Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÀI LIỆU THIẾT bị MAY CÔNG NGHIỆP : KIM MAY ĐỊNH NGHĨA và cấu tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.26 KB, 4 trang )

BÀI 4: KIM MAY

1. Đònh nghóa: là chi tiết mang chỉ xuyên qua nguyên liệu phối hợp với ổ hoặc móc tạo thành
mũi may.
2. Cấu tạo:

Kim gồm có 3 phần: đốc kim, thân kim và mũi kim. Trên thân kim có lỗ kim, 2 rãnh dọc
thân kim và một vẹt lõm. Tùy theo chủng loại chi tiết bắt mũi và chức năng máy chuyên dùng
mà hình dáng, kích thước của kim được thay đổi thích hợp. Ở đây chúng ta khảo sát sâu vào kim
may mũi thắt nút, chi tiết bắt mũi là ổ quay.
Đốc kim:
Đốc kim là phần dùng để gắn vào trụ kim. Đốc kim càng to và dài thì độ cứng vững thân
kim càng cao, đầu đốc kim được ve tròn hoặc vát col để hướng tâm. Đốc kim thường có tiết
diện tròn, có hoặc không có vạt một bên, đầu đốc kim có nhiều hình dạng như : côn vát, chỏm
cầu, nhọn.
- Đốc kim dẹt có tiết diện tròn, vạt dọc một phía, phần vạt thường nằm bên rãnh ngắn
của kim. Khi lắp kim phải đặt phần vạt luôn luôn xoay về phía mỏ ổ. Loại này thường đïc sử
dụng trong máy gia đình để dễ lắp kim.
- Đốc kim tròn thường được sử trong máy may công nghiệp vì dể chế tạo có thể xoay
kim trong trụ kim để chỉnh góc độ phồng chỉ.
Ngoài ra tùy theo công dụng đốc kim có thể được gia công rãnh dọc hoặc rãnh ngắn.
Kích thước đốâc kim gồm có đường kính đốc kim và chiều dài đốc kim.
Đường kính đốc kim: tùy theo độ lớn của kim mà đốc có đường kính to hay nhỏ. Với kim hệ
Mét thường có 2 cở đốc là 1,6 có đường kính đốc từ 1,6 – 1,7 mm và 2,0 có đường kính đốc từ
2,0 – 2,1 mm. Ở mỗi máy, trụ kim chỉ cho phép gắn một cở đường kính đốc kim nên phải lưu ý
khi chọn kim sử dụng.


Chiều dài đốc kim: thay đổi theo loại kim sử dụng trên từng loại máy. Chiều dài đốc kim có ảnh
hưởng lớn đến độ bền của kim. Khi làm việc kim chòu sự rung động và nhiệt độ sinh ra do ma
sát giữa kim với chỉ và nguyên liệu may, các yếu tố này làm giãm độ bền của kim. Đối với kim


chuyên dùng cho máy có tốc độ cao (thường may hàng mỏng, dùng kim nhỏ), thân kim rất
mãnh, do đó được chế tạo dài để giãm rung động và tăng diện tích tỏa nhiệt cho kim ví dụ như
kim DC x 27 .
Thân kim:
Thân kim là phần chính để mang chỉ xuyên qua nguyên liệu. Thân kim từ mép dưới đốc
kim tới mép dưới lổ kim. Thông thường thân kim có dạng trụ tròn hoặc col để tránh phá vỡ
nguyên liệu, tăng độ cứng vững thân kim và giảm ma sát. Thân kim có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía
đối diện nhau của thân kim. Hai rãnh này thường một rãnh dài, một rãnh ngắn, hoặc cả hai
cùng dài. Cuối thân kim là lỗ kim, ở trên lỗ kim phía bên rãnh ngắn thường có vạt lõm vào thân
kim.
Rãnh dài: Chạy suốt từ đốc kim tới lỗ kim có công dụng chứa chỉ khi kim xuyên qua
nguyên liệu. Nhờ nằm lọt trong nên chỉ giãm ma sát với nguyên liệu khi kim đâm xuyên qua
nguyên liệu, đồng thời để thoát chỉ xuống dễ dàng khi mỏ ổ đểõ lấy vòng chỉ kim trong khi kim
còn chưa rút lên khỏi nguyên liệu. Nhờ vậy chỉ không bò tưa sợi, bò đứt hay bò xô lệch làm lệch
vòng chỉ ở lỗ kim gây ra bỏ mũi. Tùy theo độ lớn của thân kim mà rãnh có độ sâu rộng tương
ứng.
Rãnh ngắn: Chạy từ lỗ kim tới vẹt thoát mỏ ổ. Rãnh ngắn cũng có tác dụng như rãnh
dài Nó được chế tạo ngắn nhằm mục đích khi kim từ tận cùng dưới đi lên nhờ phần trên rãnh
ngắn không có rãnh nên nhánh chỉ tại đây chòu ma sát nhiều với nguyên liệu may và bò cản lại
bên dưới lớp nguyên liệu làm chỉ phồng ra tạo thành vòng chỉ ở phía trên lỗ kim để mỏ ổ dễ
dàng lấy được vòng chỉ kim.
Khi may hàng dày lực ma sát giữa chỉ và nguyên liệu giữ đủ chỉ để tạo thành vòng chỉ
hợp lý nên bảo đảm được vệc bắt mũi. Khi may hàng quá mỏng do lực ma sát giữa chỉ và
nguyên liệu yếu nên độ phồng chỉ kém gây khó bắt mũi. Tuy nhiên khi hàng may dày, rít như
da cao su hoặc may nhiều lớp nguyên liệu thì độ ma sát giữa chỉ và nguyên liệu quá lớn nên khi
kim đi xuống xuyên qua nguyên liệu thì do ma sát với nguyên liệu nên chỉ bò giãn ra, khi kim
rút lên chỉ co lại làm vòng chỉ hình thành bé gây ra bỏ mũi.
Khi may hàng mỏng thì lượng chỉ tạo thành vòng chỉ bò thừa, vòng chỉ có thể bò bẻ
xuống, mỏ ổ không bắt được dẫn đến bỏ mũi.
Ở máy may mũi mắc xích thường sử dụng kim có 2 rãnh dài. Khi kim rút lên chỉ phồng

ra cả 2 bên lỗ kim. Để bảo đảm bắt mũi tốt ở các loại máy may này, người ta thiết kế khoãng
rút lui ủca kim từ tận cùng dưới tới điểm bắt mũi lớn hơn so với mũi máy thắt nút. Khoãng rút
lên của kim từ vò trí tận cùng dưới tới vò trí mỏ móc gặp thân kim là 3 – 5 mm. Ngoài ra, còn
dùng bảo hiểm kim để đẩy vòng chỉ sang phía bắt mũi (bảo hiểm kim là chi tiết dùng để đỡ
kim, nâng cao độ cứng vững của kim).
Lỗ kim: Là nơi xâu chỉ của kim. Kích thước lỗ kim phụ thuộc vào kích thước thân
kim, thân kim lớn thỉ lỗ kim cũng lớn.
Vẹt thoát mỏ ổ: Là cỗ vạt lõm nằm phía trên lỗ kim và rãnh ngắn có tác dụng để dễ
bắt mũi, mỏ ổ được điều chỉnh nắm sát kim, nhờ vào vạt lõm này mà mỏ ổ không bò vhạm thân
kim nên gọi là vẹt thoát mỏ ổ. Hình dạng, vò trí, kích thước của vạt lõm tùy thuộc vào loại kim
chuyên dùng cho từng chủng loại máy.


Kích thước: gồm đường kính và chiều dài thân kim. Đường kính thân kim là thông số đã
được tiêu chuẩn hóa gọi là chỉ số kim. Chỉ số kim biểu diễn độ lớn của kim. Chỉ số kim được
chọn theo độ dày nguyên liệu may và chỉ sử dụng. Chiều dài thân kim phụ thuộc vào chức năng
công nghệ máy.
Mũi kim:
Mũi kim là phần kim để đục xuyên qua nguyên liệu. Tùy thuộc vào chủng loại nguyên
liệu và chức năng công nghệ của máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước khác nhau.
Đỉnh mũi kim

Mũi nhọn

Mũi chõm cầu

Chiều dài mũi kim

Kim đính


Kim vắt sổ

Hình dạng mặt cắt đầu mũi:

Hình tròn

Hình thoi

Hình quả trám

Hình tam giác

Chủng loại nguyên liệu và dạng mũi kim sử dụng:
- Nguyên liệu dệt: được dệt từ sợi, bề mặt nguyên liệu có những khe hở canh sợi. Đối với
hàng dệt thoi sợi dệt ít co giản và đan theo phương vuông góc với nhau nên khả năng kim đâm
đứt sợi ít -> sử dụng kim mũi nhọn. Đối với hàng dệt kim sợi dệt có độ co giản lớn và đan thành


nhiều hình dạng phức tạp do đó mũi kim phải có khả năng lựa theo khe hở sợi cao -> nên sử
dụng kim mũi dạng chõm cầu để tránh đâm đứt sợi.
- Nguyên liệu da, giả da, cao su: bề mặt nguyên liệu không có khe hở, mũi kim phải có
nhiệm vụ đục thủng nguyên liệu tạo thành những khe hở thích hợp để kim, chỉ đi qua dễ dàng.
Sử dụng kim có lưỡi cắt hình dạng thoi, quả trám đối với hàng da, giả da, đối với hàng cao su
dùng kim mũi tam giác, tứ giác.
- Ngoài ra mũi kim dạng này còn có tác dụng tạo đường may trang trí, dùng kim có lưỡi
cắt phải hoặc trái sẽ tạo nên đường may zigzăc khác nhau.
- Độ dài mũi kim phụ thuộc vào chức năng công nghệ may và độ dày nguyên liệu may.
Hàng may mỏng dùng kim mũi dài, hàng may dày dùng kim mũi ngắn để tăng độ bền cho kim.
Kim đính cúc phải có mũi ngắn hơn kim may để tránh kim vướng vào lỗ cúc gây gãy kim và đủ
độ bền để đính nhiều mũi vào một vò trí. Kim dùng trong máy thùa có mũi ngắn hơn kim may

để tránh xước vào mặt vải.
Chủng loại kim: mỗi chủng loại máy sử dụng 1 chủng loại kim, tuyệt đối không được sử
dụng khác chủng loại.
- Kim máy may (DB): đốc kim trung bình, thân kim trung bình, mũi kim dài (toàn bộ
kim trung bình)
- Kim máy thùa (DP), máy may 2 kim: đốc kim trung bình và to, thân kim trung bình,
mũi kim dài (toàn bộ kim trung bình)
- Kim vắt sổ (DC): đốc kim ngắn, thân kim trung bình, mũi kim dài (toàn bộ kim ngắn)
- Kim máy đính (TQ): đốc kim ngắn, thân kim dài, mũi kim ngắn (toàn bộ kim dài)
- Kim máy móc xích: đốc kim ngắn, thân kim dài, mũi kim dài (toàn bộ kim dài)
Tùy thuộc vào chức năng công nghệ và kết cấu máy mà mỗi loại máy có 1 loại kim
riêng của nó, ta gọi đó là chủng loại kim. Các chủng loại kim khác nhau có hình dạng kích
thước khác nhau ở rãnh kim, đốc kim, lỗ kim, mũi kim …… Do đó phải sử dụng kim đúng chủng
loại nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm hoặc hư hỏng trong chi tiết máy. Các chủng
loại kim được ký hiệu bằng chữ và được ghi trên bao đựng kim.
- Chỉ số kim: chỉ số là con số ghi ở đốc kim đặc trưng cho đường kính thân kim, nói lên
độ to nhỏ của của kim. Đây là thông số được tiêu chuẩn hóa, không phụ thuộc vào bất cứ chủng
loại kim nào.
• Hệ quốc tế (mét): 1 đơn vò chi số kim bằng 1% máy may. VD: trên đốc kim ghi
số 90 có nghóa: 90 đơn vò chỉ số kim. Đường kính của kim là 90x1/100 = 0.9 máy may.
• Hệ Mỹ: 1 đơn vò chỉ số kim = 1 inch/1000 = 25.4/1000 = 0.0254 mm. VD: trên
đốc kim ghi số 30, đường kính thân kim là 30 x 0.0254 = 0.75 mm.
Để tránh nhằm lẩn hệ quốc tế và hệ Anh thì hệ Mỹ luôn có số 0 đứng trước chỉ số kim.
• Hệ Anh: 1 đơn vò chi số kim = 1 inch/400 = 0.0635 mm. VD: trên đốc kim ghi số
10, đường kính thân kim là 10 x 0.0635 0.635 mm.
Ta có thể chọn chỉ số kim theo độ dày của nguyên liệu may và độ lớn của chỉ. Nguyên
liệu càng mỏng thì chỉ số kim càng nhỏ, nguyên liệu càng dày thì chỉ số kim càng lớn, nguyên
liệu đanh cứng thì chỉ số kim lớn. Chỉ to thì chỉ số kim lớn, chỉ nhỏ thì chỉ số kim nhỏ.




×