Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải (tessaratoma papillosa drury) tại lục nam, bắc giang năm 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN VĂN THÚ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ
XÍT HẠI NHÃN VẢI (Tessaratoma papillosa Drury)
TẠI LỤC NAM, BẮC GIANG NĂM 2010 -2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thú



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Viên ñã
dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Nông học, Viện
ðào tạo Sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội;
Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang ñã tạo ñiều
kiện, tận tình giúp ñỡ; Cảm ơn các em sinh viên ñã phối hợp ñể tôi hoàn
thành luận văn này.
Lòng biết ơn sâu sắc cũng xin ñược dành cho gia ñình, người thân ñã
tạo mọi ñiều kiện cho tôi yên tâm công tác và học tập. Một lần nữa tôi xin
chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thú

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan......................................................................................................i

Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục bảng................................................................................................vi
Danh mục ñồ thị..............................................................................................vii
Danh mục các ký hiệu viết tắt........................................................................viii
1.

MỞ ðẦU ...........................................................................................1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1

1.2.

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài ........................................................... 2

1.2.1

Mục ñích.............................................................................................. 2

1.2.2

Yêu cầu................................................................................................ 2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3

2.1.


Cơ sở khoa học của ñề tài ................................................................... 3

2.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 4

2.2.1.

Tình hình sản xuất vải trên thế giới .................................................... 4

2.2.2.

Những nghiên cứu về bọ xít hại nhãn, vải Tesaratoma papillosa
Drury ................................................................................................... 7

2.2.3.

Phòng trừ bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury............... 8

2.3.

Những nghiên cứu trong nước ............................................................ 9

2.3.1.

Hiện trạng sản xuất vải ở Việt Nam.................................................. 10

2.3.2.


Những nghiên cứu về bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa
Drury ................................................................................................. 12

2.3.3.

Nghiên cứu biện pháp phòng trừ....................................................... 15

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 19

3.1.

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 19

3.1.1.

ðịa ñiểm nghiên cứu ......................................................................... 19

3.2.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 19

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

iii


3.2.


ðối tượng vật liệu, dụng cụ nghiên cứu............................................ 19

3.2.1.

ðối tượng nghiên cứu........................................................................ 19

3.2.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 19

3.2.3.

Dụng cụ nghiên cứu .......................................................................... 19

3.3.

Nội dung phương pháp nghiên cứu................................................... 19

3.3.1.

ðiều tra tình hình bọ xít nhãn vải ..................................................... 19

3.3.2.

ðiều tra tình hình trứng bọ xít bị ký sinh.......................................... 20

3.3.3.

Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải............ 20


3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................... 20

3.4.1.

ðiều tra tình hình bọ xít qua ñông trên cây vải................................. 20

3.4.2.

ðiều tra diễn biến tình hình phát sinh, cao ñiểm và mức ñộ gây hại
của bọ xít vải. .................................................................................... 21

3.4.3.

ðiều tra ñộng thái phát dục của bọ xít vải ........................................ 22

3.4.4.

ðiều tra tình hình trứng bọ xít bị ong ký sinh................................... 22

3.4.5.

Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải............ 23

3.4.3.

Xử lý số liệu ...................................................................................... 25

4.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 26

4.1.

ðiều tra tình hình bọ xít nhãn vải trên cây vải.................................. 26

4.1.1.

ðiều tra tình hình bọ xít nhãn vải qua ñông 2010-2011 ở Lục Nam,
Bắc Giang.......................................................................................... 26

4.1.2.

Diễn biến phát sinh, cao ñiểm gây hại của bọ xít nhãn vải tại Lục
Nam, Bắc Giang năm 2011 ............................................................... 31

4.2.

ðiều tra ñộng thái phát duc của bọ xít nhãn vải vụ xuân hè 2011 ở
Lục Nam, Bắc Giang năm 2011........................................................ 40

4.3.

ðiều tra tình hình trứng bọ xít bị ong ký sinh................................... 41

4.4.

Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải............ 42


4.4.1.

Biện pháp bắt diệt bọ xít qua ñông ................................................... 42

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

iv


4.4.2.

Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trong phòng trừ bọ xít nhãn
vải Tessaratoma papillosa hại vải. ................................................... 43

4.5.

ðề xuất quy trình phòng trừ bọ xít nhãn vải..................................... 54

4.5.1.

Biện pháp thủ công: .......................................................................... 55

4.5.2.

Biện pháp sinh học:........................................................................... 55

4.5.3.

Biện pháp hóa học:............................................................................ 55


5,

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................. 56

5,1,

Kết luận ............................................................................................. 56

5,2,

ðề nghị .............................................................................................. 57

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới ................ 6
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam .................... 11
Bảng 4.1 Tình hình bọ xít vải qua ñông trên một số vườn vải tại Lục Nam,
Bắc Giang 2011............................................................................... 26
Bảng 4. 2. Phân bố của bọ xít vải qua ñông trên các cây vải trong các khu
vườn ở Lục Nam, Bắc Giang 2011 ................................................. 29
Bảng 4.3. Phân bố của bọ xít vải qua ñông trên cây vải ở các hướng của vườn
ngoài ñồng ở Lục Nam, Bắc Giang năm 2011................................ 30
Bảng 4.4. Diễn biến mật ñộ của bọ xít nhãn vải trên 2 giống vải vụ xuân hè
năm 2011 tại Lục Nam, Bắc Giang................................................. 32
Bảng 4.5 Mật ñộ bọ xít trên nhãn vải có tuổi cây khác nhau trong vụ xuân hè
2011 ở Lục Nam, Bắc Giang........................................................... 34

Bảng 4.6. Mật ñộ bọ xít trên vải ở các vị trí ñỉnh ñồi, lưng ñồi, chân ñồi trong
vụ xuân hè 2011 ở xã Bảo ðài, huyện Lục Nam, Bắc Giang......... 36
Bảng 4.7. Phân bố của bọ xít trên vải ở các tầng tán khác nhau của cây ở xã
Thanh Lâm, huyện Lục Nam, Bắc Giang vụ Xuân Hè 2011.......... 38
Bảng 4.8. ðộng thái phát dục của bọ xít nhãn vải ở Lục Nam, Bắc Giang vụ
Xuân Hè 2011 ................................................................................. 40
Bảng 4.9. Tỷ lệ trứng bọ xít vải bị ký sinh ..................................................... 41
Bảng 4.10. Hiệu quả bắt diệt bọ xít hại nhãn vải qua ñông ............................ 43
Bảng 4.11. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bọ xít vải ở Tuổi 1............. 45
Bảng 4.12.Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bọ xít vải ở Tuổi 2.............. 46
Bảng 4.13.Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bọ xít vải ở Tuổi 3.............. 47
Bảng 4.14.Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bọ xít vải ở Tuổi 4.............. 48
Bảng 4.15.Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bọ xít vải ở Tuổi 5.............. 50
Bảng 4.16. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bọ xít vải ở ngoài ñồng ..... 52
Bảng 4.17. Hiệu quả của biện pháp sử dụng thuốc Visher 50EC và Vitashield
40EC trong phòng trừ bọ xít hại vải Tessaratoma papillosa Drury ở
các thời ñiểm phun khác nhau......................................................... 53
Bảng 4.18.Hiệu lực của nấm Metarhizium anisopliae phòng trừ bọ xít vải
trong lồng lưới ở các liều lượng dùng khác nhau ........................... 54
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

vi


DANH MỤC ðỒ THỊ
Hình 4.1. Diễn biến mật ñộ trưởng thành bọ xít qua ñông ở các vị trí trồng
khác nhau .................................................................................... 27
Hình 4.2. Diễn biến mật ñộ bọ xít qua ñông ở các hướng khác nhau............. 30
Hình 4.3. Diễn biến mật ñộ bọ xít nhãn vải trên 2 giống vải vụ xuân hè 2011
tại Lục Nam, Bắc Giang.............................................................. 32

Hình 4.4. Diễn biến mật ñộ bọ xít trên vải có tuổi cây khác nhau trong vụ
xuân hè 2011 ở Lục Nam, Bắc Giang........................................ 35
Hình 4.5. Diễn biến mật ñộ bọ xít trên vải ở các vị trí ñỉnh ñồi, lưng ñồi, chân
ñồi trong vụ xuân hè 2011 ở Lục Nam, Bắc Giang .................... 37
Hình 4.6. Diễn biến mật ñộ bọ xít trên vải ở các tầng tán khác nhau của cây ở
xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, Bắc Giang vụ Xuân Hè 2011. 39

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích tự
nhiên 59.860 ha. Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn). Phía Nam giáp
huyện Chí Linh (Hải Dương) và huyện ðông Triều (Quảng Ninh). Phía Tây
giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng. Phía ðông giáp huyện Sơn
ðộng và huyện Lục Ngạn. Trên ñịa bàn có hai dãy núi Yên Tử và Huyền
ðinh chạy qua theo hình lòng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam, ñã chia
ñịa hình huyện thành 03 vùng rõ rệt: vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm
trũng. Trong ñó, diện tích ñất nông nghiệp chiếm khoảng 35,5%; ñất lâm
nghiệp chiếm khoảng 44% (toàn huyện hiện có 26.300 ha rừng, trong ñó rừng
tự nhiên, rừng tái sinh là 14.300 ha); ñất chuyên dùng khoảng 10%. Về tài
nguyên khoáng sản trên ñịa bàn huyện có than ñá và ñất sét.
Huyện Lục Nam hiện có 9.550 ha cây ăn quả, trong ñó diện tích vải
thiều là 6.650 ha, bao gồm 1.300 ha vải sớm và 5.350 ha vải thiều chính vụ,
sản lượng vải tươi toàn huyện ñạt 25.000 tấn.Trong những năm gần ñây nhãn
vải là cây xoá ñói giảm nghèo vươn lên làm giầu, là nguồn thu nhập chính cho
nhiều hộ gia ñình nông dân. Nhãn vải ñược coi là cây ăn quả quan trọng, là

cây có giá trị kinh tế cao trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong bối
cảnh nước ta hội nhập WTO, sản xuất hàng hoá nông sản có chất lượng cao là
ñiều kiện ñể ñưa sản phẩm tới các thị trường trong khu vực và thế giới. Muốn
ñạt ñược mục tiêu cần phải thực hiện quy trình sản xuất tiên tiến, trong ñó
công tác quản lý dịch hại ñóng vai trò rất quan trọng. Trong các ñối tượng
sâu, bệnh hại nhãn vải thì bọ xít Tessaratoma papillosa Drury là ñối tượng
gây hại nguy hiểm nhất. Trong nhiều năm qua, bọ xít ñã gây hại trực tiếp trên

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

1


hoa và quả non, gây hiện tượng thui hoa, rụng quả làm giảm năng suất, chất
lượng nhãn vải, khi mật ñộ cao có thể giảm ñến 80-90% năng suất.
Hiện nay biện pháp hoá học ñược sử dụng nhiều nhất ñể phòng trừ,
nhưng không bảo vệ ñược môi trường và thiên ñịch của bọ xít Tessaratoma
papillosa Drury.
Xuất phát từ thực tế ñó, ñể góp phần vào việc nghiên cứu và phòng trừ
bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury, chúng tôi tiến hành thực
hiện ñề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải
Tessaratoma papillosa Drury tại Lục Nam Bắc Giang năm 2010 - 2011”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
- Khảo sát một số biện pháp phòng trừ bọ xít Tessaratoma papillosa
Drury tại huyện Lục Nam – Bắc Giang trên cơ sở ñó ñề xuất biện pháp phòng
trừ bọ xít ñạt hiệu quả tốt.
1.2.2 Yêu cầu
- ðiều tra diễn biến mật ñộ bọ xít hại nhãn vải năm 2010-2011 tại Lục

Nam – Bắc Giang.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ ñến bọ xít hại nhãn vải
Tessaratoma papillosa Drury.
- ðề xuất các giải pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma
papillosa Drury một cách có hiệu quả.
.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn thuộc họ Sapindaceae là
loại cây ăn quả lâu năm ñã ñược trồng diện tích lớn ở miền Bắc nước ta,
ñược trồng nhiều và trồng rất sớm ở Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Giang.
Vải thuộc nhóm cây ăn quả Á nhiệt ñới, thích nghi với ñiều kiện mùa ñông ở
miền Bắc nước ta, vải ñược trồng xen canh, trồng thuần cho thu nhập khá cao
so với các cây ăn quả khác.
Trong những năm gần ñây nền nông nghiệp Việt Nam ñang từng bước
phát triển ñẩy mạnh mạnh hàng nông sản xuất khẩu, trong ñó có cây vải ñã trở
thành hàng ñặc sản có trá trị kinh tế trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra vải còn ñược coi là cây tiên phong trong phong trào xoá ñói
giảm nghèo và từng bước giúp người dân làm giầu ñặc biệt là ở các vùng ñồi
núi và trung du các tỉnh phía Bắc. Phần lớn các mô hình chuyển ñổi cơ cấu
cây trồng ñều lấy cây vải làm cây chủ lực ñể phát triển.
Tính ñến năm 2009, tổng diện tích vải của cả nước ñã ñạt trên 80.000
ha với sản lượng ñạt trên 400.900 tấn. Trong ñó diện tích cho sản phẩm là
77.500 ha với năng suất trung bình 55,5 tạ/ha và giống trồng chủ yếu là vải

thiều Thanh Hà, Hải Dương.
Quả vải không những là nông sản ñể ăn tươi mà còn dùng ñể chế biến
dưới nhiều hình thức khác nhau như ñóng hộp, sấy khô, làm nước hoa quả.
ðiều này ñó kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến tạo công
ăn việc làm cho hàng vạn lao ñộng. Vải là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
ñược thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng.
Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất,
chất lượng quả vải ñang dần ñược hoàn thiện nhằm giải quyết yêu cầu cấp
bách của thực tế sản xuất, người trồng vải ñã chú ý ñầu tư thâm canh cao,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

3


nhưng song song với quá trình ñầu tư thâm canh cao thì tình hình sâu bệnh
trên cây vải diễn biến phức tạp hơn, với thành phần sâu bệnh hại rất ña dạng,
một số ñối tượng ñã bùng phát số lượng gây hại nghiêm trọng ñến quá trình
sản xuất. Trong những năm gần ñây bọ xít hại vải Tessaratoma papillosa
Drury ñã bùng phát số lượng, gây hại trên diện rộng làm giảm ñáng kể tới
năng suất, chất lượng của quả vải, bọ xít gây hại nặng trên vải ở giai ñoạn nở
hoa ñến quả non. Bọ xít dùng vòi chích vào hoa, quả non hút dịch dinh dưỡng
làm thui ñen và rụng hoa, rụng quả. Bọ xít hại mật ñộ cao có thể làm giảm 3070% năng suất. Mặt khác bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury là
ñối tượng rất khó phòng trừ, ñể phòng trừ chúng người nông dân phải phun
thuốc ñịnh kỳ do ñó chi phí cho sản xuất rất cao, sản phẩm sau thu hoạch
không ñảm bảo an toàn thực phẩm và gây ô nhiễm môi trường.
Với mục ñích bảo vệ năng suất chất lượng quả vải, hạn chế thấp nhất sự
thiệt hại do bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury hại gây ra mà
vẫn bảo vệ ñược môi trường, việc ñi sâu nghiên cứu ñặc ñiểm phát sinh, phát
triển của bọ xít hại nhãn vải từ ñó ñề xuất biện pháp quản lý một cách tổng
hợp là một nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho nghề trồng vải của nước ta

phát triển.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới
Cây vải (Litchi chinensis Sonn); thuộc Chi: Vải Litchi; Họ: Bồ hòn
Sapindaceae; Bộ: Bồ hòn Sapindales; Phân lớp: Hoa hồng Rosidae; Lớp:
Ngọc lan Dicotyledoneae (Magnoliopsida); Ngành: Ngọc lan
Magnoliophyta (Angiospermae).
Theo Menzel (2002) [48] thì họ Bồ hòn có 150 chi với trên 2000 loài.
Ở Việt Nam họ Bồ hòn ñược biết ñến với 25 chi và trên 70 loài phân bố trên
khắp ñất nước, nhiều loài ñiển hình cho rừng thứ sinh ẩm nhiệt ñới trong ñó
có một số cây cho quả ăn ngon như vải, nhãn, chôm chôm.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

4


Theo FAO (2003) [46] theo tài liệu này viết về cây vải ñã ghi lại thời
gian vào năm 100 trước công nguyên Hoàng ðế Hán Vũ ñã ñem vải vào miền
Nam Trung Quốc và miền Bắc Inñônêxia.
Theo Trần Thế Tục (2002) [18] nguồn gốc cây vải có ở giữa miền Nam
Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam và bán ñảo Malaisia. Người ta thấy vải
dại mọc trong rừng 4 tỉnh phía nam Quảng ðông, Quảng Tây, Vân Nam, ñảo
Hải Nam và có nơi vải dại mọc thành rừng trên diện rộng.
Theo ñiều tra của các nhà khoa học Trung Quốc thì trên sáu vạn núi lớn
ở huyện giáp ranh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây ñều
có cây vải dại chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [16].
Ngày nay, trên thế giới khoảng trên 20 nước trồng vải [17]:
- Châu Á có Trung Quốc, ấn ðộ, Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Lào,
Campuchia, Malaysia, Philippin, Indonexia, Srilanka, Nhật Bản, Ixrael.
- Châu Mỹ: Hundurat, Panama, Cuba, Tsinidat, Brazil, Jamaca….

- Châu Phi: Nam Phi, Madagatca, Rêunyniong, Gabông, Cônggô…
- Châu ðại Dương: Austraylia, Newzilan…
Theo Knight Jr. R.J (2000) [47] trên thế giới, diện tích trồng vải năm
1990 là 183.700 ha, sản lượng 251.000 tấn. Năm 2000 là 780.000 ha với tổng
sản lượng ñạt tới 1,95 triệu tấn. Trong ñó các nước ðông Nam Á chiếm
khoảng 600.000 ha và sản lượng 1,75 triệu tấn, (chiếm 78% diện tích và 90%
sản lượng vải của thế giới). Trung Quốc ñược coi là quê hương của vải và
cũng là nước ñứng ñầu về diện tích và sản lượng. Năm 2001, diện tích trồng
vải ở Trung Quốc là 584.000 ha và sản lượng là 958.700 tấn.
Sau Trung Quốc thì Ấn ðộ là nước ñứng thứ 2 trên thế giới về diện tích
và sản lượng vải. Theo Ghosh S.P (2000) [39] ñến năm 2000 diện tích là 56.200
ha và sản lượng ñạt 428.900 tấn các vùng trồng vải chủ yếu của Ấn ðộ là West
Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn), Bihar (310.000 tấn) Uttar Pradesh
(14.000 tấn).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

5


Châu Phi có một số nước trồng vải theo hướng sản xuất hàng hóa là
Nam Phi, Madagatca, Moritiuyt, Renyniong trong ñó Madagatca có sản lượng
lớn nhất khoảng 35.000 tấn. Theo số liệu của Tổ chức Lương thực thế giới FAO (2003) [34] và báo cáo của X. Huang, L. Zeng H.B. Huang [41], R. J.
Knigh (2000) [47].
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
TT

Tên nước

Năm


Diện tích (ha)

Sản lượng
(tấn)

1

Trung Quốc

2001

584.000

958.000

2

Ấn ðộ

2000

56.200

429.000

3

Thái Lan

1999


22.200

85.083

4

ðài Loan

1999

11.961

108.668

5

Úc

1999

1.500

3.500

Nguồn: Huang Y. L., H. B. Huang Lychee and Longan production in China
Các nước xuất khẩu vải trên thế giới rất ít, chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Hiện nay vải Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng, ñặc biệt
là các giống vải tốt ñều tập trung ở nơi ñây. Thị trường tiêu thụ vải lớn trên
thế giới phải kể ñến ñó là Hồng Kông, Singapore, hai thị trường này nhập vải

chủ yếu từ Trung Quốc, ðài Loan, Thái Lan.
Vải cần có khí hậu nóng vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới không có
sương giá hoặc chỉ có mùa ñông rét nhẹ với nhiệt ñộ không xuống dưới -4o C
và với mùa hè nóng bức, nhiều mưa và ñộ ẩm cao. Nó phát triển tốt trên các
loại ñất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ (mùn).
Có nhiều giống cây trồng, với các giống chín sớm thích hợp với khí hậu
nóng hơn còn các giống chín muộn thích hợp với khí hậu mát hơn. Ở một vài
nơi như Trung Quốc, Thái Lan… người ta còn trồng vải làm cảnh.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

6


2.2.2. Những nghiên cứu về bọ xít hại nhãn, vải Tesaratoma papillosa
Drury
Trong một số tài liệu mà chúng tôi tham khảo thì không có nhiều nước
công bố kết quả nghiên cứu về bọ xít hại nhãn, vải Tesaratoma papillosa
Drury. Trong số những nước công bố này thì ðài Loan, Trung Quốc, Thái
Lan là những nước có nhiều nghiên cứu hơn cả.
Bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury, thuộc họ
Pentatomidae(Bọ Xít Năm Cạnh), bộ Hemiptera(Cánh Nửa Cứng). Là loài
gây hại nghiêm trọng ñối với các vườn vải và nhãn, gây hại nặng cho những
vùng thuộc khu vực phía nam Châu Á, ñặc biệt là Trung Quốc (bao gồm cả
ðài Loan) và Thái Lan [41,48].
Ở Trung Quốc, Tessaratoma papillosa Drury một năm có 1 thế hệ,
trưởng thành có khả năng qua ñông phần lớn trên cây vải, nhãn, nhưng cũng
có thể tìm thấy ở những cây ký chủ khác, ở những nơi chúng ñược bảo vệ ấm
áp. ðến mùa xuân, những con trưởng thành lại gây hại chồi và chùm hoa mới
hình thành, chúng giao phối và ñẻ những ổ trứng với số lượng 14 quả / 1 ổ ở

dưới mặt sau lá. ở Quảng ðông, trứng xuất hiện vào tháng 3 nhưng kéo dài
ñến tận tháng 9. ấu trùng ñầu tiên sẽ lột xác hoá trưởng thành vào tháng 6, khi
ñó trên cây vẫn còn trưởng thành cũ. Trưởng thành cũ có thể sống tiếp tục và
chết vào tháng 8. Trưởng thành mới không qua giao cấu ngay mà trải qua giai
ñoạn qua ñông và sẽ giao cấu, ñẻ trứng vào mùa xuân năm sau [51].
Theo Butani.D.K (1977)[49] một số loài bọ xít thuộc họ Tessaritomidae gây
hại vải ở Châu Á và Úc. Bọ xít vải Tessaratoma papillosa Drury xuất hiện ở Trung
Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Philippin và ấn ðộ.
Năm 1993, D.F Waterhours ñã công bố 4 loài sâu hại chính và quan
trọng ở phía nam Châu Á là Aceria lichi (Keifer), Cnopomorpha sinensis,
Cossus sp., Tessaratoma papillosa Drury (The Maior Arthropod Pest and

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

7


Weed of Agriculture in Southeast Asia; Distribution Importance and Origin,
Canberra, Australia-1993.) [53,56].
Chen J.Y và cộng sự (1992)[50] ñã chỉ ra rằng: Bệnh chổi rồng gây hại
ñược tìm thấy ở Trung Quốc và nhiều nước xung quanh, bệnh do virus gây ra.
Virus ñược truyền từ cây nhãn sang cây vải thông qua bọ xít nhãn
Tessaratoma papillosa Drury và rầy Cornegenapsylla sinica Yang et Li. Bệnh
này cũng ñược Zhang và cộng sự (2003)[71]; Zhuiyuan và cộng sự (2000)[
74] khẳng ñịnh là gây hại nhãn ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bệnh chổi rồng ñã ñược mô tả ở Trung Quốc năm 1941 [55]. ở tỉnh
Phúc Kiến, tỉ lệ % số cây bị bệnh tổ rồng gây hại từ 20 ñến 100%, những cây
ñã ở giai ñoạn cho thu hoạch xuất hiện với tỉ lệ bị hại cao hơn. Bệnh này gây
ra mất năng xuất trung bình 10 - 20%, có nơi thịêt hại 50%. Bệnh chổi rồng
còn xuất hiện ở các tỉnh khác như: Quảng ðông, Quảng Tây, Hải Nam. Các

nước Châu Á bên cạnh Trung Quốc có trồng vải cũng xuất hiện bệnh này.
2.2.3. Phòng trừ bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury
Liu X.D và Lai C.Q (1998)[66] cho biết: ở Quảng ðông – Trung
Quốc, thiên ñịch chính của Bọ xít nhãn Tessaratoma papillosa Drury là một
số loài ong ký sinh trứng như: Encyrtus sp, Anastatus sp và Blastophaga sp,
tỷ lệ ký sinh lên 70 % ñến 90% trứng trong mùa Bọ xít sinh sản. Tương tự kết
quả trên, khi treo những ổ trứng lên cây trong suốt thời gian tháng 3 , những
vườn cây có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, tỷ lệ trứng bị ký sinh
bởi loài Anastatus sp và Encyrtus sp lên ñến 50 % trong tháng 6, nhưng ở những
vườn phun thuốc hoá học thì tỷ lệ trứng Bọ xít bị ký sinh chỉ ñạt dưới 3 %.
Liu.X.D và C.Q. Lai (1998)[66] khẳng ñịnh rằng có tới 30% số vườn
nhãn, vải sẽ bị gây hại do bọ xít nếu không ñược phun thuốc hoá học.
Năm 1998 , Liu Xi Die và cộng tác viên ñã tiến hành nhân nuôi ong
Anastatus japonicus Ashmaed ñể trừ bọ xít hại nhãn vải, hiệu lực phòng trừ

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

8


ñạt 94%. (Experiment of control of litchi stink bug by using Anastatus
japonicus Ashmaed. South China Fruit, 1998)[66].
Trong ñiều kiện tự nhiên, thành phần thiên ñịch của Tessaratoma
papillosa Drury rất phong phú bao gồm nhiều loài ong ký sinh như Anastatus
sp. Và Ooencyrtus sp., nhóm ăn mồi gồm có các loài nhện, kiến và vi sinh vật
gây bệnh như Beauveria bassiana và Mermis spp. [41,42,43,44].
Nhiều tác giả Trung quốc ñã sử dụng loài ong nhỏ bằng bụng Anastatus
hoặc các loài ong cánh nhỏ khác cho ký sinh trứng bọ xít nhãn vải do ñó làm
giảm ñược số lượng sâu non bọ xít xuống thấp. Những loài ong này ñược nuôi
trong phòng, khi có những ổ trứng bọ xít xuất hiện trên cây thì mới mang ong

ra thả trên cây. Thông thường mỗi cây thả 600-800 con ong cái, chia làm 3
ñợt mỗi ñợt cách nhau 6-10 ngày, lượng ong các ñợt tỷ lệ 2:1:1 [44, 49,66,].
Liu, X, D (1998) [66] cho biết ở Thái Lan, ong ký sinh trứng Anastatus
sp và Ooecrytus phongi cũng phát huy hiệu qủa như ở Trung Quốc, tại Thái
Lan, phóng thích 20.000 ong Anastatus sp. vào ñầu vụ có thể tiêu diệt
Tessaratoma papillosa Drury với 100 % trứng bị ký sinh. . Tác giả cũng cho
rằng: Nếu thuốc hoá học ñược sử dụng trừ Bọ xít nâu hại vải thì thời ñiểm phun
thuốc có tính quyết ñịnh, bởi vì Bọ xít mẫn cảm với thuốc Trichlorfon.
Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài tập trung chủ yếu ở
việc ñiều tra phát hiện, nhận dạng chẩn ñoán thành phần bọ xít, sau ñó là
nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học. Còn những nghiên cứu
về sinh học, sinh thái thì ít ñược ñề cập hơn, có rất ít tài liệu công bố về biện
pháp phòng trừ ñối tượng này một cách hoàn chỉnh.
2.3. Những nghiên cứu trong nước
ðiều kiện khí hậu nhiệt ñới ẩm gió màu của nước ta rất thuận lợi cho sự
phát triển của côn trùng. Trên cơ sở ñó ñã tạo ñược nhiều hứng thú cũng như

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

9


thuận lợi cho các nhà khoa học Việt Nam ñi sâu nghiên cứu về hệ côn trùng
phong phú và ña dạng này.
2.3.1. Hiện trạng sản xuất vải ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây vải ñược trồng cách ñây khoảng 2000 năm. Vùng phân
bố tự nhiên của cây vải ở Việt Nam từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Vải ñược trồng
chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, qua nhiều năm ñã hình thành các vùng trồng vải
có diện tích tương ñối lớn. Năm 2000, diện tích vải của Việt Nam ñạt trên
20.000 ha, trong ñó có 13.500 ha ñang cho thu hoạch với năng suất 2 tấn/ha.

Sản lượng khoảng 25.000 - 27.000 tấn quả tươi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ñến năm 2005 diện tích trồng
vải của cả nước ñạt 108.500 ha, sản lượng 350.000 tấn (chiếm 15,7 % diện
tích và 16,62% sản lượng các loại quả trong cả nước). Giống trồng phổ
biến là giống vải thiều Thanh Hà (chiếm 95% diện tích). Tập trung nhiều ở
các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, …
Vùng trồng vải chủ yếu của Việt Nam là vùng ñồng bằng sông Hồng,
Trung du Bắc Bộ và một phần khu IV cũ. Những nơi trồng nhiều như tỉnh Hải
Dương (huyện trồng nhiều nhất là Thanh Hà), Bắc Giang (Lục Ngạn, Lục
Nam), Phú Thọ (Thanh Hào), nông trường ðông Triều (Quảng Ninh), Vườn
Quốc Gia Cát Bà. Ngoài ra có vườn vải giống chín sớm dọc sông ðáy thuộc
huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ (Hà Nội).

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

10


Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam
TT

ðịa phương

Tổng diện Diện tích cho

Năng suất

Sản

tích


sản phẩm

(tạ/ha)

lượng

1

Bắc Giang

34.923

30.746

51,6

158.774

2

Hải Dương

14.219

12.634

37,7

47.632


3

Lạng Sơn

7.473

5.501

23,1

12.684

4

Quảng Ninh

5.174

3.847

45,1

17.349

5

Phú Thọ

1.705


1.306

72

9.400

6

Thái Nguyên

6.861

4.692

18,7

8.787

7

Vĩnh Phúc

2.923

1.325

83,7

11.087


8

Hà Tây

1.573

1.125

56,6

6.370

9

Hòa Bình

1.332

525

73,3

3.850

10

Thanh Hóa

1.709


950

40

13.800

Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả (2005)
Trường ðH Nông nghiệp Hà Nội ñến tháng 12/2009 cũng ñó hoàn
thành ñề tài ứng dụng một số quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch
ñể sản xuất và bảo quản vải chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, ñáp ứng nhu
cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chi cục Hợp tác xã và Phát triển
nông thôn Bắc Giang cũng chủ trì dự án xây dựng một số mô hình ứng
dụng khoa học và công nghệ trong bảo quản và chế biến tại huyện Lục
Ngạn...) cho cây vải.
Khoảng 70% sản lượng vải của nước ta hiện nay ñược tiêu thụ ngay
trong thị trường nội ñịa. Phần còn lại ñược xuất khẩu chủ yếu là sang Trung
Quốc, Hồng Kông, ðài Loan, ngoài ra một lượng vải nhỏ còn xuất khẩu
sang một số nước trong khu vực và thị trường Châu Âu. ðại ña số vải ñược
tiêu thụ dưới dạng quả tươi, một số ñem sấy khô làm ñồ hộp.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

11


2.3.2. Những nghiên cứu về bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papillosa
Drury
Bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma.papillosa Drury thuộc họ bọ xít
Pentatomidae, bộ Hemiptera, phân bố ở hầu hết các tỉnh miền bắc Việt Nam,

là một trong những loại sâu hại quan trọng nhất ñối với nhãn vải, chúng chích
hút mầm non, quả non gây hiện tượng rụng quả, nếu chích hút quả già thì gây
kém chất lượng.
Từ năm 1975 – 1979, Hồ Khắc Tín, Nguyễn Văn Viên và cộng sự [22]
ñi sâu nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh vật học và quy luật phát sinh của bọ xít
hại nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury. Kết quả cho thấy Bọ xít có 5 tuổi.
Tỷ lệ ñực cái của bọ xít là 1:1,3. Thời gian sinh trưởng phát dục của pha trứng
là 9-16 ngày; của bọ xít non là 57 – 58 ngày; của bọ xít trưởng thành là 10-13
tháng. Tính chung mỗi vòng ñời của bọ xít từ 11-12 tháng. Mỗi bọ xít cái có
thể ñẻ ñược 6-7 ổ trứng với tổng số 81-91 quả trứng. Hàng năm bọ xít vải bay
ra hoạt ñộng giao phối, ñẻ trứng bắt ñầu từ ñầu – giữa tháng 3 (nếu trời ấm
sớm) hoặc từ giữa – cuối tháng 3. Bọ xít non tuổi 1 xuất hiện từ cuối tháng 3
ñầu tháng 4. Bọ xít trưởng thành mới xuất hiện từ ñầu – giữa tháng 6. Mật ñộ
bọ xít (kể cả bọ xít non + trưởng thành cũ) ñạt ñỉnh cao nhất vào cuối tháng 4
ñầu tháng 5. Mật ñộ trứng ñạt ñỉnh cao nhất vào ñầu – giữa tháng 4. Bọ xít
non tuổi 1 chiếm tỷ lệ cao nhất vào ñầu tháng 5.
Năm 1995, Vũ Quang Côn và công sự nghiên cứu một số ñặc ñiểm
phát sinh, phát triển của bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury ñi sâu
nghiên cứu sự phát triển của cá thể, của các cơ quan sinh sản, sự phát triển lứa
và biến ñộng số lượng loài. Kết quả cho thấy thời gian cùng tồn tại gối lứa
của bọ xít trưởng thành thế hệ cũ và mới kéo dài khoảng 30 ngày, trong ñó bọ
xít trưởng thành của thế hệ mới chiếm tới 61,4% còn bọ xít trưởng thành thế
hệ cũ chỉ 38,6%. Bằng thực nghiệm cho thấy mỗi con cái thế hệ mới ghép ñôi
giao với con ñực thế hệ cũ ñẻ ñược 2- 3 ổ trứng. Hiện tượng tiêu sinh trứng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

12


của trưởng thành cái xảy ra khi cách ly chúng với nhãn vải. Mật ñộ bọ xít cao

nhất vào trung tuần tháng 4 (48-56 con/cây) (một số ñặc ñiểm phát sinh, phát
triển của bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury [24,26].
Bọ xít qua ñông ở dạng trưởng thành ở các tán cây rậm rạp. Khi mùa
xuân ấm áp vào cuối tháng 2 ñầu tháng 3, chúng bắt ñầu ñẻ trứng ñúng lúc
cây vải chuẩn bị ra hoa. Sâu non nở rộ cùng với bọ xít trưởng thành gây hại
nặng trên vải từ giữa tháng 3. Thời kỳ gây hại của bọ xít kéo dài ñến cuối
tháng 6 từ khi cây vải nở hoa và suốt thời kỳ phát triển của quả (Kinh nghiệm
trồng vải thiều ở Lục Ngạn. NXB Nông nghiệp 2002) [8].
Theo Viện bảo vệ thực vật (1967 - 1968) [24] qua ñiều tra thành phần
sâu bệnh cho thấy trên vải có xuất hiện 12 loại sâu và 16 loại bệnh. Trong ñó
có nhiều loài rất phổ biến thường xuyên phát sinh dịch và gây thiệt hại tới
năng suất và chất lượng quả như: Nhện lông nhung, sâu ñục gân lá, bọ xít hại
nhãn vải, rệp muội… Ngoài việc phát hiện thành phần sâu hại tác giả còn tiến
hành ñánh giá thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra tại Thanh Hà, Chí Linh, ðông
Triều Quảng Ninh, Lục Nam Bắc Giang. Năm 2005 sản lượng vải chỉ ñạt 2025% so với năm 2004.
Năm 1982, sau một quá trình nghiên cứu có hệ thống, Hoàng ðức
Nhuận ñã phát hiện ở Việt Nam trên 220 loài thuộc 65 giống, 15 tộc và 6
phân họ. (Bọ rùa – Coccinellidae ở Việt Nam. NXB khoa học và kỹ thuật Hà
Nội – 1982).
Năm 1990, tác giả Vũ Công Hậu nghiên cứu thì có nhiều loại sâu hại
vải khác nhau trong ñó có các loài gây hại chủ yếu sau ñây: bọ xít nhãn vải
(Tessaratoma papillosa), bọ xít dài hôi (Leptocorisa acuta), sâu ñục vỏ
(Indarbela sp.), sâu cuốn lá (Olethreutes leucapsis), sâu ño xanh 2 sừng
(Thalassodes guadraria), rệp sáp (Ceroplastes rubens)... [22].
Năm 1995, Trần Huy Thọ và cộng sự ñã phát hiện ñược 19 sâu hại và 4
loài nhện hại tại Hà Nội, Hải Hưng, Hà Nam, Yên Bái. Những loài sâu hại
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

13



chính: bọ xít hại nhãn vãi, rệp sáp, ve sầu bướm, sâu tiện vỏ, sâu ñục thân
cành, sâu ñục thân nhện lông nhung và ruồi ñục quả. (Một số kết quả nghiên
cứu về sâu hại chủ yếu trên một số cây ăn quả ở miền Bắc nước ta. Tuyển tập
công trình nghiên cứu, Viện BVTV 1990-1995).
Năm 1996-2000, ðào ðăng Tựu, Trần Huy Thọ và cộng sự (2000)[26]
ñã ñiều tra thu thập ñược 51 loài sâu hại nhãn vải, trong ñó xác ñịnh ñược 11
loài sâu hại và nhện hại chính, ñó là: Bọ xít vải, rệp muội, rệp sáp, nhện lông
nhung, nhện chổi rồng, ve sầu bướm, ve sầu nâu, sâu ñục quả, ruồi hại quả,
bướng chích quả, sâu tiện vỏ, sâu ñục thân. Trong ñó, bọ xít vải Tessaratoma
papillosa Drury là sâu hại chủ yếu nhất tại các vùng trồng vải nhãn. Bọ xít
sinh sản mỗi năm 1 lứa vào vụ xuân, ñây cũng là thời gian gây hại nghiêm
trọng nhất của chúng.
Năm 2001, Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang ñã ghi nhận ñược hơn 17
loài sâu hại chủ yếu là ve sầu nhảy, bọ xít nhãn vải và nhện lông nhung......
Năm 2003, ðào ðăng Tựu, Lê Văn Trịnh và Trần Huy Thọ [26] ñã
ñiều tra thu thập ñược 51 loài sâu hại và nhện hại trong ñó có 46 loài tập trung
ở 6 bộ côn trùng và 5 loài ở lớp nhện. Bộ cánh vảy Lepidoptera có nhiều nhất
18 loài chiếm 35,3%, bộ cánh ñều Homoptera có 15 loài chiếm 29,4%; bộ
cánh cứng Coleoptera có 8 loài chiếm 15,7%; bộ cánh nửa Hemiptera có 3
loài chiếm 5,8%; bộ 2 cánh Diptera, bộ cánh tơ Thysanoptera chiếm 1,9%.
Lớp nhện có 5 loài chiếm 10%. Trong số 51 loài gây hại ñã phát hiện có 11
loài sâu hại rất phổ biến trong ñó có 9 loài là ñối tượng tập trung gây hại ở
thời kỳ ra hoa cho tới lúc thu hoạch bao gồm: bọ xít vải, rệp muội, rệp sáp,
sâu ñục cuống quả, ruồi hại quả, nhện lông nhung, nhện chổi rồng, bướm
chích quả, ve sầu bướm 2 chấm trắng.
Theo GS. Trần Thế Tục (2003) [19] ñã thống kê ñược 26 loại sâu hại
trên vải. Các loại gây hại nặng là bọ xít, sâu ñục quả và nhện lông nhung.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..


14


Ngoài ra còn các loại gây hại phổ biến như câu cấu, sâu ñục cành, sâu cuốn
lá, rệp sáp, sâu ño, sâu cuốn lá…
Theo Viện Bảo vệ thực vật, (2003) [22] ñó xác ñịnh ñược 35 loài côn
trùng gây hại trên vải, thuộc 20 họ, 5 bộ trong ñó côn trùng thuộc Bộ cánh
vảy (Lepidoptera) có số lượng loài nhiều nhất tới 15 loài thuộc 10 họ, 9 loại
bệnh hại. Những loài sâu bệnh hại nguy hiểm là: Bọ xít nhãn, vải
(Tessaratoma papillosa Drury), sâu ñục cuống quả vải (Conopomorpha
sinensis Bradley),…..
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ
Mặc dù cây vải là cây ăn quả ñó có từ lâu nhưng việc nghiên cứu phòng
trừ sâu bệnh nói chung và sâu hại nói riêng vẫn còn rất ít. Mọi hoạt ñộng
phòng trừ sâu bệnh ñều hầu hết do nông dân dựa vào kinh nghiệm và truyền
cho nhau.
ðể phòng trừ tốt một số sâu bệnh chính hại vải: Phun thuốc trừ sâu
chứa hoạt chất Fipronil (Regent 800WG, Regent 800WG, Tango 800WG,
Rhironil 800WG…) nồng ñộ 1,5g/20lít nước hoặc nhóm hoạt chất sinh học
Abamectin (Actamec 20EC: Shepatin 36EC, Silsau 3,6EC…) 10ml/15lít nước
phun ướt tán cây lúc quả lớn bằng hạt ñậu có tác dụng trừ các loại sâu hại
như: Sâu ñục cuống quả, nhện lông nhung, bọ xít… Biện pháp phòng trừ:
Trước khi thu hoạch quả 20-25 ngày cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc hóa
học như Dipterex 0,2%, Sherpa 0,2%, Padan 95SP 0,1%, Pegasus 0,1%. Sau
khi thu hoạch làm vệ sinh vườn, tỉa bỏ lá già, cành lá rậm rạp hạn chế nơi trú
ngụ và qua ñông của sâu [1,31].
Theo Viện Bảo vệ thực vật (2001) thì tỉa cành tạo tán sau các vụ thu
hoạch làm cho tán lá cây thông thoáng giảm thiệt hại do sâu bệnh. Phun
Benlat 50 WP nồng ñộ 0,1%, lượng phun 1,4 lít thuốc ñã pha/cây (tuỳ từng

cây lớn nhỏ khác nhau) và phun ở giai ñoạn khi vết bệnh bắt ñầu xuất hiện và
khi sâu ña số tuổi nhỏ [28].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

15


Từ kết quả ñiều tra nghiên cứu cho thấy mức ñộ gây hại của các loài
côn trùng là rất lớn cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh mang lại hiệu quả
kinh tế. Phòng trừ sâu hại phải ñược thực hiện theo một quy trình tổng hợp ñể
bảo vệ cây trồng, mối cân bằn sinh học và môi trường sống. Năm 2002 theo
Trần Thế Tục [18] thì phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, tức là vừa
áp dụng biện pháp hóa học và sử dụng biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý, sinh học
thì mới có hiệu quả. Muốn áp dụng biện pháp hóa học có hiệu quả thì phải tuần
theo nguyên tắc 4 ñúng: ñúng thuốc, ñúng liều lượng, ñúng kỹ thuật và ñúng thời
ñiểm. Với bọ xít nhãn vải phải kêt hợp mấy biện pháp: cơ giới, hóa học, sinh học.
Tháng 1-2 bọ xít trú ñông nên rung cây, rung cành làm cho bọ xít rơi xuống ñất
bắt diệt. Tháng 4-5 trở ñi hoa vải nở xong thì phun thuốc Sherpa nồng ñộ 0,10,2% có thể tiêu diệt ñược bọ xít trưởng thành và bọ xít [18].
Theo tác giả Trần Thế Tục, năm 2003 [19] thì nên kiểm tra bắt và tiêu
diệt bọ xít từ tháng 1-2. Thời gian này bọ xít ít hoạt ñộng, lợi dụng tính giả
chết của bọ xít, trải nilon trên mặt ñất ở gốc cây, rung cho bọ xít rơi xuống rồi
bắt. Phun thuốc phòng trừ bọ xít non vào ñầu tháng 4 bọ xít trưởng thành vào
tháng 8-9. Dùng Basudin pha với nồng ñộ 0,2% ñể phun phòng trừ, thuốc có
thể làm cho trứng ung không nở ñược, nên phun trước khi thu hoạch quả từ
15-20 ngày.
Trứng bọ xít bị nhiều loài ong ký sinh, ñó là Anatatus af. Japonicus và
ong Oeneyrtus fongi Tryapizin. Hai loài ong Anatatus af. Japonicus và ong
Oeneyrtus fongi Tryapizin ñã ñóng góp vai trò làm giảm số lượng bọ xít vải
Tessaratoma papillosa Drury. Trong tự nhiên, trứng bọ xít ở thời kỳ ñầu vụ bị
ký sinh thấp, nhưng vào cuối vụ tỷ lệ trứng bị ký sinh tăng lên rất cao. Kết

quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật [30,31,32], ở ñầu vụ trước ngày
30/4 tỷ lệ ký sinh từ 2,1-2,8%, ở giữa vụ 20 tháng 5 tỷ lệ ký sinh 3,6 – 8,6%,
nhưng ở cuối vụ 10 tháng 6 tỷ lệ ký sinh từ 39,8 – 42,7%. Theo Vũ Quang
Côn, Khuất ðăng Long, Trương Xuân Lam tỷ lệ trứng bọ xít bị ký sinh ở ñầu
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

16


vụ là 8%, giữa vụ cuối tháng 5 ñầu tháng 6 tỷ lệ ký sinh là 38,7 %, ñến ñầu
tháng 7 giảm xuống còn 4,28% .
Trong năm 2003, Nguyễn Xuân Thành và Phạm Quỳnh Mai ñã nghiên
cứu ong ký sinh trứng bọ xít nhãn vải và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
ñến chúng. Kết quả nghiên cứu qua nhiều năm cho thấy có hai loài ong ký
sinh trứng bọ xít nhãn vải T.papillosa Drury: ñó là ong ñen nhảy Ooencyrtus
fongi Tryapizin thuộc họ Encytidae và ong xanh Anastatus aff Japonicus
thuộc họ Eupelmidae. Cả hai loài ong này song song tồn tại trong suốt thời
gian bọ xít ñẻ trứng. Ong ñen nhảy xuất hiện sớm hơn và có tỷ lệ cao hơn
nhiều so với ong xanh. Ong xanh không nhũng có khả năng tiêu diệt trứng bọ
xít nhãn vải mà còn có thể tiêu diệt trứng bọ xít xanh vòi dài hại cây có múi
Rhynchocoris humeraliis Thunberg. Các yếu tố môi trường tác ñộng trực tiếp
ñến thời gian xuất hiện và tỷ lệ ký sinh của cả hai loài ong này ñó là thời tiết
cuối ñông ñầu xuân và việc sử dụng thuốc BVTV. Vì vậy cả 2 loài ong này có
vai trò quan trọng trong việc ñiều hòa mật ñộ chủng quần trứng của bọ xít hại
nhãn vải [27].
Bên cạnh ñó với mục ñích nghiên cứu phòng trừ thành phần côn trùng
hại vải, năm 2003, tác giả Nguyễn Xuân Thành ñã nghiên cứu thành phần côn
trùng hại nhãn vải và thành phần thiên ñich của chúng ở miền Bắc Việt Nam.
Kết quả sau nhiều năm nghiên cứu cho thấy thành phần côn trùng hại và thiên
ñịch rất phòng phú và ña dạng. Tổng số loài gây hại hiện ñã biết là 99 loài

trong ñó có ñến 98 loài thuộc côn trùng và 1 loài nhện. Các loài này có 5 bộ
như sau: Coleoptera có 30 loài thuộc 9 họ chiếm 33, 33% tổng số loài bắt
gặp; Lepidoptera co 42 loài chiếm 42,42% tổng số. Bộ Homoptera có 6 họ 11
loài chiếm 11,11% tổng số. Bộ hemiptera có số lượng ít nhất chỉ có 6 loài
trong 4 họ chiếm tỷ lệ thấp 6,66%. Bộ nhện nhỏ Acarina thuộc lớp nhện chỉ
mới thu ñược 1 loài, chiếm số lượng họ ít nhất trong các loài gây hại. Bọ xít
nhãn vải T.papillosa và nhện lông nhung Eriophies litchii là những ñối tượng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………..

17


×