Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phân tích các văn bản ngoại giao trong Quân Trung Từ Mệnh Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.96 KB, 22 trang )

Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa: Lịch sử
Chuyên ngành: Quốc tế học
Bộ môn: Nghiệp vụ thư kí văn phòng ngoại giao.
Tên đề tài:

Phân tích giá trị VĂN BẢN NGOẠI GIAO trong
tác phẩm
“Quân Trung từ mệnh tập” của tác giả Nguyễn Trãi.

Giảng viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN VĂN KẾT.
Nhóm sinh viên thực hiện: (họ và tên, MSSV, SĐT)
1. ĐOÀN TRƯƠNG HÂN

K38.608.058

2. NGUYỄN VŨ MINH TRÂM (NT) K38.608.030
3. BÙI NGỌC TRÂM

K38.608.133

4. NGÔ NGỌC THẠCH

K38.608.114

5. CỦNG THỊ TRANG

K38.608.131

6. TRẦN NGỌC THẢO XUÂN


K38.608.150

0962 851 527


Phần 1: Tóm tắt đề tài.................................................................................................................... 3
Phần 2: ........................................................................................................................................... 3
2.1.1. Tên đề tài:......................................................................................................................... 3
2.1.2. Nội dung giải quyết trong đề tài........................................................................................ 3
2.1.3. Mục đích và mục tiêu khi thực hiện đề tài........................................................................4
2.1.3.1. Mục đích.................................................................................................................... 4
2.1.3.2. Mục tiêu khi thực hiện đề tài..................................................................................... 4
2.2.1. Văn bản ngoại giao............................................................................................................ 4
2.2.1.1. Khái niệm................................................................................................................... 4
2.2.1.2. Phân loại văn bản ngoại giao trong Lịch sử Việt Nam.................................................4
2.2.1.2.1. Các loại văn bản ngoại giao trong lịch sử............................................................4
2.2.1.2.2. Các loại văn bản ngoại giao hiện hành................................................................5
2.2.1.3. Đặc điểm của văn bản ngoại giao...............................................................................5
2.2.1.4. Mục đích ban hành văn bản ngoại giao......................................................................5
2.2.2. Khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Quân trung từ mệnh Tập” .......................5
2.2.2.1. Đôi nét về Nguyễn Trãi............................................................................................... 5
2.2.2.2. Tình hình Việt Nam thế kỉ XV.....................................................................................6
2.2.2.3. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Quân trung từ mệnh Tập”.............................................7
2.2.2.4. Nội dung chính của “Quân trung từ mệnh Tập”.........................................................8
2.2.2.4.1. Tình yêu nước, không đội trời chung với kẻ thù..................................................8
2.2.2.4.2. Sự nhận thức chính xác về chiều hướng thắng bại của ta...................................9
2.2.2.4.3. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thông qua tác phẩm “Quân trung từ
mệnh Tập”........................................................................................................................ 13
2.2.3. Phân tích giá trị Văn bản ngoại giao thông qua tác phẩm “Quân trung từ mệnh Tập”....15
2.2.3.1. Tiêu chí để gọi “Quân trung từ mệnh Tập” là văn bản ngoại giao............................15

2.2.3.2. So sánh Quân trung từ mệnh Tập với văn bản ngoại giao........................................16
2.2.3.3. Giá trị của “Quân trung từ mệnh tập” đối với Việt Nam thời đó..............................17
2.2.3.3.1. Tiêu đề chiến đấu rõ ràng “chính nghĩa nhất định thắng gian tà”.....................17
2.2.3.3.2. Biện pháp chiến đấu thích đáng và hiệu quả chiến đấu cao, đỡ hi sinh xương
máu cho hai nước............................................................................................................. 18
2.2.3.4. Giá trị ngoại giao của “Quân trung từ mệnh Tập” đối với Việt Nam.........................19
2.3 Kết luận................................................................................................................................... 21
Tài liệu tham khảo:....................................................................................................................... 22


Phần 1: Tóm tắt đề tài.
1.1.
Cấu trúc trình bài của đề tài;
Đề tài của nhóm được trình bày theo cấu trúc sau:
Đầu tiên là phần mở đầu, tại đây nhóm sẽ nêu ra lý do thực hiện đề tài mà mục tiêu
hướng đến là gì.
Sau đó đi vào nội dung.
Bắt đầu bằng khái niệm văn bản ngoại giao và phân loại các văn bản ngoại giao của
Việt Nam, song song với đó là nêu lên đặc điểm của văn bản ngoại giao và mục đích
của nó khi được ban hành là gì.
Phần tiếp theo là nói về tác phầm “Quân trung từ mệnh tập”, tại đây, sẽ làm rõ những
vấn đề như: tác giả, hoàn cảnh lịch sử, tác phẩm và nội dung chính của tác phẩm ví dụ
như: lòng yêu nước, không đội trời chung với kẻ thù, sự thức thời về địch và ta, và tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và Lê Lợi.
Tại phần cuối cùng, nhóm sẽ trình bày giá trị văn bản ngoại giao của tác phẩm “Quân
trung từ mệnh tập”. Trong đó có các nội dung như: tiêu chí để gọi tác phẩm trên là
văn bản ngoại giao, so sánh tác phẩm trên với văn bản ngoại giao, giá trị của tác phẩm
này đối với Việt Nam xưa và nay.
Và kết thúc đề tài bằng kết luận chung của toàn đề tài.
1.2.


Nội dung chính của đề tài;

Nội dung chính mà nhóm nhắm vào khi làm đề tài này đó là hiểu rõ văn bản ngoại
giao là gì?, tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” nói như thế nào và kết hợp của hai
vấn đề trên để cho ra giá trị nội dung nổi bật quan trọng nhất của đề tài.
1.3.

Nội dung nổi bật, quan trọng nhất của đề tài.
Phân tích giá trị VĂN BẢN NGOẠI GIAO thông qua tác phẩm “Quân trung từ
mệnh tập”

Phần 2:
2.1. Giới thiệu đề tài.
2.1.1. Tên đề tài:
Phân tích giá trị VĂN BẢN NGOẠI GIAO trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”.
2.1.2. Nội dung giải quyết trong đề tài.
2.1.2.1. Văn bản ngoại giao


2.1.2.2. Khái quát tác phầm: “Quân trung từ mệnh tập”
2.1.2.3. Phân tích giá trị VĂN BẢN NGOẠI GIAO thông qua tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”

2.1.3. Mục đích và mục tiêu khi thực hiện đề tài.
2.1.3.1. Mục đích
Khi thực hiện đề tài này, mục đích đầu tiên mà nhóm nhắm tới đó chính là làm sáng tỏ
nội dung trong “Quân trung từ mệnh tập”, đây là phần kiến thức lịch sử mà các thành
viên trong nhóm nắm chưa vững.
Tiếp đó là hiểu rõ được nghệ thuật quân sự, dụng nhân của Nguyễn Trãi và Lê Lợi
thông qua hoàn cảnh lịch sử, phong cách ngoại giao khi làm việc với Trung Hoa.

Nguyễn Trãi đã thể hiện được cái “thông thái” và “biết người biết ta” như thế nào mà
đời sau luôn mến mộ.
Và quan trọng nhất là làm rõ giá trị văn bản ngoại giao trong tác phẩm “Quân trung từ
mệnh tập”.
2.1.3.2. Mục tiêu khi thực hiện đề tài.
Trả lời được phần lớn nội dung mà nhóm đã định sẵn trước khi bắt tay vào thực hiện
đề tài được nêu ở hần 2.1.3.1 bên trên.
Trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức về văn bản ngoại giao, áp dụng kiến thức học
được vào cuộc sống và công việc tương lai, với nền tảng là sự linh hoạt và kiến thức
lịch sử, ngoại giao của các vị tiền nhân truyền lại cho hậu thế.
Học thêm nhiều kiến thức lịch sử khác mà có liên quan tới đề tài trong khi thực hiện.
Ngoài ra còn có nhiều kỹ năng mềm như: xử lí nguồn thông tin, hoạt động nhóm, làm
việc với Office và kỹ năng thuyết trình.
2.2. Nội dung
2.2.1. Văn bản ngoại giao
2.2.1.1. Khái niệm
Văn bản ngoại giao là tất cả các loại văn bản hành chính, được sử dụng làm công cụ
giao tiếp, trao đổi thông tin, ghi nhận thỏa thuận … giữa các bên trong hay ngoài nước
để biết hoặc để cam kết thực hiện.
2.2.1.2. Phân loại văn bản ngoại giao trong Lịch sử Việt Nam
2.2.1.2.1. Các loại văn bản ngoại giao trong lịch sử
- Các loại văn bản ngoại giao đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Các loại văn bản ngoại giao về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Các nước và giao
thương, văn hóa quốc tế.


2.2.1.2.2. Các loại văn bản ngoại giao hiện hành
- Các loại văn bản ngoại giao về chính trị, lãnh thổ,…
- Các loại văn bản ngoại giao về tư pháp, lãnh sự, kinh tế, thương mại.
- Các loại văn bản ngoại giao về lễ tân.

2.2.1.3. Đặc điểm của văn bản ngoại giao
- Là loại văn bản mang tính chuyên môn dùng trong công tác đối ngoại.
- Có hình thức đa dạng, nội dung phong phú đề cập đến nhiều vấn đề trong quan hệ
đối ngoại: hiếu hỉ, nhân quyền, quan hệ song phương và đa phương…;
- Đều mang tính chính trị;
- Gửi và tiếp nhận văn bản đều mang tính đại diện (cho cơ quan, tổ chức hay quốc
gia);
- Người gởi và nhận văn bản có thể không cùng quốc gia, phong tục, văn hóa, phong
tục tập quán, quan điểm chính trị…
- Tính pháp lý và hiệu lực thi hành khác nhau: có văn bản cần phải kí kết hoặc
không mà chỉ cần tuyên bố, thông báo hoặc ghi chép diễn biến; có văn bản mang
tính bắt buộc thi hành nhưng cũng có những văn bản tùy thuộc vào sự tôn trọng của
các bên;
- Việc ban hành văn bản có thể là đơn phương, song phương hoặc đa phương;
- Có bố cục chặt chẽ; lời văn, từ ngữ trau chuốt; quan hệ giao tiếp trong văn bản
thường dùng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba; ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Việt, tiếng
nước sở tại (hay đang quan hệ) hoặc nước thứ ba;
- Nội dung và hình thức văn bản được quan tâm đặc biệt vì sẽ ảnh hưởng đến thể
diện và quan hệ đối ngoại.
2.2.1.4. Mục đích ban hành văn bản ngoại giao
- Dùng để thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa các đối tác;
- Trao đổi thông tin;
- Thể hiện quan điểm, đường lối, chủ trương…;
- Thỏa thuận về một vấn đề trong quan hệ song phương hoặc đa phương…
2.2.2. Khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Quân trung từ mệnh Tập”
2.2.2.1. Đôi nét về Nguyễn Trãi
a. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380 ở Thăng Long. Quê ở Nhị Khê, Hà Tĩnh, là cháu ngoại
của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.



- Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, chúng tìm mọi cách dụ dỗ ông theo chúng
nhưng Nguyễn Trãi nhất mực cự tuyệt.
- Sau một thời gian dài bị quân Minh nhốt ở Đông Quan, Nguyễn Trãi thoát được và
theo Lê Lợi khởi nghĩa, ông chính là người soạn ra Bình Ngô sách. Ngoài ra ông còn
nhiều tác phẩm đã chứng tỏ được đường lối ngoại giao hết sức khôn khéo của Lê Lợi
và Nguyễn Trãi.
- Sau khi Lê Lợi lên ngôi vua thì một thời gian sau Nguyễn Trãi xin cáo lão, sống ẩn
cư nhưng sóng gió vẫn đổ ập lên ông và thân tộc với oan án Lệ Chi Viên 1442, mãi
đến 1464 mới được vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho ông.
Ta thấy được Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động, chính những biến
động đó đã tôi luyện nên một người anh hùng, một quân sư, một nhà thơ lớn của dân
tộc.
- Ngoài sự nghiệp chính trị thì sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi cũng khiến người
đời sau phải ngưỡng mộ, ông chính là tác giả của Bình Ngô đại cáo- một tác phẩm
được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, hay là một số tác phẩm
khác như Bình Ngô sách, Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập,..
2.2.2.2. Tình hình Việt Nam thế kỉ XV
a. Cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ
- Tháng 11/1406 lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động một lực
lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn quân phu do tướng Trương Phụ
cầm đầu đã tràn vào biên giới nước ta.
- Ngày 22/1/1407 sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh chiếm Đông
Đô – Thăng Long. Quân nhà Hồ lui về cố thủ ở Tây Đô.
- Tháng 4/1407 quân Minh tấn công vào Tây Đô, Hồ Qúy Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị
bắt vào tháng 6/1407.
b. Sự đô hộ của nhà Minh ở nước ta
Chính sách đô hộ phong kiến vô cùng độc ác và dã man: thực hiện chính sách vơ vét
triệt để, chính quyền tăng thuế ruộng đất, tất cả các ngành buôn bán đều bị đánh thuế;
nhiều phụ nữ, trẻ em, dân phu, đào hát bị bắt đem về Trung Quốc; thủ tiêu quá khứ,

thủ tiêu lịch sử, thủ tiêu văn hóa; cướp ruộng đất, biến ruộng đất thành đồn điền; chia
rẻ dân tộc và đàn áp tàn bạo các phong trào. Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh làm
cho nền kinh tế nước ta trì trệ, nhân dân rơi vào cùng cực, đất nước rơi vào thời kỳ
khủng hoảng.
c. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)


- Trong bối cảnh khó khăn, nhiều cuộc nổi dậy chống quân Minh đều bị thất bại. Đầu
năm 1416 Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa được thành lập ở Lũng Nhai gồm 19 người,
đây là tiền đề bước đầu cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau này.
- Ngày 7/2/1418 Lê Lợi dựng cờ Khởi nghĩa Lam Sơn, những năm đầu lực lượng còn
yếu nên hay bị đàn áp.
- Cuối năm 1421 nhà Minh huy động 10 vạn quân càn quyét nghĩa quân Lam Sơn, Lê
Lợi tạm hoãn phong trào, quân Minh dụ hòa Lê Lợi để làm nhụt chí nghĩa quân.
- Những năm 1424 – 1426, Nghĩa quân giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và
tiến quân ra Bắc. Đến năm 1427 cuộc khởi nghĩa kết thúc hoàn toàn thắng lợi, chấm
dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh ở nước ta.
Sau khi nắm quyền lực, nhà Minh luôn có ý định xâm lược nước ta. Sau nhiều lần do
thám thì đến năm 1406 nhà Minh chính thức xâm lược nước ta. Từ năm 1407 nước ta
bị nhà Minh đô hộ, nhân dân cơ cực, lầm than dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra
nhưng đều gặp thất bại. Trong bối cảnh đó Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa Lam Sơn và
năm 1418, trãi qua nhiều khó khăn, gian khổ và đến năm 1427 cuộc khởi nghĩa hoàn
toàn giành thắng lợi.
2.2.2.3. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Quân trung từ mệnh Tập”
Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những thư từ do Nguyễn Trãi viết cho các
tướng lĩnh quân Minh như Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Vương Thông,.. Và
viết cho bọn Việt gian Đỗ Trung, Lương Nhữ Hốt. Ngay sau khi Nguyễn Trãi cùng
gia tộc bị tru di, những thư từ nói trên cũng không còn nữa. Đến năm 1480 sau khi Lê
Thánh Tông xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, Trần Khắc Kiệm mới sưu tầm
những thư từ của Nguyễn Trãi viết cho quân Minh từ khoảng năm 1423 – 1427. Quân

trung từ mệnh tập còn lại đến nay chỉ có 46 bài trong đó có một “tờ tấu cầu phong”,
một tờ “chiếu khuyến dụ hào kiệt” và một “tờ tấu về việc tìm hỏi con cháu họ Trần”.
Có thể nói phần lớn các tư tưởng triết học, chính trị, quân sự của Nguyễn Trãi đã nói
lên khá cụ thể trong “Quân trung từ mệnh tập”. Toàn bộ tập văn sắc sảo này như một
cái thòng lọng vô hình mà mỗi bức thư là một cái nút. Cái thòng lọng vô hình ấy trải
qua thời gian diễn biến theo mặt trận quân sự mà quấn chặt dần quanh cái cổ tham
vọng bá quyền của quân giặc.
Sở dĩ “Quân trung từ mệnh tập” không bị xóa mờ bởi thời gian là vì nó cũng là một
“giá trị chân chính”, một “cống hiến thật quý cho thời đại và con người”. Đó là một
tập thư “địch vận” của Nguyễn Trãi gởi cho giặc Minh, một tập thư mang tiếng nói
anh hùng của cả một thời đại chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Đó là tấm gương
phản chiếu một cách trung thực những đoạn đường đầy gian nan nhưng cũng đầy triển
vọng của nghĩa quân, và những chặng đường bại vong nhục nhã của quân địch. Xuyên
qua nội dung tác phẩm, không những ta thấy được chủ trương, đường lối chiến thuật
và chiến lược của nghĩa quân Lam Sơn mà đồng thời cũng thấy được cái tình cảm yêu


nước thương dân nồng cháy, cái tư tưởng nhân nghĩa chói lòa, cái ý chí giải phóng
dân tộc thiết tha của người anh hùng Nguyễn Trãi.
2.2.2.4. Nội dung chính của “Quân trung từ mệnh Tập”
2.2.2.4.1. Tình yêu nước, không đội trời chung với kẻ thù.
Những bức thư mà Nguyễn Trãi viết cho kẻ địch không phải chỉ là những điều suy
nghiệm thuần lí trí mà còn ẩn chứa những tình cảm cháy bỏng, tha thiết với đất nước,
nhân dân Việt Nam. Dù rằng trong tập văn luận chiến, lí lẽ là chủ đạo, phương pháp
lập luận là quan trọng nhưng thấm trong từng câu văn Ức Trai là một ước vọng quật
ngã kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho đất nước. Với Nguyễn Trãi, yêu
nước trước hết là nỗi thương xót muôn dân phải chịu cảnh đọa đầy dưới sự thống trị
hà khắc của quân giặc. Trong nhiều trang thư, ông đã thống thiết nói lên điều đó: “
Song không làm cho nước đã diệt được phục hưng, dòng đã tuyệt được kế nối, mà lại
muốn cùng binh độc vũ, khiến người vô tội liền năm thiệt mạng dưới gươm đao, dân

hiền lành liền năm dầm gan ở ngoài nội cỏ. Lẽ nào bụng dạ bực nhân nhân quân tử
lại như thế ư?”1. Những câu hỏi ông đặt ra cho người đối diện, kẻ nắm giữ biết bao
sinh mạng con người như xoáy sâu vào tâm can y, khiến y không thể thờ ơ: “Nước
các ngươi trước đây nhân khi họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dân đánh kẻ có tội,
kì thực làm việc bạo tàn, lấn cướp nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền,
vơ vét của quý, dân mọn nơi làng quê không được sống yên. Lòng nhân nghĩa mà lại
thế ư?”2. Câu hỏi như muốn dồn kẻ đối thoại vào đường cùng của cuộc đấu trí.
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự, chính trị, ông còn là một nhà văn, nhà thơ,
nhà văn hóa lớn. Chính vì thế, yêu nước với ông còn là niềm tự hào về giá trị văn hiến
vững bền của dân tộc. Sang xâm chiếm nước ta, giặc Minh đã tàn bạo thi hành rất
nhiều chính sách nhằm đồng hóa dân tộc ta, đốt phá mọi của cải văn hóa, tinh thần
của người Việt Nam ta.Vì thế ta phải khẳng định rõ ràng với chúng rằng trình độ văn
minh của ta không thua kém gì bọn chúng và dân tộc ta quyết tâm bảo vệ nền văn hiến
ấy đến cùng. Nguyễn Trãi đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống văn hóa tinh thần
riêng biệt của Đại Việt, độc lập với nền văn hóa Trung Quốc. Trong thư dụ hàng
thành Bắc Giang ông khẳng định: “Nước An Nam ta tuy xa ở ngoài Ngũ Lĩnh mà
danh tiếng là nước thi thư. Những bậc trí mưu tài thức chẳng đời nào thiếu vắng”3. Ý
định dập vùi mọi truyền thống tốt đẹp của nước ta thực sự chỉ là ảo tưởng của quân
giặc mà thôi. Nền văn hiến của dân tộc ta không chỉ được khẳng định qua những lời
Nguyễn Trãi nói trong thư mà còn được khẳng định qua chính những gì mà nghĩa
quân Lam Sơn và Nguyễn Trãi thể hiện trong suốt cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Đó chính là vẻ đẹp của những con người dũng cảm, kiên cường nhưng cũng rất khoan
dung, nhân ái. Họ thông minh và cũng rất hiền hòa. Họ biết trọng chữ “tín”, biết đem
tấm lòng thành thực đáp lại với thành thực, biết yêu chuộng hòa bình, biết tự hào về
truyền thống đấu tranh quật cường của dân tộc.
Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trãi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm
không thể không gắn với việc tố cáo tội ác của giặc. Nguyễn Trãi đã đem đối lập giữa
1

Trích: “Lại thư cho Vương Thông”

Trích: “Lại thư trả lời Phương Chính”
3
Trích: “Thư dụ thành Bắc Giang”
2


cái đẹp của dân tộc ta với cái xấu xa của quân địch, cái nhân nghĩa sáng ngời của ta
với cái phản nhân nghĩa của chúng, cái tín nghĩa mà ta thực hiện với cái bất tín mà
chúng đã làm, cái chân thành, cao thượng của ta với cái giả trá, thấp hèn của chúng…
Ý nghĩa tố cáo kẻ thù nhờ thế càng thêm sắc cạnh, thêm đanh thép, thêm hùng hồn.
Ngay từ bức thư mở đầu, dưới danh nghĩa là thư xin hàng, bằng giọng văn mang tính
phân trần, kể lể Nguyễn Trãi đã chất vào đó nỗi căm hờn oán giận về tội ác quân giặc
gây ra đối với dân ta: “Nhữ Hốt liền báo với quan quản binh cùng nội quan Mã Kỳ,
vô cớ dẫn quân đến đánh úp bọn chúng tôi, chẳng kể trẻ hay già đều bị chém giết bắt
bớ. Họ hàng tôi tan tác, vợ con tôi chia lìa. Lại khai quật mồ mả cha ông tôi mà phơi
bày hài cốt”4. Lời tạ tội cũng đồng thời là lời buộc tội giặc Minh từ to đến nhỏ.
Cùng với thời gian, lực lượng nghĩa quân ngày một lớn mạnh, những cuộc đối đầu với
kẻ thù do họ chủ động đưa lại kết quả nhiều hơn, liên tiếp hơn, thì những lời buộc tội
của Nguyễn Trãi trong thư từ gửi cho tướng giặc cũng thêm phần cứng rắn, quyết liệt
hơn: “Bớ nghịch tặc Phương Chính. Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy
trí dũng làm vốn. Nay bọn bay chỉ chuộng lừa dối, bắt giết kẻ vô tội, hãm người vào
chỗ chết mà không xót thương là cớ làm sao?”5.
Với Nguyễn Trãi, mỗi tên tướng tá, quan lại giặc Minh hiện ra, không phải chỉ là hình
ảnh riêng của cá nhân hắn mà còn có ý nghĩa tượng trưng cho cả tập đoàn chủ tớ của
đội quân xâm lăng. Nguyễn Trãi mượn tiếng chửi một tên để lên án cả bọn vua tôi nhà
Minh: “Nước các ngươi trước đây nhân khi họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dân
đánh kẻ có tội, kỳ thực làm việc bạo tàn.” 6. Tất nhiên, không vì yêu cầu tố cáo tội ác
chung của cả bọn mà người viết bỏ quên hành vi cụ thể của từng tên. Dưới ngòi bút
của Nguyễn Trãi, bộ mặt tàn ác đủ vẻ của chúng đều bị phơi bày: Phương Chính thì
cực kì bất nhân, bất nghĩa, giết chóc không ghê tay, nhưng khi thất thế lại “đóng

thành bền giữ như mụ già”; Vương Thông, vừa đa nghi vừa do dự, không biết giữ chữ
tín, mưu kế gian trá “ngoài nói giảng hòa mà trong lại mưu kế khác”, Liễu Thăng hữu
dũng vô mưu hung ác nhưng lại kiêu căng, không biết mình biết người.
Có thể nói, bao nhiêu bức thư là bấy nhiêu cách Nguyễn Trãi bêu riếu kẻ thù. Ông hạ
uy thế của chúng bằng cách gieo vào lòng chúng những nghi ngờ về thực chất của tài
năng, nhân cách, đạo nghĩa, lí tưởng hành động, chiến đấu… của chính chúng. Những
lời tố cáo của ông rõ ràng mang tính chân thực và tính khái quát cao độ. Nó thể hiện
một tinh thần yêu nước thiết tha và ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng để giành độc
lập cho dân tộc.
2.2.2.4.2. Sự nhận thức chính xác về chiều hướng thắng bại của ta.
Từ sự thấu suốt của mình đối với diễn biến của cuộc chiến, Nguyễn Trãi đã đưa ra
hàng loạt những luận điểm khẳng định nhận thức đúng đắn của ông về xu thế tất thắng
của ta, tất bại của địch.
4

Trích: “Thư xin hàng”
Trích: “Lại thư trả lời Phương Chính”.
6
Trích: “Lại thư trả lời Phương Chính”.
5


Đó cũng chính là điểm mấu chốt làm chỗ tựa cho Ức Trai trong hầu hết các lập luận
của ông nhằm dụ hàng kẻ địch. Trong rất nhiều bức thư, ông chỉ rõ tầm quan trọng
của việc nắm được thời cơ. Thời, theo Nguyễn Trãi chính là xu thế tất yếu của lịch sử,
là một vấn đề của hiện thực khách quan và con người sáng suốt, thông minh là người
có con mắt nhìn thấu những biến chuyển bên trong của sự vật. Nghĩa là phải “thông
biến”. Để thuyết phục địch có lúc Nguyễn Trãi đứng về phía quyền lợi chính đáng của
tướng Minh mà bàn bạc phải trái, vạch cho chúng con đường đi đúng đắn. Ông hay
nhắc đến chữ thời và chữ thế. Viết cho Vương Thông, ông nói: “Tôi từng nghe nói

Kinh Dịch có ba trăm tám mươi tư hào, mà cốt yếu ở chữ “Thời”. Cho nên người
quân tử tùy theo thời thế mà ứng biến. Chữ “Thời” có ý nghĩa to tát làm sao! Ngày
trước khi mới sang đánh Giao Chỉ, Tướng quân vâng mệnh đi đánh kẻ có tội, bấy giờ
là một thời vậy.
Ngày nay vận trời tuần hoàn, không có gì đi rồi mà không quay trở lại… Bảo là tùy
thời ứng biến, chính là ở chỗ phải lo liệu từ sớm.” (Lại thư dụ Vương Thông). “Kể ra
người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến
thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển
nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi”. “Tôi nghe: Cái điều
đáng quý ở người tuấn kiệt là ở chỗ biết thời thế, hiểu sự biến mà thôi”7.
Phân tích thời và thế, Nguyễn Trãi nêu rõ rằng, lúc trước khác, bây giờ khác. Lúc
trước quân Minh mượn danh diệt nhà Hồ là kẻ cướp ngôi, phục hồi nhà Trần là triều
đại chính thống cho nên tạm thời có thể thành công.
Bây giờ ở lại chiếm đóng, thống trị, vơ vét, bóc lột lại là một việc làm phi nghĩa để
mất lòng dân. Cho nên nếu không sớm rút lui sẽ bị tiêu diệt. Lúc trước, quân Lam Sơn
còn ở thế yếu mà quân Minh còn chẳng làm gì nổi nữa là bây giờ quân Lam Sơn đã có
phần lớn đất đai. Hơn nữa, binh lính trong quân Minh lại chán nản, nhiều nơi đã đầu
hàng. Nếu còn ngoan cố, trì hoãn không chịu rút quân thế tất thua to. Đó là nội dung
các bức thư gửi cho Vương Thông khi viên tướng này tuy còn có nhiều quân nhưng
đã nao núng. Nguyễn Trãi nhận xét tình hình và tính toán hộ tướng giặc như sau:
“Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua. Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn,
rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất.
Xưa Đường Thái Tôn bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng. Nay các con đường,
cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của tôi đồn giữ, nếu viện binh có
đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó
là điều phải thua thứ hai. Quân mạnh ngựa khỏe nay đều đóng cả ở biên giới phía
Bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi nhìn đến miền Nam. Đó là điều phải thua
thứ ba. Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao
nhao thất vọng. Đó là điều phải thua thứ tư. Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ
ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến. Đó là điều phải thua thứ

năm. Nay tôi dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng
luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành
7

Trích: “Lại thư cho Vương Thông”.


thì đều mỏi mệt, tự chuốc bại vong. Đó là điều phải thua thứ sáu” 8. Một mặt vạch con
đường sáng cho tướng giặc, một mặt Nguyễn Trãi lại nêu cái lẽ tùy thời thông biến
cho tướng giặc có thể dựa vào đó để rút quân mà bớt xấu hổ. Đó cũng là một cách
thông cảm với sĩ diện của tướng sĩ “Thiên triều”. Ông viết: “Nay trộm tính giùm các
ông, chẳng gì bằng cùng Thái Đô đốc đem quân về nước là hơn cả… Kinh Dịch có
câu: “Cùng thì biến, biến thì thông”. Các ông không nghĩ đến điều đó, lại cứ khư khư
ôm giữ cái tiểu tiết của Trương Tuần, Hứa Viễn, ta e sĩ tốt của các ông ngày đêm
thiết tha mong về, lại thêm cơm cháo chẳng no, bệnh tật lây lan, dẫu ông muốn đánh
với giữ, đã dễ ai theo”9. Từ lí lẽ cho đến thái độ, những bức thư của Nguyễn Trãi đều
có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Nguyễn Trãi rất chú ý đến đối tượng, đến kẻ đọc thư của mình. Đối với những tên ra
mặt hung hăng như Phương Chính, Mã Kỳ thì từ cách xưng hô cho đến nội dung và
lời văn thường có tính chất đả kích không thương tiếc. Trái lại đối với những hạng
người có thể tranh thủ được như Thái Phúc và tướng sĩ cấp dưới, thì từ cách xưng hô
cho đến nội dung và lời văn đều có tính chất ôn tồn trọng thị. Đối với hạng tướng tá
cấp cao như Tổng binh Vương Thông, nếu thuyết phục được là có thể kết thúc chiến
tranh, thì Nguyễn Trãi lại tỏ thái độ kiên nhẫn vừa phê phán, vừa tranh thủ. Còn lời lẽ
trong các bài biểu và tấu gửi vua Minh thì lại nhún nhường. Ngay trong thư từ gửi các
tướng Minh, khi nói đến vua Minh thì bao giờ cũng ra vẻ suy tôn. Đó chẳng qua chỉ là
một thuật ngoại giao, thực tế không ảnh hưởng gì đến chủ quyền quốc gia cả. Nhưng
điều đó lại góp phần đưa đến quan hệ hòa bình giữa nước nhỏ và nước lớn trong hoàn
cảnh chế độ phong kiến. Vấn đề đối với nghĩa quân lúc bấy giờ là làm sao cho nhà
Minh từ bỏ cái tham vọng chiếm đóng nước ta, đừng cho viện binh sang và chịu rút

quân về.
Có khi kẻ đối thoại là đám tướng hiệu, quan viên, quân nhân ít học thì Nguyễn Trãi lại
lựa một cách nói đơn giản mà hiệu quả là chính những so sánh cụ thể, gần gũi nhất
với chúng, để chúng có thể dễ dàng tiếp cận với chữ “thời”: “Nếu các ngươi cho là
thành cao, hào sâu, lương thực lại nhiều thì thử xem như ở các xứ Thanh Hóa, Diễn
(Châu), Nghệ (An), thành không phải là không cao, hào không phải là không sâu,
lương thực không phải là không nhiều, quân không phải là không mạnh, mà như Thái
Đô đốc so với các ngươi chức không phải không to, trí không phải không sáng, mà
còn tùy thời ứng biến để bảo toàn tính mệnh cho mấy vạn con người”10.
Nguyễn Trãi cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tình hình rối ren trên đất nước Trung Quốc
những năm 1425 – 1427 mà tình hình đó theo ông là nhân tố chính yếu của chữ
“Thời”, nhìn từ góc độ nội tại của kẻ địch: “…Huống chi ở nước các ông, quốc vương
liền năm tử táng, cốt nhục tàn hại lẫn nhau, giặc phương Bắc xâm lăng, các đại thần
bỏ rơi không phò tá. Lại thêm nạn mất mùa liên tiếp, việc thổ mộc luôn bày, chính
lệnh phiền hà, giặc cướp nổi lên như ong…”11.
Trích: “Lại thư dụ Vương Thông”
Trích: “Lại thư cho Vương Thông”.
10
Trích: “Thư dụ thành Bắc Giang”
11
Trích: “Lại thư cho Vương Thông”
8
9


Thời thế là xu thế tất yếu của thời đại, là hướng đi lên không gì cưỡng lại được của
lịch sử. Hiểu được thời thế là nắm vững phương hướng phát triển tất yếu và theo quy
luật của sự vật khách quan, để xác định hành động của mình cho kịp thời đúng lúc.
Không nắm được thực tế lịch sử, nghĩa là không có mắt tức thời. Biết tùy theo tình
hình cụ thể trong mối tương quan giữa ta và địch mà xoáy vào chỗ yếu của địch để

hạn chế chỗ mạnh của chúng và phát triển chỗ mạnh của ta, để phát triển chỗ mạnh
của ta thì đó chính là thức thời là thông biến, nói theo danh từ ngày nay là vận dụng
được phép biện chứng vào đường lối quân sự. Chúng ta thấy rõ Nguyễn Trãi không
chỉ am hiểu thời thế mà chủ yếu là biết bám sát thời thế để quyết định phương hướng
chiến lược chiến thuật của nghĩa quân một cách linh hoạt, và trong công tác địch vận
đã biết vận dụng sáng tạo yếu tố thời thế để đánh giặc, làm cho chúng càng thêm
hoang mang, rối loạn, mất phương hướng giữa lúc ta bình tĩnh, sáng suốt có thể đứng
cao hơn hắn. Trong văn chương bút chiến của Nguyễn Trãi, sự phân tích rất xác đáng
về thời thế quả là một ưu điểm nổi bật, cùng với những ưu điểm khác nó tạo nên tính
hùng biện, tính chiến đấu, nhất là tạo nên sức mạnh của chân lý tấn công kẻ thù lợi hại
vô cùng.
Tuy vận dụng vào từng nơi từng lúc có khác nhau nhưng chữ “thời” của Nguyễn Trãi
trước sau vẫn mang những nét nhất quán, nó như mạch ngầm xuyên suốt toàn bộ tập
Quân trung từ mệnh. Hơn thế nữa, cũng chính Nguyễn Trãi, nhờ thông qua thực tế
chiến đấu mà tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên nhận thức về chữ “thời” ngày càng
sâu sắc, tinh tường hơn. Và dần dần, càng về cuối cuộc đấu tranh, ông có khuynh
hướng quy tụ các nhân tố đã phát biểu đây đó rời rạc lại để thành một quan điểm tổng
hợp hoàn chỉnh. Ông đã chỉ ra sáu điều phải thua của giặc một cách hệ thống, chính
xác khiến chúng không thể chối cãi xu thế tất yếu mà chúng sắp rơi vào.
Trên cơ sở phân tích sự chuyển biến của thời và thế để phân tích lực lượng so sánh
giữa ta và địch, Nguyễn Trãi vạch rõ cho chúng thấy: Thứ nhất là nguyên nhân thất
bại tất yếu của chúng về mặt chủ quan, do những khó khăn chồng chắt của chúng ta
phải đối phó ở trong nước chúng. Thứ hai là nguyên nhân thất bại tất yếu của chúng
về mặt khách quan do sự lớn mạnh không ngừng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vốn
có nhiều thuận lợi càng ngày càng nổi bật trong khi đó quân của chúng, vì phi nghĩa
không được lòng dân cả hai nước. Trong cái khó khăn chủ quan về phía giặc thì
nguyên nhân để mất lòng người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền là nguyên
nhân cốt yếu, chi phối toàn cục chiến lược của chúng. Đúng là như vậy, thành trì bị
vậy chặt, lại gặp nạn lục lội, lương thực cho người, cỏ rơm cho lừa ngựa đã cạn mà
viện binh vẫn tuyệt mù tăm hơi. Đó là điều thất bại trong thấy ở giặc “thịt trên thớt,

cá trong nồi”. Đã thế ở ngay hậu phương còn có nhiều bất lợi cho chúng: nhà Nguyên
nổi dậy, nhân dân ghét chiến tranh và sự lục đục trong nội bộ triều đình. Nguyễn Trãi
đã nắm được cái chữ “thời” và “thế” đó của quân giặc nên ông đã đánh mạnh vào tâm
lí của quân Minh nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Cuộc đời Nguyễn Trãi chính là một ví dụ tiêu biểu cho việc vận dụng đúng đắn chữ
“Thời”. Ông cũng đã đem con mắt “được thời thông biến” mà ra làm việc với nhà Hồ,
dù ông là cháu ngoại Trần Nguyên Đán, và chính con mắt ấy đã đưa ông đến được với


khởi nghĩa Lam Sơn. Vận dụng chữ “Thời” để đánh giặc, với Ức Trai đó không chỉ là
tất cả niềm tin, nhiệt tình và vốn tri thức sâu rộng mà còn là cả những kinh nghiệm
vốn sống mà ông thực sự trải nghiệm và có cơ hội kiểm chứng. Nhờ đó, những bức
thư của ông mang đầy sức thuyết phục bởi tính chân xác của những dẫn chứng, lập
luận được tác giả đưa ra.
2.2.2.4.3. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thông qua tác phẩm “Quân
trung từ mệnh Tập”.
Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa của
nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. Nhân dân ta lúc nào cũng noi theo
nhân nghĩa, khác với giặc Minh “dối trời, lừa dân”, phản lại nhân nghĩa. Chính vì noi
theo nhân nghĩa mà nhân dân ta tất thắng, chính vì phản lại nhân nghĩa mà giặc Minh
thất bại. Đó là một trong những nội dung căn bản được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như
một điệp khúc trong thư từ Nguyễn Trãi gửi cho tướng giặc cũng như nhiều lệnh dụ
khác của ông. “Mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Làm đại tướng phải lấy
nhân nghĩa làm gốc”. Đó là một nguyên lí mà Nguyễn Trãi coi như bất di bất dịch. Vì
chân thành nghĩ như vậy nên Nguyễn Trãi mới có thể nói về điều đó một cách hào
hùng trong nhiều bức thư: Trong thư trả lời Phương Chính có những câu như: “ Bớ
nghịch tặc Phương Chính. Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng
làm vốn”12, dịch nghĩa “Bớ nghịch tặc Phương Chính. Ta nghe nói các bậc làm tướng
xưa đều trọng nhân nghĩa mà khinh quyền mưu. Nay các ngươi quyền mưu còn chưa
đủ nói gì đến nhân nghĩa”13.

“Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa
làm đầu. Chỉ có đủ nhân nghĩa thì công việc mới vẹn toàn.”. Quân giặc phản nhân
nghĩa như thế nào thì Nguyễn Trãi lại vạch rõ: “Nước các ngươi trước đây nhân khi
họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dân đánh kẻ có tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn
cướp nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn nơi
làng quê không được sống yên. Lòng nhân nghĩa mà lại thế ư?”14. Nhân nghĩa vốn là
những khái niệm của Nho giáo và có nội dung đạo đức gắn liền với quyền lợi của giai
cấp phong kiến. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa lại có nội dung
lịch sử cụ thể: đó là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, chống xâm lược, chống bóc lột.
Điều đáng căm ghét là chính bọn bóc lột, bọn xâm lược lại nhân danh nhân nghĩa.
Cho nên, Nguyễn Trãi đã phải đập tan luận điệu lừa bịp ấy. Bọn tướng giặc thường tự
nhận mình là có văn minh, có lễ nghĩa và khinh ta là mọi rợ. Đó thực sự là một sai
lầm trong nhận thức thiển cận của chúng. Bởi: “Người còn có kẻ Bắc người Nam,
nhưng đạo thì chẳng thế này thế khác. Nhân nhân quân tử, đâu mà không có. Nước
An Nam ta tuy xa ở ngoài Ngũ Lĩnh mà danh tiếng là nước thi thư. Những bực trí
mưu tài thức chẳng đời nào thiếu vắng. Vì thế phàm những việc ta làm không bao giờ
không theo lễ nghĩa, hợp với ý trời, thuận theo lòng người”. 15
Trích: “Lại thư trả lời Phương Chính”
Trích: “Lại thư cho Phương Chính”.
14
Trích: “Lại thư trả lời Phương Chính”.
12
13

15

Trích: “Thư dụ thành Bắc Giang”.


Nguyễn Trãi rất tự hào khẳng định nước ta là một nước có lễ nghĩa, dân tộc ta là một

dân tộc văn minh không cần kẻ nào đến khai phá. Trái lại, bọn tự cho mình cái quyền
đi “khai hóa” thực ta không có văn minh lễ nghĩa gì cả. Trong thư gửi Vương Thông,
Nguyễn Trãi đã vạch rõ sáu điều tất thua của giặc, trong đó có điều thứ năm như sau:
“Ở nước ngươi gian thần chuyên chính, chúa yếu giữ ngôi, xương thịt hại nhau, gia
đình sinh biến, đó là điều phải thua thứ năm”. Nội bộ nhà Minh đã mục nát như thế,
cương thường điên đảo như thế thì còn làm gì có nhân nghĩa mà đi ban bố cho nước
khác. Giặc Minh chỉ là một bọn giả nhân, giả nghĩa mà thôi. Trong điều phải thua thứ
sáu, Nguyễn Trãi đã chỉ rõ tính chất chính nghĩa làm nên sức mạnh của quân ta: “Nay
tôi dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí
giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi
mệt, tự chuốc bại vong”16.
Nhuệ khí sắc bén, tinh thần đoàn kết vững chắc, ý chí chiến đấu bền bỉ của quân dân
ta đều có nguồn gốc từ đại nghĩa dân tộc. Còn giặc Minh mang chiêu bài “điếu dân
phạt tội”, “diệt Hồ, phục Trần” để cướp nước ta thì chẳng qua là một bọn lừa bịp tất
phải bại vong. Đó là điều Nguyễn Trãi muốn nhấn mạnh. Lúc còn mạnh, giặc Minh đã
quen thói trí trá, đến khi yếu chúng không đủ sức đe dọa áp đảo nghĩa quân nữa, cho
nên đã tận dụng mọi thủ đoạn lừa dối hòng phục hồi lại tình thế cũ. Bên ta thì trái lại,
danh chính ngôn thuận, không việc gì phải ăn gian nói dối. Trong Quân trung từ mệnh
tập, Nguyễn Trãi đã đem đối lập thái độ đường hoàng chính đại của nghĩa quân với
thái độ ám muội dối trá của quân giặc. Trong nhiều bức thư gửi cho tướng giặc,
Nguyễn Trãi đã vạch rõ bộ mặt phản tín nghĩa của chúng. Có khi là một thái độ mềm
mỏng: “Tôi nghe nói: “Chữ tín là vật báu của quốc gia. Người mà không có chữ tín
thì dựa vào cái gì mà làm việc…Nếu muốn rút quân thì cứ rút quân, muốn cố thủ thì
cứ cố thủ, hà tất bên ngoài nói giảng hòa mà bên trong thì mưu tính khác? Đừng nên
trong ngoài bất nhất như thế” 17. Có lúc lời văn trở nên nghiêm khắc phẫn nộ trước
thái độ trí trá của giặc: “Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm
mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch,
trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ được”18.
Từ khi quân giặc bị nghĩa quân vây ở thành Đông Quan và một số thành khác. Chúng
tìm kế hoãn binh, giả vờ xin giảng hòa, nhưng lại thỉnh thoảng lẻn ra ngoài đánh trộm

và còn cho gọi viện binh từ Trung Quốc sang. Nghĩa quân một mặt khép chặt vòng
vây hơn, một mặt chuẩn bị đòn đánh viện binh. Trong khi đó thì trên mặt trận ngoại
giao Nguyễn Trãi kiên quyết đấu tranh với giặc, dùng lí lẽ buộc chúng phải tuân theo
lời ước cũ. Khi thì thuyết phục, khi thì đả kích, Nguyễn Trãi đã vạch cho giặc thấy
rằng giữ tròn chữ tín chỉ có lợi cho chúng.
Trái với quân địch, quân ta lúc nào cũng giữ chữ tín, trước sau như một muốn thực
hiện lời giao ước cho địch giảng hòa. Trong hầu hết các bức thư gửi cho tướng giặc
khi chúng đã thất thế, Nguyễn Trãi đều nêu thiện ý quân ta sẵn sàng cung cấp mọi
Trích: “Lại thư dụ Vương Thông”.
Trích: “Thư gửi Vương Thông, Sơn Thọ”.
18
Trích: “Lại thư dụ Vương Thông”.
16
17


phương tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tàn quân của Vương Thông rút về nước
yên ổn. Sau này ta đã thực hiện đúng như lời hứa. Lập trường của Nguyễn Trãi lúc nói
về địch và ta quả là lập trường của một người chiến sĩ: dưới ngòi bút của ông, tướng
Minh hiện ra như một bọn người độc ác mà đớn hèn, trí trá mà ngu xuẩn, trái lại nghĩa
quân thì khoan hồng nhưng dũng mãnh, trung thực nhưng khôn ngoan.Và điều đó quả
đúng với sự thật. Như vậy, tập Quân trung từ mệnh mà Nguyễn Trãi viết thay cho Lê
Lợi bằng tất cả nhiệt huyết và trí tuệ sắc bén có giá trị như những bài văn chiến đấu
góp phần chiến thắng kẻ thù xâm lược. Những nội dung mà Nguyễn Trãi đã đề cập về
chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa thực sự không chỉ có giá trị trong thời đại
của ông mà còn có giá trị vững bền trong cả cuộc sống hôm nay và mai sau.
2.2.3. Phân tích giá trị Văn bản ngoại giao thông qua tác phẩm “Quân trung từ
mệnh Tập”
2.2.3.1. Tiêu chí để gọi “Quân trung từ mệnh Tập” là văn bản ngoại giao
- “Quân trung từ mệnh tập” là tập văn bao gồm những bức thư mà Nguyễn Trãi đã

viết để gởi cho quan quân, tướng lĩnh, vua tôi nhà Minh trong suốt thời kỳ khởi nghĩa
nên nó cũng được xem như là văn bản dùng trong công tác đối ngoại giữa nghĩa quân
Lam Sơn với quân Minh.
- Hình thức của “Quân trung từ mệnh tập” là những bức thư do Nguyễn Trãi thay mặt
nghĩa quân Lam Sơn gởi cho quân Minh, mỗi bức thư mang một nội dung khác nhau
nhưng đều thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, khát vọng hòa bình của nhân dân, lên án sự
tàn bạo của quân Minh. Tùy vào mỗi thời điểm, đối với mỗi đối tượng mà từng bức
thư đều thể hiện được cái giá trị riêng của nó. Tất cả đã góp phần tạo nên một “Quân
trung từ mệnh tập” mang giá trị ngoại giao sâu sắc vào thời kỳ này. Đây là mối quan
hệ song phương giữa quân Minh với quân Lam Sơn.
- Tất cả các bức thư trong “Quân trung từ mệnh tập” tuy mang những nét riêng khác
nhau nhưng đều có chung một đặc điểm là tính chính trị trong một tác phẩm. Bức thư
gởi Phương Chính có câu: “Bảo cho mày nghịch tặc Phương Chính biết: Đạo làm
tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng giúp thêm. Nay lũ bay chỉ chuyên lừa dối, giết
hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không
dung, thần người đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua…” (bài
số 5) hay là “Bảo cho mày nghịch tặc Phương Chính biết: Ta nghe nói người danh
tướng trọng nhân nghĩa, khinh quyền mưu. Bọn bay quyền mưu còn chưa đủ, huống
là nhân nghĩa”. (bài số 7)…
- Người gởi ở trong Quân trung từ mệnh tập là Nguyễn Trãi đại diện cho Nghĩa quân
Lam Sơn, người nhận những bức thư trên là tướng giặc, quan quân, vua tôi nhà Minh.
- Việc ban hành tác phẩm là đơn phương do Nguyễn Trãi viết gởi cho quân Minh
nhằm làm suy giảm tinh thần của chúng thông qua những bức thư kêu hàng hay làm
hòa, đồng thời trong tác phẩm còn thể hiện được tư tưởng chính nghĩa, nhân đạo của
quân ta. Qua đó còn làm sáng tỏ cái gọi là kế sách “tâm công” của Lê Lợi và Nguyễn
Trãi.


- Có thể nói Nguyễn Trãi là một cây bút tài giỏi với lời văn đanh thép, sắc sả, giọng
văn hào hùng đã góp phần thể hiện được khí phách của một dân tộc quyết chiến đấu

bảo chính nghĩa.
- Nội dung và hình thức được quan tâm đặc biệt bởi vì đây là những bức thư gởi cho
quân Minh nên cần phải thận trọng, nó sẽ góp phần làm giảm thiểu hậu quả chiến
tranh, tránh được các cuộc chiến không cần thiết cũng như khẳng định sách lược
ngoại giao hay chiến thuật của nghĩa quân lúc bấy giờ là “vừa đánh vừa đàm”, nếu
khô
ng cẩn thận, chỉ cần có một sai sót nhỏ cũng sẽ dẫn đến tình trạng “sai một li
đi một dặm”, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nghĩa quân nhưng nếu đi đúng
hướng, chúng ta có thể tiến nhanh đến quá trình giải phóng dân tộc mà đỡ hi sinh
xương máu.
2.2.3.2. So sánh Quân trung từ mệnh Tập với văn bản ngoại giao
a. Giống nhau
- Đều là loại văn bản mang tính chuyên môn dùng trong công tác đối ngoại.
- Đều có hình thức đa dạng, nội dung phong phú đề cập đến nhiều vấn đề trong quan
hệ đối ngoại: hiếu hỉ, nhân quyền, quan hệ song phương và đa phương…
- Đều mang tính chính trị;
- Gửi và tiếp nhận văn bản đều mang tính đại diện (cho cơ quan, tổ chức hay quốc
gia);
- Người gởi và nhận văn bản có thể không cùng quốc gia, phong tục, văn hóa, phong
tục tập quán, quan điểm chính trị…
- Nội dung và hình thức văn bản được quan tâm đặc biệt vì sẽ ảnh hưởng đến thể
diện và quan hệ đối ngoại.
- Đều có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng và phát triển đất nước.
b. Khác nhau:
- Tính pháp lý và hiệu lực thi hành khác nhau:
+ Đối với văn bản ngoại giao có văn bản cần phải kí kết hoặc không mà chỉ cần
tuyên bố, thông báo hoặc ghi chép diễn biến; có văn bản mang tính bắt buộc thi
hành nhưng cũng có những văn bản tùy thuộc vào sự tôn trọng của các bên;
+ “Quân trung từ mệnh tập” chỉ là những thông báo và ghi chép diễn biến, không
phải là văn bản bắt buộc quân Minh phải thi hành, chỉ là thư kêu gọi đầu hàng, chiêu

dụ đối với quân giặc.
- Việc ban hành văn bản
+ Văn bản ngoại giao có thể là đơn phương, song phương hoặc đa phương;


+ “Quân trung từ mệnh tập” là tập văn đơn phương mà Nguyễn Trãi đã gởi cho
quân Minh.
- Bố cục, lời văn, từ ngữ, ngôn ngữ giao tiếp:
+ Văn bản ngoại giao có bố cục chặt chẽ; lời văn, từ ngữ trau chuốt; quan hệ giao
tiếp trong văn bản thường dùng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba; ngôn ngữ giao tiếp là
tiếng Việt, tiếng nước sở tại (hay đang quan hệ) hoặc nước thứ ba;
+ “Quân trung từ mệnh tập” thì có bố cục chặt chẽ, lời văn đanh thép, hùng hồn,
ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Hán.
2.2.3.3. Giá trị của “Quân trung từ mệnh tập” đối với Việt Nam thời đó
2.2.3.3.1. Tiêu đề chiến đấu rõ ràng “chính nghĩa nhất định thắng gian tà”
Quan niệm chính nghĩa thắng gian tà là một quan niệm thông thường không riêng gì
trong nhân dân ta, mà ở khắp nhân dân trong thế gian từ cổ chí kim, từ Đông sang
Tây. Ở Trung Quốc và ở ta vốn hay dùng thuật ngữ nhân nghĩa, còn phương Tây hay
dùng thuật ngữ nhân văn, nhưng nói chung đó là chủ nghĩa nhân đạo chân chính mà
Nguyễn Trãi hay Lê Lợi, nhắc đi nhắc lại trong nhiều bức thư gởi cho tướng lĩnh nhà
Minh, rõ nhất là trong các thư gởi Phương Chính hoặc Vương Thông.
Đối với tên ác tướng Phương Chính, tuy lời lẽ gay gắt nhưng Nguyễn Trãi vẫn lấy cơ
sở đạo lý để vạch trần tính chất bịp bợm giả nhân giả nghĩa của bọn chúng. Nguyễn
Trãi đã vạch ra hai tội:
Thứ nhất: mồm nói nhân nghĩa mà tay vấy máu xâm lược nước ta.
Thứ hai: vì đưa quân xâm lược nước ta, nên lừa dối nhân dân Trung Quốc, đẩy họ đến
chỗ chết chóc thảm hại!
Vậy tóm lại: còn gì là nhân nghĩa?
“Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa
làm đầu. Chỉ có gồm đủ nhân nghĩa thì công việc mới xong xuôi… Nước mày nhân

dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dân đánh kẻ có tội, kỳ thực làm việc bạo tàn,
lấn cướp đất nước ta, đặt ra thuế khóa nặng nề hình phạt độc ác, vơ vét của quý nhân
dân ta, khiến cho dân đen trong thôn xóm khó bề yên sống. Nhân nghĩa mà lại như
thế ư?”… (trích)
“Nay ở nước mày, khắp dân tình, quỷ thần đều oán giận, lại tiếp có tang vua thế mà
không biết tự xét lỗi, lại cố động binh không ngừng, đem lòng xâm lược phương xa,
khiến cho binh lính phải phơi thây, nhân dân phải chìm đắm? Ta e mối lo rối loạn
của họ Qúy không phải ở nước Chuyên Du bên ngoài, mà chính là ở phía trong tường
vách vậy…” (trích)
Đối với Tổng binh Vương Thông, ngay từ những bức thư đầu tiên, Nguyễn Trãi đã
nêu bật ý nghĩa chân chính của tư tưởng nhân nghĩa phải thể hiện ở lòng thương dân


như: “… Qủa thực có lòng thương xót dân chúng, thì hãy phái đầu mục đến ra lệnh
cho quân lính đóng quân ở các thành Diễn Châu, Nghệ An, Tân Bình phải rút quân
và nếu như vậy: không những sinh linh nước chúng tôi được khỏi lầm than, mà binh
sĩ Trung Quốc cũng khỏi nỗi gươm giáo vậy…” Tư tưởng nhân đạo có ý nghĩa phổ
biến đó được Nguyễn Trãi thay Lê Lợi nhắc đi nhắc lại trong nhiều bức thư khác nhau
gởi Vương Thông. Nếu như vậy, chẳng những nhân dân Trung Quốc thoát khỏi cái
khổ về nạn đánh dẹp mà nhân dân nước chúng tôi cũng thoát khỏi cảnh nước sôi, lửa
bỏng? Có thể Nam, Bắc từ đây yên ổn, há chẳng hay lắm sao? Có gì mà hằng ngày
phải lấy giáo mác đánh nhau, chém giết lẫn nhau? Sao nỡ nhẫn tâm làm cho con cái
người ta phải mồ côi cha, vợ người ta phải góa chồng, phỏng kẻ gọi là có nhân, có
đức ai lại làm như thế không?”
Tiêu chí chiến đấu phải rõ rệt, xây dựng trên cơ sở quan niệm nhân nghĩa chân chính
như vậy, mới có thể đưa đến một biện pháp chiến đấu thích đáng, nhằm loại bỏ chiến
tranh để nhân dân cả hai nước trở lại chung sống hòa bình.
2.2.3.3.2. Biện pháp chiến đấu thích đáng và hiệu quả chiến đấu cao, đỡ hi sinh
xương máu cho hai nước.
Với quan niệm chính nghĩa sáng ngời như trên, biện pháp chiến đấu không ngoài nghệ

thuật “tâm công” như Nguyễn Trãi đã đúc kết trong bài Bình Ngô đại cáo, Lê Lợi nói:
“Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”. Nói “chẳng đánh” là
chẳng đánh bằng vũ lực mà giải phóng được một số thành quan trọng như Nghệ An,
Đông Quan, chứ đánh bằng địch vận và ngoại giao thì liên tục, kể cả khi đã chiến
thắng hoàn toàn.
Không riêng gì nhân dân ta, mà cả nhân dân Trung Quốc cũng đứng về phía lập
trường chính nghĩa. Trên cơ sở thực tế đó, phía ta đã đạt được nghệ thuật “tâm công”
diệu kỳ: Phân hóa cao độ kẻ địch ngay từ thời kỳ đầu cho đến suốt cuộc khởi nghĩa.
Nguyễn Trãi dùng nghệ thuật hùng biện qua ngôn từ, vừa khéo léo vừa sắc bén thuyết
phục lý trí của giặc, tùy từng đối tượng phải đối đầu.
Công tác địch vận của ta theo sát mặt trận quân sự, nên thế của ta luôn luôn chủ động,
thư từ do Nguyễn Trãi thảo vừa phản ánh được thực tế sinh động của chiến trường,
vừa rần rật khí thế đương lên như lửa bốc trong gió lộng của quân dân ta, khiến cho
giặc vừa bị uy hiếp về quân sự vừa bị uy hiếp về tinh thần.
Trước sau như một, trên cơ sở sách lược “tâm công”, Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi lấy
bút thay kiếm, dùng lời lẽ phải trái để thuyết phục giặc, buộc giặc phải nghe ta mà
chấp nhận biện pháp hòa giải. Có thể nói, trừ một số ít tướng giặc vì ngoan cố, mù
quáng mà phải đền tội, khiến cho dân chúng chết lây, như bọn chỉ huy thành Xương
Giang, còn hầu hết vì nghe theo chính nghĩa, được khoan hồng, tha cho về với vợ con,
ngay cả những tên ác tướng nhiều nợ máu với nhân dân ta như Phương Chính, Mã Kỳ
cũng được hưởng ân huệ này. Như vậy mục tiêu chiến đấu của ta quả thật cao cả, đậm
đà tinh thần nhân đạo, đúng với bản chất của một đội quân nhân nghĩa. Chúng ta quý
trọng tính mạng và quyền sống của nhân dân ta và cũng quý trọng tính mạng và quyền
sống của nhân dân Trung Quốc. Với những tên ngụy quân, ngụy quyền chưa táng tận


lương tâm, đọc thư Nguyễn Trãi đều thấm nhuần tình yêu quê hương, đất nước, tình
yêu đồng bào, đồng chủng mà trở về với chính nghĩa, như trường hợp các thổ quan
chỉ huy thành Điều Diêu là Trương Lâm, Trần Vân.
Như vậy, với tiêu đề chính nghĩa nhất định thắng gian tà, với biện pháp đấu tranh

thích đáng và hiệu quả chiến đấu cao, đỡ hi sinh xương máu cho sinh linh hai nước,
Nguyễn Trãi rất khéo khi sử dụng ngòi bút thần kỳ của mình viết thành một hệ thống
văn địch vận, vừa đậm đà khí phách dân tộc, vừa đầy đủ tính chất hùng biện của kẻ
nhân nghĩa đứng trên đầu thù. Văn địch vận của ông quả thực đã hỗ trợ đắc lực cho
mặt trận quân sự và có sức mạnh bằng nhiều sư đoàn tinh nhuệ.
Trong “Quân trung từ mệnh tập”, Nguyễn Trãi đã biết lấy sức mạnh tư tưởng và tình
cảm của những con người chân chính, những con người đại biểu cho một dân tộc đang
thế đi lên, để đập tan sức mạnh của những con người mù quáng, những con người
không có chính nghĩa, không có lấy một chút lý tưởng, nhưng lại ngụy trang dưới một
thứ lí tưởng có vẻ tốt đẹp. Và nguồn sức mạnh đó, luồng ánh sáng chính nghĩa chói
lọi đó mà Nguyễn Trãi vận dụng trong tác phẩm sẽ gọi thẳng vào bộ mặt giả nhân, giả
nghĩa của giặc, bóc nốt đi cái lớp sơn bên ngoài của chúng, trong khi lực lượng nghĩa
quân đã đánh cho chúng những trận tan tác, tơi bời.
2.2.3.4. Giá trị ngoại giao của “Quân trung từ mệnh Tập” đối với Việt Nam
Đọc “Quân trung từ mệnh tập”, chúng ta thấy toát ra một tinh thần yêu nước sâu sắc.
Trước hết Nguyễn Trãi tỏ lòng thương xót nhân dân bị đau khổ dưới ách thống trị của
giặc Minh. Trong một bức thư trả lời Phương Chính (bài số 8) có đoạn kể tội giặc như
sau: “Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là điếu dân phạt tội, kỳ thực là
làm việc bạo tàn; lấn cướp đất nước ta, bóc lột dân ta, thuế nặng hình nhiều, vơ vét
của quý, dân mọn các làng không được yên sống”. Trong bài biểu cầu phong (số 21),
tuy tình thế lúc bấy giờ khiến ta vì cần giảng hòa nên không tiện thẳng tay vạch mặt
triều đình nhà Minh, nhưng tác giả cũng nói lên được nỗi phẫn nộ, đau xót trước cảnh
tàn hại do chiến tranh xâm lược gây ra cho nhân dân ta: “Dân chúng lưu ly, những nỗi
lìa tan khôn kể xiết, binh sĩ đánh chác, luôn năm chết chóc đáng thương thay!”. Đó
chính là nỗi lòng thương dân, thương nước nước đã được thể hiện qua các bài trong
tập văn của Nguyễn Trãi. Lòng yêu nước thương dân đó lại bao hàm một niềm tự hào
của kẻ sĩ phu về nền văn minh của nước mình.
Phân biệt dứt khoát giữa Bắc và Nam, đồng thời nêu cao nền văn hiến của nước Nam
và tự hào rằng dù Nam hay Bắc đều có nét hay riêng của mình, chưa chắc bên nào đã
hơn được bên nào, đó chính là biện pháp phản ứng lại với cái chính sách miệt thị dân

tộc nhỏ của bọn phong kiến phương Bắc. Tác phẩm đã thể hiện được ý thức tự hào
dân tộc qua từng bức thư gởi cho tướng giặc. Yêu nước, thương dân và đấu tranh để
cứu nước, cứu dân khỏi vòng lầm than, tự hào vì nền văn hiến lâu đời của dân tộc và
đấu tranh để bảo vệ nền văn hiến ấy là hai khía cạnh đáng chú ý nhất trong chủ nghĩa
yêu nước của Nguyễn Trãi.


Sức mạnh chiến đấu mạnh mẽ của “Quân trung từ mệnh tập” một phần lớn thể hiện ở
chỗ đem đối lập nhân nghĩa của ta với phản nhân nghĩa của địch, đem đối lập trắng
với đen như vậy.
Trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”, Nguyễn Trãi đã đem đối lập thái độ
đường hoàng chính đại của nghĩa quân với thái độ ám muội của quân giặc. Trong
nhiều bức thư gởi cho tướng giặc, Nguyễn Trãi đã vạch rõ bộ mặt phản tín nghĩa của
chúng. Từ khi quân giặc bị nghĩa quân vây ở thành Đông Quan và một số thành khác,
chúng tìm cách hoãn binh, giả vờ giảng hòa nhưng thỉnh thoảng lại lẻn ra đánh trộm
và còn cho gọi viện binh từ Trung Quốc sang. Nghĩa quân một mặt khép vòng vây
chặt hơn, một mặt chuẩn bị đón đánh viện binh. Trong khi đó, trên mặt trận ngoại
giao, Nguyễn Trãi đấu tranh kiên quyết với giặc, dùng lí lẽ buộc chúng phải tuân theo
lời ước cũ. Khi thì thuyết phục, khi thì đả kích, Nguyễn Trãi đã vạch cho giặc thấy
rằng giữ tròn chữ tín chỉ có lợi cho chúng, thất tín chỉ có hại cho chúng. Trái với quân
giặc, quân ta lúc nào cũng thủ tín, trước sau như một, vẫn muốn thực hiện lời giao ước
giảng hòa. Trong hầu hết các bức thư gởi cho tướng giặc khi chúng thất thế, Nguyễn
Trãi đã nêu rõ thiện ý của quân dân ta, sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho quân Minh rút về nước an toàn. Và sau này, khi quân giặc đi
đến thế cùng phải cầu hòa, thì mặc dù có người vì quá căm thù đã đề nghị giết hết bọn
sài lang đó, nghĩa quân vẫn thì hành một chính sách thực là khoan hồng với chúng.
Qua “Quân trung từ mệnh tập”, Nguyễn Trãi đã một phần nào phản ánh được những
cảm nghĩ của toàn thể quân dân ta trong cuộc kháng chiến oanh liệt chống quân Minh,
trong cuộc đấu tranh vì chính nghĩa.
Làm sáng tỏ “Thủ đoạn ngoại giao” vô cùng xuất sắc của Nguyễn Trãi và Lê Lợi,

chứng tỏ muốn kết thúc chiến tranh ngoài những đòn quân sự chí mạng giáng cho
quân giặc, chúng ta cần có thủ đoạn ngoại giao. Khi viết mỗi bức thư trong “Quân
trung từ mệnh tập”, Nguyễn Trãi luôn chú ý đến đối tượng, đến kẻ đọc thư của mình.
Đối với hạng người hung hăng, ngoan cố ra mặt như Phương Chính, Mã Kỳ thì từ
xưng hô cho đến nội dung cũng như lời văn trong từng bức thư đều có tính chất đả
kích không thương tiếc. Trái lại với hạng người có thể tranh thủ được như Thái Phúc
hoặc các tướng sĩ cấp dưới, thì từ cách xưng hô cho đến nội dung cũng như lời văn
trong từng bức thư đều có tính chất ôn tồn, thuyết phục. Còn đối với hạng tướng tá
cao cấp như tổng binh Vương Thông, nếu thuyết phục được là có thể kết thúc chiến
tranh, thì Nguyễn Trãi tỏ thái độ kiên nhẫn, vừa phê phán, vừa tranh thủ. Ông biết
rằng Vương Thông là một kẻ lừng chừng, thấy thế nguy thì cũng không hăng hái
chiến đấu nữa, nhưng vẫn còn ngoan cố, nghe ngóng tình thế mà chưa chịu cầu hòa
ngay. Đối với vua nhà Minh thì lời lẽ và nội dung có thể khiến cho những người ít chú
ý đến quan hệ bang giao giữa phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc cũng
phải ngạc nhiên. Lời lẽ trong các bài biểu gởi vua nhà Minh, khi nói đến vua nhà
Minh bao giờ cũng có ý suy tôn.
Hình tượng mà Nguyễn Trãi dùng để miêu tả quân địch hay quân ta đều có tác dụng
khắc rõ nét bộ mặt gian ác hèn hạ của quân giặc, nêu rõ khí thế dũng mãnh đường


hoàng của quân ta. Với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, Nguyễn Trãi đã đánh cho
kẻ thù phải thua trên mặt trận tinh thần, góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến
thắng lợi.
“Quân trung từ mệnh tập” phối hợp với chiến thắng quân sự, làm sút tinh thần chiến
đấu của tướng giặc. Nguyễn Trãi đã đem những tin thắng trận của ta, những tin đầu
hàng thành của địch,… báo cho các tướng giặc còn ngoan cố biết để rồi nhân đó nêu
những tấm gương trí hay ngu, an hay nguy mà vạch lẽ tiến hay lui cho kẻ địch, thuyết
phục chúng, khuất phục chúng, thôi thúc chúng phải bỏ giáp quy hàng. Nguyễn Trãi
đã đánh địch tới tấp, không khoan nhượng trên những điều căn bản. Tuy vậy cần thấy
rằng, vì không muốn để tướng giặc đi đến chỗ cùng mà liều chết chống lại quân ta,

các lãnh tụ nghĩa quân một mặt thì đánh mạnh, vây chặt, một mặt thì đưa ra những
điều kiện đầu hàng mà địch có thể chấp nhận được. Tác phẩm đã thể hiện khá trọn
vẹn đường lối chính trị của nghĩa quân Lam Sơn.
2.3 Kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài giúp cho chúng ta biết thế nào là VĂN BẢN NGOẠI
GIAO, nắm rõ được đặc điểm, phân loại và mục đích của các văn bản ngoại giao.
Phân tích được giá trị VĂN BẢN NGOẠI GIAO thông qua “Quân trung từ mệnh
tập”. Đây là một tập văn chiến đấu khá có hệ thống mà Nguyễn Trãi viết thay Lê Lợi,
nhưng với tất cả bầu máu nóng, với tất cả sự minh mẫn của trí tuệ. Đọc “Quân trung
từ mệnh tập” không phải chúng ta chỉ đọc một tập văn quan phương bình thường mà
chúng ta đọc cả một thời kỳ chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta thời khởi nghĩa
Lam Sơn. Tập văn chiến đấu có ý nghĩa lịch sử quan trọng này có tiều đề chiến đấu rõ
rệt, luận đề chính nghĩa thắng gian tà, có biện pháp chiến đấu thích đáng nhằm loại bỏ
chiến tranh và hận thù, đề cao cả hai dân tộc cùng nhau chung sống hòa bình.
Nắm được ý nghĩa của lối văn địch vận có đặc tính hùng biện trên nghệ thuật “tâm
công” nhằm phân hóa cao độ kẻ địch, đánh thẳng vào trí óc, tim gan của chúng, làm
cho chúng hoang mang, dao động, nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới phải
chấp nhận con đường hòa giải, rút quân về nước.


Tài liệu tham khảo:
Internet:
/>
Sách:
-

Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc – Nhà xuất bản
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, PHAN HUY LÊ – BÙI ĐĂNG DŨNG – PHAN
ĐẠI DOÃN – PHẠM THỊ TÂM – TRẦN BÁ CHÍ.


-

Ức trai di tập – Quân trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi – NXB Sử học HN
1961

-

Thơ văn Nguyễn Trãi – Tác phẩm và dư luận – NXB Văn học 2008



×