Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

báo cáo đánh gái kết quả thực hiện 1 đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.57 KB, 9 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG THỌ I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đông Thọ, ngày 10 tháng 10 năm 2010

KÕ HO¹CH ĐỔI MỚI

HÌNH THỨC TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN T¹I TR¦êNG TIÓU HäC §¤NG THä
NĂM HỌC 2010- 2011

1.Mục tiêu
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học là một hoạt động rất quan trọng đóng vai
trò không nhỏ trong việc triển khai nội dung chương trình, nhiệm vụ dạy và học trong một
năm học, góp phần tham gia vào việc kiểm tra,đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh trong
nhà trường.Vậy việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hay không là nhờ vào khả năng
và tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân của người cán bộ quản lý, và sự thống nhất cao của tập
thể cán bộ giáo viên và các tổ chức trong nhà trường.
Từ những suy nghĩ và tình hình thực tế của đơn vị tôi mạnh dạn đưa nội dung một đổi
mới đó là "Đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn" vào thực hiện nhiệm vụ năm
học 2010 - 2011 để từng bước nghiên cứu thực hiện ý tưởng đổi mới của mình đạt kết quả
như mong muốn. Nếu thực hiện tốt tôi sẽ duy trì nhân rộng nội dung này trong năm học tiếp
theo.
* Hiện trạng:
Trong nhiều năm học gần đây việc chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của nhà
trường tôi nhận thấy hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức chưa tính đến hiệu quả
công việc. Trong một buổi sinh hoạt chuyên môn đồng chí cán bộ quản lý và tổ trưởng phụ
trách chuyên môn chủ yếu tập trung vào việc triển khai nội dung đánh giá kết quả hoạt động
chuyên môn của tuần học trước và phổ biến nội dung công việc tuần học kế tiếp theo. Các
thành viên trong tổ chú trọng đến việc chép lịch báo giảng, xây dựng kế hoạch cá nhân,duyệt


giáo án, kiểm tra hồ sơ các nhân. Cán bộ quản lý chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn chưa
dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu giảng dạy, chưa mạnh dạn đưa những nội dung
thảo luận về đổi mới về hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn như thể nào cho phong phú
và hiệu đạt được hiệu quả. Chưa phát huy được tính tự giác, tính sáng tạo của mỗi cá nhân
giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình.Chưa có tạo điều kiện cho giáo
viên đi học tập kinh nghiệm tại trường bạn, Phong trào thi đua còn trầm kết quả đánh giá xếp
loại của giáo viên và học sinh chưa cao *Nguyên nhân
Do các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu
tài liệu, chưa mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức,chưa đưa được nhiều nội dung sinh hoạt
chuyên môn phong phú và đa dạng vào các hoạt động cụ thể. Các đồng chí là cán bộ quản lý
chưa mạnh dạn tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm của trường bạn.
Do một số đồng chí tổ trưởng chuyên môn còn non về nghiệp vụ và chưa năng động
sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của mình.Các đồng chí tổ trưởng chuyên
môn chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được tham gia lớp tập huấn về nghiệp vụ. Năng lực quản
lý còn non chwua thực sự tâm huyết với nghề.


Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn do nhà trường tổ chức họp bình bầu, hàng năm có sự
thay đổi không duy trì được tổ trưởng chuyên môn(vì thiếu giáo viên có những đồng chí
đang làm tổ trưởng chuyên môn phải thuyên chuyển công tác, giáo viên nghỉ chế độ...) đây
là nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn nên ít
nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc.
Các đồng chí là cán bộ quản lý chưa mạnh dạn tổ chức cho giáo viên đi tham quan học
tập kinh nghiệm của trường bạn.
*Ý tưởng thực hiện
Trong năm học 2010- 2011 tôi sẽ tham mưu với chi bộ đảng nhà trường và ban giám
hiệu nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường sẽ :
Thành lập một tổ cốt cán chỉ đạo chuyên môn tại trường.Các thành viên của tổ cốt cán
là những đồng chí (Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn của 5 tổ, tổ
phó chuyên môn 5 tổ, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện).

Tổ chức cho tổ cốt cán sẽ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại trường bạn trong tỉnh
để giao lưu học hỏi phương pháp tổ chức và tiến trình tổ chức nội dung sinh hoạt chuyên
môn.
Kết hợp với các tổ chức đoàn thể tại đơn vị để thực hiện nội dung này.
Tổ chức thi nghiệp vụ lãnh đạo của tổ trưởng chuyên môn.
Kết hợp với các cá nhân đã đăng ký một đổi mới để lồng luồn nội dung thực hiện của
từng cá nhân vào nội dung sinh hoạt tổ.
Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn nên thực hiện từ một đến hai đổi mới tương ứng với
nội dung chương trình học cụ thể và các phong trào thi đua theo thời gian của năm học .
Tăng cường sự thảo luận đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm nội dung giảng dạy và hình
thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Để thay đổi hình thức tổ chức hoạt động ngắn gọn nội
dung phong phú phù hợp tình hình thực tế của đơn vị vẫn phát huy được năng lực sáng tạo
của cá nhân, tập thể.
Thường xuyên đưa chuyên đề giáo dục học sinh trong sinh hoạt chuyên môn.
2. Nội dung công việc
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn một tháng 2 lần vào tuần 2 và tuần 4 hàng tháng để
triển khai kế hoạch nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Tổ chức triển khai các chuyên đề dạy học.
Tổ chức cho tổ cốt cán học tập kinh nghiệm.
Cá nhân giáo viên tham gia thực hiện nội dung một đổi mới thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn.
3. Triển khai thực hiện
* Quy trình:
- Cá nhân xây dựng kế hoạch một đổi mới .
- Thông qua nội dung dự kiến kế hoạch một đổi mới trước tổ chuyên môn.
- Lấy ý kiến đóng góp của cá nhân và nhà trường để hoàn thiện kế hoạch.
- Tổ chuyên môn và nhà trường ký duyệt nội dung kế hoạch.
- Thông qua kế hoạch xây dựng một đổi mới qua hội nghị đổi mới của nhà trường
- Triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới.
- Đánh giá kết quả thực hiện một đổi mới.

- Điều chỉnh nội dung theo kết quả kiểm tra và hiệu xuất công việc.


* Cách thức tổ chức
- Vận dụng kế hoạch một đổi mới của cá nhân vào các buổi tổ chức sinh hoạt chuyên
môn của nhà trường và các hoạt động giáo dục khác.
- Phân công các thành viên trong tổ cốt cán của nhà trường thực hiện nội dung cụ thể.
- Tổng hợp theo dõi đăng ký một đổi mới của từng cá nhân để phân công từng đ/c lần
lượt thực hiện nội dung đổi mới của mình cho phù hợp.
- Tổ chức cho giáo viên dự một nội dung đổi mới của giáo viên thực hành trên đối
tượng học sinh cụ thể.
Ví dụ1 :
Ví dụ 1.Đ/c Phùng Thị Hồng Tuyến Tổ phó chuyên môn là thành viên trong tổ cốt cán
đã đăng ký 1 đổi mới" Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5B"
Phân công cho đ/c Tuyến chuẩn bị một trò chơi Thi đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn
văn hoặc tổ chức nhóm học sinh yêu văn học tại lớp, thi đóng tiểu phẩm nhỏ diễn xuất một
nội dung câu chuyện ... thực hành trên đối tượng học sinh để giáo viên dự giờ tham khảo
cách làm.
Ví dụ 2: Đ/c Trần Thị Nga Tổ trưởng tổ 2 đăng ký một đổi mới " Rèn kỹ năng sử dụng đồ
dạy dùng học toán "
Phân công đ/c Nga và một nhóm học sinh sẽ thực hành dạy một tiết cụ thể để toàn
trường dự giờ đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và nhân rộng tiết điển hình.
Ví dụ 3: Đ/c Trần Thị Như Quỳnh : Đăng ký một đổi mới " Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên
lớp"
Phân công Đ/c Quỳnh tổ chức một hoạt động cụ thể trên một nhóm học sinh của
trường thông qua tiết chào cờ để giáo viên dự giờ học tập.
Ví dụ 4: Đ/c Vũ Minh Phương tổ trưởng tổ lớp 1 đăng ký một đổi mới" Rèn chữ viết cho
học sinh lớp 1B"
Phân công đ/c chuẩn bị một nội dung cụ thể thực hành dạy trên một nhóm học sinh
trong lớp để để giáo viên dự học tập kinh nghiệm.

Ví dụ 4: đ/c Dương Thị Thu Quyên : Đăng ký đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh Tiểu
học.
Phân công đ/c chuẩn bị chu đáo nội dung đổi mới của mình, kết hợp với tổ chuyên
môn cho đ/c thực hiện nội dung đổi mới của mình thông qua 1 tiết dạy cụ thể bằng máy
chiếu để tổ và nhà trường cùng dự. Để học tập cách soạn giảng, sử dụng giáo án điện tử và
trình chiếu tại lớp 5 A khu Đông Trai.
* Thời gian thực hiện:
- Tháng 9 xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong nhà trường.
- Tháng 10 cá nhân hoàn thiện kế hoạch một đổi mới.
- Tháng 11 Thực hiện sinh hoạt chuyên môn thí điểm theo hướng đổi mới.
- Tháng 12 tiếp tục thực hiện đổi mới áp dụng cho các tổ chuyên môn.
- Tháng 1 - 4 giao cụ thể từng nội dung cho 100% giáo viên thực hiện đến tháng 4.
- Tháng 5 kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 1 đổi mới.
* Phương tiện:
Để đạt được kết quả thực hiện một đổi mới cần chuẩn bị một số phương tiện như sau:
Bộ đồ dùng dạy học toán, Tiếng việt, khoa sử địa,sách giáo khoa, băng đĩa, đầu video, máy
tính, tài liệu tham khảo, ....để cá nhân và tổ chuyên môn cùng thực hiện.


* Phối hợp: Chi bộ đảng nhà trường, Tổng phụ trách đội,tổ cốt cán,tổ chuyên môn,
giáo viên, học sinh.
4. Kết quả đạt được :
Qua việc áp dụng thực hiện một đổi mới về "Đổi mới về hình thức tổ chức sinh hoạt
chuyên môn" tại trường bước đầu đã có thay đổi về nhận thức đối với mỗi cá nhân và tập thể
trong hoạt động dạy và học. Giáo viên đã có hứng thú rõ rệt trong mỗi buổi sinh hoạt chuyên
môn. Phát huy được năng lực lãnh đạo của tổ trưởng chuyên môn, phó tổ trưởng chuyên
môn,và tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân giáo viên trong việc thực hiện một nội
dung đổi mới của mình.Biết sử dụng soạn giáo án điện tử và thực hành trình chiếu một số
tiết dạy tại các lớp. Các em học sinh có yêu thích môn học hơn...
5. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng nội dung" Một đổi mới" đã thực hiện .

Tiếp tục áp dụng nội dung một đổi mới của cá nhân để thực hiện có hiệu quả trong
việc tổ chức hoạt động chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn của cá nhân và nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn tại trường trong năm học.2010 – 2011 và những năm tiếp theo đạt
hiệu quả cao hơn.
6. Kiến nghị đề xuất.
Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn,các cá nhân phối kết hợp cùng thực
hiện. Đóng góp ý kiến cùng thực hiện nội dung một đổi mới ngày có hiệu quả cao hơn trong
những năm học tiếp theo.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Nguyên
§¸NH GI¸ CñA NHµ TR¦êNG

TỔ TRƯỞNG

HIỆU TRƯỞNG


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG THỌ I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đông Thọ, ngày 23 tháng 5 năm 2011

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỘI DUNG MỘT ĐỔI MỚI
“Đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Đông Thọ 1”
Năm học 2010 - 2011
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 và bản đăng ký một đổi mới của mỗi đồng
chí giáo viên Trường Tiểu học Đông Thọ.

Căn cứ vào mục tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện nội dung một đổi mới của đơn vị
trường.
Tôi tiến hành đánh giá kết quả thực hiện nội dung một đổi mới “Đổi mới hình thức tổ
chức sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Đông Thọ 1 năm học 2010 – 2011”cụ thể
như sau:
1.Nhận thức.
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học là một hoạt động rất quan trọng đóng vai
trò không nhỏ trong việc triển khai nội dung chương trình, nhiệm vụ dạy và học trong một
năm học, góp phần tham gia vào việc kiểm tra,đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh trong
nhà trường.
Vậy việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hay không là nhờ vào khả năng và tư
duy sáng tạo của mỗi cá nhân của người cán bộ quản lý, và sự thống nhất cao của tập thể cán
bộ giáo viên và các tổ chức trong nhà trường.
Từ những suy nghĩ và tình hình thực tế của đơn vị tôi mạnh dạn thực hiện nội dung
một đổi mới đó là "Đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn" vào việc thực hiện
nhiệm vụ năm học 2010 – 2011. Để từng bước nghiên cứu thực hiện ý tưởng đổi mới của
mình đạt kết quả như mong muốn.
Kết quả: Từ những nhận thức và qua một năm thực hiện nội dung một đổi mới của
mình về “Đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Đông Thọ
1” đối với cá nhân và tập thể giáo viên nhà trường đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức
cũng như hiệu quả công việc đã phát huy được năng lực lãnh đạo của tổ trưởng chuyên môn
và phát huy được tính tự giác, tích cực của giáo viên trong nhà trường.
Xếp loại: Việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch một đổi mới của cá nhân là
phù hợp với thực tế.
* Hiện trạng:
Trong năm học này việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của nhà trường bước đầu có
nhiều chuyển biến không còn mang tính hình thức nữa. Mỗi đồng chí tổ trưởng đã xác định
được nhiệm vụ của mình trong buổi sinh hoạt chuyên môn.Đối với giáo viên đã khắc phục
được tình trạng đến nghe tổ trưởng đánh giá kết quả thực hiện hoạt động chuyên môn tuần
học trước và chép lịch báo giảng, cá nhân xây dựng kế hoạch, tổ trưởng phổ biến nội dung

công việc tuần học kế tiếp theo.


Kết quả: Trong năm học này trước mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn đ/c cán bộ quản lý
đã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể trước một tuần khi diễn ra cuộc họp chuyên môn. Tổ trưởng
chuyên môn căn cứ vào nội dung chỉ đạo của nhà trường đã phân công giáo viên trong tổ
thực hiện. Từ đó việc sinh hoạt chuyên môn năm học này chủ yếu là giáo viên đã được thực
hiện dự giờ thảo luận rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm. Tập trung vào thực hiện chuyên đề mà cá nhân đã đăng ký thực hiện
một nội dung đổi mới của mình đến hết năm học có100% giáo viên đã được thực hiện nội
dung đổi mới của mình và điển hình có nhiều đ/c đã thực hiện việc soạn giảng giáo án điện
tử cho cả trường dự( Đ/c Quyên, Đ/c Ba, Đ/c Nguyên, Đ/c Chiến). Có một số đ/c giáo viên
mới về đã mạnh dạn đưa ý kiến của mình về việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán khó ,
bài toán có lời văn vào các buổi si9nh hoạt chuyên môn để cùng tìm phương pháp giải cho
học sinh.....
* Kết quả thực hiện ý tưởng .
Trong năm học 2010- 2011 tôi đã tham mưu với chi bộ đảng nhà trường và đồng chí
Hiệu trưởng đã.
Thành lập được một tổ cốt cán chỉ đạo chuyên môn tại trường.Gồm các thành viên của
tổ cốt cán là đồng chí (Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn của 5
tổ, tổ phó chuyên môn 5 tổ, giáo viên dạy giỏi cấp trường).
Tổ chức cho tổ cốt cán đã đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại trường Tiểu học
Lưỡng Vượng tại Thành phố Tuyên Quang để giao lưu học hỏi kinh nghiệm, phương pháp tổ
chức và tiến trình tổ chức nội dung sinh hoạt chuyên môn.
Kết hợp với các tổ chức đoàn thể tại đơn vị để thực hiện nội dung đổi mới hình thức
sinh hoạt chuyên môn tại trường đảm bảo có hiệu quả .
Tổ chức thi nghiệp vụ lãnh đạo của tổ trưởng chuyên môn.
Kết hợp với các cá nhân đã đăng ký một đổi mới để lồng luồn nội dung thực hiện của
từng cá nhân vào nội dung sinh hoạt tổ đạt tỷ lệ 100% số giáo viên đã được thực hiện.
Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn đã thực hiện được từ một đến hai đổi mới tương ứng

với nội dung chương trình học cụ thể và các phong trào thi đua theo thời gian của năm học .
Thường xuyên thảo luận đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm nội dung giảng dạy và hình
thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Đẫ thay đổi hình thức tổ chức hoạt động ngắn gọn nội
dung phong phú phù hợp tình hình thực tế của đơn vị và phát huy được năng lực sáng tạo
của cá nhân, tập thể.
Thường xuyên đưa được chuyên đề giáo dục học sinh trong sinh hoạt chuyên môn.
2. Nội dung công việc cụ thể
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn một tháng 2 lần vào tuần 2 và tuần 4 hàng tháng để
triển khai kế hoạch nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Tổ chức triển khai các chuyên đề dạy học đúng kế hoạch đã xây dựng.
Tổ chức cho tổ cốt cán học tập kinh nghiệm nội dung phương thức tổ chức hoạt động
dạy – học, quản lý chỉ đạo, nội dung sinh hoạt tổ diễn ra rõ ràng.
Cá nhân giáo viên tham gia thực hiện nội dung một đổi mới thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn có nghiều ý kiến đóng góp và thảo luận sôi nổi hiệu quả thiết thực không
mang nặng tính hình thức mà hoàn toàn thực tiễn và giải pháp thực hiện phù hợp.
3. Kết quả triển khai thực hiện
* Quy trình:


- Mỗi cá n hân đã tự đang ký nội dung một đổi mới phù hợp với nhiệm vụ chức trách
của mình.
- Cá nhân xây dựng kế hoạch một đổi mới của mình đóng thành quyển.
- Thông qua nội dung kế hoạch một đổi mới trước tổ chuyên môn.
- Tổ chức họp tổ, nhà trường lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện kế hoạch.
- Tổ chuyên môn và nhà trường ký duyệt nội dung một đổi mới của các thành viên.
- Từng đ/c giáo viên thông qua kế hoạch xây dựng một đổi mới qua hội nghị đổi mới
của nhà trường
- Triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới theo kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn nhà
trường và kế hoạch tổ.
- Cá nhân và tập thể đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm việc thực hiện nội dung cảu

từng đ/c qua họp chuyên môn hàng tuần.
- Điều chỉnh nội dung theo kết quả kiểm tra và hiệu xuất công việc.
- Đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện một đổi mới vào ngày 23 tháng 5 năm 2011.
* Cách thức tổ chức
- Vận dụng kế hoạch một đổi mới của cá nhân vào các buổi tổ chức sinh hoạt chuyên
môn của nhà trường và các hoạt động giáo dục khác.
- Phân công các thành viên trong tổ cốt cán của nhà trường thực hiện nội dung cụ thể.
- Tổng hợp theo dõi đăng ký một đổi mới của từng cá nhân để phân công từng đ/c lần
lượt thực hiện nội dung đổi mới của mình cho phù hợp.
- Tổ chức cho giáo viên dự một nội dung đổi mới của giáo viên thực hành trên đối
tượng học sinh cụ thể.
Ví dụ1 :
Ví dụ 1.Đ/c Phùng Thị Hồng Tuyến Tổ phó chuyên môn là thành viên trong tổ cốt cán
đã đăng ký 1 đổi mới" Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5B"
Ngày 15 tháng 11 đ/c Tuyến chuẩn bị một trò chơi Thi đọc diễn cảm một đoạn thơ,
đoạn văn hoặc tổ chức nhóm học sinh yêu văn học tại lớp, thi đóng tiểu phẩm nhỏ diễn xuất
một nội dung câu chuyện ... thực hành trên đối tượng học sinh để giáo viên dự giờ tham
khảo và đánh giá kết quả thực hiện và duy trì nhân rộng cho tập thể cá nhân khác cùng học
tập.
Ví dụ 2: Đ/c Trần Thị Nga Tổ trưởng tổ 2 đăng ký một đổi mới " Rèn kỹ năng sử dụng đồ
dạy dùng học toán "
Phân công đ/c Nga và một nhóm học sinh sẽ thực hành dạy một tiết cụ thể để toàn
trường dự giờ đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và nhân rộng tiết điển hình.
Ví dụ 3: Đ/c Trần Thị Như Quỳnh : Đăng ký một đổi mới " Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên
lớp"
Phân công Đ/c Quỳnh tổ chức một hoạt động cụ thể trên một nhóm học sinh của
trường thông qua tiết chào cờ để giáo viên dự giờ học tập.
Ví dụ 4: đ/c Dương Thị Thu Quyên : Đăng ký đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh Tiểu
học.
Phân công đ/c chuẩn bị chu đáo nội dung đổi mới của mình, kết hợp với tổ chuyên

môn cho đ/c thực hiện nội dung đổi mới của mình thông qua 1 tiết dạy cụ thể bằng máy
chiếu được tổ và nhà trường cùng dự. Để học tập cách soạn giảng, sử dụng giáo án điện tử
và trình chiếu tại lớp 5 A khu Đông Trai.


* Thời gian thực hiện:
- Tháng 9 xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong nhà trường.
- Tháng 10 cá nhân hoàn thiện kế hoạch một đổi mới.
- Tháng 11 Thực hiện sinh hoạt chuyên môn thí điểm theo hướng đổi mới.
- Tháng 12 tiếp tục thực hiện đổi mới áp dụng cho các tổ chuyên môn.
- Tháng 1 - 4 giao cụ thể từng nội dung cho 100% giáo viên thực hiện đến tháng 4.
- Tháng 5 kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 1 đổi mới.
* Phương tiện:
Để đạt được kết quả thực hiện một đổi mới nhà trường và cá nhân đã chuẩn bị đầy đủ
một số phương tiện như sau: Bộ đồ dùng dạy học toán, Tiếng việt, khoa sử địa,sách giáo
khoa, băng đĩa, đầu video, máy tính, tài liệu tham khảo, ....để cá nhân và tổ chuyên môn
cùng thực hiện.
* Phối hợp: Chi bộ đảng nhà trường, Tổng phụ trách đội,tổ cốt cán,tổ chuyên môn,
giáo viên, học sinh.
4. Kết quả đạt được :
Qua việc áp dụng thực hiện một đổi mới về "Đổi mới về hình thức tổ chức sinh hoạt
chuyên môn" tại trường bước đầu đã có thay đổi về nhận thức đối với mỗi cá nhân và tập thể
trong hoạt động dạy và học. Giáo viên đã có hứng thú rõ rệt trong mỗi buổi sinh hoạt chuyên
môn. Phát huy được năng lực lãnh đạo của tổ trưởng chuyên môn, phó tổ trưởng chuyên
môn. Tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân giáo viên trong việc thực hiện một nội dung
đổi mới của mình. Biết sử dụng soạn giáo án điện tử và thực hành trình chiếu một số tiết dạy
tại các lớp. Các em học sinh có yêu thích môn học hơn...
5. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng nội dung" Một đổi mới" đã thực hiện .
Tiếp tục áp dụng nội dung một đổi mới của cá nhân để thực hiện có hiệu quả trong
việc tổ chức hoạt động chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn của cá nhân và nâng cao chất lượng

sinh hoạt chuyên môn tại trường trong năm học.2010 – 2011 và những năm tiếp theo đạt
hiệu quả cao hơn.
6. Kiến nghị đề xuất.
Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn,các cá nhân phối kết hợp cùng thực
hiện. Đóng góp ý kiến cùng thực hiện nội dung một đổi mới ngày có hiệu quả cao hơn trong
những năm học tiếp theo.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Nguyên
ĐÁNH GIÁ TỔ CHUYÊN MÔN


ĐÁNH GIÁ NHÀ TRƯỜNG



×