Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BCTH công tác kế toán tại khách sạn bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.08 KB, 49 trang )

GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

MỤC LỤC

1


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, để đạt
được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có các biện pháp quản lý phù hợp với sự biến đổi của thị trường
cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp. Việc đưa ra một chế độ quản lý
tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp có một vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Bởi vì nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này, Một mặt, doanh nghiệp sẽ
tiết kiệm được chi phí tiền lương và do đó hạ giá thành cho các dịch vụ của
mình. Mặt khác, khi doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tiền lương, đưa ra hình
thức tiền lương hợp lý nhất và sát với tình hình thực tế của khách sạn, đúng với
sự cống hiến của người lao động, công bằng và hợp lý giữa những người lao
động trong doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của người lao động,… sẽ tạo ra động
lực khuyến khích người lao động đem hết khả năng của mình, nỗ lực phấn đấu
sáng tạo, quan tâm đến kết quả lao động của cá nhân, quan tâm đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nâng cao năng
suất và chất lượng phục vụ chung của khách sạn.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương của


khách sạn, Trong thời gian thực tập tại Khách sạn Bạch Đằng, em đã chọn đề tài
“Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Khách sạn
Bạch Đằng ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.

2


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

I.

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ KINH
DOANH KHÁCH SẠN.

1. Qúa trình hình thành và phát triển của khách sạn
Bạch Đằng.
Cùng với đường lối mở cửa và đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước,
với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Tỉnh Quảng Ninh nơi địa
đầu Đông Bắc tổ quốc với diện tích 5.100 km2 có nhiều tiềm năng như du lịch,
thương mại, công nghiệp... Hơn nữa du lịch Quảng Ninh có lợi thế rất lớn khi
được tổ chức UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên Thế giới,
thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách trong và ngoài nước.
Ra đời từ những năm đầu thập niên 60 đến nay Công ty cổ phần Cung ứng
tầu biển Quảng Ninh đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Từ năm 1962 đến năm
1977 Công ty cổ phần Cung ứng tầu biển Quảng Ninh được thành lập với tên
gọi Công ty Cung ứng và Du lịch Quảng Ninh trực thuộc Tổng cục du lịch Việt
Nam.
Từ những năm 1978 đến 1987 Công ty cung ứng tầu biển Quảng Ninh tách

khỏi Tổng cục du lịch Việt Nam và trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh với tên
gọi: Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh. Năm 1988 UBND tỉnh Quảng Ninh
quyết định sáp nhập Công ty cung ứng tầu biển Quảng Ninh và Công ty dịch Hạ
Long thành lập Công ty Du lịch và Cung ứng tầu biển Quảng Ninh trực thuộc
UBND tỉnh Quảng Ninh.
Năm 1993 Công ty cung ứng tầu biển Quảng Ninh tách ra từ Công ty du lịch
và Cung ứng tầu biển Quảng Ninh theo quyết định số 2840 QĐ/UB ngày
16/12/1992 của UBND tỉnh Quảng Ninh thành lập doanh nghiệp Nhà nước với
tên gọi Công ty cung ứng tầu biển Quảng Ninh với nhiệm vụ kinh doanh chính
là cung ứng dịch vụ cho hoạt động tầu biển Quảng Ninh, kinh doanh kho ngoại
3


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

quan, hàng miễn thuế, hàng chuyển khẩu qua cảnh, tạm nhập tái xuất, xuất nhập
khẩu hàng hóa, kinh doanh du lịch lữ hành và khách sạn.
Năm 1994, tổng Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh đã có kế hoạch
phát triển du lịch tại địa bàn này. Toàn bộ khu du lịch khách sạn đã được Thủ
Tướng Chính Phủ duyệt từ năm 1991 đến ngày 01/01/2003 được UBND Tỉnh
Quảng Ninh chính thức xét duyệt thành lập Công ty cổ phần Du lịch khách sạn
Bạch Đằng theo quyết định số 4423/QĐ-UB. Các thành viên trong Hội đồng
quản trị bao gồm:
-

Cung ứng tàu biển Quảng Ninh
Khách sạn Bạch Đằng
Kho ngoại quan

Cung ưng Hòn Gai
Cung ứng Cửa Ông

Trong 12 năm qua, khách sạn Bạch Đằng đã có những bước phát triển quan
trọng, tốc độ tăng trưởng khá, uy tín được nâng lên rõ rệt, mạng lưới thương mại
dịch vụ không ngừng mở rộng xây dựng và trưởng thành. Khách sạn Bạch Đằng
là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao trong những khách
sạn trong khu vực thành phố.
Tên giao dịch: Công ty cổ phần du lịch khách sạn Bạch Đằng
Trụ sở chính: Số 2 đường Hạ Long- Bãi Cháy- Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh.
Tel: (8433) 846 330
Fax: ( 8433) 845 892
Email:
Mã số thuế: 5700473716
Tổng số vốn kinh doanh : 127 tỷ đồng. Trong đó:
Tài sản cố định: 117 tỷ đồng
Tài sản lưu động: 9,5 tỷ đồng
Nguồn vốn khác: 500 triệu đồng.
4


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

5


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc


SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm
Công ty cổ phần du lịch khách sạn Bạch Đằng kinh doanh cơ sở lưu trú
khách sạn,
kinh doanh nhà hàng: ăn uống, giải khát, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, và
các dịch vụ cho thuê vận chuyển, hội trường đám cưới, hội nghị. Trong đó dịch
vụ lưu trú và kinh doanh nhà hàng là hai lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách sạn.
Sản phẩm chính của khách sạn là dịch vụ lưu trú và ăn uống giải khát. Quá
trình sản xuất và phân phối sản phẩm cũng khác nhau giữa các loại dịch vụ
nhưng được chia làm 2 loại chính:
+ Dịch vụ phục vụ trực tiếp: Bao gồm các dịch vụ: tiếp nhận yêu cầu của
khách phục vụ tại chỗ các bộ phận chức năng như buồng bàn, bar, bếp, dịch vụ,
trả lời điện thoại, lễ tân... Các quá trình phục vụ có thể được tóm tắt như sau:
Nhận biết và chào hỏi khách → Nhận biết nhu cầu → Quan tâm và lắng nghe
khách →Tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách → Cung cấp thêm các dịch vụ
ngoài mong đợi của khách hàng → Để lại ấn tượng tốt.
+ Dịch vụ hỗ trợ: Các thủ tục được dùng trong quá trình phục vụ các
dịchvụ hỗ
trợ cũng tương tự như các thủ tục mà khách sạn sử dụng đối với các dịch vụ và
sản phẩm trực tiếp. Các bộ phận chức năng hỗ trợ bao gồm: Kế toán, Marketing,
nguồn nhân lực, hành chính tổng hợp, kỹ thuật... Những bộ phận này cũng liên
hệ với khách hàng cả nội bộ và bên ngoài, những nhà cung cấp với các khả năng
như trao đổi ý kiến. Việc cải tiến trong liên lạc của hoạt động này làm giảm thời
gian phục vụ, nâng cao chất lượng phục vụ và giảm chi phí.

6



GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

7


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

Sơ đồ 1: Quy trình kinh doanh sản phẩmdịch vụ tại khách sạn:
Phòng kinh doanh
Bộ phận lễ tân
Bộ phận đặt phòng
Bộ phận hành lý
Phòng du lịch
Dịch vụ giải trí
Bộ phần buồng
Bộ phận nhà hàng
Bộ phận điều xe

Bộ phận Kinh doanh có nhiệm vụ đảm bảo nguồn khách cho khách sạn
bằng việc liên hệ các Công ty du lịch, tạo nguồn khách ổn định cho khách sạn,
thực hiện việc bán, đặt phòng, định giá phòng tùy theo từng giai đoạn. Khi
8


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc


SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

khách đến, bộ phận Lễ tân chịu trách nhiệm đón tiếp khách, tiếp nhận các yêu
cầu đặt phòng của khách đi lẻ, sắp xếp buồng cho khách, phối hợp với bộ phận
Buồng, Bàn để phục vụ khách trong quá trình khách lưu lại khách sạn. Bộ phận
Buồng đảm bảo tình trạng sẵn sàng của buồng phòng để đón khách.

3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của
công ty.
3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý
Khách sạn tổ chức hoạt động kinh doanh theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Người chịu trách nhiệm cao nhất là Giám đốc khách sạn, quản lý khách sạn và
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Tiếp đó là Phó Giám đốc phụ trách các
bộ phận chức năng, đứng đầu các bộ phận chức năng là trưởng bộ phận chịu
trách nhiệm trước Ban Giám đốc. Cụ thể cơ cấu bộ máy hoạt động của Khách
sạn Bạch Đằng như sau:
Giám đốc
điều hành
Hội đồng
quản trị

Phó giám đốc
P. Tài chính – Kế toán
P. Kinh doanh
Tổ bếp
Tổ điện
Tổ buồng
Tổ bàn
9



GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11
Tổ bảo vệ
Tổ lễ tân

Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức quản lý của Khách sạn Bạch Đằng.
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Là người tổ chức, điều hành các hoạt động, chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh trước ban lãnh đạo Công ty. Thực hiện công tác đối ngoại,
ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc điều hành một số lĩnh vực,
mảng công việc của khách sạn theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo, điều hành một
số công việc trong phạm vi được ủy quyền khi xử lý công việc; đối với những
công việc vượt quá thẩm quyền được giao, phải báo cáo xin ý kiến Giám đốc
trước khi quyết định.

10


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

- Phòng Tài chính, kế toán: Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh, xây
dựng kế hoạch thu chi tài chính; cân đối vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất

kinh doanh; Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra và tổ chức công tác kế toán tài chính
trong doanh nghiệp theo đúng pháp luật Nhà nước; Phân phối thu nhập và tích
lũy tiền tệ đảm bảo cho quá trình hoạt động.Tổ chức thanh quyết toán các loại
tài khoản theo chế độ tài chính Nhà nước ban hành.Thực hiện công tác thống kê
và báo cáo thống kê theo định kỳ; Chịu trách nhiệm về báo cáo thống kê cho
đơn vị mình theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê.
-

Phòng kinh doanh: Làm công tác dự đoán, quyết toán, thanh lý hợp đồng

và cung ứng nguyên vật liệu; Trực tiếp quản lý các hoạt động kinh doanh hằng
ngày của khách sạn; Tổ chức quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm khách hàng nâng
cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn; Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế
hoạch kinh doanh hằng năm, kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa trong năm.
- Tổ bảo vệ: Giữ gìn trật tự, an ninh tại khách sạn, bảo vệ tính mạng, tài
sản cho khách và khách sạn.
- Tổ bếp: Lên kế hoạch mua thực phẩm theo thực đơn của khách hàng
(cho các buổi tiệc lớn); bảo quản thực phẩm vệ sinh, an toàn và thực hiện chế
biến món ăn.
- Tổ buồng: Chịu trách nhiệm dọn vệ sinh phòng và bổ sung những đồ
khách đã dùng, chuyển đồ dơ cho bộ phần giặt là và báo cáo tình trạng phòng đã
sạch cho bộ phần Lễ tân để kịp thời đón khách.
- Tổ bàn: Tổ chức phục vụ khách hàng trong ăn uống.
- Tổ lễ tân: Làm nhiệm vụ tiếp khách, hướng dẫn khách đăng kí phòng,
trực điện thoại …
- Tổ điện: Theo dõi, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện nước cho toàn bộ
khách sạn, đưa ra những yêu cầu tối ưu nhất để tiết kiệm điện, nước.
11



GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty.
Sản phầm của dịch vụ lưu trú ở đây là nơi nghỉ ngơi cho khách hàng, cung
cấp các phòng nghỉ cho khách theo yêu cầu. Với 115 phòng ngủ với không gian
khoáng đáng tiện nghi, trong đó có 2 phòng đặc biệt và 113 phòng thường, hầu
hết các phòng đều hướng ra biển. Sản phẩm của dịch vụ nhà hàng là phục vụ ăn
uống giải khát, các món ăn. Khách sạn Bạch Đằng có 2 nhà hàng phục vụ các
món ăn Việt Nam, Âu, Á phục vụ các tiệc buffet, tiệc cưới, tiệc hội nghị và các
tiệc khác theo yêu cầu của khách, Nhà hàng Âu nằm trên tầng 7 được trang bị
đầy đủ tiện nghi. Nhà hàng Á nằm tại tầng1, bên cạnh khuôn viên sảnh nằm
trong không gian thoáng mát nhiều cây xanh, là nơi lý tưởng cho các buổi họp
mặt bạn bè, tiệc cưới sinh nhật.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là các thương gia, các nhà chính trị, các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước đi làm việc theo các chương trình hợp tác, du
lịch, dự án, khách hàng trong và ngoài nước đến Hạ Long du lịch có khả năng
thanh toán cao.
Kênh phân phối của khách sạn: Khách sạn Bạch Đằng sử dụng chủ yếu
kênh phân phối cấp 0 và kênh phân phối cấp 2.
Sơ đồ 4: Kênh phân phối của khách sạn Bạch Đằng (Cấp 0 và cấp 2)
Khách sạn
Đại lý bán
Đại lý mua

Khách hàng

12



GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

13


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

Kênh phân phối cấp 0 là kênh phân phối mà khách hàng trực tiếp đến
khách sạn thuê phòng mà không qua bất kỳ đối tượng trung gian nào. Khách đến
khách sạn qua kênh phân phối này chủ yếu là khách đi lẻ, ngoài sử dụng dịch vụ
lưu trú, họ còn sử dụng các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung.
Kênh phân phối cấp 2 là kênh phân phối mà khách hàng đến với khách
sạn thông qua các công ty lữ hành, các hãng vận chuyển. Loại kênh phân phối
này được khách sạn quan tâm và chú trọng đến việc thiết lập các mối quan hệ
với các đại lý du lịch, công ty lữ hành, các hãng vận chuyển.
Các Đại lý và công ty du lịch mà khách sạn hiện có quan hệ như: Công ty
du lịch Bến Thành, Công ty du lịch Saigontourist, Công ty du lịch Việt Nam,...,
các cơ quan đại diện của các văn phòng du lịch trên cả nước như văn phòng Du
lịch Đà Nẵng, VNT Hồ Chí Minh. Ở nước ngoài có Công ty du lịch SNP của
Singapore, Công ty du lịch Grand Circle của Mỹ, Acadia của Hà Lan và ASIAN
Associated của Thái Lan. Các hãng vận chuyển như: Công ty Taxi Hạ Long Hòn
Gai, đường sắt Việt Nam, Việt Nam Airline.
Với chiến lược phân phối như vậy thì khách sạn còn phụ thuộc nhiều vào
các hãng, các đại lý du lịch, dẫn đến hiệu quả sử dụng công suất phòng chưa
cao. Hơn nữa quy chế nhận thủ tục dịch vụ chưa được dễ dàng, bị nhiều nhân tố

khách quan chi phối.

14


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

4. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây.
4.1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận
4.1.1. Phân tích doanh thu của khách sạn Bạch Đằng-Hạ Long:
Bảng 4.1.1: Doanh thu của khách sạn Bạch Đằng từ năm 2012 đến năm
2014.
(ĐVT: 1000đ)

STT

Nghiệp

vụ

kinh

doanh

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2014

1

KD phòng ngủ

6.650.897

6.673.969

6.410.695

2

KD hàng ăn

4.125.586

4.213.985

4.447.416

3

KD hàng uống

1.381.114

1.358.150


1.359.494

4

KD dịch vụ khác

1.103.211

1.081.628

1.053.193

+ Mặt bằng

150.125

187.960

253.353

+ Điện nước

65.125

67.493

63.727

+ Điện thoại


241.254

312.878

306.832

+ DV khác

522.306

587.410

273.687

+ Services

60.359

70.486

77.467

+ Thu hộ khách

64.042

40.951

6.758


Cộng

13.260.808 13.327.513 13.304.798

Trong đó

(Nguồn: Báo cáo Tài chính - Phòng Kế toán tài chính khách sạn Bạch Đằng)
• Nhận xét đánh giá:
15


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

Doanh thu kinh doanh phòng ngủ và kinh doanh hàng ăn chiếm một tỷ
trọng lớn trong doanh thu của khách sạn.
Năm 2014 doanh thu kinh doanh phòng ngủ giảm 263 triệu đồng là do lượng
khách thuê phòng ít hơn năm 2013, biểu hiện ở công suất phòng giả (năm 2013
công suất phòng trong 2 năm này là không thay đổi).
- Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ khác: giảm 28,5 triệu đồng do lựợng
khách năm 2014 giảm nên hầu hết doanh thu từ các dịch vụ này cũng bị giảm so
với năm 2013.
- Doanh thu từ kinh doanh hàng ăn tăng 233,4 triệu đồng (5,54%) là do
giá cả nguyên vật liệu tăng nên khách sạn có chính sách tăng giá dịch vụ hàng
ăn để bù đắp chi phí.
- Ngoài ra doanh thu từ kinh doanh hàng ăn uống năm 2014 tăng được
35,3 triệu đồng so với năm 2013.
- Tuy nhiên doanh thu cả năm 2014 vẫn bị giảm so với năm 2013 là 22,7

triệu đồng (tương ứng 0.17%). Nguyên nhân là do doanh thủ chủ yêu từ kinh
doanh dịch vụ lưu trú giảm nhiều hơn so với các dịch vụ khác. Năm 2014 cũng
là một năm kinh tế khó khưn với nhiều biến động lớn nên lượng khách du lịch
cũng giảm, chi phí lại tăng cao hơn.
4.2. Phân tích tình hình lợi nhuận:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Đó
chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Do đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được
hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của
doanh nghiệp bao gồm có bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
16


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

- Lợi nhuận bất thường
- Lợi nhuận của doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh là bộ
phận quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng 4.2 : Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh khách sạn Bạch Đằng
Nghiệ
T

p

T


kinh

1

doanh
KD
4.213.985

1.358.150

uống
KD
phòng

4

D. thu

ăn
KD
hàng

3

Năm 2014

vụ

hàng
2


Năm 2013

6.673.696

ngủ
KD

Chi phí

4.136.61
7
1.351.41
9

Lãi
(lỗ)

LN/D
T

D. thu

Chi phí

(%)

Lãi
(lỗ);


LN
T

(%)

77.368

1,84

4.447.416 4.385.489 61.927

1,39

6.731

0,50

1.393.494 1.386.478 7.016

0,51

8,42

6.410.695 5.888.883

9,85

1.053.193 964.232

88.961


8,45

5,64

13.304.79 12.625.08 679.71

5,11

6.112.01

561.68

1

5
106.50

dịch

1.081.682

975.180

vụ
Tổng

13.327.51

12.575.2


752.28

3

27

6

2

8

2
ĐVT: 1000đ.

(Nguồn: Báo cáo Tài chính - Phòng Kế toán tài chính khách sạn Bạch Đằng)
• Nhận xét đánh giá:
So sánh chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu của năm 2014 với năm 2013, ta có
một số nhận xét:
17

521.81
2

6

8,14



GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

- Về kinh doanh hàng ăn, LN/DT giảm là do chi phí nguyên liệu tăng cao
làm lợi nhuận giảm:

77.368 - 61.927 = 15.441 (1000đ)

Thực tế tổng chi phí đã tăng:4.385.489 - 4.136.617 = 248.872 (1000đồng)
Do năm 2014 gía cả các mặt hàng thực phẩm tăng cao so với năm 2013, trong
khi giá bán dịch vụ hàng ăn có điều chỉnh tăng nhưng không đủ bù đắp do chi
phí tăng.
Về kinh doanh hàng uống, tỷ lệ LN/DT cả 2 năm đều thấp, năm 2014
có tăng so với năm 2013 nhưng không đáng kể. Lý do là chi phí quá cao làm
cho lợi nhuận thấp.
- Về kinh doanh phòng ngủ, tỷ lệ LN/DT năm 2014 giảm do doanh thu
năm 2014 giảm so với năm 2013 là: 6.410.695 = 263.001 (1000đồng) dẫn đến
lợi nhuận giảm.
- Kinh doanh các dịch vụ khác: tỷ lệ LN/DT giảm vì lợi nhuận giảm (do
lượng khách năm 2014 giảm nên việc sử dụng các dịch vụ cũng giảm).
Tuy nhiên, qua bảng phân tích cho thấy đây vẫn là loại hình kinh doanh có tỷ lệ
lợi nhuận/ doanh thu cao nhất (tiếp theo là kinh doanh phòng ngủ), do các dịch
vụ này chủ yếu khai thác các tài sản cố định cho nên giảm được chi phí. Khách
sạn lại có nhiều tiềm năng phát triển các dịch vụ này do đặc điểm địa hình, quá
trình kinh doanh lâu dài đã có uy tín và kinh nghiệm. Do đó, khách sạn cần có
biện pháp tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có để nâng cao hiệu quả kinh doanh
các loại hình dịch vụ này.

18



GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

II.

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

HÌNH THỨC KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
TRONG CÔNG TY.

1. Hình thức kế toán.
Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán fast accounting 2005 để tiến
hành công tác kế toán. Phần mềm này cho phép làm giảm nhẹ công tác kế toán,
hiệu quả và đơn giản hơn. Phần mềm kế toán fast accounting 2005 chứa nhiều
phân hệ kế toán khác nhau. Cụ thể như sau:
Phân hệ hệ thống: có chức năng khai báo tham số hệ thống và tham số tùy
chọn, quản lý và bảo trì số liệu, quản lý và phân quyền cho người sử dụng.
Phân hệ kế toán tổng hợp: Dùng để cập nhập các chứng từ chung, liên kết
voiws các phân hệ khác để lên báo cáo tài chính và sổ sách kế toán.
Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Theo dõi thu chi và thanh
toán bằng TGNH, tiền mặt và tiền vay.
Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Dùng để quản lý bán hàng
và công nợ phải thu.
Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả: Dùng để quản lý mua hàng
và công nợ phải trả.
Phân hệ kế toán hàng tồn kho: Dùng để quản lý nhập, xuất, tồn kho vật tư
hàng hóa và tính giá thành xuất kho.
Phân hệ kế toán chi phí và tính giá thành: Tập hợp và phân bổ chi phí,
tính và lên báo cáo về giá thành.

Phân hệ báo cáo thuế: Phục vụ lên báo cáo thuế dựa trên số lieuẹ được cập
nhập ở các phân hệ khác.
Phân hệ kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính
khâu hao và phân bổ vào sản xuất kinh doanh.

19


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức trên máy vi tính như sau:

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH
c
SỔ KẾ TOÁN
-Bảng tổng hợp
-Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính.
- Báo cáo kế toán quản trị

Bảng kê
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.

Hàng ngày, kế toán thực hiện thu thập số liệu, chứng từ và phân loại
chứng từ để xác định phần hành kế toán cần thực hiện và định khoản, đây là
khâu quan trọng nhất vì là khâu đầu tiên ảnh hưởng đến các khâu sau. Sau đó
nhân viên kế toán ghi sổ bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại và nhập dữ
liệu và thực hiện các khai bao theo yêu cầu của phần mềm. Hàng tháng hoặc
cuối năm thực hiện in sổ sách theo nhu cầu sử dụng sổ sách và báo cáo tài chính.
20


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

Công ty in sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ và đóng thành
quyển, thực hiện các thủ tục cần thiết như ghi sổ bằng tay.Vì hình thức ghi sổ
này nên Công ty gồm có các loại sổ tổng hợp: Sổ cái, Sổ nhật ký chứng từ, Sổ
chi tiết gồm các : Sổ chi tiết bán hàng, thuế giá trị gia tăng, sổ quỹ, Sổ tiền gửi
ngân hàng, Sổ chi phí, bảng kê thu chi tiền mặt, tiền gửi,..Bộ sổ kế toán của
Công ty dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh có liên quan đến Công ty. Trong sổ có đầy đủ chữ ký của người
ghi sổ, của kế toán trưởng, có số trang, dấu giáp lai rõ ràng.

2. Tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Thủ quỹ
KT vốn bằng tiền và thanh toán công nợ
KT tiền lương và BHXH
KT tập hợp cp và tính giá thành
KT ngân hàng, doanh thu và thuế

KT TSCĐ và tổng hợp

Do đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh nên khách sạn Bạch Đằng đã lựa
chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Khách
sạn được tổ chức theo phương thức trực tuyến bao gồm các cơ cấu bộ phận phù
hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, đứng đầu là Kế toán trưởng,
tiếp đó có các các kế toán viên và thủ quỹ. Tổ chức bộ máy kế toán được khái
quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ :Tổ chức bộ máy kế toán
• Chức năng , vai trò của các bộ phận:
21


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

- Kế toán trưởng: Kiêm kế toán tổng hợp, làm việc dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Ban giám đốc Khách sạn, có trách nhiệm điều hành mọi công việc trong
phòng kế toán, phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng kế toán viên,
phân tích các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng với Ban giám đốc
lựa chọn phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, lên kế hoạch tài chính và
cùng với Giám đốc lo tình hình tài chính cho Khách sạn. Kế toán trưởng còn có
nhiệm vụ lập các báo cáo quyết toán gửi lên Ban giám đốc khách sạn.
Giúp việc kế toán trưởng còn có các kế toán viên trong đó:
- Phó phòng kế toán: Là người giúp việc cho kế toán trưởng với nhiệm vụ
giám sát, kiểm tra mọi hoạt động phát sinh trong Công ty, xét duyệt các báo cáo
tài chính từ các bộ phận đưa lên trước khi trình kế toán trưởng ký duyệt. Là
người được kế toán trưởng ủy quyền thưc hiện mọi nhiệm vụ của kế toán trưởng
khi đi vắng.

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ trực tiếp quản lý thu và chi tiền mặt. Mỗi khi có
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền, thủ quỹ phải
ghi rõ phiếu thu, phiếu chi và ghi vào sổ quỹ tiền mặt làm cơ sở cho việc ghi
nhận của Kế toán sau này. Thủ quỹ có nhiệm vụ thường xuyên kiểm kê quỹ tiền
mặt cùng kế toán thanh toán.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ: Phụ trách toàn bộ phần thanh
toán và Công nợ của khách sạn. Kế toán thanh toán có nhiệm vụ hàng ngày căn
cứ vào các chứng từ như phiếu thu, các hoá đơn của các đơn vị cung cấp dịch vụ
gửi đến và các khoản phải trả, phải nộp, các khoản tạm ứng, tiến hành lập định
khoản và ghi vào sổ chi tiết và ghi vào từng khoản công nợ phải thu, công nợ
phải trả, theo dõi phần vốn bằng tiền của Công ty, theo dõi số dư các tài khoản
tiền mặt, tiền gửi, lập các bảng kê thu chi tiền mặt, tiền gửi, đối chiếu số dư trên
các sổ quỹ, sổ chi tiết tiền gửi để lên báo cáo gửi kế toán tổng hợp.
22


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

- Kế toán tiền lương và BHXH: Là người theo dõi tình hình thanh toán lương
cho toàn bộ CBCNV Công ty, tính và trả, nộp BHXH cho công nhân viên, theo
dõi thời gian nghỉ phép, thời gian làm thêm giờ của công nhân viên Công ty.
Hàng tháng lập bảng kê thanh toán lương tổng hợp toàn Công ty gửi về bộ phận
kế tóan tổng hợp, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nhằm phục vụ cho
công tác lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị trong Công ty.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:Có nhiệm vụ hàng ngày,
lập sổ Nhập nguyên vật liệu và Xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình
quân sau mỗi lần nhập. Cuối tháng, căn cứ vào lượng Nhập – Xuất hàng ngày
lên “Bảng báo cáo tiêu hao nguyên liệu, vật liệu” để chuyển cho kế toán trưởng.

- Kế toán phụ trách ngân hàng, doanh thu và thuế: có nhiệm vụ thực hiện các
giao dịch với ngân hàng trong việc gửi các uỷ nhiệm chi để thanh toán chuyển
khoản với các đơn vị cung cấp dịch vụ, theo dõi các hoá đơn phát ra của khách
sạn. Căn cứ vào mục “Diễn giải” trên hoá đơn để đưa vào Doanh thu của từng
Nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời Kế toán Doanh thu cũng có nhiệm vụ kiểm tra
giám sát xem các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh đủ, đúng về giá
cả, số lượng... lên hoá đơn hay không. Sau đó, căn cứ vào các chứng từ Thu –
Chi của kế toán thanh toán, lập Báo cáo thuế gửi cho Kế toán trưởng.
- Kế toán Tài sản CĐ: Có nhiệm vụ ghi chép sổ sách theo dõi TSCĐ, lập
thẻ Tài sản, vào sổ tài sản. Hàng quý, tiến hành trích khấu hao TSCĐ, lập bảng
phân bổ khấu hao theo quý tính vào từng nghiệp vụ kinh doanh, sau đó chuyển
bảng phân bổ cho Kế toán trưởng vào cuối quý. Đồng thời có nhiệm vụ tập hợp
các chứng từ phát sinh của bộ phận chuyển cho kế toán thanh toán.
- Kế toán tổng hợp: Là người lập mọi báo cáo tài chính cho Công ty,ghi sổ
tổng hợp: sổ cái, nhật ký sổ cái. Là người đối chiếu mọi số phát sinh giữa các bộ
phận kế toán của Công ty.
23


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc

SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

3.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
3.1. Chế độ kế toán áp dụng tại khách sạn
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành Chế độ kế
toán doanh nghiệp, gồm 4 phần:
3.1.1.Hệ thống tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh

tế tài chính theo nội dung kinh tế tại doanh nghiệp, áp dụng theo quyết định 15
bao gồm 10 loại:
TK loại 1,2: Phản ánh tài sản
TK loại 3,4: Phản ánh nguồn vốn
TK loại 5: Phản ánh doanh thu
TK loại 6: Phản ánh chi phí
TK loại 7: Phản ánh thu nhập khác
TK loại 8: Phản ánh chi phí khác
TK loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
TK loại 0: Tài khoản ngoài bảng
3.1.2. Hệ thồng báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính năm và giữa niên độ, bao gồm:
- Báo cáo tài chính năm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B01- DN
Mẫu số B02- DN
Mẫu số B03- DN
Mẫu số B09- DN

- Báo cáo tài chính giữa niên độ: bao gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng
đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược.
24


GVHD: TS. Bùi Thị Ngọc


SV: Nguyễn Thanh Huyền Đ7KT11

Báo cáo cân đối kế toán giữa niên độ
(dạng đầy đủ)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
giữa niên độ (dạng đầy đủ)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên
độ (dạng đầy đủ)
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
chọn lọc
Bảng cân đối kế toán giữa niên độ
(dạng tóm lược)
Bản báo cáo kết quả kinh doanh giữa
niên độ (dạng tóm lược)
Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa
niên độ (dạng tóm lược)

Mẫu số B01a- DN
Mẫu số B02a- DN
Mẫu số B03a- DN
Mẫu số B09a- DN
Mẫu số B01b- DN
Mẫu số B02b- DN
Mẫu số B03b- DN

3.1.3. Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp :
Khách sạn thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo
quy định của Luật kế toán và nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004
của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và
theo quy định tại quyết định 15.

3.1.4. Chế độ kế toán và hình thức kế toán:
Doanh nghiệp thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán, nghị
định số 129/2004/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán và chế
độ kế toán máy.
Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết:
• Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chứng từ, sổ cái
• Sổ kế toán chi tiết: Sổ,thẻ kế toán chi tiết.
Niên độ kế toán: niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm.
3.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại khách sạn.
25


×