Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vận dụng tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ ViệtLào từ 1975 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.29 KB, 5 trang )

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG
QUAN HỆ VIỆT-LÀO GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái
tiếng,chiêng có to , tiếng mới lớn. Và “Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu,
thứ hai là đánh bằng ngoại giao, thứ ba mới là đánh bằng binh”. Qua đó
chúng ta có thể thấy được Người rất coi trọng vấn đề ngoại giao. Những tư
tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh đã được đúc kết, rèn luyện qua thực tiễn
và được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vận dụng sáng tạo và thừa kế cho
đến tận bây giờ và các giai đoạn về sau.
I.KHÁI QUÁT
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hệ thống các nguyên lý, quan điểm về
thế giới và thời đại, về đường lối quan hệ quốc tế, chiến lược và sách lược
ngoại giao. Đó là nền ngoại giao vì mục đích hòa bình, độc lập chủ quyền của
dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Được tiến hành trên cơ sở pháp lý
chung của quốc tế, đấu tranh pháp lý đi đôi với thuyết phục, cảm hóa về đạo
lý. Với cách thức tiến hành là gắn kết đối nội với đối ngoại, lấy đối nội phục vụ
đối ngoại và ngược lại.Đồng thời xác định lực lượng tiến hành ngoại giao là
khối đại đoàn kết toàn dân.
Trước khi nói về nội dung và vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
trong quan hệ với Lào thì chúng em xin điểm lại một số tư tưởng ngoại giao
quan trọng của Người.
1. Mục đích ngoại giao Hồ Chí Minh là vì hòa bình, vì độc lập, chủ quyền
cho dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân
2.Cơ sở của ngoại giao là pháp lý và đạo lý, đấu tranh pháp lý đi đôi với
thuyết phục và cảm hóa về đạo lý
3.Cách thức tiến hành ngoại giao là gắn kết đối nội với đối ngoại, lấy đối
nội phục vụ đối ngoại và ngược lại.
4.Lực lượng tiến hành ngoại giao là khối đại đoàn kết toàn dân.
5.Khẳng định mục đích vì hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới.



6.Quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cần dựa
vững chắc trên cơ sở pháp lý và đạo lý chung của quốc tế, đấu tranh pháp lý
đi đôi với tuyên truyền, thuyết phục, cảm hóa về đạo lý.
7.Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
8.Độc lập tự chủ, tự cường gắn liền với đoàn kết, hợp tác .
9.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
10.Hợp tác hữu nghi với các nước láng giềng có chung biên giới với Việt
Nam.
II.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỢP TÁC-HỮU NGHỊ VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
TRONG TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ VỚI LÀO TỪ
1975-NAY
Chủ tịch Kaysone Phominhane từng nói:”Núi có thể mòn, sông có thể cạn,
song tình nghĩa Việt-Lào sẽ mãi vững bền hơn núi hơn sông”
Việt -Lào là 2 nước có quan hệ gần gũi, có mối quan hệ truyền thống gắn
bó lâu đời. Đặc biệt từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, mối quan hệ
đặc biệt Việt-Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kaysone
Phomihane kính mến trực tiếp xây dựng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của
hai Đảng, hai Nhà nước cùng Nhân dân hai nước vun đắp cho tới nay.
Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào chính thức được thiết lập vào ngày
5/9/1962
Nhân dân hai nước Việt Nam-Lào cùng tựa lung nhau vào dải Trường Sơn
hung vĩ, cùng uống chung dòng nước Mekong, sát cánh bên nhau chung một
chiến hào đấu tranh dành lại và giữ gìn bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất
nước.
Sau thắng lợi năm 1975, Việt Nam-Lào hoàn toàn độc lập, thống nhất và
cùng chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Quan hệ hai nước bước sang
một giai đoạn mới là quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn
diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Vận dụng đúng tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh đó là hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới

với Việt Nam- một trong những tư tưởng ngoại giao quan trọng của Người.


Quan hệ với các nước láng giềng luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với
nước ta vì trước hết phải xây đắp, củng cố mối quan hệ hòa bình-hữu nghị
với các nước láng giềng có chung biên giới thì mới giữ “nội yên-ngoại tĩnh” từ
đó mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và thế giới. Hồ
Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đoàn
kết hợp tác với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia…
Trong đó, quan hệ giữa Việt Nam-Lào là mối quan hệ lâu đời và ngày càng
được thắt chặt
Năm 1976, Việt Nam-Lào đã ký hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa-kinh tếkhoa học-kỹ thuật, tiếp sau đó là ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác , khẳng
định tình đoàn kết trước sau như một,ủng hộ lẫn nhau nhằm bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ vào ngày 18/7/1977.Việc kí hiệp ước 1977 là cơ
sở pháp lí vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ VIỆT-LÀO
trong thời kì mới,tạo tiền đề để hai bên tiến tới kí kết hang loạt các thỏa
thuận hợp tác sau này của hai nước.
Năm 1979,nổ ra xung đột giữa ta và Trung Quốc, Đảng, nhân dân cách
mạng Lào đã ủng hộ ta trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc xâm lược,cắt
quan hệ với Trung Quốc.Do lo ngại tình hình bất ổn tại biên giới Lào-Thái
Lan,quân tình nguyện của ta đã tiếp tục hỗi trợ xây quân đội Lào phát triển
như ngày nay,có khả năng chống lại mọi sự xâm lược cũng như các phe phái
thù địch.
Kể từ 1980 Lào –Việt Nam chính thức thành lập ủy ban hợp tác Lào –
Việt Nam,sẽ thường xuyên gặp nhau để phát triển các kế hoạch,các cấp độ
hợp tác với nhau của Việt –Lào là các cuộc họp Đảng với Đảng giao lưu tỉnh
với tỉnh cũng như các ban ngành đoàn thể hội thanh niên và phụ nữ khác.
Ngày 24/1/1986 2 nước kí nghị định thư về phân định biên giới và cắm
mốc, 2 bên dự kiến hoàn thành cắm mốc vào năm 2012 và đã hoàn thành
cắm mốc vào năm 2014.

Đầu những năm 90 bối cảnh quốc tế mới sau thời kì chiến tranh lạnh Việt
Nam và Lào đều phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ hợp tác và
phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại beeb cạnh đo Việt
Nam và Lào tiếp tục gìn giữ mối quan hệ đặc việt việt-Lào cam kết quyết tâm
giữu gìn và phát triển truyền thống quý báu đó như 1 quy luật phát triển và


là nhân tố đảm bảothắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của
mỗi nước.
Trong quá trình phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào quan hệ
trong lĩnh vực đối ngoại giữa 2 nước cũng đã không ngừng được tăng cường
cả bề rộng cũng như chiều sâu. Năm 2000, 2 nước đã kí các hiệp định hợp tác
chiến lược về văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật. 18 năm,5 năm và hàng năm
để theo dõi và thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa 2 nước trong thời kì mới. 2
bên đã kí nhiều văn bản quan trọng trong đó có bản thỏa thuận chiến lược
hợp tác kinh té văn hóa khoa học kĩ thuật giữa 2 chính phủ Việt Nam – Lào
giai đoạn 2001-2010, hiệp định hợp tác kinh tế văn hóa khoa học kĩ thuật
giữa 2 chính phủ Việt Nam – Lào giai đoạn 2001-2005 hàng năm đều có kí
hiệp định về kinh tế văn hóa khao học kĩ thuật giữa 2 chính phủ. Trong đó dặc
biệt lưu ý đến hợp tác về kinh tế,kim ngạch buôn bán giữa 2 nước giai đoạn
1996-2000 đạt bình quân trên 220 triệu USD/năm . Hàng Việt Nam chiếm thị
phần cao ở Lào chính sách giảm thuế cho hàng hóa có xuất xứ của mỗi nước.
hiên có 15 doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư trực tiếp tại Lào với 19 dự án
và tổng số vón 13 triệu USD. Trong lĩnh vực đối ngoại 2 bên tăng cường hợp
tác trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hoạt động về vấn đề hội nhập quốc tế
trong khuôn khổ liên hợp quốc, asean, khu vực cũng như khuôn khổ 3 nước
Đông Dương.
Về ngoại giao nhân dân, hiên nay có khoảng 17 nghìn người Việt kiều ở
Lào đang hoạt đông trên mọi lĩnh vực. Chính phủ Lào đã tạo điều kiện thuận
lợi cho người Việt Nam làm ăn và có cuộc sống ổn định tại đây. Năm 2012

nước long trọng tổ chức kỉ niêm 50 năm mối quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào


III.ĐÁNH GIÁ
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, Đảng, Nhà nước và toàn thể Nhân dân
đã vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ với Lào
giai đoạn 1975 đến nay
Trong quá trình vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ
với Lào, chúng ta luôn giữ mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, anh em láng
giềng thân thiện, giúp đơc nhau cùng phát triển.
Và mục đích cuối cùng không chỉ là tình cảm anh em láng giềng mà còn vì
lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tóm lại, trong việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh chúng ta
luôn giữ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
nhau , cùng Lào hợp tác chặt chẽ và giúp nhau về mọi mặt , phục vụ công
cuộc phát triển kinh tế, văn hóa của mỗi nước, bảo vệ biên giới Việt-Lào, hòa
bình, hữu nghị, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định trên bán đảo Đông Dương.
Đây chính là vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất trong quan hệ giữa ta và Lào.



×