BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGÔ THỊ ÁI
THỰC TRẠNG BỆNH DO
STREPTOCOCCUS AGALACTIAE TRÊN CÁ RÔ PHI
TẠI TỈNH BẮC NINH VÀ THỬ NGHIỆM ðIỀU TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
Mã số
: THÚ Y
: 60640101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ THO
HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả ñược nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác. ðồng thời tất cả các thông tin tôi trích
dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Ngô Thị Ái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i
LỜI CẢM ƠN !
ðể hoàn thành các nội dung cơ bản trong luận văn tốt nghiệp này, ngoài
sự nỗ lực và cố gắng của bản thân tôi còn nhận ñược sự giúp ñỡ không nhỏ của
nhiều tổ chức, cơ quan và các cá nhân.
Lời ñầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
PGS. TS. Bùi Thị Tho là người ñịnh hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn cùng các anh chị cán bộ giáo viên Trường Cao ñẳng Thủy Sản
ñã tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể tôi thực hiện ñề tài
Trong suốt hơn 2 năm học tại ðại học Nông nghiệp I, tôi ñã nhận ñược sự
dạy dỗ, dìu dắt tận tình tình của các thầy cô giáo trong trường, trong khoa Thú y
và các thầy, cô giáo Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - ðộc Chất .... qua ñây cho phép
tôi ñược bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo.
Nhân ñây, tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, các bạn ñồng nghiệp những
người ñã góp ý chân thành và giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt thời gian tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng con xin cảm ơn bố mẹ, các anh chị ñã luôn cổ vũ, ñộng viên
con trong những lúc khó khăn nhất giúp con có thêm nghị lực ñể có ñược ngày
hôm nay
Tác giả
Ngô Thị Ái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn !
ii
Mục lục
iii
Danh mục bảng
vi
Danh mục hình
vii
1
MỞ ðẦU
1
1.1
ðặt vấn ñề
8
1.2
Ý nghĩa khoa học của ñề tài
9
1.3
Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
9
2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
10
2.1
Một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi
10
2.1.1
Nguồn gốc
10
2.1.2
Phân loại.
10
2.1.3
ðặc ñiểm môi trường sống và tập tính dinh dưỡng
10
2.2
Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới
11
2.3
Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam
12
2.4
Kết quả nghiên cứu bệnh dịch do vi khuẩn ở cá rô phi trên thế giới
13
2.5
Nghiên cứu về dịch bệnh do vi khuẩn gây ra của cá rô phi ở
Việt Nam
18
2.5.1
Bệnh xuất huyết
19
2.5.2
Bệnh viêm ruột
21
2.6
Kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
21
2.6.1
Kháng sinh là gì?
21
2.6.2
Phân loại kháng sinh theo công thức hóa học và cơ chế tác dụng.
22
2.7
Sự ñề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh.
22
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
2.7.1
Thế nào là vi khuẩn kháng kháng sinh?
2.7.2
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản
trên thế giới
2.7.3
22
23
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam
25
2.8
Tình hình sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản
25
3
ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29
3.1
ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
29
3.1.1
ðối tượng
29
3.1.2
Thời gian nghiên cứu
29
3.1.3
ðịa ñiểm thu mẫu
29
3.2
Nội dung.
29
3.3
Nguyên liệu
29
3.3.1
Mẫu dùng phân lập vi khuẩn
29
3.3.2
Môi trường nuôi cấy và phân lập vi khuẩn
30
3.3.3
Môi trường thử phản ứng sinh hóa
30
3.3.3
Các dụng cụ hóa chất và máy móc thiết bị phòng thí nghiệm
30
3.3.4
Giấy thử kháng sinh ñồ
30
3.4
Phương pháp nghiên cứu
30
3.4.1
Thu mẫu
30
3.4.2
Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
30
34.3
Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn
31
3.4.4
Phương pháp thử phản ứng sinh hoá bằng bộ kít API 20 Strep
32
3.4.5
Phương pháp xác ñịnh số lượng tế bào vi khuẩn
34
3.4.6
Phương pháp gây bệnh thực nghiệm cho cá rô phi bằng vi khuẩn
Streptococcus agalactiae giám ñịnh, phân lập từ cá bị bệnh.
3.4.8
3.4.9
34
Xác ñịnh tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn
Streptococcus agalactiae với các thuốc kháng sinh và hóa trị liệu.
36
Phương pháp thử nghiệm ñiều trị bệnh
38
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
3.5
Phương pháp xử lý số liệu
38
4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
39
4.1
Kết quả thu mẫu
39
4.2
Triệu chứng, bệnh lý của cá rô phi bị bệnh Streptococcosis do liên
cầu Streptococcus sp.
40
4.2.1
Triệu chứng
40
4.2.2
Biến ñổi bệnh lý
41
4.3
Kết quả phân lập vi khuẩn
42
4.3.1
Thành phần loài vi khuẩn phân lập ñược từ cá rô phi bình thường
42
4.3.2
Thành phần loài vi khuẩn phân lập ñược từ cá rô phi bị bệnh
45
4.3.3
ðặc ñiểm hình thái, sinh hóa của một số vi khuẩn phân lập ñược
từ cá rô phi
4.4
Kết quả ñiều tra tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae
theo giai ñoạn nuôi
4.5
53
Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng vi khuẩn Streptococcus
agalactiae trên cá rô phi
4.7
51
Kết quả ñiều tra tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae
theo mùa vụ
4.6
48
54
Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn
Streptococcus agalactiae với các thuốc hóa học trị liệu thường dùng
58
4.8
Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh Streptococcosis trên cá rô phi
63
5
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
70
5.1
Kết luận
70
5.2
ðề nghị
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
72
PHỤ LỤC
79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
DANH MỤC BẢNG
STT
2.1
Tên bảng
Trang
Danh mục thuốc, hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng trong sản
xuất kinh doanh thuỷ sản
27
3.2
ðánh giá ñường kính vòng vô khuẩn chuẩn
37
4.1
Kết quả thu mẫu
39
4.2
Thành phần loài vi khuẩn phân lập ñược từ cá rô phi khỏe mạnh
bình thường
43
4.3
Thành phần các loài vi khuẩn phân lập ñược từ cá rô phi bị bệnh
46
4.4
ðặc ñiểm hình thái, sinh hóa của các vi khuẩn phân lập ñược từ
cá rô phi
49
4.5
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae theo giai ñoạn nuôi
52
4.6
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae theo mùa vụ
53
4.7
Kết quả xác ñịnh LD50
56
4.8
Kết quả kiểm tra kháng sinh ñồ của 12 chủng S. agalactiae với
16 loại thuốc thường dùng
59
4.9
Tỉ lệ cá chết trong các lô ñiều trị thử nghiệm
65
4.10
Kết quả thử nghiệm ñiều trị bệnh do Streptococcus agalactiae
trên cá rô phi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
67
vi
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
2.1
Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở các giai ñoạn nuôi
4.2
Cá rô phi bị bệnh A: cá bơi nổi ñầu, ñen mình, B: cá ngửa bụng
(bên trái), hai mắt lồi ñục (bên phải)
4.3
41
Cá rô phi bị bệnh: gan nhạt mầu, xuất huyết ñiểm, ruột không có
thức ăn (bên trái), túi mật căng, xoang bụng tích dịch viêm
4.4
17
41
Khuẩn lạc vi khuẩn Streptococcus agalactieae trên môi trường
Nutrient aga (bên trái) Vi khuẩn S.agalactiae nhuộm Gram soi
dưới kính hiển vi 100X dầu
50
4.5
Kết quả thử kít API 20 Strep ñịnh danh Streptococcus agalactiae
50
4.6
Tỉ lệ cá chết theo ngày gây bệnh thực nghiệm
55
4.7
Cá gây bệnh thực nghiệm: có phân dính hậu môn, bỏ ăn(bên trái),
cá bị xuất huyết gốc vây và xương nắp mang (bên phải)
57
4.8
Kết quả thử kháng sinh ñồ của Streptococcus agalactiae
61
4.9
Biểu ñồ kết quả kháng sinh ñồ của S.agalactiae với các thuốc
4.10
thường dùng
62
Tỉ lệ cá chết ở các công thức thử nghiệm
66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cá rô phi là ñối tượng ñược nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới và là mặt
hàng thực phẩm có giá trị thương mại cao trên toàn cầu. Cá rô phi là loài cá
có tốc ñộ tăng trưởng nhanh, chúng có khả năng thích nghi rộng với ñiều kiện
môi trường nước ngọt, lợ. Cá ñược nuôi phổ biến trong ruộng, ao, ñầm, lồng
trên sông, hồ chứa và ñược nuôi ñơn, nuôi ghép với các loài cá khác. Cá rô
phi có chất lượng thịt ngon, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Những năm gần
ñây, phong trào nuôi cá rô phi phát triển mạnh và ñã ñược xếp vào danh mục
các ñối tượng cá nuôi chủ lực trong chiến lược phát triển nghề nuôi trồng thủy
sản nước ta (Phạm Anh Tuấn, 2006).
ðây là ñối tượng chủ lực trong chiến lược phát triển thủy sản nước ta nên
ngoài việc nghiên cứu về giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi thì nghiên cứu về bệnh
là không thể thiếu. Tác nhân gây bệnh quan trọng trên cá rô phi thường là vi
khuẩn, virus hoặc protozoa… Trong ñó ñáng chú ý nhất là bệnh do vi khuẩn
mà ñặc biệt là Streptococcus agalactiae ñã gây chết hàng loạt cá nuôi trong
thời gian qua (ðồng Thanh Hà và cs, 2010).
Việc nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá rô phi và từ ñó ñưa ra
những biện pháp phòng và trị bệnh thích hợp là hết sức cần thiết cũng như có
ý nghĩa quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, góp phần làm ổn ñịnh và nâng
cao sản lượng nuôi trồng. ðược sự ñồng ý của PGS.TS Bùi Thị Tho, Khoa
Thú y, Viện sau ðại học Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi tiến hành
thực hiện ñề tài:
“Thực trạng bệnh do Streptococcus agalactiae trên cá rô phi tại tỉnh
Bắc Ninh và thử nghiệm ñiều trị”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
1.2. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Từ những kết quả về ñiều tra thực trạng nhiễm vi khuẩn Streptococcus
agalactiae trên các tuổi cá và tình trạng bệnh theo mùa vụ, chúng ta biết ñược
mức ñộ cá rô phi mắc bệnh Streptococcosis tại Bắc Ninh, trên cơ sở ñó ñề ra
biện pháp phòng bệnh tích cực cho cá.
Xác ñịnh khả năng mẫn cảm, kháng kháng sinh của vi khuẩn
Streptococcus agalactiae từ ñó có cơ sở khoa học lựa chọn kháng sinh có tính
mẫn cảm cao với loại vi khuẩn trên ñể ñiều trị bệnh Streptococcosis.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Từ tình hình dịch tễ của bệnh do Streptococcus agalactiae gây ra ở cá rô
phi, trên cơ sở ñó người nuôi trồng thủy sản ñưa ra biện pháp phòng và chọn
thuốc ñiều trị theo ñúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh tránh gây ra các dòng
vi khuẩn kháng thuốc gây ô nhiễm môi trường và hạn chế ñược tồn dư kháng
sinh trong cá rô phi nói riêng và trong thủy sản nói chung, ñảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi
2.1.1. Nguồn gốc
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, cá ñược nuôi ñầu tiên ở Kenya và sau
ñó nuôi rộng rãi ở nhiều nước Châu Phi và trên thế giới. Cá ñược nuôi nhiều
nhất là ở những nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Rô phi ñen (Oreochromis
mossambicus) là loài cá Rô phi ñầu tiên ñược nhập vào nước ta năm 1951. Rô
phi vằn (O. niloticus) ñược nhập từ ðài Loan năm 1973, sau ñó cá rô phi
ñược cải thiện chất lượng di truyền (dòng GIFT) ñã ñược giới thiệu vào Việt
Nam từ Thái Lan năm 1994.
2.1.2. Phân loại.
Cá rô phi thuộc lớp: Ostechthyes; Lớp phụ: Actynopterigii.
Bộ: Perciformes; Bộ phụ: Perciidae.
Họ: Cichlidae
Giống: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis
Loài: Tilapia sp, Sarotherodon sp, Oreochromis sp
Có khoảng 80 loài cá Rô phi thuộc 3 giống nhưng trong ñó cá rô phi vằn
(O.miloticus), cá rô phi xanh (O.aureus) và cá rô phi hồng (ñiêu hồng Oreochromis sp.) ñược coi là quan trọng nhất hiện nay.
2.1.3. ðặc ñiểm môi trường sống và tập tính dinh dưỡng
Rô phi là loài cá có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới, nên khả năng thích nghi
với nhiệt ñộ cao tốt hơn nhiệt ñộ thấp. Nhiệt ñộ thích hợp cho cá sinh trưởng,
phát triển là 25 - 300C. Rô phi là loài cá có nguồn gốc nước ngọt, nhưng
chúng có khả năng sống và phát triển trong môi trường nước lợ, mặn có nồng
ñộ muối tới 35‰. Khả năng thích ứng với ñộ mặn của mỗi loài ñều khác
nhau. Loài O. miloticus có ngưỡng muối thấp nhất và loài có ngưỡng muối
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
cao nhất là T. zillii, O. aureus (Philipart và Ruwet, 1982). Cá rô phi có thể
sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp tới 1mg/l
nhưng không thể kéo dài khi hàm lượng oxy dưới 0,7mg/l (Balarin và
Heller, 1982). Khả năng chịu Amoniac tới 2,4mg/l. Cá rô phi có khả năng
sống trong môi trường nước có biên ñộ pH rất rộng 5 - 11, nhưng thích hợp
nhất là 6,5 - 8,5. Theo Philipart và Ruwet (1982), Rô phi chết ở pH = 3,5
hay pH >12 sau 2 - 3 giờ.
Rô phi là loài cá ăn tạp, khi còn nhỏ cá ăn sinh vật phù du thủy sinh là chủ
yếu, 20 ngày tuổi (17- 18mm), cá chuyển dần sang thức ăn như cá trưởng
thành. Cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, tảo các loại, ấu trùng, côn trùng,
sinh vật ñáy, phù du sinh vật, thực vật thượng ñẳng loại mềm, phân hữu cơ…
Ngoài ra, trong ao nuôi có thể cho thêm thức ăn bổ sung như cám gạo, bột
ngô và các phụ phẩm nông nghiệp khác. ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất
hiệu quả thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến (Balarin và Haller,
1982). ðây là một ñặc ñiểm giúp cho việc nuôi cá rô phi thâm canh ñạt năng
suất cao. Với những ñặc ñiểm ưu việt ñó cá rô phi ñược phân bố và ương nuôi
khá rộng rãi trong các vùng miền ở nước ta.
2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới
Hiện nay cá rô phi là ñối tượng ñược nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, chiếm một vị trí quan trọng chỉ ñứng sau nhóm cá chép trong các thủy
vực nước ngọt. Nhờ có những ñặc tính tốt như phổ thức ăn ña dạng, ít bệnh
tật, chất lượng thịt thơm ngon, ñầu tư chi phí ñể hình thành lên sản phẩm
thấp… vì thế mà loài này ñược nuôi phổ biến, diện tích và sản lượng cũng
như chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên, ñặc biệt trong những năm
gần ñây. Trong tương lai, cá Rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loại thịt
cá trắng ñang ngày càng cạn kiệt. ðối tượng chiếm ưu thế và ñược nuôi phổ
biến là giống cá Rô phi vằn O.niloticus, với tổng sản lượng là 1.001.302 tấn
năm 2002, chiếm 84% của tổng sản lượng cá Rô phi (FAO, 2004).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
Tại Hội nghị của INFOFISH TILAPIA 2010 về cá rô phi tổ chức tại Kuala
Lumper, Malaysia cuối tháng 10/2010, thống kê tổng sản lượng cá rô phi toàn
cầu năm 2010 ñạt 3,7 triệu tấn. Mặc dù cá rô phi có nguồn gốc không phải từ
châu Á nhưng ñây lại là khu vực sản suất cá rô phi quan trọng nhất thế giới.
Sản lượng cá rô phi ở châu Á trong thời gian qua ñược coi là tăng nhanh nhất
thế giới. Các nước châu Á ñại diện có nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh ñó
là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, ðài Loan... Tổng sản lượng cả năm nước
này chiếm 94% tổng sản lượng cá rô phi của châu Á. Trong ñó Trung Quốc là
quốc gia sản xuất cá rô phi lớn nhất. Tính ñến năm 2011, sản lượng cá rô phi
của nước này giữ ổn ñịnh ở mức 1,1 - 1,2 triệu tấn và dự kiến vẫn tiếp tục
tăng vào các năm tới.
2.3. Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam
Nghề nuôi cá rô phi ở nước ta có lịch sử hơn 50 năm, khởi ñầu khi nhập
nội cá rô phi ñen (O.mosambicus) vào nước ta ñầu những năm 1950. Những
thập niên 50 và 60 cuả thế kỹ trước, cá rô phi ñược nuôi chủ yếu ở hình thức
quảng canh và quảng canh cải tiến, nuôi chung cá ñực và cá cái. Phong trào
nuôi cá rô phi ñặc biệt phát triển từ những năm ñầu của thập kỷ 90 sau khi
chúng ta nhập lại những dòng cá rô phi vằn có chât lượng tốt, ñặc biệt là cá
chọn giống dòng Thái Lan và Israel. Cá ñược nuôi ở nhiều ñịa phương với các
hình thức khác nhau: nuôi ñơn, nuôi ghép, với mức ñộ canh tác từ quảng
canh, bán thâm canh ñến thâm canh.
Theo cục thống kê năm 2005, diện tích nuôi cá Rô phi của cả nước ta là
22.340 ha chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong ñó nuôi nước
lợ, mặn là 2.068 ha và nuôi nước ngọt là 20.272 ha. Tổng sản lượng cá rô phi
ước tính ñạt 54.486,8 tấn; chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi. Hai khu vực
ðồng bằng Sông Cửu Long và ðồng bằng Sông Hồng là hai vùng nuôi chủ
yếu, lần lượt chiếm 58,4% và 17,6% tổng sản lượng cá rô phi của cả nước.
Sản lượng cá rô phi trong cả nước bao gồm: nuôi trong ao và ñầm 37.931,8
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
tấn, nuôi lồng 10.182 tấn. Mục tiêu ñưa ra ñến năm 2015 sản lượng cá cả
nước ñạt 200.000 tấn/năm, trong ñó giành 40% cho xuất khẩu (Phạm Anh
Tuấn, 2006)
2.4. Kết quả nghiên cứu bệnh dịch do vi khuẩn ở cá rô phi trên thế giới
Ban ñầu, cá rô phi ñã ñược xem là có khả năng chống vi khuẩn, ký sinh
trùng, nấm và virus… so với các loài cá khác trong cùng môi trường nuôi.
Tuy nhiên trong thời gian gần ñây, cá Rô phi ñã ñược tìm thấy là nhạy cảm
với cả vi khuẩn và ký sinh trùng. Các tác nhân gây bệnh phổ biến cho cá Rô
phi bao gồm Streptococcus sp., Flavobacterium columnare, Aeromonas
hydrophila, Edwarsiella tarda, Ichthyophitirius multifillis, Tricodhina sp.,
Gyrodactylus niloticus (Klesius và cs, 2008). ðiều quan trọng cần lưu ý rằng
nhiễm liên cầu trùng ñã trở thành một vấn ñề lớn trong nuôi cá rô phi và gây
thiệt hại kinh tế nặng nề. Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae là
những loài vi khuẩn chính ảnh hưởng ñến việc sản xuất cá rô phi trên thế giới
(Evan và cs, 2006).
Thiệt hại nghiêm trọng xảy ra trên cá rô phi do liên cầu khuẩn
Streptococcus sp. ñã ñược báo cáo tại Mỹ. Tỉ lệ chết cao 75% ñã ñược báo
cáo trong hệ thống nuôi cá rô phi khép kín và tỉ lệ chết 30 - 50% ở cá rô phi
nuôi trong ao. Tại Mỹ thiệt hại về kinh tế trên cá rô phi nuôi bị bệnh liên cầu
khuẩn ước tính vượt quá 10 triệu USD (Craig và cs, 1997). ðối với ngành
thủy sản, Streptococcus sp. ñã ñược chỉ ra một mầm bệnh nguy hiểm và gây
thiệt hại ước tính khoảng 150 triệu USD vào năm 2000 và thêm tăng ñến 250
triệu USD trong năm 2008 (Klesius và cs, 2008). Hiệp hội cá rô phi ở Mỹ xác
ñịnh các bệnh liên cầu làm chết cá lớn từ 150 - 300g trở lên.
Hiện nay trên thế giới ñã có một số công trình nghiên cứu về bệnh trên cá
rô phi do các tác nhân vi khuẩn như: Chang và Plumb (1996) nghiên cứu mô
học cá rô phi vằn nhiễm Streptococcus sp. và ảnh hưởng của ñộ mặn lên quá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
trình nhiễm Streptococcus sp. của cá rô phi vằn. Bunch và Bejerano (1997)
nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường lên sự nhạy cảm của cá
rô phi lai ñối với bệnh do Streptococcus sp.
Vi khuẩn gây viêm màng não cá rô phi và cá hồi ñã xuất hiện tại Isreal vào
năm 1986, sau ñó nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác và nó ñã gây tổn
thất kinh tế cho người nuôi cá. Tác nhân gây bệnh viêm màng não ban ñầu
ñược xác ñịnh là vi khuẩn Streptococcus shiloi và S.difficile (sau ñó S.shiloi
ñược xác nhận là S.iniae, còn S.difficile ñược xác nhận là S.agalactiae). Trong
hầu hết các hệ thống nuôi cá rô phi thâm canh có nhiều nguyên nhân gây chết
cá nuôi và tác nhân gây bệnh quan trọng của cá rô phi là S.iniae (Al-Harbi và
cs, 1994).
Dịch bệnh ở cá rô phi nuôi tại Thái Lan ñã ñược quan sát thấy trong lồng
nuôi trên sông Mekong tại thành phố Mukudahan, phía ðông Bắc Thái Lan
vào tháng 5 năm 2001. Tỷ lệ cá bị chết do dịch bệnh vào khoảng 40 - 60% sau
2 tuần bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu ñiển hình của cá bị bệnh là chướng bụng,
trong xoang bụng chứa dịch và hậu môn bị sưng. Trong 2 năm 2002 và 2003,
tại thành phố Lubuk linggau miền Nam Sumatra Indonesia cá rô phi nuôi lồng
cũng ñã xuất hiện hiện tượng cá bị chết với dấu hiệu bệnh lý 2 mắt bị ñục và
ñổi màu. Vi khuẩn phân lập từ bộ não và các cơ quan khác của cá rô phi bị
bệnh tại Thái Lan và Indonesia ñược xác ñịnh là Streptococcus agalactiae và
Streptococcus iniae (Yuasa và cs, 2005).
Năm 2005 tại một số hồ chứa của Malaysia ñã ghi nhận ñược hiện tượng
cá rô phi nuôi lồng bị chết, kết quả thu mẫu ñã phân lập ñược vi khuẩn từ các
cơ quan. ðặc biệt là mẫu thu ở mắt, não, thận. Trong ñó vi khuẩn S.agalactiae
chiếm 70% tổng số loài vi khuẩn Streptococcus ñược xác ñịnh, 30% còn lại là
Leuconostoc spp và S.constellatus. Dấu hiệu ñiển hình quan sát bao gồm cá
bơi lội không bình thường và bỏ ăn. Hầu như tất cả các cá rô phi bị bệnh mắt
như ñục giác mạc hoặc tối màu, mắt bị lồi hoặc xẹp (Yuasa và cs, 2005).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
Ở Trung Quốc, bệnh do vi khuẩn Streptococcus ñang là một trong
những mầm bệnh chính ñối với ngành nuôi cá rô phi. Trong 2 năm 2009 và
2010 vào các tháng mùa hè khi nhiệt ñộ môi trường >35oC thì có hơn 50%
các trang trại nuôi cá tại Hải Nam bị bệnh. Mùa hè năm 2011, kiểm tra 30
hộ gia ñình nuôi cá tại Quảng ðông thì có 90% mẫu bị nhiễm bệnh (Liu và
cs, 2012).
Streptococcus sp. là nhóm vi khuẩn Gram dương, hình cầu hoặc oval, có
thể ñứng riêng lẻ, thành cặp hay tạo thành chuỗi dài, kỵ khí không bắt buộc,
không di ñộng, không tạo bào tử và phát triển tốt trên các môi trường thạch
Tryptic, Brain Heart Infusion và thạch máu cừu. Nhiệt ñộ nuôi cấy thích hợp
25 - 28oC. Sau 48 giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhỏ (0,5 - 0,7 mm)
mầu trắng ñục. Một số chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc trong suốt có tính nhầy
sau 24 giờ nuôi cấy. Trên môi trường thạch máu, khuẩn lạc tạo vòng dung
huyết β nhỏ, trong suốt, rìa không rõ. Vi khuẩn không phát triển ở ñiều kiện
pH = 9,6, NaCl = 6,5%, nhiệt ñộ 10 và 45oC (Nguyen và Kanai, 1999).
Streptococcus iniae thủy phân esculin và tinh bột, không thủy phân
gelatin. Vi khuẩn lên men ñường glucose, maltose, mannitol, sucrose, không
lên men arabinose, lactose, riffinose và xylose. Vi khuẩn này cho phản ứng
catalase, oxydase, VP, indol và H2S âm tính; MR và Dnase dương tính,
(Nguyen và Kanai, 1999) Nghiên cứu với hệ thống bệnh tích vi thể của cá rô
phi lai (O. nilotica x O. aurea) nhiễm S. iniae, kết quả cho thấy sự xâm nhập
của vi khuẩn vào tế bào ở mắt, màng não gây viêm hạt màng não. Các ổ viêm
với rất nhiều vi khuẩn trong nhu mô thận là bệnh tích thường quan sát ñược. Vi
khuẩn phát triển quanh mao tĩnh mạch và tạo bệnh tích viêm hạt ở nhu mô gan.
Nhu mô lách nhiễm khuẩn rất nặng. Một số trường hợp có thể quan sát ñược
viêm bao tim và cơ tim. Trong máu, vi khuẩn phát triển tự do trong huyết
tương hoặc bị thực bào bởi ñại thực bào.
Streptococcus agalactiae ngày càng ñược phát hiện và khẳng ñịnh là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15
nguyên nhân gây bệnh cho cá, ñặc biệt là cá nước ngọt (Plumb, 1999). Những
năm gần ñây rất nhiều ñợt dịch bệnh do nhiễm S. agalactiae ñã ñược ghi nhận
ở nhiều trang trại nuôi cá rô phi ñặc biệt là các trang trại ở châu Á (Musa và
cs, 2009; Suanyuk và cs, 2005).
Sự phát tán vi khuẩn Streptococcus sp. vào trong nước chủ yếu là từ cá
chết bị nhiễm bệnh. Ở Nhật Bản, Streptococcus sp. ñã ñược phân lập từ bùn
và nước xung quanh các cơ sở nuôi. Một nguồn lây nhiễm khác có thể là do
trong quá trình chuẩn bị thức ăn, nguồn nước bị nhiễm trùng. Cá bị bệnh
nhưng lại sống sót nhưng cơ thể vẫn mang mầm bệnh cũng là nguồn lây
nhiễm. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. xuất hiện nghiêm trọng nhất khi
nhiệt ñộ nước tăng lên trên 200C. Môi trường bị biến ñổi như nhiệt ñộ thay
ñổi ñột ngột, các thông số nước kém chất lượng và dinh duỡng kém cũng có
thể ảnh hưởng ñến bệnh Streptococcosis. Cá rô phi có thể mắc bệnh sau khi
tiếp xúc với nhiệt ñộ thấp hơn nhiệt ñộ tối ưu 16 - 18oC (Craig và cs, 1997).
Tại Philippines, Cichlidogyrus sclerosus ñã từng gây hư hại mang cá rất
nặng (Kabata, 1984). Bệnh cũng ñã xảy ra tại một nơi khác ở Philippines do
Aeromonas hydrophila (Yambot, 1997). Tại Israel, một tác nhân gây bệnh rất
giống với nấm Brachiomyces ñã làm chết 85% cá rô phi ñỏ và cá rô phi lai.
Năm 2009, sự xuất hiện một căn bệnh mới do Franciscella sp. là vi khuẩn
kí sinh nội bào tạo ra các u hạt trên một trang trại nuôi cá rô phi (Tilapia
niloticus) ở xứ Wale, nước Anh. Cá bị bệnh ñược phát hiện với dấu hiệu hôn
mê và mắt lồi (mắt phồng), có những mảng nấm bám trên cơ thể. Bệnh này
cũng ñược ghi nhận ở ðông Nam Á và Trung Mỹ (Keith và cs, 2010).
Trong tháng 4 năm 2005, ổ dịch do rickettsia (RLO - “rickettsia like
organism”) gây chết nghiêm trọng trong một trang trại ở Trung Mỹ, thiệt hại
2,5 triệu USD. Vi rút gây bệnh trên cá Rô phi ñược biết ñến hiện nay là Irido like, tuy nhiên, tác nhân gây bệnh này vẫn ñang ñược các nhà khoa học tiếp
tục nghiên cứu (Intervet, 2006).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
16
Kết quả tổng hợp các tác nhân gây bệnh ở các giai ñoạn nuôi trên cá rô phi
của Intervet (2006) ñược thể hiện qua hình 2.1.:
Giai
ñoạn
Cá
Cá hương
Cá giống
Cá nuôi thương phẩm
BỆNH
bột
Hình 2.1. Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở các giai ñoạn nuôi
Một bệnh do vi khuẩn khác ñược biết ñến gây bệnh trên cá rô phi nuôi là
Columnaris. Bệnh Columnaris ñược xác ñịnh là do vi khuẩn Flavobacterium
columnare. Vi khuẩn F.columnare hình que, gram âm và phát triển tốt trên
môi trường thạch dinh dưỡng thấp. Bệnh rất dễ lây, ñặc biệt ở giai ñoạn cá bột
và cá giống. Cá bị bệnh thường có dấu hiệu tổn thương bên ngoài như ở da,
mang bị xói mòn và hoại tử. Trong trường hợp cấp tính, các tổn thương này
có thể lây lan nhanh chóng và làm cá chết trong vòng vài giờ. Các trận dịch
xảy ra ñược biết là do kết quả của nhiệt ñộ và áp lực môi trường. Bệnh dễ lây
theo chiều ngang từ cá sang cá, gây ra tỉ lệ tử vong cao (Intervet, 2007).
Tất cả các chỉ dẫn chỉ ra rằng cá rô phi không còn là một loài kháng bệnh.
Trong mỗi giai ñoạn nuôi khác nhau thì cá rô phi thường nhiễm các tác nhân
gây bệnh khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
17
Chủng vi khuẩn Streptococcus sp. ngoài việc ñã ñược xác ñịnh gây bệnh
cho cá rô phi nói riêng và một số loài cá khác nói chung thì chúng còn ñược
ñề cập ñến nguy cơ gây bệnh cho người và ñộng vật trên cạn. Vi khuẩn
S.agalactiae là liên cầu khuẩn nhóm B, ñã ñược phân lập từ trâu, bò và con
người, ñôi khi phân lập từ máu ñộng vật (chó, mèo, chuột ñồng) và một số
ñộng vật máu lạnh như ếch, cá (Yoshiaki và cs, 2005) Sự phân lập các chủng
S.agalactiae từ cá, người và bò có thể dẫn ñến sự thích nghi kiểu hình trong
các vật chủ. Những yếu tố này có thể là một lý do cho sự ña dạng kiểu hình
của chủng vi khuẩn S.agalactiae. Phát hiện sự truyền nhiễm của những vi
khuẩn Streptococcus sp. ở người xảy ra ở Texas, USA năm 1991 lần ñầu tiên
và ca thứ 2 xảy ra ở Ottawa, Canada vào năm 1994 nhưng nguồn gốc lây
không ñược xác ñịnh. Từ tháng 12 năm 1995 ñến tháng 12 năm 1996, 09 bệnh
nhân ñã ñược xác ñịnh nhiễm khuẩn S.iniae. Tuổi trung bình của họ là 69, tỉ
lệ nam:nữ là 02:01. Tất cả các bệnh nhân bị nhiễm trùng xác nhận có nguồn
gốc từ châu Á, 08 người Trung Quốc và 01 người Hàn Quốc. Tất cả các bệnh
nhân ñược báo cáo là làm cá sống, 08 người nhớ lại là họ bị thương ở bàn tay
do làm cá. 06 người nhớ lại là họ chế biến cá rô phi, 03 người không chắc
chắn chế biến loại cá nào. Tất cả những người bị mắc bệnh do vi khuẩn
S.iniae ñược báo cáo là bị thương trong quá trình xử lý chế biến cá tươi
(Mirchell và cs, 1997).
2.5. Nghiên cứu về dịch bệnh do vi khuẩn gây ra của cá rô phi ở Việt
Nam
Ở nước ta hàng năm có khoảng 5.000 - 7.000 tấn cá rô phi ñược tiêu thụ
nội ñịa, là một trong những loài cá nuôi kinh tế và là loài cá nuôi có sức ñề
kháng cao hơn so với các loài khác. Tuy nhiên với mô hình nuôi thâm canh dễ
làm phát sinh dịch bệnh (Phạm Anh Tuấn, 2006). Cá rô phi nuôi thương phẩm
thường gặp một số bệnh do vi khuẩn gây bệnh xuất huyết (Streptococcosis) và
bệnh viêm ruột. Một số ñặc ñiểm của bệnh xuất huyết và bệnh viêm ruột trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
18
cá rô phi như sau:
2.5.1. Bệnh xuất huyết
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn: Streptococcus sp.
Bệnh thường xảy ra với tỷ lệ cá chết rất cao vào các tháng cuối hè, ñầu
thu. ðây là khoảng thời gian nhiệt ñộ nước cao nhất trong năm. Tại các thời
ñiểm khác trong năm cá chết rải rác, ngoại trừ những tháng mùa ñông lúc
nhiệt ñộ nước xuống thấp nhất ở các nước ôn ñới không thấy xuất hiện, bệnh
xảy ra ở tất cả các ñộ tuổi: hương, giống và nhiều nhất là giai ñoạn nuôi
thương phẩm (cá >100gam).
Cá bệnh có triệu chứng chung khá ñiển hình như: cá bơi lờ ñờ hay mất ñinh
hướng (bơi xoắn) gần mặt nước trước khi chết nên người nuôi thường gọi là
bệnh “cá ñiên” hay bệnh “ñộng kinh”. Quan sát dấu hiệu bên ngoài thấy: cá bị
trướng bụng do tích tụ dịch viêm trong xoang bụng, xuất huyết ñiểm, ñốm
vùng da quanh miệng, hậu môn, xuất huyết nặng ở vây ngực và vây lưng, xuất
huyết viêm có mủ, lồi một hoặc cả hai mắt. Dấu hiệu bệnh tích bên trong: gan,
lách, thận nhạt màu và sưng to, ruột không có thức ăn, dịch mật nhiều và loãng,
xoang bụng tích dịch viêm...
Theo ðồng Thanh Hà và cs, (2010) dịch bệnh xảy ra lần ñầu vào mùa hè
năm 2009 ở các tỉnh như: Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Quảng Ninh,
Bắc Ninh, Hà Giang; gây chết với tỷ lệ 90 - 100% cá nuôi (cả cá giống và
thương phẩm). Tác giả chỉ ra rằng tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở miền
Bắc Việt Nam là S.agalactiae và khả năng phát triển của vi khuẩn ở 370C, ñộ
mặn 37‰ ñược xem là yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho ñộng vật có vú
cũng như cho con người. Cũng theo ðồng Thanh Hà và cs, (2010) vi khuẩn
S.agalactiae có khả năng sống sót tốt trong nước ao và bùn ñáy từ 3 - 5 ngày
ở hai mức nhiệt ñộ 25oC và 30oC.
Từ những mẫu cá ñiêu hồng bị bệnh phù mắt và xuất huyết ñược thu từ
những bè nuôi cá ñiêu hồng thâm canh ở Tiền Giang tiến hành kiểm tra vi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
19
khuẩn học xác ñịnh do vi khuẩn S.agalactiae gây ra (ðặng Thị Hoàng Oanh
và cs, 2012). Theo ðặng Thụy Mai Thy (2012), khi cảm nhiễm cho cá rô phi
kết hợp 2 loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Streptococcus sp. thì kết
quả cho thấy tỷ lệ chết ở nghiệm thức ñơn là 25% và 45%, nghiệm thức kết
hợp lần lượt là 70%, 80% và 90% ở mật ñộ 105 - 107CFU/ml. Quan sát mẫu
phết kính tươi mô gan, thận và lách phát hiện cầu khuẩn gram dương và trực
khuẩn gram âm.
ðinh Thị Thuỷ (2007) ñã tiến hành nghiên cứu các bệnh nguy hiểm
thường gặp trên cá rô phi nuôi thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời
gian cá dễ mắc bệnh là vào mùa mưa, tỷ lệ thiệt hại từ 7 - 10% và cá ở giai
ñoạn 1 - 4 tháng tuổi thường bị bệnh xuất huyết, trong số các vi khuẩn phân
lập ñược trong năm 2003 tại hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long, vi khuẩn
Streptococcus sp. có tần suất từ 95 - 100% vào mùa khô (tháng 1) và giai
ñoạn giao mùa (tháng 5, tháng 11), còn vào thời ñiểm mùa mưa (tháng 9) và
thời ñiểm giao mùa (tháng 11) thì vi khuẩn Aeromonas hydrophyla có tần suất
xuất hiện là 100%.
Phòng bệnh: thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như giảm mật
ñộ nuôi, tránh cho thức ăn dư thừa, vệ sinh bể nuôi cần ñược thực hiên thường
xuyên. Tránh ñến mức tối ña việc chuyển ñàn, chia ñàn, phân cỡ cá trong thời
gian dịch bênh thường xảy ra. Phòng bệnh bằng vaccin: thực tế chưa thực
hiện phòng Streptococcosis bằng vaccin tại Việt Nam; trên thế giới có nhiều
nhà sản xuất ñã sản xuất và thử nghiệm cho hiệu quả cao với bệnh này. Dòng
vi khuẩn S.iniae ñược sử dụng ñể chế tạo vaccin bởi Evan và cs. (1999 2000). Công ty MSD Animal Health (hay còn gọi là Merck Animal Health tại
Mỹ và Canada) ñã ñược cơ quan thẩm quyền Indonesia cho phép tiếp thị
vaccin Aquavac Strep Sa tại nước này, nhằm phòng ngừa khuẩn
Streptococcus trên cá rô phi và các loài cá khác. Aquavac Strep Sa là vaccin
ñầu tiên dành cho cá rô phi trên thế giới. Cá dưới 15 gam sẽ ñược tiêm vaccin
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
20
nhằm phát triển sức ñề kháng trong vòng 3 tuần và ñược bảo vệ ít nhất trong
30 tuần (Nguồn tin: Vasep, 23/08/2012).
Trị bệnh: một số KS có thể ñược sử dụng như: penicillin, amoxicillin,
cephalexin;
doxycycline,
kitasamycin,
oxytetracycline,
josamycin,
oleandomycin và lincomycin cũng thường ñược sử dụng ñiều trị bệnh do liên
cầu ở Nhật Bản (Kitao, 1979). Hoặc florfenicol là thuốc thế hệ mới thay thế
chloramphenicol ñã bị cấm trong lĩnh vực NTTS (Từ Thanh Dung, 2012).
2.5.2. Bệnh viêm ruột
Bệnh do vi khuẩn Aeromonas sp., bệnh xuất hiện quanh năm nhưng
thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh
phát triển nhiều vào mùa mưa. ðây là loại trực khuẩn Gram âm, hình que, hai
ñầu tròn có một tiên mao, kích thước 0,5 x1,0 - 1,5µm. Vi khuẩn này có thể
gây nhiễm cá rô phi từ cá giống tới cá trưởng thành. Cá bị bệnh thường bỏ ăn,
lờ ñờ, bơi gần mặt nước, da xuất huyết, lở loét, mất vẩy, mắt lồi, thối rữa ñuôi
và vây (Yambot, 1997), hậu môn biến ñỏ, mang và nội tạng xuất huyết, dịch
xoang bụng có máu, lách và gan sưng phồng.
Phòng trị bệnh: Tắm cá bằng NaCl 1-3%/15 phút lúc thả giống, KMnO4 2
- 4 ppm ñể rửa vết thương bên ngoài. Trị bệnh bằng cách cho cá ăn thức ăn có
trộn 2 - 4g Oxytetracycline/kg thức ăn hoặc 50 - 100mg Oxytetracycline/kg cá
trong vòng 14 ngày (Bùi Quang Tề, 2005).
2.6. Kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
2.6.1. Kháng sinh là gì?
Là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hoặc nguồn gốc tổng hợp, bán
tổng hợp với liều ñiều trị có tác dụng ngăn cản hay diệt vi sinh vật gây bệnh
phát triển trong cơ thể nhưng không gây hại cho tế bào vật chủ (Phạm Song,
1986; Bùi Thị Tho 2003).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
21
2.6.2. Phân loại kháng sinh theo công thức hóa học và cơ chế tác dụng.
Theo Bùi Thị Tho 2003, có thể dựa vào cấu trúc hóa học chia KS thành
các nhóm chính sau:
Nhóm β-lactam gồm: Penicillin V, benzinpenicillin, oxacillin, ampicillin;
Cephalosporin:
cephalexin,
cephaclor,
cefotaxim;
Các
β-lactam
khác:
carbapenem, monobactam, chất ức chế β- lactamase.
Nhóm aminoglycosid (aminosid): streptomycin, gentamycin, tobramycin
Nhóm macrolid: erythromycin, oleandomycin, clarythromycin, spiramycin...
Nhóm lincosamid: lincomycin, clindamycin
Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol
Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin...
Nhóm kháng sinh ña peptid: Glucopeptid - vancomycin;Polypeptid:
polymycin, bacitracin.
Nhóm thuốc hóa học trị liệu có cơ chế tác dụng theo kiều bắt chước kháng
sinh như: nhóm Quinolon gồm Quinolon kinh ñiển: flumequin, các acid
nalidixic....; Quinolon thế hệ 2 (fluoroquinolon): norfloxacin, ciprofloxacin,
ofloxacin...; các suphamid.
2.7. Sự ñề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh.
2.7.1. Thế nào là vi khuẩn kháng kháng sinh?
Một vi khuẩn ñược coi là kháng lại một (ñơn kháng - drugs reristance) hay
nhiều loại KS nào ñó cùng một lúc (hiện tượng ña kháng - multy drugs
reristance) nếu sự phát triển của nó không bị ngừng lại khi dùng các KS ñó
trong ñiều trị mà vốn trước ñây chúng rất mẫn cảm.
Các kiểu kháng kháng sinh của vi khuẩn
Kháng thuốc giả - kháng không do di truyền gồm.
- Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm, không ñủ khả năng tiêu
diệt các vi khuẩn ñã bị KS ức chế.
- Vi khuẩn chui sâu vào tế bào, tạo vỏ bọc, không sinh sản và phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
22
triển, do ñó không chịu tác ñộng của KS (tuy nhiên khi phân chia sẽ lại
chịu tác ñộng của KS).
- Khi có vật cản, tuần hoàn ứ trệ... KS không thấm ñược vào ổ viêm nên
không tác ñộng vào vi khuẩn ñược.
Kháng thuốc thật
- Kháng thuốc tự nhiên: Là tính kháng thuốc vốn có của một số vi khuẩn
ñối với một số KS. Ví dụ các vi khuẩn Gram âm luôn kháng vancomycin và
penicillin.
- Kháng thuốc thu ñược: là kháng thuốc do biến ñổi di truyền mà có.
Vi khuẩn từ chỗ không có trở thành có gen kháng thuốc. Nghĩa là, ADN
của vi khuẩn có khả năng ñột biến gen hoặc nhận gen ñề kháng từ vi
khuẩn khác truyền cho.
2.7.2. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản trên
thế giới
Ở Malaysia, khi kiểm tra KS ñồ các vi khuẩn Streptococcus agalactiae
trên cá rô phi ñỏ thấy chúng ñều nhạy cảm với amoxicillin, ampicillin,
erythromycin,
chloramphenicol,
methicilin,
cephalotin,
lincomycin,
rifampicin, vancomyin, gentamicin, sulfamethoxazole + trimethoprime; nhạy
cảm trung bình với tetracycline. Chúng ñã ñề kháng với neomycin, amikacin,
kanamycin, streptomyccin và acid nalidixic (Nur - Nazifah và cs, 2009; Ali và
cs, 2010).
Theo Huchzermeyer và cs, (2011), erythromycin và florfenicol không
ñược sử dụng ở Nam Phi. Khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm thấy vi khuẩn
Streotococcus sp. vẫn còn nhạy cảm với oxytetracyclin, amoxicillin nhưng
trong thực tế ñiều trị thấy amoxicillin có hiệu quả cao hơn oxytetracyclin.
Các vùng nuôi cá rô phi lớn ở Trung Quốc như Hải Nam, Quảng ðông,
Quảng Tây, Phúc Kiến và các khu vực khác trong những năm gần ñây có sự
bùng phát dịch bệnh do Streptococcus sp. với các mức ñộ khác nhau, gây tổn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
23
thất nghiệm trọng. Năm 2010, tại tỉnh Quảng Tây Streptococcus inina ñã
ñược phân lập trên cá rô phi nuôi tại ñây và thử nghiệm thuốc cho thấy các
mẫu vi khuẩn phân lập ñược ñều rất nhạy cảm với neomycin, florfenicol,
ceftriaxone, lincomycin, kanamycin nhưng kháng với thuốc norfloxacin,
gentamicin, furazolidone, streptomycin và tetracycline (Deng và cs, 2010).
Theo Mohamed (2008), tại Ai cập khi kiểm tra cá rô phi (Orechromis
niloticus) bị bệnh tại trang trại nuôi trồng thủy sản của phòng thí nghiệm Trung
tâm Nuôi trồng thủy sản (CLAR) Abou Hammad - Sharkia Ai cập thấy có nhiễm
vi khuẩn Streptococcus faecium, chúng nhạy cảm với amoxicillin, ciprofloxacin,
ampicillin,
nalidixic
acid,
tetracycline,
streptomycin
và
kháng
với
chloramphenicol, sulfamethoxazol+ trimethoprim. Từ các trang trại như Kafr El
-Sheikh, Sharkia và Domyata Governorates (Ai Cập) phân lập cá rô phi
(Orechromis niloticus) bị bệnh cũng tìm thấy có Streptococcus sp., tiến hành
kiểm tra KS ñồ thấy 5/5 chủng nhạy cảm với vancomycin và nalidixic acid, 4/5
chủng nhạy cảm với chloramphenicol, erythomycin, penicillin, sulfamethoxazole
+ trimethoprim, 3/5 chủng nhạy cảm với ciprofloxacin, tetracyciline,
streptomycin và 5/5 chủng kháng với optochin (Torky và cs, 2008).
Ở Nhật Bản, Aoki và cs, (1990) công bố một số chủng vi khuẩn gây bệnh
cho ñộng vật thuỷ sản ñã kháng lại một số KS như sulfonamides,
streptomycine...(Supriyadi và cs, 2000). Cũng tại Nhật Bản năm 2003 ñã có
báo cáo 20% mẫu cá da trơn bị bệnh do tác nhân gây bệnh là Strepcococcus
sp. kháng với thuốc sufamethoxazol + trimethoprim (Antibiotic).
Vấn ñề kháng thuốc KS trong phòng trị bệnh cá thực sự là một mối ñe doạ
với NTTS, ñặc biệt khi dựa vào số lượng giới hạn các KS ở nhiều nước.
Nhiều ñiều tra ñã cho thấy tính phức tạp của việc tăng khả năng kháng thuốc
ñồng nghĩa với việc chấp nhận tăng khả năng sử dụng KS trong ngành nuôi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
24