Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu thiết bị đo độ đục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.78 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN

BÀI TẬP
THIẾT BỊ ĐO Y SINH VÀ MÔI TRƯỜNG

Họ tên
MSHV
Họ tên
MSHV
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

Lê Duy Hưng
CA150424
Phạm Hoài Anh
CA150420
15A TĐH
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương

ĐỀ TÀI – số 14: .....Thiết bị đo độ đục.........

Hà Nội, tháng 10/2015



Thiết bị đo y sinh và môi trường

Mục lục

Danh mục hình vẽ

2


Thiết bị đo y sinh và môi trường

1 Cơ sở lý thuyết.
1.1 Khái niệm, nguyên nhân và các ảnh hưởng
Khái niệm
Độ đục phản ánh tính chất đục của nước – do trong nước lẫn các phần tử vật chất khác.
Các phần tử vật chất có thể là các chất rắn lơ lửng, các sinh vật phù du, huyền phù.
Nguyên nhân






Đối với nước ngoài trời, nước đục có thể gây ra bởi sự phát triển của các sinh vật
phù du, huyền phù.
Các hoạt động tác động vào đất của con người như xây dựng, khai khoáng, nông
nghiệp làm tăng lượng chất rắn vào các hệ thống sông hồ.
Các hệ quả của quá trình phát triển dẫn đến các vùng bị xói mòn đất, hoặc các bề
mặt bề mặt cứng nhân tạo (bê tông, đá lát, nhựa đường …) không có khả năng

lọc nước chảy qua cũng ảnh hưởng lớn tới mức độ đục của các hệ thống nước
xung quanh
Các ngành công nghiệp như khai khoáng, khai thác đá cũng ảnh hướng lớn tới độ
đục do các bụi đất đá

Ảnh hưởng






Đối với nước uống, nước càng đục càng làm tăng nguy cơ mắc mệnh đường tiêu
hóa. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng với những người có sức đề kháng yếu,
bởi virut, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua việc bám vào các chất rắn lơ
lửng trong nước.
Đối với các hệ thống nước như sông, hồ, hệ thống kênh rạch, nước có độ đục cao
có thể làm giảm lượng ánh sáng tới các tầng nước sâu, ảnh hưởng tới sự phát
triển của các thực vật ở tầng này, và kéo theo là hệ động vật liên quan. Mức độ
đục của nước còn ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ oxi của các sinh vật.
Đối với các vùng nước tự nhiên được khai thác nuôi trồng thủy sản, nước đục lại
có tác dụng hỗ trợ sự sống, ví dụ như bảo vệ cá con khỏi kẻ thù. Ví dụ với vùng
nuôi trồng thủy sản ở bờ tây Australia, trong vịnh Moreton, độ đục 600NTU là
hợp lý cho hệ sinh vật ở đây.

1.2 Các phương pháp đo độ đục
Một cách đơn giản, độ đục phản ánh tính chất quang học của nước, mà cụ thể là tính chất tán xạ
ánh sáng do các phần tử lơ lửng trong nước gây ra. Do đó các phương pháp đo phổ biến hiện nay tập
trung vào khai thác tính chất này.
Các thiết bị đo chính xác cao sử dụng 1 trong 2 phương pháp: tán xạ ánh sáng bề mặt nước hoặc

tán xạ ánh sáng khi đi đi qua chất lỏng. Ngoài ra còn các phương pháp khác như ngọn nến Jackson hay
đĩa Secchi.
3


Thiết bị đo y sinh và môi trường

1.2.1 Lý thuyết tán xạ ánh sáng





Các phần tử lơ lửng trong nước gây ra tán xạ ánh sáng
Ánh sáng cũng bị tán xạ 1 lượng nhỏ bởi chính bản thân nước. Do đó cho dù là nước
trong tuyệt đối thì ánh sáng vẫn bị tán xạ. Hiện nay, nước tinh khiết được coi có độ tán
xạ 0.010 – 0.012 NTU
Hướng và cường độ tán xạ ánh sáng phụ thuộc vào mật độ, màu sắc, kích thước, hệ số
khúc xạ của các phần tử lơ lửng trong nước. Bước sóng ánh sáng và màu sắc nước cũng
ảnh hưởng tới lượng ánh sáng tán xạ. Góc tán xạ 90 ◦C là phù hợp nhất đối với 1 dải rộng
các phần tử có tính chất khác nhau. Các tiêu chuẩn đo ISO7027 hay USEPA Method 180.1
sử dụng góc đo này.

1.2.2 Phương pháp đo bằng ánh sáng tán xạ bề mặt
Phương pháp này xác định mức độ tập trung các thành phần lơ lửng trong nước bằng
cách đo ánh sáng tán xạ bề mặt ở 1 góc thích hợp theo tiêu chuẩn đo.
Một hệ thống đo ví dụ có cấu trúc như sau:

Hình 1- 1 : Nguyên lý đo bằng ánh sáng tán xạ bề mặt
Hệ thống đo bao gồm bộ dò tín hiệu (detector) và bộ chuyển đổi (converter).


4


Thiết bị đo y sinh và môi trường

Bộ dò tín hiệu bao gồm ống đo (measuring cell) và bộ phân dò. Mẫu nước chảy vào ống
đo từ phía dưới và tràn qua phía trên.
Trong khi đó, nguồn sáng (một đèn vonfram) đặt trong bộ dò sẽ phát ánh sáng vào mặt
nước thông qua hệ thấu kính. Ánh sáng này sẽ bị tán xạ, phản xạ, và truyền qua mặt nước. Phần
ánh sáng truyền qua và phản xạ sẽ bị hấp thụ bởi vùng tối.
Phần ánh sáng tán xạ sẽ truyền tới bộ cảm biến. Cường độ ánh sáng tán xạ (L) tỉ lệ thuận
với độ đục theo công thức:
L=K*Q*S
Trong đó:




S : độ đục
K : hằng số liên quan tới độ đục
Q : lượng ánh sáng do đèn phát ra

Ánh sáng tán xạ được đo bởi phần tử cảm biến (1 photodiode). Phần tử này hội tụ ánh
sáng với hệ thấu kính bên trong bộ dò. Phần tử này chuyển tiếp tín hiệu ánh sáng tới bộ chuyển
đổi.
Ngoài ra, một phần tử tham chiếu (reference element) tương tác với bộ dò để giữ lượng
ánh sáng (Q) phát ra từ đèn là cố định, và nó cũng cung cấp tín hiệu ánh sáng cho bộ chuyển đổi
Mạch chuyển đổi khuếch đại và tính toán các tín hiệu đầu vào từ bộ dò và đưa ra tín
hiệu đầu ra (1 -5 VDC hay 4 – 20 mA ) tương ứng với dải đo.


1.2.3 Phương pháp đo kiểu tán xạ ánh sáng ở góc 90°C
Phương pháp này xác định độ đục bằng cách đo lượng ánh sáng tán xạ khi xuyên qua
mẫu thử nước. Góc tán xạ là 90°C theo các tiêu chuẩn phổ biến

Hình 1- 2: Nguyên lý đo dùng ánh sáng tán xạ góc vuông
Bộ dò bao gồm ống đo (measurement cell), nguồn sáng (light source), và cảm biến (light
detector).
5


Thiết bị đo y sinh và môi trường

Mẫu nước chảy qua ống đo từ dưới lên trên
Nguồn sáng (đèn vonfram) phát sáng qua hệ thấu kính
Các tia sáng xuyên qua mẫu thử, tới phần nhận sáng (vùng tối) và bị hấp thụ
Phần ánh sáng bị tán xạ góc 90°C được thu nhận bởi cảm biến. Lượng ánh sáng tán (L) xạ
tỉ lệ với độ đục theo công thức:
L=K*Q*S
Trong đó :




K : hệ số
Q : lượng sáng phát ra từ nguồn
S : độ đục

Tín hiệu đưa ra từ cảm biến sẽ được đưa vào bộ biến đổi để đưa ra đầu ra phù hợp (420mA, 1-5VDC, …)


1.2.4 Phương pháp đo kiểu tán xạ ánh sáng dùng hiện tượng giao thoa
Độ đục được đo theo lượng ánh sáng tán xạ bằng hiện tượng giao thoa ánh sáng theo
cấu trúc sau (tham khảo máy đo Yokokawa TB600G) :

Hình 1- 3 : Nguyên lý đo bằng giao thoa ánh sáng tán xạ
Khi một chùm laser được chiếu qua mẫu thử, lượng ánh sáng tán xạ bởi các phần tử
trong nước giao thoa tạo ra các vân nhiễu xạ và sự biến đổi cường độ ánh sáng. Đo các vân
nhiễu xạ và cường độ ánh sáng từ đó tính được độ đục.
Phương pháp này đạt độ chính xác cao 0.0001 mg/l, dải đo thấp (0-2NTU) phù hợp với
kiểm định chất lượng nước tinh khiết, nước uống, nước đã xử lý lọc tinh

6


Thiết bị đo y sinh và môi trường

Ngoài ra, phương pháp này không bị trôi tham số theo nhiệt độ và thời gian, do đó
không cần hiệu chỉnh hàng năm

1.2.5 Phương pháp đo Jackson
Độ đục được xác định bởi chiều cao cột nước mà qua đó ánh sáng từ ngọn nến bị biến
mất. Như vậy, cột nước càng cao thì nước càng trong. Tất nhiên, bản thân nước cũng làm suy
giảm ánh sáng, và các thành phần hòa tan tạo màu trong nước cũng gây ra sự suy giảm ở những
tần số ánh sáng tương ứng.

1.2.6 Phương pháp đo dùng đĩa Secchi.
Độ đục tại sông, hồ, biển có thể được đo bằng phương pháp đĩa Secchi. Đĩa Secchi, là 1
đĩa trắng – đen, được thả xuống nước đến khi không nhìn thấy nữa. Độ sâu (Secchi) phản ánh
độ trong của nước.
Phương pháp này có ưu điểm trong việc tích hợp đo độ sâu và độ đục trên cùng thiết bị,

đơn giản và rẻ tiền, tuy nhiên không áp dụng được ở các vùng nước nông, khi đĩa Secchi chạm
đáy mà vẫn quan sát được.
Có thể sử dụng thiết bị phụ trợ trong trường hợp nước nông, đo độ đục dựa trên sự
tương phản màu sắc của đĩa Secchi.

1.3 Đơn vị đo và các tiêu chuẩn đo
Có 2 hệ tiêu chuẩn đo ứng với 2 hệ đơn vị đo



Tiêu chuẩn Kaolin (Japanese Standard JIS K0101) – đơn vị mg/l
Các tiêu chuẩn Formazin – các đơn vị đo NTU (Americal Standard) , FTU, FNU
(International Standard) …
Có 2 phương pháp (tiêu chuẩn) là ISO 7027 và USEPA Method 180.1

Tiêu chuẩn
Góc tán xạ
Nguồn sáng

ISO 7027

90 °C ± 1,5 °C
860nm ± 30 nm

USEPA Method 180.1

90 °C ± 30 °C
Nhiệt độ màu 2000K – 3300K

1.4 Một số tiêu chuẩn chất lượng nước

Độ đục là một trong các đại lượng đánh giá chất lượng nước. Tùy thuộc vào loại nước
mà tiêu chuẩn độ đục khác nhau. Một số tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ăn uống (QCVN 01:2009/BYT)

Độ đục
≤ 5 NTU
≤ 2 NTU

7


Thiết bị đo y sinh và môi trường

2 Một số máy đo độ đục
2.1 Máy đo độ đục TB400G (Yokokawa)
2.1.1 Nguyên lý đo và ứng dụng
Nguyên lý đo

Máy TB400G – Surface Scattering Light Turbidity Meter sử dụng nguyên lý đo tán xạ ánh
sáng bề mặt theo tiêu chuẩn Kaolin

Hình 2- 4 : Nguyên lý đo của máy TB400G
Hệ thống đo bao gồm bộ dò tín hiệu (detector) và bộ chuyển đổi (converter).
Bộ dò tín hiệu bao gồm ống đo (measuring cell) và bộ phân dò. Mẫu nước chảy vào ống
đo từ phía dưới và tràn qua phía trên.
Trong khi đó, một đèn vonfram đặt trong bộ dò sẽ phát ánh sáng vào mặt nước thông

qua hệ thấu kính. Ánh sáng này sẽ bị tán xạ, phản xạ, và truyền qua mặt nước. Phần ánh sáng
truyền qua và phản xạ sẽ bị hấp thụ bởi vùng tối.
Cường độ ánh sáng tán xạ (L) tỉ lệ thuận với độ đục theo công thức:
L=K*Q*S
8


Thiết bị đo y sinh và môi trường

Trong đó:
S : độ đục
K : hằng số liên quan tới độ đục
Q : lượng ánh sáng do đèn phát ra
Ánh sáng tán xạ được đo bởi phần tử độ đục (1 photodiode). Phần tử này hội tụ ánh
sáng với hệ thấu kính bên trong bộ dò. Phần tử này chuyển tiếp tín hiệu ánh sáng tới bộ chuyển
đổi.
Ngoài ra, một phần tử tham chiếu (reference element) tương tác với bộ dò để giữ lượng
ánh sáng (Q) phát ra từ đèn là cố định, và nó cũng cung cấp tín hiệu ánh sáng cho bộ chuyển đổi
Mạch chuyển đổi khuếch đại và tính toán các tín hiệu đầu vào từ bộ dò và đưa ra tín
hiệu đầu ra (1 -5 VDC hay 4 – 20 mA ) tương ứng với dải đo
Ứng dụng

Máy có thể ứng dụng đo độ đục nước đã qua xử lý, nước thải, nước sông, …

2.1.2 Các phiên bản máy đo
Phiên bản
TB400G - … - … - NN, KC

Mô tả





TB400G - … - … - A1




TB400G - … - … - A2



TB400G - … - … - A3




Cấu tạo chỉ bao gồm bộ dò và bộ
chuyển đổi
Không có bộ phận lấy mãu.
Tốc độ dòng chảy: 1,5 – 2 l/phút. Nếu
tốc độ dòng chảy lớn hơn, cần thêm
bình chứa phụ trợ
Thiết bị đo bao gồm cả hệ thống lấy
mẫu
Không có chức năng tự làm sạch và tự
chỉnh 0
Thiết bị đo bao gồm cả hệ thống lấy
mẫu, có chức năng tự làm sạch
Không có chức năng tự chỉnh 0

Thiết bị đo bao gồm hệ thống lấy mẫu,
có các chức năng tự làm sạch và tự
chỉnh 0.

2.1.3 Các đặc tính kĩ thuật
Tiêu chuẩn : Kaolin
Dải đo
: từ 0-2 mg/l đến 0-2000 mg/l
Đơn vị
: mg/l hoặc có thể lựa chọn. ( thiết bị theo chuẩn Kaolin nên để hiển thị
đơn vị đo FTU theo chuẩn Formazin, cần hiệu chỉnh độ nhạy theo chuẩn
Formazin)
Chọn dải đo : tự động hoặc bằng tay
Tín hiệu ra analog: 4-20mA hoặc 1-5VDC
9


Thiết bị đo y sinh và môi trường

Tín hiệu ra số : cổng RS232C – 1200baud – 8N1 / 8N2, dữ liệu dạng ASCII
Các chức năng bộ chuyển đổi:
o Chức năng hiển thị
 Dữ liệu (LED)
 Trạng thái hoạt động (đèn)
 Chỉ thị Output
 Trạng thái thiết bị
o Chức năng bảo trì
 Hiệu chỉnh 0
 Hiệu chỉnh trôi dữ liệu
 HIệu chỉnh span

 Hiệu chỉnh độ nhạy
 Tự động / khởi động bằng tay hoạt động tự làm sạch
 Tự động / khởi động bằng tay chức năng hiệu chỉnh 0 tự động
 Hiển thị mã lỗi
 Hiệu chỉnh giá trị tham chiếu nguồn sáng
o Chức năng cài đặt
 Cài đặt đầu ra, hệ số trung bình, giá trị đầu ra khi bị lỗi, ngưỡng cảnh báo
 Cài đặt thời gian tự động làm sạch, thời gian tự động hiệu chỉnh 0, bật /
tắt chức năng phát hiện lỗi
o Chức năng tự động làm sạch
 Có thể cấu hình thời gian và chu kì
o Chức năng tự động hiệu chỉnh 0
 Sử dụng nước có độ đục 0
o Chức năng phát hiện lỗi
 Các lỗi : ngoài dải đo, mất kết nối với đèn (nguồn sáng), lỗi điện áp đèn,
lỗi mạch AD, lỗi bộ nhớ, lỗi CPU
o Hiệu chỉnh bằng tay
 Hiệu chỉnh 0: sử dụng nước có độ đục 0 hoặc nguồn sáng 0
 Hiệu chỉnh khẩu độ : Sử dụng đĩa hiệu chỉnh
Môi trường làm việc:
o Nhiệt độ
: (-5) – 50 °C
o Độ ẩm
: 5 -95% (không ngưng nước)
o Vị trí lắp đặt : trong nhà, tránh dột
o Nguồn
: 100/110 V AC, 50/60 Hz, or 200/220 V AC, 50/60 Hz
Công suất điện
o Bộ dò và bộ chuyển đổi : 50VA
o Hệ thống đo có bộ phận lấy mẫu : 200VA

Mẫu nước – với hệ thống đo có bộ phận trích mẫu
o Lưu tốc
: 2-10 l/phút
o Áp lực
: 20-500kPa
o Nhiệt độ
: 0-50°C
Mẫu nước – với hệ thống đo không có bộ phận trích mẫu
o Lưu tốc
: 1,5-2 l/phút
o Nhiệt độ
: 0-50°C
Nước làm sạch – với hệ thống đo có bộ phận trích mẫu
10


Thiết bị đo y sinh và môi trường

Độ đục
: ≤ 2 mg/l
Lưu tốc
: 3-6 l/phút
Áp lực
: 100-500kPa
Nhiệt độ
: 0-50°C
Nước có độ đục 0 – với hệ thống đo có bộ phận trích mẫu
o Độ đục
: ≤ 2 mg/l
o Lưu tốc

: 1-10 l/phút
o Áp lực
: 100-500kPa
o Nhiệt độ
: 0-50°C
Lưu lượng nước làm sạch (khi tự động với chu kì mặc định): ≈ 90l/phút (lưu tốc 3l/phút)
Lưu lượng nước hiệu chỉnh 0 (khi tự động với chu kì mặc định):
≈ 380l/ngày (lưu tốc 2l/phút)
Độ phân giải chuẩn : 2% ngưỡng giới hạn trên
Tính tuyến tính (theo tiêu chuẩn Kaolin):
o ± 2% giới hạn trên, với giới hạn trên ≤ 1000mg/l
o ± 5% giới hạn trên, với giới hạn trên ≤ 2000mg/l
Độ lặp lại: 2% ngưỡng giới hạn trên
Thời gian đáp ứng : 2 phút
Thời gian khởi động : 30 phút
o
o
o
o

2.1.4 Kích thước các bộ phận (mẫu –A3/FC)

Hình 2- 5 : Kích thước các bộ phận máy TB400G - … - A3/FC
Terminal Box: hộp đấu dây
Turbidity Conveter : bộ chuyển đổi
Turbidity Dectector : bộ dò
11


Thiết bị đo y sinh và môi trường

Head Tank : bình nước

2.1.5 Sơ đồ lắp đặt đường ống (mẫu –A3/FC)

Hình 2- 6: Sơ đồ lắp đặt đường ống mẫu máy TB400G - … - A3/FC
Water Sample : mẫu đo
Tap water : nước rửa và nước có độ đục 0
Zero-turbidity reference filter : bộ lọc cho nước có độ đục 0
Drain : máng thoát nước

2.1.6 Các hoạt động bảo trì, chỉnh định
Hoạt động
Vệ sinh thiết bị đo
Làm sạch ống đo (measuring cell)
Làm sạch bồn nước (headtank)
Thay đèn (nguồn sáng)
Chỉnh 0
Chỉnh khẩu độ
Vệ sinh hệ thấu kính
Thay bộ lọc cho bộ phận nước độ đục 0
Thay cầu chì

Chu kì (khuyến cáo)
Tùy theo nhu cầu
Hàng tuần
Hàng tháng
Hàng năm
Hàng tháng
Hàng tháng
6 tháng / lần

Hàng năm ( với nước qua bộ phân này với tốc độ
2l/phút, độ đục 0.4 mg/l
Hàng năm
12


Thiết bị đo y sinh và môi trường
Vệ sinh đường ống
Kiểm tra lưu tốc và mức nước

6 tháng / lần
Hàng tháng

2.2 Máy đo độ đục TB7500G (Yokokawa)
2.2.1 Nguyên lý đo và ứng dụng
Nguyên lý đo

Máy TB750G – Right Angle Scatter Light Turbidity Meter sử dụng nguyên lý đo tán xạ
ánh sáng góc 90°C theo tiêu chuẩn Formazin

Hình 2- 7: Nguyên lý đo của máy TB750G
Bộ dò bao gồm ống đo (measurement cell), nguồn sáng (light source), và cảm biến (light
detector).
Mẫu nước chảy qua ống đo từ dưới lên trên
Nguồn sáng (đèn vonfram) phát sáng qua hệ thấu kính
Các tia sáng xuyên qua mẫu thử, tới phần nhận sáng (vùng tối) và bị hấp thụ
Phần ánh sáng bị tán xạ góc 90°C được thu nhận bởi cảm biến. Lượng ánh sáng tán (L) xạ
tỉ lệ với độ đục theo công thức:
L=K*Q*S
Trong đó :





K : hệ số
Q : lượng sáng phát ra từ nguồn
S : độ đục

Tín hiệu đưa ra từ cảm biến sẽ được đưa vào bộ biến đổi để đưa ra đầu ra phù hợp (420mA, 1-5VDC, …)

13


Thiết bị đo y sinh và môi trường
Ứng dụng

Máy có thể ứng dụng đo độ đục nước đã qua xử lý …

2.2.2 Các đặc tính kĩ thuật
Tiêu chuẩn: Formazin
Dải đo : từ 0-0.2 NTU đến 0-100NTU
Chọn dải đo: tự động hoặc băng tay
Đầu ra Analog:
• Ngõ ra 1 : 4-20mA
• Ngõ ra 2 : 4-20mA hoặc 0-20mA
Đầu ra số : RS232C/RS422 – 9600 – 8E1, data format : ASCII
Chức năng Hiệu chỉnh 0:
Chức năng hiệu chỉnh độ nhạy
Chức năng tự kiểm tra và thông báo lỗi
Môi trường làm việc:

• Nhiệt độ môi trường : (-5) – 50 °C
• Độ ẩm : 5-95% không ngưng nước
• Lắp đặt trong nhà
Mẫu nước:
• Lưu tốc : 0.05-20 l/phút
• Nhiệt độ: 0-50°C
• Áp suất: ≤500kPa
Độ lặp lại : ±1% giá trị đọc hoặc ±0.002 NTU, tùy thuộc giá trị nào lớn hơn
Tính tuyến tính: ±2% giá trị đọc hoặc ±0.01 NTU, tùy thuộc giá trị nào lớn hơn
Thới gian đáp ứng: 2 phút ( với lưu tốc nước = 3l/phút

14


Thiết bị đo y sinh và môi trường

2.2.3 Kích thước các bộ phận

Hình 2- 8 : Kích thước các bộ phận máy TB750G
Turbidity Conveter : bộ chuyển đổi
Turbidity Dectector : bộ dò

15


Thiết bị đo y sinh và môi trường

2.2.4 Sơ đồ lắp đặt đường ống

Hình 2- 9: Sơ đồ lắp đặt đường ống mẫu máy TB400G - … - A3/FC

Water Sample : mẫu đo
Tap water : nước rửa và nước có độ đục 0
Zero-turbidity reference filter : bộ lọc cho nước có độ đục 0
Drain : máng thoát nước

2.2.5 Các hoạt động bảo trì, chỉnh định
Hoạt động
Vệ sinh thiết bị đo
Làm sạch ống đo (measuring cell)
Làm sạch bồn nước (headtank)
Thay đèn (nguồn sáng)
Hiệu chỉnh
Hiệu chỉnh mẫu ngẫu nhiên
Kiểm tra và thay thế chất hút ẩm
Thay bộ lọc cho bộ phận nước độ đục 0
Thay cầu chì
Vệ sinh đường ống

Chu kì (khuyến cáo)
Tùy theo nhu cầu
Hàng tuần
Hàng tháng
Hàng năm
Hàng tháng
Tùy theo nhu cầu
Hàng tháng
Hàng năm ( với nước qua bộ phân này với tốc độ
2l/phút, độ đục 0.4 mg/l
Hàng năm
6 tháng / lần


16


Thiết bị đo y sinh và môi trường

3 Tài liệu tham khảo.
1. Website: />2. User Manual : Model TB400G Surface Scattering Light Turbidity Meter
(Yokokawa Electric Corperation)
3. User Manual : Model TB600G Laser Turbidity Meter
(Yokokawa Electric Corperation)
4. User Manual : Model TB750G Right Angle Scatter Light Turbidity Meter
(Yokokawa Electric Corperation)

17



×