Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Văn hóa Mỹ Quản trị đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.75 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì hội nhập kinh tế hiện nay thì việc quan tâm và hiểu về nền văn hóa
của các nước là hết sức cần thiết. Không chỉ vậy việc nắm rõ được thói quen và phong
cách sống cũng như con người là hết sức quan trọng đối với những định quyết định du
học, sinh sống và làm việc tại nền văn hóa khác trên thế giới. Trong bài thảo luận này
chúng tôi sẽ tìm hiểu về nền văn hóa được biết là hết sức đa dạng đó là nước Mỹ. Nhằm
giúp chúng ta có thể hiểu được phần nào về đất nước đa văn hóa và đa sắc tộc này hơn !


I, Đất nước Mỹ
1, Tên gọi
Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng
quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America, thường gọi tắt là America hoặc United
States, viết tắt là U.S hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu
bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48
tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình
Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía
nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở
phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ
hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm
dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13
cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu
bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc
chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên
bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787.
Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần
của một nước cộng hòa duy nhất.
Tên đầy đủ
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - The United States of America. Ngoài ra còn một vài tên
khác như: the USA, the United States, the US, the States, và America - Các tên này được


cả người Mỹ lẫn người các quốc gia khác sử dụng. Ở Việt Nam, cách gọi đầy đủ và gọi
tắt này thường được dùng trong các văn bản ngoại giao hoặc gọi theo lối trịnh trọng.
Riêng tiếng Việt, trong các văn bản ngoại giao được Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị
dùng chính thức là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.


Nguồn gốc tên gọi
Tên chính thức The United States of America xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776,
lúc này chỉ mới có 13 bang đầu tiên. Ngày nay Hoa Kỳ gồm 50 bang, quận Columbia
trực thuộc liên bang và một số lãnh thổ ở hải ngoại.
Các cách viết tắt thông thường của United States of America gồm có United States,
U.S., và U.S.A. Các tên thông tục cho quốc gia này bao gồm thuật từ thường sử dụng là
America (Mỹ) hay là the States. Thuật từ Americas để chỉ các vùng đất tây bán cầu được
đặt vào đầu thế kỷ 16 theo tên của nhà thám hiểm kiêm chuyên gia vẽ bản đồ người Ý là
Amerigo Vespucci. Tên đầy đủ của quốc gia này lần đầu tiên được dùng chính thức trong
Tuyên ngôn Độc lập như sau "Tuyên ngôn nhất trí đồng thuận của 13 tiểu bang Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ" được "Các đại biểu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" chấp thuận ngày
4 tháng 7 năm 1776.Tên hiện tại được khẳng định một lần nữa vào ngày 15 tháng 11 năm
1777 khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa chấp thuận Những Điều khoản Liên hiệp. Điều khoản
đầu phát biểu như sau "Tên gọi của Liên bang này sẽ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ."
Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ châu Mỹ và Hoa Kỳ. Nó
được lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người khám phá ra châu Mỹ và tên này
xuất hiện trong tên District of Columbia (chính là thủ đô Washington D.C. của Hoa Kỳ).
Hình tượng Columbia với đặc điểm của một người phụ nữ xuất hiện trên một số tài liệu
chính thức, bao gồm một số loại tiền của Hoa Kỳ. Cách thông thường để nói đến một
công dân Hoa Kỳ là dùng từ người Mỹ (American).
2. Địa lý, diện tích
Với 9,83 triệu km2, Mỹ là quốc gia lớn hạng thứ ba về diện tích sau Nga và Trung
Quốc nhưng đứng ngay trước Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng
phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada là những khối băng, không phải là mặt đất).

Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và
từCanada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích,
giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục
địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc
Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong


đông bắc Caribbe. Trừ một số lãnh thổ như Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu
như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu.
Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong
đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của
vùng Piedmont. Dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi
vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông
dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc-nam. Vùng đồng
cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Dãy núi Rocky ở
rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc
đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300 m) tại Colorado. Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa
số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra
Nevada chạy song song với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương.
Ở độ cao 20.320 ft (6.194 mét), núi Denali của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các
núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian.
Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới.Siêu núi lửa nằm
dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di thể núi lửa lớn nhất
của lục địa.
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có
tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và
miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía tây
kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên
hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấycác
tiểubang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc xoáy của thế

giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
3. Dân số
Theo số liệu điều tra mới nhất dân số Hoa Kỳ năm 2010 là 308.745.538
người . Người da trắng 77,1 %, người da đen 12,9 %, người Châu á 4,2 %, còn lại là thổ
dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư. Hiện nay, hàng
năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư.


4. Các lễ hội ở Mỹ
*Ngày đầu năm mới (1/1)
Ngày 1/1 là ngày tết Tây, nước Mỹ được nghỉ lễ một ngày để chào đón sự kiện
quan trọng này. Thường người Mỹ sẽ được nghỉ kết hợp với thứ 6,7 và tổng cộng họ có 3
ngày nghỉ Tết – 1 con số khá khiêm tốn. Trước thời khắc chuyển sang năm mới, người
Mỹ thường ngồi trong các quán rượu hoặc quây quần với gia đình trước màn hình, cùng
theo dõi đồng hồ đếm ngược những giây phút cuối cùng của năm cũ. Còn ở New York,
họ có thể tới quảng trường Thời Đại (Time Squares), ngóng chờ trực tiếp quả cầu rơi
xuống như dấu chấm của năm cũ để chuyển sang năm mới trong ánh sáng rực rỡ của
pháo hoa. Trong lúc đó sẽ diễn ra chương trình ca nhạc với sự biểu diễn của các ca sĩ nổi
tiếng.
*Sinh nhật Martin Luther King (15/1)
Năm 1955, mục sư King đã lãnh đạo một cuộc tẩy chay những đường xe buýt
công cộng tại thành phố Montgomery thuộc tiểu bang Alabama ở miền nam, để phản đối
sự phân biệt của thành phố với những hành khách da đen. Ông được trao Giải Nobel Hòa
bình vào năm 1964, cùng năm bộ luật dân quyền quan trọng chấm dứt phân biệt tại
những nơi công cộng và cấm phân biệt trong việc làm căn cứ trên chủng tộc, màu da, tôn
giáo, giới tính hay nguồn gốc quốc gia do Tổng thống Lyndon Johnson ký ban hành.
Ngày lễ này được lập vào năm 1983 khi Tổng thống Ronald Reagan lúc bấy giờ
ký ban hành một đạo luật qui định ngày thứ Hai của tuần lễ thứ ba trong tháng Giêng để
kỷ niệm ngày sinh Mục sư King, sinh vào ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại Atlanta, bang
Georgia. Đến năm 1994, ngày lễ Martin Luther King, Jr. được Quốc hội Hoa Kỳ chỉ định

là một ngày quốc lễ vào năm 1994, nhằm mục đích khuyến khích dân chúng Mỹ tham gia
vào các dự án cộng đồng.
Mục sư King bị ám sát vào ngày 4 tháng Tư năm 1968 tại Memphis, Tennessee,
nơi ông đến để giúp những công nhân lấy rác da đen đình công đòi được bình đẳng về
lương bổng.
*Ngày lễ độc lập (4/7)


Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ
liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Ngày lễ này thường được
đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ
năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ. Thời gian này, rất nhiều hoạt
động diễn ra để thể hiện lòng yêu nước như nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca
ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Ngày Độc lập ở Mỹ thường được nghỉ nhiều
ngày nên các gia đình thường tổ chức liên hoan ngoài trời và gặp gỡ họ hàng ở xa. Trong
dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng.
*Ngày lễ lao động (thứ 2 đầu tiên của tháng 9)
Khác các nước khác xung quanh ngày lễ Lao Động là ngày 01 tháng 5, tại Hoa Kỳ
vào ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Chín là ngày lễ lao động, đây cũng là thời điểm
các đội bóng ,thể thao được nghỉ dài ngày sau mùa thi đấu. Người dân Mỹ cũng được
nghỉ 1 ngày để chào đón ngày lễ này( Lễ Lao Động có hơn 100 năm trước, nhằm mục
đích vinh danh những đóng góp của giới lao động cho xứ sở này. Hoa kỳ có trên 155
triệu công nhân viên).
*Ngày Columbus (ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10)
Christopher Columbus đã tìm ra Châu Mỹ và mở đầu cho cuộc di cư của người
châu Âu sang châu Mỹ. Chính bởi vậy đây được coi là ngày trọng đại ở Hoa Kỳ. Mặc dù
có những ý kiến trái chiều về người tìm ra châu Mỹ, nhưng Columbus vẫn được lấy tên
danh dự cho ngày kỉ niệm đặc biệt này.
*Lễ tạ ơn (thứ 5 tuần lễ thứ 4 tháng 11)
Trước đây, dân chúng Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đều có một ngày cử hành Lễ Tạ Ơn

Trời và cũng để nhớ ơn những thổ dân đã chỉ cách trồng trọt cho những người di dân tới
Mỹ Châu.
Ngày nay, hàng năm cứ đến Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một,
dân chúng Hoa Kỳ lại cử hành Thanksgiving Day hay Thanksgiving. đó là Ngày Lễ Tạ
Ơn vào dịp mùa màng chấm dứt tại Hoa Kỳ.


Có nhiều nhân vật thời di dân ghi chép lại những ngày lễ tạ ơn ở Mỹ Châu. Trải
qua thời gian dài xây dựng Hợp Chủng Quốc, các vị tổng thống đã ấn định những ngày
Lễ Tạ Ơn vào những ngày khác nhau và thường với mục đích là để hàn gắn vết thương
của Cuộc Nội Chiến. Mãi đến năm 1941, Ngày Lễ Tạ Ơn mới được áp dụng chung trên
toàn quốc Hoa Kỳ.
*Ngày cựu chiến binh (25/11)
Nước Mỹ đã từng tham chiến rất nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh thế giới
lần 1, chiến tranh thế giới lần 2, chiến tranh Trung Quốc, Việt nam , Irac. Chính bởi vậy
các chiến binh trở về từ các cuộc chiến được quan tâm đặc biệt. Và ngày 25/11 được chọn
làm ngày tôn vinh các cựu chiến binh đó.
*Hallowen
Ngày cuối cùng của tháng 10 dương lịch là ngày Halloween hay còn gọi là lễ hội
ma quỷ. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm và
trò chơi "Trick Or Treat" là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ
trong đêm Halloween.
Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma
quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or
treat." "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm. "Treat" là tiếp
đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Vậy nên câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi
xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn
muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng
bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong)
*Lễ xá tội gà tây

Lễ xá tội gà tây đã trở thành một sự kiện hàng năm được duy trì qua nhiều đời của
các tổng thống Hoa Kỳ. Ông Abraham Lincoln được cho là vị tổng thống đầu tiên “tha
tội” gà tây vào năm 1863 khi ra lệnh thả con gà dành cho Lễ Tạ ơn và để con trai ông
nuôi nó.


Năm 1963, Tổng thống Kennedy đã trao trả chú gà tây “phục vụ” trong Lễ tạ ơn
của Nhà Trắng cho trang trại. Kể từ đó, những đời tổng thống Hoa Kỳ sau này đều thả gà
tây ra các vườn thú thay vì ăn thịt chúng. Tuy nhiên, lễ xá tội chỉ trở thành một sự kiện
chính thức vào năm 1989, khi Tổng thống George H.W. Bush tuyên bố con gà tây năm đó
đã được “tổng thống xá tội” và một truyền thống độc đáo đã ra đời.
*Black Friday (Ngày thứ sáu đen)
Black Friday là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn và được coi là ngày mở hàng cho
mùa mua sắm tấp nập nhất ở Mỹ. Ngày đặc biệt này có xuất xứ từ tình trạng… kẹt xe xảy
ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người
Mỹ chen chúc nhau, đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp
đến. Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện
thông tin đại chúng và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Ngày này là ngày đại hạ giá lớn nhất trong năm. Giá hạ, hàng bán giới hạn, nên
người đứng xếp hàng mua rất đông, xếp thành hàng dài trước cửa hàng. Đi mua sắm ngày
này, ngoài được giá hạ, người mua còn có được cảm giác nô nức, rất phấn khởi
*Lễ Giáng Sinh (25/12)
Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng
từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc
hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ
chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham
dự hơn. Người Mỹ hay các quốc gia khác trên toàn thế giới theo đạo Thiên Chúa thường
rất coi trọng ngày lễ này, bạn có thể bắt gặp các hình ảnh trang trí về cây thông, hang đá,
những bài hát Giáng Sinh khắp nơi trước ngày lễ khoảng một tháng trên khắp các nẻo
đường của nước Mỹ và các nước khác trên thế giới.

5. Giao thông
Luật giao thông của Mỹ phức tạp và rất nghiêm ngặt, mỗi bang có một bộ luật
giao thông riêng, nhưng tựu chung đều nhằm mục đích tạo thuận lợi nhất cho việc đi lại


của con người, các phương tiện giao thông, bảo đảm an toàn nhất cho cả người và
phương tiện.
5.1 Thi bằng lái xe
Đủ 16 tuổi rưỡi (16 cũng được, nhưng khi lái phải có người kèm), ra Sở quản lý xe
cơ giới xếp hàng thi luật, không phải đăng ký gì cả, mang giấy tờ tuỳ thân và chứng nhận
chỗ ở. Ở đây chỉ có mỗi cuốn cẩm nang lái xe, dày hơn 70 trang. Trong đó đủ cả, từ luật
giao thông, biển báo, hình thức xử phạt vi phạm cho đến kỹ năng lái xe và xử lý các tình
huống thường gặp.
Thi luật 25 câu, 20 câu đúng là qua lý thuyết. . Khi thi thực hành sẽ có giám khảo
ngồi canh yêu cầu đi chỗ nào thì đi chỗ đó. Hoàn thành bài thi tốt là được cấp bằng lái
xe .

Quan trọng nhất không phải lái giỏi mà an toàn là:
Không có chuyện cãi lý với cảnh sát
Đã vi phạm thì không bao giờ có chuyện "gọi điện thoại cho người thân" hay "50-

50", dù bạn là ai, thân thế ra sao. Cảnh sát cứ chiếu luật mà làm. Ở đây đi đường phải
nắm rõ quy trình xử lý của cảnh sát, không sẽ lôi thôi to. Nếu phát hiện xe vi phạm luật
giao thông, cảnh sát sẽ bám theo và bật đèn nháy. Nếu lái xe không chú ý, họ sẽ kéo còi
ủ. Biết điều thì ngoan ngoãn đỗ lại, ngồi yên và để tay vào vị trí cảnh sát có thể nhìn thấy.
Nếu có hành động bất thường là ăn đạn như chơi. Tuyệt không có chuyện cãi lý với cảnh
sát. Lằng nhằng là bị buộc tội chống người thi hành công vụ ngay. Đúng sai đã có camera
trong xe cảnh sát ghi lại.
Sợ camera hơn sợ cảnh sát
Ra đường sợ nhất camera giao thông. Cảnh sát cũng sợ, nhưng năm thì mười hoạ

mới gặp. Mà chẳng may có vi phạm tí chút thì nhiều khi họ cũng cho qua. Nhưng camera
chẳng biết phân biệt thân sơ. Gần 100 camera đèn đỏ và tốc độ mai phục khắp nơi trong
thành phố đóng góp hơn một nửa trong tổng số 180 triệu USD tiền phạt vi phạm giao
thông, tương đương hơn 3.600 tỷ tiền Việt, mà chính quyền DC thu được trong năm tài
khoá 2012. Báo chí làm ầm lên, bảo chính quyền mưu mô vơ vét tiền dân.


Theo kết quả khảo sát gần đây thì có tới 87% người dân ủng hộ camera đèn đỏ và
76% ủng hộ camera tốc độ. Theo tính toán, nếu một người đi bộ bị một chiếc xe chạy với
tốc độ 30 dặm (48km) đâm phải, cơ hội sống sót là 80%, nhưng nếu tốc độ của xe tăng
thêm 10 dặm nữa thì con số 80% nói trên chính là khả năng tử vong của nạn nhân. Mà
camera giao thông ở Mỹ có hiệu quả thật.. Số người thiệt mạng tại DC do tai nạn giao
thông trong năm 2012 giảm tới 43% so với năm trước.

6. Khí hậu
Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí thời tiết của Mỹ có tất cả các kiểu khí hậu: khí
hậu ôn đới ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở một số vùng phía Nam, khí hậu địa cực
ở Alaska,Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ và ở Đại Bồn Địa có khí hậu khô
hạn, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California.
Khí hậu ở Mỹ cũng phân theo 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 3 đến
tháng 5 là tiết trời ấm áp của mùa xuân, mùa hạ (hè) bắt từ tháng 6 kéo dài dài đến 8 khí
hậu nắng - nóng, từ tháng 8 đến tháng 11 là vào mùa thu mát mẻ trong lành, và mùa đông
là từ tháng 12 đến tháng 2, khí hậu khô – lạnh và có nơi có tuyết rơi.
Vùng phía Nam (đặc biệt là California) vì khu vực có thời tiết khá mát mẻ và mùa
đông ít lạnh hơn các vùng khác, và ở đây có sự phân mùa rõ rệt
Ngược lại, ở các vùng phía Bắc thời tiết không có sự phân biệt 4 mùa rõ ràng như ở phía
Nam, mà chủ yếu là sự khác biệt giữa 2 mùa: mùa hè và mùa đông (mùa nóng và mùa
lạnh). Ở nơi đây, thời tiết vào mùa đông rất khắc nghiệt, khí hậu lạnh buốt và khô, có
tuyết rơi, do đó các loại hình du lịch trượt tuyết rất phát triển ở khu vực này.
7. Hệ thống chính trị Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân
lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp


thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống
hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ
Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp,
Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp.
Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có hai thượng nghị sĩ.
Các khu hành chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện.Nhiệm kỳ thượng nghị
sĩ là 6 năm.Hai năm một lần, Thượng viện tổ chức bầu cử lại 1/3 số thượng nghị sĩ.Về
mặt pháp lý, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện.Song trên thực tế, điều hành công
việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện.Phó Tổng thống
chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc trong trường hợp Thượng viện rơi vào tình
huống 50/50 về một vấn đề nào đó.
Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ.Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm. Khác với Thượng
viện, số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang. Mỗi bang có quyền
có tối thiểu một hạ nghị sĩ. Việc phân bổ số hạ nghị sĩ cho các bang được tiến hành 10
năm một lần dựa trên kết quả điều tra dân số. Ngoài ra, các khu hành chính trực thuộc
như Samoa, Thủ đô Washington DC, Guam, và Virgin Islands cũng có đại diện không có
quyền bỏ phiếu; Khu vực Puerto Rico được đại diện bởi một Cao uỷ thường trú. Đứng
đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện.Chủ tịch Hạ viện là người thứ hai sau Phó Tổng thống kế
nhiệm Tổng thống.
Chính quyền liên bang
Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và chủ yếu
tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và
an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ, và một số lĩnh vực
khác.
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực tiếp

với nhiệm kỳ 4 năm. Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ được phục vụ không quá 2
nhiệm kỳ. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc hội liên bang thông qua phải được


Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến pháp cho phép Tổng thống quyền phủ quyết dự
luật đã được Quốc hội liên bang thông qua.
Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống, 15 bộ và
trên 60 ủy ban độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và phải được Thuợng
viện thông qua.
Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng
quản trị và tài chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng vai trò quan trọng
trong hoạch định chính sách của Tổng thống. Đáng chú ý nhất là Hội đồng an ninh quốc
gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng chính sách phát triển.
Hệ thống tòa án liên bang
Hệ thống tòa án liên bang gồm Tòa án liên bang tối cao và các tòa án liên bang
khu vực. Chánh án và các thẩm phán Tòa án tối cao liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và
được Thượng viện thông qua với nhiệm kỳ suốt đời. Những người này chỉ từ nhiệm khi
họ muốn hoặc bị buộc tội. Toà án tối cao liên bang có quyền vô hiệu hoá bất cứ luật lệ
liên bang hoặc bang nào mà toà xét thấy là trái với Hiến pháp. Ví dụ, năm 1897, Toà án
tối cao liên bang đã ra phán quyết bác bỏ luật của Bang Louisiana cấm mua bảo hiểm của
các hãng bảo hiểm ngoài bang trừ phi các hãng bảo hiểm đó đáp ứng đuợc một số điều
kiện tiên quyết nhất định.
Các đảng phái chính trị
Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm
soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và
công ăn việc làm cho nguời nghèo, và do vậy được đông đảo người nghèo và giới công
đoàn ủng hộ. Đảng này chủ trương tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh
vực kinh tế và xã hội.
Ngược lại, Đảng Cộng hòa muốn giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối với
nền kinh tế, để nền kinh tế vận động theo qui luật của thị trường. Đảng này thường

quan tâm nhiều hơn đến các giới chủ, các thế lực tài phiệt, giới chuyên gia và các
tầng lớp trung lưu.Trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng Cộng hòa thường chủ trương


tăng cường sức mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột
quốc tế.
Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ ứng cử viên Đảng Cộng hòa thường
có ưu thế tại các bang phía Nam, trong khi đó ứng cử viên Đảng Dân chủ thường có ưu
thế tại các bang phía Bắc.

Hệ thống chính quyền bang
Hệ thống chính quyền bang nói chung cũng tương tự như hệ thống chính quyền
liên bang. Đứng đầu ngành hành pháp bang là thống đốc bang. Thống đốc bang do cử tri
bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 2 hoặc 4 năm tùy theo bang. Có bang giới hạn số nhiệm kỳ
của thống đốc bang, có bang không. Ngoài quyền hành pháp, thống đốc bang còn có
quyền kiến nghị và phủ quyết luật pháp bang, và một số quyền tư pháp.
Ở cấp bang cũng có quốc hội bang gồm 2 viện như liên bang (trừ
Bang Nebraska chỉ có một viện). Quốc hội bang cũng có quyền làm một số luật áp
dụng trong bang (chủ yếu trong các lĩnh vực an sinh xã hội như y tế, giáo dục, an
toàn, đạo đức, và phúc lợi của dân chúng trong bang). Quốc hội bang có quyền sửa
đổi và thông qua ngân sách bang do thống đốc bang đề xuất, trong đó có việc tăng,
giảm, hoặc hoàn thuế. Dưới bang là quận, thành phố, thị trấn, và làng.
Hoạt động vận động hành lang
Có thể nói vận động hành lang là một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống
chính trị Hoa Kỳ. Tại Thủ đô Washington DC hiện nay có tới trên 12 nghìn người vận
động hành lang chuyên nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp, các công đoàn, các hiệp hội
kinh doanh, các nhóm tôn giáo, các trường đại học, các bang, các tổ chức xã hội, thậm
chí cả chính phủ nước ngoài đều tiến hành các hoạt động vận động hành lang.
8.Vấn đề đa nguyên tôn giáo và tự do tôn giáo trong xã hội Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới mà trong đó hiện điện đầy đủ

các giáo hội tôn giáo lớn nhỏ, các giáo phái cũ mới đủ loại, với nhiều loại quan điểm


khuynh hướng từ bảo thủ đến cấp tiến, thậm chí là cực đoan.
Nếu như trước những năm 70 thế kỉ XX con số thống kê các giáo hội và giáo phái ở
Hoa Kỳ mới chỉ là 250, thì đến năm 1993, theo thống kê của cuốn “Từ điển tổ chức tôn
giáo Mỹ”, con số này đã là 2500 tổ chức tôn giáo, ngoài ra còn có hàng nghìn tổ chức tôn
giáo tương đối nhỏ chưa được thống kê). Hoa Kỳ là một trong số các nước mà ở đó, theo
cách nói của C.Mác, “ý thức tôn giáo hưởng lạc và ngập chìm trong sự muôn màu, muôn
vẻ của sự khác biệt tôn giáo và sự đa dạng tôn giáo”.
Ở đất nước này, người ta thấy tất cả các tôn giáo thế giới cũng như các tín ngưỡng
bản địa cùng chung sống, cùng cạnh tranh trong xã hội thị trường đặc trưng kiểu Mỹ, đó
là các Giáo hội Tin lành, Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo, Do Thái giáo, Islam
giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Phật giáo, Baha’i giáo, Đạo giáo, tôn giáo tín ngưỡng bản
địa của người Indian, các tôn giáo mới, v.v… Sự đa nguyên tôn giáo ở Hoa Kỳ là kết quả
của quá trình phát triển lịch sử của đất nước này. Dân cư Hoa Kỳ, ngoài những người
Indian (thổ dân Da đỏ), là những người di cư và hậu duệ của họ thuộc các chủng tộc, dân
tộc khác nhau từ các nước châu Âu, châu Á, châu Phi. Họ là những tín đồ của các tôn
giáo, tín ngưỡng khác nhau và khi đến Hoa Kỳ họ mang theo cả tôn giáo, tín ngưỡng của
mình. Quá trình di cư đó diễn ra trong lịch sử và cho đến ngày nay vẫn đang tiếp tục. Do
vậy, bức tranh tôn giáo Hoa Kỳ đã đa dạng, nay càng thêm đa dạng.
Đại bộ phận các tín đồ ở Hoa Kỳ thuộc các giáo hội Tin lành. Điều này được giải
thích như sau. Những người di cư vào Hoa Kỳ từ các nước Anh, Pháp và các nước châu
Âu khác chủ yếu là tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo bị Giáo hội Công giáo đang thống trị
ở châu Âu truy bức và xua đuổi. Khi tới Hoa Kỳ họ đã tập hợp lại thành các tổ chức tôn
giáo phù hợp với tổ chức tôn giáo mà họ đã theo đuổi ở châu Âu, đó là các Giáo hội Tin
lành.


II. Nghiên cứu của Hofstede về văn hóa Mỹ


Phân tích nghiên cứu của Hofstede về văn hóa Mỹ

 Khoảng cách quyền lực
Thực tế là tất cả mọi người là duy nhất ngụ ý rằng chúng ta đều bình đẳng. Một
trong những khía cạnh nổi bật nhất của sự bất bình đẳng là mức độ năng lượng mỗi người
làm ra hoặc có thể phát huy hơn người khác; quyền lực được định nghĩa là mức độ mà
một người có thể gây ảnh hưởng đến ý tưởng và hành vi của người khác.


Khoảng cách này cũng như một thực tế là tất cả các cá nhân trong xã hội không bằng
nhau, và nó thể hiện thái độ của các nền văn hóa đối với những bất bình đẳng quyền lực
giữa mọi người. Khoảng cách quyền lực được định nghĩa là mức độ mà các thành viên ít
mạnh mẽ của các tổ chức và các tổ chức trong phạm vi một quốc gia mong đợi và chấp
nhận quyền lực được phân phối đồng đều. Nó đã làm với thực tế là bất bình đẳng của xã
hội được xác nhận bởi những người theo cũng như bởi các nhà lãnh đạo.

 Chủ nghĩa cá nhân
Các vấn đề cơ bản được giải quyết bởi không gian này là mức độ phụ thuộc lẫn
nhau một xã hội duy trì giữa các thành viên của nó. Nó có để làm với việc hình ảnh của
bản thân mỗi người được định nghĩa là "tôi" hay "Chúng tôi". Trong các xã hội chủ nghĩa
cá nhân người dân chỉ phải chăm sóc bản thân và gia đình trực tiếp của họ. Trong xã hội
chủ nghĩa tập thể chăm sóc những người thuộc "trong nhóm" của họ để đổi lấy lòng trung
thành mù quáng.
Điểm số khá thấp khoảng cách quyền lực (40) kết hợp với chủ nghĩa cá nhân (91) các
nền văn hóa trên thế giới phản ánh chính nó trong những điều sau đây:

• Những tiền đề của Mỹ "tự do và công bằng cho tất cả." Điều này được chứng
minh bằng một sự nhấn mạnh rõ ràng về quyền bình đẳng trong tất cả các khía
cạnh của xã hội và chính phủ Mỹ.

• Trong các tổ chức của Mỹ, hệ thống phân cấp được thành lập để thuận tiện, cấp
trên có thể truy cập và quản lý dựa vào các nhân viên và các đội cho chuyên môn
của họ.
• Cả hai nhà quản lý và nhân viên mong đợi để được tư vấn và thông tin được chia
sẻ thường xuyên. Đồng thời, thông tin liên lạc là không chính thức, trực tiếp và có
sự tham gia ở một mức độ.
• Mà xã hội được lỏng lẻo-đan trong đó kỳ vọng là mọi người chăm sóc bản thân và
gia đình của họ và không nên dựa (quá nhiều) vào chính quyền để hỗ trợ.
• Ngoài ra còn có một mức độ cao của tính di động địa lý ở Hoa Kỳ.Người Mỹ là
người tham gia tốt nhất trên thế giới; tuy nhiên nó thường rất khó khăn, đặc biệt là
ở nam giới, để phát triển tình bạn sâu sắc.
• Người Mỹ đang quen với việc kinh doanh hoặc tương tác với những người mà họ


không biết rõ. Do đó, người Mỹ không ngần ngại tiếp cận các đối tác tiềm năng
của họ để có được hoặc tìm kiếm thông tin. Trong thế giới kinh doanh, nhân viên
dự kiến sẽ được tự chủ và chủ động hiển thị. Ngoài ra, trong thế giới trao đổi dựa
trên công việc, chúng tôi thấy rằng việc tuyển dụng, đề bạt và các quyết định được
dựa trên thành tích hoặc bằng chứng về những gì mình đã làm hoặc có thể làm.

 Nam tính
Mỹ có điểm số cao (nam tính), điều này chỉ ra rằng xã hội sẽ được thúc đẩy bởi sự
cạnh tranh, thành tích và thành công, với thành công được xác định bởi "người chiến
thắng" hoặc "best-in-the-field". Hệ thống giá trị này bắt đầu trong thời thơ ấu và tiếp tục
trong suốt cuộc đời của một người - cả theo đuổi việc và giải trí.
Một điểm số thấp (nữ tính) vào chiều nghĩa là giá trị chi phối trong xã hội đang
chăm sóc cho người khác và chất lượng cuộc sống. Một xã hội nữ tính là một trong
những nơi mà chất lượng của cuộc sống là những dấu hiệu của sự thành công và đứng ra
khỏi đám đông là không đáng ngưỡng mộ. Các vấn đề cơ bản ở đây là những gì thúc đẩy
con người, muốn là tốt nhất (nam tính) hoặc thích những gì bạn làm (nữ tính).

Điểm số của Hoa Kỳ về Nam tính là cao ở tuổi 62, và điều này có thể được nhìn
thấy trong các mẫu hành vi điển hình của Mỹ
Kết hợp Mỹ này phản ánh chính nó trong những điều sau đây:

• Hành vi trong trường học, nơi làm việc, và chơi được dựa trên các giá trị chung
mà mọi người nên "cố gắng để được tốt nhất mà họ có thể được" và rằng "những
người chiến thắng có tất cả". Kết quả là, người Mỹ sẽ có xu hướng hiển thị và nói
chuyện thoải mái về những "thành công" và những thành tựu trong cuộc sống của
họ. Là thành công cho mỗi gia nhập không được động lực lớn trong xã hội Mỹ,
nhưng có thể hiện sự thành công của một người
• Nhiều hệ thống đánh giá của Mỹ được dựa trên thiết lập mục tiêu chính xác, theo
đó người lao Mỹ có thể hiển thị như thế nào một công việc mà họ đã làm.
• Có tồn tại một "can-do" tâm lý mà tạo ra rất nhiều tính năng động trong xã hội,
như người ta tin rằng luôn luôn có khả năng để làm việc trong một cách tốt hơn
• Thông thường, người Mỹ "sống để làm việc" để họ có thể có được phần thưởng


tiền tệ và kết quả là đạt được vị trí cao hơn dựa vào cách tốt ai có thể. Nhiều công
nhân cổ trắng sẽ di chuyển đến một khu phố ưa thích hơn sau mỗi lần và mỗi xúc
tiến đáng kể.
• Người ta tin rằng một mức độ nhất định của cuộc xung đột sẽ mang lại những điều
tốt nhất của con người, vì nó là mục tiêu là "người chiến thắng". Như một hệ quả,
chúng tôi nhìn thấy rất nhiều phân cực và sân trường. Tâm lý này hiện nay sẽ làm
suy yếu các tiền đề của Mỹ "tự do và công bằng cho tất cả." Sự bất bình đẳng có
thể gây nguy hiểm cho dân chủ, bởi vì khoảng cách rộng giữa các tầng lớp từ từ có
thể đẩy khoảng cách quyền lực lên và Chủ nghĩa cá nhân xuống.

 Xu hướng né tránh sự bất định
Tránh những điều không chắc chắn đã làm với cách mà một xã hội giao dịch với
một thực tế rằng trong tương lai không bao giờ có thể được biết: chúng ta nên cố gắng để

kiểm soát tương lai, hoặc chỉ để cho nó xảy ra? Sự mơ hồ này đem đến sự lo lắng và các
nền văn hóa khác nhau đã học để đối phó với sự lo lắng này theo những cách khác
nhau. Mức độ mà các thành viên của một nền văn hóa cảm thấy bị đe dọa bởi những tình
huống không rõ ràng hoặc không rõ và đã tạo ra niềm tin và tổ chức mà cố gắng để tránh
những phản ánh trong các số trên không chắc chắn tránh.
Các điểm Mỹ dưới mức trung bình, với số điểm thấp của 46, trên không chắc chắn
tránh kích thước. . Như một hệ quả, bối cảnh nhận thức mà người Mỹ thấy mình sẽ tác
động đến hành vi của họ hơn nếu các nền văn hóa sẽ có thể đạt điểm cao hơn hoặc thấp
hơn. Vì vậy, mô hình văn hóa này phản ánh như sau:

• Có một mức độ hợp lý của việc chấp nhận những ý tưởng mới, sản phẩm sáng tạo
và sẵn sàng để thử một cái gì đó mới hoặc khác nhau, cho dù nó liên quan đến
công nghệ, hoạt động kinh doanh hoặc thực phẩm. Người Mỹ có xu hướng khoan
dung của những ý tưởng hoặc ý kiến của bất cứ ai và cho phép tự do ngôn
luận. Đồng thời, Mỹ không đòi hỏi phải có rất nhiều quy tắc và ít cảm xúc biểu
cảm hơn nền văn hóa có điểm cao hơn.
• Đồng thời, ngày 11/9 đã tạo ra rất nhiều sự sợ hãi trong xã hội Mỹ lên tới đỉnh
điểm trong những nỗ lực của chính phủ để theo dõi tất cả mọi người thông qua các


NSA và các tổ chức an ninh khác
 Định hướng dài hạn
Khoảng cách này mô tả làm thế nào mọi xã hội có để duy trì một số liên kết với quá
khứ của chính mình trong khi đối phó với những thách thức của hiện tại và tương lai, và
xã hội ưu tiên các mục tiêu tồn tại hai cách khác nhau. Xã hội quy phạm mà điểm số thấp
trên không gian này, ví dụ, thích duy trì truyền thống và chuẩn mực lâu đời trong khi
đang xem thay đổi xã hội với sự nghi ngờ. Những người có một nền văn hóa mà điểm số
cao, mặt khác, có một cách tiếp cận thực tế hơn: họ khuyến khích tiết kiệm và nỗ lực
trong giáo dục hiện đại như là một cách để chuẩn bị cho tương lai.
Nghiên cứu chiều thứ năm với số điểm thấp 26. Điều này được phản ánh bằng cách

sau đây:

• Mỹ dễ bị phân tích thông tin mới để kiểm tra xem nó là sự thật. Do đó, các nền
văn hóa không làm cho hầu hết người Mỹ thực dụng, nhưng điều này không nên
nhầm lẫn với thực tế rằng người Mỹ là rất thiết thực, được phản ánh bởi sự "cando" đề cập ở trên.
• Sự phân cực nêu trên, do đó, để nói chuyện, được củng cố bởi thực tế rằng nhiều
người Mỹ có những ý tưởng rất mạnh về những gì là "tốt" và "xấu". Điều này có
thể liên quan đến các vấn đề như phá thai, sử dụng thuốc, an tử, vũ khí hoặc
khoảng cách quyền lực của chính phủ so với Hoa Kỳ và so với công dân.
• Mỹ là một trong những nơi trên thế giới chỉ có các nước "Da trắng”, kể từ khi khởi
đầu của thế kỷ 20, đến thăm nhà thờ đã tăng lên. Sự gia tăng này cũng được thể
hiện rõ ở một số nước cộng hòa Xô Viết như Nga.
• Các doanh nghiệp Mỹ đo lường hiệu suất của họ trên một cơ sở ngắn hạn, với lợi
nhuận và thua lỗ được ban hành trên cơ sở hàng quý. Này cũng sẽ khiến các cá
nhân để phấn đấu cho kết quả nhanh chóng trong những nơi làm việc.
 Indulgent
Một thách thức đang phải đối mặt với nhân loại, hiện tại và trong quá khứ, là mức độ
mà trẻ nhỏ được xã hội hóa. Nếu không có xã hội chúng ta không trở thành "con
người". Kích thước này được xác định là tông mức độ mà mọi người cố gắng để kiểm
soát những ham muốn và sự thôi thúc của họ, dựa trên cách họ được nâng lên. Một


khuynh hướng thiên về một điều khiển tương đối yếu hơn xung của họ được gọi là "Niềm
đam mê", trong khi một điều khiển tương đối mạnh hơn ham muốn của họ được gọi là
"kiềm chế". Nền văn hóa có thể được mô tả như Indulgent hoặc hạn chế.
Theo nghiên cứu, điểm số Hoa Kỳ về Indulgent là 68. Điều này, kết hợp với một số
điểm quy phạm, được phản ánh bởi các thái độ và hành vi mâu thuẫn sau đây:

• Làm việc chăm chỉ và chơi hết mình.
• Hoa Kì đã tiến hành một cuộc chiến chống ma túy và vẫn còn rất bận rộn

khi làm như vậy, nhưng nghiện ma túy tại Hoa Kì là cao hơn so với nhiều
nước giàu có khác.
III/ Văn hoá đặt trưng của người mỹ
1,Văn hóa ẩm thực người Mỹ
Mỹ là một hợp chủng quốc với đa sắc tộc, đa văn hóa, do vậy cách thức chế biến
và thưởng thức ẩm thực người Mỹ cũng rất phong phú. Tuy nhiên, chúng ta có thể “nhận
dạng” văn hoá ẩm thực người Mỹ thông qua những món ăn nhanh (fast food) và xúc
xích(hotdog).
Bữa sáng
Người Mỹ nói chung không coi trọng bữa sáng bằng những các quốc gia phương
Đông. Phần vì họ bận rộn, phần vì họ muốn ăn kiêng. Những món ăn phổ biến nhất trong
bữa sáng của người Mỹ là một ly cà phê hoặc ly nước trái cây ép dùng với bánh nướng
quết mứt bơ làm từ hạt dẻ (peanut butter), hoặc một ít ngũ cốc với sữa tươi. Bữa sáng
thịnh soạn hơn sẽ gồm trứng rán, bánh mỳ nướng, nước trái cây, và những bữa sáng như
thế này thường được phục vụ vào cuối tuần.
Bữa trưa
Thời gian nghỉ trưa đối với các doanh nghiệp tại Mỹ thường rất ngắn từ 30 – 60 phút. Do
đó, đối với những người đi làm, bữa trưa thường được dùng ngay tại công sở, khẩu phần
ăn cũng đơn giản và không có ngủ trưa giống như tại Việt Nam. Đối với những người cầu
kỳ hơn, họ chuẩn bị đồ ăn trưa từ nhà nhưng thông thường bữa trưa của nhiều người Mỹ
có thể là bánh mỳ sandwich vừa tiết kiệm chi phí và thời gian. Đây là loại bánh mỳ có hai
miếng bánh mỳ kẹp lại với nhau, được phết với bơ, nước sốt, mù tạc và kẹp ở giữa là thịt,


phomat, cá, gà hoặc có những món sandwich lạnh được làm từ giăm bông và phomat, đậu
phụng, bơ, mứt và những lát mỏng gà hoặc gà tây, cá ngừ, xà lách và thịt bò nướng.
Ngoài ra, người Mỹ còn ăn trưa với hamburger và hotdog. Chính vì món ăn nhanh tại Mỹ
rất thông dụng, nên Mỹ còn được mệnh danh là “thiên đường” của món ăn nhanh với
nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như McDonald, Burger King, Wendy’s, KFC,
Dominos pizza.

Bữa tối
Đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và thường bắt đầu vào từ lúc 6 giờ tối.
Bữa tối được chế biến nhiều món bao gồm khai vị, món chính, tráng miệng và đồ uống đi
kèm. Món khai vị phổ biến như soup, salad trộn, bánh mỳ với bơ hoặc phomat; món
chính bao gồm bò beefsteak, các món từ thịt gà, vịt, cừu, hải sản; món tráng miệng bao
gồm kem, bánh pudding nhân trái cây. Người Mỹ thường dùng rượu vang trắng hoặc đỏ,
bia, soda, nước lọc có gas, coca cola trong các bữa tối.
Bởi vì bữa ăn tối thường được ăn khá sớm, nên nhiều người Mỹ trước khi đi ngủ
có thói quen ăn nhẹ ví dụ như trẻ em thường uống sữa hoặc ăn bánh ngọt, còn người lớn
thường ăn trái cây, bánh ngọt và một chút rượu vang hoặc rượu mạnh.
Vào những ngày cuối tuần, người Mỹ thường chế biến những món nướng tại nhà và mời
bạn bè, người thân cùng tham gia. Và vào những ngày đẹp trời, họ thường tổ chức picnic,
cắm trại tại công viên và mang thực phẩm theo để chế biến hoặc ăn kèm.
Với người Mỹ, họ có khẩu phần ăn nhiều hơn những người châu Á, do đó bạn
cũng đừng ngạc nhiên nếu đến một nhà hàng và thấy trên bàn ăn của người Mỹ có rất
nhiều món. Tuy nhiên, người Mỹ cũng rất tiết kiệm. Họ chỉ gọi món ăn trong khả năng họ
có thể ăn hết, nếu không họ sẽ mang số thức ăn còn dư lại về nhà và dùng vào bữa tiếp
theo.
Một số món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực người Mỹ
Gà chiên là món kết hợp của nghệ thuật ẩm thực người gốc Châu Phi và người
Scotland và ngày nay món gà chiên trở thành món ăn đặc trưng của người Mỹ. Bạn có
thể thưởng thức gà chiên với hamburger. Bên cạnh món gà chiên, Mỹ cũng được biết đến
với những món ăn chua được chế biến từ củ, quả. Đây là món ăn có nguồn gốc từ những


người nô lệ Châu Phi. Ngoài ra, beefsteak cũng là món nổi tiếng của người Mỹ.
Beefsteak là món ăn được chế biến từ một miếng bò lớn được rán chảy đầy mỡ, ăn kèm
với bánh mỳ và khoai tây chiên.
Vào những ngày đặc biệt của người Mỹ như lễ Tạ ơn, Giáng sinh, lễ Phục sinh, gà
tây ăn với cháo khoai tây là món không thể thiếu. Và trong dịp Halloween, mọi người

thường chế biến các món ăn từ bí đỏ.
Ngày nay, người Mỹ có xu hướng thưởng thức các món ăn ít calo, ít dầu mỡ bởi
Mỹ là quốc gia có tỷ lệ người béo phì lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn duy trì
những món ăn thông dụng nêu trên. Những món ăn của người Mỹ không phong phú như
văn hoá ẩm thực của Việt Nam, nhưng chính sự khác biệt đó giúp chúng ta có thêm cơ
hội thưởng thức những món ăn mới đồng thời trải nghiệm một nền văn hoá mới.
2.Tính độc lập
Người Mỹ luôn yêu thích tự do, tôn trọng sự độc lập và tự chủ. Từ hồi còn rất nhỏ,
người Mỹ đã đề cao tính độc lập. Nguời ta dạy họ rằng, chi bằng nỗ lực của bản thân anh
mới có thể xây dựng được chỗ đứng vững chắc cho mình, bởi không ai quan tâm đến anh
cả. Những ông bố, bà mẹ Mỹ đều cố gắng tạo cho con mình phải có trách nhiệm với bản
thân chúng. Một bà mẹ Mỹ rất hiếm khi đòi hỏi đứa con 2 tuổi của mình muốn ăn gì
trong bữa sáng, hay giúp một đứa trẻ 3 tuổi mặc quần áo. Họ thường khuyến khích con
mình đưa ra ý kiến, buộc chúng phải lựa chọn và làm mọi thứ. Ở độ tuổi 20, hầu hết
chúng đã có nhà riêng, không ở cùng bố mẹ của chúng nữa.
Trong các ngôi nhà ở Châu Á, mọi người có thể đi vào bất cứ phòng nào mà họ
muốn, nhưng các ngôi nhà ở Mỹ thường có cửa khóa ở tất cả các phòng, bố mẹ cũng cần
gõ cửa phòng con mình trước khi muốn vào. Đó là lãnh thổ riêng của trẻ và bố mẹ cũng
cần tôn trọng sự riêng tư của chúng.
Ở trong các trường Đại học, các Sinh viên thường tự trang trải các khoản nợ của mình
bằng cách làm thêm, chứ không yêu cầu bố mẹ hỗ trợ. Bạn sẽ thấy các nhà quản lý cấp
cao vào ngày nghỉ cuối tuần sẽ tự cắt cỏ, sửa nhà và sửa xe lấy.
3.Văn hóa giao tiếp,chào hỏi
a. Văn hóa giao tiếp
 Gặp gỡ


Khi gặp ai đó lần đầu, người Mỹ thường có phong tục là bắt tay kể cả đàn ông và
đàn bà. Họ thường chỉ ôm nhau thắm thiết đối với bạn thân hoặc những người bạn lâu
ngày mới gặp lại.

Trong thói quen bắt tay, người Mỹ thường bắt chặt cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón
tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân
thiện và nhiệt tình. Bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm
chí là hờ hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay. Thỉnh
thoảng bạn có thể thấy đàn ông với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách
ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường
chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người
Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.
Người Mỹ thường giới thiệu về mình bằng tên và họ (Hello, I am Sarah Smith)
hoặc nếu như không cần trang trọng và ở mức độ thân thiện, họ chỉ giới thiệu tên (Hi, I
am Sarah). Câu trả lời thông thường của bạn khi ai đó đã giới thiệu với bạn là Pleased to
meet you.
Trừ khi người đó giới thiệu bằng danh và họ (Mr/Ms Smith), bạn nên gọi họ bằng tên.
Thông thường trong các công việc và xã hội, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên.
Tuy nhiên, bạn luôn luôn nên gọi các giáo sư trong các trường đại học bằng chức danh
và họ (ví dụ: Professor Smith), trừ khi họ cho phép hoặc yêu cầu bạn gọi họ bằng tên.
Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục
cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ
phi với những người bạn thân.

 Cử chỉ hình thể
Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không
quá gần. Không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ
bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền hành hoặc yếu đuối. Bạn cũng có thể nhìn
thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện
với khách. Những nét văn hóa này thường mâu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép


và khiêm tốn của người Châu á. Nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc
thô lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu quả hơn là sự lịch thiệp.

Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao
tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu
từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông
mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn. Trong
nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra
để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người
khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng
về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục
tĩu và thách đố.

 Nói chuyện qua điện thoại
Người Mỹ thường trả lời qua điện thoại bằng việc nói “Hello”. Nếu bạn gọi về vấn đề
công việc, người trả lời điện thoại thường bắt đầu bằng tên công ty và tên của họ sau đó.
Nếu bạn gặp ngay người mình cần thì chỉ cần nói Hello và tên của mình. Nếu không, bạn
nên hỏi người trả lời điện thoại một cách lịch sự “May I speak with George Brown
please?”
Đa số người Mỹ thường có máy trả lời điện thoại tự động ở nhà. Đồng thời, đa số
các công ty thường có các tin nhắn bằng giọng nói cho nhân viên của mình do đó bạn có
thể để lại tin nhắn. Hãy nói tên họ của bạn rõ ràng và để lại số điện thoại để họ có thể gọi
lại cho bạn. Các tin nhắn nên ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
b. Văn hóa chào hỏi
Nét đặc trưng trong giao tiếp của người Mỹ chính là văn hóa bắt tay khi chào hỏi.
Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón tay để thể
hiện sự thân thiện và nhiệt tình.
Người Mỹ có thể chào nhau bằng cách ôm hoặc hôn nhẹ lên má. Hình thức chào này
thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu hoặc có quen biết nhau.


Một nét văn hóa đặc biệt của người Mỹ trong giao tiếp nữa không thể không nhắc đến
đó là không nên hỏi tuổi hoặc thu nhập của người Mỹ.

Tiền boa là điều bắt buộc trong văn hóa Mỹ. Thông thường người ta thường để lại tiền
tip khoảng 15% tổng số tiền thanh toán của hóa đơn, hoặc 20% nếu thấy dịch vụ ở nhà
hàng đó tốt.
4.Văn hóa Mỹ trong doanh nghiệp và kinh doanh
Mạo hiểm và thực dụng đi liền nhau là đặc trưng của văn hóa Mỹ. Người Mỹ được
biết đến với chủ nghĩa cá nhân rất cao, họ luôn đặt kết quả lên làm đầu và là mục tiêu để
hoàn thành.
Ở Mỹ, “thời gian là tiền bạc”. Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa như
tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tiền bạc.
Những người cung cấp dịch vụ như luật sư, kế toán, tư vấn, các nhà tâm lý học, thợ sửa
chữa cơ khí… thường tính phí hoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc cho khách hàng,
đôi khi kể cả thời gian tiếp và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng. Do vậy,
các nhà kinh doanh, khi cần sử dụng luật sư, cần phải chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và nội
dung cần tư vấn, và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng luật sư, tức
là tiết kiệm chi phí cho chính mình.
Tương tự như vây, các nhà kinh doanh Mỹ không có nhiều thời gian để nói chuyện
rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Các bức thư chào
hàng hoặc giao dịch trước hết phải thu hút được sự chú ý của người đọc, và phải ngắn
gọn và rõ ràng, trả lời thẳng vào các vấn đề hoặc cung cấp đúng những thông tin mà đối
tác yêu cầu. Sự chậm trễ trả lời các thư hỏi hàng của đối tác Mỹ chắc chắn sẽ làm mất cơ
hội kinh doanh.
Theo kết quả phân tích văn hóa Mỹ của Hofstede thì khoảng cách quyền lực ở
mức 40 khá thấp. Đây cũng là minh chứng rõ ràng nhất để giải thích cho mối quan hệ
giữa nhân viên và sếp trong công ty. Họ luôn có sự thoải mái trong trao đổi mà không quá
khó khăn trong rào cản về quyền lực. Khoảng cách quyền lực thấp từ đó nhân viên và sếp


×