Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.15 KB, 130 trang )

MỞ ĐẦU
Công tác nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các
huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long là nhiệm vụ quan trọng, đang được Tỉnh quan
tâm chỉ đạo thực hiện. Nhằm đánh giá đúng tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, thực
trạng kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp đẩy
mạnh phát triển kinh tế- xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và
bền vững.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 là
tài liệu khoa học về phát triển và phân bố hợp lý. Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch
hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt. Danh mục các dự
án đầu tư được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
huyện là căn cứ pháp lý để các ngành, các cấp triển khai thực hiện các dự án đầu tư
theo đúng quy hoạch. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn ngân sách Nhà
nước với nguồn vốn của nhiều thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Báo cáo Quy hoạch đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội
đại biểu Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII và Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng
Bộ huyện Trà Ôn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đồng thời cung cấp những thông
tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá đúng những mặt thuận lợi, khó khăn, tận
dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, giúp
cho các nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư và triển khai thực hiện các dự án thuộc
những ngành và lĩnh vực mà Huyện có lợi thế.
Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến năm
2020 bao gồm các phần như sau:
Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến
phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
Phần thứ hai: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn giai đoạn
2005 – 2010.
Phần thứ ba: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến
năm 2020.
QHTT huyện Trà Ôn


1
Những căn cứ để lập quy hoạch:
- Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về
việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội.
- Thông tư số: 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006.
- Quyết định số: 1581/QĐ-TTg ngày 9 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc về nông thôn mới.
- Quyết định số: 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long gồm: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà
Mau.
- Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định số: 4015/QĐ-UB ngày 18 tháng 11 năm 2004 của Ủy Ban Nhân
dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị
và dân cư nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Quyết định số: 1238/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Ủy Ban
Nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020.

Căn cứ kết quả nghiên cứu lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh,
nguồn số liệu của ngành Thống kê và các tài liệu điều tra nghiên cứu khác.
Các văn bản và tài liệu nói trên là những căn cứ pháp lý cho việc nghiên cứu
lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020. Đảm bảo sự
phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy họach các ngành
của Tỉnh về mục tiêu, tính đồng bộ và khả năng đáp ứng các nguồn lực để thực hiện
quy họach.
QHTT huyện Trà Ôn
2
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Vị trí địa lý kinh tế
Huyện Trà Ôn nằm ở phí Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, bên bờ sông Hậu, cách
Thành phố Vĩnh Long 48 km theo đường bộ, được giới hạn từ 9
0
52’40’’ đến
10
0
05’30’’ độ vĩ Bắc và từ 105
0
50’30’’ đến 106
0
06’00’’ độ kinh Đông.
Diện tích tự nhiên 259,05 km
2
, chiếm 17,31% diện tích toàn tỉnh Vĩnh Long,
đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, sau trên huyện Long Hồ và Tam Bình. Toàn huyện tính

đến tháng 12 năm 2010 có 134.856 người, chiếm 14,36% dân số toàn tỉnh và đứng
thứ 5 sau các huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ.
Phía Bắc giáp huyện các Tam Bình và Vũng Liêm.
Phía Nam giáp huyện Châu Thành (Hậu Giang) và huyện Kế Sách (Sóc Trăng).
Phía Đông giáp các huyện Vũng Liêm, Cầu Kè (Trà Vinh).
Phía Tây giáp huyện Bình Minh và Thành phố Cần Thơ.
Huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và 13 xã, đó là các xã: Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Vĩnh
Xuân, Tích Thiện, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa, Trà Côn, Hòa Bình, Nhơn
Bình, Xuân Hiệp và 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành, Phú Thành.
Trà Ôn có hệ thống giao đường bộ và đường thủy khá thuận lợi, Quốc lộ 54,
tỉnh lộ 901, 904, 906 và 907 đi ngang qua huyện, đường ô tô về đến trung tâm hầu hết
các xã. Mạng lưới đường bộ khi được đầu tư hoàn chỉnh sẽ tạo cho Trà Ôn trở thành
một huyện có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu dễ dàng
với các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước để tiếp thu nhanh các
tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ tiên tiến.
Giao thông đường thủy đóng vai trò không nhỏ trong đời sống kinh tế và xã
hội ở huyện trong quá khứ và cả trong tương lai.
- Sông Hậu nằm cặp bờ Tây của huyện, giàu tiềm năng thủy sản và là con
đường huyết mạch nối Thành phố Cần Thơ, các tỉnh miền Tây ra biển Đông.
- Sông Trà Ôn - Mang Thít nằm ở bờ Tây Bắc của huyện, là thủy lộ quốc gia
nối các tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh.
QHTT huyện Trà Ôn
3
- Sông Trà Ngoa dẫn nước ngọt và phù sa từ sông Trà Ôn - Mang Thít xuyên
ngang qua giữa huyện đến tỉnh Trà Vinh.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Huyện khá thuận lợi trong việc khai thác
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, phát triển toàn diện các ngành sản xuất và dịch vụ,
tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Trong tương lai, khi
kênh Quan Bố Chánh thông ra biển Đông được đầu tư thì lợi thế về phát triển các

ngành sản xuất và dịch vụ tại các vùng giáp ranh với tỉnh Trà Vinh và vùng ven sông
Hậu là rất lớn.
Tuy nhiên, huyện Trà Ôn cũng như nhiều huyện khác thuộc tỉnh Vĩnh Long có
nền địa chất yếu, không thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình có kết cấu
nặng, suất đầu tư cao, hệ thống kết cấu hạ tầng mau xuống cấp, chi phí duy tu bảo
dưỡng rất lớn.
2. Khí hậu thời tiết
Huyện Trà Ôn nằm trong vùng khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung
bình hàng năm là 1.450mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
Trong mùa mưa lượng mưa chiếm trên 95,0 % tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa
khô lượng mưa chỉ chiếm dưới 5,0% tổng lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26 - 27
o
c, trong tháng 4 nhiệt độ
trung bình lên tới 29,3
0
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 24,9
0
C. Độ
ẩm không khí trung bình 83%.
Chế độ gió thay đổi theo mùa: gió mùa Tây Nam trùng với mùa mưa và gió
mùa Đông Bắc trùng với mùa khô.
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho việc bố trí sản
xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Đầu tư thâm canh, tăng
vụ, tăng năng suất, tăng hệ số gieo trồng cây hàng năm, nâng cao mức thu nhập trên
một đơn vị diện tích sản xuất. Trong những năm tới, huyện Trà Ôn sẽ là một trong
những địa bàn trọng điểm cần được nghiên cứu và triển khai thực hiện các dự án về
phòng chống thiên tai và ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu.
3. Tài nguyên đất đai

3.1. Tài nguyên đất đai theo phân loại đất
Theo tài liệu điều tra lập quy họach sử dụng đất của huyện Trà Ôn, trên địa bàn
huyện đất đai dược chia thành 3 nhóm đất chính:
QHTT huyện Trà Ôn
4
- Nhóm đất phèn có 8.512 ha, chiếm khoảng 32,9% diện tích tự nhiên; phân bố
chủ yếu ở các vùng trũng như Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp, Thới Hòa và một
phần của xã Hựu Thành, Thuận Thới.
- Nhóm đất phù sa có diện tích 17.140 ha, chiếm 66,2% diện tích tự nhiên; tập
trung phân bố ở các xã vùng cao, ven tuyến sông Hậu và sông Trà Ôn. Là vùng đât
phì nhiêu, cho năng suất là sản lượng cao.
- Nhóm đất cát giồng có diện tích 185 ha, chiếm khoảng 0,7% diện tích tự
nhiên; tập trung phân bố chủ yếu ở 3 giồng cát Thanh Bạch (thiện Mỹ), Giồng Lagì
(vĩnh Xuân), Giồng Gòn (Thuận Thới).
Nhìn chung, tài nguyên đất đai trong huyện là vùng đất phì nhiêu, thích hợp
cho phát triển đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi, nhất là các loại cây ăn quả đặc
sản vùng nhiệt đới mà thị trường nước ngoài ưu chuộng. Tuy nhiên, đất đai huyện
Trà Ôn cũng mang những đặc điểm chung của Vùng ĐBSCL là nền địa chất yếu, suất
đầu tư cao, hệ thống kết cấu hạ tầng mau xuống cấp.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tài nguyên đất đai của huyện cơ bản được sử dụng phù hợp với điều kiện tự
nhiên trong vùng và phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất. Tổng diện tích tự nhiên
huyện Trà Ôn có 25.904,57 ha, chiếm 17,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Vĩnh
Long, hiện trạng sử dụng đất đến năm 2010 như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp là 21.214,79 ha, chiếm 81,95% so tổng diện tích tự
nhiên, trong đó: đất trồng cây hàng năm 12.098,08 ha, đất trồng cây lâu năm là 9.116,71
ha; mặt nước dùng vào chăn nuôi là 83,80 ha; đất nông nghiệp khác là 3,11 ha.
Đất phi nông nghiệp là 4.546,25ha, chiếm 17,5% so diện tích tự nhiên. Trong
đó, đất ở là 870,45 ha, đất chuyên dùng là 1.007,01 ha, sông rạch và mặt nước chuyên
dùng là 2.514,57 ha, các loại đất phi nông nghiệp còn lại là 154,22 ha. Đất chưa sử

dụng (bãi bồi) là 56,63 ha.
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai
ĐVT: ha
HẠNG MỤC 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng bq
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
25.904,59 25.904,59 25.904,59 25.904,59 25.904,59 25.904,58
0,0
I. Đất nông nghiệp và thủy sản
21.424,05 21.408,50 21.349,38 21.305,64 21.315,68 21.301,70
-0,1
1. Đất sản xuất nông nghiệp
21.390,56 21.375,01 21.275,17 21.241,67 21.228,68 21.214,79
-0,2
1.1. Đất trồng cây hàng năm
12.999,90 12.872,10 12.751,85 12.701,08 12.108,97 12.098,08
-1,4
QHTT huyện Trà Ôn
5
- Đất lúa
12.661,91 12.534,10 12.414,87 12.396,99 11.822,14 11.811,82
-1,4
- Các loại cây hàng năm còn lại
338,00 338,00 336,98 304,09 286,83 286,26 -3,2
1.2. Đất trồng cây lâu năm
8.390,66 8.502,91 8.523,32 8.540,59 9.119,71 9.116,71
1,7
2. Mặt nước dùng vào chăn nuôi

28,87 28,87 74,21 63,94 83,89 83,80 23,8
3. Đất nông nghiệp khác
4,62 4,62 4,62 0,03 3,11 3,11
-7,6
II. Đất phi nông nghiệp
4.383,98 4.399,49 4.498,58 4.542,32 4.531,29 4.546,25
0,7
1. Đất ở
834,28 847,61 851,49 854,1 867,40 870,45
0,8
2. Đất chuyên dùng
843,74 846,46 942,46 985,15 995,97 1.007,01 3,4
3. Đất sông, rạch và mặt nước c.dùng 2.552,39 2.551,84 2.551,08 2.549,63 2.514,62 2.514,57 -0,3
4. Đất phi nông nghiệp khác
153,57 153,58 153,55 153,44 154,29 154,22 0,1
III. Đất chưa sử dụng
96,56 96,56 56,63 56,63 56,63 56,63
-10,1
- Đất bãi bồi chưa sử dụng
96,57 96,57 56,63 56,63 56,63 56,63 -10,1
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường
4. Thủy văn và tài nguyên nước
4.1) Nguồn nước mặt: Huyện Trà Ôn nằm cạnh sông Hậu, thuộc vùng hạ lưu
sông MeKong, có hệ thống sông, kênh, rạch khá thuận lợi cho việc cung cấp nguồn
nước mặt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt. Trong mùa lũ, hàm lượng
phù sa trong nước từ 250 – 450gam/m
3
. Bên cạnh đó, còn có nguồn nước mưa cũng
đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân.
Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình thủy lợi và thủy nông nội đồng, lợi

dụng chế độ thủy triều để tưới tiêu tự chảy được phần lớn diện tích đất sản xuất của
Huyện. Tuy nhiên, một số xã giáp ranh với tỉnh Trà Vinh còn bị xâm nhập mặn trong
mùa khô, phải đầu tư xây dựng các công trình ngăn mặn. Đồng thời phải xây dựng
các trạm bơm tiêu úng cho các vùng thường bị ngập trong mùa lũ và bơm tưới trong
mùa kiệt.
Để sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên nước mưa và nước mặt trên các
sông, kênh, rạch, rất cần thiết phải nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp
với từng tiểu vùng, nhằm kết hợp sử dụng cả nguồn nước mưa và nguồn nước mặt
trên các sông, kênh, rạch, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nước. Đồng thời khắc
phục được những thiệt hại do lũ gây ra.
4.2) Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu nghiên cứu của Chương trình nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long, nguồn nước ngầm trên địa bàn
huyện Trà Ôn không phong phú, nước có hàm lượng sắt và độ nhiễm mặn khá cao,
QHTT huyện Trà Ôn
6
phân bố chủ yếu ở độ sâu 80 – 100m, tầng nước này đang được khai thác và xử lý
phục vụ sinh hoạt. Đáng chú ý là khu vực các xã Hòa Bình, Xuân Hiệp, Thới Hòa,
Nhơn Bình, nguồn nước ngầm có chất lượng kém, không nên sử dụng nước giếng
khoan phục vụ sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm tầng sâu 350m trở lên có lưu lượng lớn, chất lượng nước
tốt, hiện tại chưa được khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác và xử lý tầng nước này
phục vụ cho sinh hoạt là khá tốn kém.
5. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Trà Ôn có trữ lượng cát mịn tương đối lớn dưới lòng Sông Hậu, chất
lượng tốt và có khả năng khai thác phục vụ cho xây dựng. Cần có quy trình khai thác
hợp lý, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái các vùng ven sông và
tránh xói lở vùng ven sông.
Vùng đất dọc theo sông Hậu thuộc Huyện Trà Ôn có trữ lượng sét khá lớn, có
thể khai thác sản xuất ngạch xây dựng, năm 2010 đã khai thác và sản xuất trên
600.000 viên gạch các loại.

6. Tài nguyên du lịch
Huyện Trà Ôn có vùng giáp ranh với sông Hậu và sông Măng Thít là hai sống
lớn, thông thương rất thuận lợi với bên ngoài, có thể giao lưu bằng đường thủy với
khắp mọi miền đất nước và quốc tế . Vì vậy Trà Ôn có nhiều tiềm năng về phát triển
du lịch sinh thái ven sông và du lịch sinh thái miệt vườn, mang đặc trưng của cảnh
quan thiên nhiên vùng sông nước.
Đặc biệt là địa bàn các xã vùng ven sông Hậu và dọc theo tuyến Quốc lộ 54, có
thể phát triển các khu, điểm du lịch sinh thái miệt vườn, nhà hàng thủy tạ. Đồng thời
có thể phát triển các tuyến du lịch bằng tàu thủy từ Huyện đi đến các điểm du lịch của
thành phố Cần Thơ và nhiều địa phương khác. Trong tương lai, có thể khai thác tuyến
du lịch từ huyện Trà Ôn đến các khu du lịch thuộc tỉnh Trà Vinh, góp phần làm tăng
nhanh tỷ trọng giá trị các ngành dịch vụ và du lịch của Huyện.
II. DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Dân số và phân bố dân cư
Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của huyện Trà
Ôn đã được các ngành, các cấp quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên đã giảm nhanh từ 1,14% năm 2005 xuống còn 0,89% năm 2010. Mức giảm dân
số cơ học của huyện khá cao, bình quân hàng năm là 1,2 - 1,4%, tỷ lệ giảm dân số cơ
học bình quân hàng năm cao hơn tỷ tỷ lệ tăng tự nhiên (chủ yếu do chuyển đi lao
QHTT huyện Trà Ôn
7
động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và nhiều trung
tâm kinh tế khác).
Do đó, dân số trung bình của huyện Trà Ôn giảm từ 138.776 người năm 2005
xuống 134.856 người năm 2010, chiếm 13,14% so dân số của tỉnh Vĩnh Long.
Mật độ dân số năm 2010 là 521 người/km
2
. Qui mô dân số và mật độ dân số
phân bố tương đối đồng đều giữa các xã. Riêng thị trấn Trà Ôn có mật độ dân số khá
cao (3.366 người/km

2
).
Bảng 2: Dân số, mật độ dân số huyện Trà Ôn năm 2010
S
TT
HẠNG MỤC
Diện tích tự nhiên
(km
2
)
Dân số trung bình
(người)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
Toàn huyện 259,05 134.856 521
1 Thị Trấn Trà Ôn 2,875 9.679 3.367
2 Xã Xuân Hiệp 18,156 9.291 512
3 Xã Hoà Bình 26,601 11.399 429
4 Xã Nhơn Bình 17,018 8.108 476
5 Xã Thới Hoà 17,967 8.086 450
6 Xã Hựu Thành 17,03 9.512 559
7 Xã Thuận Thới 13,928 7.113 511
8 Xã Trà Côn 19,148 11.383 594
9 Xã Vĩnh Xuân 24,724 12.567 508
10 Xã Tân Mỹ 19,12 10.308 539
11 Xã Thiện Mỹ 21,669 10.613 490
12 Xã Tích Thiện 18,08 8.703 481
13 Xã Lục Sĩ Thành 22,682 10.589 467

14 Xã phú Thành 20,052 7.445 371
2. Tình hình sử dụng nguồn lao động
Số người trong độ tuổi lao động tăng từ 89.197 người năm 2005 lên 90.892
người năm 2010 (chiếm 64,3% so dân số năm 2005 và chiếm 67,4% so dân số năm
2010). Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 80.218 người năm
2005 lên 84.014 người năm 2010 (chiếm 57,8% so với dân số năm 2005 và chiếm
62,3,0% so với dân số năm 2010).
Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động là điều kiện cần thiết để không ngừng
nâng cao năng suất lao động. Cơ cấu sử dụng lao động của Huyện trong những năm
QHTT huyện Trà Ôn
8
qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong khu vực
nông nghiệp. Nhưng sự chuyển dịch còn chậm và chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ
lao động được đào tạo thấp hơn mức bình quân chung của Tỉnh và thấp hơn so với
nhiều huyện khác. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học, bước đầu mới đáp ứng
được yêu cầu của ngành giáo dục, y tế, các ngành khác còn rất thiếu).
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành như sau:
- Lao động ngành nông nghiệp và thủy sản giảm từ 59.191 người năm 2005
xuống còn 51.856 người năm 2010 (chiếm 73,8% so tổng số lao động làm việc năm
2005 và chiếm 61,7% so tổng số lao động làm việc năm 2010).
- Lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 5.470 người năm 2005 lên
8.940 người năm 2010 (chiếm 6,8% so tổng số lao động làm việc năm 2005 và chiếm
10,7% so tổng số lao động làm việc năm 2010).
- Lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 15.557 người năm 2005 lên 23.218
người năm 2010 (chiếm 19,4% so tổng số lao động làm việc năm 2005 và chiếm
27,6% so tổng số lao động làm việc năm 2010).
- Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật đến năm 2010 đạt khoảng 21,0% (kể
cả đào tạo nghề ngắn hạn).
Biểu 3: Dân số, lao động và cơ cấu sử dụng lao động

Hạng mục
Đơn
vị
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng bq
(%)
1. Dân số trung bình
Người 138.776 137.630 136.552 135.511 134.840 134.856
-0,57
- Tỷ lệ tăng dân số chung
%
-0,73 -0,67 -0,67 -0,30 -0,30 -0,31
- Tỷ lệ tăng tự nhiên
%
1,14 0,95 0,95 0,95 0,903 0,89
- Tỷ lệ giảm cơ học
%
-1,87 -1,62 -1,62 -1,25 -1,20 -1,20
2. Số người trong độ tuổi L.động
Người 89.197 90.897 91.389 90.792 90.612 90.892
0,38
- Tỷ lệ so dân số
%
64,3 66,0 66,9 67,0 67,2 67,4
3. Lao động làm việc trong các
ngành kinh tế - xã hội
Người 80.218 87.335 88.713 87.433 87.175 84.014
0,93
- Tỷ lệ so dân số

%
57,8 63,5 65,0 64,5 64,7 62,3
4. Cơ cấu sử dụng lao động
- Nông lâm thủy sản
Người 59.191 58.988 57.900 56.145 54.485 51.856
-2,61
Tỷ lệ so lao động làm việc
%
73,8 67,5 65,3 64,2 62,5 61,7
- Công nghiệp-xây dựng
Người 5.470 6.836 7.431 8.245 8.674 8.940
10,32
QHTT huyện Trà Ôn
9
Hạng mục
Đơn
vị
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng bq
(%)
Tỷ lệ so lao động làm việc
%
6,8 7,8 8,4 9,4 10,0 10,7
+ Trong đó: lao động ngành công nghiệp
Người
1.707 1.834 2.396 2.274 2.560
2.980
11,79
- Dịch vụ

Người
15.557 21.511 23.382 23.043 24.016 23.218
8,34
Tỷ lệ so lao động làm việc
%
19,4 24,6 26,4 26,4 27,5 27,6
Nguồn: - Niêm giám thống kê Tỉnh năm 2010
- Lao động làm việc trong các ngành, tính cả số người ngoài độ tuổi LĐ có tham gia LĐ
Huyện Trà Ôn là địa bàn có nhu cầu rất lớn về chuyển dịch cơ cấu lao động,
cần coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách mở rộng đào tạo
nghề cho người lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo Đề án đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 với tổng kinh phí thực hiện thuộc ngân sách nhà nước là 25.980 tỷ đồng).
Đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp (xây dựng
các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao), chuyển dịch mạnh lao động sang khu
vực phi nông ngiệp và tăng cường xuất khẩu lao động có chuyên môn kỹ thuật.
QHTT huyện Trà Ôn
10
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN TRÀ ÔN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, kinh tế huyện Trà Ôn tiếp tục ổn định và phát triển,
nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tương đương so với chỉ tiêu
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ Huyện lần thứ IX đã đề ra. Những công trình
kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng, tạo động lực mới
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.
Tổng giá trị gia tăng (VA) của Huyện tăng từ 519,4 tỷ đồng năm 2005 lên 829

tỷ đồng năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai
đoạn 2006- 2010 đạt 9,8%.
Tổng giá trị gia tăng chia theo các nhóm ngành như sau:
- Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 351 tỷ đồng năm 2005 lên 485 tỷ
đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6,7%.
- Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 45,3 tỷ đồng năm 2005 lên 97
tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16,4%.
- Nhóm ngành dịch vụ tăng từ 123,1 tỷ đồng năm 2005 lên 247 tỷ đồng năm
2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,0%.
Tổng giá trị gia tăng của Huyện (theo giá thực tế) tăng từ 875 tỷ đồng năm
2005 lên 1.989 tỷ đồng năm 2010.
Giá trị gia tăng bình quân đầu người tăng từ 6.278.000 đồng năm 2005 lên
14.643.000 đồng năm 2010 (theo giá thực tế).
Thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2010 đạt 65 tỷ đồng (chiếm 3,27% so
tổng giá trị gia tăng năm 2010). Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm khá
cao, nhưng tỷ lệ so với tổng giá trị gia tăng còn thấp. Trong những năm trước mắt,
kinh tế huyện Trà Ôn chủ yếu là nông nghiệp nên tỷ lệ thu ngân sách so tổng giá trị
gia tăng vẫn ở mức thấp.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2010 đạt 690 tỷ đồng, chiếm
34,7% so tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế).
QHTT huyện Trà Ôn
11
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,91% năm 2005 xuống còn 6,97% năm 2010 (theo
chuẩn cũ). Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới là 400.000 đồng/người/tháng
trở xuống đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với thành
thị, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trà Ôn là 16,2% (số hộ nghèo là 5.880 hộ/36.317 hộ
điều tra). Số hộ cận nghèo là 2.314 hộ, chiếm 6,37%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 21,8% năm 2005 xuống còn
17,24% năm 2010.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới Quốc gia tăng từ 89% năm 2005 lên 99,27% năm

2010.
- Đến năm 2010, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch từ các nhà máy cấp nước tập
trung và nước hợp vệ sinh từ các phương tiện cấp nước khác là 71,3%. Trong đó, tỷ
lệ hộ được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung là 23%.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục
tiêu quan trọng được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ Huyện lần
thứ IX, nhiệm kỳ 2005 – 2010. Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế đã
chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị
trường. Tạo ra bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của Huyện. Tuy
nhiên, chất lượng chuyển dịch còn thấp, qui mô sản xuất của các ngành công nghiệp
và dịch vụ còn nhỏ bé.
- Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu tổng
giá trị gia tăng của Huyện chiếm 9,6% năm 2005 tăng lên 15,0% năm 2010.
- Tỷ trọng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng
của Huyện chiếm 24% năm 2005 tăng lên 28,5% năm 2010.
- Tỷ trọng giá trị gia tăng của nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ
66,4% năm 2005 xuống còn 56,5% năm 2010.
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu lao động và nâng cao năng suất lao động. Tạo ra nhiều việc làm mới cho khu vực
phi nông nghiệp và tăng quỹ thời gian lao động cho nông thôn. Năng suất lao động
(tính theo VA) tăng từ 12.137.000đồng/lao động năm 2005 lên 24.409.000 đồng/lao
động năm 2010 (theo giá thực tế).
QHTT huyện Trà Ôn
12
Bảng 4: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
S
T

T
HẠNG MỤC ĐVT
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốcđộ
tăngbq
(%)
1
Giá trị sản xuất
(Theo giá so sánh 1994)
Tỷ đồng
1091 1205 1321 1454 1571 1785
10,3
- Nông nghiệp và thủy sản
Tỷ đồng
727 767 796 861 919 1020
7,0
Trong đó: Thủy sản
Tỷ đồng
14 21 35 48 61 67
36,8
- Công nghiệp- xây dựng
Tỷ đồng
145 170 203 242 281 313
16,6
+ Công nghiệp
Tỷ đồng
43 46 49 55 61 67
9,2
+ Xây dựng
Tỷ đồng

102 124 154 187 220 246
18,9
- Dịch vụ
Tỷ đồng
219 268 322 351 371 452
15,6
2
Giá trị gia tăng
(Theo giá so sánh 1994)
Tỷ đồng
519,4 570,1 624 681,4 746,4 829
9,8
138.776 137.630 136.552 135.511 134.840 134.856
- Nông, lâm, thủy sản
Tỷ đồng
351,0 368,9 381,5 403,4 447,5 485
6,7
Trong đó: Thủy sản
Tỷ đồng
6,6 9,9 16,5 17,4 21,5 24
29,5
- Công nghiệp-xây dựng
Tỷ đồng
45,3 52,6 62,8 75 84,9 97
16,4
+ Công nghiệp
Tỷ đồng
12,6 13,6 14,5 16,0 17,9 21
10,8
+ Xây dựng

Tỷ đồng
32,7 39,0 48,3 59,0 67,0 76
18,4
- Dịch vụ
Tỷ đồng
123,1 148,6 179,7 203 214 247
15,0
3
Giá trị gia tăng
(Theo giá hiện hành)
Tỷ đồng
875 1.007 1.215 1.609 1.773 1.989
- Nông lâm thủy sản
Tỷ đồng
581 646 747 956 1.024 1.124
- Công nghiệp-xây dựng
Tỷ đồng
84 99 140 204 248 298
- Dịch vụ
Tỷ đồng
210 262 328 449 501 567
4 Cơ cấu kinh tế
%
100 100 100 100 100
100
- Nông, lâm, ngư nghiệp
%
66,4 64,2 61,5 59,4 57,8 56,5
- Công nghiệp-xây dựng
%

9,6 9,8 11,5 12,7 14,0 15,0
- Dịch vụ
%
24,0 26,0 27,0 27,9 28,2 28,5
5 Giá trị gia tăng bq/người
- Theo giá hiện hành
Tr.đồng
6,305 7,317 8,898
11,87
4
13,14
9
14,74
9
18,5
- Theo giá so sánh 1994
Tr đồng
3,743 4,142 4,570 5,028 5,535 6,147
10,4
-Quy đổi USD (giá thực tế)
USD
420 467 549 640 720 770
12,9
QHTT huyện Trà Ôn
13
S
T
T
HẠNG MỤC ĐVT
2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tốcđộ
tăngbq
(%)
6 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng
15,57 17,48 18,087 18,937 21,297 23,83
8,9
7
Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng
79,962 80,846 110,94 148,67 171,73 188,73
18,7
8
Tổng vốn đầu tư phát
triển trên địa bàn
Tỷ đồng
260 317 396 534 602 690
21,6
- Tỷ lệ so giá trị gia tăng
%
29,7 31,5 32,6 33,2 34,0 34,7
9
Dân số trung bình
Người 138.776 137.630 136.552 135.511 134.840 134.856
-0,57
10
Số người trong độ tuổi
L.động
Người 89.197 90.897 91.389 90.792 90.612 90.892
0,38
- Tỷ lệ so dân số
%

64,3 66,0 66,9 67,0 67,2 67,4
11
Lao động làm việc
trong các ngành
Người 80.218 87.335 88.713 87.433 87.175 84.014
0,93
- Tỷ lệ so dân số
%
57,8 63,5 65,0 64,5 64,7 62,3
Nguồn: Phòng Thống kê Huyện và tính toán của tư vấn
Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện Trà Ôn đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, quy mô tổng giá trị gia tăng so với tỉnh còn
thấp, năm 2010 chiếm 10,6% so tổng sản phẩm trong Tỉnh (theo giá so sánh 1994).
Chia theo các nhóm ngành như sau: tỷ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp của
Huyện chiếm khá lớn so với ngành nông nghiệp toàn Tỉnh (năm 2010 chiếm 16,4%).
Các ngành dịch vụ chiếm 8,7 so với các ngành dịch vụ của Tỉnh; ngành công nghiệp
và xây dựng chỉ chiếm 5,2% so với ngành công nghiệp và xây dựng của Tỉnh.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Trà Ôn so với tỉnh Vĩnh Long
HẠNG MỤC ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Tổng VA (giá so sánh 1994)
tỷ đồng
519,4 570,1 624 681,4 746,4 829
Tỷ trọng so với Tỉnh
%
11,33 11,25 10,80 10,60 10,65 10,64
- Nông lâm thủy sản
tỷ đồng
351,0 368,9 381,5 403,4 447,5 485
Tỷ trọng so với Tỉnh

%
16,30 16,28 15,7 15,6 16,3 16,4
- Công nghiệp-xây dựng
tỷ đồng
45,3 52,6 62,8 75 86,9 97
Tỷ trọng so với Tỉnh
%
5,55 5,56 5,24 5,0 5,15 5,20
- Dịch vụ
tỷ đồng
123,1 148,6 179,7 203 212 247
Tỷ trọng so với Tỉnh
%
7,6 8,0 8,5 8,7 8,2 8,7
2. Cơ cấu kinh tế Huyện
(giá hiện hành)
% 100 100 100 100 100 100
QHTT huyện Trà Ôn
14
HẠNG MỤC ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
- Nông lâm thủy sản
%
66,4 64,2 61,5 59,4 57,8 56,5
- Công nghiệp-xây dựng
%
9,6 9,8 11,5 12,7 14,0 15,0
- Dịch vụ
%
24,0 26,0 27,0 27,9 28,2 28,5
3. Cơ cấu kinh tế Tỉnh

(giá hiện hành)
% 100 100 100 100 100 100
- Nông lâm thủy sản
%
55,55 53,43 53,58 53,84 51,92
49,5
- Công nghiệp-xây dựng
%
14,08 14,66 15,14 14,51 15,40
16,6
- Dịch vụ
%
30,37 31,91 31,28 31,65 32,68
33,9
4. Dân số trung bình
Người
138.776 137.630 136.552 135.511 134.840 134.856
Tỷ trọng so với Tỉnh
%
13,64 13,52 13,40 13,28 13,22 13,14
5. Thu nhập bình quân/người
- Giá hiện hành:
+ Huyện Trà Ôn
Tr.đồng
6,305 7,317 8,898 11,874 13,149 14,749
+ Tỉnh Vĩnh Long
Tr.đồng
8.042 9.291 11.574 15.295 17.173 19.920
- Giá so sánh 1994
+ Huyện Trà Ôn

Tr.đồng
3,743 4,142 4,570 5,028 5,535 6,147
+ Tỉnh Vĩnh Long
Tr.đồng
4,484 4,950 5,594 6,250 6.807 7,600
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Nông nghiệp và thủy sản
a) Sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua, mặc dù chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh và giá cả
không ổn định, song với sự cố gắng khắc phục khó khăn, nghiên cứu ứng dụng khoa
học kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh. Nhiều diện
tích sản xuất đã đạt năng suất và sản lượng cao, tăng mức thu nhập trên một đơn vị
diện tích. Hầu hết diện tích canh tác cây hàng năm đều được thâm canh tăng vụ, đạt
mức thu nhập 60 – 100 triệu đồng/ha/năm. Một số diện tích cây ăn trái đã được đầu
tư thâm canh, có mức thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm.
Công tác nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã
góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo
hướng tăng diện tích và sản lượng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích ứng
với nhu cầu thị trường. Hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung
QHTT huyện Trà Ôn
15
như: vùng trồng lúa thơm thuộc xã Tích Thiện, Thiện Mỹ; vùng trồng cây ăn trái
thuộc xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Vĩnh Xuân, Trà Côn…
Kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp đã có bước phát triển
khá, đến năm 2010, toàn huyện có 47 trang trại, 7 hợp tác xã và 170 tổ hợp tác sản
xuất. Đồng thời với việc đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
đã góp phần tích cực làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và chuyển
dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Đến
năm 2010 đã cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100%, khâu gieo sạ đạt 14,5% và khâu thu
hoạch đạt trên 75%, giải quyết được tình trạng thiếu lao động khi bước vào thời vụ

thu hoạch tập trung.
Huyện Trà Ôn rất gần các cực tăng trưởng của Tỉnh Vĩnh long và Cần Thơ như
khu công nghiệp Hòa Phú, Thị xã Bình minh nên trong tương lai gần, một bộ phận
lao động ở nông thôn của huyện Trà Ôn sẽ được thu hút đến các trung tâm kinh tế
trong và ngoài Tỉnh. Đây là cơ hội để huyện Trà Ôn đẩy mạnh phát triển các loại hình
kinh tế trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp. Cần đẩy mạnh thực hiện
Đề án “Nông nghiệp- Nông dân và Nông thôn” gắn với thực đồng bộ các tiêu chí
quốc gia về nông thôin mới.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm từ 38.617 ha năm 2005 xuống
còn 35.120 ha năm 2010 (do diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm từ 36.853 ha năm
2005 xuống còn 32.533 ha năm 2010). Diện tích cây lâu năm tăng từ 8.390 ha năm
2005 lên 9.119 ha năm 2010.
Bảng 6: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chủ yếu
Đơn vị: - Diện tích: ha. - Sản lượng: tấn
HẠNG MỤC 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăngbq
(%)
A. DIỆN TÍCH
I. Tổng diện tích gieo trồng
cây hàng năm
38.617 38.579 34.858 36.943 36.668 35.120
-1,9
1. Lúa cả năm
36.853 36.698 32.850 34.794 34.430 32.533
-2,5
2. Bắp 165 169 186 203 219 235
7,3
3. Khoai lang 8,2 16,3 10,3 8,1 22,4 22,2
22,0

4. Khoai mì 44 42 40 41 36,7 23,2
-12,0
5. Đậu nành 20,8 37,00 37,20 53,10 82,6 67,9
26,7
6. Đậu phọng 4 6,3 5,9 6,4 4,9 6
8,4
7. Mía 148,2 212,5 221,1 201,8 83,1 82,6
-11,0
8. Rau, đậu các loại 1.374 1.398 1.507 1.636 1.789 2.150
7,3
QHTT huyện Trà Ôn
16
II. Cây lâu năm
8.390,66 8.502,91 8.523,32 8.540,59 9.119,71 9.119,71
3,0
1. Cây ăn quả lâu năm
7.581,2 7.974,8 8.243,9 8.355,0 8.766,8 8.842,0
4,3
2. Các loại cây lâu năm khác
809,46 528,11 279,42 185,59 352,91 277,71
-13,6
B. SẢN PHẨM CHỦ YẾU (tấn)
1. Lúa
184.479 181.437 157.717 176.635 178.345 176.656
-0,9
2. Bắp
309 314 363 414 436 499
10,1
3. Khoai lang
180 378 247 213 615 610

27,6
4. Khoai mì
458 532 572 578 512 326
-6,6
5. Đậu nành
51,2 96,10 81,7 127 198 162
25,9
6. Mía
10.223,8 15.216,3
15.744,
3
14.129 5.824 5.790
-10,7
7. Rau, đậu các loại
21.499 25.582 27.900 29.786 34.573 35.200
10,4
8. Trái cây các loại
72.089 72.279 76.270 89.145 92.775 89.349
5,9
Nguồn: - Niêm giám thống kê huyện năm 2010.
- Riêng cây lâu năm theo số liệu phòng Tài nguyên & MT
Về chăn nuôi: Liên tục trong những năm qua, ngành chăn nuôi chịu tác động
của nhiều lọai dịch bệnh nguy hiểm. Do đó đàn gia súc, gia cầm tăng chậm và không
ổn định, cụ thể như sau:
- Đàn heo giảm từ 62.394 con năm 2005 xuống 56.255 con năm 2007 và tăng
lên 71.099 con năm 2010.
- Đàn gia cầm giảm từ 813.000 con năm 2005 xuống 340.000 con năm 2006 và
tăng dần lên 540.000 con năm 2010.
- Đàn bò tăng ổn định từ 9.086 con năm 2005 lên 14.535 con năm 2010.
Công tác thú y, phòng ngừa dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, lở mồm long

móng ở gia súc và heo tai xanh luôn được triển khai thực hiện tốt, hạn chế được thiệt
hại trong chăn nuôi. Việc cải tạo, nâng cao chất lượng giống và ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật mới trong chăn nuôi được thường xuyên quan tâm.
Bảng 7: Tình hình phát triển chăn nuôi
HẠNG MỤC ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng bq
(%)
I. Số lượng đàn
- Đàn trâu.
Con 24 21 22 17 23 26
1,6
- Đàn bò
Con 9.086 14.369 14.857 14.608 14.191 14.535
9,9
- Đàn dê
Con 1.807 1.578 1.357 1.270 1.150 1.050
-10,3
- Đàn heo
Con 62.394 56.796 56.255 60.975 66.485 71.099
2,6
- Gia cầm
1000
con
813 340 377 447 485 540
-7,9
QHTT huyện Trà Ôn
17
II. Sản phẩm chăn nuôi
- Thịt trâu, bò

Tấn 740 1.872 1.565 1.594 1.627 1.816
19,7
- Thịt dê
Tấn 162 144 126 115 112 102
-8,8
- Thịt heo hơi
Tấn 9.235 8.952 9.141 9.819 11.153 12.171
5,7
- Thịt gia cầm
Tấn 1.941 1.164 1.434,2 1.714 1.843 2.278
3,3
- Trứng các loại
1000
quả
35.740 15.812 18.447 23.005 25.400 27.600
-5,0
b) Thủy sản
Huyện Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ
sản, thu hút nhiều thành phần kinh tế và hộ gia đình đầu tư phát triển đa dạng các mô
hình nuôi chuyên và nuôi kết hợp trong ao, mương vườn, với trồng lúa đạt hiệu quả
kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản liên tục tăng nhanh trong
những năm qua.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng từ 3.831 tấn năm 2005
lên 15.410 tấn năm 2010. Trong đó, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng từ 2.159 tấn
năm 2005 lên 14.176 tấn năm 2010. tốc độ tăng bình quân hàng năm là 37,2%). Sản
lượng khai thác tự nhiên giảm nhẹ từ 1.312 tấn năm 2005 xuống 1.234 tấn năm 2010.
Một số mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao như: nuôi cá tra xuất khẩu ở xã
Phú Thành, Lục Sĩ Thành, Tích Thiện; nhiều mô hình lúa- cá và nuôi trong ao,
mương vườn phát triển khá. Tuy nhiên, gần đây do giá cả đầu vào tăng, giá đầu ra
giảm mạnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, thu nhập của nhiều hộ bấp bênh. Bên

cạnh đó, do ảnh hưởng của môi trường, nguồn nước và dịch bệnh nên tỷ lệ rủi ro
trong nuôi trồng thuỷ sản còn khá cao. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quan trắc môi
trường, công tác khuyến ngư, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Xử lý kịp thời những diễn biến xấu về
môi truờng và dịch bệnh.
Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển thủy sản
HẠNG MỤC ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng bq
(%)
Tổng sản lượng thủy sản Tấn
3.831 3.744 6.192 8.850
11.15
3
15.41
0
32,1
1. Sản lượng nuôi trồng tấn 2.159 2.453 5.200 5.453 9.907 14.176
45,7
Trong đó : - Cá tấn
2.154 2.448 5.197 5.450 9.905
14.17
4
45,8
- Tôm tấn 5 5 3 3 2 2
-16,7
2. Sản lượng khai thác tự nhiên
tấn
1.312 1.291 1.291 1.259 1.246 1.234
-1,2

QHTT huyện Trà Ôn
18
HẠNG MỤC ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng bq
(%)
Trong đó : - Cá tấn
1.206 1.188 1.188 1.157 1.145 1.134
-1,2
- Tôm tấn 105 103 103 102 101 100
-1,0
2. Ngành công nghiệp và xây dựng
a) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, Huyện Trà Ôn chưa được quy hoạch và đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Do đó, chưa tạo được
môi trường thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp. Hầu
hết các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện tại đều có qui mô
nhỏ, sản phẩm chất lượng thấp.
Năm 2010, huyện Trà Ôn có 1.286 cơ sở sản sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp với 2.890 lao động, bình quân một cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp có 2,25 lao động. Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
của Huyện chủ yếu là hộ cá thể, số doanh nghiệp còn rất ít.
Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 43,335 tỷ đồng
năm 2005 lên 67,23 tỷ đồng năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994), tốc độ tăng bình
quân hàng năm (giai đoạn 2006 – 2010) là 9,2%.
Sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu
dùng tại địa phương như: Xay xát lúa, nước đá cây, gạch xây dựng, khai thác cát
sông, cửa sắt, cửa nhôm, đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải nhỏ, mộc dân
dụng, nước mắm, chế biến lương thực, may mặc, dày dép, công cụ lao động
Đến nay, Huyện đã thực hiện việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng và thu hồi

đất xây dựng cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ấp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ. Tuy
nhiên, việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp chưa được
thực hiện nên khả năng thu hút các dự án đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa
bàn huyện vẫn còn gặp khó khăn.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện tập trung
chủ yếu ở nhóm ngành công nghiệp chế biến, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp còn nhỏ bé. Khả năng liên kết để mở rộng quy mô sản xuất và thị
trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Lao động phần lớn chưa được đào tạo nên năng
suất lao động chưa cao, mức đóng góp của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế
của huyện còn thấp.
QHTT huyện Trà Ôn
19
Bảng 9: Hiện trạng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
HẠNG MỤC ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốcđộ
tăng
bq
(%)
1. Tổng giá trị sản xuất
CN-TTCN (giá so sánh 1994) Tỷ đồng
43,33
5
45,58
49,28
8
54,55 61,29 67,23
9,2
- Công nghiệp khai thác
Tỷ đồng
0,855 0,915 1,012 1,050 1,132 1,210

7,2
- Công nghiệp chế biến
Tỷ đồng
42,48 44,625 48,232 53,449
60,09
8
65,945
9,2
- Công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, nước
Tỷ đồng
0,040 0,044 0,051 0,060 0,075
2. Số cơ sở sản xuất Cơ sở
687 774 971 1.098
1.220 1.286
13,4
- Công nghiệp khai thác Cơ sở
7 6 7 8
8 9
5,2
- Công nghiệp chế biến Cơ sở
680 762
958 1.084 1.206 1.270
13,3
- Công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, nước
Cơ sở
- 6 6 6
6 7
3. Lao động ngành CN-

TTCN
Người 1.707 2.124 2.395 2.712
2.820 2.890
11,1
- Công nghiệp khai thác
Người 30 44 48 55
65 73
19,5
- Công nghiệp chế biến
Người
1.677 2.074 2.340 2.651 2.748 2.810
10,9
- Công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, nước
Người 6 7 6
7 7
4. Số lao động/cơ sở
Người
2,5 2,7 2,4 2,4 2,4 2,25
5. Sản phẩm chủ yếu

- Xay xát lúa
1000 tấn
61 63 68 72 78 82
6,1
- Nước mắm
1000 lít
68 72 78 84 90 97
7,4
- Nước đá cây

1000 tấn
28,0 31,2 33,12 35,70 39,2 43,0
9,0
- Rượi trắng
1000 lít
16 18 20 21 25 26
10,2
- Bánh, bún, phở…
Tấn
76 86 99 109 131 145
13,8
- Bánh mì
Tấn
85 102 110 117 130 140
10,5
- Giày, dép bằng da
1000 đôi
320 350 380 410 430 490
8,9
- Gạch nung các loại
1000 viên
543 520 540 570 610 670
4,3
- Cửa sắt, cửa nhôm
1000m
2
4,10 4,50 5,60 5,89 6,10 6,90
11,0
- Gỗ xẻ
1000 m

3
11 13 14 15 17 18
10,4
- Giường, tủ, bàn, ghế các loại
Chiếc
216 268 312 340 390 420
14,2
- Công cụ lao động
1000 cái
11 12 16 19 24 28
20,5
- Khai thác cát sông
1000 m
3
10 15 16 19 22 25
20,1
Nguồn: Phòng Thống kê Huyện
QHTT huyện Trà Ôn
20
b) Xây dựng
Trong những năm qua, các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn Huyện
đã tăng khá. Nhiều công trình quan trọng được xây dựng như: các tuyến đường tỉnh,
đường huyện và giao thông nông thôn. Nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi
bình quân mỗi năm trên 10 tỷ đồng, đến nay đã khép kín trên trên 95% diện tích cây
hàng năm và khoảng 85% diện tích cây lâu năm. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng xã
hội được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố ở thị
trấn và nông thôn đều tăng khá.
Năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế và dân cư
trên địa bàn Huyện đạt trên 690 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,7% so tổng giá trị gia tăng
của Huyện. Do đó, giá trị sản xuất của ngành xây dựng đã tăng từ 102 tỷ đồng năm

2005 lên 240 tỷ đồng năm 2010, (theo giá so sánh năm 1994), tốc độ tăng bình quân
hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18,7%.
Giá trị gia tăng của ngành xây dựng tăng từ 32,7 tỷ đồng năm 2005 lên 67 tỷ
đồng năm 2009, ước năm 2010 đạt 76 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tốc độ
tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18,4%. Mức đóng góp của ngành
xây dựng vào tăng trưởng kinh tế của Huyện chiếm tỷ lệ khá (năm 2009 chiếm 9,0%
so tổng giá trị gia tăng của Huyện, ước năm 2010 chiếm 9,2%).
Tuy nhiên, quá trình phát triển và phân bố các công trình xây dựng theo lãnh
thổ đã hình thành từ lâu và mang tính tự phát nên việc quy hoạch cải tạo, xây dựng
lại đòi hỏi phải thực hiện theo nhiều giai đoạn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội. Cần đẩy mạnh thực hiện đầu tư theo quy hoạch xây dựng thị trấn Huyện
lỵ, đồng thời nghiên cứu điều chỉnh theo hướng khai thác lợi thế của cầu Cần Thơ và
thị xã Bình Minh sẽ được thành lập.
Bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội
đến năm 2020. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, đảm
bảo sự phát triển đô thị và nông thôn theo các tiêu chuẩn quy định của ngành xây
dựng. Trước hết là thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng nông thôn theo Thông
tư số: 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng, nhằm thực hiện các tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Các ngành dịch vụ
a) Thương mại
QHTT huyện Trà Ôn
21
Trong những năm qua, mạng lưới kinh doanh thương mại – dịch vụ đã có bước
phát triển khá, các nhóm ngành kinh doanh có chiều hướng phát triển mạnh là vật tư
nông nghiệp, vật liệu xây dựng, hàng hóa tiêu dùng. Cơ bản đáp ứng được nhu cầu
phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở kinh
doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn Huyện đều có qui mô nhỏ.
Số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ tăng từ 3.890 cơ sở năm 2005 lên

6.337 cơ sở năm 2010. Tổng số lao động kinh doanh thương mại dịch vụ tăng từ
6.546 lao động năm 2005 lên 10.870 lao động năm 2010. Số lao động bình quân trên
một cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ năm 2010 là 1,72 lao động/cơ sở.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 572 tỷ đồng năm 2005
lên 1.549 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010
là 22,0%.
Tính đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 12 chợ và 3 điểm họp chợ, bao gồm:
- 4 chợ hạng II là các chợ: Thị trấn Trà Ôn; Vĩnh Xuân; Hựu Thành; Trà Côn.
- 8 chợ hạng III là các chợ: Xuân Hiệp; Hòa Bình; Tân Mỹ; Tích Thiện; Thuận
Thới; Chợ nổi Trà Ôn; chợ Thới Hòa và chợ Lục Sĩ Thành.
- 3 điểm họp chợ là các điểm xã Thiện Mỹ; xã Phú Thành và xã Nhơn Bình.
Trong số 12 chợ nói trên, có 01 chợ thị trấn Trà Ôn đã được xây dựng kiên cố.
5 chợ xây dựng bán kiên cố là các chợ: Vĩnh Xuân; Hựu Thành; Trà Côn; Xuân Hiệp;
Hòa Bình. 6 chợ còn lại là chợ tạm.
Nhìn chung, mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện đã có bước phát triển khá,
nhưng phần lớn các chợ có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng chợ còn yếu kém, vệ sinh môi
trường còn nhiều mặt hạn chế. Nhu cầu đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các
chợ còn rất lớn. Kết quả thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ Vĩnh Xuân
từ Ban quản lý chợ sang Doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ của nhiều thành phần
kinh tế. Cần tiếp tục chuyển đổi mô hình quản lý chợ gắn với việc thực hiện chủ
trương tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng chợ.
Bảng 10: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về phát triển thương mại
HẠNG MỤC ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
2010
Tốc độ
tăng bq
(%)
1. Tổng số cơ sở kinh doanh
cơ sở 3.890 4.284 4.802 5.411 5.783 6.337

10,3
- Doanh nghiệp
cơ sở 122 126 130 155 167 180
8,1
- Hộ cá thể
cơ sở
3.768 4.158 4.672 5.256 5.616 6.157
10,3
QHTT huyện Trà Ôn
22
2. Lao động
người 6.546 7.081 7.550 8.790 9.070 10.870
10,7
- Doanh nghiệp
người 320 350 543 570 618 690
16,6
- Hộ cá thể
người
6.226 6.731 7.007 8.220 8.452
10.18
0
10,3
3. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ
tỷ đồng 572 679 840
1.044
1.270 1.549
22,0
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Trà Ôn
b) Dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin

Dịch vụ bưu chính, viễn thông trong thời gian qua cơ bản đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của huyện, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Đến
năm 2010, toàn huyện có 15 bưu cục, trong đó có 12 bưu điện văn hóa xã và 05 đại lý
bưu điện, các xã đều có trạm phát sóng BTS. Mật độ điện thoại đạt khoảng 25 - 30
máy/100 dân, tỷ lệ người sử dụng Internet chiếm 4,0 – 5,0% so dân số.
Huyện Trà Ôn có nhiều xã vùng sâu, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên lĩnh vực
dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin còn ở mức thấp so với mặt
bằng chung của tỉnh Vĩnh Long.
4. Tài chính, tín dụng
Về tài chính: Thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng từ 15,572 tỷ đồng năm
2005 lên 62,027 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 –
2010 là 31,8%, tỷ lệ thu ngân sách so với tổng giá trị gia tăng của Huyện còn ở mức
thấp (năm 2010 đạt 3,1% so với tổng giá trị gia tăng, tính theo giá thực tế).
Kinh tế huyện Trà Ôn chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa
phát triển. Do đó, nguồn thu ngân sách trên địa bàn Huyện trong những năm tới vẫn
còn ở mức rất thấp. Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn chủ yếu phải
dựa vào ngân sách cấp trên.
Chi ngân sách huyện và xã tăng từ 79,962 tỷ đồng năm 2005 lên 237,84 tỷ
đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 24,4%. Việc phân cấp quản lý
vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện chủ động
hơn trong công tác điều hành thực hiện kế hoạch, lựa chọn công trình ưu tiên đầu tư,
giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc ở cơ sở, nhất là trong xây dựng thủy lợi,
giao thông nông thôn.
Hoạt động tín dụng: Năm 2010, tổng dư nợ tín dụng của các chi nhánh ngân
hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Huyện là 451,7 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ
tín dụng ngắn hạn là 353,151 tỷ đồng; dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 101,2 tỷ
QHTT huyện Trà Ôn
23
đồng. Cơ cấu cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao, các
ngành công nghiệp và dịch vụ còn rất thấp. Năm 2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn của

khu vực nông nghiệp chiếm 82,3%; dư nợ tín dụng trung và dài hạn của khu vực
nông nghiệp chiếm 75,4%.
Ngân hàng chính sách xã hội đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các
hộ nghèo, hộ gia đình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân
tộc thiểu số và các hộ thuộc diện chính sách khác.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện trong những năm qua có
chiều hướng tăng, cơ cấu cho vay phù hợp với nhu cầu sản xuất. Trong thời gian tới,
nền kinh tế Huyện sẽ có sự chuyển dịch đáng kể, nhu cầu tín dụng sẽ tăng nhanh. Cần
tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại mở chi nhánh trên địa bàn
Huyện, đồng thời khuyến khích phát triển các quỹ tín dụng nhân dân. Nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn vay cho các thành phần kinh tế và hộ gia đình phát triển sản xuất kinh
doanh. Đồng thời giải quyết tốt các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo và tạo thêm việc làm cho người lao động.
5. Giáo dục và đào tạo
- Giáo dục mầm non: Năm học 2009- 2010, huyện Trà Ôn có 15 trường mầm
non với tổng số học sinh là 4.357 cháu, chiếm 69% so với số trẻ em trong độ tuổi từ 3
– 5 tuổi, tổng số lớp mầm non có 162 lớp, bình quân đạt 27 học sinh/lớp.
Số trẻ em đến lớp mẫu gíao tuy đã tăng khá so với những năm trước đây,
nhưng do cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường mầm non còn thiếu thốn. Do
đó, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi học mẫu giáo đến trường vẫn còn thấp, số cháu ở độ
tuổi nhà trẻ đến trường mầm non chưa đáng kể.
Tổng số giáo viên mầm non có 186 người, so với số lớp nói trên, số giáo viên
mầm non đã đáp ứng được nhu cầu học 2 buổi cho một số nơi có điều kiện. Trong
những năm tới, số học sinh mầm non còn tiếp tục tăng, đồng thời sẽ phát triển nhiều
lớp mẫu giáo học 2 buổi. Do đó, số giáo viên mầm non (mẫu giáo + nhà trẻ) đòi hỏi
phải tiếp tục tăng cả về số lượng và nâng cao chất lượng.
Nhu cầu đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các trường và điểm trường
mầm non còn rất lớn. Cần thực hiện việc lập quy hoạch cụ thể mạng lưới trường và
điểm trường có qui mô hợp lý cho từng địa bàn cơ sở. Kết hợp chặt chẽ giữa xã hội
hóa giáo dục và đầu tư xây dựng các trường công lập. Đảm bảo các điều kiện cần

thiết để tăng nhanh số lớp học 2 buổi, đi đôi với quản lý chặt chẽ về chất lượng.
QHTT huyện Trà Ôn
24
- Giáo dục phổ thông: Do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm liên tục trong
nhiểu năm nên số học sinh tiểu học đã giảm từ 11.205 học sinh năm 2005 xuống còn
11.050 học sinh năm 2010. Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã đạt mức thấp, do
đó số học sinh tiểu học đã bước vào giai đoạn tương đối ổn định.
Số học sinh trung học cơ sở đạt mức cao nhất là 10.399 học sinh (trong năm
học 2005 – 2006) và giảm xuống còn 7.948 học sinh (năm học 2009 – 2010). Trong
những năm tới, số học sinh trung học cơ sở sẽ ổn định ở mức 8.400 - 8.500 học sinh.
Số học sinh trung học phổ thông giảm từ 6.922 học sinh (năm học 2005 –
2006) xuống còn 4.962 học sinh (năm học 2009 – 2010). Trong những năm tới, số
học sinh trung học phổ thông sẽ ổn định ở mức 5.160 – 5.200 học sinh.
Năm 2010, số giáo viên tiểu học có 645 người, đảm bảo đủ cho việc mở thêm
một số lớp học 2 buổi ở những nơi có điều kiện. Số giáo viên trung học cơ sở có 543
người, đảm bảo đủ theo tiêu chuẩn qui định, đồng thời có số dư cần thiết để luân
phiên đào tạo, tăng số giáo viên trên chuẩn. Số giáo viên trung học phổ thông có 334
người so với số lớp hiện có là 135 lớp, đã đảm bảo đủ theo tiêu chuẩn qui định. Cần
có thêm tỷ lệ thích hợp để thay thế luân phiên đào tạo tăng số giáo viên trên chuẩn,
nhất là đối với trường chất lượng cao.
Các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn Huyện đã đảm bảo cho số học
sinh không đủ điều kiện đến trường phổ thông được tiếp tục đi học bổ túc văn hóa và
đào tạo nghề phổ thông. Tuy nhiên, việc thực hiện xã hội hóa phát triển giáo dục còn
nhiều mặt hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển giáo
dục và xây dựng xã hội học tập theo chủ trương đổi mới về phát triển giáo dục.
- Về cơ sở vật chất ngành giáo dục: Năm học 2009–2010, huyện Trà Ôn có
67 trường mầm non và phổ thông, bao gồm: 15 trường mầm non, 33 trường tiểu học,
14 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông. Tổng số phòng học và
phòng chức năng các cấp trên địa bàn Huyện có 799 phòng, bao gồm: 141 phòng
mầm non, 355 phòng tiểu học, 187 phòng trung học cơ sở và 116 phòng trung học

phổ thông. Trong đó tỷ lệ phòng đã được đầu tư kiên cố hóa chiếm trên 36%, còn lại
là phòng cấp 4. Nhu cầu đầu tư xây thay thế số phòng cấp 4 đã xuống cấp và cải tạo,
nâng cấp các trường phổ thông và mầm non còn rất lớn.
Hiện trạng phân bố các trường và điểm trường trên địa bàn huyện tương đối
hợp lý theo các cụm và tuyến dân cư, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình
kiên cố hóa trường lớp học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, còn
một số ít điểm trường tiểu học và mầm non qui mô quá nhỏ, phân bố chưa hợp lý, cần
QHTT huyện Trà Ôn
25

×