Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá Rô Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.02 KB, 43 trang )

DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
I. GIỚI THIỆU


1.1 Đặt Vấn Đề

Theo đề án phát triển nuôi cá rô phi 2003 – 2010 của bộ Thủy sản, sản lượng
cá rô phi sẽ tăng từ 30.000 tấn năm 2003 lên 100.000 tấn năm 2005 và 200.000 tấn
năm 2010. Giá trò xuất khẩu cá rô phi trong 6 năm tới dự kiến sẽ lên tới 160 triệu
USD, tương đương 1.500 tỷ đồng.

Với mục tiêu đưa diện tích nuôi cá rô phi sẽ tăng lên đến 10.000 ha và 1 triệu
m
3
lồng vào năm 2010, tổng mức đầu tư dành cho đề án phát triển nuôi cá rô phi ước
tính cần 12.840 tỷ đồng. Và theo nhận đònh, trước hết khâu đầu tư giống vẫn là quan
trọng nhất. Ước tính 250 triệu con giống cỡ 5 – 10 gam vào năm 2005 và 500 triệu
con vào năm 2010.

Để đạt được những mục tiêu trên cùng với sự mở rộng quy mô, áp dụng nhiều
mô hình nuôi tiên tiến đó là việc tìm ra phương pháp phòng và trò bệnh hiệu quả là
vấn đề cấp thiết hiện nay. Bệnh trên cá rô phi gây tổn thất không nhỏ đến người
nuôi, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Vi khuẩn này gây bệnh với
tỷ lệ chết rất cao và làm kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi thủy sản nói chung và
nghề nuôi cá rô phi nói riêng. Cùng với việc sử dụng thuốc điều trò không đạt hiệu
quả cao, gây tốn kém và nghiên cứu dòch bệnh đòi hỏi phương pháp phức tạp, trang
thiết bò hiện đại, việc tìm ra một phương pháp chẩn đoán tác nhân gây bệnh nhanh,
chính xác là nhu cầu cần thiết hiện nay.

Trước yêu cầu thực tế đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn tận tình của thầy


Nguyễn Hữu Thònh – Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Điều chế kháng huyết thanh
thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá rô phi”.

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng vi khuẩn Streptococcus sp. và chẩn
đoán nhanh bệnh này gây trên cá rô phi.


2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Phân Loại Cá Rô Phi

Lớp : Ostichthyes

Lớp phụ : Actenopterigii

Trên bộ : Percomorpha

Bộ : Percoidae

Họ : Cichlidae

Giống : Tilapia, Saratherodon, Oreochoromis

2.2 Nguồn Gốc và Phân Bố

Căn cứ vào đặc trưng về tập tính sinh sản và hình thái các loài, người ta phân

loại cá rô phi thành 3 giống:

Giống Tilapia gồm những loài ấp trứng trên vật bám ( giá thể).

Giống Sarotherodon gồm những loài ngậm trứng và cá con trong miệng.

Giống Oreochromis cá tự đào tổ đẻ, chỉ có cá cái ấp trứng trong miệng.

Hiện chúng ta đã biết có tới hơn 80 loài thuộc 4 giống và 10 giống phụ. Cá rô
phi nhập vào nước ta trước đây thuộc giống
Oreochromis
là các loài
O. mosambica

(nhập vào Việt Nam năm 1951) và O. nilotica (nhập vào miền Nam Việt Nam 1973),
và các loài cá rô phi đỏ có màu sáng hồng, nhập vào ta từ thập niên 90. Cá O.
nilotica (rô phi Đài Loan, rô phi vằn) có thể vóc lớn hơn cá rô phi O. mosambica (rô
phi thường hay rô phi cỏ ). Cá rô phi vằn có thân màu hồng, vẩy sáng, có 9 - 12 sọc
đen đậm song song từ lưng xuống bụng, vi đuôi có màu sọc đen, viền vi đuôi và vi
lưng có màu hồng nhạt. Cá rô phi thường thân có màu đen ở lưng, bụng có màu sáng.
Tốc độ tăng trưởng của cá tùy thuộc điều kiện nuôi và thức ăn. Cá rô phi vằn lớn
nhanh hơn cá rô phi thường. Sau thời gian nuôi 4 – 5 tháng, cá rô phi vằn có thể đạt
kích thước thương phẩm 200 – 400 gam. Cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái, nhất là
sau khi thành thục sinh dục. Vì vậy nên dùng cá đực để nuôi tăng sản. Năm 1992,
một công ty Đài Loan đã nhập cá rô phi đỏ vào Việt Nam để nuôi thử ở Bình Dương.
Sau đó cá được đưa tới các nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi khá hấp
dẫn là cá điêu hồng.

3
2.3 Đặc Điểm Sinh Học


2.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng

Giai đoạn đầu sau khi hết noãn hoàn cá ăn các thức ăn có kích thước nhỏ như
phù du động, thực vật, … Sau một tháng cá có thể ăn được các thức ăn có kích thước
lớn hơn, ăn được thức ăn chế biến, rau xanh bằm nhỏ, bèo tấm. Các loại cá lớn và
trưởng thành ăn tạp nhiều loại thức ăn như rau, bèo, mùn bả hữu cơ, tảo lắng ở đáy,
ấu trùng côn trùng, thức ăn nhân tạo, chế biến, thức ăn công nghiệp, …

Phổ thức ăn của các loài cá rô phi khác nhau thay đổi rộng và có thể chia làm
3 nhóm chính: các loài ăn tạp và mùn bả hữu cơ như cá rô phi đen (Oreochoromis
mossambicus) và cá rô phi vằn (O. niloticus), các loài ăn tảo như O. macrochir,
Saratherodon esculentus
và các loài ăn thực vật thượng đẳng như
Tilapia zillii, T.
rendalli. Ngoài ra cá rô phi còn có khả năng thích ứng với các loại thức ăn tổng hợp
do con người cung cấp.

2.3.2 Đặc điểm sinh trưởng

Cá rô phi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Loài Oreochoromis nilotica (dòng
GIFT) có thể đạt trọng lượng trung bình 600 – 700 gam sau vụ nuôi 5 – 6 tháng, cao
nhất có thể đạt tới 1,2 – 1,4 kg. Cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái.

Loài cá rô phi vằn thích hợp nhất cho nuôi thòt bởi có cường độ tăng trưởng
nhanh và khả năng sử dụng tốt thức ăn tự nhiên và bổ sung. Cá rô phi vằn đòi hỏi
hàm lượng đạm trong khẩu phần thức ăn từ 20 – 50% tùy theo kích thước.

2.3.3 Đặc điểm sinh sản


Cá rô phi đỏ thành thục sinh dục chỉ sau 4 – 5 tháng tuổi. Cá cái mỗi lần đẻ
khoảng 1000 – 2000 trứng, trong buồng trứng có 4 – 5 lứa trứng, cá đẻ từng lứa một.
Cá có thể đẻ nhiều lần trong năm (8 – 11 lần). Cá rô phi vằn và rô phi đỏ thời gian
thành thục chậm hơn, tới 6 – 8 tháng. Khi thành thục cá bắt cặp và tự đào tổ ở đáy ao
đẻ trứng, cá đực bảo vệ và giữ trứng đến khi cá bột nở ra. Cá cái còn giữ cá con cho
đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàn và tự đi kiếm ăn được thức ăn bên ngoài. Vì cá có
tập tính đẻ sớm và đẻ nhiều nên khó kiểm soát được mật độ trong ao.

Cá rô phi nói chung có tuổi thành thục sớm, dể thành thục và dể sinh sản. Ta
có thể phân biệt cá đực và cá cái khi cá lớn cỡ 6 – 7 cm bằng cách quan sát lỗ huyệt
của chúng và theo đó cũng dễ dàng tách riêng cá đực, cá cái trong một đàn cá rô phi.

Cá đực chỉ có 2 lỗ gồm lỗ hậu môn nằm ở phía trước và lỗ niệu sinh dục nằm
ở phía sau.


4
Cá cái có 3 lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, tiếp đến là lỗ niệu nằm ở giữa và lỗ
sinh dục nằm ở phía sau.

Cá rô phi đỏ có thể đẻ nhiều lần trong năm, từ 10 – 12 lần và hầu như đẻ
quanh năm. Ở Đài Loan nuôi trong điều kiện chăm sóc tốt cá có thể đẻ trên 20 lần
trong một năm. Cá trên hoặc dưới một năm tuổi đẻ nhiều lứa hơn cá từ 2 năm tuổi trở
lên.

Khi bắt đầu sinh sản, cá rô phi đực và cái cùng hợp làm tổ bằng cách dùng
đuôi quậy bùn và đào hố dưới đáy ao, hố có hình tròn, dốc thoai thoải, trơn nhẵn,
không còn bùn lắng động, đường kính tổ từ 20 – 30 cm, độ sâu thích hợp 0,3 – 0,5 cm.

Cá cái đẻ trứng vào hố và cá đực tưới tinh dòch để thụ tinh. Sau khi trứng thụ

tinh, cá cái sẽ hút và ngậm tất cả trứng để ấp cho tới khi cá con nở. Ở nhiệt độ 30
0
C
thời gian ấp trứng từ 4 – 6 ngày. Sau khi nở khoảng 3 – 4 ngày cá con hết noãn hoàn
và bơi theo cá mẹ. Khi gặp nguy hiểm cá mẹ há miệng thu cả đàn con vào trong
miệng. Khi thấy an toàn, cá mẹ há miệng cho đàn con chui ra. Sau 4 – 5 ngày cá con
tách khỏi mẹ và tự đi kiếm ăn, cá mẹ lại chuẩn bò cho chu kỳ sinh sản mới.

Thời gian giữa 2 lứa đẻ tùy thuộc vào thức ăn, tuổi cá, nhiệt độ, … Trung bình
cá đẻ từ 1000 – 2000 trứng, cá cỡ lớn có thể đẻ số lượng trứng nhiều hơn. Vì vậy
chúng ta nên chọn cá bố mẹ có thể trọng lớn để nâng cao năng suất sinh sản, cho số
lượng cá con nhiều và khỏe mạnh.

2.4 Yêu Cầu Về Các Yếu Tố Môi Trường Nước

2.4.1 Nhiệt độ

Theo Ballarin và Haller, 1982; giới hạn nhiệt độ nước cho sinh trưởng bình
thường của các loài cá rô phi 20 – 35
0
C. Nhiệt độ tối hảo là 29 – 31
0
C. Ngưỡng nhiệt
độ thấp nhất gây chết là 10 – 11
0
C. Phần lớn cá rô phi ngừng ăn hay sinh trưởng
chậm ở nhiệt độ nước dưới 16 – 17
0
C và không sinh sản hoặc ngưng phát triển ở nhiệt
độ dưới 20

0
C. Giới hạn nhiệt độ tối hảo cho sinh sản từ 26 – 29
0
C cho hầu hết các
loài cá rô phi.

2.4.2 pH

Cá rô phi có khả năng chòu đựng giới hạn pH rộng từ 4 – 11. Tuy nhiên khi pH
< 5 tác động xấu đến sự kết hợp của máu với oxygen, cá bỏ ăn và ảnh hưởng đến sự
phát triển.

pH thích hợp cho sự phát triển của cá rô phi từ 6,0 – 8,5 (Wangead và ctv.,
1988). Cá rô phi chết khi pH tăng cao đến 12.


5
2.4.3 Hàm lượng oxy hoà tan (DO)

Cá rô phi dòng GIFT có khả năng chòu đựng được ở vùng nước có hàm lượng
oxy thấp 1 mg/l, ngưỡng gây chết cá từ 0,1 – 0,3 mg/l, phát triển tốt trong khoảng 2 –
5 mg/l.

2.4.4 Ammonia (NH
3
)

Ammonia rất độc cho cá nhưng cá rô phi có thể chòu đựng ammonia tốt hơn
các loài cá khác, dưới 20mg/l (Ballarin và Haller, 1982).


2.4.5

Độ mặn

Tuy là loài thủy sản nước ngọt nhưng chúng có thể sống và phát triển cả trong
môi trường nước lợ, mặn có nồng độ muối tới 32
0
/
00
(thích hợp nhất là 0 – 20
0
/
00
).

2.5 Tình Hình Nghiên Cứu Dòch Bệnh ở Cá Rô Phi

Hiện nay, trên thế giới những công trình nghiên cứu về bệnh cá rô phi do vi
khuẩn như:

Miyazaki và ctv. (1984) nghiên cứu một số mô học cá bò nhiễm Pseudomonas
flueorescens và Streptococcus sp. Kaige và ctv. (1996) nghiên cứu mô học của cá
bệnh do Edwardsiella sp. Lio – Po và Sanvictores (1987) nghiên cứu nguyên nhân
gây chết cá bột. Chang và Plumb (1996) nghiên cứu mô học cá rô phi vằn nhiễm
Staphylococcus sp. và ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình nhiễm Staphylococcus của
cá rô phi vằn. Bunch và Bejerano (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố
môi trường lên sự nhạy cảm của cá rô phi lai đối với bệnh do Streptococcus sp.
Perera và ctv. (1998) nghiên cứu mô học của cá rô phi lai bò nhiễm
Streptococcus
iniae. Klesius và ctv. (1999) nghiên cứu hiệu lực của một loại vaccine được bào chế

từ tế bào Streptococcus iniae đã bò diệt bằng formol đối với cá rô phi. Nghiên cứu
của Evan và ctv. (2000) cho thấy Streptococcus iniae có thể gây nhiễm cá rô phi qua
đường mũi. Shoemake và ctv. (2000) nghiên cứu mật độ cá thả và liều lượng
Streptococcus iniae có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của cá khi chúng tiếp xúc những vi
khuẩn này ( Trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).

Hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về bệnh cá rô phi chưa nhiều,
chỉ có vài công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào kí sinh trùng và hầu như chưa
có hoặc có rất ít công trình có tầm cỡ nghiên cứu về tác nhân virus hay vi khuẩn gây
bệnh trên cá rô phi. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam như: nghiên cứu về kí
sinh trùng trên một số dòng cá rô phi vằn ở Bắc Ninh và Quảng Ninh (Bùi Quang Tề
và ctv., 1999). Kí sinh trùng ở những giai đoạn khác nhau trên ba dòng cá rô phi nuôi
(O. niloticus) như dòng Thái, dòng Việt và dòng GIFT tại miền Bắc Việt Nam (Bùi
Quang Tề và Vũ Thò Lụa, 1999).

6

2.6 Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cá Rô Phi

2.6.1 Bệnh liên cầu khuẩn (do vi khuẩn Streptococcus)

Bệnh thường xảy ra với tỷ lệ cá chết rất cao, đặc biệt là vào các tháng cuối
mùa hè và đầu mùa thu. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ nước cao nhất trong năm.
Tại các thời điểm khác trong năm cá chết rải rác, ngoại trừ những tháng mùa đông
lúc nhiệt độ nước xuống thấp nhất ở các nước ôn đới không thấy bệnh xuất hiện. Về
độ tuổi cá thường nhiễm bệnh, hầu hết các báo cáo đều ghi nhận bệnh thường xảy ra
trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Đường truyền bệnh: cá sống trong môi trường nước có tác nhân vi khuẩn này
hoặc sống chung với cá bệnh. Bệnh càng dễ dàng xảy ra thông qua vết thương ở da

hay các yếu tố môi trường nuôi không tốt đối với cá (Woo và ctv., 2002; trích bởi
Nguyễn Tri Cơ, 2004).

Dấu hiệu bệnh lý: cá bệnh thường có triệu chứng chung khá điển hình trên
nhiều loài. Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, mất khả năng đònh hướng, bụng căng phồng,
vùng da quanh miệng và hậu môn xung huyết, mắt lồi một hoặc hai bên, một số cá bò
đục giác mạc, xuất huyết ở vây lưng và vây ngực, gan, lách và thận vừa tái nhạt vừa
sưng phồng. (Perera và ctv. 1998; trích bởi Nguyễn Hữu Thònh, 2004) nghiên cứu hệ
thống bệnh tích vi thể của cá rô phi lai (O. niloticus x O. aureus) nhiễm Streptococcus
iniae. Kết quả cho thấy sự xâm nhập của vi khuẩn vào tế bào ở mắt, màng não gây
viêm hạt màng não. Các ổ viêm với rất nhiều vi khuẩn trong nhu mô thận là bệnh
tích thường quan sát được. Vi khuẩn phát triển quanh mao tónh mạch và tạo bệnh tích
viêm hạt ở nhu mô gan. Nhu mô lách nhiễm khuẩn rất nặng. Một số trường hợp có
thể quan sát được viêm bao tim và cơ tim.

Phòng trò bệnh: các biện pháp phòng bệnh như giảm mật độ nuôi, tránh cho ăn
dư thừa, thường xuyên vệ sinh hệ thống nuôi, tránh đến mức tối đa việc chuyển đàn
hay phân cỡ cá trong thời gian dòch bệnh thường xảy ra. Trò bệnh bằng cách sử dụng
các loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng hay các loại kháng sinh có tác dụng
diệt khuẩn gram dương trộn vào thức ăn cho cá ăn. Liều lượng như sau:

- Enrofloxacin: 5 mg/kg cá, cho ăn liên tục trong 10 ngày (Stoffregen và ctv.,
1996).

- 100 mg Erythromycine + 70 mg Doxycycline trên kg cá, cho ăn liên tục trong
6 ngày (Tung và ctv., 1985).

Theo Kitao và Aoki (1979) thì có thể sử dụng thêm một số loại kháng sinh
khác như Kitasamycine, Lincomycine, Alkyl – trimethyl – ammonium – calcium –
oxytetracycline, Oleandomycine trong điều trò bệnh do liên cầu khuẩn trên cá.


7

2.6.2 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

Tác nhân gây bệnh: nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống
Aeromonas: A. hydrophila, A. caviae, A. sobria. Vi khuẩn hiện diện trong môi trường
nước, đặc biệt khi nước có nhiều chất hữu cơ. Các loài vi khuẩn này có thể không
gây bệnh khi cư trú trong ruột cá.

Đối tượng nhiễm bệnh: các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá điêu hồng, cá
basa, cá trê, … Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

Dấu hiệu bệnh lý: cá bệnh bò sẫm màu từng vùng ở bụng. Xuất hiện từng
mảng đỏ trên cơ thể. Hoại tử đuôi, vây, xuất huyết các vết thương trên lưng, các khối
u trên bề mặt cơ thể, vẩy dễ rơi rụng. Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa
nhiều dòch, nội tạng hoại tử.

Phòng trò:

Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng ( nhóm nguyên sinh
động vật), tránh làm xây xác cá, vệ sinh không đúng quy đònh, nước giàu chất hữu cơ
(môi trường nuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng oxy thấp, ô nhiễm từ
nguồn nước thải công nghiệp, …

Dùng thuốc tím (KMnO
4
) tắm cá, liều dùng là 4 ppm (4 g/m
3
nước) đối với cá

nuôi ao và 10 ppm (10 g/m
3
nước) đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, đònh
kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ
cá.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn: Oxytetracylin 55 – 77 mg/kg thể trọng cá nuôi,
cho ăn 7 – 10 ngày (nên hạn chế sử dụng). Enrofloxacin 20 mg/kg thể trọng cá nuôi,
cho cá ăn 7 – 10 ngày. Streptomycin 50 – 70 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5 – 7
ngày. Kanamycin 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày. Nhóm Sulfamid 100 –
200 mg/kg thể trọng cá, cho ăn 10 – 20 ngày.




2.6.3 Bệnh nhiễm khuẩn do
Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)

Tác nhân gây bệnh bao gồm:
Pseudomonas fluorescens, P. anguilliseptica, P.
chlororaphis, …

Đối tượng nhiễm bệnh: các loài cá nuôi nước ngọt như cá tra, cá basa, cá trê,
cá bống tượng, cá tai tượng, …

8

Dấu hiệu bệnh lý: xuất huyết từng đốm đỏ trên da, xung quanh miệng và nắp
mang, phía mặt bụng. Bề mặt cơ thể có thể bò chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất
huyết vây và hậu môn, … Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên

quan đến stress, các thương tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao,
dinh dưỡng kém, hàm lượng oxy giảm. Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể cá
qua các đường thương tổn ở mang, da, …

Phòng trò: dùng vaccin phòng bệnh, giảm mật độ nuôi. Cung cấp nguồn nước
tốt. Tắm 3 – 5 ppm (KMnO
4
) không quy đònh thời gian. Có thể dùng các loại kháng
sinh để điều trò như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do
Aeromonas.

2.6.4 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (edwarsiellosis).

Tác nhân gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda.

Đối tượng nhiễm bệnh: các loài cá nuôi nước ngọt như cá tra, cá điêu hồng, cá
basa, cá trê, cá rô phi, …

Dấu hiệu bệnh lý: xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng),
đường kính khoảng 3 – 5 mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u
bên trong cơ thể, da bò mất sắc tố. Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây
đuôi bò tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào
sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh.
Bệnh thường xảy ra trên cá lớn trong ruột một vài loài rắn, cá và một số loài bò sát,
ếch nhái có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh E. tarda. Bệnh xuất hiện khi chất
lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ thích hợp để
bệnh phát triển khoảng 30
0
C


. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp
hơn và dao động bình thường.

Phòng trò: cải tiến chất lượng nước trong môi trường nuôi. Giảm thấp mật độ
nuôi. Dùng vaccine phòng bệnh, có thể dùng kháng sinh để điều trò như trong bệnh
nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.



2.6.5 Nhiễm
Staphylococcus

Tác nhân gây bệnh: Staphylococcus epidermidis. Đây là tụ cầu khuẩn Gram
dương.

Đối tượng nhiễm bệnh: chỉ gây bệnh trên cá rô phi, không gây bệnh trên các
loài cá nuôi ghép với cá rô phi (Huang và ctv., 1998).


9
Dấu hiệu bệnh lý: đa số cá bệnh không có dấu hiệu bệnh lý bên ngoài rõ
ràng, vài trường hợp thấy mắt lồi, những thương tổn ở da và vây, bụng căng chứa
nhiều dòch, cá sắp chết lờ đờ và bơi lội quay vòng trên mặt nước hoặc đáy ao, lá lách
sưng to, thận trước và lá lách xuất hiện những khối u trắng hay vàng. Ngoài ra cá
nhiễm nặng còn thấy những vết thương hình tròn ở gan, thận giữa, tuyến sinh dục, dạ
dày và ruột. Không có thương tổn ở tim và não. Nhiều trường hợp thấy có khối u ở
mang.

Phòng trò: qua kiểm tra kháng sinh đồ cho thấy S. epidermidis nhạy cảm với
Ampicilline (10 mg), Erythromycine (15 mg), Gentamycine (10 mg), Kanamycine (30

mg), Lincomycine (2 mg), Oxaccillin (1 mg), Oxytetracyline (30 mg), Penecilline G
(10 UI), Streptomycine (10 mg) và đề kháng với sulfadiazine (300 mg), (Huang và
ctv.,1998), Sulfonamide, Clortetracycline (Vũ Thò Tám và ctv., 1993).

2.6.6 Một số bệnh do ký sinh trùng

2.6.6.1 Bệnh trùng bánh xe

Tác nhân gây bệnh: một số loài trong họ trùng bánh xe như: Trichodina
centrostrigata, T. domerguei, T. heterodentata, T. nigra, T. orientalis, Trichodinella
epizootica
,
Tripartiella bulbosa
, T
. clavodonta
.

Dấu hiệu bệnh lý: khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi
trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám,
cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi
quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá hủy các tơ mang
khiến cá bò ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội
mất phương hướng. Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.

Phân bố lan truyền bệnh: trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá
giống, là bệnh ký sinh đơn bào nguy hiểm nhất của giai đoạn này. Trùng bánh xe ít
gây bệnh ở giai đoạn cá thòt. Khi ương cá trong nhà, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tỷ lệ chết cao (70 – 100%). Bệnh thường phát vào mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt
độ nước 25 – 30
o

C.

2.6.6.2 Bệnh trùng quả dưa

Tác nhân gây bệnh: trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis.

Dấu hiệu bệnh lý: da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các
hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường
(người nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy nhớt). Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt
nhạt.


10
Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ,
nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô
mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động
cắm xuống nước.

Phân bố lan truyền bệnh: bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi lưu qua
đông ở miền Bắc hoặc nuôi trong nhà, thường bò bệnh trùng quả dưa làm cá chết
hàng loạt. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa đông.

2.6.6.3 Bệnh sán lá đơn chủ

Tác nhân gây bệnh: sán lá đơn chủ
Cichlidogyrus tilapiae
,
C. sclerosus
,
Gyrodactylus niloticus.


Dấu hiệu bệnh lý: Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá,
làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dòch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da
và mang có sán ký sinh bò viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh
vật xâm nhập gây bệnh.

Phân bố lan truyền bệnh: cá có thể bò bệnh khi ương giống với mật độ dày và
có thể gây chết hàng loạt trong giai đoạn bể ương. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa
thu, mùa đông.

2.6.6.4 Bệnh rận ca
ù

Tác nhân gây bệnh: rận cá Caligus sp.

Dấu hiệu bệnh lý: rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi, làm cho da cá
bò viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nó
thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến cá chết
hàng loạt. Cá bò Caligus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt
nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.

Phân bố lan truyền bệnh: rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi nuôi
mật độ dày, rận cá ký sinh đã gây chết hàng loạt ở các đầm nước lợ hoặc nước ngọt.

2.7 Phương Pháp Phòng Bệnh Chung

Phòng trò bệnh cá là một vấn đề rất quan trọng, nhiều đòa phương và hộ gia
đình nuôi cá cần nhận rõ vai trò của công việc này.

Phát hiện được bệnh cá đã khó, chữa bệnh cho cá lại càng khó hơn. Vì cá

sống trong môi trường nước không thể tiêm cho hàng ngàn, hàng vạn con cá hoặc rất

11
khó cấp thuốc qua thức ăn với đủ liều điều trò. Nhưng với liều lượng bao nhiêu thì có
tác dụng khỏi bệnh mà không làm cho cá bò ngộ độc thuốc cũng là vấn đề không dễ.
Vì vậy việc phòng bệnh cho cá hết sức quan trọng. Nếu khi cá đã mắc bệnh phải
phát hiện kòp thời và chuẩn đoán đúng bệnh thì việc điều trò mới có hiệu quả.

Phòng bệnh cho cá

Bệnh cá thường phát sinh do những nguyên nhân sau:

− Do môi trường nước, thức ăn và điều kiện nhiệt độ không thích hợp cho đời
sống của cá.

− Do việc nuôi dưỡng chăm sóc không tốt để cá gầy yếu, sức đề kháng với bệnh
tật kém.

− Do thân thể cá bò xây xác, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào vết thương.

− Khi thời tiết thay đổi đột ngột, oi bức rồi chuyển sang mưa giông làm môi
trường nước thay đổi, thiếu oxy và xuất hiện nhiều khí độc làm cá nổi đầu chết hàng
loạt.

− Đối với cá nuôi bè với mật độ dày đặc khi có một vài con bệnh sẽ lây lan
nhanh chóng làm cá chết hàng loạt.

Nắm được những nguyên nhân nêu trên, ta cần thực hiện một số biện pháp
phòng bệnh sau đây:


- Cải tạo và xử lý ao, bè thật kỹ trước khi nuôi.

- Tạo miễn dòch cho cá bằng vaccine.

- Loại những con cá giống đã bò xây xác yếu sức trước khi thả.

- Trước khi vận chuyển xuất nhập cá từ nơi khác cần phải kiểm tra dòch
bệnh.

2.8

Liên Cầu Khuẩn
Streptococcus Iniae
Gây Bệnh Trên Cá Rô Phi


2.8.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh

hóa


S. iniae
có dạng hình cầu, có thể đứng riêng lẻ, thành từng cặp hay tạo thành
chuỗi dài. Vi khuẩn bắt màu gram dương.


12
Vi khuẩn phát triển tốt trên các môi trường thạch Tryptic Soy, Brain Heart
Infulsion, Muller – Hinton agar và thạch máu cừu. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 25 –
28

0
C. Sau 48h nuôi cấy, vi khuẩn tạo thành khuẩn lạc nhỏ màu trắng đục. Một số
chủng khuẩn lạc trong suốt có tính nhầy sau 24h nuôi cấy. Trên môi trường thạch
máu, khuẩn lạc tạo vòng dung huyết beta nhỏ, trong suốt, rìa không rõ. Vi khuẩn
không phát triển ở điều kiện pH 9,6; NaCl 6,5%; nhiệt độ 10
0
C và 45
0
C (Nguyen và
Kanai, 1999).

S. iniae thủy phân esculin và tinh bột, không thủy phân gelatin. Vi khuẩn lên
men đường glucose, maltose, mannitol, không lên men arabinose, lactose, raffinose
và xylose. Về đặc điểm sinh hóa khác,
S. iniae
cho phản ứng catalase oxydase, VP,
indol và H
2
S âm tính, MR và DNase dương tính (Nguyen và Kanai, 1999).

2.8.2 Triệu chứng và bệnh tích

Thường xảy ra với tỷ lệ cá chết rất cao vào các tháng cuối mùa hè và đầu
mùa thu. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ nước cao nhất trong năm. Tại các thời
điểm khác trong năm cá chết rải rác, ngoại trừ những tháng mùa đông lúc nhiệt độ
nước xuống thấp nhất ở các nước ôn đới không thấy xuất hiện bệnh. Về độ tuổi cá
thường có bệnh, hầu hết báo cáo đề cập bệnh xảy ra trong giai đoạn nuôi thương
phẩm.

Cá bệnh có triệu chứng chung khá điển hình trên nhiều loài. Cá bơi lờ đờ hay

mất đònh hướng gần mặt nước. Bên ngoài, cá bò trướng bụng do tích tụ dòch viêm
xoang bụng, xuất huyết điểm, đốm đỏ ở vùng quanh miệng và hậu môn, xuất huyết
nặng ở vây lưng và ngực, xuất huyết, viêm có mủ, lồi một hoặc cả hai mắt. Bên trong
gan, lách, thận nhạt màu và sưng to.



13
2.8.3 Phương pháp phòng trò bệnh do liên cầu khuẩn gây ra

Phòng bệnh:

Các biện pháp như giảm mật độ nuôi, tránh cho ăn thức ăn thừa, vệ sinh bể
nuôi cần được thực hiện thường xuyên. Tránh đến mức tối đa chuyển đàn, chia đàn,
phân cỡ cá trong thời gian dòch bệnh thường xảy ra.

Trò bệnh:

Kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng hay diệt khuẩn gram dương với tác dụng toàn
thân có hiệu quả điều trò tốt, Erythromycin và một số kháng sinh khác như
doxycyline, kitasamycin, ankil – trimethil – ammonium – calcium – oxytetraciline,
josamycin, oleandomycin và lincomycin cũng thường được sử dụng trò bệnh do liên
cầu khuẩn ở Nhật Bản (Kitao và Aoki, 1979).

2.8.4 Nghiên cứu huyết thanh học

Pier và ctv. (1978) điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng S. iniae. Kháng
huyết thanh thỏ này không cho phản ứng ngưng kết với bất kỳ loài vi khuẩn thuộc
giống Streptococcus nào khác.


Theo kinh nghiệm chung của tác giả bài viết, các chủng
S. iniae
phân lập tại
Nhật Bản có hai dạng khuẩn lạc khác nhau sau 24h ủ trên các môi trường thạch thích
hợp. Một loại khuẩn lạc có tính nhầy, trong và một dạng không nhầy, đục. Khuẩn lạc
nhầy có thể chuyển thành khuẩn lạc không nhầy khi kéo dài thời gian ủ nhưng không
xảy ra trường hợp ngược lại. Kháng huyết thanh thỏ điều chế từ tế bào vi khuẩn của
chủng khuẩn lạc nhầy sẽ cho phản ứng ngưng kết với cả hai khuẩn lạc nhầy và không
nhầy. Kháng huyết thanh thỏ điều chế từ tế bào vi khuẩn của chủng khuẩn lạc không
nhầy sẽ chỉ cho phản ứng ngưng kết với dạng khuẩn lạc đó. Vi khuẩn tạo khuẩn lạc
nhầy có độc lực mạnh hơn vi khuẩn tạo khuẩn lạc không nhầy.

2.9 Cơ Chế Hình Thành Kháng Huyết Thanh

2.9.1 Các đònh nghóa

Chất sinh miễn dòch là chất khi đưa vào cơ thể động vật ở điều kiện thích hợp
có khả năng gây đáp ứng miễn dòch.

Kháng nguyên là chất có khả năng liên kết với kháng thể. Tất cả các chất
sinh miễn dòch đều là kháng nguyên.


14
Kháng thể là các globulin có trong huyết thanh của động vật có khả năng liên
kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thiùch sinh ra nó. Kháng thể theo đònh nghóa
trên đây được gọi là kháng thể miễn dòch hay kháng thể đặc hiệu.

Kháng thể chủ yếu được tìm thấy trong huyết thanh của động vật, do vậy
huyết thanh chứa kháng thể kháng kháng nguyên được gọi là kháng huyết thanh.


2.9.2 Liều lượng và đường vào của kháng nguyên

Liều lượng và cách đưa kháng nguyên vào cơ thể ảnh hưởng lớn đến khả
năng sinh kháng thể. Khi đưa liều quá ít sẽ không đủ kích thích đáp ứng miễn dòch,
còn quá nhiều có thể dẫn đến trạng thái tê liệt miễn dòch. Ở tình trạng tràn ngập
kháng nguyên sẽ không đáp ứng miễn dòch. Khi đưa lượng nhỏ kháng nguyên vào cơ
thể sẽ kích thích mạnh tế bào T, tạo trí nhớ miễn dòch và dẫn đến đáp ứng miễn dòch.
Nhưng nếu tiêm nhắc lại thì đáp ứng miễn dòch dòch thể sẽ tăng lên, tạo khả năng
miễn dòch cao và bền vững. Đó là nguyên lý tiêm vacxin.

Trong tự nhiên kháng nguyên có thể vào cơ thể qua nhiều con đường khác
nhau như qua niêm mạc đường hô hấp, sinh dục, qua da (do côn trùng đốt hoặc do
xây xác). Người ta có thể chủ động tiêm kháng nguyên vào trong da, dưới da, trong
bắp thòt hay tónh mạch, giúp kháng nguyên nhanh chóng tiếp cận với hệ thống miễn
dòch.

2.9.3 Tính đặc hiệu của kháng nguyên

Sự liên kết của kháng nguyên và kháng thể hay giữa kháng nguyên và tế bào
lympho luôn mang tính đặc hiệu cao. Không phải toàn bộ kháng nguyên tham gia vào
kích thích hệ thống miễn dòch mà chỉ có một phần nhất đònh của kháng nguyên gọi là
quyết đònh kháng nguyên hay epitop mới liên kết với kháng thể hoặc tế bào lympho.
Phần tương ứng với quyết đònh kháng nguyên nằm trên mỗi kháng thể gọi là vò trí kết
hợp kháng nguyên hay paratop, còn phần tương ứng với tế bào lympho là thụ thể, thụ
thể của tế bào T (TCR). Mỗi epitop chỉ gắn đặc hiệu với một paratop hoặc TCR và
chỉ sinh ra một dòng kháng thể đặc hiệu.

2.9.4 Các loại kháng nguyên


Kháng nguyên trong tự nhiên rất đa dạng, tuỳ theo quan điểm và mức độ quan
tâm mà có sự phân loại khác nhau. Một vài loại kháng nguyên điển hình:

Kháng nguyên vi khuẩn: thành phần kháng nguyên của vi khuẩn rất phức tạp,
có thể coi tế bào vi khuẩn như là một túi chứa kháng nguyên. Có hai loại: kháng
nguyên hòa tan – là các enzym ngoại bào, ngoại độc tố tiết ra bên ngoài và loại
kháng nguyên không hòa tan – là thành phần của tế bào.


15
Kháng ngyên virut: có hai nhóm chính đó là kháng nguyên V – là một phần
hoặc toàn bộ hạt virut nguyên vẹn có khả năng kích thích sinh kháng thể trung hòa
virut và kháng nguyên S là kháng nguyên hòa tan. Kháng nguyên S cấu trúc khuếch
tán từ hạt virut, có thể là glycoprotein vỏ ngoài hoặc acid nucleic. Kháng nguyên S
không cấu trúc tách từ tế bào chủ đã bò nhiễm virut.

Kháng nguyên protein: là kháng nguyên mạnh nhất vì có trọng lượng phân tử
lớn và có cấu trúc đa dạng do các acid amin sắp xếp thay đổi theo các tổ hợp khác
nhau. Tính đặc hiệu phụ thuộc rất nhiều vào trình tự acid amin cũng có thể tạo nên
một dòng kháng thể khác. Khi dùng enzym phá vỡ các cấu trúc lập thể (bậc 2, 3, 4)
của protein sẽ làm thay đổi tính kháng nguyên. Các polypeptic có trọng lượng phân
tử thấp, có tính kháng nguyên yếu do cấu trúc đơn điệu.

Kháng nguyên polysaccarite: đa số polysaccarite là kháng nguyên yếu vì cấu
trúc lặp đi lặp lại, thiếu sự đa dạng về mặt hóa học và khi vào cơ thể chúng bò phân
giải. Kháng nguyên polysaccarite điển hình là kháng nguyên nhóm máu A, B. Tuy
nhiên thông thường trong cơ thể polysaccarite thường tham gia vào các thành phần
phức tạp hơn như glycoprotein màng vi khuẩn, vỏ capxit của vi khuẩn, …

Kháng nguyên lipit: bản thân lipit không phải là chất sinh miễn dòch, nhưng

khi gắn với protein ( lipoprotein) thì trở thành kháng nguyên.

Kháng nguyên acid nucleic: acid nucleic (ADN, ARN) là kháng nguyên yếu,
nhưng khi gắn với protêin (nucleoprotein) hoạt tính sinh miễn dòch sẽ tăng lên.

2.9.5 Các tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dòch


Tế bào B (Bone): tiền thân của tế bào Plasma ( tương bào) sản xuất kháng
thể.

Tế bào T ( Thymus): quần thể tế bào lympho biệt hóa trong tuyến ức.

Tế bào T hỗ trợ: tế bào T hỗ trợ tế bào B biệt hóa thành tế bào plasma sản
xuất kháng thể.

Interluekin (IL 1 – IL 10): do bạch cầu tiết ra có tác dụng kích thích hoạt hóa
và biệt hóa tế bào lympho.

Trí nhớ miễn dòch: sau khi tiếp xúc với kháng nguyên lần 1 một số tế bào B
và T có khả năng lưu trữ thông tin để khi gặp lại KN có khả năng sản xuất KT.

Biệt hóa tế bào B: sự biến đổi tế bào nguồn thành tế bào B tăng trưởng trong
tủy xương, giai đoạn không cần kích thích của kháng nguyên sau đó biến đổi thành tế
bào plasma (cần sự kích thích của kháng nguyên).

16

Epitop: phần kháng mang tên quyết đònh kháng nguyên được nhận bởi Paratop
của KT hoặc TCR của tế bào T.


Paratop: vò trí kết hợp của KT (nơi gắn với quyết đònh KN).

Thụ thể đặc hiệu tế bào T (TCR: T – cell receptor) là protein màng cắm sâu
vào màng sinh chất giúp tế bào T nhận diện được kháng nguyên.

Phân tử phức hợp phù hợp tổ chức chính (MHC: Major Histocompatibility
Complex) hoạt động như điểm trung chuyển giúp tế bào T phân biệt kháng nguyên lạ
hay quen.

2.9.5.1 Tế bào lympho

Tế bào lympho phân tán khắp cơ thể trong tuần hoàn máu và bạch huyết. Có
hai loại tế bào lympho: lympho B (gọi tắt là tế bào B) và lympho T ( gọi tắt là tế bào
T). Tuy cả hai đều có nguồn gốc chung là tế bào nguồn trong tủy xương nhưng tế bào
T được biệt hóa và trưởng thành trong tuyến ức ( Thymus, nên ký hiệu là T) còn tế
bào B biệt hóa và trưởng thành trong tủy xương (Bone marrow nên ký hiêïu là B).

Bảng 2.1 Tỷ lệ phân bố của các tế bào lympho T và B

Cơ quan Tế bào T Tế bào B
Tủy xương Một số Nhiều
Tuyến ức Nhiều Rất hiếm
Ống ngực 85% 15%
Hạch lympho 80% 20%
Lách 65% 36%

2.9.5.2 Đại thực bào

Đại thực bào là tế bào có kích thước lớn có khả năng bắt giữ, xử lý kháng

nguyên cũng như hợp tác với các tế bào lympho để sản xuất kháng thể đặc hiệu.

Khi kháng nguyên xâm nhập vào biểu mô sẽ tiếp xúc với thực bào, chẵn hạn
đại thực bào. Tế bào này sẽ bắt giữ, nuốt các tế bào có kích thước lớn như vi khuẩn
và tiết enzym phân hủy như proteinaza, lipaza và lyzosym để tiêu hóa chúng, làm
bộc lộ quyết đònh kháng nguyên nằm trong đại thực bào.

Kháng nguyên sau khi xử lý sẽ được đại thực bào dùng để bắt đầu giai đoạn
sớm của quá trình tổng hợp kháng thể. Ở đây đại thực bào đóng vai trò tế bào trình
diện kháng nguyên, gọi tắt là APC (Antigen presenting cell). Có nghóa là chúng sẽ
đẩy kháng nguyên lạ ra bề mặt, tạo điều kiện cho kháng nguyên tiếp cận tế bào T.

17

2.9.6 Tá chất

2.9.6.1 Nguyên lý tác dụng của tá chất

Tá chất là chất phụ gia khi trộn với kháng nguyên sẽ tăng cường đáp ứng
miễn dòch với kháng nguyên đó. Khi gắn với tá chất, kháng nguyên bò phân giải
chậm hơn, phóng thích dần dần trong cơ thể tương tự như khi tiêm kháng nguyên liều
nhỏ nhiều lần. Tá chất tăng cường đáp ứng miễn dòch bằng cách kích thích đại thực
bào làm nhiệm vụ thực bào hoặc kích thích tế bào T và B. Tá chất là những chất trơ
khó phân giải như dầu, paraphin, hydroxyt nhôm, …

Cơ chế tác động của tá chất dùng trong vacxin được giải thích như sau:

Tá chất có tác dụng gây viêm, kích thích quá trình thực bào giúp quá trình đáp
ứng miễn dòch xảy ra mạnh hơn.


Tá chất hấp thu kháng nguyên và thải kháng nguyên ra từ từ ở chỗ tiêm.

Tá chất còn có tác dụng lên tế bào lympho T hỗ trợ.

2.9.6.2 Các loại tá chất thông dụng

a. Nhóm muối nhôm

Nhôm hydroxit Al(OH)
3
– keo phèn

Nhôm phosphat AlPO
4


Nhôm kali sulphat AlK(SO
4
)
2
.12H
2
O – phèn chua

Trong nhóm muối nhôm thì dung dòch phèn chua và keo phèn thường được
dùng nhất trong sản xuất vacxin.

Dung dòch phèn chua dùng làm chất bổ trợ được điều chế khá đơn giản, được
pha thành dung dòch, hấp tiệt trùng và cho vào canh trùng đã diệt bằng formol.


Dung dòch keo phèn dùng làm chất bổ trợ được điều chế phức tạp hơn.

b. Nhóm nhũ dầu

Ở dạng nhũ nước trong dầu thì kháng nguyên nằm trong hạt nước trong dung
dòch dầu sẽ có hiệu lực tốt hơn khi kháng nguyên nằm tự do trong nước ở dạng nhũ

×