Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2009 – 2013
Đề tài:

TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

LÊ QUỲNH PHƯƠNG THANH

PHAN VĂN CẦN
MSSV: 5095593
Lớp: Tư Pháp 2_K35

Cần Thơ, 11/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................


........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................

........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH
VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA MÁY TÍNH VÀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ................................................................................................................. 4
1.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của máy tính và mạng máy tính
(Internet) trên thế giới .................................................................................................. 4
1.1.2. Máy tính và Internet ở Việt Nam............................................................. 8
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN...................................................................................................11
1.2.1. Các khái niệm có liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin........................................................................................................................11
1.2.1.1. Khái niệm tội phạm.................................................................................11
1.2.1.2. Khái niệm công nghệ thông tin ...............................................................11

1.2.1.3. Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.........................12
1.2.2. Dấu hiệu cấu thành của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin .17
1.2.2.1. Mặt khách thể của tội phạm....................................................................17
1.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm.................................................................17
1.2.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm.....................................................................19
1.2.2.4. Chủ thể của tội phạm..............................................................................19
1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin hiện nay ở Việt Nam ..............................................................................................19
1.2.4. Sự khác biệt giữa tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với
tội phạm thông thường khác .......................................................................................20
1.2.5. Quá trình phát triển quy định pháp luật hình sự của Việt Nam trong
việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin..............22
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGUYÊN CỨU TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .......................................................................................23


CHƯƠNG 2: CÁC TỘI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. TỘI PHÁT TÁN VI RÚT, CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC CÓ TÍNH NĂNG
GÂY HẠI CHO HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG,
MẠNG INTERNET, THIẾT BỊ SÔ...........................................................................25
2.1.1. Định nghĩa..............................................................................................26
2.1.2. Dấu hiệu pháp lý.....................................................................................26
2.1.2.1. Khách thể của tội phạm .........................................................................26
2.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm................................................................26
2.1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm....................................................................27
2.1.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm.......................................................................27
2.1.3. Hình phạt ................................................................................................27
2.1.4. Các trường hợp phạm tội cụ thể ............................................................28
2.1.5. So sánh với Điều 224 Bộ luật hình sự năm 1999....................................31

2.2. TỘI CẢN TRỞ HOẶC GÂY RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG MÁY
TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET, THIẾT BỊ SỐ.......................33
2.2.1. Định nghĩa...............................................................................................34
2.2.2. Dấu hiệu pháp lý.....................................................................................34
2.2.2.1. Khách thể của tội phạm .........................................................................34
2.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm................................................................34
2.2.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm....................................................................35
2.2.2.4. Chủ thể của tội phạm.............................................................................35
2.2.3. Hình phạt ................................................................................................35
2.2.4. Các trường hợp phạm tội cụ thể ............................................................36
2.2.5. So sánh với Điều 225 Bộ luật hình sự năm 1999....................................38
2.3. TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP THÔNG TIN TRÊN MẠNG
MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET ......................................41
2.3.1. Định nghĩa...............................................................................................42
2.3.2. Dấu hiệu pháp lý.....................................................................................42
2.3.2.1. Khách thể của tội phạm .........................................................................42
2.3.2.2. Mặt khách quan của tội phạm................................................................43


2.3.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm....................................................................43
2.3.2.4. Chủ thể của tội phạm.............................................................................43
2.3.3. Hình phạt ...............................................................................................44
2.3.4. Các trường hợp phạm tội cụ thể ............................................................44
2.3.5. So sánh với Điều 226 Bộ luật hình sự năm 1999....................................45
2.4. TỘI TRUY CẬP BẤT HỢP PHÁP VÀO MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN
THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC THIẾT BỊ SỐ CỦA NGƯỜI KHÁC ..........48
2.4.1. Định nghĩa...............................................................................................49
2.4.2. Dấu hiệu pháp lý.....................................................................................49
2.4.2.1. Khách thể của tội phạm .........................................................................49
2.4.2.2. Mặt khách quan của tội phạm................................................................49

2.4.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm....................................................................50
2.4.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm.......................................................................50
2.4.3. Hình phạt ................................................................................................50
2.4.4. Các trường hợp phạm tội cụ thể ............................................................50
2.5. TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG
INTERNET HOẶC THIẾT BỊ SỐ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI
SẢN ............................................................................................................................52
2.5.1. Định nghĩa...............................................................................................54
2.5.2. Dấu hiệu pháp lý.....................................................................................54
2.5.2.1. Khách thể của tội phạm .........................................................................54
2.5.2.2. Mặt khách quan của tội phạm................................................................54
2.5.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm....................................................................54
2.5.2.4. Chủ thể của tội phạm.............................................................................55
2.5.3. Hình phạt ................................................................................................55
2.5.4. Các trường hợp phạm tội cụ thể ............................................................55

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
3.1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRÊN THẾ GIỚI ..............................................................................................59


3.2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ở VIỆT NAM ............................................................................................................62
3.2.1. Tình hình chung......................................................................................62
3.2.2. Trong một số lĩnh vực.............................................................................67
3.2.2.1. Trong lĩnh vực ngân hàng......................................................................67
3.2.2.2. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.....................................................68
3.2.2.3. Trong lĩnh vực thương mại điện tử ........................................................70
3.2.2.4. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ........................................................70

3.3. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA,
TRUY TỐ, XÉT XỬ ...................................................................................................71
3.3.1. Trong công tác điều tra ..........................................................................71
3.3.2. Trong công tác truy tố............................................................................73
3.2.3. Trong công tác xét xử .............................................................................74
3.4. GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH
VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.............................................................................75
3.4.1. Về hoàn thiện pháp luật .........................................................................75
3.4.2. Về điều kiện đảm bảo .............................................................................76
3.4.3. Các giải pháp khác .................................................................................77
3.4.3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật.............................................................77
3.4.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật................77
3.4.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành với cơ quan thực
thi pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin.......................................................................................................78
3.4.3.4. Tăng cường bảo mật và đảm bảo an ninh mạng.....................................80

KẾT LUẬN................................................................................................ 81


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới chỉ khởi đầu từ những năm cuối
của thế kỷ XX, bắt nguồn bằng việc phát minh ra máy tính điện tử (Computer) và thực
sự bùng phát khi mạng thông tin toàn cầu (Internet) được sử dụng rộng rãi, song đã
được nhiều nhà khoa học dự báo là sẽ đưa xã hội loài người tiến vào một kỷ nguyên
mới, một thời kỳ mới - nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế được tiên đoán là sẽ phát

triển mạnh mẽ gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.
Cuộc cách mạng mới này đã khiến cho nhiều ngành kinh tế, xã hội và văn hoá
hoàn toàn phụ thuộc vào các công nghệ mới của nó, đặc biệt phải kể đến vai trò của
máy tính điện tử và Internet. Công nghệ thông tin cũng hình thành một thế hệ mới,
khác so với trước đây ở chỗ phụ thuộc vào công nghệ thông tin, coi máy tính, Internet,
E-mail, điện thoại di động, máy ảnh số, máy nghe nhạc số... là những công cụ không
thể thiếu trong cuộc sống. Cuộc cách mạng cũng phát triển những khái niệm, thuật ngữ
mới mà cách đây vài thập kỷ chưa được nhắc đến nhưng nay đã trở nên quen thuộc
trong đời sống xã hội như: thư tín điện tử (E-mail), mạng thông tin toàn cầu (Internet),
thông tin di động (Mobile Phone), thương mại điện tử (E-Commercial), công nghệ số
(Digital Technology) công nghệ không dây (Wifi, Bluetooth), trò chơi trên mạng
(Game Online)...
Cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các thành
tựu càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị lợi dụng, sử dụng
hoặc là mục tiêu của tội phạm. Các thành tựu do công nghệ thông tin đem lại cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, trong thế giới mà công nghệ thông tin đã tạo ra
cho con người đã hình thành một khái niệm mới về tội phạm - tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin hay còn được biết đến với các tên khác nhau như: tội phạm mạng
(Cyber Crimes), tội phạm máy tính hay tội phạm liên quan đến máy tính (Computer
Crimes). Đây là những khái niệm mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với
nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, thách thức mới hiện nay đối với các nhà làm
luật cũng như các cơ quan thực thi pháp luật là việc đưa ra những quy định pháp luật
phù hợp và các biện pháp khả thi để có thể phòng chống và đấu tranh một cách có hiệu
quả loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tác giả chọn đề tài “Tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin” nguyên cứu, để từ đó góp phần hoàn thiện nhóm
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

1

SVTH: Phan Văn Cần



Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
tội phạm này.
2. Mục tiêu nguyên cứu
Đây là loại tội phạm nguy hiểm nhưng do mới xuất hiện thời gian gần đây và có
đặc trưng khác biệt hoàn toàn so với các tội phạm thông thường là sử dụng những
thành tựu tiến bộ mới của khoa học - công nghệ, vì vậy chúng ta chống được đến đâu,
thủ đoạn và hình thức mới của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin lại diễn
biến phức tạp hơn. Do đó, yêu cầu cấp bách là làm rõ dấu hiệu của tội phạm này để
phát hiện, xử lý và đề ra các biện pháp đấu tranh có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ
quan tiến hành tố tụng, các cơ quan bảo vệ pháp luật và được toàn xã hội quan tâm.
Việc đi sâu nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như giải
quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra về tội phạm này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn đề tài, sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về tội
phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin cụ thể tại năm điều luật của Bộ luật hình sự
năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (Điều 224, 225, 226, 226a và 226b), luận văn sẽ trình
bày sơ lược về sự ra đời của máy tính và mạng máy tính, phân tích khái niệm, những
đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, khái quát sự hình thành và phát triển của nhóm tội phạm này trong pháp luật
hình sự Việt Nam... Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm một số quy định của tội phạm này
trong hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới. Cuối cùng trên cơ sở luận giải
những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn phòng chống tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, tác giả đưa ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện nhóm tội
này trong Bộ luật hình sự hiện hành.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, nguyên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp
phân tích luật viết, sử dụng phương pháp đối chiếu, chứng minh. Ngoài ra, còn sử dụng
một số phương pháp khoa học như: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập tài

liệu, phương pháp liệt kê, phương pháp thống kê… để thực hiện nội dung của đề tài.
Đồng thời tác giả cũng tham khảo các công trình nguyên cứu, bình luận và sưu tầm các
tài liệu có liên quan để làm rõ vấn đề.

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

2

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có ba Chương, cụ thể như sau:
 Chương 1: Lý luận chung về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
 Chương 2: Các tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin được quy định trong
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.
 Chương 3: Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin.
6. Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự hổ trợ hết sức
quý báo từ quý thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức
cũng như kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến các thầy cô, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, cùng các bạn trong lớp, trong
khoa đã động viên tinh thần cho tác giả suốt quá trình làm luận văn. Mặc dù, đã hết sức
cố gắng và nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Lê Quỳnh
Phương Thanh, nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn và kiến thức bản thân còn
hạn chế, nên việc nguyên cứu và trình bày khó tránh những thiếu sót. Tác giả kính
mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cùng các bạn cho đề tài
được hoàn thiện hơn.


GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

3

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA MÁY TÍNH VÀ CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN
1.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của máy tính và mạng máy tính
(Internet) trên thế giới
* Giai đoạn trước năm 1900
Người dân đã sử dụng các thiết bị cơ khí để hỗ trợ tính toán cho hàng ngàn năm.
Ví dụ: Bàn tính có thể tồn tại ở Babylon (Iraq ngày nay) khoảng 3000 năm trước công
nguyên. Người Hy Lạp cổ đại đã phát triển một số máy tính tương tự rất phức tạp.
Năm 1641, nhà toán học Pháp và triết học Blaise Pascal (1623-1662) xây dựng
một máy thêm cơ khí. Công việc tương tự đã được thực hiện bởi Gottfried Wihelm
LeiBniz (1646-1716).
Joseph-Marie Jacquard (1752-1834) phát minh ra một máy dệt có thể mô hình
dệt phức tạp mô tả bởi các lỗ hổng trong thẻ đục lỗ. Charles Babbage (1791-1871) làm
việc trên hai thiết bị cơ khí: Công cụ khác biệt và Engine hơn cả tham vọng phân tích
(tiền thân của máy tính kỹ thuật số hiện đại), nhưng không làm việc thỏa đáng.
William Stanley Jevons (1835-1882), một nhà kinh tế Anh và logic học, xây
dựng một máy tính vào năm 1869 để giải quyết vấn đề logic. Đó là "máy đầu tiên với

sức mạnh đủ để giải quyết một vấn đề phức tạp nhanh hơn các vấn đề có thể được giải
quyết mà không có trợ giúp của máy" (Gardner) tại Bảo tàng Lịch sử Khoa học
Oxford.
Herman Hollerith (1860-1929) phát minh ra thẻ đục lỗ hiện đại để sử dụng trong
một máy được thiết kế để giúp lập bảng điều tra dân số 1890.
* Giai đoạn 1900 – 1940
Một số máy tính mục đích đặc biệt được xây dựng. Ví dụ: Vào năm 1919, EO
Carissan (1880-1925), một trung úy trong bộ binh Pháp, thiết kế và đã xây dựng một
thiết bị cơ khí tuyệt vời cho các số nguyên bao thanh toán và thử nghiệm cho primality.
Quevedo y Leonardo Torres người Tây Ban Nha (1852-1936) xây dựng một số tính
toán các thiết bị điện, bao gồm cả chơi endgames đơn giản.
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

4

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Năm 1928, nhà toán học người Đức David Hilbert (1862-1943) phát biểu tại Đại
hội Quốc tế các nhà toán học. Ông đặt ra ba câu hỏi: (1) toán học đầy đủ, tức là mỗi
câu lệnh toán học có thể được hoặc chứng minh hoặc bác bỏ? (2) toán học phù hợp, có
nghĩa là, nó thực sự báo cáo như "0 = 1" không thể được chứng minh bằng các phương
pháp hợp lệ? (3) toán học decidable, có nghĩa là, có một phương pháp cơ học có thể
được áp dụng cho bất kỳ khẳng định toán học (ít nhất là về nguyên tắc) cuối cùng sẽ trả
lời liệu khẳng định đó là sự thật hay không? Câu hỏi cuối cùng này được gọi là
Entscheidungsproblem.
Năm 1931, Kurt Godel (1906-1978) đã trả lời hai câu hỏi của Hilbert. Ông đã
cho thấy rằng tất cả các hệ thống chính thức đủ mạnh hoặc không phù hợp hoặc không
đầy đủ. Ngoài ra, nếu một hệ thống tiên đề là phù hợp, nhất quán này không thể được

chứng minh trong chính nó.
Năm 1936, Alan Turing (1912-1954) đã cung cấp một giải pháp cho
Entscheidungsproblem Hilbert bằng cách xây dựng một mô hình chính thức của một
máy tính - máy Turing, và thấy rằng có những vấn đề như một máy tính không thể giải
quyết. Một trong những vấn đề là cái gọi là "ngăn chặn vấn đề" cho một chương trình
Pascal, nó ngăn chặn trên tất cả các yếu tố đầu vào.
* Giai đoạn 1940 – 1950
Năm 1940, thời chiến mang lại sự ra đời của máy tính điện tử kỹ thuật số,
các tính toán cần thiết cho đạn trong chiến tranh thế giới thứ II đã thúc đẩy sự phát
triển của máy tính kỹ thuật số điện tử có mục đích chung. Tại Harvard, Howard H.
Aiken (1900-1973) xây dựng Mark I máy tính điện vào năm 1944, với sự hỗ trợ của
IBM.
Atanasoff thảo luận về phát minh của mình với John William Mauchly (19071980), người sau này, với J. Presper Eckert, Jr. (1919-1995), được thiết kế và xây dựng
các máy ENIAC, một mục đích chung máy tính điện tử ban đầu được dành cho các tính
toán pháo binh.
Năm 1944, Mauchly, Eckert và John von Neumann (1903-1957) đã thiết kế tại
nơi làm việc lưu trữ chương trình máy tính điện tử, EDVAC. Von Neumann của báo
cáo, "Bản thảo đầu tiên của Báo cáo EDVAC", rất có ảnh hưởng và có chứa rất nhiều
những ý tưởng vẫn còn được sử dụng trong máy tính kỹ thuật số hiện đại nhất, bao
gồm cả một thói quen Mergesor Eckert và Mauchly đã đi vào để xây dựng UNIVAC.
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

5

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Trong năm 1945, Vannevar Bush công bố một bài viết đáng ngạc nhiên lời tiên
tri trong Đại Tây Dương hàng tháng về cách xử lý thông tin sẽ ảnh hưởng đến xã hội

tương lai.
Việc phát minh ra bóng bán dẫn trong năm 1947 bởi John Bardeen (1908-1991),
Walter Brattain (1902-1987), và William Shockley (1910-1989) biến máy tính và có
thể được thực hiện cuộc cách mạng vi xử lý. Đối với phát hiện này, họ đã giành giải
Nobel vật lý năm 1956. (Shockley sau này trở thành nổi tiếng vì những quan điểm
phân biệt chủng tộc của ông.)
* Giai đoạn 1950 – 1960
Grace Murray Hopper (1906-1992) phát minh ra khái niệm của một trình biên
dịch, Remington Rand, vào năm 1951.
Trong phần cứng, Jack Kilby (Texas Instruments) và Robert Noyce (Fairchild
Semiconductor) phát minh ra mạch tích hợp vào năm 1959.
* Giai đoạn 1960 – 1970
Trong năm 1960, khoa học máy tính đi vào riêng của mình như kỷ lục. Trong
thực tế, thuật ngữ này được đặt ra bởi George Forsythe, một số nhà phân tích. Bộ phận
khoa học máy tính đầu tiên được thành lập tại Đại học Purdue vào năm 1962.
Năm 1968, tại SRI.Ted Hoff (sinh 1937) và Federico Faggin tại Intel đã thiết kế
bộ vi xử lý đầu tiên (máy tính trên một chip) trong 1969-1971.
* Giai đoạn 1970 – 1980
Các lý thuyết về cơ sở dữ liệu chứng kiến những tiến bộ lớn với công việc của
Edgar F. Codd trên cơ sở dữ liệu quan hệ. Codd đã giành được giải thưởng Turing năm
1981.
Unix, một hệ điều hành có ảnh hưởng rất lớn, được phát triển tại phòng thí
nghiệm Bell bởi Ken Thompson (sinh 1943) và Dennis Ritchie (sinh 1941). Brian
Kernighan và Ritchie cùng nhau phát triển C, một ngôn ngữ lập trình có ảnh hưởng.
Các kiến trúc RISC đầu tiên được bắt đầu bởi John Cocke trong năm 1975, tại
phòng thí nghiệm của Thomas J. Watson của IBM. Dự án tương tự bắt đầu tại Berkeley
và Stanford vào khoảng thời gian này.
Năm 1970 cũng chứng kiến sự nổi lên của các siêu máy tính. Seymour Cray
(sinh 1925) được thiết kế Cray-1, lần đầu tiên được xuất xưởng tháng 3 năm 1976. Nó
có thể thực hiện 160 triệu hoạt động trong một giây. XMP Cray ra vào năm 1982.

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

6

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Trong năm 1979, ba sinh viên đại học ở Bắc Carolina đã phát triển một máy chủ
tin tức phân phối mà cuối cùng đã trở thành Usenet.
* Giai đoạn 1980 đến 2000
Thập kỷ này chứng kiến sự nổi lên của máy tính cá nhân, Steve Wozniak và
Steve Jobs người sang lập của Apple Computer. Các vi rút máy tính đầu tiên được phát
triển.
Năm 1981, thuật ngữ này được đặt ra bởi Leonard Adleman, hiện tại Đại học
Southern California. Và các máy tính xách tay thực sự thành công đầu tiên đã được bán
trên thị trường, Osborne I.
Năm 1984, Apple lần đầu tiên thị trường máy tính Macintosh.
Năm 1987, Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ bắt đầu NSFnet, tiền thân của
Internet ngày nay. Năm 1990, máy tính song song tiếp tục được phát triển.
Sinh học tính toán, với công việc gần đây của Len Adleman làm tính toán thông
qua DNA, có nhiều hứa hẹn.
Điện toán lượng tử được thúc đẩy với sự phát hiện bởi Peter Shor đó thừa số
nguyên có thể được thực hiện có hiệu quả trên một máy tính lượng tử (lý thuyết).
"Siêu xa lộ thông tin" liên kết nhiều máy tính hơn và nhiều hơn nữa trên toàn thế
giới.
Máy tính nhận được nhỏ hơn và nhỏ hơn, sự ra đời của công nghệ nano.1
Năm 1992, công nghệ thông tin PCL bắt đầu năm dự bị AIT được thành lập với
vốn đăng ký 10 triệu Baht. Năm 1995, tăng gấp đôi kinh doanh AIT.2
Năm 1999, khi máy tính đầu tiên được xây dựng, bộ nhớ là một tài nguyên quý

giá. Để tiết kiệm bộ nhớ, ngày tháng được lưu trữ trong một hình thức nén, sử dụng
mỗi bit (tức là chữ số nhị phân có chứa 1 hoặc 0).
* Giai đoạn 2000 đến nay
Năm 2002, đĩa CD từ thực tế là nó chỉ chứa thông tin âm thanh hoặc âm nhạc.
Một phương tiện truyền thông mới, được gọi là đĩa đa năng kỹ thuật số, DVD, đến thị
trường. DVD có thể lưu trữ video hay âm thanh. Nó có năng lực cho gigabyte thông
tin, CD được giới hạn MB.
1. Jeffrey Shallit - A Very Brief History of Computer Science, University of Waterloo, 1995.
Http://www.cs.uwaterloo.ca/~shallit/Courses/134/history.html
2. />T5a1A5GciQfNk5m_Bg&start=10&sa=N

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

7

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Năm 2003, Băng thông rộng là tên cho giao diện năng lực cao giữa các nhà và
Internet công cộng. Điều này trở nên có sẵn trong hầu hết các khu vực đô thị của Mỹ.
Điều này đã làm cho nó có thể cho người dùng máy tính để tải về tập tin MB trong kích
thước chỉ trong một vài phút, chứ không phải là giờ qua kết nối modem. Sự gia tăng
nhanh chóng trong khả năng cho phép tất cả các loại ứng dụng mới, bao gồm chia sẻ
tập tin âm nhạc.
Năm 2006, người chơi và trò chơi an ủi đã được giới thiệu cho cả hai định dạng
video độ nét cao mới. Nó nhắc nhở bạn về những cuộc chiến giữa VHS và Beta.
Nhưng ai sẽ giành chiến thắng? Chỉ có thời gian sẽ cho biết.
Năm 2007, Blu-Ray trò chơi bàn giao tiếp cuối cùng giải quyết với Blu-ray
chiến thắng trong cuộc chiến định dạng. Bây giờ nhà phát triển game và người chơi

cũng như có thể tập trung vào các trò chơi mới mà định dạng này cho phép.
Năm 2009, Điện thoại thông minh trở nên phổ biến hơn, các doanh nghiệp như
Apple và Google trên tàu. Điện thoại di động đã trở thành thiết bị không thể thiếu mà
mọi người đều có và sử dụng ở khắp mọi nơi.
Năm 2010, các trang web mạng xã hội thực sự phổ biến. Ai có thể nghĩ rằng một
cái gì đó đơn giản như tải lên một hình ảnh đến một trang web có thể trở nên phổ biến?
Tuy nhiên, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu đang làm điều đó trên các trang web như
Facebook. Và những người khác là tự theo dõi mọi di chuyển của họ để bạn bè của họ
có thể tìm thấy chúng ở bất cứ nơi nào họ đang ở trên các trang web như Twitter.3
1.1.2. Máy tính và Internet ở Việt Nam
Máy tính được coi là một công cụ đắc lực và hữu dụng trong cuộc sống của một
xã hội hiện đại. Sự phát triển của các thế hệ máy tính được sử dụng cũng có thể cho
thấy phần nào tốc độ phát triển của một quốc gia. Có thể điểm qua một số mốc thời
gian sau để thấy Việt Nam đã tiếp cận những tiến bộ của nhân loại như thế nào.
* Giai đoạn 1960 – 1967
Giai đoạn này chủ yếu là các mô hình toán (vận trù học), tại Ủy ban Khoa học và
Kỹ thuật, nhà nước đã thành lập các phòng ban, tiền thân của các viện nghiên cứu sau
này.
* Giai đoạn 1968 – 1975
Thành lập Phòng máy tính (bí mật) thuộc Ủy ban Khoa học & Kỹ thuật nhà
3. />
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

8

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
nước Việt Nam. Trong giai đoạn này nhiều cán bộ, kỹ sư được cử đi học về máy tính,

các máy tính Minsk 22, 32 được đưa về Hà Nội và thành lập các Phòng máy tính tại Ủy
ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà nước, Viện khoa học Việt Nam, các ngôn ngữ đã bắt
đầu giảng dạy: FORTRAN, COBOL, ALGOL 60,… nhiều bài toán đã được xử lý trên
máy tính.
* Giai đoạn 1976 - 1985
Trong giai đoạn này là sự thống nhất đất nước, có nhiều biến đổi về tổ chức của
Nhà nước về khoa học máy tính, như thành lập Viện Khoa học Việt Nam, Viện Toán
học tính toán và điều khiển (tiền thân của Viện Công nghệ thông tin ngày nay), thành
lập Tổng cục Điện tử và Tin học, thành lập Viện Công nghệ quốc gia, các máy quả táo
(APPLE II) xuất hiện năm 1981 được coi là sự kiện đánh dấu mốc mở đầu cho quá
trình phát triển của Tin học ở Việt Nam… Năm 1977, chiếc máy vi tính đầu tiên mang
tên VT80 do Tiến sĩ Nguyễn Chí Công cùng đồng nghiệp thuộc Viện Khoa học Tính
toán và Điều khiển phát minh ra.
* Giai đoạn 1986 - 1995
Trong giai đoạn này có nhiều biến đổi, Nhà nước đã có các chương trình về phát
triển tin học, như Chương trình 48A (1985 – 1990), trong chương trình này có những
đề tài về tin học như xây dựng Cơ sở dữ liệu cho một số Bộ ngành, chương trình KC.
01 (1991 – 1995). Tổng cục Bưu điện có nhiều chương trình về phát triển viễn thông
và là thời kỳ phát triển mạnh. Nhiều sự kiện đáng ghi nhớ như thành lập Hội tin học
Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Tin học Việt Nam (1988), nhiều công ty máy tính, trung
tâm máy tính ra đời như 3C, FPT, Genpacific…
* Giai đoạn 1996 - 2005
Giai đoạn này Tin học Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có,
như việc thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông, chương trình KH-01, Chương trình Quốc
gia về công nghệ thông tin, nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ về phát triển công
nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm), các trung tâm phần mềm ra đời, các khu
công nghệ cao… Đặc biệt, mạng máy tính WWW - Internet chính thức vào Việt Nam
(1997). Điểm mốc của giai đoạn này là sự ra đời của hai bộ luật liên quan là Luật Giao
dịch điện tử (11/2005), Luật Công nghệ thông tin (6/2006).4


4. Lịch sử CNTT ở Việt Nam: Http://www.vaip.org.vn

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

9

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Ở Việt Nam, Internet lần đầu tiên xuất hiện năm 1996, khi đó đặt dưới sự quản
lý duy nhất của một IPX là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Lịch sử Internet Việt Nam với những sự kiện đáng chú ý sau5:
Năm 1992: Viện Khoa học Việt Nam thử nghiệm sử dụng Internet dưới hình
thức thuê bao từ xa của Úc.
Năm 1994: Viện khoa học Việt Nam và mạng VARNET (tiền thân của Netnam
ngày nay) kết nối Internet qua giao thức UCP để nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trao
đổi thư điện tử với thủ tướng Thụy Điển.
Ngày 5/03/1997: Chính phủ ban hành Nghị định 21/CP về quy định tạm thời
quản lý Internet.
Ngày 19/11/1997: Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là VDC, Netnam,
FPT…tổ chức “lễ kết nối Internet toàn cầu”, chính thức hòa mạng Internet quốc tế.
Nhìn vào sự phát triển của Internet, người ta có thể dễ dàng nhận ra sự phát triển mạnh
mẽ của ngành công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam. Với tốc độ phát triển từ
35-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt
qua mức trung bình của thế giới là 16,9%.6
* Giai đoạn 2005 đến nay
Ngày 14/7/2005, ký kết thông tư liên tịch 02/2005/TTLT về quản lý đại lý
Internet do Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ban hành

Năm 2007, các hình thức kinh doanh quán cà phê Internet được khai trương tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội .
Theo thống kê từ trung tâm Internet Việt nam, Internet Việt Nam vẫn duy trì tốc
độ tăng trưởng khá của khu vực, tính đến hết tháng 11/2008, toàn quốc có trên 20,67
triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 24,20%, trong đó có 2 triệu thuê bao băng
rộng.7
Ngày 09/10/2010, Đại hội thành lập Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) diễn ra
tại Hà Nội nhằm lập ra ban lãnh đạo nhiệm kỳ đầu tiên và đồng thời ra mắt Ban chấp

5. 10 năm Internet Việt Nam: Những đổi thay kinh ngạc, Http://vneconomy.vn, [truy cập ngày 29/08/2012].
6. Nhìn lại 10 năm Internet Việt Nam, Http://thongtindubao.gov.vn, [truy cập ngày 29/08/2012].
7. />
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

10

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
hành của Hiệp hội chính thức số lượng thành viên là 33.
Số người dùng tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2011 đã vượt
31 triệu người, trong đó có tới 4 triệu người dùng Internet băng rộng. Số lượng người
dùng Internet đông đảo được xem là nền tảng tiềm năng, tạo ra cơ hội và nhiều thách
thức để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê vào tháng 3 năm 2012, số người sử dụng
Internet ở Việt Nam đã đạt đạt 32,1 triệu người với số thuê bao Internet trên cả nước
ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao (so sánh với 134 triệu thuê bao điện thoại, bao gồm:
15,3 triệu thuê bao cố định và 118,7 triệu thuê bao di động).8
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.2.1. Các khái niệm có liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin
1.2.1.1. Khái niệm tội phạm
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa".9
1.2.1.2. Khái niệm công nghệ thông tin
Ở Việt Nam, thuật ngữ công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology
hay là IT) được quy định trong Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ
thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin
số”.10
Như vậy, công nghệ thông tin là khái niệm rất rộng, nên các tội phạm về công
nghệ thông tin cũng bao gồm nhiều tội phạm khác nhau.

8. />9. Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung 2009 .
10. Điều 4 Luật công nghệ thông tin năm 2006.

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

11

SVTH: Phan Văn Cần



Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
1.2.1.3. Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Tác giả điểm qua tội phạm công nghệ cao và tội phạm máy tính
* Khái niệm tội phạm công nghệ cao (The high - tech offender)
Có rất nhiều khái niệm khác nhau và rất nhiều luồng ý kiến khác nhau được đưa
ra nhưng chưa đồng nhất, có thể đưa ra một số quan điểm sau:
Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam nêu khái niệm tội phạm công
nghệ cao là: “Loại tội phạm sử dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật và
công nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách
cố ý hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại tội phạm này thường là
những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có thủ đoạn rất tinh vi, khó phát
hiện. Hậu quả do loại tội phạm này gây ra không chỉ là những thiệt hại lớn về mặt kinh
tế, xã hội mà nó còn xâm hại tới an ninh quốc gia”. Một số nhóm tội phạm công nghệ
cao phổ biến hiện nay là: Nhóm tội phạm tin học viễn thông, nhóm tội phạm sử dụng
phương tiện điều khiển chính xác, nhóm tội phạm sinh học - hoá học.11
Theo Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol thì khái niệm tội phạm công
nghệ cao là “Loại tội phạm sử dụng, lạm dụng những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công
nghệ có trình độ công nghệ cao như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi
phạm tội”. Trong các dạng của tội phạm công nghệ cao có hai dạng chính, đó là tội
phạm máy tính (computer crime) và tội phạm công nghệ thông tin - điều khiển học
(cyber crime). Việc xác định hành vi phạm tội, mức độ tội phạm và mức hình phạt ở
các nước trên thế giới có sự khác nhau tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật mà nước đó
đang áp dụng.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ thì khái niệm tội phạm công nghệ cao là “Bất cứ hành vi
vi phạm pháp luật hình sự nào có liên quan đến việc sử dụng các hiểu biết về công
nghệ máy tính trong việc phạm tội”.
Hiện nay, theo các chuyên gia về tội phạm học Việt Nam khái niệm tội phạm
công nghệ cao được sử dụng với nội hàm gồm hai nhóm tội phạm.12

11. Từ điển Bách khoa CAND, Nhà xuất bản CAND 2005, tr. 1156.

12. Xem Nguyễn Mạnh Cường : Tìm hiểu về tội phạm khủng bố trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nxb Viện khoa học
pháp lý – Bộ tư pháp, tr. 20.

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

12

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
+ Nhóm thứ nhất: Tội phạm công nghệ cao là các tội phạm mà khách thể của tội
phạm xâm hại đến hoạt động bình thường của máy tính và mạng máy tính được quy
định tại năm điều trong Bộ luật hình sự hiện hành.
+ Nhóm thứ hai: Tội phạm sử dụng công nghệ cao gồm các tội phạm truyền
thống được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành khi thực hiện hành vi phạm tội,
người phạm tội lợi dụng công nghệ cao làm công cụ, phương tiện thực hiện hành vi
phạm tội.
* Khái niệm tội phạm máy tính (Computer Crimes)
Thuật ngữ “Tội phạm máy tính” đã được hình thành từ nhiều năm nay song việc
phát hiện, định danh, luận tội, áp dụng các thủ tục tố tụng vẫn là cả một vấn đề phức
tạp, gây không ít tranh cãi trong giới chuyên môn các cơ quan hành pháp và ở mỗi
quốc gia có những cách nhìn nhận khác nhau, cách tiếp cận riêng của mình về loại tội
phạm này.
Theo đa số các nhà Tội phạm học hiện đại, “Tội phạm máy tính là các hành vi
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự hoạt động của máy tính, mạng máy tính, các
thiết bị ngoại vi, các cơ sở dữ liệu, các quá trình điều khiển dựa trên sự hoạt động của
các thiết bị tin học nhằm mục đích phá hoại, lừa đảo, che dấu, đánh cắp thông tin”.
Các hành vi lạm dụng máy tính, mạng máy tính để tiến hành những hoạt động gây
nguy hại cho xã hội.

Nếu xét về bản chất thì tội phạm công nghệ thông tin cũng có đầy đủ các tính
chất, đặc điểm như mọi tội phạm truyền thống khác, nghĩa là cũng được coi là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, gồm bốn yếu tố cấu thành cơ bản của một tội phạm (mặt
khách thể, mặt khách quan, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm).
Dưới góc độ là khách thể của tội phạm, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất máy tính
và các thiết bị có liên quan là một loại tài sản có giá trị, do vậy nó có thể trở thành đối
tượng của các tội về xâm phạm quyền sở hữu như ăn cắp hay phá hoại tài sản. Hiểu
theo một góc độ phức tạp hơn, máy tính với vai trò như là khách thể của tội phạm còn
được thể hiện trong việc tội phạm cố tình phá hoại hay ăn cắp chúng nhằm xoá bỏ hoặc
lấy cắp các thông tin mà nó chứa đựng.
Dưới góc độ là công cụ phạm tội, máy tính và mạng Internet ngày càng được các
loại tội phạm khác nhau sử dụng vì những khả năng ưu việt của chúng. Việc sử dụng
máy tính và các thiết bị liên quan làm công cụ phạm tội cũng được chia ra làm hai loại:
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

13

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Loại thứ nhất, sử dụng máy tính như là công cụ để thực hiện các tội phạm truyền thống
như tội đánh bạc, tội lừa đảo; Loại thứ hai, sử dụng máy tính, các phần mềm máy tính
và các bí mật được lưu giữ trong máy tính như là miếng mồi để dụ những người nhẹ dạ
cả tin.
Còn dưới góc độ chủ thể của tội phạm, mặc dù chúng ta đều biết rằng theo lý
luận chung chỉ các cá nhân mới được coi là chủ thể của tội phạm, tuy nhiên nếu xét về
bản chất của vấn đề tức là xét dưới góc độ đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội thì
máy tính và mạng máy tính trong một số trường hợp cũng có thể được coi đóng vai trò
như là một chủ thể của tội phạm. Trong trường hợp này, chính môi trường của máy

tính, các tính năng của máy tính đã thực hiện các hành vi cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Như trường hợp phát tán vi rút tin học. Người làm ra và phát tán vi rút tin
học đôi khi chỉ chủ định phát tán trên một hoặc một số máy tính nhất định. Tuy nhiên,
với tính năng phát tán qua mạng thông qua thư điện tử, các máy tính này đã tự động
phát tán các vi rút này sang các máy tính khác và gây ra hậu quả hàng triệu máy tính có
thể bị nhiễm vi rút trong thời gian rất ngắn.
Mặc dù chúng ta tạm chia vài trò của công nghệ thông tin và máy tính đối với
từng quá trình diễn biến của tội phạm như trên, nhưng trên thực tiễn việc nhận thức về
vấn đề này rất khác nhau ở từng quốc gia, từng khu vực và phụ thuộc vào trình độ phát
triển khoa học công nghệ của quốc gia, khu vực đó. Tuỳ thuộc vào nhận thức, khái
niệm về tội phạm công nghệ thông tin có thể rất rộng cũng có thể là rất hẹp.
Tiếp cận trên phạm vi rộng, thì việc phân loại thế nào là tội phạm công nghệ
thông tin cần dựa trên vai trò của máy tính trong tội phạm. Theo quan điểm này thì tội
phạm tin học bao gồm những tội phạm có sự liên can, dính líu của máy tính tới tội
phạm với ba vai trò sau:
- Máy tính là mục đích của tội phạm;
- Máy tính là công cụ phạm tội;
- Máy tính là vật trung gian để cất giấu, lưu trữ những thứ đã chiếm đoạt được.
Theo quan điểm này thì rất nhiều các loại tội phạm truyền thống cũng dễ bị coi
là tội phạm công nghệ thông tin hay tội phạm tin học, đặc biệt là những tội sử dụng
máy tính, mạng máy tính, mạng Internet… làm công cụ, phương tiện phạm tội. Ví dụ:
Như tội đánh bạc trên mạng, tội cung cấp các dịch vụ mại dâm trực tuyến, tội truyền bá

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

14

SVTH: Phan Văn Cần



Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.13 Một trong những định nghĩa rộng nhất về tội phạm
máy tính thể hiện quan điểm theo nghĩa rộng này được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra như
sau: "Tội phạm tin học là bất cứ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào có liên
quan đến việc sử dụng các hiểu biết về công nghệ máy tính trong việc phạm tội, điều
tra hoặc xét xử".14 Theo định nghĩa này thì bất cứ tội phạm nào cũng có thể được xếp
vào loại tội phạm máy tính vì chỉ cần trong quá trình điều tra các điều tra viên sử dụng
máy tính để tìm kiếm thông tin cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của định nghĩa.
Quan điểm hiểu tội phạm tin học theo phạm vi rộng cũng vấp phải một vấn đề
khó khăn đó là cụ thể hoá các hành vi phạm tội, từ đó xác định tội danh cụ thể cho các
hành vi này. Đây là công việc không dễ dàng vì khi định tội danh xét về bản chất nhiều
tội danh lại trùng với các tội danh truyền thống như tội lừa đảo, đánh bạc... có khác
chăng ở đây là việc sử dụng công cụ là mạng máy tính, mạng Internet… mà thôi.
Mặt khác, nếu chỉ coi tội phạm tin học giới hạn trong phạm vi thế giới ảo, môi
trường điện tử do công nghệ thông tin đem lại thì đối với những tội phạm truyền thống
sử dụng thành tựu công nghệ thông tin đem lại thực hiện hành vi phạm tội, việc truy
tìm dấu vết, chính sách ngăn ngừa, đấu tranh đối với hành vi này sẽ không có gì khác
so với các phương pháp xử lý truyền thống, trong khi về bản chất thì các hành vi phạm
tội này khác hẳn, như kẻ phạm tội tống tiền trên mạng trong và sau khi thực hiện hoàn
toàn có thể xoá sạch toàn bộ dấu vết tội phạm bằng kỹ thuật công nghệ thông tin gây
không ít khó khăn cho hoạt động thu thập dấu vết nếu các phương pháp thu thập, bảo
quản chứng cứ không thay đổi phù hợp.15
Chính vì mỗi quan điểm có những khiếm khuyết nhất định, nên hiện nay trên thế
giới vẫn chưa đi tới được một khái niệm hoàn chỉnh về tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin. Ngay cả tên gọi có rất nhiều thuật ngữ khác nhau, có tài liệu dùng thuật
ngữ “Tội phạm công nghệ cao”, “Tội phạm sử dụng công nghệ cao”, có trường hợp gọi
là “Tội phạm lợi dụng công nghệ cao” hoặc “Tội phạm máy tính”, “Tội phạm tin học”,
“Tội phạm phi truyền thống”, “Tội phạm Internet”, “Tin tặc”, “Tội phạm mạng”, cũng
có tác giả gọi là “Tội phạm khủng bố trong lĩnh vực công nghệ thông tin”16… Tuy
13. Nguyễn Mạnh Toàn: Đặc điểm và các hành vi cơ bản của tội phạm tin học, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 3/2002, tr.

31.
14. A Citical Look at the Regulation of Cybercrime - Mohamed Chawki, Đại học Lyon III, Pháp. Tr. 7.
15. Nguyễn Mạnh Toàn: Đặc điểm và các hành vi cơ bản của tội phạm tin học, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 3/2002, tr.
31.
16. />
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

15

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
nhiên để thống nhất với thuật ngữ quốc tế đang sử dụng và bao hàm được đầy đủ các
đối tượng nghiên cứu, trong Luận văn này tác giả sử dụng khái niệm “Tội phạm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin”. Bởi vì dù với những khái niệm khác nhau nhưng chúng
đều dùng để chỉ những hành vi phạm tội thông qua máy tính, mạng máy tính, mạng
Internet và thiết bị số.
Tại cuộc họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về ngăn chặn và xử lý
tội phạm được tổ chức tại thành phố Viên (áo) từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 10 năm
2000, một cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn về vấn đề tội phạm công nghệ thông
tin, việc định nghĩa tội phạm này đã được chia ra thành hai dạng tội phạm:
Thứ nhất, “Tội phạm công nghệ thông tin theo nghĩa hẹp được định nghĩa là
các hành vi phạm tội sử dụng máy tính và mạng máy tính với mục đích xâm phạm đến
an toàn của hệ thống máy tính và quy trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó”.
Thứ hai, “Tội phạm công nghệ thông tin được hiểu theo nghĩa rộng được định
nghĩa là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính hoặc các phương pháp khác có liên
quan đến máy tính, mạng máy tính, bao gồm các loại tội phạm như chiếm giữ bất hợp
pháp và đe doạ hoặc làm sai lệnh thông tin bằng phương pháp sử dụng mạng máy
tính”. Loại tội phạm theo định nghĩa này là rất rộng, bao gồm nhiều loại hành vi của tội

phạm truyền thống được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ máy tính mà phổ biến
hiện nay như các hành vi lừa đảo, trốn lậu cước viễn thông, mạo danh...
Tuy chưa hoàn chỉnh, còn hết sức chung chung và sơ xài tuy nhiên nó có ý nghĩa
quan trọng ở chỗ lần đầu tiên khái niệm thế nào là tội phạm công nghệ thông tin (hay
tội phạm mạng) đã được các nước trên thế giới thảo luận và đi tới nhất trí.
Vậy, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là những tội phạm liên
quan đến máy tính và các mạng thông tin. Định nghĩa này đã thừa nhận tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm cả các tội phạm mới hình thành trong môi
trường của công nghệ thông tin và cả những tội phạm truyền thống nhưng được thực
hiện với sự giúp đỡ của các công nghệ thông tin mới. Để hiểu rõ hơn, tác giả tìm hiểu
dấu hiệu cấu thành của tội phạm công nghệ thông tin: Mặt khách thể, mặt khách quan,
mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm.

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

16

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
1.2.2. Dấu hiệu cấu thành của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
1.2.2.1. Mặt khách thể của tội phạm
Tội phạm này trực tiếp xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của hệ thống
máy tính, qua đó có thể gây thiệt hại đến nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt động của
các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi công dân. Đối tượng của tội phạm này là máy
tính và mạng máy tính.
1.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Gồm các hành vi phạm tội sau:
 Hành vi phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt

động của máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số. Hành vi cấu thành khi
gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là một trong những trường hợp sau:
+ Rối loạn hoạt động của máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số;
+ Phong tỏa các dữ liệu của máy tính, mạng Internet;
+ Làm biến dạng các dữ liệu của máy tính;
+ Hủy hoại các dữ liệu của máy tính;
+ Các hậu quả khác đối với mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet,
thiết bị số.
 Hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet, thiết bị số:
+ Tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số;
+ Ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet, thiết bị số;
+ Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
Hành vi chỉ cấu thành khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.
 Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet:
+ Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái
với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều
253 của Bộ luật hình sự:
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

17

SVTH: Phan Văn Cần


Luận văn tốt nghiệp: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

+ Mua bán, trao đổi, tặng cho, sữa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những
thông tin riêng của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
+ Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet.
 Truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
hoặc thiết bị số:
+ Vượt cảnh báo;
+ Vượt mã truy cập;
+ Vượt qua tường lửa;
+ Sử dụng quyền quảng trị của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào mạng Internet của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào thiết bị số của người khác;
+ Chiếm quyền điều khiển mạng của người khác;
+ Can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số;
+ Lấy cắp dữ liệu;
+ Thay đổi dữ liệu;
+ Hủy hoại dữ liệu;
+ Làm giả dữ liệu;
+ Sử dụng trái phép các dịch vụ mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
hoặc thiết bị số của người khác.
 Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:
+ Thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số
mà sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để
chiếm đoạt tài sản hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ
hoặc thanh toán hàng hóa dịch vụ;
+ Thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số

mà truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt
GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh

18

SVTH: Phan Văn Cần


×