Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

NGUYỄN HỮU TUẤN

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT QUẤT CẢNH
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG – TỈNH
HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế nông nghiệp
: 60.620.115

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN VĂN SONG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ


nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tuấn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, ñến nay Luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ “Hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh trên ñịa bàn huyện Văn Giang – tỉnh
Hưng Yên” ñã ñược hoàn thành.
Trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ
nhiệt tình và ñóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc tới các tập thể và cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Văn Song ñã
trực tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu ñề tài và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện ñào tạo Sau ñại học, quý thầy cô thuộc
Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, bộ môn Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường ñã
giúp tôi hoàn thành quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các cán bộ Phòng Nông nghiệp, các phòng ban
Thống kê, Tài nguyên Môi trường, các cán bộ ñịa phương cấp huyện, cấp xã, cấp
thôn và những hộ gia ñình trên ñịa bàn nghiên cứu... ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho
việc nghiên cứu ñề tài.

Xin cám ơn gia ñình, bạn bè ñã luôn sát cánh bên tôi, ñộng viên, giúp ñỡ và
tạo ñiều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần ñể tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tuấn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ðỒ, HỘP, BIỂU ðỒ...............................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix
PHẦN I: MỞ ðẦU ................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài.................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 4
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
2.1.1 Một số lý luận về quất cảnh........................................................................... 4
2.1.2 Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả kinh tế............................. 8
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh................... 18
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 23
2.2.1 Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên cả nước ............ 23

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quất cảnh ở một số ñịa phương..................... 24
PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 27
3.1 ðặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu ................................................................... 27
3.1.1 Vị trí ñịa lý .................................................................................................. 27
3.1.2 ðịa hình, thổ nhưỡng................................................................................... 28
3.1.3 ðiều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn........................................................... 29
3.1.4 ðặc ñiểm cơ sở hạ tầng ............................................................................... 30
3.1.5 ðiều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 30
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iii


3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 38
3.2.1 Khung phân tích .......................................................................................... 38
3.2.2 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu............................................................ 39
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin................................................................... 39
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin ....................................................................... 42
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin ................................................................. 42
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................... 44
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 47
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ quất cảnh ở huyện Văn Giang ....................... 47
4.1.1 Thực trạng sản xuất quất cảnh ..................................................................... 47
4.1.2 Thực trạng tiêu thụ quất cảnh ...................................................................... 53
4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quất cảnh của các hộ trồng quất cảnh .............. 56
4.2.1 Thông tin chung về các hộ........................................................................... 56
4.2.2 Tình hình sản xuất quất cảnh ....................................................................... 58
4.2.3 Tình hình tiêu thụ quất cảnh ........................................................................ 66
4.3 ðánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ................................................. 71
4.3.1 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 71

4.3.2 Hiệu quả xã hội ........................................................................................... 77
4.3.3 Hiệu quả môi trường ................................................................................... 77
4.4 Những nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ở huyện
Văn Giang............................................................................................................ 78
4.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ................... 79
4.4.2 ðánh giá chung về hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ............................... 95
4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ................................. 98
4.5.1. Các căn cứ ñề xuất giải pháp ...................................................................... 98
4.5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ....................... 99
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 108
5.1 Kết luận........................................................................................................ 108
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


5.2.1 ðối với Nhà nước ..................................................................................... 110
5.2.2 ðối với chính quyền ñịa phương ............................................................... 110
5.2.3 ðối với hộ gia ñình.................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 112
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 114

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện qua 3 năm 2009 – 2011 ............... 32
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao ñộng của huyện qua 3 năm 2008 – 2010 .......... 35

Bảng 3.3: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 40
Bảng 3.4 Tổng hợp mẫu ñiều tra hộ trồng quất cảnh ............................................ 41
Bảng 3.5 Tổng hợp mẫu ñiều tra theo ñộ tuổi và loại cây..................................... 42
Bảng 3.6 Thang ñiểm ñánh giá mức ñộ khó khăn trong sản xuất quất cảnh.......... 44
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng quất cảnh của huyện Văn Giang trong 3
năm (2009 – 2011) ............................................................................................... 50
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất quất cảnh của huyện qua 3 năm 2009 – 2011 ......... 52
Bảng 4.3 Sản lượng, cơ cấu thị phần tiêu thụ quất cảnh của huyện Văn Giang qua
3 năm ................................................................................................................... 55
Bảng 4.4 Thông tin chung về các hộ ñiều tra........................................................ 56
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất quất cảnh của các hộ ñiều tra theo quy mô ................. 62
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất quất cảnh của các hộ ñiều tra theo loại cây ................ 63
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất các loại quất theo tuổi cây.......................................... 64
Bảng 4.8 Kết quả sản xuất quất cảnh của các nhóm hộ ñiều tra............................ 65
Bảng 4.9 Giá bán quất bình quân theo ñối tượng tiêu thụ ..................................... 67
Bảng 4.10 Giá bán bình quân theo quy mô sản xuất ............................................. 68
Bảng 4.11 Kết quả tiêu thụ quất cảnh của các hộ ñiều tra năm 2011 ................... 69
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất các loại quất cảnh tính trên 1 sào
theo quy mô sản xuất............................................................................................ 71
Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh bình quân 1 cây theo
loại cây................................................................................................................. 73
Bảng 4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất các loại quất cảnh bình quân 1 cây
theo tuổi cây......................................................................................................... 74

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vi


Bảng 4.15 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây quất cảnh với cây hoa

Hồng trên 1 sào .................................................................................................... 76
Bảng 4.16 ðánh giá của người dân về mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố ñối với
sản xuất quất cảnh ................................................................................................ 78
Bảng 4.17 Tỷ lệ nhận ñịnh của hộ về khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm .............. 79
Bảng 4.18 So sánh quy trình kỹ thuật khoa học với quy trình kỹ thuật truyền thống
của người dân....................................................................................................... 83
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của vốn ñến kết quả và HQKT sản xuất quất cảnh............ 85
Bảng 4.20 Hình thức tiếp cận thông tin kỹ thuật của hộ sản xuất quất cảnh.......... 87
Bảng 4.21 ðối tượng cung cấp và hình thức mua ñầu vào của hộ sản xuất........... 88
Bảng 4.22 Tỷ lệ xác ñịnh giá bán quất cảnh của hộ nông dân............................... 89
Bảng 4.23 Tỷ lệ phân phối sản phẩm cho các ñối tượng cung ứng ....................... 90
Bảng 4.24 Tỷ lệ phân phối sản phẩm cho các ñối tượng cung ứng ....................... 91
Bảng 4.25 Tỷ lệ khó khăn về cơ sở hạ tầng của các hộ ñiều tra ............................ 94

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii


DANH MỤC SƠ ðỒ, HỘP, BIỂU ðỒ

Sơ ñồ 3.1 Khung phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ........................... 39
Sơ ñồ 4.1. Quy trình và thời vụ sản xuất quất cảnh của các hộ dân Văn Giang..... 59
Sơ ñồ 4.2. Sơ ñồ kênh tiêu thụ sản phẩm quất cảnh của hộ ñiều tra...................... 66
Hộp 4.1 Hồi mới vào nghề, bác xén quất thành cái kim tự tháp…........................ 85
Hộp 4.2 Thiếu vốn thì vay tạm anh em.. ngại thì xin mua chịu cửa hàng….......... 86
Biểu ñồ 3.1 Tổng giá trị sản xuất của huyện Văn Giang qua 3 năm 2009 - 2011.. 37
Biểu ñồ 3.2 Cơ cấu kinh tế huyện Văn Giang năm 2009 và 2011......................... 38
Biểu ñồ 4.1: Số hộ trồng quất cảnh qua 3 năm của huyện Văn Giang................... 48


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BQDT

Bình quân diện tích

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH - HðH

Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa

CPSX

Chi phí sản xuất


CPTC

Chi phí tài chính

CPTG

Chi phí trung gian

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DT

Diện tích

ðVT

ðơn vị tính

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KT&PTNT

Kinh tế và Phát triển nông thôn




Lao ñộng

NXB

Nhà xuất bản

QM

Quy mô

QML

Quy mô lớn

QMTB

Quy mô trung bình

QMN

Quy mô nhỏ

SL

Số lượng/Sản lượng

TB

Trung bình


UBND

Ủy ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ix


PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng tăng
cao, bên cạnh các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, con người dần hướng tới những
giá trị mang tính thẩm mĩ cao. Chơi hoa, chơi cây cảnh trong những dịp lễ, hội ñã
trở thành những nhu cầu quen thuộc của người tiêu dùng. Cùng với cầu của khách
hàng tăng lên, cung về các sản phẩm này cũng phát triển ñể theo kịp với xu hướng
thị trường. Quất cảnh là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp
tết ñến xuân về trong các gia ñình người Việt.
Nghề trồng quất cảnh là một trong những nghề truyền thống, mang nét văn
hóa ñộc ñáo của dân tộc ta. Cho ñến nay, chúng ta vẫn giữ ñược những vùng cây
cảnh truyền thống như Quảng Bá – Hà Nội, Văn Giang – Hưng Yên, Hải Dương,
Hà Nam... Phát triển nghề trồng quất cảnh là một hướng ñi ñúng ñắn và thiết thực
ñối với nhiều ñịa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH –
HðH, bởi lẽ, cây quất cảnh không chỉ mang lại giá trị kinh tế và tinh thần cao mà
nó còn tạo ñiều kiện ñể khai thác triệt ñể tiềm năng và lợi thế về nguồn lực ở mỗi
ñịa phương.
Văn Giang thuộc trung tâm ñồng bằng Bắc Bộ, là huyện trồng cây quất cảnh
ñiển hình của tỉnh Hưng Yên. Tận dụng lợi thế ñó, một số xã của huyện ñã mạnh
dạn chuyển ñổi cơ cấu cây trồng như xã Liên Nghĩa, Mễ Sở, Thắng Lợi.. hầu hết
các xã này trồng cam, quất cảnh, một số hộ kinh doanh cây cảnh Bonsai… ðặc

biệt, khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa ñã ñược chính quyền ñịa phương ñẩy
mạnh phát triển nhất là từ Nghị quyết số 13 ngày 08/06/2011 của ðảng bộ Văn
Giang về “Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên ñất nông nghiệp” thì ñã tạo
ñiều kiện thuận lợi cho cây quất cảnh trở thành cây trồng chính không chỉ mang lại
thu nhập cải thiện cho hộ dân mà còn mang lại những dấu hiệu tích cực trong giải
quyết việc làm cho người lao ñộng ở ñây. Tuy nhiên, cây quất cảnh cũng như cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


trồng nông nghiệp khác có những khó khăn nhất ñịnh như thị trường tiêu thụ ñầu
ra không ổn ñịnh, chất lượng cây trồng phụ thuộc rất lớn vào ñiều kiện tự nhiên,
chịu nhiều tác ñộng rủi ro từ thị trường các yếu tố ñầu vào cũng như sự biến ñộng
giá cả của sản phẩm. Mặt khác, cây quất cảnh tiêu thụ mang tính thời ñiểm chi vào
dịp Tết Nguyên ðán nên ñẩy mạnh việc tiêu thụ, giảm thiểu chi phí, nâng cao khả
năng cạnh tranh sản phẩm của mình so với các ñịa phương khác về chất lượng sản
phẩm cũng như các yếu tố khác kèm theo như ñiều kiện ñịa lý…có ý nghĩa quan
trọng ñối với việc phát triển cây quất cảnh tại ñịa phương.
Nghiên cứu về sản xuất, tiêu thụ và phát triển nghề trồng quất cảnh ở nước
ta ñã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu về
hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh ở Văn Giang hiện nay chưa ñược tiến hành.
Nghiên cứu sẽ là tiền ñề ñể ñưa ra câu trả lời cho các câu hỏi như thực trạng sản
xuất quất cảnh hiện nay trên ñịa bàn huyện như thế nào? Hiệu quả ñạt ñược từ việc
sản xuất quất cảnh ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình sản xuất quất
cảnh và giải pháp nào nâng cao hiệu quả sản xuất quất cảnh của huyện? Xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn trên tôi lựa chọn thực hiện ñề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất
quất cảnh trên ñịa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở ñánh giá hiệu quả ñạt ñược và các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả
kinh tế sản xuất quất cảnh trên ñịa bàn huyện Văn Giang, từ ñó ñề xuất một số giải
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh trên ñịa
bàn huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất quất
cảnh;
- ðánh giá thực trạng sản xuất quất cảnh trên ñịa bàn huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


- ðánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh huyện Văn Giang và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh;
- ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất quất
cảnh trên ñịa bàn huyện Văn Giang.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh của các hộ
nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất quất cảnh huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên. ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu sản xuất quất cảnh cho các
loại cây trong thời gian trồng từ 3 năm trở lại, có những lý do sau ñây:
+ Quất cảnh là cây phục vụ cho những khi Tết ñến, do ñó sau Tết những hộ
sản xuất quất cảnh thường ñi thu gom về và chăm sóc trong vòng 1 ñến 2 năm lại
ñưa ra thị trường. Lúc ñó chi phí sản xuất lại phải tính thêm từ lúc ñi thu gom,
chăm sóc cho ñến khi bán mà thường thì những cây thu gom ñã có tuổi cây từ 2

ñến 3 tuổi. Như vậy không thể tính chính xác ñược chi phí sản xuất cho ñối tượng
cây nghiên cứu này.
+ Trên thực tế, cây quất tháp chủ yếu thông thường là 3 năm trở lại, trong
khi ñó quất thế lại có thể ñể nhiều năm thì có giá bán cao hơn. ðề tài cần so sánh
hiệu quả cho từng loại cây theo tuổi cây, do ñó không thể so sánh cây quất tháp với
những loại cây quất thế nhiều năm tuổi ñược.
- Về không gian: Các xã sản xuất quất cảnh trên ñịa bàn huyện Văn Giang
gồm xã Mễ Sở, xã Liên Nghĩa và xã Thắng Lợi.
- Về thời gian nghiên cứu: Thu thập thông tin trong vòng 3 năm 2009 –
2011. Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 8 năm 2011 ñến tháng 8 năm 2012.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số lý luận về quất cảnh
2.1.1.1 Khái niệm về quất cảnh
Hoa, cây cảnh là những loại thực vật ñược trồng ở vườn, ruộng, khay chậu,
trong bồn… Cũng như những thực vật khác, chúng có thể sinh trưởng và phát triển
nhờ vào các yếu tố tự nhiên và sự chăm sóc của con người. (Kinh tế học phát triển,
1997, NXB Nông nghiệp, Hà Nội)
Cũng ñưa ra khái niệm về cây cảnh, Lê Hữu Cần và Nguyễn Xuân Linh có
quan niệm như sau: “ Các loại thảo mộc ñược con người tuyển chọn nuôi trồng
trên ñất vườn hay trong vật chứa ñất trồng dù có hay không có tác ñộng thu nhỏ
hoặc tạo hình nghệ thuật nhằm phục vụ mục ñích trang trí và thưởng ngoạn ñều
ñược coi là cây cảnh”.(Giáo trình hoa cây cảnh, 2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội)
Quất cảnh là một trong nhiều loại cây cảnh ñược người dân ưa chuộng và

chơi vào dịp Tết nguyên ñán. Hiện nay, trên thị trường tồn tại hai loại cây quất
cảnh chủ yếu là quất tháp và quất thế.
Quất tháp là một loại quất cảnh ñược người trồng quất chăm sóc và tạo dáng
hình tháp (chóp nón) nên mọi người gọi theo hình dáng của cây.
Quất thế là một loại quất cảnh ñược người trồng quất chăm sóc một cách
công phu, sử dụng những kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của mình tạo cho cây
quất có hình dáng có nhiều tán theo: Ngũ phú, cửu phúc…
2.1.1.2 ðặc ñiểm của cây quất cảnh
ðặc ñiểm thực vật học cây quất cảnh
Cây quất cảnh còn gọi là cây tắc, hạnh, Citrus Japonica Thumb thuộc cây
thân nhỡ, phân cành nhiều, cành mềm. Cây cao 1 m – 2 m. Lá nhỏ xanh thẫm, hình
bầu dục ñuôi nhọn, lá nguyên không có eo lá và không có răng cưa. Hoa mọc ñơn
ñộc hoặc chùm 2 – 3 hoa, hoa có 5 cánh, cánh màu trắng, nhiều nhị, bầu thượng, tự
thụ hoặc giao phấn. Quả nhỏ tròn, dẹt, vị chua gắt, khác với vị chanh. Vỏ quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4


mỏng vàng sẫm, dễ bóc, da mịn bong. Quả có 6 - 8 múi, tương ñối nhiều hạt. ðặc
ñiểm sinh trưởng phát triển ra hoa tháng 3 - 4 - 5. Một năm ra hoa từ 3 ñến 4 lần.
Quả chín tự nhiên tháng 8 - 9 - 10. Công dụng của quả quất là làm mứt và làm
cảnh trưng bày vào dịp tết. (Phạm Văn Duệ, 2005, Giáo trình kỹ thuật trồng hoa
cây cảnh, NXB Hà Nội)
Kỹ thuật ñiều chỉnh quất cảnh ra quả trưng bày vào dịp Tết
Cây quất ra hoa quả ñúng vụ vào tháng 2 - 3 nhưng cũng có thể ra hoa quả
rải rác trong năm. ðể ñiều chỉnh cho quất có quả trưng bày vào dịp Tết thì áp dụng
biện pháp ñảo quất là kỹ thuật tác ñộng lên cây quất ñể quất ra hoa, sai quả, chín
vào dịp Tết Âm lịch. Uốn tỉa cho cây tròn tán, có thể trồng lại sau khi ñã chơi.
Người ta dựa vào ñặc tính cây quất mỗi năm ra nhiều ñợt lộc mới ñể áp dụng kỹ

thuật mới như sau:
Vào tháng 4 - 5 ñào quanh gốc, có thể bứng hẳn bầu gốc lên, bán kính bầu
ñất gốc là 20 - 25 cm, phơi cho cây hơi héo, có thể ñể cho hoa và quả cũ rụng hết,
sau ñó lại bón phân lấp ñất trồng lại chăm bón cho thật tốt. Tác dụng của biện pháp
ñảo quất ñó là: Kìm hãm sự sinh trưởng, tức là kìm hãm sự tăng trưởng về thân lá,
ñồng thời kích thích sự phát triển, tức là kích thích sự thay ñổi về chất và phân hóa
mầm hoa. Thứ hai, kích thích ra hoa quả trái vụ, và ra nhiều hoa quả. Thứ ba,
khống chế ñộ sâu rễ, chặt các rễ ăn sâu, ñể sau này dễ ñánh, bứng.
Sau khi ñảo quất xong chúng ta phải chăm sóc như sau:
Bón phân: bón cho mỗi gốc khoảng 5kg phân rác hoặc phân hữu cơ, bón 100
- 150 gam phân lân Lâm Thao hoặc lân nung chảy. Sau ñó tùy tình hình sinh
trưởng của cây mà bón lượng phân ñạm và phân kali cho cây.
Tưới nước: Vừa lấp ñất vừa tưới nước cho bão hòa. Những ngày sau giữ cho
ñộ ẩm ñất gốc cây là 70%.
ðến tháng 6 cây quất có ñợt lộc hè, vào tháng 7 - 8 cây quất có hoa. Tỉa bỏ
bớt lộc thu tháng 8 - 9 ñể khỏi cạnh tranh dinh dưỡng và khỏi che lấp quả. Muốn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

5


cho quất vừa có quả vừa có nụ và hoa ñể lại ñợt chồi ñông vào tháng 10 – 11.
(Phạm Văn Duệ, 2005, Giáo trình kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, NXB Hà Nội)
2.1.1.3 Hoạt ñộng sản xuất quất cảnh
Hoạt ñộng sản xuất quất cảnh chủ yếu là do các hộ gia ñình trồng và chăm
sóc, tạo dáng, tạo thế cho cây. Hộ sản xuất vừa có ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình
phát triển thị trường quất cảnh, vừa phải hội tụ ñầy ñủ những phẩm chất ñạo ñức
nghề nghiệp, trình ñộ và kinh nghiệm và óc thẩm mỹ cao ñể tạo ra những sản phẩm
có chất lượng cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Bên cạnh ñó họ phải nắm

vững ñặc tính sinh trưởng của cây, một mặt phải biết tạo ra sự khác biệt của sản
phẩm. Sự năng ñộng, nhạy bén sẽ giúp hộ sản xuất biết phải sản xuất mặt hàng
nào, kiểu dáng ra sao, thị trường nào tiêu dùng những sản phẩm ñó? ðể từ ñó ñáp
ứng ñược nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong cơ chế thị trường khách hàng là “thượng ñế”, họ có quyền lựa chọn
trong hàng trăm sản phẩm ñể mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất lượng sản
phẩm phải luôn ñáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hàng hóa chất lượng tốt
sẽ tiêu thụ nhanh, thu ñược lợi nhuận cao. Hàng hóa chất lượng kém sẽ bị ứ ñọng,
ế ẩm làm cho hộ nông dân thua lỗ.
2.1.1.4 Hoạt ñộng tiêu thụ quất cảnh
Theo quan niệm của nhiều người, cây quất tượng trưng cho một sức sống
bền bỉ, dẻo dai bởi khi cây héo vàng thì vẫn có thể ra hoa, kết quả rồi dù quả quất
dù to, dù nhỏ thì vẫn cứ tròn, tượng trưng cho một năm tròn trịa, ñầy ñặn, thuận lợi
và nhiều may mắn.
Tiêu thụ quất cảnh là giai ñoạn cuối cùng của quá trình trồng trọt và chăm
sóc. Nó là yếu tố quyết ñịnh ñến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất.
Thông qua tiêu thụ thì giá trị sử dụng của sản phẩm cây cảnh ñược thực hiện. Theo
quan niệm trên thì tiêu thụ là một quá trình chuyển hóa quyền sử dụng hàng hóa,
tiền tệ giữa các chủ thể của nền kinh tế. Chính vì vậy mà hoạt ñộng tiêu thụ sản
phẩm ñược cấu thành bởi các yếu tố khác nhau, thường bao gồm:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


- Chủ thể tham gia: Người bán và người mua.
- ðối tượng (hàng hóa và tiền tệ)
- Thị trường (nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán)
Quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng
của hàng hóa. Qua tiêu thụ, hàng hóa ñược chuyển từ hình thái hiện vật sang hình

thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người sản xuất ñược hoàn thành. Từ ñó tạo
cơ sở thu hồi chi phí và tích lũy ñể thực hiện tái sản xuất mở rộng. Các ñơn vị sản
xuất kinh doanh phải thực hiện chức năng cơ bản là ñảm bảo sản xuất, cung cấp
khối lượng sản phẩm nhất ñịnh với những yêu cầu về chất lượng, chủng loại... cho
nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chức năng này ñược biểu hiện cụ thể qua quá trình
tiêu thụ sản phẩm.
ðối với các ñơn vị sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ là khâu hết sức quan
trọng. Qua tiêu thụ thì sản phẩm hàng hóa mới ñược giá trị và giá trị sử dụng của
nó. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác ñộng ñến chu kỳ sản xuất sau,
ñến thời gian lưu chuyển vốn, hiệu suất sử dụng ñồng vốn.
Khi quá trình tiêu thụ hoàn tất nó sẽ phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng
lỗ hay lãi, khẳng ñịnh ñược sự có mặt của hàng hóa cũng như sự chấp nhận của thị
trường. Việc tiêu thụ sản phẩm tác ñộng ñến sự thu hẹp hay mở rộng thị trường của
một hàng hóa nào ñó thông qua các mối quan hệ của người sản xuất và khách
hàng, sự chiếm lĩnh của hàng hóa trên thị trường.
2.1.1.5 ðặc ñiểm của thị trường quất cảnh
Quất cảnh là một sản phẩm hàng nông sản ñặc biệt nó không dừng lại ở giá
trị vật chất mà còn mang tính thẩm mỹ và giá trị tinh thần, sản phẩm tiêu thụ trong
thời gian ngắn và kết thúc quá trình tiêu thụ là hết ngày 30 Tết Nguyên ñán. Quất
cảnh cũng có một ñặc ñiểm giống như các hàng hóa nông sản khác ñó là muồn tiêu
thụ ñược trên thị trường nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Chất lượng sản phẩm thể hiện ở dáng, thế cây, lượng hoa, quả trên một
cây. Những kiểu dáng ña dạng, phong phú như: thế phu phụ (vợ chồng), huynh ñệ,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

7


tam ña (ba ông thần phúc – lộc – thọ), tứ quý (long, ly, quy, phượng), ngũ phúc,
lục ñiền, bát tinh, thể hiện về tình cảm, cảm xúc của con người và các vị thần, con

vật trong truyền thuyết... (Lê Quang Khang, Phan Văn Minh, Cây thế Việt Nam.
Nghệ thuật – kỹ thuật và ñạo chơi, NXB Văn hóa dân tộc)
- Giá cả của sản phẩm quất cảnh không ổn ñịnh biến ñộng từng ngày, thậm
chí trong một ngày, nơi này 1 giá, nơi kia 1 giá và ñặc biệt tối 30 Tết là giá quất
gần với giá gốc nhất và cũng không còn nhiều cây quất ñẹp ñể lựa chọn. Chính vì
sự biến ñộng ñó ñã ảnh hưởng khá lớn ñến doanh thu bán hàng của người buôn
quất, có khi “cháy hàng” với giá rất cao, có khi ế ẩm.
- Thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sản phẩm này trong thời
ñiểm ñặc biệt và cố ñịnh. Họ gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng một năm mới tròn trịa
và may mắn... chính vì thế nên mỗi khách hàng có những quan niệm chơi khác
nhau, người thích loại quất này, người thích loại quất kia.
- Tập quán tiêu dùng vào những ngày Tết nguyên ñán và mang màu sắc
vùng miền. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ lên việc tiếp
cận thị trường, tiếp cận khách hàng thị trường mới là khó. ðặc biệt là thay ñổi hay
ñưa một nét văn hóa vào một thị trường mới có nét văn hóa khác.
Mặt khác, quất cảnh là sản phẩm dễ hư hỏng và khó vận chuyển lên việc mở
rộng thị trường tới các ñịa phương vùng sâu vùng xa là rất khó khăn.
Tóm lại, cây quất cảnh là cây cảnh ñược người dân ưa chuộng trong những
ngày Tết ñến nhằm tôn lên vẻ ñẹp và sự sang trọng trong ngôi nhà. ðể có ñược một
cây quất cảnh ñẹp thì ñòi hỏi từ quá trình trồng và chăm sóc cây một cách chu ñáo
và kỳ công cho ñến khi tiêu thụ thông qua thị trường buôn bán.
2.1.2 Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng
của hoạt ñộng sản xuất kinh tế và là ñặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội. Hiệu
quả kinh tế ñược hiểu là mối tương quan so sánh giữa phần giá trị thu ñược của sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8



phẩm ñầu ra với phần giá trị các yếu tố nguồn lực ñầu vào. Mối tương quan ñó
ñược xét cả về so sánh tương ñối và tuyệt ñối cũng như xem xét mối quan hệ chặt
chẽ giữa hai ñại lượng ñó. (ðỗ Kim Chung, Phạm Vân ðình, 1997)
2.1.2.2 Các quan ñiểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế ñược xem xét dưới nhiều góc ñộ và quan ñiểm khác nhau,
hiện nay có hai quan ñiểm cùng tồn tại.
- Quan ñiểm kinh tế truyền thống: Quan ñiểm này cho rằng hiệu quả kinh tế
là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ chi phí bỏ ra, ñược ño
bằng các chỉ tiêu lợi nhuận hay chỉ tiêu lãi. Các tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế
ñược xem như là tỷ lệ giữa kết quả sản xuất thu ñược với chi phí bỏ ra, hay là chi
phí trên một ñơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu cho biết mức
sinh lời của ñồng vốn, ñược tính toán sau chu kỳ sản xuất hay một quá trình sản
xuất. Quan ñiểm này xác ñịnh hiệu quả sản xuất trong trạng thái tĩnh, sau khi ñã
ñầu tư. Trong khi ñó hiệu quả là chỉ tiêu không chỉ cho phép hiệu quả ñầu tư mà
còn giúp cho người sản xuất kinh doanh có nên ñầu tư và ñầu tư ñến mức ñộ nào là
có lợi nhất.
Nhu vậy, quan ñiểm truyền thống không tính ñến yếu tố thời gian khi xác
ñịnh thu và chi cho một hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, vì thế việc tính toán hiệu
quả kinh tế thường chưa thể ñầy ñủ và chính xác. Bởi vì, các hoạt ñộng ñầu tư và
phát triển lại có những tác ñộng không những ñơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả
về mặt xã hội và môi trường, có những khoản thu và những khoản chi không thể
lượng giá ñược, vì thế không thể hiện ñược mỗi khi sử dụng cách tính này.
- Quan ñiểm của các nhà kinh tế tân cổ ñiển như Lyn Squire, Herman G.Van
Der Tak (Phân tích kinh tế các dự án, 1994) cho rằng hiệu quả kinh tế phải ñược
xem xét trong trạng thái ñộng của mối quan hệ giữa ñầu vào và ñầu ra. Nhân tố
thời gian rất quan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế, dùng chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế ñể xem xét trong các quyết ñịnh cả trước và sau khi ñầu tư sản xuất kinh
doanh. Hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính ñơn thuần mà còn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


9


bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khái niệm thu và chi
trong quan ñiểm tân cổ ñiển ñược gọi là lợi ích và chi phí.
* Xét theo mối quan hệ ñộng giữa ñầu vào và ñầu ra, một số tác giả ñã phân
biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ các
nguồn lực. (ðại học Kinh tế quốc dân, 1997, Kinh tế học phát triển, NXB Thống kê)
+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm thu thêm trên một ñơn vị ñầu vào ñầu tư
thêm. Nó ñược ño bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm tăng thêm trên chi phí tăng
thêm. Tỷ số này gọi là sản phẩm biên, nó chỉ ra rằng một ñơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất ñem lại bao nhiêu ñơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử
dụng các nguồn lực ñược thể hiện thông qua mối quan hệ giữa ñầu vào và ñầu ra,
giữa các ñầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân quyết ñịnh sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong ñó các yếu tố giá sản phẩm và
giá ñầu vào ñược tính ñể phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một ñơn vị chi
phí thêm về ñầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ
thuật có tính ñến các yếu tố về giá của ñầu vào và giá của ñầu ra. Vì thế nó còn
ñược gọi là hiệu quả giá. Việc xác ñịnh hiệu quả này giống như xác ñịnh các ñiều
kiện về lý thuyết biên ñể tối ña hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm
phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong ñó sản xuất ñạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. ðiều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
ñều tính ñến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu ñạt
một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là ñiều kiện cần
chứ chưa phải là ñiều kiện ñủ cho ñạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực ñạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ khi ñó sản xuất
mới ñạt ñược hiệu quả kinh tế.
* Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: Các học giả kinh tế tân cổ ñiển ñã

coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả, cùng ñầu tư sản xuất kinh doanh
với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có hiệu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


quả khác nhau, bởi thời gian bỏ vốn ñầu tư khác nhau thì thời gian thu hồi vốn
khác nhau.
Tuy nhiên, ñể hiểu ñược thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những
sai lầm như việc ñồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, ñồng nhất giữa hiệu
quả kinh tế với các chỉ tiêu ño lường hiệu quả kinh tế hoặc quan niệm cũ về hiệu
quả kinh tế ñã lạc hậu không phù hợp với hoạt ñộng kinh tế theo cơ chế thị trường.
Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau. Có thể khái
quát như sau:
Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau về hình thức, hiệu quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể hiện mối
tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu ñược. Còn kết quả kinh tế chỉ là một
vế trong mối tương quan ñó, là một yếu tố trong việc xác ñịnh hiệu quả mà thôi.
Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của từng tổ chức sản xuất cũng như của nền kinh tế
quốc dân ñể ñưa ñến kết quả là khối lượng sản phẩm hàng hóa tạo ra, giá trị sản
lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng. Nhưng kết quả này chưa nói lên ñược nó
ñược tạo nên bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Chi phí là bao nhiêu? Như vậy,
nó không phản ánh ñược trình ñộ sản xuất phải ñặt trong mối quan hệ so sánh với
chi phí các nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất
càng cao và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, chính ñiều này thể hiện
trình ñộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu ño lường hiệu
quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình ñộ, năng lực sản xuất

kinh doanh của tổ chức sản xuất, của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành
của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các ñặc trưng gắn liền
với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ
kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp trong quốc gia và các quan hệ khác của
hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trừu
tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình ñộ sản xuất, quản lý kinh doanh,
trình ñộ sử dụng các yếu tố ñầu vào của tổ chức sản xuất ñể ñạt ñược mục tiêu, kết
quả cao nhất ở ñầu ra.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù cụ thể vì hiệu quả kinh tế có thể ño lường
thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. ðương
nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào ñể phản ánh ñược ñầy ñủ các khía
cạnh của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê kế toán ñể có thể xác
ñịnh hệ thống chỉ tiêu ño lường hiệu quả kinh tế, mỗi chỉ tiêu ñược phản ánh một
khía cạnh nào ñó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi nào ñó ñược tính toán. Hệ
thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau ñó ñến
các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như
vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của
quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt ñịnh tính và ñịnh lượng.
Về mặt ñịnh lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế
xã hội, biểu hiện giữa kết quả thu ñược và chi phí bỏ ra người ta thu ñược hiệu quả
kinh tế khi kết quả thu ñược lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả
kinh tế càng cao và ngược lại.
Về mặt ñịnh tính, tức là mức ñộ hiệu quả kinh tế cao phản ánh sự nỗ lực ở
trong mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất, phản ánh trình ñộ, năng lực quản

lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu
kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt ñịnh tính và ñịnh
lượng là cặp phạm trù của hệ thống hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với
nhau.
Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt ñộng kinh
tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước ñây, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp hoạt ñộng của các tổ
chức sản xuất kinh doanh ñược ñánh giá bằng mức ñộ hoàn thành các chỉ tiêu pháp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12


lệnh do Nhà nước giao như giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm chủ
yếu, doanh thu bán hàng, chỉ tiêu nộp ngân sách. Thực chất, ñây chỉ là các chỉ tiêu
kết quả, không thể hiện ñược mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá
cả hàng hóa trong giai ñoạn này mang tính hình thức không phản ánh ñược trình ñộ
sản xuất và quản lý của các tổ chức sản xuát kinh doanh nói riêng và của nền sản
xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý bằng chính sách vĩ mô, thông qua các công cụ là hệ thống luật
pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp. Nhằm ñạt ñược mục tiêu chung
của toàn xã hội, các tổ chức sản xuất kinh doanh là chủ thể sản xuất ra sản phẩm
hàng hóa là pháp nhân kinh tế bình ñẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế không những thu ñược lợi nhuận tối ña mà còn phù
hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà ðảng và Nhà nước
quy ñịnh gắn liền lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
(Phạm Văn Hùng, 2011, Giáo trình kinh tế lượng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội)
Qua phân tích trên cho thấy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội
phản ánh mặt chất lượng của hoạt ñộng sản xuất, là ñặc trưng của mọi nền sản xuất
xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau không

giống nhau. Tùy thuộc vào các ñiều kiện kinh tế xã hội và mục ñích yêu cầu không
giống nhau. Tùy thuộc vào các ñiều kiện kinh tế xã hội và mục ñích yêu cầu của
một nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà ñánh giá theo những góc ñộ
khác nhau cho phù hợp.
2.1.2.3 Nội dung của hiệu quả kinh tế
Mục ñích của sản xuất hàng hóa là thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và
tinh thần cho xã hội. Mục ñích ñó ñược thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra
những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội. Sản xuất ñạt mục tiêu về hiệu quả
kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất ñịnh tạo ra khối lượng sản phẩm hữu
ích lớn nhất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13


Theo các quan ñiểm trên thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan ñến các yếu tố
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do ñó, nội dung ñể xác ñịnh hiệu quả
kinh tế bao gồm:
- Xác ñịnh các yếu tố ñầu vào: Hiệu quả là một ñại lượng ñể ñánh giá xem
xét kết quả hữu ích ñược tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các
ñiều kiện cụ thể nào, có thể chấp nhận ñược hay không. Như vậy, hiệu quả kinh tế
liên quan trực tiếp ñến các yếu tố ñầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tố ñầu ra
của quá trình sản xuất.
- Xác ñịnh các yếu tố ñầu ra: ðây là công việc xác ñịnh mục tiêu ñạt ñược,
các kết quả ñạt ñược có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản
phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận.
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao ñộng xã hội và ñược
xác ñịnh bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu ñược với lượng
hao phí xã hội. Ở mỗi quốc gia, bản chất của hiệu quả kinh tế ñều xuất phát từ mục

ñích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, mục ñích là làm thế nào ñể ñáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng trong khi mọi nguồn lực trong xã hội có giới hạn.
2.1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hiện nay ñược áp dụng trong nghiên cứu kinh
tế ở nước ta như sau:
* Công thức 1:
Hiệu quả kinh tế

= Kết quả thu ñược

(H)

(Q)



Chi phí bỏ ra
(C)

Trong ñó: H là hiệu quả, Q là kết quả, C là chi phí bỏ ra
Công thức này cho ta nhận biết quy mô hiệu quả kinh tế của ñối tượng
nghiên cứu.
Loại chỉ tiêu này ñược thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào
phạm vi tính chi phí (C) là chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất hoặc tổng chi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

14



phí. Xác ñịnh hiệu quả kinh tế từ các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống tài khoản quốc
gia và ñược xác ñịnh như sau:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
ñược tạo ra trong một thời kỳ nhất ñịnh thường là một năm.
- Chi phí sản xuất bỏ ra, có thể biểu hiện theo các phạm vi tính toán sau:
+ Tổng chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên
bằng tiền mà chủ thể bỏ ra ñể mua và thuê các yếu tố ñầu vào và chi phí dịch vụ
trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm ñó.
+ Tổng chi phí vật chất (CPVC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất tính
bằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với khoản chi phí khấu hao tài sản cố ñịnh,
khoản tiền thuế và chi phí tài chính khác trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
ñó.
+ Tổng chi phí sản xuất (TC): Là tổng hao phí tính bằng tiền của các nguồn
tài nguyên và chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sản xuất ra tổng
sản phẩm ñó. Hay tổng chi phí sản xuất ñược bao gồm tổng chi phí vật chất và chi
phí tính bằng tiền của lao ñộng gia ñình.
- Hiệu quả ñược tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như:
+ Giá trị gia tăng ñược tính:

VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp ñược tính:

MI = VA – CPVC = GO – C

+ Lợi nhuận ñược tính:

Pr = GO – TC

* Công thức 2:

Hiệu quả kinh tế
(H)

=

Kết quả thu ñược/Chi phí bỏ ra
(Q)

(C)

Việc tính toán theo công thức này cho phép xác ñịnh kết quả sản xuất (tính
phần tử số) và chi phí sản xuất (phần mẫu số) có phạm vi rộng hơn.
Phần tử số có thể là kết quả và hiệu quả chung như là tổng giá trị sản xuất,
hoặc giá trị gia tăng, hoặc thu nhập hỗn hợp, hoặc lợi nhuận.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

15


×