Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

bước đầu nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi vằn(oreochromis niloticus) giống lớn nuôi nước lợ tại quý kim hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ðẶNG THỊ DỊU

BƯỚC ðẦU NGHIÊN CỨU VI KHUẨN GÂY BỆNH
TRÊN CÁ RÔ PHI VẰN(Oreochromis niloticus) GIỐNG
LỚN NUÔI NƯỚC LỢ TẠI QUÝ KIM HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Vân

Hà Nội 2012


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

i


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan......................................................................................................i


Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục bảng.................................................................................................v
Danh mục hình.................................................................................................vi
Danh mục phụ lục...........................................................................................vii
Danh mục viết tắt............................................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ðẦU ...........................................................................................1
1.1 Mục tiêu của ñề tài. ..................................................................................2
1.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1.

Vài nét về ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi vằn Oreochromis niloticus..3
2.1.1. Vị trí phân loại...............................................................................3
2.1.2. ðặc ñiểm phân bố..........................................................................3
2.1.3. ðặc ñiểm môi trường sống ............................................................3
2.1.4. ðặc ñiểm dinh dưỡng ....................................................................4

2.2 Tình hình dịch bệnh và nghiên cứu bệnh vi khuẩn ở cá rô phi trên thế giới4
2.3 Tình hình dịch bệnh và nghiên cứu bệnh vi khuẩn cá rô phi ở Việt Nam.10
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................16
3.1.

Thời gian, ñịa ñiểm, ñối tượng nghiên cứu. ..........................................16
3.1.1. Thời gian nghiên cứu...................................................................16
3.1.2. ðịa ñiểm thu mẫu. .......................................................................16
3.1.3. ðối tượng nghiên cứu..................................................................16

3.2.


Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................16
3.2.1. Thu mẫu.......................................................................................16
3.2.2. Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm. ............................................16

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

iii


3.2.3. Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn ....................................................17
3.2.4. Cảm nhiễm nhân tạo....................................................................21
3.2.5. Thử kháng sinh ñồ .......................................................................24
3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................26
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................27
4.1.

Dấu hiệu bệnh lý bệnh xuất huyết do liên cầu khuẩn Streptococcus ....27

4.2.

Kết quả phân lập vi khuẩn .....................................................................28

4.3.

Kết quả cảm nhiễm nhân tạo..................................................................39

4.4.

Kết quả thử kháng sinh ñồ .....................................................................44


5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT .......................................................................49
5.1.

Kết luận..................................................................................................49

5.2.

ðề xuất ...................................................................................................49

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................50
PHỤ LỤC .........................................................................................................55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

iv


DANH MỤC BẢNG
Stt

Nội dung

Trang

Bảng 1. Vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại khu vực ðông Nan Á.........6
Bảng 2. Tỷ lệ chết của cá rô phi trong các ao nuôi bị dịch bệnh .....................13
Bảng 3. Kết quả phân lập vi khuẩn .................................................................14
Bảng 4. Kết quả thử kháng sinh ñồ.................................................................15
Bảng 5. Kết quả phân lập vi khuẩn ..................................................................29
Bảng 6. Kết quả phản ứng sinh hóa của VK ñã phân lập của cá rô phi

trên kít API 20 Strep và một số phản ứng phụ. ................................30
Bảng 7. Thành phần loài vi khuẩn trên cá rô phi giống lớn bị bệnh xuất
huyết do liên cầu khuẩn Streptococcus ............................................38
Bảng 8. Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi vằn của 2
lần cảm nhiễm 3 chủng vi khuẩn ñã phân lập ..................................40
Bảng 9. Kết quả thử kháng sinh ñồ..................................................................46

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

v


DANH MỤC HÌNH

STT

Nội dung

Trang

Sơ ñồ 1: Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở các giai ñoạn nuôi .......................8
Hình 1. Sơ ñồ nghiên cứu phân lập vi khuẩn...................................................17
Hình 2. Quy trình kít API 20E .........................................................................19
Hình 3. Sơ ñồ gây nuôi cảm nhiễm các chủng vi khuẩn ñã phân lập ..............22
Hình 5. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm cảm nhiễm cá lần 2 .......................................24
Hình 6. Cá bị chết, nắp mang, gốc vây xuất huyết, mắt lồi, mật sưng to,
gan xuất huyết, xoang bụng tích dịch. Ảnh nhìn từ trái qua phải
và trên xuống dưới............................................................................28
Hình 7. Vi khuẩn dạng cầu, bắt màu Gram(+) có trong tiêu bản phết tươi
mô gan,thận sau khi nhuộm Gram soi ở vật kính 100X...................28

Hình 8. Khuẩn lạc của trên môi trường NA và S.agalactiae không dung
huyết trên môi trường BA.................................................................33
Hình 9. Hình dạng vi khuẩn S. agalactiae khi nhuộm gram ...........................34
Hình 10. Kết quả trên kit API 20 Strep của S. agalactiae và phản ứng OF
Xác ñịnh vi khuẩn Streptococcus sp2:..............................................34
Hình 11. Hình ảnh khuẩn lạc và sự dung huyết của S. iniae ...........................35
Hình 12. Hình dạng vi khuẩn S.iniae khi nhuộm gram ...................................35
Hình 13. Kết quả thử test API 20 Strep ñịnh danh S.iniae và phản ứng OF..............35
Hình 14. Hình ảnh khuẩn lạc vi khuẩn Streptococcus sp ................................36
Hình 15. Hình dạng vi khuẩn Streptococcus sp...............................................37
Hình 16. Kết quả thử test API 20 Strep ñịnh danh Streptococcus sp, phản
ứng OF ..............................................................................................37
Hình 17. Cá rô phi có dấu hiệu bệnh lý và chết sau khi cảm nhiễm 28 giờ. ...41
Hình 18. Phân cá bị cảm nhiễm dính ở hậu môn, lõi trắng dài, hình ảnh
Streptococcus trong mẫu phân tươi nhuộm gram.............................41
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

vi


Hình 19: ðồ thị theo dõi tỉ lệ chết tích lũy của cá thí nghiệm với liều tiêm
2,7.107 tb/ml......................................................................................42
Hình 20: ðồ thị theo dõi tỉ lệ chết tích lũy của cá thí nghiệm với liều tiêm
2,7.108 tb/ml......................................................................................42
Hình 21: ðồ thị theo dõi tỉ lệ chết tích lũy của cá thí nghiệm với liều tiêm
2,7.109 tb/ml......................................................................................43
Hình 22. Kết quả thử kháng sinh ñồ ................................................................48

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................


vii


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả phân tích Anova
Phụ lục 2: ðường kính vòng vô khuẩn của các vk ở các nông ñộ kháng sinh
Phụ lục 3: Danh sách thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong NTTS
Phụ lục 4: Bảng kết quả ñịnh danh bằng kít Api 20 Strep.
Phụ lục 5: Bảng kết quả theo dõi tỉ lệ cá chết sau khi cảm nhiễm.
Phụ lục 6: Hình ảnh quá trình thực hiện ñề tài
NHỮNG CHỮ VIÊT TẮT
TB: Trung bình

tm: Môi trường

tb: Tế bào

ctv: Cộng tác viên

vk: Vi khuẩn

NTTS: Nuôi trồng thủy sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

viii


PHẦN 1. MỞ ðẦU


Cá rô phi (Oreochromis niloticus) là loài cá có tốc ñộ tăng trưởng
nhanh, chúng có khả năng thích nghi rộng với ñiều kiện môi trường nước
ngọt, lợ. Cá ñược nuôi phổ biến trong ruộng, ao, ñầm, lồng trên sông, hồ chứa
và ñược nuôi ñơn, nuôi ghép với các loài cá khác. Cá rô phi có chất lượng thịt
ngon, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Do những ưu ñiểm như vậy, cá rô phi
ñược phát triển nuôi rộng rãi ở nước ta trong những năm gần ñây.
Cá rô phi ñã ñược xếp vào danh mục các ñối tượng chủ lực trong chiến
lược phát triển thủy sản nước ta. Mục tiêu ñưa ra ñến năm 2015 sản lượng cá
cả nước ñạt 200.000 tấn năm trong ñó 40% sản lượng hướng tới xuất khẩu
[2]. Hiện nay, cá rô phi ở nước ta nuôi nước ngọt là chủ yếu nhưng diện tích
tiềm năng cho nuôi cá rô phi nước lợ là rất lớn, theo thống kê của Phạm Anh
Tuấn và ctv năm 2006 thì tổng diện tích nuôi nước lợ cả nước ước tính 626,9
nghìn ha [2]. ðây là ñối tượng chủ lực trong chiến lược phát triển thủy sản
nước ta nên ngoài việc nghiên cứu về giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi thì nghiên
cứu về bệnh là không thể thiếu. ðặc biệt là khi bệnh do vi khuẩn gây ra trên
cá rô phi ñã gây chết hàng loạt cá nuôi trong thời gian qua [5].
Việc nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá rô phi nuôi ở nước lợ
và từ ñó ñưa ra những biện pháp phòng và trị bệnh thích hợp là hết sức cần
thiết cũng như có ý nghĩa quan trọng trong nuôi trồng thủy sản nước lợ, góp
phần làm ổn ñịnh và nâng cao sản lượng nuôi trồng. Chính vì vậy ñề tài
nghiên cứu sau ñây: "Bước ñầu nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi
vằn (Oreochromis niloticus) giống lớn nuôi nước lợ tại Quý Kim- Hải Phòng"
ñã ñược thực hiện.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

1


1.1 Mục tiêu của ñề tài.

- Xác ñịnh ñược loài vi khuẩn gây bệnh cho cá rô phi vằn (Oreochromis
niloticus) giống lớn nuôi ở nước lợ.
- ðưa ra ñược biện pháp trị bệnh vi khuẩn trên cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus) giống lớn nuôi ở nước lợ.
1.2 Nội dung nghiên cứu.
- Thu mẫu, phân lập vi khuẩn có mặt trên cá rô phi vằn (Oreochromis
niloticus) giống lớn nuôi ở nước lợ.
- Cảm nhiễm vi khuẩn cho cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) giống
lớn nuôi ở nước lợ.
- Thử kháng sinh ñồ làm cơ sở cho việc ñưa ra giải pháp trị bệnh do vi
khuẩn trên cá rô phi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Vài nét về ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi vằn Oreochromis
niloticus

2.1.1. Vị trí phân loại.
Cá rô phi vằn thuộc
Lớp cá xương : Actinopterygii
Bộ cá Vược: Perciformes
Họ cá rô phi: Cichlidae
Giống cá rô phi: Oreochromis
Loài rô phi vằn : Oreochromis niloticus

Rô phi vằn có các dòng khác nhau như: Thái Lan, ðài Loan, GIFT.
2.1.2. ðặc ñiểm phân bố
Cá rô phi vằn ñược nuôi ở nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt là các nước
nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Ở Việt Nam cá rô phi ñược nuôi rộng rãi từ các
tỉnh thuộc ñồng bằng Sông Cửu Long ñến các tỉnh phía Bắc.
2.1.3. ðặc ñiểm môi trường sống
Cá rô phi vằn là loài cá có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới, nên khả năng
thích nghi với nhiệt ñộ cao tốt hơn nhiệt ñộ thấp. Nhiệt ñộ thích hợp cho cá
sinh
trưởng, phát triển là 250 - 300C. Cá rô phi là loài cá có nguồn gốc nước ngọt,
nhưng chúng có khả năng sống và phát triển trong môi trường lợ, mặn có nồng
ñộ muối tới 35‰. Cá rô phi có thể sống trong môi trường nước có hàm lượng
oxy hòa tan thấp tới 1mg/l. Khả năng chịu Amoniac tới 2,4mg/l. Cá rô phi có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

3


khả năng sống trong môi trường nước có biên ñộ pH rất rộng 5- 11, nhưng
thích hợp nhất là 6,5- 8,5.
2.1.4. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cá rô phi vằn là loài cá ăn tạp, khi còn nhỏ cá ăn phù du sinh vật là chủ
yếu, 20 ngày tuổi (17- 18mm), cá chuyển dần sang thức ăn như cá trưởng
thành. Cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, tảo các loại, ấu trùng, côn trùng,
sinh vật ñáy, phù du sinh vật, thực vật thượng ñẳng loại mềm, phân hữu cơ…
Ngoài ra, trong ao nuôi có thể cho thêm thức ăn bổ sung như cám gạo, bột
ngô và các phụ
Phẩm nông nghiệp khác. ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất hiệu quả
thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến. ðây là một ñặc ñiểm giúp cho

việc nuôi cá rô phi thâm canh ñạt năng suất cao. Với những ñặc ñiểm ưu việt
ñó cá rô phi ñược phân bố và ương nuôi khá rộng rãi trong các vùng miền ở
nước ta.
2.2 Tình hình dịch bệnh và nghiên cứu bệnh vi khuẩn ở cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi vằn (O.niloticus) là loài cá ưa nhiệt và có nguồn gốc từ châu
Phi. Xuất phát từ thực tế ñó mà hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học
về cá rô phi trong ñó có bệnh trên cá rô phi nói chung và bệnh do vi khuẩn
trên cá rô phi nói riêng ñều xuất phát từ khu vực ñó.
Cá rô phi từ lâu ñã ñược coi là 1 loài cá lý tưởng ñể sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản do tính chất tối ưu của nó, tăng trưởng nhanh, thích hợp với
môi trường nước cao và khả năng kháng bệnh. Tuy nhiên, như với tất cả các
loài cá nuôi, cá rô phi vẫn còn bị ảnh hưởng bởi bệnh và dễ bị tổn thương gia
tăng cùng với mật ñộ nuôi.
Vi khuẩn viêm màng não cá rô phi và cá hồi ñã xuất hiện tại Isreal vào
năm 1986, sau ñó nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác và nó ñã gây tổn
thất kinh tế cho người nuôi cá. Tác nhân gây bệnh viêm màng não ñược xác
ñịnh là vi khuẩn Streptococcus shiloi và Streptococcus difficile (S.shiloi sau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

4


ñó ñược xác nhận là S.iniae, còn S.difficile ñược xác nhận là S.agalactiae).
Trong thực tế hầu hết các hệ thống nuôi cá rô phi thâm canh có nhiều nguyên
nhân gây chết cá nuôi, trong ñó tác nhân gây bệnh quan trọng của cá rô phi là
S.iniae, một loại vi khuẩn gram dương gây thiệt hại ñáng kể trong cá rô phi
nuôi thâm canh [20].
Thiệt hại nghiêm trọng xảy ra trên cá rô phi do liên cầu khuẩn
Streptococcus ñã ñược báo cáo tại Mỹ. Tỉ lệ chết cao 75% ñã ñược báo cáo
trong hệ thống nuôi cá rô phi khép kín và tỉ lệ chết 30 – 50% ở cá rô phi nuôi

trong ao. Tại Mỹ thiệt hại về kinh tế trên cá rô phi nuôi bị bệnh liên cầu khuẩn
ước tính vượt quá 10 triệu USD [28].
Năm 2009 tại một số hồ chứa của Malaysia ñã ghi nhận ñược hiện
tượng cá rô phi nuôi lồng bị chết, kết quả thu mẫu ñã phân lập ñược vi khuẩn
từ các cơ quan. ðặc biệt là mẫu thu ở mắt, não, thận. Trong ñó vi khuẩn
S.agalactiae chiếm 70% tổng số loài vi khuẩn Streptococcus ñược xác ñịnh,
30% còn lại là Leuconostoc spp và S.constellatus. Dấu hiệu ñiển hình quan sát
bao gồm cá bơi lội không bình thường và bỏ ăn. Hầu như tất cả các cá rô phi
bị bệnh mắt như ñục giác mạc hoặc tối màu, mắt bị lồi hoặc xẹp [22].
Dịch bệnh ở cá rô phi nuôi ở Thái Lan ñã ñược quan sát thấy trong lồng
nuôi trên sông Mekong tại thành phố Mukudahan, phía ðông Bắc Thái Lan
vào tháng 5 năm 2001. Tỷ lệ cá bị chết do dịch bệnh vào khoảng 40- 60% sau
2 tuần bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu ñiển hình của cá bị bệnh là chướng bụng,
trong xoang bụng chứa dịch và hậu môn bị sưng. Trong năm 2002 và 2003,
tại thành phố Lubuk linggau, miền Nam Sumatra, Indonesia cá rô phi nuôi
lồng cũng ñã xuất hiện hiện tượng cá bị chết với dấu hiệu bệnh lý 2 mắt bị
ñục và ñổi màu. Vi khuẩn phân lập từ bộ não và các cơ quan khác của cá rô
phi bị ảnh hưởng từ Thái Lan và Indonesia ñã ñược xác ñịnh là Streptococcus
agalactiae và Streptococcus iniae [22].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

5


Bảng 1. Vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại khu vực ðông Nan Á
Loài vi khuẩn

Số mẫu nhiễm


Số ñiểm thu

S. agalactiae

219

22

S. iniae

75

14

Flavobacterium
columnare

Quốc gia
Indonesia,
Philippin,
Malaysia,

Thái

Lan, Trung Quốc,
40

16

Việt


Nam

&

Singapore.
( Lauke Labrie, 2007)

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh do vi khuẩn Streptococcus
iniae và Streptococcus agalactiae là rất phổ biến và ảnh hưởng ñến cá rô phi
nuôi tại khu vực ðông Nan Á [23].
Ít nhất 22 loài cá bị ảnh hưởng bởi bệnh do vi khuẩn Streptococcus.
Bệnh ñã ñược ghi nhận ở cả cá tự nhiên và cá nuôi trên toàn thế giới. Vùng
ñịa lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Nhật Bản, Israel, Mỹ, Nam Phi, Úc
và Tây Ban Nha. Bệnh truyền theo chiều ngang từ cá sang cá. Sự phát tán vi
khuẩn Streptococcus vào trong nước chủ yếu là từ cá chết bị nhiễm bệnh. Ở
Nhật Bản, Streptococcus sp ñã ñược phân lập từ bùn và nước xung quanh các
cơ sở nuôi. Một nguồn lây nhiễm khác có thể là do trong quá trình chuẩn bị
thức ăn, nguồn nước bị nhiễm trùng. Cá bị bệnh nhưng lại sống sót nhưng cơ
thể vẫn mang mầm bệnh cũng là nguồn lây nhiễm. Bệnh do vi khuẩn
Streptococcus sp xuất hiện nghiêm trọng nhất khi nhiệt ñộ nước tăng lên trên
200C ở cá rô phi, cá hồi vân và Ayu. Môi trường bị biến ñổi như nhiệt ñộ thay
ñổi ñột ngột, các thông số nước kém chất lượng và dinh duỡng kém cũng có
thể ảnh hưởng ñến bệnh Streptococcal. Cá rô phi có vấn ñề dịch bệnh sau khi
tiếp xúc với nhiệt ñộ thấp hơn nhiệt ñộ tối ưu 16 -180C [28].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

6



Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ñã ñược biết ñến ngoài vi khuẩn
Streptococcus còn nhiều tác nhân vi khuẩn khác như vi khuẩn kí sinh nội bào
Francicella sp , Rickettsia, vi khuẩn dạng sợi Flavobacterium columnare, …
Ở ðông Nam Á và Trung Mỹ, cá rô phi bị ảnh hưởng bởi bệnh u hạt gây
ra bởi 1 tác nhân gây bệnh là vi khuẩn kí sinh nội bào ñã ñược xác ñịnh. Các
nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tử xác ñịnh vi khuẩn này là Francicella sp.
Vi khuẩn này ñược mô tả như là hiếm khí, ký sinh nội bào, không di ñộng,
trực khuẩn gram âm [24] .
Gần ñây bùng phát dịch bệnh gây ra bởi vi khuẩn Francicella sp ở dòng
cá rô phi vằn trong trang trại nuôi cá rô phi ở hệ thống tuần hoàn tại Vương
Quốc Anh cũng ñã ñược nghi nhận. Nghiên cứu ñầu tiên chi tiết chẩn ñoán
rằng vi khuẩn Francicella sp là nguyên nhân gây ra bệnh làm cá rô phi nuôi ở
hệ thống tuần hoàn chết hàng loạt. Với dấu hiệu bệnh lý là cá bị hôn mê, nổi
gần bề mặt, nhợt nhạt, nổi các u hạt, mang và một số ñiểm xuất huyết, xuất
huyết trên và xung quanh vây ngực. Bên trong cá ruột rỗng, túi mật rất lớn.
Kiểm tra các u hạt phát hiện thấy vi khuẩn là trực khuẩn ngắn, gram âm, hiếm
khí, kí sinh nội bào, không di ñộng. Kiểm tra mô bệnh học cho thấy tổn
thương ñược thể hiện ở hầu hết các mô. ðáp ứng của cơ rõ ràng nhất là sự
hình thành các u hạt. Kết quả kiểm tra mô bệnh học và chạy PCR ñã khẳng
ñịnh bệnh phồng rộp do vi khuẩn gây ra trên cá con ở hệ thống nuôi cá rô phi
tuần hoàn ở Vương Quốc Anh là F. Asiatica [24].
Một bệnh do vi khuẩn khác ñược biết ñến gây bệnh trên cá rô phi nuôi
là Columnaris. Bệnh Columnaris ñược xác ñịnh là do vi khuẩn
Flavobacterium columnare. Vi khuẩn F. columnare hình que, gram âm và
phát triển tốt trên môi trường thạch dinh dưỡng thấp. Bệnh rất dễ lây ñặc biệt
ở giai ñoạn cá bột và cá giống. Cá bị bệnh thường có dấu hiệu tổn thương bên
ngoài như ở da, xói mòn mang và hoại tử. Trong trường hợp cấp tính, các tổn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

7



thương này có thể lây lan nhanh chóng và làm cá chết trong vòng vài giờ. Các
trận dịch xảy ra ñược biết là do kết quả của nhiệt ñộ và áp lực môi trường.
Bệnh dễ lây theo chiều ngang từ cá sang cá, gây ra tỉ lệ tử vong cao [39].
Tất cả các chỉ dẫn chỉ ra rằng cá rô phi không còn là một loài kháng
bệnh. Hiệp hội cá rô phi ở Mỹ xác ñịnh các bệnh liên cầu làm chết cá lớn từ
150-300g trở ñi, là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất ảnh hưởng ñến ngành
công nghiệp nuôi cá rô phi. Trong tháng 4 năm 2005, ổ dịch do rickettsia
(RLO) gây chết nghiêm trọng trong một trang trại ở Trung Mỹ, thiệt hại 2,5
triệu USD. Từ các tác nhân gây bệnh khác ñược tìm thấy, Streptococus gây
bệnh phổ biến nhất, phổ biến rộng rãi, trong khi ñó RLO là một tác nhân gây
bệnh mới nổi. Flavobacterium columnare là một tác nhân gây bệnh phổ biến
trong giai ñoạn ñầu [40].
Trong mỗi giai ñoạn nuôi khác nhau thì cá rô phi thường nhiễm các
tác nhân gây bệnh khác nhau. Kết quả tổng hợp của Intervet năm 2006 qua sơ
ñồ dưới ñây:

Sơ ñồ 1: Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở các giai ñoạn nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

8


Chủng vi khuẩn Streptococcus ngoài việc ñã ñược xác ñịnh gây bệnh
cho cá rô phi nói riêng và một số loài cá khác nói chung thì chúng còn ñược
ñề cập ñến nguy cơ gây bệnh cho người và ñộng vật trên cạn. Vi khuẩn
S.agalactiae liên cầu khuẩn nhóm B, ñã ñược phân lập từ trâu, bò và con
người, ñôi khi phân lập từ máu ñộng vật (chó, mèo, chuột ñồng) và một số

ñộng vật máu lạnh như ếch, cá [31]. Sự phân lập các chủng S.agalactiae từ cá,
người và bò có thể dẫn ñến sự thích nghi kiểu hình trong các vật chủ. Những
yếu tố này có thể là một lý do cho sự ña dạng kiểu hình của chủng vi khuẩn
S.agalactiae. Phát hiện sự truyền nhiễm của những vi khuẩn Streptococcus ở
người xảy ra ở Texas, USA năm 1991 lần ñầu tiên và ca thứ 2 xảy ra ở
Ottawa, canada vào năm 1994 nhưng nguồn gốc lây không ñược xác ñịnh. Từ
tháng 12 năm 1995 ñến tháng 12 năm 1996, 09 bệnh nhân ñã ñược xác ñịnh
nhiễm khuẩn S.iniae . Tuổi trung bình của họ là 69, tỉ lệ nam, nữ là 02:01. Tất
cả các bệnh nhân bị nhiễm trùng xác nhận có nguồn gốc từ châu Á, 08 người
Trung Quốc và 01 người Hàn Quốc. Tất cả các bệnh nhân ñược báo cáo là
làm cá sống, 08 người nhớ lại là họ bị thương ở bàn tay do làm cá. 06 người
nhớ lại là họ chế biến cá rô phi, 03 người không chắc chắn chế biến loại cá
nào. Tất cả những người bị mắc bệnh do vi khuẩn S.iniae ñược báo cáo là bị
thương trong quá trình xử lý chế biến cá tươi [32].
Trên thế giới, ñã có những báo cáo của nhiều tác giả, nhóm tác giả ñưa
ra các loại kháng sinh ñể trị bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá rô phi như:
Thử nghiệm ñiều trị bệnh do vi khuẩn S.iniae gây bệnh cho cá Rô phi
xanh (Oreochromis aureus) ñã ñược thực hiện ở mức ñộ phòng thí nghiệm,
khi sử dụng oxytetracyline với liều lượng 100mg/kg cá trong 14 ngày liên tục
thì tỉ lệ sống cá rô phi là 98% [25].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

9


Sử dụng Amoxicillin với liều lượng 80mg/kg cá trong 12 ngày liên tục
có hiệu quả trong việc ñiều trị bệnh vi khuẩn S.iniae gây bệnh cho cá rô phi
xanh (Oreochromis aureus), tỷ lệ sống của cá rô phi ñạt 93,75% [26].
B. Austin và D.A. Austin ñã sử dụng 2 loại thuốc kháng sinh là

Doxycycline và Erythromycin ñể trị bệnh Streptococcicosis trên cá rô phi bị
bệnh. Với Doxycyclin dùng 5mg/ kg cơ thể/ ngày trong vòng 5 hoặc 10 ngày,
Erythromycin 25 – 100 mg/kg cá/ ngày trong vòng 4 ñến 21 ngày [29].
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Yoshiaki Kawamura, Eldar và
ctv, kháng sinh nhạy cảm của S.iniae và S.agalactiae phân lập cho thấy
giống hệt nhau. Chúng nhạy cảm với các thuốc sulfamethoxazole,
trimethoprim, tetracycline, penicillin, ampicillin, mezlocillin, methicillin,
cefuroxim,

cefalotin,

vancomycin,

erythromycin,

chloramphenicol,

ciprofloxacin,ofloxacin, nitrofurantoin, và axit fusidic. Chúng có khả năng
kháng amikacin, gentamicin, nalidixic acid, và colistin [27, 31].
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, việc
ñiều trị kháng sinh ñã không hoàn toàn hữu hiệu trong việc loại bỏ các vấn ñề
bệnh liên cầu khuẩn, ñặc biệt là tại các cơ sở nuôi khép kín. Nhưng kháng
sinh có thể ñược kết hợp trong một thực hành quản lý tốt sức khỏe, sẽ giảm
thiểu tác ñộng tiêu cực của liên cầu khuẩn có trong cá. Phương pháp ñiều trị
kháng sinh ñể ngăn chặn một ổ dịch xuất hiện và kết quả nhiều cá sống sót
hơn trong các ổ dịch liên cầu khuẩn [28].
2.3 Tình hình dịch bệnh và nghiên cứu bệnh vi khuẩn cá rô phi ở Việt Nam
Ở nước ta hàng năm có khoảng 5.000- 7.000 tấn cá rô phi ñược tiêu thụ
nội ñịa, là một trong những loài cá nuôi kinh tế và là loài cá nuôi có sức ñề
kháng cao hơn so với các loài khác. Tuy nhiên với mô hình nuôi thâm canh dễ

làm phát sinh dịch bệnh [2].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

10


Cho ñến nay, chúng ta có một số báo cáo về tác nhân gây bệnh, dấu hiệu
bệnh lý, thời gian xảy ra dịch bệnh trên cá rô phi nuôi ở nước ngọt nhưng cá
rô phi nuôi ở nước mặn thì còn hạn chế.
Cá rô phi nuôi thương phẩm thường gặp một số bệnh do vi khuẩn gây
bệnh xuất huyết và bệnh viêm ruột. Một số ñặc ñiểm của bệnh xuất huyết và
bệnh viêm ruột trên cá rô phi như sau:
Bệnh xuất huyết: tác nhân gây bệnh là do Streptococcus sp. Dấu hiệu bệnh lý
của bệnh là ñầu tiên cá yếu bơi lờ ñờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây
chuyển màu ñỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng;
thận, gan, lá lách mềm nhũn, cá bị bệnh nặng bơi quay tròn không ñịnh
hướng, mắt ñục và lồi ra, bụng trương to. Cách phòng trị bệnh xuất huyết trên
cá rô phi bao gồm: Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg (CO3)2) tùy theo
pH môi trường, liều lượng 1- 2kg/100m3, 2 - 4 lần/tháng. Dùng
Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có
thể phun xuống ao nồng ñộ 1-2 ppm, sau ñó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn
4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12 cho ăn
4g/1kg cá/ngày và 3 - 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều
dùng thường xuyên 20 - 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày [7].
Bệnh viêm ruột: tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Dấu
hiệu bệnh lý tương tự như bệnh xuất huyết và bệnh tích ñiển hình ruột trương
to,chứa ñầy hơi. Có thể dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin
hoặc Oxytetramyxin, liều dùng 10 - 12g/ 100 kg cá/ngày ñầu, từ ngày thứ 2-7
liều bằng 1/2 ngày ñầu; thuốc KN-04-12 ñể phòng trị bệnh [7].

ðinh Thị Thuỷ và ctv ñã tiến hành nghiên cứu các bệnh nguy hiểm
thường gặp trên cá rô phi Oreochromis spp nuôi thâm canh. Kết quả nghiên
cứu cho thấy thời gian cá dễ mắc bệnh là vào mùa mưa, tỷ lệ thiệt hại từ 710% và cá ở giai ñoạn 1- 4 tháng tuổi thường bị bệnh xuất huyết, trong số các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

11


chủng vi khuẩn phân lập ñược trong năm 2003 tại hai tỉnh An Giang và Vĩnh
Long, chủng vi khuẩn Streptococcus có tần suất từ 95 - 100% vào mùa khô
(tháng 1) và giai ñoạn giao mùa (tháng 5, tháng 11), còn vào thời ñiểm mùa
mưa (tháng 9) và thời ñiểm giao mùa (tháng 11) thì chủng Aeromonas
hydrophyla có tần suất xuất hiện là 100% [4].
Cùng với sự phát triển của nghề nuôi thì dịch bệnh ñã xuất hiện và gây
thiệt hại lớn cho các hộ nuôi và sản xuất giống cá rô phi. Theo thông báo từ
một số vùng nuôi cá rô phi của Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Bắc Giang và tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1 trong năm 2009 và
2010 cá rô phi nuôi thương phẩm có hiện tượng bị chết hàng loạt, gây thiệt
hại không nhỏ cho người nuôi. ðể khắc phục tình trạng ñó Nguyễn Viết Khuê
và cộng sự thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 ñã tiến hành thực
hiện ñề tài “Xác ñịnh nguyên nhân gây chết hàng loạt cá rô phi nuôi thương
phẩm tại một số tỉnh miền Bắc”. Kết quả của ñề tài ñã xác ñịnh ñược:
Thời gian xuất hiện: Theo kết quả ñiều tra cho thấy hiện tượng cá rô phi bị
chết bắt ñầu xuất hiện rải rác từ ñầu tháng 7 và xuất hiện nhiều vào tháng 8
ñến tháng 11 năm 2009.
Dấu hiệu bệnh lý: cá yếu, bỏ ăn, bơi lờ ñờ tầng mặt, một số có hiện
tượng bơi không ñịnh hướng (bơi xoay tròn), một số có hiện tượng bị ñen
mình hoặc phần ñầu, trướng bụng, sưng hậu môn, xuất huyết vây ngực và
vây ñuôi, mắt lồi.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

12


Bảng 2. Tỷ lệ chết của cá rô phi trong các ao nuôi bị dịch bệnh
Tỷ lệ cá bị chết trong các ao nuôi (%)
Stt

ðịa Phương
Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

1

Hà Nội

6,25

100

53,63

2

Hải Dương


9,09

64,29

31,84

3

Hải Phòng

9,09

100

57,47

4

Quảng Ninh

9,09

100

61,38

5

Bắc Giang


0,71

50

8,5

6,85

82,86

42,56

Trung bình

(Nguyễn Viết Khuê, 2010)
Kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn cho kết quả ñây là vi khuẩn dạng
cầu khuẩn dạng chuỗi (liên cầu khuẩn), Gram (+), catalase (-), esculin (-). Vi
khuẩn này là Streptococcus sp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

13


Bảng 3. Kết quả phân lập vi khuẩn
Kết quả phân lập vi khuẩn
ðịa ñiểm thu

Số mẫu


mẫu

thu

Streptococcus
sp

Tỷ lệ(%)

VK gây
bệnh khác

Tỷ lệ (%)

Hà Nội

17

11

64,71

0

0

Hải Dương

14


14

100

0

0

Hải Phòng

14

14

100

0

0

Quảng Ninh

14

14

100

0


0

Bắc Ninh

21

19

90,48

0

0

Hà Giang

6

2

33,33

0

0

Tổng cộng

86


74

86,05

0

0

(Nguyễn Viết Khuê, 2010)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

14


Bảng 4. Kết quả thử kháng sinh ñồ
Stt

Tên thuốc kháng sinh

ðường Kính vòng vô
khuẩn (cm)

1

Ampicillin

1,43± 0,8

2


Amoxicillin

1,13± 0,6

3

Enzofroxacine

3,23± 0,8

4

Doxycyline

2,87± 0,7

5

Tetracycline

2,37± 0,4

6

Kanamycin

2,03± 0,5

7


Sunfamethoxazol/Trimethoxazol

1,50± 0,3

8

Emequine

1,06± 0,2

9

Erythromycine

2,37± 0,1

10 Rifampin

1,93± 0,1

11 Streptomicine

2,02± 0,1
(Nguyễn Viết Khuê, 2010)

Theo ðồng Thanh Hà và ctv, tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở miền
Bắc Việt Nam là S.agalactiae. Dựa vào ñặc ñiểm chính về hình thái (hiển vi
& siêu hiển vi), các ñặc ñiểm sinh hóa và sinh thái, Streptococcus sp ñược
phân loại là S.agalactiae. Nghiên cứu về hình thái học cho thấy S.agalactiae

là vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt ñộ cao, nhiệt ñộ thích hợp là 300- 370 C. Vi
khuẩn có khả năng phát triển ở ñộ mặn 0- 35%o, có thể tồn lưu tự do trong
nước ao và bùn ñáy từ 3- 5 ngày, pH= 12 của nước vôi có thể ức chế và tiêu
diệt vi khuẩn này. Bài báo cũng thảo luận về khả năng phát triển của vi khuẩn
ở 370 C và ñộ mặn 37%o ñược xem là yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho
ñộng vật có vú và con người.[6]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

15


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Thời gian, ñịa ñiểm, ñối tượng nghiên cứu.

3.1.1. Thời gian nghiên cứu.
- Từ tháng 10/2011 tới tháng 2/2012.
3.1.2. ðịa ñiểm thu mẫu.
- ðịa ñiểm thu mẫu : Quý Kim, Hải Phòng.
3.1.3. ðối tượng nghiên cứu
Cá Rô phi vằn( Oreochromis niloticus) giống lớn nuôi nước lợ.
Kích cỡ cá 8- 12,5cm.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.

3.2.1. Thu mẫu
Số mẫu thu: 15 con/1 lần thu, ñịnh kỳ 15 ngày thu mẫu một lần. Thu mẫu

những con cá có dấu hiệu của bệnh do vi khuẩn. Tổng số mẫu thu 150 con.
Nhằm ñánh giá, xác ñịnh nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh có ñịnh
hướng cho việc xác ñịnh nguyên nhân gây chết cho cá rô phi vằn giống nuôi ở
nước lợ và từ kết quả ñó tập trung vào tác nhân chính, rút ngắn thời gian
nghiên cứu tôi ñã kiểm tra nhanh các tiêu chí ký sinh trùng, nấm gây bệnh và
nhuộm gram các tiêu bản mô các cơ quan ñích ñể kiểm tra sự có mặt của vi
khuẩn.
Kiểm tra ký sinh trùng theo phương pháp của Bùi Quang Tề (2007).
Kiểm tra nấm áp dụng theo phương pháp nghiên cứu nấm của K. Hatai và
S.S. Kubota, 1989.
3.2.2. Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm.
Sau khi mẫu cá bệnh ñược ñưa về phòng tiến hành xử lý ngay:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

16


×