THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
UBND HUYỆN SÓC SƠN
VIỆN NCKT & PHÁT TRIỂN
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ – XÃ HỘI
HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ
CƠ QUAN TƯ VẤN
UBND HUYỆN SÓC SƠN
VIỆN NCKT & PT
HÀ NỘI - 2012
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................................ VII
DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................................................................X
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
PHẦN I: TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN.................................................................................................................................................. 6
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...................................................................................... 6
1.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................................6
1.1.2. Địa hình ...........................................................................................................................6
1.1.3. Khí hậu ............................................................................................................................7
1.1.4. Sông ngòi - thuỷ văn.......................................................................................................7
1.1.5. Địa chất - tài nguyên khoáng sản...................................................................................8
1.1.6. Cảnh quan thiên nhiên....................................................................................................9
1.2. CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................... 9
1.2.1. Dân số và lao động .........................................................................................................9
1.2.2. Đất đai............................................................................................................................11
1.2.3. Cơ sở kinh tế kỹ thuật...................................................................................................12
1.2.4. Điều kiện thị trường......................................................................................................13
1.2.5. Nguồn lực tài chính ......................................................................................................13
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN........................ 13
1.3.1. Huyện có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển các ngành..................................13
1.3.2. Trong quá trình phát triển, Huyện Sóc Sơn đang gặp một số khó khăn, thách thức15
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN..... 17
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2010 . 17
2.1.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn .........................17
2.1.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.........................................................................25
2.1.3. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn ........31
2.1.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn...................43
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VĂN HÓA - XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN .................................................................................... 53
2.2.1. Thực trạng phát triển giáo dục.....................................................................................53
ii
2.2.2. Thực trạng phát triển y tế........................................................................................60
2.2.3. Thực trạng phát triển văn hoá - thông tin............................................................63
2.2.4. Thực trạng phát triển thể dục thể thao.........................................................................66
2.2.5. Thực trạng lao động, việc làm .....................................................................................67
2.2.6. Thực trạng an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội...........................................69
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN .................................................................................................... 69
2.3.1. Hệ thống giao thông .....................................................................................................69
2.3.2. Thực trạng hệ thống điện .............................................................................................72
2.3.3. Thực trạng bưu chính viễn thông.................................................................................74
2.3.4. Thực trạng cấp và thoát nước.......................................................................................75
2.3.5. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi ........................................................................................78
2.3.6. Hiện trạng về môi trường.............................................................................................84
2.3.7. Hiện trạng về nghĩa trang .......................................................................................85
2.4. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2010 ....................................................................... 85
2.4.1 Những thành công .........................................................................................................85
2.4.2. Những hạn chế và tồn tại..............................................................................................87
PHẦN III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................................................................ 90
3.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020........................................................... 90
3.1.1. Điều kiện quốc tế và trong nước ...........................................................................90
3.1.2. Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030..........................................................................................91
3.1.3. Xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên địa bàn Huyện ...............92
3.1.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật...........................................................................................93
3.1.5. Khả năng thu hút vốn cho phát triển..........................................................................93
3.1.6. Dự báo dân số ...............................................................................................................95
3.1.7. Triển vọng thị trường...............................................................................................97
3.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 .................. 97
iii
3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội ...........................................................................97
3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.........................................100
3.2.3 Mục tiêu tổng quát đến năm 2020.............................................................................102
3.2.3. Định hướng đến năm 2030 .......................................................................................102
3.3. LUẬN CHỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
SÓC SƠN ĐẾN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 .............................................................. 103
3.3.1. Luận chứng về mục tiêu phát triển kinh tế................................................................103
3.3.2. Luận chứng về mục tiêu phát triển xã hội và an ninh quốc phòng..........................106
3.3.3. Luận chứng về mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật môi trường.................108
3.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ SÓC
SƠN ĐẾN NĂM 2020 .............................................................................................. 109
3.4.1. Các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................109
3.4.2. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng...........................118
3.4.3. Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ...................................................................121
3.4.4. Quy hoạch phát triển nông nghiệp......................................................................126
3.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VĂN HÓA - XÃ HỘI .......... 132
3.5.1. Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo...........................................................132
3.5.2. Quy hoạch phát triển ngành y tế..........................................................................134
3.5.3. Quy hoạch phát triển các ngành văn hoá - thông tin ......................................136
3.5.4. Quy hoạch ngành thể dục thể thao......................................................................138
3.5.5. Quy hoạch lao động, việc làm ...................................................................................139
3.5.6. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã
hội ...............................................................................................................................140
3.6. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ......... 141
3.6.1. Quy hoạch giao thông............................................................................................141
3.6.2. Quy hoạch hệ thống điện ......................................................................................145
3.6.3. Quy hoạch cấp nước...................................................................................................148
3.6.4. Quy hoạch hệ thống thoát nước...........................................................................150
3.6.5. Quy hoạch mạng lưới bưu chính viễn thông ............................................................152
3.6.6. Quy hoạch thuỷ lợi .....................................................................................................153
3.6.7. Quy hoạch nghĩa trang...........................................................................................154
3.7. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ...................................................................... 154
iv
3.7.1. Một số vấn đề chung ..............................................................................................155
3.7.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020......................................................155
3.8. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................... 159
3.8.1. Về không gian kinh tế.................................................................................................159
3.8.2. Về không gian đô thị..............................................................................................159
3.9. NHỮNG CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CẦN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG
THỜI KỲ QUY HOẠCH ........................................................................................ 160
3.9.1. Trong ngành dịch vụ...................................................................................................160
3.9.2. Trong ngành nông nghiệp ..........................................................................................160
3.9.3. Trong ngành công nghiệp ..........................................................................................161
3.9.4. Trong các ngành văn hoá - xã hội..............................................................................161
3.9.5. Trong các ngành cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................................162
3.10. KHÁI QUÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
SÓC SƠN KHI ĐỊNH HÌNH QUY HOẠCH VÀO NĂM 2020............................ 163
3.10.1. Về kinh tế ..................................................................................................................163
3.10.2. Về văn hoá xã hội.................................................................................................163
3.10.3. Về không gian kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật ......................................164
PHẦN IV.............................................................................................................................................................. 165
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 165
4.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH........................................................ 165
4.1.1. Nâng cao nhận thực về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch......................165
4.1.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư.............................................................................165
4.1.3. Giải pháp thị trường....................................................................................................167
4.1.4. Sử dụng linh hoạt các chính sách và công cụ quản lý về đất đai.............................167
4.1.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................168
4.1.6. Tăng cường an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.......................................168
4.1.7. Giải pháp phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường .............................................168
4.1.8. Tổ chức thực hiện quy hoạch.....................................................................................169
4.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 169
PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ........................................................................................................................................... 171
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CCN
Cụm công nghiệp
CHK
Cảng hàng không
CHKQT
Cảng hàng không quốc tế
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GO
Tổng giá trị sản xuất
GTSX
Giá trị sản xuất
HTX
Hợp tác xã
KCN
Khu công nghiệp
KT - XH
Kinh tế - Xã hội
ODA
Vốn vay ưu đãi
QHTT
Quy hoạch tổng thể
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
UNDP
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1991 - 2009 ................................... 10
Bảng 1.2:
Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Huyện Sóc Sơn ....................... 11
Bảng 1.3:
Cơ cấu đất đai Huyện Sóc Sơn năm 2007 - 2009 ..................................... 11
Bảng 2.1:
GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2000 - 2010 ............................................................................................... 18
Bảng 2.2:
Quy mô GTSX do Huyện Sóc Sơn quản lý theo ngành giai đoạn 2000 - 2010.22
Bảng 2.3:
Quy mô các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Sóc Sơn. ............ 29
Bảng 2.4:
Các chỉ tiêu cơ bản ngành xây dựng trên địa bàn Sóc Sơn. .................... 31
Bảng 2.5:
Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSX của ngành dịch vụ
theo khu vực kinh tế ................................................................................. 32
Bảng 2.6:
Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSX của ngành dịch vụ
theo nhóm ngành ...................................................................................... 34
Bảng 2.7:
Tăng trưởng GTSX nông nghiệp Huyện Sóc Sơn. .................................... 45
Bảng 2.8:
Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn................................... 45
Bảng 2.9:
Hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp ....................................................... 46
Bảng 2.10: Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Sóc Sơn.......................... 47
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất nông nghiệp của Sóc Sơn ..................... 49
Bảng 2.12: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính ........................ 50
Bảng 2.13: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2006 theo vùng của Sóc Sơn ............................ 51
Bảng 2.14: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2009 theo vùng của Sóc Sơn ............................ 51
Bảng 2.15: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục mầm non.................................... 54
Bảng 2.16: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục tiểu học ...................................... 55
Bảng 2.17: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THCS ........................................ 56
Bảng 2.18: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THPT công lập .......................... 57
Bảng 2.19: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THPT dân lập ............................ 57
Bảng 2.20: Đội ngũ giáo viên khối giáo dục mầm non................................................ 58
Bảng 2.21: Tổng hợp cơ sở vật chất mạng lưới giáo dục........................................... 58
Bảng 2.22: Khối lượng đường dây trung thế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn ................. 73
Bảng 2.23: Trạm biến áp trung gian của Huyện Sóc Sơn ............................................ 74
vii
Bảng 2.24 : Danh sách các bưu cục trên địa bàn Huyện Sóc Sơn ............................... 75
Bảng 3.1:
Tóm tắt các mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020.92
Bảng 3.2:
Nguồn vốn cho phát triển một số ngành, lĩnh vực.................................... 94
Bảng 3.3:
Dự báo tốc độ tăng dân số Huyện Sóc Sơn .............................................. 96
Bảng 3.4:
Dự báo quy mô dân số Huyện Sóc Sơn .................................................... 96
Bảng 3.5:
Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp .......................................................... 110
Bảng 3.6:
Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020........................... 110
Bảng 3.7:
Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020 ................................. 111
Bảng 3.8:
Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp .......................................................... 113
Bảng 3.9:
Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020........................... 113
Bảng 3.10: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020 ................................. 114
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp .......................................................... 115
Bảng 3.12: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020........................... 116
Bảng 3.13: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020 ................................. 117
Bảng 3.14: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp ............................................. 119
Bảng 3.15:
Cơ cấu GTSX công nghiệp.................................................................... 119
Bảng 3.16:
GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp ........................................... 119
Bảng 3.17:
Cơ cấu GTSX công nghiệp.................................................................... 119
Bảng 3.18: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp ............................................. 120
Bảng 3.19:
Cơ cấu GTSX công nghiệp .................................................................... 120
Bảng 3.20:
Các phương án quy hoạch ngành xây dựng giai đoạn 2010 - 2020 ..... 121
Bảng 3.21:
GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ - P.A1 (cao).............. 123
Bảng 3.22:
Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA1 ...................................................... 123
Bảng 3.23: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ - P.A 2 ........................ 123
Bảng 3.24:
Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 2 ..................................................... 123
Bảng 3.25:
GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ - P.A 3 ...................... 124
Bảng 3.26:
Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 3 ..................................................... 124
Bảng 3.27:
Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn........................... 127
Bảng 3.28:
Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2020...128
Bảng 3.29: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn............................ 128
Bảng 3.30: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2020....128
viii
Bảng 3.31: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn............................ 129
Bảng 3.32: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2020....129
Bảng 3.33: Nhu cầu tiêu dùng điện năng của Huyện Sóc Sơn đến năm 2020......... 147
Bảng 3.34: Cấp điện cho Huyện Sóc Sơn từ các trạm 110 Kv................................. 147
Bảng 3.35: Ước tính nhu cầu nước của Sóc Sơn........................................................ 149
Bảng 3.36: Quy hoạch hệ thống cấp nước đến năm 2020.......................................... 150
ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1:
Quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ........ 17
Đồ thị 2.2:
Giá trị sản xuất bình quân đầu người Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2006 - 2010 .18
Đồ thị 2.3:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai
đoạn 2003 - 2010 ...................................................................................... 19
Đồ thị 2.4:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 ..................................................... 20
Đồ thị 2.5: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Sóc Sơn
giai đoạn 2000 - 2010....................................................................................... 21
Đồ thị 2.6:
Quy mô GTSX do Huyện Sóc Sơn quản lý giai đoạn 2000 - 2010 .......... 22
Đồ thị 2.7:
Tốc độ tăng trưởng GTSX do Huyện quản lý và trên địa bàn Huyện Sóc Sơn .23
Đồ thị 2.8:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo ngành, khu vực Huyện quản lý
giai đoạn 2002 - 2010 ............................................................................... 24
Đồ thị 2.9:
Cơ cấu giá trị sản xuất Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ................ 24
Đồ thị 2.10: Quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ........ 26
Đồ thị 2.11: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp và GTSX toàn bộ trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994)........ 27
Đồ thị 2.12: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp theo thành phần kinh tế trên địa
bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994). 27
Đồ thị 2.13: Cơ cấu GTSX Công nghiệp theo thành phần kinh tế trên địa bàn Huyện
Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 ................................................................. 28
Đồ thị 2.14: Giá trị SX ngành Xây dựng và tỷ trọng Xây dựng trong tổng GTSX trên
địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010......................................... 30
Đồ thị 2.15: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành Xây dựng và GTSX trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 ..................................................... 31
Đồ thị 2.16: GTSX dịch vụ và tỷ trọng dịch vụ trong tổng GTSX trên địa bàn Huyện
Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ................................................................. 32
Đồ thị 2.17: Giá trị SX Thương mại và tỷ trọng Thương mại trong tổng GTSX dịch
vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ............................ 36
x
Đồ thị 2.18: Giá trị SX Tài chính – Ngân hàng và tỷ trọng TC - NH trong tổng
GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003 - 2010 ......... 38
Đồ thị 2.19: Giá trị SX nhà hàng – khách sạn và tỷ trọng NH - KS trong tổng GTSX
dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003 - 2010 .................... 40
Đồ thị 2.20: Giá trị SX Dịch vụ khác và tỷ trọng DV khác trong tổng GTSX dịch vụ
trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ................................. 41
Đồ thị 2.21: GTSX nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GTSX trên địa
bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 .............................................. 43
Đồ thị 2.22: Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp và GTSX toàn bộ trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994)........ 44
xi
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ
Sóc Sơn là một Huyện ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế về mặt địa lý, cách
trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, có sân bay Quốc tế Nội Bài, có nhiều đầu mối
giao thông quan trọng. Ngoài ra, mặt bằng và địa chất công trình trên địa bàn
Huyện rất thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp.
Năm 2001, Sóc Sơn đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của
Huyện. Tuy nhiên, nhiều nội dung trong quy hoạch này đã không còn phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và sự biến động của các điều kiện
trong nước và quốc tế. Sự mở rộng và điều chỉnh quy hoạch của Thủ đô Hà Nội đòi
hỏi Sóc Sơn phải được quy hoạch lại phù hợp với quy hoạch tổng thể mới của Hà
Nội. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa làm cho nền kinh
tế Sóc Sơn chịu tác động mạnh mẽ hơn trước những biến động kinh tế khu vực và
toàn cầu. Vì vậy, việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm
2020 (QHTT) là một cần thiết khách quan.
QHTT Huyện Sóc Sơn đến năm 2020 là phương án công nghiệp hóa - đô thị
hóa nhằm đưa Sóc Sơn trở thành vùng đô thị công nghiệp, góp phần thúc đẩy sự
phát triển chung của Hà Nội. Quy hoạch cũng là phương án tổng thể kết hợp các
nguồn lực, phối hợp các ngành quản lý chức năng và cộng đồng doanh nghiệp
nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trên cơ sở khai
thác các tiềm năng trên địa bàn và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ bên ngoài. Sau
khi được phê duyệt, QHTT là căn cứ để các cấp lãnh đạo, trong đó có lãnh đạo
cấp Huyện chỉ đạo phát triển KT - XH trên địa bàn, xây dựng và chỉ đạo thực hiện
kế hoạch 5 năm và hàng năm của Huyện, đảm bảo sự nhất quán trong phát triển
KT - XH của địa phương, đảm bảo sự phát triển của Huyện thống nhất trong sự
phát triển chung của thành phố và quốc gia. Ngoài ra, QHTT là căn cứ quan trọng
để thực hiện sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn và các địa phương trên thành phố nhằm phát huy tiềm năng, thế
mạnh, tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội nhanh, mạnh, vững chắc, góp phần vào sự
phát triển chung của Thành phố trong những năm tới.
Vì vậy, xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH trên địa
bàn Huyện đến năm 2020 là khâu công việc không thể thiếu của quá trình hoàn
thiện công tác quản lý vĩ mô phát triển KT - XH của Huyện cũng như của Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
1
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH
- Đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Xác định
rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của Huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn trong thời gian qua.
- Xác định rõ các quan điểm, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa
bàn Huyện Sóc Sơn.
- Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chính phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ
yếu của Huyện đến năm 2020 đảm bảo khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm
năng và lợi thế của Huyện Sóc Sơn.
- Xác định bước đi và đề xuất các dự án trọng điểm cho từng giai đoạn và các
giải pháp thực hiện phương án quy hoạch đảm bảo tính khả thi.
- Thiết lập hệ thống bản đồ thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn.
III. YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH
- Quy hoạch tổng thể Huyện Sóc Sơn phải được xây dựng toàn diện trên địa
bàn Huyện bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn được xây dựng
cho giai đoạn phát triển dài từ 2011 đến 2020 và phải đảm bảo tính khoa học, phù
hợp với chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố,
phù hợp với các quy hoạch ngành, lĩnh vực của Hà Nội cũng như phù hợp với tình
hình thực tiễn của Huyện Sóc Sơn.
- Quy hoạch tổng thể phải tạo cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn cao trong
việc xây dựng các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch không gian và các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm của Huyện Sóc Sơn.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH
- Phạm vi ngành: tất cả các ngành, các lĩnh vực.
- Phạm vi quản lý: không phân biệt cấp quản lý đối với tất cả các ngành, các
lĩnh vực trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.
- Về không gian: Địa bàn huyện Sóc Sơn.
- Về thời gian: phần thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn
Huyện được đánh giá tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2001 - 2010. Phần quy
hoạch, thời điểm định hình quy hoạch được xác định đến năm 2020.
V. MỘT SỐ CĂN CỨ CHỦ YẾU LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH
2
- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương
hướng và nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010.
- Pháp lệnh Thủ đô ngày 28/12/2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Quyết định 108/CP của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung
của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
- Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công
tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
- Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạt động
điện lực và sử dụng điện.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.
- Chỉ thị 37/CT-TU ngày 15/08/2005 của Thành uỷ Hà Nội về bảo vệ chăm sóc
và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới.
- Kế hoạch 20/KH- UBND ngày 17/04/2006 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố
Hà Nội về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân 2006 – 2010.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ 13 và lần thứ 14.
- Kế hoạch số 74/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án 19/ĐA-TU về
phát triển du lịch giai đoạn 2007 - 2015.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
- Quyết định số 158/2003/QĐ-UB ngày 18/11/2003 của Uỷ ban nhân dân thành
phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân Thủ đô Hà Nội đến năm 2010.
- Quyết định số 06/2003/QĐ-UB ngày 10/1/2003 của UBND thành phố Hà Nội
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2008 của UBND Thành
Phố về việc phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch rừng Huyện Sóc Sơn.
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện Sóc Sơn lần thứ X.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2010
- Quy hoạch điều chỉnh cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Sóc Sơn đến năm
3
2010, có xét đến năm 2020.
- Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) Huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội.
- Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 5154/QĐ-UBND, ngày
16/11/2006 về việc phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu dự án "Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020".
- Căn cứ Nghị Định số 15/2008/QH12 của Quốc Hội về việc điều chỉnh địa
giới hành chính Thành Phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan;
- Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 23/3/2009 của UBND Thành
phố Hà Nội về phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch năm 2009;
- Căn cứ Quyết định số 2985/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2009 của
UBND Thành Phố Hà Nội về việc xét duyệt đề cương chi tiết Quy Hoạch Phát
Triển Kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020.
- Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Thủ
Tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Căn cứ Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05/05/2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2050.
- Căn cứ Báo Cáo Chính Trị, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Sóc Sơn lần thứ
X nhiệm kỳ 2010 - 2015.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
Phương pháp tiếp cận
- Điều tra thống kê toàn diện trên tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện.
- Nghe báo cáo và tổ chức hội thảo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại tất
cả các xã và thị trấn.
- Thu thập thông tin kinh tế - xã hội từ Cục Thống kê Hà Nội.
- Thu thập thông tin kinh tế - xã hội từ phòng Thống kê Huyện Sóc Sơn.
- Thu thập thông tin kinh tế - xã hội từ các phòng, ban của Huyện Sóc Sơn.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề tại Huyện Sóc Sơn.
- Thu thập các thông tin kinh tế - xã hội từ các nguồn khác để đối chiếu, xử lý
và tìm ra những tài liệu đáng tin cậy nhất phục vụ cho công tác lập quy hoạch.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành và liên ngành giữa các cấp để tranh
thủ ý kiến các chuyên gia về phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa Huyện.
4
- Nghiên cứu, khai thác các dự án, các báo cáo chuyên đề đã được thực hiện trên địa
bàn Huyện để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn.
Ngoài ra, một số phương pháp cần thiết khác đã được áp dụng để lập dự án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn.
Phương pháp triển khai
Quá trình triển khai dự án được thực hiện theo các bước sau:
- Giai đoạn 1: nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế làm căn cứ cho việc lập
dự án
- Giai đoạn 2: trao đổi với lãnh đạo Huyện và các phòng bàn nhằm tìm hiểu
tình hình thực tế tại huyện theo từng lĩnh vực
- Giai đoạn 3: Thu thập số liệu kinh tế xã hội trên địa bàn
- Giai đoạn 4: Viết báo cáo quy hoạch
- Giai đoạn 5: Báo cáo và lấy ý kiến lãnh đạo Huyện và các phòng ban
- Giai đoạn 6: Chỉnh sữa chữa và lấy ý kiến lãnh đạo Huyện và các phòng
ban
- Giai đoạn 7: Báo cáo và lấy ý kiến Lãnh đạo các sở
- Giai đoạn 8: Chỉnh sữa và phê duyệt
VII. KẾT CẤU CỦA DỰ ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, dự án được kết cấu thành 4 phần sau đây:
Phần I:
Tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn.
Phần II:
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.
Phần III: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn
Phần IV:
đến năm 2020.
Các giải pháp thực hiện quy hoạch và kiến nghị.
5
PHẦN I
TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Sóc Sơn là Huyện ngoại thành ở phía bắc Thủ đô Hà Nội. Trung tâm Huyện
cách trung tâm Hà Nội gần 30 km. Sóc Sơn được định vị trong mối quan hệ với các
địa phương lân cận như sau:
- Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
- Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía nam giáp Huyện Đông Anh- Hà Nội.
Sóc Sơn là đầu mối giao thông thuận tiện nối Thủ đô với sân bay Nội Bài, các
khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;
với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc lộ như quốc lộ 2 đi
Tuyên Quang, Hà Giang…, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn…, đường cao tốc
Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh;
các tuyến đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh phía Bắc... Đây là một trong những lợi
thế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu thông hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
1.1.2. Địa hình
Sóc Sơn là một Huyện trung du, đồi núi, nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi
Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng, phức tạp và có độ dốc
thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn Huyện được chia thành 3 vùng với
những đặc trưng khác nhau về địa hình:
Vùng đồi gò bao gồm 9 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú,
Phù Linh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tân Dân, có cao độ địa hình từ 15÷200m. Sườn
núi có độ dốc 40÷500.
Vùng đất giữa bao gồm 8 xã: Phù Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Thanh Xuân,
Tiên Dược, Mai Đình, Tân Minh và thị trấn Huyện, có cao độ địa hình từ 10÷15m.
Vùng trũng gồm 9 xã ven các sông Cầu, Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, Bắc
Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, có cao độ
địa hình từ 4 ÷ 9m.
6
Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định hướng
phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát triển đa
dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Sóc Sơn. Đồng thời, với địa hình dốc tự nhiên,
sẽ tương đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát nước trong quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá ở Sóc Sơn.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Huyện Sóc Sơn về cơ bản là khí hậu của vùng Hà Nội, chịu ảnh hưởng
của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
- Nhiệt độ không khí trung bình trong năm :
- Nhiệt độ không khí ngày cao nhất trong năm:
- Nhiệt độ không khí ngày thấp nhất trong năm:
- Lượng mưa trung bình trong năm:
- Lượng mưa năm cao nhất (tần suất 20%):
- Lượng mưa năm thấp nhất:
23oC
42oC
5oC
1480mm
1952mm
915mm
(Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78% lượng mưa cả năm).
Độ ẩm: cao nhất trong năm vào các tháng 4, 9,10; thấp nhất vào các tháng: 11,12.
Hướng gió chủ đạo: mùa hè là hướng đông nam, mùa đông là hướng đông bắc.
Tốc độ gió trung bình: 3m/s.
Các yếu tố khí hậu khác trong năm: sương muối có từ 2-3 ngày/năm, mưa phùn
khoảng 40 ngày/năm, số giờ nắng trung bình: 1620 giờ/năm. Lượng bức xạ:
8,5kcal/cm2/tháng.
Nhìn chung, Huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho
sản xuất nông nghiệp với khả năng bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm.
1.1.4. Sông ngòi - thuỷ văn
Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua:
- Sông Cà Lồ chảy qua phía Nam Huyện với chiều dài 20 km, cao độ mực nước
tại Phú Cường: Hmax= +8,99m (ứng với tần suất tính toán P= 10%), lưu lượng:
Qmax= 268m3/s, Q min= 4,5m3/s. Cao trình đê 10,5m, mặt đê rộng 6m.
- Sông cầu bao quanh phía Đông của Huyện từ KM 17 đến KM 28 + 828 dài
11.828 mét với điểm đầu ở Trung Giả (sông Công nhập vào) đến điểm cuối ở Việt
Long. Toàn bộ tuyến đê đã được cứng hoá bê tông với mặt rộng 5m.
- Sông Công chảy qua phía Bắc Huyện với chiều dài 11km, nhập với sông Cầu
tại Trung Giã. Cao độ mực nước: Hmax= 9,3m (với tần suất P=10%), lưu lượng:
Qmax= 1880 m3/s, Qmin= 0,32 m3/s.
7
Ngoài ra, Huyện còn có nhiều hồ ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn như
Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi... Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện cho
Sóc Sơn có khả năng phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng được một phần nhu cầu nước
tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là Huyện có diện tích đồi gò lớn nhất
Thành phố, nên hiện trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp còn gặp
nhiều khó khăn.
1.1.5. Địa chất - tài nguyên khoáng sản
1.1.5.1. Địa chất công trình
- Đối với vùng đồi núi thấp: Đất có cường độ R ≥ 2kg/cm3. Nhìn chung, với nền địa
chất ở khu vực này nếu xây dựng nhà 2-5 tầng hầu như không phải gia cố nền móng.
- Đối với vùng đồng bằng gồm 4 lớp từ trên xuống:
+ Lớp 1: Đất hữu cơ có chiều dày 0,6 - 0,8 m.
+ Lớp 2: Lớp sét nhẹ có ở độ sâu từ 0,6 đến 4-5 m có cường độ trung bình yếu.
+ Lớp 3: Lớp cát pha hạt mịn có lăng kính sét pha dẻo nằm ở độ sâu 4-5m đến 25m.
+ Lớp 4: Lớp cuội sỏi có mạch nước ngầm ở độ sâu từ 25m trở xuống.
Nhìn chung, điều kiện địa chất như trên là tương đối thuận lợi cho việc gia cố
chân móng của các công trình kiến trúc, nhất là trong xu thế chiếm lĩnh không gian
của các công trình nhà ở hiện nay.
1.1.5.2. Địa chất thuỷ văn.
- Vùng đồng bằng: Nước mạch nông có ở độ sâu 0,7 - 1,3m vào mùa mưa và
3,2m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1 - 3,2m, áp lực yếu
không ảnh hưởng đến xây dựng công trình.
- Vùng đồi núi thấp: mực nước ngầm có ở độ sâu từ 30 - 40m, chiều dày tầng
chứa nước khoảng 4 - 20m tuỳ theo các khu vực từ Bắc xuống Nam. Chất lượng
nước tốt thuộc loại nước nhạt từ mềm đến rất mềm. Hàm lượng sắt cao cần phải
xử lý khi sử dụng.
Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất 64 (năm 1995), Huyện Sóc Sơn có 3 tầng
chứa nước:
+ Tầng mạch nông, không áp (ph)
+ Tầng chứa nước có áp yếu (qp2)
+ Tầng chứa áp lực (pq1)
Tầng chứa nước chính là (pq1) ở phía Nam dọc sông Cà Lồ và phía Đông
Huyện có khả năng khai thác ở quy mô lớn. Càng lên phía Bắc, Tây Bắc độ giàu
của tầng chứa nước chính càng giảm xuống. Nhìn chung, tài nguyên nước ngầm
không được phong phú lắm.
8
1.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản
Ngoài nguồn tài nguyên nước ngầm, Sóc Sơn còn có nguồn nước mặt của sông
Công, sông Cầu, sông Cà Lồ và nguồn vật liệu xây dựng như: cát vàng, sỏi và cao
lanh với trữ lượng lớn, chất lượng cao. Nổi bật là tiềm năng về cao lanh ở khu vực
xã Minh Phú, Phù Linh, với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát triển công
nghiệp sứ dân dụng cho địa phương. Ngoài ra, còn có cát vàng, sỏi khai thác tại
sông Công, sông Cầu phục vụ công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện.
1.1.6. Cảnh quan thiên nhiên
Sóc Sơn là Huyện có nhiều hồ thuỷ lợi nằm bên núi, phong cảnh hữu tình.
Cùng với những cảnh quan thiên nhiên, Sóc Sơn có núi Đôi, đền Sóc là những
thắng cảnh di tích đã được ghi vào lịch sử và văn học của nước nhà. Hiện tại Sóc
Sơn đã và đang thực hiện một số dự án như: khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đền
Sóc, dự án này đã được phê duyệt với tổng diện tích hơn 274 ha; khu dự án sân
goft; tổ hợp khu du lịch và sân gôn Minh Trí. Những dự án này hoàn thành sẽ càng
tăng thêm cho Sóc Sơn cảnh quan hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là du khách nghỉ
cuối tuần của khu vực nội thành Hà Nội.
Vùng đồi gò Huyện Sóc Sơn ở vị trí cách trung tâm Thủ Đô không xa có tiềm
năng rất lớn về du lịch văn hoá với các di tích lịch sử, văn hoá và các lễ hội truyền
thống. Cảnh quan núi non cùng các hồ đập lớn nhỏ tạo cho Sóc Sơn phong cảnh
sơn thuỷ hữu tình. Đây là lợi thế cơ bản của Sóc Sơn so với các Quận, Huyện khác
trong xu thế bùng nổ về nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần của người dân nội
thành Hà Nội.
Vùng đồi gò Sóc Sơn sẽ càng đóng vai trò quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội
trong tương lai. Vai trò đó trước hết thể hiện ở chức năng cải thiện môi trường sinh
thái cho Thủ Đô và ở khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần cho người lao
động tại các quận nội thành khi Huyện có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các
trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển mạnh... .
1.2. CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Dân số và lao động
1.2.1.1. Dân số
Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, đồng thời dân số và nguồn nhân lực
lại là nền tảng trong các quy hoạch ngành, lĩnh vực và lãnh thổ khi tính toán các
nhu cầu cơ bản về dân sinh.
Đến ngày 31/12/2010, tổng dân số trung bình trên địa bàn Huyện là 293.200
người. Trong 15 năm qua, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trên địa bàn
Huyện qua từng giai đoạn như sau:
9
- Giai đoạn 1991 - 1995 là 1,35%.
- Giai đoạn 1996 - 2000 là 2,17%.
- Giai đoạn 2001 - 2009 là 1,98%.
Nếu so sánh tốc độ tăng chung đó với tốc độ tăng tự nhiên ở bảng dưới sẽ có thể
thấy rằng, trong giai đoạn 1991 - 1995 số người giảm cơ học lớn hơn số tăng cơ học. Do
vậy, tốc độ tăng chung đã nhỏ hơn tốc độ tăng tự nhiên. Giai đoạn 1996 - 2000 bắt đầu
diễn ra xu hướng số người tăng cơ học lớn hơn số giảm cơ học, nên tốc độ tăng trưởng
chung đã bắt đầu lớn hơn tốc độ tăng tự nhiên. Giai đoạn 2001 - 2010 động thái biến
động dân số vẫn diễn ra tương tự giai đoạn 1996 - 2000, nhưng về mức độ đã giảm bớt.
Bảng 1.1: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1991 - 2010
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Quy mô dân số
(ngàn người)
Tỷ lệ sinh
Tỷ lệ chết
Tỷ lệ tăng tự nhiên
(%o)
(%o)
(%o)
27,3
4,4
22,9
26,8
4,2
22,6
24,5
4,3
20,2
23,5
4,4
19,1
22,5
4,0
18,5
20,95
3,96
16,99
19,61
3,40
16,21
18,29
3,66
14,63
17,31
3,07
14,24
16,29
3,09
13,20
16,31
4,12
12,19
15,83
4,26
11,59
18,79
3,68
15,11
18,28
3,75
14,53
18,47
3,85
14,62
18,33
3,61
14,72
275,5
19,88
3,55
16,33
279,4
18,95
3,55
14,90
285,1
17,99
3,37
14,62
293.2
17,78
3,54
14,24
Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Sóc Sơn, Thống kê Hà Nội 2007, 2010
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Huyện qua các năm có xu hướng giảm đều đến
năm 2002. Tuy nhiên, năm 2003 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã có sự gia tăng đột
ngột. Tốc độ gia tăng dân số tương đối cao như trên sẽ tạo ra áp lực lớn trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của Sóc Sơn.
10
1.2.1.1. Lao động
Lực lượng lao động của Huyện chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng dân số.
Năm 2009, toàn Huyện có 192.264 lao động, chiếm 67,7%dân số, trong đó chủ
yếu là thuần nông.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Huyện Sóc Sơn
2000
2006
2009
SL
(người)
%
SL
(người)
%
SL
(người)
%
130.021
100
138.496
100
199.264
100
- LĐ C. nghiệp
7.680
5,90
19.975
14,42
43.898
22,03
- LĐ N. nghiệp
- LĐ Dịch vụ
116.976
5.365
89,96
4,12
99.877
72,12
118.363
59,4
13.316
9,61
37.003
18,57
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010.
Tổng số
Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong suốt giai đoạn 2000 - 2009
đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực nhờ kết quả của công nghiệp hóa và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động vào
công cuộc phát triển kinh tế, Sóc Sơn cần có phương án nhằm chủ động giúp người lao
động chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn.
1.2.2. Đất đai
Theo số liệu từ cục Thống kê Hà Nội, quỹ đất của Huyện Sóc Sơn là 30.651,3 ha.
Quỹ đất này được phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:
Bảng 1.3: Cơ cấu đất đai Huyện Sóc Sơn năm 2007 - 2010
2007
Mục đích sử dụng
đất
Tổng số
1. Đất nông nghiệp
- Đất SX nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất thủy sản
2. Đất phi nông
3.
Đất chưa sử dụng
nghiệp
Diện tích
(ha)
30.651,3
18.695,6
13.653,8
4.765,1
276,7
10.879,2
1.076,5
2008
Cơ
cấu
(%)
100
60,99
44,55
15,55
0,90
35,49
3,51
2010
Cơ
Diện tích
Cơ cấu
cấu
(ha)
(%)
(%)
30.651,3
100
30.651
100
18.667,6
60,90 18.528,755
60,45
13.628,4
44,46
13.599,1
44,36
4.760,6
15,53
4.557
14,86
278,6
0,91
320,3
1,04
10.907,5
35,59
11.046,94
36,4
1.076,2
3,51
1.075,61
3,5
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội, 2010.
Diện tích
(ha)
Nhìn chung, trong 5 loại đất của Huyện, nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp
(chiếm 44,36%), trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Quỹ đất nông nghiệp
lớn là một thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Sóc Sơn.
Đất lâm nghiệp cũng chiếm một diện tích tương đối lớn (khoảng 14,86% tổng số).
Toàn bộ diện tích rừng là 4.557 ha, tập trung ở các xã vùng đồi núi. Rừng Sóc Sơn là
11
lá phổi điều hoà khí hậu cho Huyện. Không những thế, với một Thủ đô hiện đại, bình
quân cây xanh trên đầu người tối thiểu phải đạt từ 12 - 15m2/người, thì rừng Sóc Sơn
là lá phổi điều hoà của Thủ đô. Ngoài việc trồng rừng, Huyện còn có điều kiện phát
triển một số loại cây ăn quả như vải, nhãn... và chăn nuôi gia súc, gia cầm... đồng thời
đây cũng là điểm vui chơi, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần cho người dân Thủ đô.
Sóc Sơn vẫn còn có một diện tích khá lớn đất chưa đưa vào khai thác sử dụng, đó
là 1.075,61 ha đất đồi núi và sông suối. Trong đó có một bộ phận diện tích đất có thể
đưa vào khai thác phát triển kinh tế, đặc biệt là loại hình kinh tế trang trại tại Sóc Sơn.
Theo đặc điểm địa lý, toàn Huyện được chia thành 03 tiểu vùng như sau:
- Vùng đồi gò chiếm diện tích lớn nhất với 12.477 ha, tương ứng chiếm 40,7%
tổng diện tích, phù hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia
súc, đồng thời thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch và kinh tế trang trại.
- Vùng đất giữa có diện tích 7.557 ha, chiếm 24,65% tổng diện tích, phù hợp với
trồng cây lương thực, hoa màu, rau quả, cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng trang
trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đồng thời là nơi quy hoạch xây dựng các dự án công
nghiệp của Thủ đô.
- Vùng ven sông có diện tích 10.260 ha, chiếm 34,65% tổng diện tích. Đây là
vùng có diện tích trũng và thường xuyên ngập lụt. Vùng này có thể trồng lúa, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.
Nhìn chung, quỹ đất phong phú, đa dạng là một tiềm năng lớn cho phát triển
kinh tế - xã hội của Sóc Sơn.
1.2.3. Cơ sở kinh tế kỹ thuật
Sóc Sơn là một Huyện công nghiệp xét về mặt cơ cấu giá trị sản xuất, tuy nhiên
phần lớn lao động của Huyện vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập
bình quân đầu người vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu
người ở Hà Nội (mức trung bình của Hà Nội khoảng 2000$/người/năm). Mặc dù,
phần lớn giá trị gia tăng tạo ra từ hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ,
song dân cư vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì vậy, Sóc Sơn vẫn là một
Huyện nghèo so với các Huyện ngoại thành của Hà Nội.
Trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp tập trung được hình thành
trên địa bàn Huyện. Một số cụm công nghiệp tập trung cũng đang trong quá trình
định hình. Ngoài ra, các dự án phát triển dịch vụ du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đã và
đang được chuẩn bị đầu tư hoặc đang triển khai đầu tư.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối quan trọng của quốc gia có: đường sắt Hà
Nội - Thái Nguyên; đường bộ Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội -
12
Quảng Ninh; và trạm điện 220KV cùng các tuyến điện cao thế 220 KV, 110 KV,
35KV nối với Hoà Bình, Thái Nguyên, Phả Lại đã và đang xây dựng.
Đặc biệt, Sóc Sơn có cụm cảng hàng không Quốc tế Nội Bài – cụm lớn nhất và
hiện đại của miền Bắc, đồng thời là trung tâm giao lưu quốc tế của Thủ đô; là trung
tâm dịch vụ lớn có khả năng giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho một lượng lớn
lao động. Cụm cảng hàng không miền Bắc này là hạt nhân kích thích sự phát triển
kinh tế của toàn Thành phố nói chung và của Huyện Sóc Sơn nói riêng. Đây là lợi
thế của Huyện trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển ngành dịch vụ
và là yếu tố có tác động lan tỏa đến sự phát triển kinh tế cũng như phát triển các
khu đô thị và các điểm dân cư đô thị hoá trên địa bàn Huyện.
1.2.4. Điều kiện thị trường
Nội thành Hà Nội là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp của Sóc
Sơn. Các sản phẩm lương thực, rau quả của Huyện đã góp phần cung cấp cho nhu
cầu tiêu dùng của dân cư thủ đô. Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của
kinh tế - xã hội Thủ đô, nhu cầu về sản phẩm nông sản chất lượng cao ngày càng
tăng, thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của Huyện theo hướng sản xuất
nông sản hàng hoá cao cấp (hoa tươi, rau sạch...).
Không chỉ thị trường nông sản ngày càng mở rộng mà thị trường các loại hàng
hoá khác, thị trường các loại hình dịch vụ cũng đang gia tăng nhanh, đặc biệt là các
sản phẩm dịch vụ nghỉ ngơi cuối tuần của người Hà Nội. Thị trường nước ngoài
cũng ngày càng được mở rộng bởi sự mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Huyện là hàng nông sản như: rau quả đóng
hộp, chè v.v... Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chủ yếu xuất khẩu
hàng cơ khí và những hàng hoá có kỹ thuật hiện đại.
1.2.5. Nguồn lực tài chính
Ngoài vốn đầu tư của Nhà nước - nguồn vốn quan trọng để dẫn dắt và định
hướng sự phát triển kinh tế - xã hội, Huyện Sóc Sơn có khả năng thu hút tài chính
khá lớn từ bên ngoài khi đặt các yếu tố tiềm năng và nguồn lực của Sóc Sơn trong
mối quan hệ với các quận, Huyện lân cận của Hà Nội và các địa phương khác. Các
nguồn vốn này bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn đầu tư phát triển
chính thức ODA và nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
1.3.1. Huyện có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển các ngành
Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là nguồn lao động dôi dư từ nông
nghiệp do ảnh hưởng của đô thị hoá trong những năm sắp tới. Hơn nữa, với vị thế là
13
khu đệm, đô thị vệ tinh của Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp của Sóc Sơn.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, với nguồn nguyên vật liệu tại địa phương,
với nguồn lao động dồi dào và với nhu cầu thị trường đang tăng mạnh, ngành tiểu
thủ công nghiệp Sóc Sơn có nhiều điều kiện phát triển, tạo bước chuyển mạnh hơn
cho phát triển công nghiệp nông thôn.
Là một Huyện ngoại thành, nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng. Đây
chính là một trong những điều kiện quan trọng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp trong nông thôn, đặc biệt là những ngành chế biến sản phẩm nông
nghiệp với tính chất sản xuất nhỏ lẻ, xen kẽ phù hợp với từng vùng.
Đối với ngành nông lâm nghiệp:
Với tiềm năng về đất đai, nguồn lao động dồi dào và hạ tầng kỹ thuật tương
đối hoàn chỉnh, Sóc Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Cụ thể: Nguồn lao động dồi dào, có tính cần cù, có kinh nghiệm và trình độ thâm
canh trong sản xuất; Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp (hồ đập,
kênh mương, trạm bơm tưới...) đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất nông
nghiệp; Vị trí của Huyện thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ đầu vào sản xuất
cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Địa hình Huyện có nhiều sông ngòi, ao hồ và các khu vực đồng bằng có diện
tích tương đối rộng tạo ra những lợi thế quan trọng cho Huyện trong việc phát triển
ngành nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi.
Diện tích đồi gò lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, một
ngành riêng có của Huyện, đồng thời cũng là điều kiện cho Sóc Sơn phát triển nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái du lịch.
Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản phát triển đã từng bước công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho nông nghiệp
của Sóc Sơn không chỉ dừng lại ở mức đáp ứng nhu cầu mưu sinh, mà đã và đang
góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Huyện.
Nhìn chung, Sóc Sơn có nhiều tiềm năng cho phát triển nông lâm nghiệp và
thuỷ sản, đặc biệt là cho phát triển kinh tế trang trại.
Đối với ngành dịch vụ:
Vị trí địa lý cùng với điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên là tiềm năng
lớn của Huyện cho phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, đặc biệt, cụm cảng hàng
không miền Bắc tạo cho Sóc Sơn nhiều điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ.
Sóc Sơn cách trung tâm Thủ đô không xa, có diện tích đồi gò và rừng lớn, cùng
với hệ thống hồ đập thuỷ lợi phong phú, nhiều quần thể di tích lịch sử, nhiều lễ hội
14