Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ xuân tại huyện thanh thuỷ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.59 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

TRẦN THÁI NINH

NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ LIỀU
LƯỢNG PHÂN BÓN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ðẬU TƯƠNG TRONG
ðIỀU KIỆN VỤ XUÂN TẠI HUYỆN THANH THUỶ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ðÌNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan, ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố. Mọi trích
dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2011
Học viên

Trần Thái Ninh


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực học tập, nghiên cứu
của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập
thể.
Nhân dịp này cho phép tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ ðình Chính,
với cương vị người hướng dẫn khoa học, ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới khoa Nông Học, Viện ñào tạo
sau ñại học, ñặc biệt là bộ môn Cây Công Nghiệp Trường ðHNN Hà Nội ñã
giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Thọ, Ủy ban
nhân dân Huyện Thanh Thủy, bà con nông dân Thị trấn La Phù - Huyện
Thanh Thủy, các bạn bè ñồng nghiệp và gia ñình ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện
thuận lợi ñể tôi hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2011
Học viên

Trần Thái Ninh

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

1

MỞ ðẦU

1


1.1

ðặt vấn ñề

1

1.2

Mục ñích, yêu cầu của ñề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

1.4

Giới hạn của ñề tài

3

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


2.1

Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương

4

2.2

Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và ở Việt Nam

10

2.3

Một số nghiên cứu về giống ñậu tương trên thế giới và ở Việt Nam

13

2.4

Một số nghiên cứu về phân bón cho ñậu tương trên thế giới và Việt Nam

21

2.5

Tình hình sản xuất ñậu tương tại tỉnh Phú Thọ

24


3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

3.1

Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

26

3.2

Nội dung nghiên cứu

26

3.3

Phương pháp nghiên cứu

27

3.4

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

29


3.5

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

30

3.5.3

Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu

31

3.5.4

Hạch toán kinh tế

33

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iii


3.6

Phương pháp xử lý số liệu

33

4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

34

4.1

Kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển và năng suất
của một số giống ñậu tương trong ñiều kiện vụ xuân trên ñất
Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.

34

4.1.1

Tỉ lệ mọc mầm và thời gian từ gieo ñến mọc của các giống ñậu tương

34

4.1.2

Thời gian sinh trưởng của các giống ñậu tương

35

4.1.3

ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ñậu tương

37


4.1.4

Chỉ số diện tích lá của các giống ñậu tương

39

4.1.5

Khả năng hình thành nốt sần của các giống ñậu tương

40

4.1.6

Khả năng tích lũy chất khô của các giống ñậu tương

42

4.1.7

Khả năng chống ñổ của các giống ñậu tương

44

4.1.8

Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại của các giống ñậu tương

44


4.1.9

Khả năng sinh trưởng của các giống ñậu tương

46

4.1.10 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ñậu tương

47

4.1.11 Năng suất của các giống ñậu tương

49

4.2

Kết quả nghiên cứu liều lượng phân bón của một số giống ñậu tương
trong ñiều kiện vụ xuân trên ñất Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.

4.2.1

Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến thời gian và tỷ lệ
mọc mầm của 2 giống ñậu tương D140 và ðT26

4.2.2

54

Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến chỉ số diện tích lá

của 2 giống ñậu tương D140 và ðT26.

4.2.5

53

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến khả năng sinh trưởng
của 2 giống ñậu tương D140 và ðT26

4.2.4

52

Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến thời gian sinh
trưởng của 2 giống ñậu tương D140 và ðT26

4.2.3

52

56

Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến khả năng tích lũy

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iv


chất khô của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

4.2.6

Ảnh hưởng các liều lượng phân bón ñến khả năng hình thành nốt
sần của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

4.2.7

61

Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

4.2.9

60

Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến khả năng chống chịu
của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

4.2.8

58

63

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất của hai giống
ñậu tương D140 và ðT26

64


4.2.10 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến hàm lượng prôtêin và
lipít của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

66

4.2.11 Hiệu quả kinh tế

67

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

69

5.1

Kết luận

69

5.2

ðề nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


71

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa ñầy ñủ

ðC

ðối chứng

ðVT

ðơn vị tính

FAO

Food and Agriculture Ogranization

G

Giống

KL

Khối lượng


KLNS

Khối lượng nốt sần

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SLNS

Số lượng nốt sần

STT

Số thứ tự

TT

Thị trấn

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương trên thế giới

10

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương của một số nước

11

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương ở Việt Nam

12

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương của tỉnh Phú Thọ

24

Bảng 4.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống ñậu tương

34

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống ñậu tương

36

Bảng 4.3. ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ñậu
tương thí nghiệm


38

Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống ñậu tương

40

Bảng 4.5. Khả năng hình thành nốt sần của các giống ñậu tương

41

Bảng 4.6. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống ñậu tương

43

Bảng 4.7. Khả năng chống ñổ của một số giống ñậu tương

44

Bảng 4.8. Mức ñộ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống ñậu tương

45

Bảng 4.9. Khả năng sinh trưởng của các giống ñậu tương

46

Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ñậu tương

48


Bảng 4.11. Năng suất của các giống ñậu tương tham gia thí nghiệm

50

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến thời gian và tỷ lệ mọc
mầm của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

52

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến thời gian sinh trưởng
của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

53

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến khả năng sinh trưởng
của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

55

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến chỉ số diện tích lá của
hai giống ñậu tương D140 và ðT26

57

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vii


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến khả năng tích lũy

chất khô của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

59

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến số lượng và khối
lượng nốt sần của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

60

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến mức ñộ nhiễm sâu
bệnh và khả năng chống ñổ của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

62

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

64

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến năng suất của hai
giống ñậu tương D140 và ðT26

65

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến hàm lượng prôtêin và
lipít của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

67

Bảng 4.22. Hạch toán kinh tế của các liều lượng phân bón khác nhau cho hai

giống D140 và ðT26 (tính cho 1 ha)

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

68

viii


DANH MỤC HÌNH
STT
4.1

Tên bảng

Trang

ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số giống ñậu
tương

38

4.2

Năng suất thực thu của một số giống ñậu tương

51

4.3


Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến năng suất lý thuyết
và năng suất thực thu của hai giống ñậu tương D140 và ðT26

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

66

ix


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây ñậu tương hay ñậu nành (Glycine max (L) Merrill) là cây công
nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao và ñược con người
quan tâm nhất trong số 2000 loại ñậu ñỗ khác nhau. Sản phẩm từ ñậu tương
có thể ñược sử dụng rất ña dạng trong nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp chế
biến, làm thực phẩm, năng lượng và y học. Ngoài ra, ñậu tương có ý nghĩa rất
lớn trong hiệu quả luân canh, xen canh với các cây trồng khác.
Trong hạt ñậu nành có thành phần hóa học khá phong phú như: Prôtêin
(40 - 45%), lipit (12 - 25%), gluxit (10 - 15%), các loại muối khoáng Ca, Fe,
Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; sáp, nhựa, cenlulôza. ðậu
tương ñược coi là một nguồn cung cấp prôtêin hoàn chỉnh vì chứa ñầy ñủ các
axit amin cơ bản: Isolơxin, lơxin, lysin, metionin, phenilalanin, triptophan,
valin. Trong ñó các axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể chiếm một
lượng ñáng kể. Chính vì có thành phần hóa học như vậy nên hạt ñậu tương
ñược dùng làm nguyên liệu ñể chế biến thành các sản phẩm: ðậu phụ, sữa ñậu
nành, bánh kẹo, nước giải khát, nước chấm, dầu ñậu nành,…ñáp ứng một
phần nhu cầu ñạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người và làm thức
ăn bổ sung cho gia súc [37].
Ngoài ra, cây ñậu tương còn có tác dụng cải tạo ñất, góp phần tăng

năng suất các cây trồng khác. ðiều này có ñược là do hoạt ñộng cố ñịnh N2
của loài vi khuẩn Rhizobium japonicum cộng sinh trên rễ cây họ ñậu. Thân lá
ñậu tương ñược dùng làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh cải tạo ñất rất
tốt. Các nghiên cứu cho thấy, sau mỗi vụ trồng ñậu tương ñã cố ñịnh và bổ
sung vào ñất từ 60 - 80 kg N/ha, tương ñương 300 - 400 kg ñạm Sulphát [10].
Trong lĩnh vực y học, ñậu tương là cây thực phẩm có hàm lượng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

1


cholesterone thấp nên việc sử dụng các sản phẩm từ ñậu nành sẽ làm giảm
nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hạt ñậu tương ñen có tác dụng rất tốt cho tim,
gan, thận, dạ dày và ruột. Prôtêin ñậu tương dễ tiêu hóa hơn prôtêin thịt và
không có các dạng axit uric nên tốt trong việc chữa bệnh suy dinh dưỡng trẻ
em và người già. Ngoài ra, chất lixithin trong ñậu tương có tác dụng làm cơ
thể trẻ lâu, sung sức, tăng trí nhớ, tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng
sức ñề kháng của cơ thể [8].
Với giá trị cao như vậy nên ñậu tương hiện là một trong năm cây trồng
quan trọng trên thế giới cùng với lúa mỳ, lúa nước, ngô và cao lương. Ở Việt
Nam ñậu tương chỉ xếp sau lúa và ngô.
ðậu tương là loại cây dễ trồng, ít kén ñất, khả năng chịu hạn khá, có tính
bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay năng suất ñậu tương ñã ñược
nâng cao với nhiều giống mới và kỹ thuật canh tác mới ra ñời. Tuy nhiên
muốn sản xuất ñậu tương có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nữa ngoài
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như làm ñất, tưới tiêu, phòng trừ sâu
bệnh, ...thì giống và phân bón là hai khâu cần ñược chú trọng hơn cả. Do vậy
nắm vững các ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của từng giống ñậu tương, xác
ñịnh lượng phân bón hợp lý cho từng giống trong từng thời vụ cụ thể là rất
cần thiết. ðể giải quyết vấn ñề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:

"Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân
bón của một số giống ñậu tương trong ñiều kiện vụ xuân tại huyện Thanh
Thuỷ, tỉnh Phú Thọ"
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu ñề tài nhằm xác ñịnh một số giống ñậu tương sinh trưởng
phát triển tốt cho năng suất cao và liều lượng phân bón hợp lý cho ñậu tương
trong ñiều kiện vụ xuân trên ñất Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

2


1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số
giống ñậu tương trong ñiều kiện vụ xuân trên ñất Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân bón ñến sinh trưởng,
phát triển, mức ñộ chống chịu và năng suất ñối với hai giống ñậu tương D140
và ðT26.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh có cơ sở khoa học một số giống ñậu tương năng suất cao
và liều lượng phân bón hợp lý cho ñậu tương xuân.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học
về cây ñậu tương, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ ñạo sản
xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ ñóng góp hoàn thiện hơn cho quy trình
thâm canh ñậu tương xuân trên ñất Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
- Góp phần tích cực trong việc chỉ ñạo, hướng dẫn sản xuất nhằm

tăng năng suất và mở rộng diện tích sản xuất ñậu tương xuân trên ñất Thanh
Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài tập trung nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và khả
năng chống chịu của một số giống ñậu tương trong vụ xuân tại huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ .
ðề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của 4 công thức phân bón ñến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống D140 và giống ðT26 trong
ñiều kiện vụ xuân tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ .

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương
a, Yêu cầu về nhiệt ñộ:
ðậu tương có nguồn gốc ôn ñới, nhưng không phải là cây chịu rét. Tùy
theo giống chín sớm hay muộn mà tổng tích ôn biến ñộng từ 1800 - 2700oC
[7]. Nhiệt ñộ ảnh hưởng sâu sắc ñến sinh trưởng, phát triển của cây ñậu tương
và mức ñộ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây.
* Thời kỳ nảy mầm:
Khoảng giới hạn nhiệt ñộ cho ñậu tương nảy mầm là 5 - 400C. Hạt của
những giống chịu lạnh có thể nảy mầm ở 6 - 80C. Sự vươn dài của trục dưới lá
mầm - có tác dụng ñẩy hạt mọc lên khỏi mặt ñất - chịu ảnh hưởng của 2 yếu
tố: Nhiệt ñộ và ñặc tính di truyền của giống [7].
Nhiệt ñộ thấp hơn 170C và cao hơn 370C sẽ làm giảm trọng lượng khô tối
ña của cây [7]. Ở nhiệt ñộ dưới 100C sự vươn dài của trục dưới lá mầm bị ảnh
hưởng. Muốn mọc mầm ñược cần có nhiệt ñộ 10 - 120C. Nhiệt ñộ càng ấm

thì ñậu tương nảy mầm càng nhanh.
- Nhiệt ñộ 10 - 120C muốn mọc mầm ñược thì cần ñến 15 - 16 ngày.
- Nhiệt ñộ 150C cần ñến 9 - 10 ngày cho nảy mầm.
- Nhiệt ñộ 200C thì mất 6 - 7 ngày ñể nảy mầm.
- Nhiệt ñộ 300C thì hạt ñậu tương nảy mầm nhanh nhất nhưng cây yếu,
không có lợi.
- Nhiệt ñộ trên 400C thì hạt không mọc mầm ñược
Nói chung nhiệt ñộ thích hợp nhất cho hạt ñậu tương nảy mầm là từ
18 - 260C.
* Thời kỳ cây con:
Thời kỳ cây con từ lá ñơn ñến 3 lá kép ñậu tương chịu rét khá. Thời kỳ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

4


lá ñơn có thể chịu ñược nhiệt ñộ dưới 00C. ðến khi có lá kép có thể phát triển
ñược nhiệt ñộ từ 120C nhưng hệ số diện tích lá tăng theo nhiệt ñộ từ 18 300C. Nhiệt ñộ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây ở thời kỳ trước ra hoa là
22 - 270C [7], gặp nhiệt ñộ dưới 170C sẽ gây trở ngại cho sự sinh trưởng thân
lá. Nhiệt ñộ thích hợp nhất cho quang hợp của cây là từ 25 - 300C.
* Thời kỳ ra hoa, tạo quả:
Từ khi ra hoa, kết hạt cây cần nhiệt ñộ từ 28 - 370C. Nếu gặp nhiệt ñộ
thấp hoặc cao quá sẽ làm ảnh hưởng xấu ñến quá trình ra hoa, tạo quả .
- Nhiệt ñộ 100C ngăn cản sự phân hóa hoa. Dưới 180C ñã có khả năng
làm cho quả không ñậu [7].
- Nhiệt ñộ trên 380C thì ảnh hưởng xấu ñến hình thành ñốt, phát triển
lóng và phân hóa hoa cũng như việc vận chuyển dinh dưỡng về hạt làm cho
chất lượng hạt kém.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng rõ rệt tới sự cố ñịnh Nitơ của cây ñậu tương. Vi
khuẩn Rhizobium zaponicum bị hạn chế bởi nhiệt ñộ trên 330C. Nhiệt ñộ từ

25 - 270C hoạt ñộng của vi khuẩn nốt sần là tốt nhất [7].
Sự vận chuyển các chất trong cây càng chậm khi nhiệt ñộ càng thấp và
ngừng lại ở nhiệt ñộ 2 - 30C. Sự hút chất dinh dưỡng của rễ ñậu tương chịu
ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñất và nhiệt ñộ tối thiểu là khác nhau ñối với các
cation khác nhau [7].
Trong giai ñoạn sinh trưởng cuối của cây nếu gặp nhiệt ñộ thấp quá sẽ
làm cho hạt khó chín, chín không ñều và chất lượng của hạt cũng chịu ảnh
hưởng xấu.
Các kết quả nghiên cứu ở nước ta cho thấy ñiều kiện của nước ta không
thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây ñậu tương như ở nhiều vùng ôn
ñới khác nhưng nhiệt ñộ trong cả năm lại ñủ ñảm bảo cho cây ñậu tương mọc
ñược ở nhiều nơi. Như vậy yếu tố hạn chế nghiêm trọng trong việc trồng ñậu
tương ở nước ta không hẳn là nhiệt ñộ.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

5


b, Yêu cầu về ñộ ẩm:
Tuy là cây trồng cạn song nước cũng là một trong những nhu cầu quan
trọng. Trong suốt cả quá trình sinh trưởng từ khi gieo ñến khi thu hoạch ñậu
tương cần lượng mưa từ 350 - 400 mm ñến 600 mm. Hiệu suất sử dụng nước
của ñậu tương là từ 600 - 1000g nước/1g chất khô [7].
Ở giai ñoạn nảy mầm và cây con, tỷ lệ sử dụng nước thấp do tán cây còn
nhỏ và phần lớn số nước mất ñi do bay hơi trên mặt ñất. Nhu cầu nước của
cây ñậu tương tăng dần khi cây ở giai ñoạn từ 3 - 5 lá kép, tăng nhanh và cao
nhất ở giai ñoạn sinh trưởng sinh thực từ khi cây ra hoa ñến khi quả vào chắc.
Giai ñoạn quả bắt ñầu chín, nhu cầu nước lại giảm ñi cùng với sự tàn của lá và
lượng nước bay hơi giảm.
Sinh trưởng của cây phụ thuộc vào cường ñộ quang hợp, hiệu suất quang

hợp, tổng diện tích lá và thế năng quang hợp (thời gian lá xanh). Tất cả các
quá trình này bị ảnh hưởng nếu thiếu nước.
Khi thế nước trong lá xuống thấp hơn - 0,5MPa, nó ảnh hưởng tới sự
hình thành diệp lục. Khi thế nước trong lá ở khoảng - l,0MPa gây ra rối loạn
cấu trúc hạt diệp lục (Mayer và cs, 1991a). Cường ñộ quang hợp giảm nhanh
khi thế nước trong lá tiếp tục giảm tới - 1,8 MPa và sau ñó giảm ñều nếu thế
nước tiếp tục giảm.
Hô hấp cũng giảm với sự giảm của thế nước lá nhưng ở mức ñộ khác.
Cường ñộ hô hấp giảm khi thế nước giảm từ -0,6 tới - 1,6 MPa sau ñó không
ñổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi thiếu nước quang hợp bị giảm nhiều hơn
so với hô hấp và nhiệt ñộ cao ảnh hưởng ñến hô hấp mạnh hơn so với thiếu
nước.
Sự vận chuyển các chất vẫn tiếp tục khi thế nước giảm tới mức hạn chế
quang hợp. Nhiều nghiên cứu cho rằng tốc ñộ vận chuyển các chất không bị
giảm nhiều cho tới lúc thế nước giảm -2,0; -3,0 MPa.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

6


Ở ñiều kiện thiếu nước, quá trình cố ñịnh ñạm giảm một phần do lượng
sản phẩm quang hợp chuyển về rễ giảm, một phấn do ảnh hưởng trực tiếp của
thế nước ở trong nốt sần. Huang và cộng sự (1975) cho thấy hoạt ñộng cố
ñịnh ñạm giảm khi thế nước giảm và ngừng hoạt ñộng khi trọng lượng nốt sần
giảm dưới 80% so với khi ñủ nước.
* Thời kỳ nảy mầm:
Thời kỳ nảy mầm yêu cầu ñất ñủ ẩm thì hạt mọc ñều và nhanh. ðộ ẩm
ñất thích hợp cho hạt ñậu tương nảy mầm là từ 50 - 75%. ðất bị ướt, chặt dí
hoặc khô hạn kéo dài làm cho hạt khó nảy mầm và bị thối. Lượng nước mà
hạt cần ñể nẩy mầm khoảng từ 100 - 150% khối lượng của hạt.

* Thời kỳ cây con:
Nhu cầu về nước tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và thay
ñổi tùy thuộc vào ñiều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác.
* Thời kỳ ra hoa, tạo quả:
Những ngày có nhiệt ñộ cao, gió khô làm cây héo lá tạm thời, làm giảm
hoạt ñộng ñồng hóa và ảnh hưởng tới năng suất. Các chỉ tiêu sinh trưởng và
năng suất như: Chiều cao cây, số ñốt, ñường kính thân, số hoa, tỷ lệ ñậu quả,
số hạt, trọng lượng hạt ñều có tương quan dương với ñộ ẩm ñất. Hệ số diện
tích lá có tỷ lệ thuận với tốc ñộ tăng trưởng của cây do ñó khô hạn làm giảm
diện tích lá sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng của cây.
Hạn vào thời kỳ ra hoa và bắt ñầu quả mẩy gây rụng hoa, rụng quả
nhiều. Giai ñoạn quả mẩy, cây ñậu tương có yêu cầu nước cao nhất. Hạn lúc
này làm giảm năng suất lớn nhất.
ðậu tương là cây có khả năng chịu hạn trong một thời gian ngắn mà
không ảnh hưởng ñến năng suất. Trong thời kỳ ra hoa, khi bị hạn hoa bị rụng
nhiều, nhưng ngay sau ñó nếu ñược cung cấp ñủ ẩm trở lại thì trên những ñốt
hoa kế tiếp, tiếp tục ra hoa, ñậu quả [7].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

7


* Thời kỳ quả chín:
Nếu gặp mưa thì một số giống có thể nẩy mầm ngay trên cây, hạt bị mốc
thối gây giảm năng suất ñáng kể.
c, Yêu cầu về ánh sáng:
Ánh sáng ảnh hưởng sâu sắc ñến hình thái cây ñậu tương, nó làm thay
ñổi thời gian nở hoa và chín, ảnh hưởng ñến chiều cao cây, diện tích lá và
nhiều ñặc tính khác của cây, bao gồm cả năng suất hạt [7].
Ánh sáng quyết ñịnh ñến quang hợp, sự cố ñịnh nitơ và sản lượng chất

khô cũng như nhiều ñặc tính khác phụ thuộc vào quang hợp. Phản ứng của
ñậu tương với ánh sáng thể hiện ở cả 2 phía: ðộ dài chiếu sáng trong ngày và
cường ñộ ánh sáng.
* ðộ dài chiếu sáng trong ngày.
ðậu tương có phản ứng chặt chẽ với ñộ dài ngày, là một cây ngày ngắn
ñiển hình. Thời kỳ cây con là mẫn cảm nhất với ánh sáng ngày ngắn, giảm
dần ở giai ñoạn nụ và hầu như ngừng ở giai ñoạn ra hoa.
Nếu thời gian chiếu sáng 1 ngày ít hơn 12 giờ thì mọi giống chín muộn
hay chín sớm sau mọc 25 - 30 ngày ñều ra hoa. Trong ñiều kiện ngày dài (thời
gian chiếu sáng > 18 giờ/ ngày) liên tục thì cây sinh trưởng sinh dưỡng hầu
như vô tận, không cho ra hoa. Số giờ chiếu sáng thích hợp cho thời kỳ ra hoa
và hình thành hạt là 6 - 12 giờ.
ðộ dài ngày còn ảnh hưởng ñến tỷ lệ ñậu quả và tốc ñộ lớn của quả.
Ngày ngắn làm tăng tỷ lệ ñậu và tốc ñộ tích lũy chất khô vào quả. Sau khi ra
hoa nếu gặp ñiều kiện ngày dài, nhiệt ñộ không khí cao, ñậu tương rụng quả,
ít hạt.
Hiện nay tập ñoàn giống ñậu tương là vô cùng phong phú. Ở Việt Nam
các giống ñậu tương ñược chia thành 3 nhóm: Nhóm chín sớm, nhóm chín
trung bình và nhóm chín trung bình muộn. Các giống chín sớm ít phản ứng với
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

8


ñộ dài ngày nên trồng ñược ở cả 3 vụ, còn các giống chín muộn thì phản ứng rõ
rệt nên phải có cơ cấu bố trí thời vụ một cách hợp lý [7].
* Cường ñộ chiếu sáng.
ðậu tương có ñiểm bão hòa ánh sáng ở 23.680 Lux (20% ánh sáng mặt
trời buổi trưa). Quá trình phân hóa mầm hoa khi cường ñộ ánh sáng ñạt trên
1.706 Lux.

Cường ñộ ánh sáng quá yếu, lóng vươn dài, cây có xu hướng leo và năng
suất hạt thấp. Cường ñộ ánh sáng giảm 50% so với bình thường làm giảm số
cành, số ñốt quả, năng suất có thể giảm 50%. Cường ñộ ánh sáng mạnh, cây
sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao.
Vùng phân bố ñậu tương từ 480 vĩ Bắc ñến trên 300 vĩ Nam. Vì vậy tùy
theo giống mà phân bố vùng trồng hợp lý.
d, Yêu cầu về ñất:
ðậu tương là cây trồng không kén ñất, có thể trồng trên nhiều loại ñất
khác nhau. Nhưng thích hợp nhất là ñất trồng hoa màu, thoát nước tốt, ñộ pH
từ 6 - 7 [5].
Theo ðoàn Thị Thanh Nhàn, ñậu tương vẫn có thể trồng trên ñất ñỏ
Bazan, ñất nương rẫy, ñất vùng ñồi núi. Trên ñất thịt nặng ñậu tương khó mọc
nhưng khi ñã mọc lại thích ứng khá tốt. Trên ñất cát ñậu tương cho năng suất
không ổn ñịnh [7].
Từ những hiểu biết về các ñiều kiện nhiệt ñộ, ñộ ẩm và ánh sáng của cây
ñậu tương chúng tôi thấy huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ có ñiều kiện về sinh
thái, ñất ñai khá thích hợp cho cây ñậu tương sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất cao. Tuy nhiên cần có những biện pháp canh tác cho phù hợp. Bắt
ñầu từ khâu chọn giống và bố trí thời vụ sao cho giai ñoạn nảy mầm, ra hoa,
làm quả gặp những ñiều kiện khí hậu thuận lợi; ñến các khâu làm ñất, gieo hạt,
tưới tiêu, chăm sóc và thu hoạch hợp lý.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

9


2.2. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới:
Cách ñây 5000 năm, những người nông dân Trung Quốc ñã biết trồng
ñậu tương. Là cây thích ứng rộng nên ñậu tương nhanh chóng ñược trồng ở

nhiều nước ðông Nam Á, Bắc và Nam Mỹ. Trong ñó 45% diện tích trồng ñậu
tương và 55% sản lượng ñậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Châu Á ñứng thứ
hai sau Châu Mỹ về sản xuất ñậu tương: 18,81 triệu ha (20,6% diện tích ñậu
tương thế giới), sản lượng 25,52 triệu tấn (12,5% sản lượng ñậu tương thế
giới) [37].
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2000

74,36

21,68

161,29

2001

76,80


23,20

178,24

2002

78,96

23,00

181,67

2003

83,64

22,79

190,65

2004

91,59

22,43

205,51

2005


92,52

23,18

214,47

2006

95,30

23,29

221,98

2007

90,15

24,36

219,70

2008

96,48

23,98

231,39


2009

99,50

22,43

223,18

2010

102,82

25,70

263,95

8/2011

104,09

24,70

257,47

Năm

(Theo FAOSTAT, 2009, )

Từ bảng 2.1 thống kê diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương trên
thế giới qua các năm 2000 – 2011, chúng tôi thấy nhìn chung diện tích, năng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

10


suất, sản lượng ñậu tương trên thế giới có xu hướng tăng. Năm 2000 diện tích
gieo trồng ñậu tương là 74,36 triệu ha thì ñến năm 2010 ñã tăng lên 102,82
triệu ha, tăng 28,46 triệu ha. Năng suất ñậu tương năm 2010 là 25,70 tạ/ha,
tăng 4,02 tạ/ha so với năm 2000. Sản lượng ñậu tương cũng tăng nhanh từ
161,29 triệu tấn (năm 2000) lên 263,95 triệu tấn (năm 2010). Như vậy ñậu
tương ngày càng trở thành một cây trồng quan trọng trên thế giới.
Có hơn 100 nước trồng ñậu tương nhưng sản xuất ñậu tương của thế
giới chủ yếu tập trung ở một số nước như: Mỹ, Brazin, Achentina, Trung
Quốc và Ấn ðộ [37].
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương của một số nước
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ

30,90


29,58

91,42

Brazin

21,75

26,36

57,35

Argentina

16,77

18,48

30,99

Trung Quốc

9,19

16,30

14,98

Ấn ðộ


9,79

15,00

10,05

Paraquay

2,57

10,26

3,85

Canada

1,38

25,35

3,50

Việt Nam

1,46

14,61

0,21


Nước

(theo FAOSTAT, 2009)
Theo thống kê năm 2009 Mỹ là nước ñứng ñầu thế giới về diện tích,
năng suất và sản lượng ñậu tương (91,42 triệu tấn). Xếp sau về năng suất là
Brazin với 26,36 tạ/ha, Canada là 25,35 tạ/ha.
2.2.2. Tình hình sản xuất ñậu tương ở Việt Nam
ðậu tương là cây trồng lâu ñời ở Việt Nam, tuy nhiên việc sản xuất trước
ñây chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

11


Bằng, Lạng Sơn. Sau năm 1973 sản xuất ñậu tương nước ta mới có bước phát
triển ñáng kể. Diện tích bình quân thời kỳ 1985 - 1993 ñạt 106 nghìn ha, tăng
gấp 2 lần so với thời kỳ 1975 - 1980, năng suất bình quân tăng từ 500 kg/ha
lên 780 - 900 kg/ha [7].
Kết quả nghiên cứu của Bùi Chí Bửu và cộng tác viên (2005) thì năm
2003 cả nước gieo trồng 78 giống ñậu tương trong ñó có 12 giống có diện tích
gieo trồng trên 1.000 ha. ðó là DT84, Bông Trắng, MTð176, DT99, 17A,
AK03, ðT12, Nam Vang, ðH4, V74, AK05, VX93 [3].
Hiện nay theo số liệu thống kê của chính phủ, ñậu tương ñược trồng ở 28
tỉnh trên khắp cả nước, trong ñó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam.
Khoảng 65% ñậu tương nước ta trồng ở vùng cao, nơi ñất không cần màu mỡ;
35% trồng ở những vùng ñất thấp khu vực ñồng bằng sông Hồng [42].
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương ở Việt Nam
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2000

124,1

12,0

149,3

2001

140,3

12,4

173,7

2002

158,6


13,0

205,6

2003

165,6

13,3

219,7

2004

183,8

13,4

245,9

2005

204,1

14,3

292,7

2006


185,6

13,9

258,1

2007

187,4

14,5

275,5

2008

192,1

13,9

267,6

2009

146,2

14,9

213,6


2010

197,8

15,0

296,9

Năm

(Niên giám thống kê sơ bộ 2009 và Tổng Cục thống kê Việt Nam)

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

12


Qua bảng 2.2 trên ñây chúng ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng
ñậu tương ở Việt Nam có xu hướng tăng từ năm 2000 - 2010. Trong ñó năng
suất ñậu tương tăng từ 12,0 tạ/ha (2000) ñến 15,0 tạ/ha (2010). Tuy nhiên so
với năng suất trung bình của thế giới thì năng suất ñậu tương ở Việt Nam còn
cách một khoảng rất xa; sản lượng ñậu tương vẫn thấp hơn so với mục tiêu ñề
ra cho năm 2010 là 325000 tấn của bộ NN & PTNT [42].
Do nhu cầu trong nước về thực phẩm cũng như thức ăn chăn nuôi tăng
mạnh nên nhu cầu nhập khẩu ñậu tương ngày càng lớn. Năm 2010, Việt Nam
nhập khẩu 228 nghìn tấn, trong ñó 78% nhập từ Mỹ, 22% còn lại là từ
Canada, Trung Quốc, Argentina, Uruguay và một số nước khác [38]. Dự kiến
năm 2011 sẽ nhập 700 nghìn tấn và ñến năm 2012 là 1500 nghìn tấn [42].
Với mục tiêu giảm nhập khẩu, tăng sản lượng ñậu tương của nước ta
trong những năm tới, các nhà khoa học ñang tiến hành các nghiên cứu nhằm

tìm ra giống ñậu tương cao sản mới có năng suất cao, chi phí sản xuất thấp ñể
ứng dụng vào thực tiễn sản xuất [42].
2.3. Một số nghiên cứu về giống ñậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Một số nghiên cứu về giống ñậu tương trên thế giới
Mục tiêu của các nhà chọn tạo giống ñậu tương hiện nay là tìm ra những
giống ñậu tương mới có năng suất cao, mang các ñặc tính chịu hạn, kháng
giun tròn, thối rễ, sâu hại rễ ñậu tương và các ñặc tính kháng sâu bệnh.
Các giống ñậu tương ñột biến siêu tạo nốt sần bắt nguồn từ giống
William có tiềm năng cố ñịnh N2 lớn hơn và chống chịu một phần với mức
NO3- cao. Phân tích di truyền của các giống ñột biến NOD1-3, NOD4 và
En6500 cho thấy ba giống ñột biến này do cùng một allen lặn ở vị trí rj ñiều
khiển và chính locut rj ñiều khiển ñặc tính siêu tạo nốt sần [14].
A relli, P.R. và cộng sự nghiên cứu tính kháng của ñậu tương với ký sinh
trùng bao nang (SCN) cho thấy trong 32 mẫu ñậu tương nhập nội (Pl) có 25
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

13


Pl có tính kháng với các nòi SCN 1 và 2. Các mẫu ñậu tương nhập nội có hạt
màu vàng và có mức kháng khác nhau với cả 2 nòi gồm Pl 494182, 507354,
507422 và 507471. ðây là nguồn mong muốn ñể chọn tạo ra các giống ñậu
tương kháng với SCN 1 và 2 [2].
Dầu ñậu tương với hàm lượng palmitat cao có thể hữu ích cho sản xuất
chất béo dẻo mà không cần hydrogen hóa. Dòng ñột biến A27 có hàm lượng
160g/kg Palmitat ñược tạo ra bằng phương pháp xử lý hạt giống Kenwood với
ethyl methanesunfonat. Stoltzfus, D.L. và cộng sự khi nghiên cứu dòng A27
ñã xác ñịnh ñược allen ñiều khiển khả năng tạo palmitat cao ở locut fap5, mà
nó biểu hiện hoạt ñộng của gien cộng với Fap5 và các allen ñột biến về hàm
lượng palmitat. Locut fap5 ñược lập với các locut fap1, fap3, fap4 và fap 6 và

liên kết chặt với fap2-b [12]. Bốn allen ñột biến fab2, fap2-b, fap4 và fap 5,
mỗi allen ñều nâng cao hàm lượng palmitat lên tới 170g/kg so với 110g/kg ở
các giống ñậu tương thông dụng. Sự kết hợp của fap2-b, fap4 và fap6 dẫn ñến
một kiểu gen có hạt chứa tới 398 g/kg palmitat [6].
Bằng phương pháp lai hữu tính và ứng dụng công nghệ gen các nhà khoa
học Trung Quốc ñã nghiên cứu và chọn ñược khoảng 1.100 giống ñậu tương
phù hợp với các mục tiêu như năng suất cao, hàm lượng dầu cao, thời gian
sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt... Trong ñó có giống Lunxuan 1 ñạt năng
suất 5,97 tấn/ha, giống lai ñầu tiên là Hybsoya 1 có năng suất cao hơn 21,9%
so với giống gốc ban ñầu [30].
Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ rất lớn về ñậu tương vì vậy nước này rất
chú trọng nghiên cứu, phát triển và tạo ra các giống ñậu tương năng suất, chất
lượng và tính chống chịu cao. ðiển hình là các giống CN001, CN002,
YAT12... có năng suất 34 - 42 tạ/ha [15].
Nhà khoa học Iliat Herman ở Mỹ cùng với cộng sự ñã tìm ra ñược tác
nhân gây dị ứng có trong hạt ñâu tương là Glyin Bd 380K/P34. Trên sơ sở ñó
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

14


nhà di truyền thực vật Ted Hymowitz cùng cộng sự Leina Mary sau nhiều
năm nghiên cứu ñã tìm ra loại hạt ñậu tương thiếu P34 và kỹ thuật chuyển gen
ñể ức chế gen tạo P34 ñã ñược thực hiện ở phần lớn ñậu tương [32].
Haifa M. Duzan và các ñồng nghiệp ở trường ðại học McGill với nghiên
cứu về tăng cường tính kháng bệnh của cây trồng, ñã tìm ra “Nhân tố Nod”.
Nhân tố Nod Bj-V ñược vào cây ñậu tương sẽ tạo ra khả năng ñề kháng nấm
gây bệnh mốc sương [23].
Các nhà nghiên cứu thuộc Pioneer Hi-Bred International Inc nhận thấy
năng suất các giống ñậu tương ñược phát triển nhờ các marker di truyền thích

hợp ñã gấp 3 lần so với năng suất trung bình của các giống do Bộ nông
nghiệp Mỹ tạo chọn [35].
Mười chín trong số 20 giống ñậu tương mới của Pioneer Hi - Bred có
chứa gen Poundup Ready (RR). Bên cạnh ñặc tính chống chịu ñược thuốc trừ
cỏ, các giống ñậu tương mới sẽ chống sâu bệnh tốt hơn, ñặc biệt là những loại
sâu hại thân BSR, sâu hại rễ, trùng ký sinh ñậu tương SCN, hội chứng cái chết
bất ngờ SDS ở vùng miền Nam và Trung Tây nước Mỹ. Một số giống dậu
tương ñược phát triển cho các vùng ñất thiếu sắt, một số có tính kháng hạn tốt
hơn khi ñược trồng ở những vùng ñồi [41].
Monsanto Co. ñã tạo ra giống ñậu tương biến ñổi gen mới, có thương
hiệu Roundup Rready2Yield mang lại sản lượng cao trên cùng một diện tích
ñất canh tác [29].
Dòng ñậu nành chuyển gen cry1A (tic107) từ Bacillus thuringiensis (Bt)
ñã ñược thử nghiệm và ñánh giá cho hiệu quả cao trong việc chống lại các
loài sâu hại thuộc bộ cánh phấn. Trung bình TIC107 biểu hiện khoảng 50
mg/g trọng lượng tươi ở giai ñoạn sinh trưởng sinh dưỡng V3 và 200 mg/g ở
giai ñoạn tạo hạt R6 [17].
Năm 2009 các nhà khoa học của Mỹ ñã nghiên cứu thành công hệ gen
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

15


×