậy, dù các đơn vị nhập khẩu có gia
công chế biến phân loại kỹ chăng nữa thì chỉ là biện pháp nhất thời để có hàng
6
xuất khẩu, chứ thực tế phẩm chất thật của cà phê được quy định ngay từ công
đoạn thu hoạch, chế biến bảo quản ở mỗi gia đình. Vì vậy, đã đến lúc người nông
dân phải thực sự thấy dõ việc nâng cao chất lượng cà phê là một yếu tố cấp bách
hiện nay, không nên phó mặc cho người kinh doanh hoặc công ty mua bán sản
phẩm.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê.
2.2.1. Hoạt động chế biến thương phẩm cà phê, hoạt động kinh doanh, xuất khẩu
cà phê của Việt Nam.
Gần 10 năm trước đây, vào những năm 1994, 1995, đến 1998 thị trường cà
phê của Việt Nam được giá cả kính thích trở lên hết sức sôi động. Giá cà phê
xuất khẩu đạt được ở mức bình quân trên dưới 2000$/tấn. Giá bán trong nước đạt
từ 20-30 Triệu đồng/tấn. Diện tích cà phê tăng lên nhanh chóng đến mức không
kiểm soát được. Lượng xuất khẩu cũng tăng nhanh vào các vụ 1998/1999,
1000/2000, 2000/2001. Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng cà phê ở Việt
Nam mang tính tự phát nhiều hơn và có sự mất cân đối giữa sản xuất và chế
biến. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến không theo kịp sự phát triển
sản xuất nông nghiệp. Với sản phẩm có chất lượng chưa cao, chúng ta đã bán cà
phê ra thị trường với giá thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu tới thu nhập
của ngành cà phê. Mà còn gây ra phản ứng không có lợi cho ta ở một số nước
sản xuất cà phê.Thực ra giá cà phê xuống thấp dẫn tới những thua thiệt cho bà
con nông dân. Từ giá cà phê chào bán vói giá 20,25-30 triệu đồng/tấn, đến cuối
2001 chỉ còn 4500 đồng/1kg 20%. Điều này, làm cho người nông dân gặp
nhiều khó khăn. Vườn cây không còn được chăm sóc như xưa. Nhiều nơi bị bỏ
hoang, dẫn đến sản lượng bị giảm sút nhanh tróng, làm các nhà xuất khẩu cũng
bị thiệt hại lớn vì giá xuống thấp liên tục. Thêm vào đó, những mặt yếu kém của
bản thân ngành cà phê Việt Nam cũng tăng thêm khó khăn cho ngành. Nhiều cơ
sở có năng lực kinh doanh, đội ngũ thu mua, cung ứng nguồn hàng cho công ty
7
xuất khẩu thiếu tin cậy. Trước những khó khăn to lớn của ngành cà phê, Chính
phủ đã đưa ra nhiều biện pháp cứu ngành cà phê như giãn nợ, cho vay vốn…. Để
cải thiện tình hình trên cần có những giải pháp đúng đắnm toàn diện để nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành cà phê trên thị trường quốc tế. Trong tình trạng
khủng khoảng thừa, cung vượt quá cầu quá lớn thì chúng ta chỉ có thể tồn tại,
đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu sản phẩm cà phê Việt Nam, nếu
ngành cà phê Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế đủ để boả
hộ quyền lợi của ngành trước một thị trường quốc trê phức tạp và đa dạng này.
2.2.2. Những tồn tại và năng lực của Việt Nam với cây cà phê xuất khẩu.
* Cà phê của Việt Nam hiện nay.
Tin từ bộ NN&PTNN, tháng 8/2006, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm
cả nước đạt 640 triệu $, đưa giá trị xuất khẩu tháng 8 lên 4,8 tỉ, tăng 24,3% so
với cùng kì năm 2005. Trong đó mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch 3,4 tỉ $
( tăng 25%). Nhiều mặt hàng đang trên đà tăng trưởng mạnh về lượng xuất khẩu
và giá trị như cà phê tăng tương ứng 7% và 56% đạt 727 triệu $. Chất lượng là
yếu tố cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh, nhất là Việt Nam đã gia nhập WTO.
Việt Nam là nước có sản lượng cà phê đứng thứ 2 thế giới nhưng kim ngạch xuất
khẩu chỉ đứng thứ 5. Đó là do đâu ? Câu hỏi đạt ra cần phải trả lời một cách
thẳng thắn. Chất lượng là yếu tố cực kì quan trọng trong cạnh tranh. Theo báo
cáo của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện nay có khoảng 500000 ha cà phê, trong đó
riêng vùng Tây Nguyên đã có hơn 434000 ha. Năm 2005 nước ta xuất khẩu đặ
được 803647 tấn cà phê nhân, ước giá 789,2$/tấn, đạt kim ngạch trên 643,2 triệu
$. Sáu tháng cuối năm 2006, xuất khẩu đạt được 425073 tấn cà phê nhân, giảm
6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 479,9 triệu $,
tăng 4% so với cùng kỳ. Đó là tín hiệu đáng mừng, nó cho thấy được những cải
tiến của ngành cà phê nói riêng và ngành kinh tế nói chung. Nó đã đem lại thu
nhập không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân.
8
Tuy nhiên, vẫn có khả năng xảy ra tình trạng khan hiếm hàng và giá cà phê tiếp
tục tăng cao trước khi thu hoạch vào tháng 10/2006.
Theo các chuyên gia ngành cà phê, năm 2006 sản lượng cà phê của Việt Nam đã
giảm 14% so với năm trước, chỉ đạt 21,5 triệu bao. Lượng cà phê dự trữ trong
nước còn rất ít, ước tính còn khoảng dưới 40000 tấn. Trong khi đó nhu cầu đặt
mua cà phê Việt Nam đang lên cao, làm tăng khả năng xay ra tình trạng khan
hiếm cà phê. Dự kiến trong vụ thu hoạch năm 2007 Việt Nam sẽ đạt sản lượng
khoảng 780000 -> 950000 tấn cà phê. Mùa thu hoạch cà phê của Việt Nam kéo
dài khoảng 4 tháng, nếu thời tiết tốt sẽ mất khoảng 1 tuần lễ để đưa hàng vào
xuất khẩu, nhưng nếu mùa mưa kéo dài và thời tiết không thuận lợi thì việc thu
hoạch, phơi sấy gặp khó khăn và thời gian giao hàng sẽ kéo dài.
Điều đó cho thấy chúng ta cần phải có kế hoạch hợp lý trong thu hoạch, chế biến
dự trữ, tránh gây bất ổn, mất cân bằng về sản lượng và giá trong xuất khẩu, tạo
tính ổn định lâu dài cho cà phê Việt Nam.
Giá cà phê đạt mức cao nhất trong 7 năm qua:
Theo hiệp hội cà phê thế giới( ICO ), do dự trữ cà phê trên thế giới đạt ở
mức thấp trong lịch sử nên có thể tiếp tục phát triển cây cà phê trở thành thế
mạnh của Việt Nam. Tại NewYork, giá cà phê Arabica giao ngay đạt 2448$/tấn
tăng 6,8% so vơi 2 tần trước đó, đạt cao nhất trong hơn 7 năm qua. Tại London,
giá cà phê Robusta loại I giao ngay cũng tăng 2,6% với giá chào bán lên tới 1525
4/tấn. Trong khi đó giá cà phê Robusta loại II cũng ở mức xấp xỉ 1925 $/tấn.
Trong báo cáo về thị trường cà phê mới nhất. Giám đốc ICO nhận định, khối
lượng dự trữ cà phê ở các nước xuất khẩu tiếp tục giảm là một trong những
nguyên nhân đan đỡ giá cà phê trong thời gian qua.
Trong khi đó, nguồn cung của một số nước xuất khẩu chính như Brazil và
Việt Nam trong niên vụ 2006/2007 dự kiến đạt 122 triệu bao. Trong đó, sản
9
lượng cà phê của Brazil, nước xuất khẩu cà phê Arbica, đạt khoảng 41,57 triệu
bao. Việt Nam, nước sản xuất cà phê Rubusta lớn nhất thế giới, dự kiến đạt
khoảng 14,5 triệu bao.
Qua đó, chúng ta cần biết tận dụng tối đa lợi thế của mình và chớp lấy cơ hội
để tăng sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới nhằm đem lại lợi nhuận lớn nhất,
đưa ngành cà phê phát triển mạnh hơn.
• Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam.
- Chi phí sản xuất.
Việt Nam là một nước có lợi thế về chi phí nhân công => chi phí sản xuất
thấp.
- Cà phê xuất khẩu, loại hình sản phẩm.
Nước ta hàng năm xuất khẩu trên dưới 10 triệu bao cà phê, chủ yếu là cà phê
Robusta, được xuất dưới dạng nhân sống. Ngoài ra cũng có một lượng nhỏ cà
phê Arbica và các loại cà phê chế biến như cà phê xay, hoà tan.
Tính ra mỗi tấn cà phê hoà tan xuất khẩu được 3461$/tấn. Bình quân giá cà
phê vụ đó là 436,6$/tấn, giá cà phê hoà tan gần bằng 8 lần giá cà phê nhân
sống. Theo ICO tỷ lệ quy đổi 1 tấn cà phê hoà tan tương đương vói 2,6 tấn cà
phê nhân sống. Giá trị 1 tấn cà phê nhân chế biến thành cà phê hoà tan là
1221,2$ so với giá cà phê nhân xuất khẩu qua chế biến thì giá trị đã tăng lên
trên 3 lần (341%)
- chủng loại cà phê còn khá đơn điệu, không phong phú hấp dẫn.
Trước hết là tỉ lệ cà phê Arabica và Robusta chưa hợp lý. Trong khi nước
ta có nhiều vùng khí hậu sản xuất được cà phê Arabica có giá trị cao hơn
nhưng sản phẩm của ta hầu hết là cà phê Robusta giá trị thấp hơn.
- Chất lượng cà phê chưa cao, còn nhiều chỗ yếu.
10
Việc chế biến chưa được coi trọng hợp lý, làm giảm nhiều chất lượng cà
phê. Khách hàng châu Âu thường khiếu lại những nhà xuất khẩu cà phê Việt
Nam. Về những đặc điểm:
+ Độ ẩm quá cao.
+ Tạp chất quá nhiều.
+ Không đồng đều giữa những lô hàng.
Như vậy, với những chỉ tiêu chất lượng rất đơn giản theo hợp đồng chỉ với 3
chỉ tiêu chủ yếu là độ ẩm, tỉ lệ hạt đen, và tỉ lệ tạp chất cà phê Việt Nam thấy
khó có sức mạnh trên thị trường quốc tế.
Ngoài phải cộng thêm thiếu sót trong quá trình giao dịch, kí kết và thực hiện
hợp đồng do trình độ nghiệp vụ còn non yếu thường hay bị hớ hênh thu thiệt
và dẫn tới không ít nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam làm mất lòng tin
người mua như không chịu giao hàng như hợp đồng đã ký về khối lượng, chất
lượng, kỳ hạn, thậm chí không giao hàng. Như thế trong tình hình khủng
hoảng cung cấp dư thừa như hiện nay thì cà phê Việt Nam khó có thế cạnh
tranh với những nước co cà phê chất lượng cao hơn và có nhiều kinh nghiệm
buôn bán ở một ngành cà phê lâu đời.
- Cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu, nhãn mác, do đó hàng năm ta xuất
khẩu hàng năm ngót 1 triệu tấn cà phê mà trên thế giới còn nhiều người
chư biết đến cà phê Việt Nam. Nó đã được các hãng buôn lớn mua về bán
với nhãn mác khác.
- Hàng năm cà phê nước ta đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang 50 quốc
gia và vùng lãnh thổ nhưng thực ra chỉ bán trực tiếp cho một chục hãng
buôn có đại diện tại Việt Nam. Có thể nói ngành cà phê Việt Nam đã xuất
khẩu cà phê ngay trên sân nhà của mình. Rõ ràng như thế chúng ta nhượng
lợi ích xuất khẩu cho người khác hứng.
-
11
3. Kết và thách thức với xuất khẩu cà phê Việt Nam.
- Kết quả : Xuất khẩu cà phê đạt mức kỷ lục
Theo bộ thương mại, xuất khẩu cà phê năm nay có cả nước có thể đạt tới
900000 tấn với kim ngạnh xuất khẩu 590 triệu $. Đây là mức xuất khẩu cao
với kỷ lục trong vòng 30 năm trở lại đây ( tình từ 1975-> nay).
Tính đế tháng 12, cả nước đã xuất khẩu được khoảng 800000 tấn cà phê,
đạt kim ngạch 550 triệu $, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, giá xuất khẩu
giảm trong khi đó giá thành sản xuất tăng do giá phân bón, giá điện tăng cao
làm nhiều người trồng cà phê thua lỗ và nhiều doanh nghiệp cũng tạm ngừng
mua hàng và xuất khẩu tiếp sẽ thua lỗ.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cà phê 950 triệu $. Trung tâm thông tin
thương mại cho biết, sau khi giảm nhẹ vào tháng 10, từ đầu tháng 11 đến nay,
giá xuất khẩu đã tăng, loại 2 được giao dịch ở mức 1425-1430 $/tấn. Như vây,
giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã bám rất sát thế giới. So với mức chênh
lệch có lúc lên đến trên 1400$/tấn hồi tháng 8, trên thị trường nội địa, giá
mua cà phê nhìn chung vẫn ổn định. Theo dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam
năm 2006 sẽ đạt mức kim ngạch 950 triệu$, tăng trên 50% so với năm 2005.
Đây là năm giá cà phê trở lại thời kì hoàng kim. Với mức tăng giá bình quân
cao thứ 2 sau cao su, tăng tới 46,8%( tương ứng khoảng 370$/tấn) so với
cùng kỳ năm trước
- Thách thức với xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành cà phê đã có bước phát triển nhanh
tróng. Đưa lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Nguyên nhân chính dẫn đến
thành tựu đó trước hết là nhờ những chính sách đổi mới của nhà nước phù
hợp với nguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình.
Nguyên nhân khách quan: Đó là giá cà phê trên thị trường thế giới những
năm gần đây diễn biến theo chiều hướng có lợi cho người sản xuất.
12
Mặt trái của tác dụng đó là dẫn đến sự phát triển vượt quá các mục tiêu kế
hoạch, ngoài tầm kiểm soát của ngành cà phê. Cả nước đã lên đến 520000 ha
với sản lượng 850000 tấn. Đây là con số gây bất ngờ. Nó góp phần đáng kế
vào cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường, đẩy giá cà phê xuống thấp.
Trong đó, ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi vì sản lượng càng lớn
càng thua lỗ nhiều.
Vậy thách thức với ngành cà phê đó là làm sao cân đối giữa lượng cung và
lượng cầu, bình ổn giá cả, phát triển cây cà phê trở thành thế mạnh của Việt
Nam, tạo niềm tin cho người trồng cà phê Việt Nam.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất- xuất khẩu cà
phê của Việt Nam.
1. Các điều kiện tự nhiên.
1. Khí hậu.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí
cao… thuộc vùng rất thích hợp với việc trồng cà phê. Vì vậy, phải biết
cách tận dụng triệt để lới thế này. Môi trường sinh thái của Việt Nam khá
phù hợp với việc phát triển của cây cà phê. Điều kiện tự nhiên của các
vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ cho phép phát triển cây cà phê một
cách tập trung, chuyên môn hoá, tạo ra một vùng cà phê đảm bảo số lượng
và chất lượng phục vụ tốt sản xuât và xuất khẩu.
2. Đất đai.
Đất nông nghiệp nước ta tuy hạn chế về diện tích ( khoảng 7,3 triệu ha đất
nông nghiệp đang sử dụng), nhưng lại tương đối với về chất lượng, phong
phú về chủng loại, thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày nói chung và
cà phê nói riêng.
2. Điều kiện về kinh tế xã hội.
13
Ngoài các điều kiện tự nhiên thuận lợi ra, chúng ta còn có những tiềm
năng thế mạnh về kinh tế xã hội khá thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu
cà phê. Mặc dù so với lịch sử phát triển ngành cà phê của thế giới thì
ngành cà phê thuộc dạng trẻ xong do chú trong phát triển lên ngành cà phê
Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Việt Nam là nước với
trên 70 % lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lợi thế
trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3. Hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực tạo ra thuận lợi và khó khăn
Nhận thức được điều này, Chính phủ Việt Nam không ngừng cố gắng để
gia nhập các tổ chức quốc tế nhằm tạo ra thuận lợi cho các mặt hàng xuất
khẩu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành
thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều đó tạo ra thuận lợi
khi tham gia vào thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho xuất khẩu cà phê
được thuận lợi từ đó có thể phát triển ngành cà phê đem lại thu nhập lớn
cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh thuận lợi đó thì thách thức và khó
khăn của ngành cà phê Việt Nam cũng không nhỏ đó là những mặt hàng
còn yếu khi tham gia vào thị trường thế giới như : chất lượng chưa cao,
chưa có thương hiệu, marketing, quảng cáo còn kém. Đó gây ra thiệt hại
không nhỏ cho ngành cà phê. Vấn đề đạt ra là chúng ta phải phát huy
những thế mạnh của mình, từng bước khắc phục những hạn chế, nếu làm
được điều đó chúng ta có thể tin tưởng rằng cà phê Việt Nam sẽ là một
ngành phát triển mạnh với thương hiệu lớn trong thị trường quốc tế.
IV. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản
xuất,xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
1. Phương hướng.
1. Phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện vùng và chất lượng ổn định.
14