Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Dự án sức khỏe sinh sản:Sáng tạo Chất lượng Tiếp cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 20 trang )

Dự án sức khỏe sinh sản:

Sáng tạo – Chất lượng – Tiếp cận

DỰ ÁN SỨC KHỎE
SINH SẢN



Nội dung
1 Giới thiệu chung .........................................................................................................1
2 Kết quả dự án ................................................................................................................2
2.1 Chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) đã được
cải thiện một cách đáng kể và được thể chế trong hệ thống y tế ...............2
2.2 Đa dạng hóa nhiều dịch vụ chăm sóc SKSS mới ..................................................7
2.3 Nhiều phương pháp và kỹ thuật mới trong chăm sóc SKSS của dự án
đã được Bộ Y tế phê chuẩn và áp dụng rộng rãi trên cả nước.........................8
2.4 Thể chế hóa mạng lưới đào tạo lâm sàng trong lĩnh vực chăm sóc SKSS
mang tính quy mô và bền vững.................................................................................9

3 Các chiến lược thực hiện ..............................................................................11
3.1 Xây dựng và kiện toàn các mối quan hệ đối tác chiến lược được gắn
kết hữu cơ trong tổng thể hệ thống y tế..............................................................11
3.2 Chủ động xây dựng và củng cố các mối quan hệ đối tác nhằm nâng
cao năng lực và khả năng làm chủ dự án của các đối tác...............................12
3.3 Thực hiện phương pháp đào tạo chặt chẽ, trong đó bao gồm đào tạo
kỹ năng và hệ thống theo dõi, giám sát hỗ trợ sau đào tạo..........................13
3.4 Hỗ trợ tổ chức quản lý và trang thiết bị, cơ sở vật chất gắn với những
mục tiêu đào tạo và chăm sóc chất lượng cao...................................................13
3.5 Hỗ trợ kỹ thuật theo nhu cầu thực tế của đối tác với chất lượng cao .......14
3.6 Thử nghiệm nghiêm túc các sáng kiến mới cùng với việc đánh giá


kịp thời..............................................................................................................................14
3.7 Vận động chính sách để đảm bảo tính bền vững cho các kết quả của
dự án và nhân rộng những phương thức hiệu quả..........................................15

4 Kết luận và một số thách thức phía trước .............................15

c



1

Giới thiệu chung
Tài liệu này là bản tóm lược những kinh nghiệm và những bài học quí báu rút ra từ quá trình triển
khai Dự án Sức khỏe sinh sản (SKSS), một dự án được hình thành từ sự hợp tác giữa Bộ Y tế và ba tổ
chức phi chính phủ quốc tế –gồm Pathfinder International, EngenderHealth (khi đó là AVSC) và IPAS.
Pathfinder trở thành đối tác quản lý dự án chính từ năm 1999.
Dự án này có nhiều điểm đặc biệt được thể hiện qua sự cam kết và tài trợ liên tục của Đại sứ quán
Vương quốc Hà Lan trong suốt 12 năm và một quỹ tài trợ tư nhân của Mỹ trong 16 năm liên tục. Trong
giai đoạn 2008-2009, dự án tiếp tục được hai nhà tài trợ mới hỗ trợ là – Quỹ Ford và The Atlantic
Philanthropies – để hoàn tất những mục tiêu cụ thể, bổ trợ cho dự án. Nay dự án bước vào giai đoạn
kết thúc, với tài liệu này chúng tôi hy vọng có thể chia sẻ những bài học mà các bên tham gia đã rút ra
và đúc kết từ hai cuộc đánh giá độc lập được tiến hành vào năm 2008/9 và 2010.
Năm 1994 khi Dự án SKSS bắt đầu được triển khai, Việt Nam vừa thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn
nhiều mặt trước đó. Vào thời điểm này mọi dịch vụ chăm sóc SKSS do hệ thống nhà nước cung cấp,
tuy trải rộng nhưng thiếu thốn về trang thiết bị và xuống cấp về cơ sở vật chất. Các dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình có sẵn tại các cơ sở y tế, tuy nhiên lại quá chú trọng đến một số ít các phương pháp có
tác dụng tránh thai dài hạn. Kỹ thuật phá thai lỗi thời, các biện pháp xử lý phòng chống nhiễm khuẩn
yếu kém, việc tư vấn không được coi là một dịch vụ cơ bản trong gói dịch vụ, khách hàng chưa lập gia
đình có nhu cầu nhưng khó tiếp cận với dịch vụ tại hầu hết các cơ sở chăm sóc SKSS. Chính trong bối

cảnh đó , Dự án SKSS được triển khai với mục tiêu là tăng cường chất lượng và đa dạng hóa các loại
hình dịch vụ chăm sóc SKSS cho người dân trong hệ thống y tế công.
Nếu tính từ thời điểm ban đầu khi dự án tập trung vào các Trung tâm Chăm sóc SKSS tại bốn tỉnh, thì
trong suốt chiều dài hoạt động của mình sau đó, dự án đã tiếp cận được gần 2.000 cơ sở chăm sóc
SKSS (bao gồm các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh, quận/huyện và phường/xã) ở
17 tỉnh/thành trên khắp cả nước. Dự án đã kết hợp giữa các hoạt động đào tạo lâm sàng và đào tạo
quản lý với việc xây dựng kế hoạch chiến lược và vận động chính sách để đảm bảo việc cải thiện hệ
thống y tế đạt được sự bền vững lâu dài ở tuyến tỉnh. Hỗ trợ chính sách từ phía Bộ Y tế đã cho phép
những thành quả cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án được áp dụng và nhân rộng
trên toàn hệ thống chăm sóc SKSS tại 63 tỉnh thành trong cả nước.
Với thiết kế gồm 4 giai đoạn mang tính đặc thù, mỗi giai đoạn được xây dựng từ chính những thành
công của giai đoạn trước đó, dự án đã tận dụng triệt để những kinh nghiệm có được để định hướng
phát triển cho những hoạt động tương lai. Những kết quả tiêu biểu của dự án có thể nêu ra là:
• Chất lượng các dịch vụ chăm sóc SKSS đã được cải thiện một cách rõ rệt và được đưa vào áp dụng
chung trong hệ thống y tế nhà nước.
• Nhiều dịch vụ chăm sóc SKSS mới được cung cấp cho khách hàng.
• Nhiều phương pháp và kỹ thuật mới trong chăm sóc SKSS của dự án đã được Bộ Y tế phê chuẩn và
chia sẻ để áp dụng rộng rãi trên cả nước.
• Mạng lưới đào tạo lâm sàng bền vững trong lĩnh vực chăm sóc SKSS đã được thể chế hóa.
Để đạt được những thành quả trên, dự án đã dựa vào 7 chiến lược liên đới. Thông qua việc triển khai
những chiến lược này mà những bài học kinh nghiệm đã được rút ra, từ đó giúp định hướng cho việc
xây dựng các chương trình y tế trong tương lai của Việt Nam. Những chiến lược này bao gồm:
• Xây dựng và kiện toàn các mối quan hệ đối tác chiến lược gắn kết hữu cơ trong tổng thể hệ thống y tế.
• Chủ động xây dựng và củng cố các mối quan hệ đối tác nhằm nâng cao năng lực và khả năng làm
chủ dự án của các đối tác.
• Thực hiện phương pháp đào tạo chặt chẽ bao gồm đào tạo kỹ năng cùng hệ thống giám sát hỗ trợ
sau đào tạo.
1



• Hỗ trợ tổ chức quản lý và trang thiết bị, cơ sở vật chất gắn với những mục tiêu đào tạo và chăm sóc
chất lượng cao.
• Hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của đối tác với chất lượng cao.
• Thử nghiệm nghiêm túc các sáng kiến mới cùng việc đánh giá kịp thời.
• Vận động chính sách để đảm bảo tính bền vững cho các kết quả dự án và nhân rộng những
phương thức hiệu quả.
Tổng ngân sách của dự án xấp xỉ 20 triệu đô la, tương đương khoảng 1,25 triệu đô la/năm trong suốt
16 năm liên tục. Kinh phí dành cho đối tác tuyến tỉnh dao động từ 10.000 – 65.000 đô la/năm. Từ năm
2007, các đối tác đối ứng khoảng 24% tổng kinh phí hàng năm cho các hoạt động đào tạo và vật tư
tiêu hao vốn trước đây do dự án chi trả.
Nay dự án đến giai đoạn kết thúc, tài liệu này cũng mong muốn đưa ra một số góc nhìn trước những
thách thức trong lĩnh vực SKSS ở Việt Nam.

2

Kết quả dự án

2.1 Chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS đã được cải thiện một cách đáng
kể và được thể chế trong hệ thống y tế.
Dự án SKSS tập trung vào các hoạt động hỗ trợ về mặt lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
chăm sóc tại tuyến tỉnh, quận/huyện và phường/xã. Các cơ sở y tế được dự án hỗ trợ đã có những
thay đổi rõ rệt , từ việc nâng cấp phòng ốc, điều chỉnh lại hợp lý luồng khách hàng tạo sự thoải mái
và riêng tư cho khách hàng, đến việc tiếp nhận những trang thiết bị cơ bản như nồi hấp, máy hấp khô,
đèn khám phụ khoa và các dụng cụ thăm khám có chất lượng cao. Trong suốt thời gian hoạt động của
mình, dự án đã đào tạo gần 11.000 cán bộ, nhân viên trong các khóa đào tạo, trong đó khoảng 10.300
người được đào tạo về lâm sàng (như chăm sóc SKSS toàn diện, phòng chống nhiễm khuẩn,tư vấn
kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), dịch vụ lâm sàng,phá thai an toàn, dự phòng, tư vấn và xét nghiệm
HIV...); khoảng 300 người được đào tạo về các nội dung quản lý (lập kế hoạch chiến lược,vận động
chính sách,truyền thông thay đổi hành vi,tiếp thị xã hội ...); và khoảng 350 người được đào tạo trở
thành những giảng viên nguồn. Dự án đặt ưu tiên vào một số lĩnh vực lâm sàng như phòng chống

nhiễm khuẩn, tư vấn, KHHGĐ, làm mẹ an toàn, phá thai an toàn. Dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên
(DVTTTTN), và các dịch vụ dự phòng, tư vấn và xét nghiệm HIV đã được bổ sung thêm theo thứ tự kể
từ năm 2004 và 2008.
Chất lượng chăm sóc ban đầu được giám sát
định kỳ thông qua các chuyến giám sát và theo
dõi sau đào tạo từ cơ quan quản lý tuyến trên
của cơ sở y tế. Về sau, khi dự án đạt được những
nền tảng căn bản, hoạt động này được thực hiện
thông qua công tác giám sát lồng ghép trong
nội bộ cơ sở đã được thể chế hóa sau khi dự án
áp dụng thí điểm thành công. Đánh giá chiến
lược dự án giữa kỳ tiến hành năm 2000-2001
nhận xét đây là “những thành tựu vượt bậc về
chất lượng chăm sóc” (Kane et al., 2002) và trong
đánh giá năm 2008-2009 đã ghi nhận “vào cuối
giai đoạn I và bắt đầu giai đoạn II, từ 95% đến
100% các cơ sở đã được tập huấn trong các tỉnh
dự án đã tuân thủ đúng quy trình vô khuẩn”. Đến
Giám sát lồng ghép vì chất lượng chăm sóc: giám sát viên hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ y tế tại cơ sở

2


Tư vấn lồng ghép về các biện pháp tránh thai

năm 2000, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các cơ sở do dự án hỗ trợ đã giảm tới mức không đáng
kể” (Kline et al., 2010).
đánh giá cuối dự án, thực hiện năm 2010, cũng đã khẳng định tiêu chuẩn cao trong chất lượng chăm
sóc của hệ thống chăm sóc SKSS tại các tỉnh dự án. Nhóm chuyên gia đánh giá đã trực tiếp quan sát
186 ca tại 9 tỉnh thành và đưa ra kết quả rằng trên 90% các dịch vụ được cung cấp cho khách hàng

theo đúng Hướng dẫn quốc gia. Những quan sát này được tiến hành ở các dịch vụ khác nhau như
tư vấn về các nội dung SKSS, thăm khám phụ khoa, thăm khám tiền sản, sàng lọc các nhiễm khuẩn
đường sinh sản, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, nghiệm pháp axit acetic, phá thai bằng thuốc, phá
thai bằng bơm hút chân không, đặt dụng cụ tử cung, theo dõi chuyển dạ, xử trí và đỡ đẻ thường. Tài
liệu truyền thông, tờ rơi, sách hướng dẫn luôn sẵn có tại các cơ sở dự án (Ozek et al., 2010).
Bản đánh giá cũng ghi nhận rằng tại những Trung tâm Chăm sóc SKSS của dự án, công tác tư vấn HIV/
AIDS “tuyệt đối tôn trọng tính riêng tư và quyền của khách hàng”. Nhân viên tư vấn cung cấp thông tin
tư vấn cho các cặp vợ chồng theo đúng qui định, đồng thời thực hiện xét nghiệm nhanh nếu khách
hàng đồng ý. Hoạt động cũng như chất lượng của công tác tư vấn HIV/AIDS tại các cơ sở chăm sóc
SKSS của dự án là một điểm đặc biệt, vì các chương trình HIV/AIDS thường chỉ tập trung vào mạng
lưới các trung tâm y tế dự phòng của nhà nước mà chưa được lồng ghép vào các hoạt động chăm
sóc SKSS. Tất cả các Trung tâm Chăm sóc SKSS của dự án đều có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn
cũng như những dịch vụ xét nghiệm có chất lượng cao cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn được đào
tạo bài bản, các dịch vụ lồng ghép giữa chăm sóc SKSS và HIV/AIDS là hoàn toàn thích hợp và hiệu
quả. Những khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV dương tính sẽ được chuyển sang tuyến cao hơn
để được chăm sóc và điều trị.
“Trước đây, trước khi có tập huấn của dự án SKSS, chỉ độ 45% khách hàng đến phá thai chấp nhận sử
dụng một biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Đến nay, khi áp dụng cách tiếp cận mới và với kỹ năng tư
vấn tốt, đã có tới 85% khách hàng sau phá thai đã chấp nhận sử dụng một biện pháp tránh thai trước
khi rời cơ sở y tế. Để đạt được kết quả này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ, hướng dẫn kỹ năng tư vấn
chi tiết và phải làm cho nhân viên thay đổi thái độ với khách hàng. Chính nhân viên tư vấn cũng phải
thay đổi cách nhìn nhận chưa đúng về một số biện pháp tránh thai, ví dụ như việc đặt vòng sẽ gây nhức
đầu chẳng hạn. Số lượng phá thai đã giảm từ 600 ca một tháng xuống còn 600 ca một quý nhờ hoạt
động tư vấn hiệu quả và nhờ số khách hàng sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gia tăng lên.”
Cán bộ y tế tại Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Quảng NinhI
3


Tỉ lệ cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp tránh
thai và tỉ lệ chấp nhận sử dụng biện pháp tránh

thai sau phá thai là hai chỉ số chính được sử dụng
để theo dõi và đánh giá định kỳ chất lượng dịch
vụ chăm sóc SKSS trong suốt thời gian thực hiện
dự án. Chỉ số chấp nhận các biện pháp tránh thai
giúp đánh giá chất lượng dịch vụ hiệu quả vì
nó giúp xác định mức độ tự do của khách hàng
trong việc lựa chọn bất kỳ một biện pháp tránh
thai nào đó theo ý muốn của mình. Nếu các con
số nghiêng hẳn về một hoặc hai loại phương tiện
tránh thai nào đó thì điều này có nghĩa hoặc cơ sở
y tế đó không có sẵn nhiều biện pháp tránh thai
khác nhau hoặc người cung cấp dịch vụ hay người
quản lý cơ sở đó đã tác động thiện lệch đến sự lựa
chọn của khách hàng. Vào giữa những năm 1990
khi dự án bắt đầu hoạt động, trên cả nước chỉ có
khoảng trên dưới 10% trong số khách hàng kế
hoạch hóa gia đình sử dụng các biện pháp tránh
thai ngắn hạn (thuốc uống tránh thai, thuốc tiêm,
bao cao su).
Đúc kết từ kinh nghiệm của dự án người ta thấy
rằng các đối tác đã tiến hành nhiều nỗ lực nhằm
Cán bộ y tế tại phòng dịch vụ Dấu hỏi xanh,
mở rộng các loại hình tránh thai cho khách hàng
Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Quảng Ninh
lựa chọn. Trong khi dụng cụ tử cung hiện vẫn là
một phương tiện KHHGĐ được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất, cũng đã có nhiều phụ nữ đã chọn
sử dụng thuốc tiêm, bao cao su và viên uống tránh thai kết hợp.
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp
tránh thai năm 1995
(%)


17.9

0.7
0.1

5.2
63.5

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp
tránh thai năm 2010
(%)
Đặt DCTC
Viên tránh thai kết hợp
Viên uống tránh thai chỉ có Progestin
Thuốc tiêm tránh thai
Viên tránh thai khẩn cấp
Thuốc cấy tránh thai
Bao cao su
Triệt sản nữ
Triệt sản nam

17.5
40.3
29.7

0.7

8.5
1.3


1.5

Tỉ lệ khách hàng chấp nhận biện pháp tránh thai sau phá thai cũng được dự án theo dõi chặt chẽ vì
đây là chỉ số phản ánh chất lượng chăm sóc. Lý do là để có được tỉ lệ cao cần phải có kỹ năng tư vấn
hiệu quả và khi khách hàng chấp nhận một biện pháp tránh thai có nghĩa là họ sẽ ít khả năng phải
quay lại để tái phá thai. Ngoài ra, chỉ số này còn cho thấy việc đã tổ chức lồng ghép cung cấp các dịch
vụ một cách toàn diện thay vì cung cấp dịch vụ chăm sóc một cách rời rạc và thiếu hệ thống (lồng
ghép dịch vụ phá thai và kế hoạch hóa gia đình).

4


Tỉ lệ chấp nhận một biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau phá thai của khách hàng được thể hiện ở
biểu đồ bên dưới. Theo kết quả đánh giá dự án năm 2008-2009, tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
sau phá thai ở 8 tỉnh đối tác lâu năm của dự án có nhiều cải thiện khả quan nếu so sánh con số từ năm
1999 đến năm 2002 và từ 2002 đến 2007. Năm 2007, năm trong tổng số 8 tỉnh dự án bao gồm Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, An Giang và Cần Thơ đã báo cáo trên 90% khách hàng phá thai chấp
nhận sử dụng các biện pháp tránh thai ngay sau phá thai.
Tỷ lệ chấp nhận BPTT sau phá thai tại 8 tỉnh Dự án, 1999-2010
120
100
80
1999
2002
2007
2010

60
40

20
0
Hà Nội

Vĩnh
Phúc

Quảng
Ninh

Huế

TP HCM An Giang Cần Thơ Sóc Trăng

Chất lượng dịch vụ chăm sóc được cải thiện là nguồn động viên mạnh mẽ và tích cực cho các nhà
quản lý và người cung cấp dịch vụ. Cán bộ, công nhân viên các Trung tâm hãnh diện với dịch vụ chăm
sóc có chất lượng và được cải thiện tốt của cơ sở và tự hào vì được các cơ quan cấp trên và dự án khen
ngợi. Trong những năm qua, nhiều Trung tâm Chăm sóc SKSS đối tác của dự án đã nhận được cờ và
bằng khen của Bộ Y tế trao tặng vì thành tích hoạt động xuất sắc, một số Trung tâm thậm chí còn
nhận được nhiều lần. Ngoài ra, hai Trung tâm đối tác của dự án còn nhận được Huân chương Lao động
(hạng 3) do Nhà nước trao tặng vì đạt thành tích đặc biệt trong công tác chăm sóc SKSS cho người dân
và hai Trung tâm được Thủ tướng khen ngợi.
“Trước khóa tập huấn tại Huế, tôi chỉ có thể tư vấn cho khách hàng sử dụng vòng tránh thai cho
KHHGĐ, xong giờ đây tôi đã biết đến các biện pháp khác mà tôi có thể liệt kê ra cho họ lựa chọn. Làm
được như vậy, tôi cảm thấy khách hàng tôn trọng tôi hơn và họ cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng
biện pháp tránh thai.”
Thảo luận nhóm với người cung cấp dịch vụ tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình – Cán bộ đã tham
gia khóa tập huấn do Trung tâm Chăm sóc SKSS Thừa Thiên - Huế tổ chức (2009)

“Trước khóa tập huấn tại Vĩnh Phúc, chúng tôi chỉ có thể sử dụng bơm hút thai một van và tôi cũng

không thể tự làm việc này được mà chỉ giúp cho bác sỹ thực hiện. Sau khóa tập huấn, cơ sở của tôi
làm được dịch vụ phá thai với bơm hai van và bản thân tôi cũng làm được một cách thành thục.”
Thảo luận nhóm với cán bộ cung cấp dịch vụ SKSS huyện Võ Nhai, Thái Nguyên,
cán bộ đã tham gia khóa tập huấn do Trung tâm Chăm sóc SKSS Vĩnh Phúc tổ chức (2009)

5


Chất lượng chăm sóc tốt đã làm tăng lượng khách hàng ở hầu hết các Trung tâm Chăm sóc SKSS. Xu
hướng này đúng với các cơ sở tuyến tỉnh cũng như tuyến quận/huyện và phường/xã. Kết quả báo
cáo định kỳ về số lượng khách hàng đến thăm khám (tính theo số lượt thăm khám) cho thấy sự gia
tăng rõ rệt trong giai đoạn từ 1995 – 2010.
Tổng số lượt khách hàng nhận dịch vụ lũy tích (1995-2010)
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Trung bình số lượt khách hàng nhận dịch vụ của một Trung tâm CSSKSS
tính theo số năm thực hiện dự án

30,000
25,000
20,000
15,000
10,000

5,000

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17

Số năm thực hiện Dự án

Ngoài việc lập và theo dõi số liệu để phục vụ công tác báo cáo cho dự án, các Trung tâm Chăm sóc
SKSS và các bệnh viện huyện còn thường xuyên thu thập chỉ số hài lòng của khách hàng sau khi nhận
dịch vụ để đánh giá quan điểm của khách hàng về chất lượng chăm sóc của cơ sở mình. Chỉ số hài
lòng của khách hàng đối với các dịch vụ tại các cơ sở y tế này được thu thập thông qua bảng câu hỏi
có thang điểm từ 1 đến 5 (một là thấp nhất và 5 là cao nhất), được đánh giá trên 6 lĩnh vực: mức độ
6



hài lòng chung, thời gian chờ đợi, mức độ sạch sẽ của cơ sở, thái độ của nhân viên y tế, thời gian được
thăm khám và chăm sóc và cuối cùng là mức độ riêng tư. Chỉ số hài lòng của khách hàng liên tục ở
mức độ cao cũng góp một phần không lớn lắm trong công tác phân tích dữ liệu định tính và chỉ số
này dao động trong khoảng 4.3 – 4.8. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả đó là những thông tin này
chính là nguồn dữ liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định, rõ ràng công tác theo
dõi chỉ số hài lòng của khách hàng thường xuyên, định kỳ đã thể hiện rất rõ cam kết của cơ sở đối với
chất lượng chăm sóc lấy khách hàng làm trọng tâm.
“Đây là lần đầu tiên em có thể được nói chuyện được như thế này. Em không nghĩ là các thông tin
này sẽ được cung cấp tại đây. Em chỉ nghĩ là em đến đây để làm thủ thuật như ở bao bệnh viện khác.
Ngay cả ở phòng khám tư nhân, họ cũng không tư vấn như thế này.”
Khách hàng phá thai 20 tuổi ở Hà Nội

2.2 Đa dạng hóa nhiều dịch vụ chăm sóc SKSS mới
Ngoài việc cải thiện nhóm các dịch vụ chăm sóc SKSS căn bản, Dự án còn đóng vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ Bộ Y tế đưa ra nhiều loại hình dịch vụ và kỹ thuật chăm sóc SKSS mới vào hệ thống chăm sóc
SKSS tại Việt Nam. Ngay từ thời kỳ đầu, với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức Ipas, Dự án đã đưa kỹ thuật hút
thai chân không bằng tay sử dụng bơm Karman một cách hệ thống nhằm thay thế cho kỹ thuật nong,
nạo đối với thai dưới 3 tháng tuổi. Công tác tư vấn và cung cấp dịch vụ phá thai là một phần không
thể tách rời trong chương trình đào tạo chăm sóc SKSS toàn diện mà dự án đã cung cấp. Ban đầu bơm
Karman được dự án tài trợ, nhưng vào các giai đoạn sau, được sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh,
nguồn kinh phí này được lấy từ ngân sách của tỉnh. Trong lần đánh giá giữa kỳ thực hiện năm 2000,
chất lượng dịch vụ phá thai của các cơ sở y tế do dự án hỗ trợ đã được đánh giá cao. Tương tự, sau khi
Bộ Y tế đồng ý cho áp dụng biện pháp phá thai bằng thuốc vào năm 2003, dự án cũng là một trong
những tổ chức tiên phong trong việc đưa kỹ thuật này vào áp dụng tại các tỉnh dự án.
Việc thiết kế, xây dựng mô hình dịch vụ thân
thiện thanh thiếu niên (DVTTTTN) và hoạt động
tư vấn và xét nghiệm tự nguyện cũng là những
đóng góp đáng kể mà dự án đã mang lại. Cả hai

dịch vụ này được xây dựng trên nền tảng vững
chắc của hoạt động tư vấn có chất lượng cao của
các cơ sở y tế đã được dự án hỗ trợ trước đó.
Đến đầu năm 2004, dự án SKSS đã tiên phong
trong việc đưa mô hình DVTTTTN vào trong
chuỗi dịch vụ chăm sóc. Mô hình này được đưa
ra dựa trên nguyên tắc tư vấn và cung cấp dịch
vụ SKSS không kỳ thị, không phân biệt đối tượng
khách hàng kèm theo sự bảo mật và nặc danh
cho khách hàng là vị thành niên. Mô hình đồng
thời thực hiện các hoạt động tiếp cận trường
học, cửa hàng thuốc tây, nhà sách, trung tâm sinh
hoạt cộng đồng và thông qua các hoạt động tiếp
thị xã hội và báo đài để quảng bá cho dịch vụ.
Các DVTTTTN lần đầu tiên được triển khai tại
6 cơ sở y tế của 3 tỉnh dự án. Trong bước đi thử
nghiệm, những dịch vụ này được triển khai tại
các cơ sở y tế tuyến tỉnh, quận/huyện và phường/
xã. Dựa vào cuộc đánh giá độc lập do Hội đồng
Các tình nguyện viên tiếp thị xã hội tại Câu lạc bộ Dấu hỏi xanh, TP Hồ Chí Minh

7


dân số tiến hành năm 2007, Bộ Y tế đã chấp thuận cho mô hình được triển khai rộng khắp tại 17 tỉnh
dự án, đến cuối năm 2010, 29 cơ sở y tế do dự án hỗ trợ tại 17 tỉnh đã triển khai DVTTTTN. Số liệu
thống kê tại riêng 8 tỉnh dự án lâu năm cho thấy trung bình một cơ sở tiếp nhận 2.342 lượt khách
hàng vị thành niên mỗi năm và do vậy tổng số lượt vị thành niên nhận dịch vụ chăm sóc SKSS tích lũy
khoảng 75.000.
Số lượt khách hàng vị thành niên/thanh niên

tại các cơ sở DVTTTTN của 8 tỉnh lâu năm
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2006

2007

2008

2009

2010

Sau cùng, với mong muốn tiếp tục mở rộng phạm vi của dịch vụ chăm sóc SK tình dục và cải thiện
sự đồng bộ trong hệ thống cung ứng dịch vụ, dự án đã đưa thêm dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự
nguyện vào tuyến tỉnh và tuyến quận/huyện trong năm 2009. Việc lồng ghép những dịch vụ mới này
nằm trong cam kết của Bộ Y tế đưa ra các gói dịch vụ chăm sóc SKSS toàn diện, và thừa nhận HIV là
một vấn đề cần được ưu tiên cao, cũng như thừa nhận mạng lưới chăm sóc SKSS có thể đóng vai trò
bổ trợ trong việc triển khai và cung cấp dịch vụ này. Với kinh nghiệm sẵn có trong các hoạt động đào
tạo và cung cấp dịch vụ, cùng với cam kết tư vấn đạt chất lượng cao, dự án đã có khả năng lồng ghép
nhanh chóng các dịch vụ này vào trong hệ thống chăm sóc SKSS.

2.3 Nhiều phương pháp và kỹ thuật mới trong chăm sóc SKSS của dự
án được Bộ Y tế phê chuẩn và áp dụng rộng rãi trên cả nước.
Những thành tựu của dự án ở cấp tỉnh đã được công nhân và nhân rộng thông qua các sáng kiến

chính sách của Bộ Y tế. Đặc biệt, sau khi tính hiệu quả của phương pháp hay kỹ thuật được chứng
minh ở cấp tỉnh, dự án SKSS đã cùng Bộ Y tế và các đối tác phát triển quốc tế biến những kết quả đó
thành các chính sách hay các hướng dẫn kỹ thuật cấp quốc gia về chăm sóc SKSS. Dự án đã hỗ trợ Bộ
Y tế trong việc phê duyệt và đưa vào sử dụng trên toàn quốc một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật dưới
đây sau khi đã được dự án xây dựng và thực hiện thí điểm:

Tài liệu đào tạo về Giám sát lồng ghép vì chất lượng chăm sóc SKSS: Đây là một
phương pháp giám sát được xây dựng và thử nghiệm tại 8 tỉnh dự án. Phương pháp giám sát lồng
ghép thực sự phát huy hiệu quả vì có khả năng giúp nhân viên cung cấp dịch vụ liên tục nâng cao
chất lượng chăm sóc thông qua rèn luyện kỹ năng hướng dẫn thảo luận trong các cuộc họp; sử dụng
bảng kiểm để quan sát người cung cấp dịch vụ; sử dụng số liệu thống kê để xác định vấn đề; phỏng
vấn khách hàng sau khi nhận dịch vụ; cùng nhau lập kế hoạch hành động và giải quyết vấn đề ưu tiên;
sử dụng phương pháp phản hồi mang tính xây dựng và cầm tay chỉ việc khi cần. Bộ Y tế đã phê duyệt
tài liệu này cho sử dụng trên cả nước trong năm 2005.
8


Chương trình đào tạo giảng viên cơ bản và nâng cao: Đây là chương trình được xây dựng

và sử dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án nhằm mục đích đào tạo giảng viên lâm sàng. Chương
trình cũng đã được Bộ Y tế phê duyệt trong năm 2009.

Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo liên tục ngành y tế về chăm sóc SKSS: Đây là tài

liệu cung cấp chi tiết những yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với cơ sở đào tạo liên tục, trong đó bao gồm
quy định về phòng ốc, trang thiết bị giảng dạy, quy định ứng xử với khách hàng và để bổ sung cho
Thông tư số 07/2008/TT-Bộ Y tế cuả Bộ Y tế. Tài liệu cũng đưa ra những tiêu chuẩn về mặt sư phạm
cần thiết trong đào tạo, nhấn mạnh đến phương pháp đào tạo có sự tham gia tích cực của người học,
cân bằng giữa giờ lý thuyết và giờ thực hành kỹ năng. Hướng dẫn còn nêu rõ các quy định về việc các
giảng viên của cơ sở phải được chứng nhận kỹ năng giảng dạy và kỹ năng lâm sàng .

Ngoài ra, một số hướng dẫn kỹ thuật sau đã được Bộ Y tế ban hành với những kinh nghiệm của dự án:

Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS: Bộ hướng dẫn này áp dụng những
thực hành chuẩn của dự án trong các phần khống chế nhiễm khuẩn, tư vấn khách hàng, các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, điều trị các nhiễm khuẩn đường sinh dục và một số
chủ đề khác.

Tài liệu đào tạo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS: Tương tự những đề
tài lồng ghép trong chương trình đào tạo của dự án, bộ tài liệu này cũng bao gồm những nội dung đã
nêu trên cộng thêm nội dung chăm sóc SKSS cho vị thành niên.
Hướng dẫn quốc gia về việc cung cấp các dịch vụ SKSS thân thiện thanh thiếu
niên: Những kinh nghiệm đi đầu của dự án trong việc triển khai các dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện
với thanh thiếu niên đã được đưa vào Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên
được Bộ Y tế ban hành năm 2007.

2.4 Thể chế hóa mạng lưới đào tạo lâm sàng bền vững trong lĩnh vực
chăm sóc SKSS
Một thành tựu rất đáng tự hào nữa của dự án SKSS
là việc mạng lưới đào tạo liên tục về SKSS tuyến
tỉnh do dự án hỗ trợ là mạng lưới đầu tiên được Bộ
Y tế thể chế hóa. Trước khi mạng lưới đào tạo này
ra đời, chỉ hai bệnh viện phụ sản đầu ngành được
công nhận là cơ sở đào tạo về SKSS. Tuy nhiên, các
chương trình đào tạo của các bệnh viện này vừa
quá dàn trải và vừa thiếu hụt nguồn lực.

Hướng dẫn kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh tại Trung tâm Chăm sóc SKSS Quảng Ninh

Những nỗ lực của dự án trong việc hỗ trợ để công
nhận giảng viên và công nhận các cơ sở đào tạo

rất phù hợp với chủ trương của Bộ Y tế trong
quá trình xây dựng Luật khám bệnh, chữa bệnh
(2008-2009). Luật này ra đời nhằm tạo cơ sở pháp
lý chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân thông
qua việc quản lý người hành nghề và tăng cường
thực thi quyền người bệnh. Các nội dung quan
trọng của Luật này bao gồm các quy định về cấp
chứng chỉ hành nghề, đào tạo liên tục đối với cán
bộ nhân viên y tế, giải quyết các vấn đề khiếu nại,
tố cáo. Pathfinder nhận ra khả năng đóng góp
9


của dự án cho việc này bằng việc thiết lập một
hệ thống đào tạo liên tục về SKSS, qua đó năng
lực và chất lượng đào tạo của giảng viên dự án
sẽ được công nhận và thể chế hóa theo quy định
của Luật. Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề
cũng như yêu cầu về việc đào tạo liên tục là động
lực cho việc tiếp tục công tác đào tạo lâm sàng
trong chăm sóc SKSS mà đã được dự án hỗ trợ
phát triển.
Khung chính sách liên tục phát triển như vậy đã
tạo cơ hội để duy trì các thành tựu đáng kể của
dự án trong việc thiết lập mạng lưới đào tạo chất
lượng cao về SKSS. Những thành tựu này bao
gồm việc xây dựng một đội ngũ giảng viên lâm
sàng tay nghề cao, có đủ năng lực cung cấp các
khóa đào tạo về các nội dung SKSS, hỗ trợ việc
xây dựng các hướng dẫn quốc gia và chương

trình đào tạo về chăm sóc SKSS, xây dựng cơ sở
hạ tầng cho công tác đào tạo (cơ sở vật chất và
trang thiết bị). Việc công nhận mạng lưới đào tạo SKSS là cách thức để Bộ Y tế và các cơ quan chức
năng tuyến tỉnh đánh giá chất lượng và tạo tiền đề cho các hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề và
đào tạo y khoa liên tục ở Việt Nam.
Năm 2007, dự án bắt đầu nhân rộng mô hình đào tạo và chứng minh tính khả thi của mạng lưới đào
tạo. Sử dụng nguồn kinh dự án, dự án đã thiết lập các mối quan hệ đối tác trong đào tạo, qua đó từng
tỉnh trong 8 tỉnh lâu năm của dự án kết hợp với một tỉnh lân cận mới. Đánh giá chất lượng đào tạo
của hệ thống đã cho phép công nhận các tỉnh đối tác lâu năm trong dự án trở thành các trung tâm
đào tạo liên tục. Tới nay, Trung tâm Chăm sóc SKSS của 6 tỉnh dự án, gồm Cần Thơ, Thừa Thiên – Huế,
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang đã được Bộ Y tế chứng nhận là cơ sở đào
tạo liên tục cấp vùng. Ngoài ra, 66 giảng viên SKSS tuyến tỉnh do dự án hỗ trợ đã được công nhận là
giảng viên lâm sàng.
Mạng lưới đào tạo liên tục được triển khai trên cả nước sẽ tạo ra tác động lớn đến công tác đào tạo
SKSS tại Việt Nam về lâu dài. Pathfinder ước tính dự án phải bỏ ra gần 1.632 đô la để đào tạo cho một
học viên tham gia khóa đào tạo chăm sóc SKSS toàn diện trong 3 tuần về các kỹ năng lâm sàng (chưa
kể chi phí quản lý dự án). Tại các Trung tâm đào tạo tuyến tỉnh do dự án hỗ trợ, chi phí này chỉ khoảng
$448, tức là đã giảm được 73%. Chi phí này còn có thể giảm hơn nữa nếu khóa tập huấn được ký kết
thực hiện trực tiếp với các Trung tâm đào tạo SKSS tuyến tỉnh.
Sự đóng góp của dự án SKSS trong việc thực hiện các chính sách về đào tạo được thể hiện rõ nét trong
bản đánh giá năm 2008/9. Ghi nhận của nhóm đánh giá như sau:
Những thành quả đạt được [trong việc xây dựng năng lực đào tạo] rất ấn tượng và thể hiện sự thành
công rực rỡ của dự án SKSS. Không chỉ dừng lại ở đây, dự án còn tiến thêm một bước trong việc thể
chế hóa những thành tựu này trong các chính sách, hệ thống, các chứng nhận của Bộ Y tế. Có được
điều này là thông qua sự tạo dựng mối quan hệ đối tác lâu bền với các cơ quan chức năng tỉnh và
làm việc song hành với Bộ Y tế ở cấp Trung ương dự án SKSS đã có những đóng góp rất đáng kể tới
các quyết định về mặt chính sách và kỹ thuật liên quan đến công tác đào tạo đã được Bộ Y tế chính
thức phê duyệt.
(Kline et al., 2009)


10

Người mẹ hạnh phúc sau khi sinh con


3

Các chiến lược thực hiện
Trong suốt quá trình thực hiện, dự án đã triển khai nhiều chiến lược để đạt mục tiêu đã mong muốn
và đặc biệt để đảm bảo sự bền vững cho các kết quả mà dự án đem lại. Một số nhóm chiến lược lồng
ghép xuyên suốt đã mang lại sự thành công lớn cho dự án SKSS gồm:

3.1 Xây dựng và kiện toàn các mối quan hệ đối tác chiến lược gắn kết
hữu cơ trong tổng thể hệ thống y tế
Mô hình và phương thức xây dựng mối quan hệ đối tác là yếu tố quan trọng, quyết định mức độ
thành công của dự án. Mô hình này khởi thủy từ giai đoạn làm việc với các tỉnh dự án nhằm nâng
cao năng lực cho các Trung tâm Chăm sóc SKSS để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ, để đào tạo
và hỗ trợ giảng viên tuyến huyện và cán bộ cung cấp dịch vụ. Sau khi được đào tạo, những giảng
viên tuyến huyện, được hỗ trợ bởi các giảng viên tuyến tỉnh, tiếp tục đào tạo những cán bộ y tế
tuyến xã. Với phương thức đào tạo này, dự án đã phản ánh rõ cơ cấu hoạt động của hệ thống chăm
sóc SKSS quốc gia ở các tuyến .
Khi đối tác của dự án gia tăng (năm 1994: 4 tỉnh, 1998: 8 tỉnh, 2007: 11 tỉnh và 2009: 17 tỉnh) và dự án
đang nỗ lực duy trì sự bền vững cho các kết quả đầu ra, thì vai trò của Bộ Y tế trở nên thiết yếu hơn
bao giờ hết. Dự án lúc này hỗ trợ duy trì thường xuyên sự đối thoại giữa các đối tác tỉnh và Bộ Y tế,
thông qua đó, các bài học hiệu quả từ dự án có thể được phản ánh rõ nét và đồng thời qua đó tạo một
cơ chế để các tỉnh có thể tiến hành vận động chính sách hay các hỗ trợ khác từ Bộ Y tế. Thực tế cho
thấy các đối tác tỉnh của dự án là những tỉnh/thành có tiếng nói ảnh hưởng nhất ở Việt Nam đã góp
phần tạo tác động mạnh mẽ lên quá trình này.
Tương tự, khi dự án đưa ra chiến lược nhân rộng mô hình đào tạo thông qua việc hỗ trợ các đối tác
lâu năm để các đối tác này tiếp tục hỗ trợ những tỉnh lân cận, phương thức này đã được những tỉnh

mới tiếp nhận một phần lớn cũng là nhờ tiếng tăm của các tỉnh đối tác dự án lâu năm. Cộng thêm sự
giám sát điều phối và hỗ trợ kỹ thuật của hai bệnh viện phụ sản đầu ngành, hệ thống đào tạo này tiếp
tục được lồng ghép trong cơ cấu hệ thống đào tạo mới của Bộ Y tế đã góp phần tăng thêm uy tín và
sự chấp nhận phương thức hỗ trợ này của dự án.

Thực hành đóng vai trong tập huấn vận động chính sách

11


3.2 Chủ động xây dựng và củng
cố các mối quan hệ đối tác nhằm
nâng cao năng lực và khả năng
làm chủ dự án của các đối tác
Được coi là một phương pháp làm việc hiệu quả,
cộng với ý định khuyến khích tính bền vững của
các thành quả đã đạt được, dự án SKSS đã chủ
động đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố quan
hệ đối tác thành một mục tiêu rất cụ thể. Hướng
tiếp cận này nâng cao khả năng làm chủ của các
đối tác nhà nước đối với sản phẩm và các mô hình
của dự án. Các đối tác nhà nước trực tiếp điều
hành, sử dụng ngân sách dự án trên cơ sở tự lập
kế hoạch thực hiện và chỉ yêu cầu dự án hỗ trợ
kỹ thuật. Dự án chủ động không trả lương cho
cán bộ, nhân viên làm việc cho dự án và hợp tác
chặt chẽ với các cấp quản lý để vận động nguồn
lực địa phương để triển khai những thành quả
được chứng minh là có hiệu quả. Như nêu trên,
Đại diện Sở Y tế Sóc Trăng điều khiển một phiên họp tại Hội nghị thường niên Các đối tác Dự án SKSS 2008.

mỗi tỉnh dự án đã đóng góp một phần ngân sách
để triển khai các hoạt động của dự án, đảm bảo có nguồn lực từ phía nhà nước để tiếp tục duy trì chất
lượng của các dịch vụ lâm sàng.
Việc tổ chức các hội nghị đối tác thường niên tạo ra một diễn đàn để các đối tác cùng nhau lập kế
hoạch công tác, chia sẻ kinh nghiệm và tôn vinh những thành công đã gặt hái được. Năm 2007, Nhóm
tư vấn quan hệ đối tác được thành lập với thành viên là đại diện có thâm niên của các tỉnh và Bộ Y tế
với mục đích để cùng nhau có những quyết sách quan trọng giúp duy trì được các kết quả của dự án.
Các mối quan hệ đối tác được từng bước thắt chặt qua năm tháng đã tạo tiền đề vững chắc cho niềm
tin giữa các đối tác trong dự án.
Một đối tác mô tả mối quan hệ đối tác đã thực sự thúc đẩy sự làm chủ đối với kết quả dự án như sau:
Khi tham gia dự án SKSS, chúng tôi yêu cầu được hỗ trợ mỗi khi cần. Chúng tôi đề nghị dự án đào tạo
cho cán bộ, nhân viên hay tổ chức hội thảo nhưng thực ra chúng tôi cũng không chỉ ngồi chờ giúp đỡ.
Chúng tôi luôn chủ động cùng làm việc với cán bộ dự án để đạt mục tiêu và để thực hiện những nội
dung của dự án. Chúng tôi mong muốn có nguồn lực và đào tạo từ dự án để chúng tôi có thể thực
hiện công việc hiệu quả hơn. Chúng tôi mong muốn học hỏi và làm tốt công việc của dự án.
(Cán bộ quản lý cao cấp Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Thừa Thiên – Huế)
Trong các nỗ lực điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với định hướng của Bộ Y tế nhằm cải thiện
chất lượng chăm sóc SKSS nói chung cũng như để thể chế hóa những kết quả của dự án, dự án thực
sự được hưởng các kết quả từ mối quan hệ đối tác, được phát triển mạnh mẽ và vững chắc cho phép
sản sinh nhiều ý tưởng và phương thức mới mẻ. Theo báo cáo đánh giá cuối dự án (2008/09) cho thấy:
Nhìn chung, sự tham gia sâu rộng của dự án SKSS tại Việt Nam đã cho thấy mức độ hài lòng và tin
tưởng cao của nhà nước đối với cán bộ, nhân viên dự án. Mặc dù một số người trả lời phỏng vấn
cho biết còn một số ý kiến khác nhau giữa dự án và Bộ Y tế, song những khác biệt ấy mau chóng
được giải quyết. Một đại diện cấp cao của Bộ Y tế cho biết: “Chúng tôi cũng có một số điểm bất đồng,
nhiều khi phải thảo luận kéo dài, nhưng cuối cùng thì cả hai bên cũng tìm được tiếng nói chung và
giải quyết ổn thỏa những khác biệt ấy.”
(Kline et al., 2009)
12



3.3 Thực hiện phương pháp đào tạo chặt chẽ, trong đó bao gồm đào
tạo kỹ năng và hệ thống giám sát hỗ trợ sau đào tạo
Dự án SKSS thực hiện, tuân thủ đồng thời thúc đẩy phương pháp đào tạo chặt chẽ. Mô hình đào tạo
bao gồm hoạt động đánh giá nhu cầu một cách hệ thống, nội dung cân bằng giữa giờ học trên lớp với
giờ thực hành, xây dựng tài liệu chuẩn mô tả chi tiết các phương pháp thực hiện. Năng lực đào tạo lâm
sàng tốt của các giảng viên được xây dựng qua các hoạt động đào tạo và khuyến khích sử dụng bảng
kiểm để đảm bảo các kỹ năng lâm sàng được chuẩn hóa. Tất cả các khóa huấn luyện đều được đánh giá
một cách khách quan và kết quả này được sử dụng để điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả, và đây chính là điểm đặc trưng của phương pháp đào tạo mà dự án
đã mang lại, là các hoạt động hỗ trợ sau đào tạo. Một nhóm giảng viên và cán bộ dự án, sau khi đào
tạo kết thúc một vài tháng, sẽ đến cơ sở của từng học viên để quan sát, hỗ trợ, cầm tay chỉ việc và
phản hồi đối với các kỹ năng mà học viên đó đã được đào tạo trước đó. Thêm vào đó, nhân chuyến đi
này, nhóm giảng viên và cán bộ dự án sẽ làm việc với ban lãnh đạo tại cơ sở để tìm hiểu và thực hiện
các hỗ trợ cần thiết để đảm bảo nhân viên có thể áp dụng được những kỹ năng mới trong công việc
cụ thể của mình. Nghiêm túc chú tâm vào các hoạt động hỗ trợ sau đào tạo chính là chiếc chìa khóa
thành công cho dự án.

3.4 Hỗ trợ tổ chức quản lý và trang thiết bị, cơ sở gắn với mục tiêu đào
tạo và chăm sóc chất lượng cao
Năng lực quản lý và giám sát được đưa vào như những nội dung bổ trợ cho công tác đào tạo trong
dự án. Đặc biệt, dự án đã thiết kế và đưa vào thử nghiệm một hướng đi mới trong công tác tăng
cường chất lượng chăm sóc thông qua việc kết hợp và mở rộng kinh nghiệm COPE của tổ chức
EngenderHealth. Phương thức giám sát lồng ghép vì chất lượng chăm sóc (IS/QOC) đã huy động
sự tham gia của toàn bộ cán bộ, nhân viên của cơ sở vào các hoạt động cùng tự đánh giá, cùng xác
định vấn đề, cùng phân tích nguyên nhân và cùng xây dựng giải pháp thực hiện. Mô hình được triển
khai dựa trên thái độ và kỹ năng mang tính hỗ trợ của giám sát viên trong việc hướng dẫn, hỗ trợ,
cầm tay chỉ việc, phản hồi cho nhân viên cũng như định hướng cho mọi người lên kế hoạch hành
động để cải thiện chất lượng dịch vụ một cách liên tục cho chính cơ sở của mình. Mô hình đã được
Bộ Y tế phê duyệt và đưa vào áp dụng trên cả nước.
Đào tạo lâm sàng chỉ phát huy tác dụng tốt nhất

khi người học được hỗ trợ để áp dụng những
kỹ năng mới tại cơ sở y tế của mình. Muốn làm
được như vậy, cơ sở phải được trang bị những
thiết bị và dụng cụ phù hợp và ban lãnh đạo
phải hỗ trợ cho việc thay đổi cách làm việc cũng
như đồng ý cho áp dụng kỹ thuật mới. Hiểu rõ
yếu tố này, dự án SKSS đã thực hiện song hành
hai hoạt động đào tạo và hỗ trợ nâng cấp cơ sở
hạ tầng. Việc cải thiện và nâng cấp cơ sở cũng
như cung cấp các trang thiết bị cần thiết gắn
chặt chẽ với các kỹ năng cụ thể đã được đào tạo
trước đó. Hoạt động hỗ trợ sau đào tạo và thực
hiện giám sát lồng ghép vì chất lượng chăm sóc
giúp thuyết phục các nhà quản lý về việc cần
thực hiện những thay đổi cần thiết để tạo điều
kiện thuận lợi cho học viên được thực hành hiệu
quả những kỹ năng mới trong công tác chuyên
môn. Vì vậy, một khi học viên trở về sau các khóa
đào tạo, họ có thể thực hành theo đúng những
gì đã được học trước đó.
Tập huấn kỹ năng lâm sàng

13


Các học sinh phổ thông tham dự buổi nói chuyện về SKSS

3.5 Hỗ trợ kỹ thuật theo nhu cầu thực tế của đối tác với chất lượng cao
Dù để thực hiện đào tạo lâm sàng, lập kế hoạch chiến lược hay các biện pháp can thiệp khác, dự
án luôn chú trọng đến công tác hỗ trợ kỹ thuật với chất lượng cao cho các đối tác. Đánh giá nhu cầu

được triển khai thường quy để dự án nắm rõ hơn những việc đang diễn ra, những mảng còn thiếu sót,
từ đó thiết kế những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Ban đầu những hoạt
động hỗ trợ kỹ thuật này dựa cậy chủ yếu vào các chuyên gia và giảng viên quốc tế, nhưng dự án đã
đã chủ động từng bước chuyển đổi sử dụng đội ngũ chuyên gia Việt Nam, kể cả từ các đối tác trong
suốt quá trình thực hiện dự án.

3.6 Thử nghiệm nghiêm túc các sáng kiến mới cùng với việc đánh giá
kịp thời
Bên cạnh hỗ trợ nguồn lực và định vị chiến lược thì việc thực hiện các sáng kiến mới là một thành tố
then chốt trong dự án. Dự án đã xây dựng và thử nghiệm nhiều mô hình với các đối tác của mình,
những mô hình này sau đã được nhân rộng trên cả nước. Việc cung cấp các DVTTTTN, mô hình mạng
lưới đào tạo lại chính là những thành quả sáng tạo của dự án. Sau khi được kiểm chứng chặt chẽ,
những mô hình này đã được thể chế hóa và đưa vào sử dụng trong cả nước. Việc tổ chức đánh giá
một cách hệ thống, độc lập, được các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp có uy tín thực hiện cũng là một
chiến lược quan trong để minh chứng tính hiệu quả của các mô hình trong dự án. Theo kết luận của
chuyến đánh giá dự án thực hiện năm 2008/9 cho thấy:
“Theo thời gian, dự án SKSS đã trở thành “lồng ấp” hay một “phòng thí nghiệm” để xây dựng và thử
nghiệm các chính sách và chương trình chăm sóc SKSS, để sau đó những chính sách và chương trình
này được Bộ Y tế điều chỉnh, áp dụng và mở rộng trên cả nước. Dự án đã thử nghiệm và cải thiện các
phương thức tiếp cận, gọt giũa các bộ công cụ tại tám tỉnh dự án, rồi sau đó tham mưu cho Bộ Y tế
để xây dựng các chiến lược hay công cụ thực hiện. Dự án SKSS được đánh giá là một trong những đối
tác tích cực trong lĩnh vực chăm sóc SKSS tại Việt Nam và có những đóng góp rất đáng kể vào việc
xây dựng một số chiến lược và chính sách quan trọng của Bộ Y tế”.
(Kline et al., 2009)

14


3.7 Vận động chính sách để đảm bảo tính bền vững cho các kết quả dự
án và nhân rộng những phương thức hiệu quả

Sau cùng, công tác vận động chính sách được sử dụng như một công cụ thúc đẩy tính bền vững của
dự án. Các đối tác tuyến tỉnh tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng vận động chính sách và được cấp
kinh phí để vận động các cơ quan chức năng địa phương để các cơ quan này phê duyệt kinh phí đối
ứng để có thể tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ có chất lượng cao mà dự án đã đặt nền tảng. Đối với
nhiều nhà quản lý, đây là lần đầu tiên ứng dụng kỹ năng vận động một cách chính thức để đạt được
những mục tiêu huy động nguồn lực hay xây dựng chính sách. Những hoạt động vận động nhằm tạo
thêm ngân sách cho dự án tại tuyến tỉnh thành công rực rỡ, thể hiện sự cam kết gia tăng vốn đối ứng
rất đáng kể của chính quyền địa phương cho công tác chăm sóc SKSS bao phủ trong toàn tỉnh.

4

Kết luận và một số thách thức phía trước
Các tỉnh được dự án hỗ trợ sẽ không quay lại vết xe xưa! Lãnh đạo các tỉnh đều cho biết giờ đây các
chương trình y tế và các dịch vụ chăm sóc SKSS đã hoàn toàn được quản lý theo phương thức khác
hẳn so với thời điểm trước khi có dự án. Rõ ràng, dự án SKSS một mặt đã tăng cường và củng cố hệ
thống sẵn có, đồng thời làm chất xúc tác cho những mô hình mới ra đời nhằm đảm bảo chất lượng
cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho người dân Việt Nam. Nhiều trong số những sáng kiến này đã
được thực hiện một cách bền vững ở cơ sở và được truyền bá sâu rộng qua hệ thống của nhà nước.
Bên cạnh những bài học rút ra được từ việc thực hiện chương trình như đã nêu trên, dự án cũng ghi
nhận những kinh nghiệm quý báu về vấn đề tài trợ. Độ dài của dự án cũng góp phần rất đáng kể đến
sự thành công của dự án. Tính linh hoạt trong việc xây dựng mục tiêu và khả năng xây dựng trên thế
mạnh và những thành tựu của mình đều là những tác nhân dẫn đến thành cộng trong dự án. Nếu so
với tầm cỡ dự án thì rõ ràng nguồn ngân sách là khá khiêm tốn. Tuy nhiên những cam kết cung cấp đủ
nguồn lực để triển khai hiệu quả cùng với khả năng nhân rộng kết quả đã cho phép dự án “có một chỗ
đứng”, tạo tiền đề vô cùng thuận lợi cho việc xây dựng sự bền vững và nhân rộng kết quả của dự án.

Thách thức phía trước
Dù Việt Nam hiện đã vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình, nhu cầu cần được đáp ứng
về chăm sóc SKSS vẫn là vấn đề thách thức. Các chỉ số chăm sóc y tế chung có những bước chuyển
biến vượt bậc, song đồng thời dường như đang che phủ sự chênh lệch đang ngày một tăng giữa vùng

thành thị và nông thôn, giữa vùng núi và vùng đồng bằng, giữa các nhóm dân tộc. Để đáp ứng được
những thách thức này cần có chiến lược tập trung đúng đối tượng, đáp ứng phù hợp tính văn hóa và
huy động tập trung các nguồn lực.
Mặc dù với sự ra đời của Luật khám bệnh, chữa bệnh cũng như việc các Trung tâm Chăm sóc SKSS
được công nhận trở thành đơn vị đào tạo liên tục về SKSS, vẫn còn nhiều câu hỏi cần có lời giải về việc
Bộ Y tế sẽ hỗ trợ chi phí cho các hoạt động đào tạo liên tục như thế nào. Ngân sách quốc gia dành cho
y tế không cao và chiến lược ưu tiên ngân sách của chính phủ lại tập trung cho công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Như đánh giá dự án năm 2010 nhận xét rằng hệ thống đào tạo SKSS
có thể đóng vai trò lớn ở những khu vực còn kém phát triển, song để làm được như vậy vẫn cần nhiều
vận động và đầu tư tài chính từ phía Bộ Y tế.
Bên cạnh đó còn những ưu tiên mới trong chăm sóc SKSS bao gồm việc mở rộng trên phạm vi toàn
quốc các dịch vụ thân thiện thanh thiếu nhiên và mở rộng mạng lưới dịch vụ chăm sóc SKSS để lồng
ghép công tác dự phòng lây nhiễm HIV và quản lý ca bệnh cùng với chương trình nâng cao nhận thức
và sàng lọc ung thư. Hỗ trợ như thế nào để đảm bảo chất lượng chăm sóc SKSS trong các dịch vụ y tế
tư nhân đang tham gia ngày càng đông đảo vào việc cung cấp dịch vụ SKSS cũng là một bài toán cần
lời giải. Sau cùng, việc lựa chọn cách tiếp cận để thay đổi hành vi người dân cùng các biện pháp chính
15


Bế giảng khóa đào tạo cô đỡ thôn bản tại Quảng Ninh

sách hiệu quả để giải quyết việc chuộng con trai hiện đang gây nên tình trạng phá thai chọn lựa giới
tính đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam.
Pathfinder luôn mong muốn tiếp tục củng cố các mối quan hệ đối tác với Bộ Y tế và các tỉnh/thành
trong cả nước để cùng nhau tìm lời giải cho các thách thức nêu trên.

i

Wilder, J. Field Notes, Pathfinder International, April 2006


16



×