Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ đông năm 2010 tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

ðOÀN VĂN LƯU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG VÀ LIỀU
LƯỢNG KALI BÓN ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ðẬU TƯƠNG TRONG ðIỀU KIỆN VỤ
ðÔNG NĂM 2010 TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH

: TRỒNG TRỌT

Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học thứ nhất

: TS. Lê Hữu Cần

Người hướng dẫn khoa học thứ hai

: TS. Vũ ðình Chính

HÀ NỘI - 2011



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp
thực hiện, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: TS. Lê Hữu Cần; TS. Vũ ðình
Chính.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực
và chưa từng ñược công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác ở trong
nước và ở nước ngoài.
Tác giả

ðoàn Văn Lưu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn thạc sĩ Nông nghiệp này, tôi ñã trải qua
một quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và bài bản. Trong quá trình ñó
tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự tạo ñiều kiện, giúp ñỡ của nhiều tập thể, cá nhân
và gia ñình.
Nhân dịp này tôi xin ñược bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Lê Hữu Cần; TS. Vũ ðình Chính ñã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Bộ môn Cây công nghiệp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Nông

lâm Thanh Hóa ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các ñồng chí: Ths. Hoàng Ngọc Cao- Bí thư ðảng ủy,
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nông Lâm Thanh Hóa ñã tạo ñiều kiện, giúp
ñỡ tôi hết mức trong suốt thời gian ôn thi, thi cao học, học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Triệu Sơn, Phòng Nông
Nghiệp huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Sự thành công của luận văn còn có sự ñóng góp của các thầy giáo, cô
giáo ñã tham gia giảng dạy, sự quan tâm ñộng viên khích lệ của gia ñình, bố
mẹ, vợ và con tôi.
Tác giả

ðoàn Văn Lưu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục ñồ thị

ix

1.

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn ñề

1

1.2


Mục ñích, yêu cầu của ñề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3

1.4

Giới hạn của ñề tài

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và Việt Nam

4

2.2


Một số kết quả nghiên cứu về ñậu tương trên thế giới và Việt
Nam

12

3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1

Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

31

3.2

Nội dung nghiên cứu

31

3.3

Phương pháp nghiên cứu

32


3.4

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

34

3.5

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

35

3.6

Phương pháp xử lý số liệu

37

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

38

4.1

Một số yếu tố sinh thái chủ yếu của khu vực nghiên cứu

38


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

iii


4.1.1

ðiều kiện khí hậu thời tiết.

38

4.1.2

ðiều kiện ñất ñai của huyện Triệu Sơn

40

4.1.3

Chế ñộ ánh sáng

41

4.1.5

Hiện trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế trong sản xuất ñậu
tương của huyện Triệu Sơn

42


4.2

Kết quả thí nghiệm ñồng ruộng

44

4.2.1

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ gieo ñến sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống ñậu tương thí nghiệm
trong ñiều kiện vụ xuân tại Triệu Sơn – Thanh Hóa.

4.2.2

44

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng kali bón ñến sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống ñậu tương thí nghiệm
trong ñiều kiện vụ ñông tại Triệu Sơn – Thanh Hóa.

64

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

85

5.1


Kết luận

85

5.2

ðề nghị

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

PHỤ LỤC

94

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

iv


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

v


DANH MC CC CH VIT TT


CN

Công nguyên

CT

Cụng thc

DT

Diện tích

KHKTNN

Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD

Li sai tối thiểu có ý nghĩa

NS

Năng suất

NXB


Nhà xuất bản

NCKHNN

Nghiên cứu khoa học nông nghiệp

SL

Sản lợng

TB

Trung bình

TSKH

Tiến sĩ khoa học

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TLNSHH

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc nụng nghip ................................

vi



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích, năng suất sản lượng ñậu tương trên thế giới

5

2.2

Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương của các châu lục

6

23

Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương ở Việt Nam qua
một số năm

8

2.4

Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương tỉnh Thanh Hóa


11

4.1

Nhiệt ñộ trung bình các tháng vụ ñông (0C) từ năm 2005 -2010

38

4.2

Diễn biến một số yếu tố thời tiết khí hậu vụ ñông 2010

39

4.3

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu ñất tại xã Dân Quyền -Triệu
Sơn- Thanh Hóa

4.4

Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương huyện Triệu Sơn qua
một số năm (2005 - 2010)

4.5

47

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến chỉ số diện tích lá của hai giống

ñậu tương thí nghiệm

4.8

45

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
hai giống ñậu tương thí nghiệm

4.7

43

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến thời gian sinh trưởng của 2
giống ñậu tương thí nghiệm

4.6

40

49

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến khả năng tích lũy chất khô của
hai giống ñậu tương thí nghiệm

52

4.9

Ảnh hưởng mật ñộ trông ñến số lượng, khối lượng nốt sần


54

4.10

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh và khả
năng chống ñổ của hai giống ñậu tương thí nghiệm

4.11

57

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến các yếu tố cấu thành năng suất
của 2 giống ñậu tương thí nghiệm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

60

vii


4.12

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất của hai giống ñậu
tương thí nghiệm

4.13

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến thời gian sinh trưởng của

hai giống ñậu tương thí nghiệm ( ngày)

4.14

70

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến khả năng tích lũy chất
khô của hai giống ñậu tương thí nghiệm(g/cây)

4.17

67

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến chỉ số diện tích lá của hai
giống ñậu tương thí nghiệm (m2lá/m2ñất)

4.16

65

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của hai giống ñậu tương thí nghiệm

4.15

62

72

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến khả năng hình thành nốt

sần của hai giống ñậu tương thí nghiệm

74

4.18: Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh và
khả năng chống ñổ của hai giống ñậu tương thí nghiệm
4.19

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến một số yếu tố cấu thành
năng suất của hai giống ñậu tương thí nghiệm

4.20

76
78

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến năng suất của hai giống
ñậu tương thí nghiệm

81

4.21: Ảnh hưởng liều lượng kali bón ñến hiệu quả kinh tế của 2 giống
ñậu tương D140 và giống ðVN6 thí nghiệm (tính cho 1 ha)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

83

viii



DANH MỤC ðỒ THỊ
STT
4.1.

Tên hình

Trang

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến chiều cao thân chính của hai
giống ñậu tương thí nghiệm

4.2.

Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất thực thu của hai
giống ñậu tương thí nghiệm

4.3.

64

Ảnh hưởng liều lượng kali bón ñến chiều cao thân chính của hai
giống ñậu tương D140 và ðVN6 thí nghiệm

4.4.

48

68


Ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến năng suất thực thu của
hai giống ñậu tương D140 và ðVN6 thí nghiệm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

82

ix


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
ðậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày,

chiếm vị trí quan trọng trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và ña dạng hóa
các sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và phát
triển nông nghiệp bền vững.
Hạt ñậu tương có chứa ñầy ñủ các chất dinh dưỡng quan trọng như:
protein (40-50%), lipit (12-24%), hydratcacbon và các chất khoáng, trong ñó
protein và lipit là 2 thành phần quan trọng nhất. Protein ñậu tương có giá trị
không những về hàm lượng lớn mà còn có ñầy ñủ và cân ñối các loại axit amin
cần thiết, ñặc biệt là giàu Lizin và Triptophan, ñây là 2 loại axit amin không thay
thế có vai trò quan trọng ñối với sự phát triển của cơ thể trẻ và gia súc.
Cũng như các cây họ ñậu khác, ñậu tương là cây có khả năng cải tạo
và bồi dưỡng ñất rất tốt, có ñược khả năng này là do có sự cộng sinh giữa
rễ với vi khuẩn nốt sần có khả năng cố ñịnh N2 trong không khí làm giàu
ñạm cho ñất. Sau mỗi vụ trồng, ñậu tương ñã cố ñịnh và bổ sung vào ñất từ
60-80 kg N/ha.

Cây ñậu tương với ưu thế là cây ngắn ngày, dễ trồng nên rất thuận tiện
ñể bố trí trong các công thức luân canh, nên thực tế nước ta cũng như nhiều
nước trên thế giới ñậu tương ñược trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, thực tế
trồng ñậu tương ở nước ta còn nhiều hạn chế, ñặc biệt là năng suất vẫn còn rất
thấp, sản lượng ñậu tương chưa ñáp ứng ñược nhu cầu tiêu dùng và chế biến.
Trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của cây ñậu tương trong hệ thống
nông nghiệp ở vùng nhiệt ñới ngày càng ñược khẳng ñịnh; có thể trồng như
một cây trồng chính, ở vùng ñất cao thường bị hạn, trồng lúa thì thiếu nước,
trồng ngô thì trũng ngập úng năng suất thấp, cũng như ở các vùng ñất ñồi
thấp, ít dốc có mưa ñều quanh năm, ñậu tương có thể trồng từ 1 ñến 3 vụ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

1


trong năm, ñem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế sản xuất trong tỉnh cho thấy tình hình phát triển ñậu
tương ñang còn nhiều hạn chế, ñặc biệt diện tích và năng suất ñậu tương ñông
là chưa tương xứng với tiềm năng về ñất ñai, ñiều kiện sinh thái và ñịnh
hướng của tỉnh về mở rộng diện tích ñậu tương vụ ñông trên ñất 2 vụ lúa ở
huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay diện tích chưa mở rộng ñược,
năng suất ñậu tương còn thấp và không ổn ñịnh; năng suất ñậu tương năm
2000 là 12,8 tạ/ha; năm 2004 là 14,0 tạ/ha; cụ thể năm 2005, năng suất là 13,1
tạ/ha; năm 2006 là 13,4 tạ/ha; năm 2007 là 14,8 tạ/ha; năm 2008 là 12,2 tạ/ha;
năm 2009 là 15,6 tạ/ha (Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá).
Có nhiều nguyên nhân dẫn ñến năng suất ñậu tương của tỉnh thấp và chưa
ổn ñịnh, trong ñó nguyên nhân cơ bản là mật ñộ trồng và liều lượng phân bón
chưa phù hợp, trong ñó có kali. Do ñó việc xác ñịnh ñược mật ñộ trồng và liều
lượng kali bón thích hợp cho một số giống ñậu tương, là yếu tố góp phần cho

việc mở rộng diện tích, ñồng thời nâng cao năng suất ñậu tương và giá trị sản
xuất trên ñơn vị diện tích canh tác ñang là một yêu cầu cần thiết ñối với sản xuất
ñậu tương của Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình hướng dẫn
của TS. Lê Hữu Cần và TS. Vũ ðình Chính, chúng tôi thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng và liều lượng kali bón ñến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ñậu tương trồng
trong ñiều kiện vụ ñông năm 2010 tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá”
1.2

Mục ñích, yêu cầu của ñề tài

1.2.1 Mục ñích
Nghiên cứu ñề tài trên nhằm xác ñịnh ñược mật ñộ gieo trồng và liều
lượng kali bón thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất
của một số giống ñậu tương ñông tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Từ ñó làm cơ sở ñể góp phần cho nâng cao hiệu quả trồng, mở rộng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

2


diện tích trồng ñậu tương ñông tại Thanh Hoá.
1.2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng tới sinh trưởng, phát triển,
khả năng chống chịu của ñậu tương trong ñiều kiện vụ ðông trên ñất của
Triệu Sơn- Thanh Hoá.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali bón ñến sinh truởng, phát
triển, khả năng chống chịu và năng suất của ñậu tương trong ñiều kiện vụ

ðông tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh có cơ sở khoa học về mật ñộ gieo trồng và liều lượng kali
bón hợp lý cho ñậu tương ñông tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài nhằm bổ sung thêm những tài liệu khoa học
về mật ñộ trồng và kỹ thuật bón kali cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và
chỉ ñạo sản xuất của ñịa phương.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh ñậu
tương tại huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh
tế cho người sản xuất ñậu tương.
1.4

Giới hạn của ñề tài
ðề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh

trưởng và phát triển của 2 giống ñậu tương D140 và ðVN 6 trong ñiều kiện
vụ ñông trên ñịa bàn huyện Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa.
ðề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức kali bón ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống ñậu tương D140 và giống ðVN 6
trong ñiều kiện vụ ñông tại huyên Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới
ðậu tương là cây trồng ngắn ngày, có khả năng thích ứng rộng ñồng
thời là một trong những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nên
trên thế giới có nhiều nước sản xuất ñậu tương. ðiển hình là các nước như:
Mỹ, Brazin, Argentina, Trung Quốc, Ấn ðộ. Sản lượng ñậu tương của các
nước này chiếm khoảng 90 – 95% tổng sản lượng thế giới, theo thống kê của
USDA Mỹ năm 2008 sản lượng ñậu tương của mỹ 33%, tiếp ñến là Brazin
28%, Argentina là 21% tổng sản lượng ñậu tương toàn thế giới.
Cây ñậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng ñầu trong 8 cây lấy dầu
quan trọng của thế giới: ñậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh,
dừa và cọ dầu. Do vậy ñậu tương ñược trồng phổ biến ở hầu khắp các nước
trên thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước Châu Mỹ chiếm tới
73,0% tiếp ñó là các nước thuộc khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn ðộ) chiếm
23,15% [17].
Do khả năng thích ứng rộng nên hiện nay ñậu tương ñã ñược trồng ở
nhiều nước trên khắp các châu lục. Hàng năm trên thế giới trồng khoảng 54 56 triệu ha ñậu tương (thời gian 1990 - 1992) với sản lượng khoảng 220,18
triệu tấn.
Trong những năm 70, diện tích trồng ñậu tương trên thế giới tăng ít
nhất 2 lần so với những cây lấy dầu khác. Trong các cây lấy dầu của thế giới
sản lượng ñậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% vào những năm 1980.
Ngược lại sản lượng của lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời
kỳ (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [8].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

4


Theo tổ chức nông lương thế giới FAO (2005) diện tích ñậu tương toàn
thế giới năm 2005 là 91,42 triệu ha, tăng 38,35 triệu ha so với năm 1985.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất sản lượng ñậu tương trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2000

74,37

21,70

161,30

2


2001

76,80

23,21

178,25

3

2002

78,96

23,01

181,68

4

2003

83,66

22,79

190,66

5


2004

91,61

22,44

205,53

6

2005

91,42

23,45

214,35

7

2006

95,25

22,92

218,35

8


2007

90,11

24,36

219,54

9

2008

96,87

23,84

230,95

10

2009

99,50

22,43

223,18

STT


Năm

1

Nguồn FAOSTAT, 24 August 2010

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: Năm 2009 diện tích ñạt 99,50 triệu ha so với
năm 2000 là 74,37 triệu ha (tăng gần 1,4 lần). Sang năm 2007 diện tích sản
xuất là 90,11 triệu giảm hơn so với năm 2006 là 5,14 triệu ha tuy nhiên sản
lượng không giảm hơn mà trái lại còn tăng hơn 2006, ñạt ñược ñiều này là do
năng suất ñậu tương trung bình toàn thế giới năm 2007 tăng lên ñáng kể ñạt
mức 24,36 ta/ha, trong khi ñó năm 2006 năng suất chỉ ñạt 22,92 ta/ha. Năm
2009 tuy diện tích sản xuất 99,50 triệu ha cao hơn năm 2008 diện tích sản
xuất là 96,87 triệu ha, nhưng năng suất năm 2009 ñạt 22,43 tạ/ha giảm so với
năm 2008 ñạt 23,84 tạ/ha. Tổng sản lượng năm 2009 vẫn cao nhất trong
những năm gần ñây là 223,18 triệu tấn
Tính riêng từng châu lục thì hiện nay châu Mỹ vẫn là châu lục sản xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

5


ñậu tương lớn nhất. Kết quả thống kê của FAO về diện tích, năng suất và sản
lượng ñậu tương của các châu lục ñược tổng hợp tại bảng 2.2.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương của các châu lục
Năm

2006


2007

2008

Châu lục

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Châu Mỹ

72,17

25,8

186,29

Châu Á

19,47


13,8

26,95

Châu Phi

1,27

11,3

1,45

Châu Âu

2,30

15,7

3,61

Thế giới

95,25

22,9

218,35

Châu Mỹ


67,58

28,0

189,58

Châu Á

19,35

13,5

26,10

Châu Phi

1,28

9,80

1,26

Châu Âu

1,89

13,7

2,58


Thế giới

90,11

24,4

219,55

Châu Mỹ

73,31

27,2

199,57

Châu Á

20,60

13,2

27,23

Châu Phi

1,24

11,1


1,38

Châu Âu

1,70

16,1

2,74

Thế giới

96,87

23,8

230,95

(Nguồn FAOSTAT, cập nhật ngày 24 tháng 4, 2011)

Số liệu trên bảng 2.2 cho thấy: châu Mỹ chiếm trên 75% tổng diện tích,
sản lượng ñạt trên 85% tổng sản lượng thế giới và là châu lục có năng suất
ñậu tương cao nhất. Tiếp ñến là châu Á chiếm trên 20% diện tích và 12% sản
lượng toàn thế giới. Các châu lục khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ cả về diện tích và
sản lượng. Riêng châu Phi hiện vẫn là châu lục có diện tích, sản lượng và
năng suất ñậu tương thấp nhất thế giới, năng suất chỉ ñạt trên 10 tạ/ha.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

6



Trong ñó lượng ñượng ñậu tương trao ñổi trên thị trường thế giới ñược sản
xuất chủ yếu ở 5 nước chính gồm Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn ðộ,
các nước này chiếm khoảng trên 90% tổng sản lượng ñậu tương trên thế giới.
Mỹ là nước có diện tích trồng ñậu tương lớn nhất thế giới, chiếm trên
30% diện tích trồng ñậu tương của thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA) năm 2008 diện tích trồng ñậu tương của toàn nước Mỹ là
30,6 triệu ha, năng suất ñạt ñược 39,6 giạ/ mẫu tương ñương với 26,6 tạ/ha.
Trong ñó diện tích ñậu tương chuyển gen của Mỹ là 95% tương ñương với
28,36 triệu ha (USDA, 2009)[63].
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng ñậu tương nhưng
không phải nước nào cũng tự túc ñược nhu cầu ñậu tương trong nước, phần
lớn các nước ñều phải nhập khẩu ñậu tương. Châu Á là châu lục có nhiều
nước sản xuất ñậu tương nhất, nhưng sản lượng cũng chỉ mới ñáp ứng ñươc
khoảng 1/2 nhu cầu cho các nước ở châu lục này. Vì vậy hàng năm các nước
Châu Á vẫn phải nhập khẩu khoảng 8 triệu tấn hạt ñậu tương, 1,5 triệu tấn
dầu, 1,8 triệu tấn sữa ñậu nành. Trong ñó các nước nhập khẩu ñậu tương
nhiều nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, ðài Loan….
Nơi ñảm bảo ñủ nhu cầu ñậu tương trong nước và có ñể xuất khẩu phải
kể ñến các nước thuộc Châu Mỹ. Quốc gia ñứng ñầu và chiếm thị trường xuất
khẩu ñậu tương chủ yếu của toàn thế giới là Mỹ. Theo Bộ nông nghiệp Mỹ
(USDA) năm 2008 Mỹ xuất khẩu 31,6 triệu tấn ñậu tương chiếm khoảng
40% lượng ñậu tương xuất khẩu trên toàn thế giới, sau ñó ñến Braxin xuất
khẩu trong năm ñạt 25,4 triệu tấn chiếm 32% tổng ượng ñâu tương xuất khẩu
trên toàn thế giới.
2.1.2 Tình hình sản xuất ñậu tương ở Việt Nam
Cây ñậu tương ñược trồng ở Việt Nam từ rất sớm vào khoảng thế kỷ
XVI, cho ñến nay có thể nói ñậu tương là một trong số các cây trồng quan


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

7


trọng trong việc bố trí luân canh tăng vụ ở nước ta. Do ñó diện tích cũng như
sản lượng ñậu tương không ngừng ñược mở rộng và tăng lên, tuy nhiên năng
suất ñậu tương của nước ta vẫn càn rất thấp so với trung bình của thế giới.
Theo quyết ñịnh số 150/2005/Qð - TTg của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt quy hoạch chuyển ñổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản cả
nước ñến 2010 và tầm nhìn 2020 nêu rõ: “ ðến năm 2010, diện tích ñậu tương
khoảng 400 nghìn ha, trong ñó trồng trên ñất chuyên màu là 200 nghìn ha,
còn lại bố trí luân canh trên ñất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu.
ðịnh hướng năm 2020 khoảng 430 nghìn ha. Bố trí chủ yếu ở ñồng
bằng Sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên”. Như vậy, cây ñậu tương ñã và ñang ñược nhà nước rất quan
tâm phát triển.
Hiện nay, nước ta xếp thứ 6 trong các nước châu Á về sản xuất ñậu
tương, sau Trung Quốc, Ấn ðộ, Indonesia, Triều Tiên và Thái Lan.
Bảng 2. 3. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương ở Việt Nam
qua một số năm
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

124,10
140,30
158,60
165,60
183,80
204,10
185,60
187,40
191,50
146,20

12,03
12,40
13,00
13,30
13,40
14,30

13,90
14,70
14,03
14,61

149,30
173,70
205,60
219.70
245.90
292.70
258.10
275,50
268,60
213,60

(Nguồn: Tổng Cục thống kê 2010)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

8


Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy, giai ñoạn từ năm 2000 ñến năm 2005 diện
tích trồng ñậu tương nước ta có chiều hướng tăng lên ñạt ñỉnh cao vào năm
2005 với diện tích 204,1 nghìn ha, năng suất là 14,3 tạ/ha, sản lượng tương
ứng là 292,7 nghìn tấn. Tuy nhiên từ năm 2006 ñến nay thì diện tích sản xuất
lại có xu hướng giảm, năm 2009 diện tích trồng ñậu tương chỉ còn là 146,2
nghìn ha giảm 57,9 nghìn ha so với năm 2005 và 45,3 nghìn ha so với năm
2008, nhưng năng suất tăng lên năm 2007 ñạt 14,7 tạ/ ha tăng 0,4 tạ/ ha so với

năm 2005, sản lượng là 275,2 nghìn tấn giảm 17,5 nghìn tấn so với năm 2005.
Qua phân tích số liệu cho thấy năng suất ñậu tương ở nước ta cao hơn so
với trung bình chung ở châu Á, nhưng lại thấp hơn so với thế giới, năng suất
ñậu tương ở nước ta mới chỉ ñạt khoảng 60% so với trung bình chung toàn thế
giới. Như vây có thể nói năng suất vẫn là vấn ñề hạn chế ñối với sản xuất ñậu
tương ở nước ta, ñây cũng là vấn ñề chúng ta cần phải quan tâm và cũng là
ñiều kiện ñể chúng ta tiếp tục nghiên cứu cụ thể những yếu tố hạn chế ñối với
năng suất ñậu tương ñể tìm ra hướng ñi ñúng cũng như biện pháp kỹ thuật
phù hợp nhằm tăng ñược năng suất ñậu tương từ ñó tăng sản lượng, vì rằng
trong ñiều kiện hiện nay việc tăng diện tích ñể tăng sản ượng là rất khó khăn.
Cây ñậu tương có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái khác
nhau, ñối với ñất bạc màu và khô hạn thì cây ñậu tương cho hiệu quả kinh tế
cao hơn so với các cây trồng khác. ðồng thời nó cũng ñóng góp rất lớn vào
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công
ăn việc làm, góp phần cải tạo ñất ñai, cải tạo môi trường.
Hiện nay ở Việt Nam gồm có 8 vùng trồng ñậu tương chính. Vùng có
diện tích lớn nhất hiện nay là vùng ñồng bằng sông Hồng. Tính ñến năm 2007
diện tích ñậu tương vùng ñồng Bằng Sông Hồng chiếm 34,6%, tiếp ñến ñó là
vùng ðông Bắc 22,3%, Tây Bắc 12,15%, Bắc trung bộ 4,1%, Duyên Hải Nam
Trung Bộ 1,6%, Tây Nguyên 12,99%, vùng ðông Nam Bộ 3,4%, ðồng bằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

9


sông Cửu Long 4,4% (Tổng cục thống kê, 2009) [41].
Nước ta năm 2003 có 78 giống ñậu tương ñược gieo trồng, trong ñó có
13 giống chủ lực với diện tích gieo trồng khoảng trên 1.000 ha ñược phân bố
như sau: DT84, Bông Trắng(>10.000ha); MTð176, 17A (5.000 – 10.000 ha);

AK03, ðT12, Nam Vang, ðH4, V74, AK05, VX93 (1.000– 5.000 ha). Cũng
theo các tác giả trên, 7 giống ñược công nhận chính thức giai ñoạn 2001 –
2004 ñã ñược gieo trồng trên diện tích 7.097 ha và làm tăng sản lượng lên 944
tấn, ñem lại thu nhập cho sản xuất nông nghiệp là 4,8 tỷ ñồng. Nguyễn Chí
Bửu và CTV (2005) [3]
Trần ðình Long và CTV(2002) [26], cho rằng việc ñịnh hướng nghiên
cứu phát triển ñậu tương trong giai ñoạn 2001 – 2010 của nước ta cần tập
trung theo các hướng cơ bản sau:
- Chọn các giống có tiềm năng năng suất cao cho vụ xuân ñạt từ 3 – 4
tấn/ha ñể ñáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người và thức ăn gia súc.
- Chọn giống có hàm lượng dầu cao ñạt từ 20 – 25% (những giống hiện
nay mới ñạt từ 18 – 22%).
- Chọn giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn dưới 75 ngày ñể trồng
trong vụ hè và giữa 2 vụ lúa.
- Chọn những giống ngắn ngày 80 – 85 ngày cho vụ thu, ñông ở ñồng
bằng Bắc Bộ.
- Chọn giống ñậu tương có phẩm chất tốt, khối lượng 1000 hạt ñạt trên
300g, rốn hạt sáng màu ñể xuất khẩu.
2.1.3 Tình hình sản xuất ñậu tương ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc thuộc miền trung Việt nam có rất nhiều tiềm
năng về ñất ñai ñể phát triển ñậu tương. Tổng diện tích ñất tự nhiên của tỉnh
1.112.033 ha dân số 3,67 triệu người.
Diện tích ñất nông nghiệp của tỉnh là 245.367 ha. Với ưu thế là cây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

10


ngắn ngày, có giá trị kinh tế và có tác dụng cải tạo ñất tốt, cây ñậu tương là

cây trồng quan trọng trong cơ cấu giống cây trồng của tỉnh Thanh Hóa trong
giai ñoạn hiện nay.
Số liệu thể hiện bảng 2.3 cho thấy diện tích ñậu tương của tỉnh Thanh
Hóa ñã tăng ñáng kể từ năm 2000 ñến năm 2004. Diện tích tăng mạnh từ năm
2000 - 2003 sau ñó luôn duy trì ở mức trên 4000 ha, từ năm 2004 diện tích
sản xuất giảm xuống. Về năng suất ñậu tương ngày càng ñược cải thiện và
tăng lên ñáng kể và năng suất ñậu tượng vào năm 2009 ñạt 15,6 ta/ha, mặc dù
năng suất tăng lên nhưng so với thời gian trước năm 2002 thi sản lượng vẫn
thấp hơn do diện tích giảm mạnh.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương tỉnh Thanh Hóa
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2000

2,756

12,7

3.501


2001

4.684

13,4

6.271

2002

6.697

13,2

8.840

2003

6.722

12,8

8.604

2004

6.151

14,0


8.611

2005

5.599

13,1

7.349

2006

4.932

13,4

6.615

2007

5.879

14,8

8.700

2008

4.465


12,2

5.447

2009

4.748

15,6

7.406

Năm

(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2010)

Nhu cầu ñậu về ñậu tương ngày càng tăng cao, tuy nhiên sản lượng ñậu
chưa ñáp ứng ñược, mà với thực tế ở nước ta, cũng như Thanh Hóa nói riêng
việc mở rộng diện tích sản xuất là rất khó khăn, bởi vậy ñể tăng sản lượng ñòi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

11


hỏi chúng ta phải tăng vụ, tăng năng suất. ðể làm ñược ñiều này chúng ta cần
tập trung vào công tác chọn tạo, ñưa các giống mới có tiềm năng năng suất
cao, ngắn ngày vào sản xuất, ñồng thời áp dụng các biện pháp thâm canh
nhằm phát huy tối ña tiềm năng về năng suất của các giống mới.
2.2


Một số kết quả nghiên cứu về ñậu tương trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới.
2.2.1.1 Một số kết quả nghiên cứu về giống
Nhận thức ñược tầm quan trọng của cây ñậu tương, cũng như nhu cầu
sử dụng các sản phẩm ñươc chế biến từ ñậu tương ngày một gia tăng mà
nhiều Quốc gia trên thế giới ñã ñầu tư lớn cho việc chọn tạo giống, và thâm
canh tăng năng suất. Diện tích gieo trồng không phải là vô hạn, do vậy ñòi hỏi
các nhà khoa học trong lĩnh vực chọn tạo giống ñậu tương là bằng các kỹ
thuật như lai tạo, nhập nội, chọn lọc hoặc dùng các tác nhân vật lý, hoá học ñể
tạo giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt khả năng thích ứng
rộng ñể thường xuyên bổ sung giống mới cho sản xuất. Xuất phát từ thực tế ñó
trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn ñề này.
Nguồn gen ñậu tương trên thế giới hiện ñược lưu giữ chủ yếu ở 14
nước: Trung Quốc, Úc, ðài Loan, Pháp, Ấn ðộ, Nigieria, Nhật Bản,
Indonexia, Hàn Quốc, Nam Phi, Thuỵ ðiển, Thái Lan, Mỹ và Nga (Liên Xô)
với tổng số 45.038 mẫu giống (Trần ðình Long, 1991) [24]
Năm 1978, Trần ðình Long là một trong những người ñầu tiên thành
công về chọn tạo giống ñậu tương bằng phương pháp xử lý ñột biến. ông ñã
dùng tia γ và các loại hóa chất gây ñột biến tác ñộng vào nguồn vật liệu khởi
ñầu. Từ ñó phân lập ñược nhiều dòng ñậu tương có triển vọng, tác giả ñã chọn
tạo ñược một số giống cho năng suất cao, chịu ñược khí hậu khô nóng của
vùng nhiệt ñới ẩm, trong ñó ñáng chú ý là giống M103 thích hợp với vụ hè và
vụ hè thu (Ngô Thế Dân, Trần ðình Long và cộng sự, 1999)[8].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

12



Mỹ luôn là nước ñứng ñầu thế giới về diện tích và sản lượng ñậu tương.
Thông qua con ñường nhập nội, chọn lọc, lai tạo và gây ñột biến mà quốc gia
sản xuất ñậu tương hàng ñầu thế giới là Mỹ ñã tạo ra ñược nhiều giống ñậu
tương mới phục vụ cho sản xuất ñậu tương của nước này, vi vậy mà sản xuất ñậu
tương của nước Mỹ luôn ñứng ñầu các nước cả về năng suât và sản lượng.
Hướng chính trong công tác nghiên cứu chọn giống là sử dụng các tổ
hợp lai cũng như nhập nội, từ ñó thuần hoá ñể trở thành giống thích nghi với
từng vùng sinh thái, ñặc biệt chú trọng công tác nhập nội ñể bổ sung vào
nguồn quỹ gen.
Hiện nay nước Mỹ ñã ñưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống ñậu
tương, ñã lai tạo ra một số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh
Rhizoctonia và thích ứng rộng như: Amsoy71, Lee36, Clark63, Herkey63.
Việc chọn ra các giống có khả năng thâm canh cao, chống chịu tốt với ñiều
kiện bất thuận, phản ứng yếu với quang chu kỳ, hàm lượng Protein cao, dễ
bảo quản và chế biến là mục tiêu của công tác chọn giống tại Mỹ (Johnson
H.W, Bernard, 1967) [51].
Nhận thấy các yếu tố di truyền và sinh thái có ảnh hưởng rõ rệt ñến
chiều cao cây, ñộ cao ñóng quả thấp, số ñốt hữu hiệu, chiều dài ñốt, số quả và
số hạt trên cây. Plazinic Vladan (1987) [59]
Nghiên cứu về hệ số di truyền thì năng suất hạt có hệ số di truyền thấp nhất
và kích thước hạt có hệ số di truyền cao nhất. Liu.X.H (1990) [55]
Năng suất và thời gian sinh trưởng, khối lượng hạt và tính chống
tách hạt có tương quan di truyền chặt. Johnson và cộng sự (1955) [51].
Kaw và Menon (1972 [53] ñã khẳng ñịnh mối tương quan chặt chẽ giữa
năng suất hạt với số quả trên cây, chiều cao cây, thời gian ra hoa, ñặc biệt là
giai ñoạn 50% cây ra hoa và thời gian sinh trưởng ñã ñược)
Khi nghiên cứu về tương quan giữa các tính trạng cho thấy: chiều cao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................


13


cây có tương quan thuận với năng suất (r = 0,665 và 0,662), thời gian ra hoa
và thời gian sinh trưởng có hệ số tương quan r = 0,500, giữa thời gian ra hoa
với chiều cao cây r = 0,602, số lượng nốt sần với chiều cao cây r = 0,660.
Asadai and Darman, A.Arsyad, 1992 [42]
Braxin rất coi trọng công tác chọn tạo giống, từ 1976 ñến nay Trung tâm
nghiên cứu quốc gia ñã chọn từ 1.500 dòng ñậu tương những giống thích hợp.
Nhiều giống tốt ñã ñược tạo ra như DoKo, Numbaira, Cristalina... trong ñó
năng suất cao nhất là giống Cristalina ñạt 38 tạ/ha. Thời gian tới Braxin chọn
giống ñậu tương theo hướng có thời gian sinh trưởng 107 - 120 ngày, có năng
suất cao, chất lượng hạt tốt, kháng sâu bệnh (Saleh N,2002) [60]
Trung Quốc là nước ñã nghiên cứu và chọn giống ñậu tương theo con
ñường lai hữu tính và ứng dụng công nghệ gen từ năm 1913. Tính ñến năm
2005 có khoảng 1100 giống ñược chọn tạo với các mục tiêu như năng suất
cao, hàm lượng dầu cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt... ðiển
hình có giống Lunxuan 1 năng suất ñặt 5,97 tấn/ha, giống lai ñầu tiên là
Hybsoya 1 có năng suất cao hơn 21,9% so với giống gốc ban ñầu (Tianfu
Han, 2006) [67].
Gần ñây Trung Quốc lai tạo ñược một số giống ñậu tương có năng suất
cao, một trong số ñó ñược nhập khẩu vào Việt Nam là giống Tạp Hoàng số 4,
giống này có tiềm năng năng suất 40-50 tạ/ha (Võ Minh Kha, 1996) [22]
Chọn giống theo hướng ăn tươi cũng ñược Trung Quốc chú trọng.
Giống ñậu tương Thẩm Tiên số 1, giàu Protein, ăn ngon, có thời gian từ gieo
ñến thu quả tươi khoảng 65 ngày, năng suất quả tươi 15 tấn/ha, tỷ lệ quả 3 hạt
ñạt 70%[67]
Judy W.H and Jackobs J.A. (1979) [52] .Ở Thái Lan, nhờ sự phối hợp
giữa 2 Trung tâm MOAC và CGPRT mà các giống có năng suất cao, chống

chịu với một số sâu bệnh hại chính (gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn... ) ñã ñược

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

14


nghiên cứu cải tiển ñể có khả năng chịu ñược ñất mặn, hạn hán và ngày ngắn.
Theo Vũ Tuyên Hoàng và CS (1995) [19]. ðài Loan ñã bắt ñầu chương
trình chọn tạo giống từ năm 1961, qua ñó Viện khoa học nông nghiệp nước
này ñã ñưa vào sản xuất các giống Kaohsing3, Tai nung3, Tai nung4... các
giống ñược xử lý Nơtron và tia X cho các giống ñột biến Tai nung, Tai nung1
và Tai nung2 có năng suất cao hơn giống khởi ñầu và vỏ quả không bị nứt.
Trong các giống ñó giống Tai nung4 ñã ñược dùng làm nguồn gen kháng
bệnh trong nhiều chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau ở các nước
như: Trạm thí nghiệm Marjo (Thái Lan), Trường ñại học Philipine.
Theo Yayun Chen và cộng sự (2006) [65], nhận thấy hệ thống rễ của
dòng ñậu tương dại PI 407155 (Glycine soja Sieb & Zucc) duy trì ẩm và tích
luỹ chất khô tốt hơn giống Essex nên có khả năng chịu hạn tốt hơn so với
Essex. Vì vậy PI 407155 là nguồn gen cho phát triển các giống ñậu tương
chịu hạn.
Trung tâm Rau màu Châu Á (AVRDC) ñã thiết lập hệ thống ñánh giá
(Soybean - Evaluation trial - Aset). Ở giai ñoạn 1 ñể phục vụ công tác ñánh
giá trung tâm này ñã chuyển trên 20.000 giống ñến 546 nhà khoa học của 164
nước thuộc khu vực nhiệt ñới và á nhiệt ñới. Kết quả ñánh giá giống của Aset
với các giống ñậu tương ñã ñưa vào trong mạng lưới sản xuất ñược 21 giống
ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 1994) [38]. ðiển hình như giống AK 03
bắt nguồn từ giống ñậu tương nhập nội G 2261, ñược ñưa vào trong mạng
lưới sản xuất năm 1998 ở Việt Nam, giống BPT - SyT6 năm 1990 tại
Philipines, giống Kaohsung N3 năm 1991 tại ðài Loan, giống KPS 292 năm

1992 tại Thái Lan (Hội thảo Biên Hoà, 1996) [16].
2.2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón trên cây ñậu tương
Song song với nghiên cứu chọn tạo giống, việc nghiên cứu về chế ñộ phân
bón, chế ñộ trồng, chăm sóc ñể cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................

15


×