Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TÀI LIỆU THIẾT bị MAY CÔNG NGHIỆP NGUYÊN lý HOẠT ĐỘNG của mô tơ máy MAY CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.52 KB, 2 trang )

BÀI 8: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MOTƠ MÁY MAY CN
Môtơ là chi tiết giúp máy chạy. Đối với máy may công nghiệp do yêu cầu xuất phát mạnh
(phải đạt tốc độ ngay từ lúc khởi động) nên người ta sử dụng loại động cơ chạy liên tục.
Động cơ được khởi động trước khi may và chạy liên tục suốt thời gian mở máy. Chuyển
động quay của trục động cơ được truyền cho máy thông qua cơ cấu truyền động.

Đối với máy may công nghiệp do yêu cầu xuất phát mạnh (phải đạt tốc độ ngay từ lúc
khởi động) nên người ta sử dụng loại động cơ chạy liên tục. Động cơ được khởi động trước
khi may và chạy liên tục suốt thời gian mở máy. Chuyển động quay của trục động cơ được
truyền cho máy thông qua cơ cấu truyền động.
Dưới đây là sơ đồ nguyên lý hoạt động của một môtơ:







Vỏ động cơ (1) được bắt cứng với vỏ ly hợp (12). Trục động cơ gắn chặt với đĩa ma sát (4)
bằng then (6). Nằm đối diện với trục động cơ là trục ly hợp truyền động (9). Trên trục (9)
gắn đĩa ma sát (7), ở vị trí chưa làm việc thì có khe hở giữa 2 đĩa ma sát (4) và (7). Trục (9)
được đỡ trên 2 bạc đạn (8), 2 bạc đạn được găn cứng trên bạc trượt (10), bạc trượt (10) được
nối với cần điều khiển xuống bàn đạp.
Khi mở công tắc điện thì trục động cơ mang đĩa ma sát (4) quay (máy chưa hoạt động). Khi
nhấn bàn đạp xuống làm xoay cần (31) quanh khớp bản lề (23) đẩy bạc (10) qua trái, mang
trục (9), đĩa (7) vào tiếp xúc với đĩa (4). Nhờ ma sát giữa 2 đĩa nên chuyển động quay được
truyền qua trục (9) làm bouly (16) quay, truyền chuyển động qua đai ttruyền lên bouly trục
chính, máy bắt đầu hoạt động. Tốc độ máy phụ thuộc vào lực ép giữa 2 đĩa ma sát (4) và
(7). Khi ấn nhẹ bàn đạp thì lực ép này yếu, lực ma sát giữa 2 đĩa (7) và (4) nhỏ nên trục (9)
quay chậm hơn nhiều so với trục động cơ -> máy chạy tốc độ thấp. Khi ấn mạnh bàn đạp thì
trục (9) có thể bằng tốc độ trục động cơ -> máy đạt tốc độ cao nhất.


Khi nhả bàn đạp, lò xo (28) kéo cần (31) về phải, (31) kéo theo bạc (10), trục (9), làm tách
rời 2 đĩa ma sát nên ngừng sự truyền động từ trục động cơ qua trục (9), đồng thời đĩa (7) khi
lùi về phải thì mặt sau của đĩa chạm vào má thắng tạo ma sát làm đĩa ngừng quay -> máy
dừng.


Để bảo đảm làm việc tốt thì các bề mặt ma sát của 2 đĩa (4) và (7) được gắn lớp ma sát
và các bề mặt này phải tránh dầu mỡ. Nếu nhả bàn đạp mà máy không dừng ngay thì chỉnh
lại má thắng. Nếu nhấn mạnh bàn đạp mà máy chạy yếu dù động cơ hoạt động tốt là do 2 bề
mặt ma sát của 2 đĩa (4) và (7) bị mòn, cần phải sửa chữa.



×