Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hướng dẫn thực hiện các ý tưởng kinh doanh bán lẻ (Tính khả thi cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.59 MB, 77 trang )

1. Cửa hàng bán quần áo
Giới thiệu chung

Mở một cửa hàng quần áo là một công việc quan trọng và hết sức nghiêm túc. Với một số
người, nó đồng nghĩa với việc phải hy sinh một vị trí ở một công ty nào đó với lương lậu
ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến và những kỳ nghỉ mát được bao trọn gói. Tất cả để đổi
lấy một công việc kéo dài 12-14 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Nancy Standforth,
giảng viên bộ môn kinh doanh thời trang của Đại học bang Oklahoma, khẳng định: “Quản
lý một cửa hàng quần áo là công việc đòi hỏi bạn phải dành toàn thời gian chứ không chỉ
8 tiếng mỗi ngày”
Luôn có chỗ cho bạn
Cửa hàng bán quần áo
Có một điều rất may mắn là thị trường luôn rộng cửa đón chào những cửa hàng thời trang
mới và năng động. Có thể bạn không thấy được điều này khi chỉ tính những trung tâm
thương mại, mua sắm mới xuất hiện. Tuy nhiên nếu nhìn vào số cửa hàng nhỏ độc lập
đang mọc lên như nấm thì sẽ khác. Thực tế cho thấy hầu hết các cửa hàng bán lẻ, trong đó
có thời trang, đều có quy mô và doanh thu nhỏ và chỉ do 1 hoặc 2 người (có thể là vợ
chồng) làm chủ.

1


Để biết mình có sở trường thực sự về thời trang không, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới
đây.
1. Đây có phải là mảng kinh doanh bạn đã nắm vững được phần nào?
Có thể là bạn đã học về kinh doanh thời trang hay từng xem bố mẹ/ông bà mình bán hàng
hay có thời gian làm thêm ở cửa hàng quần áo nào đó. Dù là cách này hay cách khác thì
việc có chút kinh nghiệm dắt lưng cũng như năng khiếu kinh doanh đóng vai trò quan
trọng không kém gì niềm đam mê của bạn với thời trang.
2. Liệu bạn có chịu nổi những rủi ro cố hữu của nghề kinh doanh thời trang?
Nói thể không phải để dọa dẫm mà là để bạn có một cái nhìn thực tế hơn. Nếu bạn thực sự


nghiêm túc muốn mở hàng quần áo, bạn phải biết rằng lĩnh vực kinh doanh này cũng mạo
hiểm giống như bán hàng ăn. Có thể bao vốn liếng bạn đổ vào đó bỗng chốc tiêu tan trong
thời gian ngắn.
"Mọi ngành nghề kinh doanh đều gắn liền với rủi ro, không có gì là chắc chắn 100% cả” Fred Derring, Chủ tịch và chủ sở hữu công ty tư vấn tiếp thị thời trang D.L.S Outfitters ở
New York (Mỹ) khẳng định. “Riêng ngành thời trang, bạn phải thực sự yêu nó thì mới
được vì đây là ngành có thu nhập “hẻo” nhất trong số các ngành. Ví như kinh doanh hàng
ăn, nếu thành công thì chỉ 5 năm bạn đã có thể kiếm được số tiền tương đương với 15
năm bán quần áo".
3. Có phải bạn đặt rất nhiều niềm tin vào ngành kinh doanh thời trang không?
Bạn phải nghĩ cho kỹ tại sao mình lại muốn mở một cửa hàng thời trang chứ không phải
là một cửa hàng gì khác. Nói gì thì nói, đam mê của bạn phải đủ lớn để giúp bạn vượt qua
những đợt cao điểm căng thẳng cũng như những giai đoạn ế ẩm. Nó giống như một cuộc
hôn nhân: khi khó khăn, căng thẳng, bạn phải nghĩ đến lý do tại sao trước kia mình lại
nhận lời lấy người ta để làm động lực phấn đấu.
4. Có phải chỗ bạn định kinh doanh đã có quá nhiều cửa hàng hay bị một số cửa hàng
lớn chiếm lĩnh rồi không?
Bạn không cần phải có bằng cấp gì cũng có thể nhận ra chỗ mình đã có nhiều cửa hàng
hay chưa. Chỉ cần nhìn qua những tờ catalog giới thiệu mà người ta bỏ vào nhà bạn hay
dạo một vòng qua những chỗ mua sắm là bạn thấy ngay điều đó. Tuy nhiên, nếu nhiều
cửa hàng mà nhu cầu thị trường vẫn lớn thì kiểu gì bạn cũng kiếm được chỗ đứng cho
mình.
5. Bạn có thể chuyên về một mặt hàng/dòng sản phẩm không?

2


Bạn có thể ấp ủ tung ra mặt hàng/dòng sản phẩm chuyên biệt nào đó mà nơi bạn định kinh
doanh chưa có. Nó có thể là thời trang đi biển, thời trang size lớn sành điệu hay đồ bằng
da/trang sức nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn.
Đi sâu hay chuyên về mặt hàng/dịch vụ nào đó là điều tối quan trọng trong kinh doanh.

Và nhiều khi, chỉ cần một chút tinh ý là bạn có thể làm được thế, kiểu như “không nhập
quần soóc kaki nếu trong vòng bán kính 10 km quanh chỗ mình có cửa hàng Gap”.
6. Bạn có lợi thế cạnh tranh không?
Tất cả chỉ gói gọi trong một từ "marketing". Thời điểm này, hãy áp dụng điều mà nhiều
người trong ngành thời trang đã đúc kết: “Ngày nay đối thủ của của chúng ta không phải
là cửa hàng gần kế bên mà là những siêu thị, những trung tâm thương mại. Tất cả những
gì chúng ta bán khách hàng đều có thể tìm thấy ở đó. Do đó, chúng ta phải tìm cách tạo ra
sự khác biệt cho mình. Hãy để ý đến loại hình dân cư nơi bạn kinh doanh, tới vị trí và sự
thuận tiện, tới các phong cách ăn mặc trong phim ảnh, truyền hình và ngoài đường phố”.

Thị trường mục tiêu

Dù bạn định kinh doanh quần áo đắt tiền hay bình thường thì cũng đừng bao giờ quên thứ
làm nên sự khác biệt của bạn so với những chuỗi cửa hàng tên tuổi. Ví dụ, bạn có thể
không giảm giá được chiếc quần bò ở cửa hàng mình xuống nhưng bạn lại ăn điểm ở khía
cạnh mà người ta gọi là ‘tiền nào của nấy”.

3


Fred Derring, người sở hữu công ty chuyên hỗ trợ quảng bá cho các cửa hàng bán lẻ nhận
định: "Nếu chỉ mua quần áo thì đâu chả giống nhau. Vì thế cái mà người tiêu dùng hướng
đến là chất lượng dịch vụ, với thời gian ít ỏi của mình, họ muốn được phục vụ chu đáo
nhất. Trong khi đó, ở các siêu thị, trung tâm thương mại, “túm” được nhân viên bán hàng
để hỏi đã là may rồi chứ đừng mong được thêm cả sự đon đả, vồn vã”.
"Trái lại, những cửa hàng nhỏ lại đi về chất lượng dịch vụ. Họ hiểu rõ khách hàng của
mình và biết họ cần gì. Ngoài ra, họ cũng có những bộ sưu tập độc đáo khiến khách hàng
cảm thấy thích thú. Đây chính là những thứ mà khách hàng tìm kiếm ở những cửa hàng
nhỏ, độc lập”.
Phụ nữ

Nếu định mở cửa hàng quần áo nữ, chắc bạn đã biết sở thích của những khách hàng nữ
vốn “nắng mưa thất thường” và không theo khuôn mẫu nào cả. Tất cả những chuyên gia
mà chúng tôi phỏng vấn đều cho rằng nếu định mở cửa hàng quần áo nữ thì điều đầu tiên
mà bạn phải làm là xác định xem còn khoảng cách nào giữa nhu cầu thị trường và người
bán hay không. Nói cách khác, liệu mặt hàng (giá cả) và đối tượng khách hàng bạn định
nhắm đến có khó tìm không? Khi đã xác định được điều này, bạn có thể bắt đầu nhập
hàng cho phù hợp.
“Cửa hàng của tôi có điểm gì thu hút chị em phụ nữ?”, đó là câu hỏi mà các chủ shop
thời trang phải trả lời được. Tất nhiên, nói thì dễ, làm mới khó và làm thế nào cũng còn
tuỳ thuộc vào địa điểm bạn định mở cửa hàng.
Nam giới
Đối tượng khách hàng nam giới cho các cửa hàng quần áo chủ yếu trong độ tuổi từ 18-40,
cũng có một số vào hàng ngũ tuần nhưng rất ít. Thường thì họ là người độc thân và có
tiền - tuy nhiên không thiếu những người bị bạn gái hoặc vợ lôi đến bắt phải mua quần áo
mới. Nếu được chọn, nhiều đàn ông thà nấu nướng, giặt giũ chứ không chịu đi mua cho
mình một cái áo vest mới.
Trẻ em
Ngành thời trang trẻ em được coi là một trong những phân khúc có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất của thị trường bán lẻ quần áo.
Đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến không phải là những đứa trẻ mà là bố mẹ của
chúng vì quyết định mua hay không vẫn là quyền của bố mẹ - ít nhất là với những đứa trẻ
từ 10 tuổi trở xuống. Và những ông bố, bà mẹ càng có tiềm lực tài chính thì càng sẵn lòng
cho con ăn diện - nếu bản thân họ cũng là người thích mua sắm. Nhưng cũng cần lưu ý
rằng không phải ai có tiền cũng tiêu vào những thương hiệu đắt tiền.

4


Do đó, điều quan trọng làà bạn
b phải nghiên cứu, tìm hiểu

ểu cho kỹ. Nếu ở khu vưc
v bạn bán
hàng người ta toàn đi những
ững chiếc
ch xe cũ, rẻ tiền thì nhiều
ều khả năng họ sẽ tìm
t mua đồ hạ
giá còn nếu ở những nơi
ơi sành điệu
đi với những ông bố bà mẹẹ đi xế hộp, đeo vòng,
v
nhẫn
kim cương và ăn mặc toàn
àn hàng hiệu
hi thì chắc
ắc chắn sẽ có nhu cầu cho loại thời trang trẻ
em đắt tiền.
Chiếm tới 60% doanh số
ố bán quần áo trẻ em là
l những
ững bộ áo kết hợp quần/váy dễ thương.
th
Hình thù in trên quần áo thìì có thể
th thay đổi liên tục nhưng
ưng màu xanh lá cây, xanh dương
và hồng nhạt luôn là những
ững màu
m được chuộng nhất.

Chi phí khởi nghiệp


Mở một cửa hàng quần
ần áo chắc chắn là sẽ tốn kém và theo khuyến
ến cáo của Nancy
Standforth, giảng viên bộ
ộ môn kinh doanh thời trang của Đại học Bang Oklahoma –
người
ời từng sở hữu một cửa hàng
h
thời trang, bạn nên có số
ố vốn khoảng 250.000 USD
(khoảng
ảng 5 tỷ đồng). Đừng đứng tim vội, hãy
h đọc tiếp vì bạn
ạn có thể chỉ cần ít hơn
h thế rất
nhiều.
"Bạn
ạn có thể không có 250.000 USD nhưng
nh
bạn
ạn vẫn có thể nghĩ đến việc mở một cửa hàng
h
nếu kiếm được
ợc nguồn vay ở đâu đó” - Margi P., chủ một cửa hàng thời
ời trang nam nữ và
v
trẻ em khá thành công ở Redmond (Wa
(Washington, Mỹ) khẳng định.


5


Giống như một số người ‘chung thân’ với nghề kinh doanh thời trang mà chúng tôi phỏng
vấn, Margie - với thâm niên 23 năm trong ngành - mở cửa hàng chỉ vì muốn nhanh chóng
thoát khỏi công việc kinh doanh nhà đất và có thời gian dành cho gia đình. Cửa hàng của
cô nằm cùng tòa nhà mà chồng cô mở nhà hàng. Không có chút kinh nghiệm hay vốn
liếng gì nhưng ngay khi vay được được 30.000 USD, cô đã bắt tay vào kinh doanh.
Tất nhiên, lao vào kinh doanh trong điều kiện như thế sẽ đi ngược với tôn chỉ của nhiều
người, nhất là trong thời đại ngày nay. Nhiều doanh nhân mà chúng tôi phỏng vấn còn
không dám mơ tới mở cửa hàng quần áo khi họ chưa có tối thiểu là 50.000 USD. Theo
Stanforth thì mức 150.000 USD là tương đối ổn để mở một cửa hàng trong khi Debbie
Allen, chủ của một cửa hàng thời trang nữ ở Scottsdale (Arizona, Mỹ) lại cho rằng nên có
trong tay 200.000 USD (cho một cửa hàng rộng khoảng 100-150 m2).
Khi nói đến tiền vốn đầu tư cửa hàng thời trang thì mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau
nhưng có một sự thật không thể chối cãi là bạn càng có nhiều tiền thì càng dễ làm ăn
(ngành nào cũng thế). Như lời Allen thì: “Bạn càng ít vốn thì càng lâu có lãi”.
Nguyên tắc cơ bản
Nếu những con số làm bạn chóng mặt thì bạn có thể sử dụng quy tắc 6% của Dan Paul,
chuyên gia tư vấn của công ty tư vấn bán lẻ RMSA: “Mọi người thường gặp rắc rối khi
tính toán vì họ không biết tỷ lệ tiền thuê cửa hàng và doanh thu là bao nhiêu thì hợp lý.
Trên thực tế, tiền thuê cửa hàng chỉ nên giới hạn ở mức 5-6% tổng doanh thu. Chẳng hạn
để trả được18.000 USD/năm tiền cửa hàng thì bạn phải có được 300.000 USD doanh
thu/năm.

Hoạt động

6



Kinh doanh quần áo là công việc không bao giờ buồn chán. Nếu ai đó nghĩ là làm nghề
này thì sẽ có thời gian xem ti vi, đọc sách báo thì chắc họ chỉ đoán mò. Còn chúng tôi xin
khẳng định rằng bạn sẽ phải ăn, ngủ, sinh hoạt ở cửa hàng, nhất là thời gian đầu.
Robert L., chủ một cửa hàng ở Meridian (Mississippi, Mỹ) khẳng định: "Không có ngày
nào giống ngày nào cả”. Thậm chí anh còn không nhớ nổi có lúc nào mình được rảnh rang
không nữa. “Mỗi ngày bạn lại có cả đống công việc mới phải làm, nào là quản lý nhân
viên, nhận hàng, trưng bày…Phút trước bạn vừa nói chuyện điện thoại với khách hàng thì
phút sau bạn đã phải liên hệ với cơ quan quảng cáo. Rồi có lúc bạn phải chúi mũi vào sổ
sách để xem tại sao tháng trước mình chi nhiều thế”.
Quy chế hoạt động/bán hàng
Đây sẽ là thứ giúp bạn giữ thăng bằng trong công việc. Khi một cửa hàng đi vào hoạt
động, sẽ có vô số vấn đề nảy sinh và chắc chắn bạn sẽ muốn có sẵn một cơ chế để làm căn
cứ giải quyết kịp thời những vấn đề đó, tránh những trục trặc, chậm trễ đáng tiếc khiến
bạn có thể mất đi nhân viên/khách hàng quan trọng nào đó. Vì thế, hãy ngồi xuống và
thảo ra quy chế hoạt động/bán hàng của cửa hàng mình và gửi đến toàn bộ nhân viên.
Những quy chế nào liên quan đến khách hàng, chẳng hạn như thanh toán tiền mặt hay thẻ
tín dụng, bạn có thể thông tin rộng rãi để khách hàng biết.
Sẽ có rất nhiều thứ cần đến quy chế khi bạn bước vào ngành kinh doanh thời trang, trong
đó có những vấn đề liên quan đến thời gian mở cửa, giá cả, hàng ký gửi, mua sản phẩm

7


ngoài ý muốn, cho nợ, đặt cọc, đồ trả lại, những đơn hàng đặc biệt, hư hại, trẻ em trong
cửa hàng, loại thẻ tín dụng được áp dụng, gói quà,...
Chúng tôi để thời gian mở cửa ở ngay đầu tiên để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó vì
thời gian mở cửa sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của bạn. Không như các trung
tâm mua sắm, các cửa hàng thời trang thường mở cửa tối thiểu là 6 ngày/tuần, từ thứ 2
đến thứ 7 và từ 10 giờ sáng tới 6 - 7 giờ tối, có chỗ mở tới 9 giờ tối hoặc muộn hơn vào
một số ngày trong tuần, nhất là thứ 5 và thứ 6. Linh động giờ giấc để có thể phục vụ

khách hàng vào buổi trưa hoặc tối muộn cũng là điều nên làm khi bạn tham gia vào ngành
này.
Chọn địa điểm
Khi chọn địa điểm để mở cửa hàng, bạn sẽ phải cân nhắc một số yếu tố như: địa điểm đó
có đông dân cư không, kinh tế có tốt không và có đối tượng khách hàng phù hợp với sản
phẩm của bạn không.
Với hầu hết các cửa hàng đi thuê địa điểm, tiền thuê thường căn cứ trên diện tích và trả
theo tháng. Một số chủ nhà tính giá thuê tối thiểu cộng với phần trăm doanh thu bán hàng
hàng tháng của người thuê - cao hơn mức đã ấn định trước.
Ngoài tiền thuê nhà và phần trăm doanh thu, nhiều người đi thuê cửa hàng ở một trung
tâm mua sắm còn phải trả thêm một loại phí gọi là phí phụ trội. Phí này được tính theo
diện tích hoặc theo phần trăm doanh thu và được sử dụng vào quảng cáo cho khu mua
sắm cũng như duy tu các cơ sở vật chất xung quanh cửa hàng như chỗ để xe, vỉa hè,
đường đi, khu vực nghỉ chân, sân hiên, phòng vệ sinh.
Vì thế, trước khi quyết định chọn địa điểm thuê, hãy thực hiện những bước sau:
1.

Xem trước vài địa điểm rồi mới chọn

2. Tìm hiểu xem địa điểm có rơi vào diện quy hoạch hay phải tuân thủ quy định nào
không
3.

Tính toán nhu cầu để xe

4.

Cân nhắc xem địa điểm có xứng với tiền thuê không

5.


Tìm ra điểm hấp dẫn của địa điểm thuê

6.

Xác định xem nếu thuê địa điểm đó thì có khả năng phát triển không

7.

Tính xem cửa hàng bạn sẽ cần bao nhiêu diện tích

8


Thuê nhân viên
Số nhân viên mà bạn phải thuê sẽ dao động theo giờ mở cửa và lượng khách hàng nhưng
nguyên tắc phổ biến là một cửa hàng khoảng 100 m2 sẽ cần 1 nhân viên toàn thời gian và
một nhân viên bán thời gian.
Khi bạn tuyển nhân viên bán hàng, tiêu chí hàng đầu phải là khả năng bán hàng và tính
cách. Thoả mãn hai tiêu chí này thì bạn mới có thể hy vọng đào tạo được nhân viên của
mình và chắc chắn rằng họ biết chiều khách, biết tư vấn khách mua hàng và biết xử lý
mọi tình huống. Bạn cũng sẽ muốn nhân viên của mình nghiêm túc, thật thà để có thể tin
tưởng giao cho họ trọng trách thu tiền và ghi sổ sách.
Robert L., một doanh nhân trong lĩnh vực thời trang khẳng định: "Kiểu gì thì bạn cũng
phải có tiêu chí tuyển người cụ thể bởi dịch vụ khách hàng rất quan trọng, nó giúp tạo sự
khác biệt giữa bạn và các siêu thị".

Marketing
Có nhiều lý do các doanh nghiệp mới nên quảng cáo cho cửa hàng mình. Tuy nhiên, với
mảng kinh doanh quần áo thì tất cả chỉ gói gọn trong mục tiêu: khẳng định dứt khoát với

khách hàng rằng mình có nhiều cái hay để họ tìm đến và rằng bạn không thua kém gì
những thương hiệu lớn. Nói tóm lại, bạn cần lôi kéo khách đến cửa hàng mình thay vì đến
với những đối thủ đã có tên tuổi. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn chưa có dịp nào đi
ngang qua cửa hàng của bạn thì ít nhất họ cũng có cơ hội được biết đến bạn qua mail và
các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hãy coi quảng cáo là một cách để bạn tăng doanh thu bán hàng chứ không đơn thuần là
một khoản chi. Và đơn vị truyền thông mà bạn chọn phải phù hợp với địa phương của bạn
cũng như phải chuẩn bị nội dung, kế hoạch quảng cáo cho thật độc đáo, thật ấn tượng và
thật riêng biệt. Hãy cho khách hàng của bạn biết bạn bán sản phẩm gì, có những sự kiện,
dịch vụ gì đặc biệt. Bí quyết để quảng cáo của bạn thành công là: đơn giản, ngắn gọn, súc
tích và bắt mắt.

9


2.Dịch vụ chăm sóc thú cảnh
Giới thiệu chung
Mới chỉ du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng nghề chăm sóc, làm đẹp
cho thú cưng đang dần trở thành một trong những nghề “hốt bạc”. Chi phí đưa thú cưng đi
spa mỗi lần lên tới cả triệu nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng “chi đẹp”.

Suốt thời thơ ấu, có khi nào bạn dành tình cảm yêu thương đặc biệt và chia sẻ những bí
mật sâu thẳm nhất của mình với một người bạn bốn chân? Có khi nào bạn dành một chiếc
áo len cho chú cún của mình trong những ngày rét mướt, làm tất chân cho chú mèo yêu
quý, tắm rửa cho chú rùa hay chui rúc của mình? Nếu có tức là bạn đã biết cách chăm sóc
loài vật và bạn hoàn toàn có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình với thú cảnh.
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên hữu ích để bắt đầu một trong năm
loại hình kinh doanh sản phẩm/dịch vụ vật nuôi đang “hot” hiện nay, đó là: trông/dắt chó
đi dạo, huấn luyện chó, làm đẹp cho vật nuôi, bán thức ăn và bán các sản phẩm cao cấp

cho thú cảnh. Tất cả các loại hình kinh doanh này đều có thể làm tại nhà, không cần vốn
đầu tư lớn. Có 2 loại hình thậm chí có thể làm online hoàn toàn để tiết giảm chi phí.

10


Trông/dắt chó đi dạo
Khi chủ nhà đi vắng một thời gian (công tác hoặc nghỉ mát), họ sẽ thuê người trông nom
thú cưng. Nhiệm vụ chính của bạn là cho thú cưng ăn, tắm rửa, dọn vệ sinh, chơi với
chúng và thậm chí cho chúng uống/tiêm thuốc. Ngoài ra, bạn có thể giúp chủ nhà tưới
cây, vứt rác,…
Công việc dắt chó đi dạo thường sẽ phổ biến hơn ở những nước phát triển. Người làm
việc này có nhiệm vụ đưa những chú cún cưng ra khỏi nhà một hoặc hai lần/ngày và
thường kiêm luôn việc cho chúng ăn.
Huấn luyện chó
Phần là dạy dỗ, phần là tâm lý, lĩnh vực huấn luyện chó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao
tiếp, ứng xử cũng như tình yêu đối với động vật. Nếu bạn hỏi bất kỳ người huấn luyện
chó nào, họ cũng sẽ nói họ không chỉ huấn luyện con vật mà còn huấn luyện cả chủ của
chúng. Vì thế, bạn phải biết cách nói chuyện nhẹ nhàng với họ và kiên nhẫn thuyết phục
họ thay đổi hành vi - việc tương tự mà bạn làm với thú cưng của họ. Có chuyên môn về
tâm lý có thể sẽ giúp bạn phần nào, nhưng yếu tố đảm bảo cho sự thành công rực rỡ lại là
tình yêu thương con người và loài vật cũng như mong muốn được giúp cả hai đối tượng
đó.
Làm đẹp cho thú cảnh
Từ tắm rửa cho đến cắt tỉa lông, tết bím, ngoáy tai,… những người làm đẹp cho thú cưng
không chỉ làm thay đổi diện mạo của vật nuôi mà còn khiến cho chúng cảm thấy khoẻ
hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Người làm đẹp cho vật nuôi cũng thường sẽ phát hiện ra
trước tất cả nếu con vật có vấn đề về da, bị ve, bọ chét trong tai hay các vấn đề bệnh lý
khác cần phải chữa trị.
Ngoài việc phải thật lòng yêu thương loài vật và đủ sức khoẻ để bế những chú chó to lớn

vào chậu tắm và lên bàn làm đẹp, những người làm nghề này cũng phải có kỹ năng để xử
lý những đối tượng hung dữ, thích cắn hoặc cào người lạ. Họ cũng phải có sự kiên nhẫn
và có khiếu hài hước khi nói chuyện với chủ vật nuôi.
Ở Việt Nam, nghề làm đẹp cho chó mèo mới xuất hiện trong những năm gần đây và được
coi là một trong những nghề “hốt bạc”. Còn ở Mỹ, dù nghề này đã có từ lâu nhưng tỷ lệ
nhà cung cấp dịch vụ/số chó mèo vẫn còn rất thấp - 1:4.000. Thị trường lớn mà người
tham gia ít nên đây là thời điểm lý tưởng để nhảy vào lĩnh vực này.

11


Bán thức ăn cho thú cảnh
Một cửa hàng chuyên bán đồ ăn cho thú cảnh - dù bán trên mạng hay ngoài đời - cũng đều
có thể là con gà đẻ trứng vàng cho bạn. Nhiều chủ vật nuôi ngày nay không tiếc tiền mua
nhiều thứ phục vụ cho “con cưng” của họ, đặc biệt là đồ ăn ngon. Vì thế, công việc của
bạn là tìm ra phân khúc thị trường cho mình (chẳng hạn như thức ăn tự nhiên) và cung
cấp đủ loại sản phẩm trong phân khúc đó.
Có rất nhiều dòng sản phẩm cho bạn lựa chọn, từ thức ăn tự nhiên hoàn toàn, thức ăn
chuyên biệt cho vật nuôi bị bệnh tiểu đường hay có vấn đề về thận, thức ăn tươi sống cho
đến thức ăn cho chim cảnh, thức ăn cho gia súc hoặc những đối tượng vật nuôi đặc biệt
như rắn. Thậm chí có những cửa hàng làm bánh bích quy và các đồ ăn cho chó mèo.
Ngoài ra, một số cửa hàng thức ăn vật nuôi còn bán kèm thêm cả vòng cổ và dây xích.
Nếu có chỗ để và có vốn, bạn có thể nhập thêm những sản phẩm đó để bán cùng thức ăn.
Nếu bán hàng online, bạn không phải mất bất kỳ chi phí quản lý nào và thậm chí không
cần chỗ để hàng nhập: bạn có thể yêu cầu nhà sản xuất chuyển thẳng hàng từ kho của họ
đến khách hàng. Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản bán hàng trên mạng để có thể
nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc một tài khoản PayPal, chỉ thế thôi là bạn đã có thể
phân phối hàng đi khắp thế giới.
Chi phí mở một cửa hàng rõ ràng sẽ cao hơn nhưng có thể là lựa chọn phù hợp với một số
người. Nếu chỉ chuyên về một sản phẩm, bạn chỉ cần vài giá trưng bày là xong. Điểm

mấu chốt là phải tìm được địa điểm lý tưởng và dòng sản phẩm đánh trúng thị hiếu của
khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể phải có thêm nhân viên để hỗ trợ, thay phiên cho mình.
Trang phụ kiện cao cấp dành cho thú cảnh
Nhu cầu mua sắm thời trang, đồ chơi và các đồ dùng khác cho thú cảnh đã có từ lâu
nhưng chỉ khi các ngôi sao Hollywood khoe thú cưng ăn mặc lộng lẫy của mình trên thảm
đỏ, ngành sản xuất các sản phẩm cao cấp cho thú cảnh mới bắt đầu bung nở. Các chủ
nhân giờ tha hồ ăn diện cho thú cảnh của mình, khoác lên người chúng những chiếc áo
bảnh chọe, đeo cho chúng những vòng ngọc trai và đội cho chúng những chiếc vương
miện lấp lánh. Họ có thể mua xe đẩy đắt tiền để chở chúng đi khắp nơi hoặc cho chúng
vào những chiếc túi rộng, êm ái và xách theo bên mình.
Cũng giống như cửa hàng thức ăn thú cảnh, bạn có thể bán các sản phẩm cao cấp cho vật
nuôi trên mạng, tại cửa hàng hoặc phân phối độc quyền cho các đại lý bán lẻ. Nếu định
mở cửa hàng để bán những sản phẩm thực sự độc đáo và đắt tiền, bạn sẽ có nhiều cơ hội

12


thành công hơn nếu chọn địa điểm gần một khu nghỉ dưỡng, một khu phố cao cấp, hay
một trung tâm thương mại. Tiền thuê những địa điểm như thể sẽ rất đắt nhưng đáng đồng
tiền bát gạo nếu bạn tiếp cận được những khách hàng có thu nhập cao và sẵn sàng vung
tiền cho những người bạn bốn chân của mình. Một số chủ cửa hàng cũng tự làm sản phẩm
để bán - sau một thời gian, bạn sẽ thấy làm thế không hề khó. Joyce Reavey, một nhà sản
xuất các sản phẩm dành cho thú cảnh ở Exton, Pennsylvania chia sẻ: “Trực tiếp làm ra sản
phẩm sẽ giúp bạn chủ động hơn, không bao giờ phải lo hết hàng hay lo chất lượng sản
phẩm có vấn đề. Điều này rất quan trọng đối với một người bán hàng”.

Thị trường

Tại Mỹ, theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường Business Communications thì
năm 2008, doanh thu của ngành cung cấp trang phụ kiện cho thú nuôi đạt hơn 7 tỷ USD.

Có nhiều loại sản phẩm cao cấp cho thú cưng như: giường, võng, đệm, chuồng, cũi, chăn,
áo quần, trang phục giáng sinh, đồ trang sức (vòng cổ, cặp nơ), vest, váy cô dâu, kính mắt
thời trang, bậc thang và đường dốc cho những vật nuôi cao tuổi, đồ chơi, dụng cụ matxa,
vòng cổ, dây xích, dây dắt.
Mặc dù các sản phẩm cao cấp cho thú cảnh đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống

13


hiện đại, ngành cung cấp những sản phẩm như thế vẫn còn khá non trẻ và gần đây mới có
nhiều doanh nghiệp tham gia. Mức độ cạnh tranh có thể đang nóng dần lên, nhưng nếu
bạn là một người yêu vật nuôi và tin vào sự hiện hữu của một thị trường mà nhiều người
coi là vớ vẩn, bạn sẽ kiếm sống tốt với nghề bán các sản phẩm cao cấp cho thú cảnh.
Thâm nhập thị trường
Có một số cách để bạn thâm nhập thị trường trang phụ kiện cao cấp cho thú cảnh:
• Cửa hàng bán lẻ: Với loại hình kinh doanh này, bạn sẽ lấy buôn sản phẩm,
cộng thêm chi phí, tiền công và bán chúng trong cửa hàng của riêng bạn.
• Cửa hàng bán buôn: Trong trường hợp này, bạn cung cấp sản phẩm cho các
cửa hàng bán lẻ khác (bao gồm cả các cửa hàng trực tuyến).
• Cửa hàng trực tuyến: Đây là một cách hiệu quả để bước vào thế giới kinh
doanh các sản phẩm cao cấp cho vật nuôi. Bạn sẽ cần có kho trữ hàng để khi khách
cần là có luôn. Nếu lấy nhà làm nơi chứa hàng, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản
phí thuê kho đáng kể.
• Bán hàng theo hình thức dropshipping: Bạn sẽ không cần nhập và trữ hàng.
Thay vào đó, bạn sẽ thỏa thuận với nhà sản xuất rằng họ sẽ chuyển hàng trực tiếp
từ kho/cơ sở sản xuất của họ tới khách đã đặt hàng với bạn.
• Sản xuất sản phẩm: Bạn có thể nghĩ rằng việc này là bất khả thi. Nhưng thực
ra, nếu bạn có kinh nghiệm về thiết kế và ham học hỏi, thành công hoàn toàn có thể
đến với bạn.
Một ngày bình thường

Tất nhiên, bán hàng không có nghĩa là bạn chỉ cần chọn những món hàng đặc sắc và bán
ra thị trường. Thực tế, mỗi ngày bạn phải hoàn thành nhiều công việc khác nhau để đảm
bảo duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả:
• Tìm kiếm sản phẩm: Với internet, bạn sẽ dàng tìm thấy những sản phẩm mới
hay cảm hứng cho công cuộc thiết kế, sản xuất của mình. Thông thường, chủ doanh
nghiệp sẽ phải mất nhiều giờ mỗi ngày để làm nhiệm vụ cập nhật những xu
hướng/sản phẩm mới trên thị trường.
• Nhập sản phẩm, vật tư: Loại sản phẩm mà bạn nhập bán sẽ là linh hồn của cửa

14


hàng. Vì thế, bạn sẽ phải dành thời gian trao đổi với người bán hàng và đại diện của
các hãng sản xuất. Nếu tự làm hàng bán, bạn còn phải mua cả nguyên phụ liệu.
• Quản lý nhân sự: Bạn sẽ phải phân công giờ giấc, công việc, tính toán tiền
lương và xử lý các mâu thuẫn cá nhân nếu có. Bạn cũng sẽ phải làm các công đoạn
tuyển dụng, ký hợp đồng và hoàn thiện các giấy tờ thuế/pháp lý liên quan đến
những nhân viên đó.
• Nhập kho và kiểm soát hàng tồn: Trừ khi bạn bán hàng theo phương thức dropshipping, còn nếu không bạn sẽ phải có chỗ để lưu trữ và trưng bày sản phẩm. Nói
chung, nhập kho và kiểm soát hàng tồn là công việc khá buồn tẻ và mang tính tay
chân nhiều nên các chủ doanh nghiệp hay giao cho nhân viên làm. Tuy nhiên, nếu
ngân sách hạn hẹp thì nhiều khả năng bạn vẫn phải tự mình bê những chiếc giường,
cũi đặt lên kệ và treo những chiếc áo vào mắc.
• Sản xuất: Nếu bạn quyết định tự làm lấy sản phẩm, bạn sẽ phải dành một
khoảng thời gian thích đáng để thiết kế và lên mẫu sản phẩm, sau đó kiểm tra và
duyệt mẫu. Bạn cũng phải giám sát cẩn thận dây chuyền sản xuất để đảm bảo mọi
thứ diễn ra theo đúng quy trình.
• Triển lãm: Bạn có thể sẽ muốn trưng bày sản phẩm của mình ở các hội chợ,
triển lãm thú cảnh để thu hút sự quan tâm của khách hàng, củng cố tên tuổi và kiếm
được một món tiền bằng việc bán hàng tại đó. Một đợt triển lãm/hội chợ có thể kéo

dài vài ngày và tiền gian hàng, đi lại có thể lên tới vài ngàn USD. Tuy nhiên, về lâu
dài, bạn sẽ thấy bỏ thời gian và chi phí như thế cũng xứng đáng. Susan Benesh, chủ
sở hữu của VIPoochy - một nhà phân phối, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm cao
cấp dành cho vật nuôi, rất tin tưởng vào hiệu quả của việc tham dự các triển lãm
thương mại. Thay vì tham dự trực tiếp, cô thuê một công ty chuyên cung cấp các
đại diện thương mại để bán hàng cho mình và trả cho họ hoa hồng 25%. Riêng cách
này đã đem lại cho Susan 30% tổng doanh thu bán hàng.
• Tiếp thị, quảng cáo: Tham dự các triển lãm, quảng cáo trên các ấn phẩm, đăng
thông cáo báo chí và xây dựng trang web đều là những kênh quảng cáo hiệu quả
cho doanh nghiệp. Hãy cân nhắc thật kỹ thời điểm và quy mô của từng chiến dịch
quảng cáo để đạt được hiệu quả tối đa.

15


Tất những nhiệm vụ trên đây sẽ đeo bám bạn mỗi ngày và thậm chí đi vào từng bữa ăn,
giấc ngủ của bạn.
Xây dựng giá
Nếu tự làm sản phẩm, bạn sẽ phần nào kiểm soát được mức giá bán - vốn căn cứ vào chi
phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí đóng gói… Còn nếu bạn nhập hàng để bán, giá
bán lẻ của bạn sẽ phải dựa vào giá bán buôn của nhà cung cấp cộng thêm chi phí cửa hàng
và biên lợi nhuận. Lời khuyên của Benesh, chủ một doanh nghiệp ở Columbia, South
Carolina (thành lập năm 2002) là hãy đối chiếu chi phí của mình với giá cả của các doanh
nghiệp khác để tìm ra mức chênh lệch. “Nếu bạn có sản phẩm ưu việt, dịch vụ tuyệt vời
và đi tiên phong trong việc khai thác thị trường, bạn sẽ chẳng có gì phải lo" - Benesh nói.
Lợi nhuận tiềm năng
Không hiếm trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm cao cấp dành cho vật
nuôi đạt được mức doanh thu tiền tỷ trong năm đầu hoạt động. Tuy nhiên, sau khi trừ tiền
hàng, tiền quản lý văn phòng, bảo hiểm và một loạt các chi phí hoạt động khác thì số tiền
còn lại giảm đi đáng kể, thậm không còn được bao nhiêu. Đây là lý do tại sao những

doanh nhân mới khởi nghiệp thường sẽ tái đầu tư số tiền thu được vào kinh doanh để có
nhiều cơ hội thành công hơn.
Như Benesh chẳng hạn, cô chỉ cho mình một mức lương nhỏ nhoi vì doanh nghiệp của cô
vẫn còn đang giai đoạn phát triển. Hay như Diane Burchard, chủ sở hữu cửa hàng PawsWorthy Emporium & Deli ở Santa Fe, New Mexico phải sống bằng thu nhập khác khi
mới bắt đầu kinh doanh.
Nhưng nói thế không có nghĩa là bạn không thể trông chờ thu nhập gì từ công việc kinh
doanh của mình. Theo Bob Vetere, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà sản xuất sản
phẩm cho thú cưng của Hoa Kỳ, trung bình doanh số bán hàng của các doanh nghiệp bán
lẻ sản phẩm cho vật nuôi đạt 2.600 USD/tuần, tương đương với 135.200 USD/năm. Trong
đó, 19% được trích trả lương và phúc lợi, 44,5% được quay vòng để nhập hàng. Số còn
lại là tiền thuế, giấy phép, phí, tiền thuê nhà/đất. Tất nhiên, nếu làm drop-shipping, bạn sẽ
không phải bỏ tiền ra nhập hàng nhưng sẽ phải trích lại phần gốc cho nhà sản xuất, số tiền
còn lại sẽ thuần tuý là lợi nhuận bạn thu về. Và bạn còn được bỏ túi cả tiền thuê địa điểm
nếu bạn bán hàng tại nhà hoặc tái đầu tư số tiền đó vào kinh doanh cho đến khi mọi thứ đi
vào ổn định.

16


Tất nhiên, bạn sẽ không thể lập tức có ngay thu nhập 2.600 USD/tuần. Muốn phát triển thị
trường và làm cho mọi người biết đến mình, bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian. Cho
đến lúc đó, bạn cần phải có một khoản dự phòng đủ cho sinh hoạt trong 6-12 tháng đề
phòng công việc kinh doanh khó khăn.
Chi phí khởi nghiệp
Như bạn có thể thấy, kinh doanh sản phẩm cao cấp dành cho vật nuôi có nhiều loại chi
phí khác nhau. Một doanh nghiệp tại gia sẽ phát sinh chi phí thấp hơn nhiều so với một
doanh nghiệp đi thuê địa điểm. Benesh là một ví dụ. Cô chỉ phải bỏ ra một vài ngàn đô la
cho một chiếc máy tính xách tay và một số trang thiết bị văn phòng cơ bản (một máy in
màu/scan/fax).
Nhưng dù bạn kinh doanh ở đâu thì tiền hàng nhập hay sản xuất vẫn luôn là khoản chi

phí lớn nhất của bạn. Nếu bạn mua sản phẩm để bán lại, có thể bạn sẽ cần tới 15.000 30.000 USD để nhập và trữ hàng (có thể thấp hơn một chút nếu bạn là doanh nghiệp tại
gia). Còn nếu theo hướng sản xuất, bạn có thể phải cần đến số vốn tối thiểu là 30.000
USD (tuỳ theo sản phẩm mà con số này có thể còn lớn hơn nhiều).
Một trong những doanh nghiệp mà chúng tôi phỏng vấn cho biết chi phí phí nhập và lưu
kho lúc khởi điểm của cô ấy là 500.000 USD - bao gồm cả phần tự sản xuất. Cho tới thời
điểm này, mỗi ngày cô ấy giao từ 60 đến 100 đơn hàng nên khoản chi phí ban đầu đó chắc
chắn đã được khấu trừ hết. Một doanh nhân khác dùng 5.000 USD tiền tiết kiệm của mình
cộng thêm 5.000 USD tiền góp cổ phần của anh chị và một khoản vay 45.000 USD từ
ngân hàng để khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo lời của doanh nhân này thì nếu có nữa thì cũng
vẫn hết.
Bán hàng
Chiến lược quảng cáo bán hàng tốt nhất là sự kết hợp của nhiều chiến lược! Bạn sẽ phải
giới thiệu về sản phẩm của mình trên càng nhiều kênh truyền thống càng tốt. Dưới đây là
một số cách ít tốn kém để quảng cáo bán hàng:
• Củng cố vị thế chuyên gia của mình: Các phương tiện truyền thông luôn
muốn tìm kiếm các chuyên gia hàng đầu trong nước và khu vực để xin ý kiến của
họ về một vấn đề hay sản phẩm. Bạn hãy chứng tỏ giá trị của mình bằng cách phát
đi các thông cáo báo chí về bất cứ điều gì đáng đưa tin mà bạn gặp phải. Nếu không
muốn tự làm, bạn có thể thuê một công ty PR để có được chỗ đứng trên các phương
tiện truyền thông.

17


• Quyên góp hàng hóa hoặc dịch vụ: Các tổ chức từ thiện luôn tìm hàng hóa và
dịch vụ để bán đấu giá tại các sự kiện gây quỹ. Bạn cần quyên góp thứ gì giá trị
một chút để gây được chú ý. Chẳng hạn, một người trông/dắt chó đi dạo có thể
quyên góp một tuần dịch vụ, một người làm đẹp cho chó mèo có thể nhận sấy, tỉa
lông cho một con vật nuôi, một người huấn luyện có thể cung cấp một khoá huấn
luyện riêng, còn người bán sản phẩm có thể quyên góp thức ăn một tháng hay một

chiếc cũi đẹp như cung điện.
• Hoạt động cộng đồng: Hãy đóng góp thời gian, công sức hay tiền bạc của mình
cho một tổ chức cứu trợ động vật. Những người yêu loài vật sẽ rất vui được ủng hộ
cho một doanh nghiệp biết quan tâm, chia sẻ như thế.
• Trở thành nhà hoạt động xã hội: Bạn hãy kiếm một chiếc ghế trong một tổ
chức động vật địa phương và trở thành người phát ngôn cho quyền lợi của động
vật.

Nguồn hàng chất lượng
Song song với chọn được địa điểm phù hợp cho công việc kinh doanh (tại nhà hay đi
thuê), bạn cũng cần suy xét xem mình nên nhập những sản phẩm nào. Không chỉ người
bán các sản phẩm vật nuôi mà cả những ai huấn luyện, làm đẹp cho chó mèo cũng sẽ phải

18


quan tâm đến loại sản phẩm họ nhập, nhất là khi họ định kinh doanh thêm những sản
phẩm đó tại nơi huấn luyện hay salon làm đẹp của mình.
Nơi cung cấp
Những chỗ bạn có thể tìm được nguồn hàng cho công việc kinh doanh của mình là:
• Nhà sản xuất: Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất. Hãy dùng
Internet để tìm hiểu các loại sản phẩm bạn muốn bán, từ thức ăn thú cảnh cho đến
đồ trang sức, sau đó liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp sản xuất để xin được gặp
nhân viên kinh doanh. Làm việc trực tiếp như thế bạn đỡ được một khâu trung gian,
do vậy giá sẽ tốt hơn.
Nếu có thể, hãy mặc cả với nhà sản xuất để được thanh toán chậm 30 ngày hoặc
hơn (sẽ khó nếu bạn hoạt động ở quy mô nhỏ). Như thế, bạn sẽ có thời gian để kịp
bán và thu tiền để trả lại nhà sản xuất thay vì phải ứng trước một khoản vốn nhập
hàng.
• Mua từ một nhà bán buôn có thể tiện hơn bởi bạn được tiếp cận nhiều loại sản

phẩm của nhiều nhà nhà sản xuất khác nhau. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian vì
không phải đi làm việc với từng nhà sản xuất. Một lần nữa, Internet lại là công cụ
tuyệt vời để bạn tra cứu các đơn vị bán buôn và sản phẩm họ cung cấp.
• Đại lý thu mua: Họ là người cung cấp thông tin về sản phẩm mà bạn quan tâm
và được bạn hợp đồng để nhập hàng cho bạn. Những đại lý này nắm bắt rất nhanh
các xu hướng sản phẩm mới và có thể làm tai mắt cho người thuê họ. Bạn có tìm
đại lý thu mua cho mình trên các Trang vàng.
• Hội chợ, triển lãm: Các triển lãm thương mại, hội chợ thú cảnh hay hàng tiêu
dùng có thể là nguồn thông tin tuyệt vời về sản phẩm và thức ăn vật nuôi mới trên
thị trường. Nhiều nhà cung cấp sẽ tham gia các sự kiện như thế này để giới thiệu
sản phẩm và bạn sẽ có cơ hội được trao đổi trực tiếp với họ. Khi đi, hãy nhớ cầm
theo danh thiếp và gom càng nhiều càng tốt các catalogue và thông tin liên lạc của
nhà cung cấp mà bạn quan tâm.
• Thợ thủ công: Ai cũng có thể bán một chiếc giỏ xách cho chó mèo. Thế nhưng
muốn làm ra một sản phẩm độc đáo có một không hai mà bất cứ ngôi sao màn bạc
nào cũng muốn mua cho thú cưng của mình thì bạn phải viện đến sự giúp đỡ của

19


những thợ thủ công tài năng. Bạn phải có mối đan, móc để làm được chiếc chăn len
giá vài triệu cho những chú cún mới sinh hoặc phải biết người thợ may nào thể làm
ra một chếc túi đa năng độc đáo cho chó mèo. Vì số lượng hạn chế và ít “đụng
hàng” nên chắc chắn những sản phẩm thủ công của bạn sẽ bán được giá cao.
• Cơ sở gia công: bạn có thể hợp đồng với một cơ sở sản xuất để gia công sản
phẩm theo quy cách của mình - việc này không phải là quá phức tạp hay quá tốn
kém. Theo Leonard Green, chủ công ty thức ăn thú cảnh ở Woodbridge, New
Jersey: "Bạn không nhất thiết phải đầu tư cả dây chuyền sản xuất sản phẩm. Có rất
nhiều nhà máy và cơ sở chế biến đang hoạt động dưới công suất sẽ sẵn sàng nhận
gia công sản phẩm cho bạn. Thật ra, nguyên tắc của kinh doanh là bạn tập trung

mọi nguồn lực cho tiếp thị chứ không phải là đổ hết tiền bạc vào nhân viên và cơ sở
vật chất”.

20


21


3. Day Spa và Hair salon
Xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng được nâng cao. Song bên cạnh đó, con
người cũng phải đối mặt với những mặt trái của sự phát triển: khói bụi, ô nhiễm
môi trường, công việc quá tải, áp lực kiếm tiền, vấn đề về sức khoẻ, tình cảm…
làm cho chúng ta căng thẳng, mệt mỏi. Để lấy lại được sự cân bằng, đến và được
chăm sóc, nghỉ ngơi thư giãn tại salon/spa là một biện pháp ngày càng được nhiều
người
lựa
chọn.
Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết để mở một salon/spa mà bạn hằng mơ
ước, từ những tiệm cắt tóc, quán matxa nhỏ cho đến những salon tóc thời trang và
những spa cao cấp.
Bài này nói về cả salon và spa, tuy nhiên trong bài chúng tôi gọi chung cả hai loại
hình là salon cho ngắn gọn, tránh phải lặp đi lặp lại “salon/spa”.
Phương án
Có ba phương án cho bạn lựa chọn khi mở một salon. Bạn có thể mở một salon
nhượng quyền, theo đó bạn phải trả phí nhượng quyền để được sử dụng một
thương hiệu đã có sẵn. Lợi ích của phương pháp này là bạn tận dụng được tên tuổi
của nhà nhượng quyền và không phải mất quá nhiều công sức quảng bá cho salon
mới của mình. Cách nữa là bạn mua lại salon của ai đó muốn thanh lý - do họ
muốn nghỉ làm, muốn chuyển hướng kinh doanh khác hay bị phá sản (những

chuyện thế này xảy ra như cơm bữa). Cuối cùng là đầu tư mở hẳn một salon mới
và tin tưởng rằng với tài năng, sự chăm chỉ của mình, bạn sẽ thành công.
Ngoài ba phương án trên còn có một phương án nữa rất đáng nhắc đến vì nó khá
phổ biến trong ngành kinh doanh thẩm mỹ. Đó là salon thuộc sở hữu của một hay
nhiều người – thường chính là chủ nhà – nhưng lại cho một nhóm nhà tạo mẫu tóc
hay nhân viên chăm sóc sắc đẹp thuê để làm việc. Hàng tháng, những người thuê
salon phải trả cho chủ nhà một khoản tiền để sử dụng salon và các tài sản cố định
như tủ đồ, ghế cắt tóc, giường gội….Còn đồ nghề (từ lô cuốn cho đến máy sấy),
người thuê nhà phải tự lo. Họ cũng phải tự bố trí thời gian làm việc và làm việc
trực tiếp với khách hàng.
Thời gian mở cửa

22


Bạn phải thật cân nhắc thời gian mở cửa để làm sao đón được càng nhiều khách
hàng tốt. Một salon thông thường sẽ mở cửa tất cả các ngày trong tuần và một số
ngày lễ tết. Thậm chí giờ mở cửa có thể phải kéo dài hơn vào những dịp cao điểm.
Việc các salon phải mở cửa vào ngày cuối tuần là một điều bắt buộc (dù thời gian
mở cửa có thể rút ngắn so với các ngày khác vì đây là khoảng thời gian duy nhất
các bà mẹ bận rộn mới có thời gian chăm sóc bản thân.
Vào ngày thường, các salon tóc ở những khu vực trung tâm hay mở cửa từ 10h00
sáng đến 9h00 tối còn những nơi ít người hơn là từ 10h00 sáng đến 6h00 chiều.
Chủ nhật và các ngày lễ thì thời gian mở cửa có thể chỉ đến 5h chiều. Giờ nghỉ trưa
và cuối giờ chiều thường là những lúc cao điểm nhất của các salon. Trong những
trường hợp đặc biệt, các salon sẽ phải linh hoạt thời gian mở cửa – chẳng hạn mở
cửa từ tờ mờ sáng hơn khi có cô dâu hẹn đến trang điểm sớm để kịp giờ cử hành
hôn lễ.
Lập bảng giá dịch vụ
Một việc quan trọng khác mà bạn phải làm khi lên kế hoạch mở salon là lập bảng giá dịch

vụ. Nếu đưa ra giá quá cao, lượng khách hàng sẽ bị hạn chế còn nếu để thấp quá thì sẽ lợi
nhuận của salon sẽ bị giảm sút, thậm chí có thể lỗ. Dĩ nhiên, giá cả mà khách hàng có thể
chấp nhận được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại hình dân cư nơi bạn mở tiệm. Nếu bạn ở
những khu dân cư cao cấp, bạn có thể đưa giá cao hơn và thậm chí mở thêm những dịch
vụ chất lượng cao. Nhưng nếu xung quanh salon của bạn là những gia đình trẻ, có thể
bạn sẽ phải hy sinh một số dịch vụ spa (chỉ cung cấp dịch vụ ở mức tối thiểu) và thay vào
đó là tập trung vào những kiểu tóc, màu nhuộm cơ bản với giá hợp lý.
Có ba yếu tố mà bạn phải cân nhắc khi lập bảng giá: nhân công - vật tư, chi phí hoạt động,
lợi nhuận. Chi phí phí nhân công của một salon bao gồm lương và các khoản phúc lợi của
nhân viên tạo mẫu/nhân viên spa và những người làm công việc hành chính (bao gồm
quản lý, tiếp tân và các nhân viên phục vụ). Tất nhiên lương của bạn phải xếp đầu bảng.
Chi phí nhân công thường tính theo giờ và dao động tuỳ theo thời gian mà nhân viên của
bạn phải bỏ ra để cắt một mái tóc hay thực hiện một dịch vụ.
Tiếp đến là chi phí hoạt động. Chi phí này bao gồm tất cả các phí tổn khác bên cạnh chi
phí nhân công – như tiền thuê/khấu hao địa điểm, tiền điện, nước… Thông thường chi phí
hoạt động sẽ vào khoảng 40-50% chi phí nhân công và vật tư (sau khi tổng kết được các
khoản thu chi, bạn sẽ biết được chính xác con số này).

23


Phần cuối cùng bạn phải tính là lợi nhuận. Lợi nhuận của một salon thường chiếm khoảng
11-15% (có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút tuỳ từng nơi). Để đạt được mức lợi
nhuận mong muốn, bạn phải cộng thêm một tỷ lệ % tương ứng vào giá thành dịch vụ.
Một cách để tối giản việc tính toán bảng giá là đặt ra mức doanh thu mục tiêu cho một
năm rồi từ đó tính ra giá dịch vụ/giờ. Giả dụ bạn muốn salon mình đạt mức doanh thu là
52.000 USD/năm thì giá các dịch vụ của bạn sẽ là:
52.000 USD/52 tuần = 1.000 USD/tuần
1.000USD/100 giờ mở cửa mỗi tuần = 10 USD/giờ
Cộng 10% tiền lãi = 11 USD/giờ


Các loại dịch vụ

24


Dĩ nhiên, dịch vụ chủ chốt của một salon tóc là cắt và tạo kiểu – từ sấy, là cho đến uốn,
nhuộm. Các dịch vụ phổ biến liên quan đến nhuộm là nhuộm highlight, nhuộm lowlight,
nhuộm 3D, phủ bóng, khôi phục màu nhuộm, chăm sóc tóc sau khi nhuộm. Còn tạo kiểu
thì có tạo sóng, làm xoăn một phần hay xoăn phần đuôi, xoăn xoắn ốc, duỗi tóc. Tết tóc
cũng là một dịch vụ ngày càng được nhiều người chọn lựa. Sau cùng là dịch vụ làm tóc
cho những dịp đặc biệt như tiệc tùng, cưới hỏi. Chăm sóc chân tay và làm móng tuy thuộc
loại hình dịch vụ thẩm mỹ nhưng vẫn xuất hiện ở nhiều salon tóc. Các kiểu chăm sóc
chân tay gồm có:



Cắt tỉa và đánh móng
Đắp móng lụa

25


×