Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN. GBT Hóa 8 (Tg. Nguyễn Mạnh Hùng sd2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.99 KB, 8 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
GIẢI MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC 8
Ở TRƯỜNG THCS SÔNG ĐỐC 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Cơ sở lý luận
Đảng và nhà nước ta hiện nay đang hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục, đào tạo học sinh về nhân cách, trí tuệ, thẩm mỹ để trở thành một con người
phát triển toàn diện. Đây là mục tiêu giáo dục của tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học. Với mục tiêu là giáo dục đào tạo con người có đức, trí, thể, mỹ. Do
vậy việc nâng cao chất lượng học sinh ở các cấp học là rất quan trọng, đặc biệt là
bậc THCS. Ở lứa tuổi này học sinh bắt đầu tìm tòi, khám phá những kiến thức qua
môn học – Vì vậy đòi hỏi người giáo viên khi giảng dạy các bộ môn cần phải có
phương pháp truyền đạt kiến thức để các đối tượng học sinh, giúp cho các em lĩnh
hội các kiến thức phổ thông cơ bản.
Đối với học sinh THCS khi các em vửa ở tiểu học chuyển lên cấp II sẽ có
những môn học mới mà ở cấp I các em chưa được học, đặc biệt là ở lớp 8 các em
bắt đầu tìm hiểu về một môn học mới đó là môn hóa học.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, tính chất của chất, về các
phản ứng để điều chế các chất mới.
Hóa học theo tôi không phải l môn học quá khó. Tuy nhiên trong thực tế
quá trình giảng dạy môn hóa học 8 tôi thấy một số học sinh không biết vận dụng
kiến thức, chưa hiểu bài, chưa nắm được những khái niệm cơ bản đầu tiên và hóa
học, các công thức cơ bản và ý nghĩa của từng đại lượng.
Vì thế các em không biết vận dụng được lý thuyết để giải bài tập nên kết
quả học tập còn hạn chế. Kết quả như thế theo tôi vì đây là lần đầy tiên các em bắt
đầu tìm hiểu vể một môn khoa học mơi, một môn học có rất nhiều ững dụng trong
đời sống sản xuất và những hiện tượng bình thường trong thực tiễn mà các em
không thể lý giải được và với chương trình hóa học lớp 8 các em bắt đầu làm quen
với các khái niệm , các công thức cơ bản về hóa học. Từ đó để vận dụng làm bài
tập.
Để làm được điều đó thì giáo viên phải có phương pháp phù hợp với đặc


trưng bộ môn và tình hình thực tế nhằm giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, càng
hứng thú trong học tập và yêu thích môn học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Từ những cơ sở lý luận trên đối với thực tế Trường THCS nói chung và
trường THCS Sông Đốc 2 nói riêng tôi thấy:
a/ Đối với giáo viên.
Khi dạy về phần này nội dung kiến thức nhiều nhưng thời gian hạn chế nên
chưa thể cung cấp mở rộng thông tin do vậy hiệu quả giờ lên lớp đánh giá không
cao. Chương trinh sách giáo khoa mới cần nhiều phương tiện dạy học hiện đại
nhưng chưa đáp ứng đủ so với bài giảng trên lớp.
-1-


b/ Đối với học sinh:
Vào đầu lớp 8 khi nghe giới thiệu về bộ môn Hoá học các em rất thích.
nhưng khi học vào bài cụ thể mới thấy môn Hoá học rắc rối và khó, từ chất này
sang chất khác, công thức cấu tạo nhiều nên rất sợ học môn hóa học.
II/ GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ
Trước khi vào bài dạy đầu tiên của môn hóa học 8. Giáo viên cần tiến hành
được một vài thí nghiệm để học sinh thấy được hóa học là môn khoa học nghiên
cứu về chất và sự biến đổi về chất. Sau đó giáo viên giới thiệu một ngành có liên
quan tới hóa học trong đời sống như công nghiệp luyện kim, sản xuất dầu mỏ, sản
xuất gang, thép… để học sinh thấy được tầm quan trọng của hóa học.
Tuy nhiên giáo viên cần phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu rằng muốn học
tốt môn hóa học không phải l lý thuyết suông mà phải biết vận dụng vào giải một
số dạng bài tập hóa cơ bản, làm nền tảng cho lớp 9 và cấp III và khi thi vào các
trường chuyên nghiệp.
Do đó giáo viên phải cho học sinh nắm được những phương pháp chung để
giải bài tập hóa học 8.
Bài tập hóa học 8 có thể chia thành 5 loại cơ bản.

- Bài tập lí thuyết.
- Bài tập chuyển đổi các đại lượng.
- Bài tập các phép tính về công thức hóa học.
- Bài tập tính theo phương trình hóa học.
- Bài tập về nồng độ dung dịch.
a/ Bài tập lý thuyết.
Nhằm củng cố các khái niệm về hồn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân
tử, nguyên tố hóa học.
Ví dụ 1. Bài tập 3 trang 26 SGK hóa học 8.
Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất,
hợp chất ?.
a. Khí amoniac tạo nên từ N và H.
b. Photpho đỏ tạo nên từ P.
c. Axit clohidric tạo nên từ H và Cl.
d. Kim loại Magie tạo nên từ Mg.
Trả lời.
Đơn chất ( b, d ) vì do một nguyên tố hóa học tạo nên.
Hợp chất ( a, c ) vì do hai nguyên tử hóa học tạo nên.
Để làm được bài tập hóa học này giáo viên yêu cầu học sinh nắm được các khái
niệm về đơn chất hợp chất.
Vi dụ 2. Bài tập 4 trang 34 SGK hóa học 8.
Cách viết sau chỉ những ý gì.
- 5 Cu ( năm nguyên tử đồng ).
- 2 NaCl ( hai phân tử Natriclorua ).
- 2H2 ( hai phân tử khí hidro ).
-2-


Để làm được bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh nắm được các khái
niệm nguyên tử, phân tử.

b/ Bài tập chuyển đổi đơn vị:
Ví dụ 1:
Trong 24g MgO có bao nhiêu mol?. Bao nhiêu phân tử MgO ?. Phải lấy bao
nhiêu gam HCl để có số phân tử gấp hai lần số phân tử MgO .
Giáo viên yêu cầu học sinh khi làm bài tập cần phải nắm được:
+ Nắm được công thức : n =

m
M

m = n. M

+ Định nghĩa mol : N ( N = 6.1023 ).
Giải
m

24

NMg = M
=
= 0,6 ( mol ).
40
MgO
- Số phân tử MgO = 0,6. N
- Số phân tử HCl : nHCl = 1,2 ( mol ).
mHCl = n . MHCl = 1,2 . 36,5 = 43,8 ( g ).
Ví dụ 2.
Hãy cho biết 67,2 lít Oxi ( đktc ).
a. Có bao nhiêu mol phân tử oxi ?
b. Có bao nhiêu phân tử oxi?

c. Khối lượng là bao nhiêu gam ?
Để giải được bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh nắm được mối quan hệ
giữa ba đại lượng. V, n, m.
V

V = n . 22,4 ; n = 22,4 ; m = n . M.
Giải
67,2

a. nO2 = 22,4 = 3 ( mol ).
b. Số mol phân tử oxi là ; 3 . N = 3 . 6.1023 phân tử.
c. mO2 = n . MO2 = 3 . 32 = 96 (g).
c/Các phép tính về công thức hóa học.
Loại bài tập này bao gồm các dạng bài tập lập CTHH, tính hóa trị và các bài
tập về tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố.
Ví dụ 1 :
Bài 5 trang 38 SGK hóa 8.
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ca(II) và nhiều nguyên
tử NO3 ( I) ?
Yêu cầu để giải bài tập này học sinh phải nắm được quy tắc hóa trị, các bước
lập công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố đã biết hóa trị, cách tìm chỉ số
x,y.
Giải
II
- Công thức dạng chung: Ca x(NO3)Iy
- Theo quy tắc hóa trị : X . II = y . I
-3-


x


- Chuyển thành tỉ lệ : y =

I
1
=
II
2

x = 1, y = 2.
Công thức hóa học của hợp chất l : Ca(NO3)2.
Giáo viên cũng lưu ý với học sinh cách tìm chỉ số x,y ( x,y là số nguyên
dương đơn giản( đã tối giản ).
b
a
+ Để lập CTHH Ax B y
+ a,b l hoa trị của nguyên tố A,B.
+ x,y l chỉ số của nguyên tố A,B.
- Nếu a = b thì x = y = 1.
Ví dụ : Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Mg(II) và O.
CTHH của hợp chất l: Mg
Nếu a # b
x = b, y = a
Ví dụ :
Lập công thức của hợp chất tạo bởi K(I) và ( SO4) (II).

KxI(SO4)yII
CTHH của hợp chất l K2SO4.
Ví dụ 2 :
Tìm công thức hóa học của hợp chất B, Biết thành phần các nguyên tố là

40% Cu, 20 % S và 40% O. Khối lượng mol của hợp chất B là 160g.
Để giải được bài tập này giáo viên cần cho học sinh nắm được các bước tiến
hành:
- Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất.
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- Lập công thức hóa học đúng.
Giải
Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hỗn hợp.
MCu =
MS =

160
.40% = 64(g).
100

160
.20% = 32(g).
100

MO = 160 – ( 64 + 32 ) = 64(g).
Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
nCu =

nS =

nO =

m
M Cu
m

MS
m
MO

.=

64
= 1(mol)
64

.=

32
= 1(mol)
32

.=

64
= 4(mol)
16

-4-


Công thức hóa học : CuSO4.
Giáo viên lưu ý cho học sinh dựa vào tùy đề bài và dữ liệu cho, để tìm phương
pháp lập công thức hóa học dễ, đơn giản và chính xác. Từ CTHH có thể tính được
phân tử khối, tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong chất đó..
Ví dụ : Bài tập : 1 trang 71 SGK hóa 8

Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất
SO3.
Yêu cầu học sinh cần phải nắm được để giải bài tập này là : Xác định được
nguyên tử khối của từng nguyên tố, số nguyên tử của từng nguyên tố. – Số mol
xác định phân tử khối và công thức tính thành phần phần trăm về khối lượng trong
hợp chất AxBy.
MA

%A = M
. 100%
A B
x

y

MB
%B = M
. 100% ( hoặc %B = 100% - %A )
Ax B y

Giải
MS= 32(g) , MO = 16 – 3 = 48 9g)., MSO3 = 32 + 48 = 80 (g).
%S=

32
. 100% = 40%
80

%O=


48
. 100% = 60%
80

d/. Các phép tính về phương trình hóa học.
1/ Tính lượng vừa đủ.
Dấu hiệu của loại bài tập này là trong đề bài thường cho một lượng chất
tham gia hoặc tạo thành trên cơ sở đó tính lượng các chất khác.
Ví dụ. Phân hủy 9(g) H2O bằng dòng điện. hãy tính.
a. Số gam các khí H2 và O2 thu được.
b. Thể tích các khí thu được ( đktc).
Yêu cầu: Để giải bài tập này học sinh cần biết viết và cân bằng chính xác
phản ứng hóa học. Nếu cân bằng sai hay ghi sản phẩm sai thì sẽ không giải đúng
bài toán ( cần hết sức lưu ý viết PTHH và cân bằng ). Cần nắm được công thức
tính n, m, V. Biết hệ số các chất trong phương trình
Số mol các chất.
Giải
a.

m

9

nH2O = M
=
= 0,5( mol ).
18
H 2O

Theo phương trình phản ứng ta có: 2H2O

ĐP
Theo PT
2 mol
Theo đề bài:
0,5 mol
-5-

2H2 + O2
2 mol 1 mol
x mol
y mol


Tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo quy tắc tam suất:
x=
y=

0,5.2
= 0,5 ( mol ).
2
0,5.1
= 0,25 ( mol ).
2

nH2 = 0,5 ( mol ), mH2 = n . MH2 = 0,5 . 2 = 1 (g).
nO2 = 0,25 ( mol ), mO2 = n . MO2 = 0,25 . 32 = 8 (g).
b. Thể tích các khí thu được ở ( đktc ) là:
VH2 = 0,5 ( mol ), VH2 = n . 22,4 = 0,5 . 22,4 = 11,2 (l).
VO2 = 0,25 ( mol ), VO2 = n . 22,4 = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l).
2/ Tính lượng dư và lượng chất cho ở dạng tiềm ẩn.

Dấu hiệu để nhận biết dạng bài tập này là đề bài cho biết lượng hai chất.
Ví dụ : Dùng 5,6g Fe tác dụng với axitclohidric ( HCl). Khi tạo thành cho
khử CuO.
a. Viết PTPU.
b. Tính khối lượng Cu được giải phóng?
Yêu cầu : Học sinh tóm tắt được đề bài, tìm các dữ kiện chưa biết dựa vào
dữ kiện đã cho.
Tóm tắt: 5,6 g Fe + HCl
Khí ; Khí + CuO
Cu ?
Giải
a. Fe + 2HCl
H2 + CuO to
b. nFe =

FeCl2 + H2
Cu + H2O

(1).
(2).

5,6
= 0,1 ( mol).
56

Theo phương trình phản ứng (1) ta có :
Fe + 2HCl
FeCl2 +
H2
1mol

1mol
0,1mol
0,1mol
nH2 = 0,1 (mol).
Theo phương trình phản ứng (2) ta có :
H2 + CuO to
Cu + H2O
1mol
1mol
0,1mol
0,1mol
nCu = 0,1 (mol)
mCu = n . MCu = 0,1 . 64 = 6,4 (g).
Khối lượng kim loại Cu được giải phóng là : 6,4 (g).
Thí dụ 2 :
Cho 22,4 g Fe tác dụng với dung dịch loãng có chứa24,5 g axitSunfuric.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng bằng bao nhiêu gam ?.
b. Tính thể tích khí H2 thu được ( đktc ).
Để giải quyết bài tập này giáo viên cần cho học sinh nắm được phương
pháp giải bài tập về lượng dư.
- Tính số mol các chất tham gia theo dữ kiện.
- Viết phương trình phản ứng.
-6-


- Lập tỉ số so sánh.
Số mol chất A theo đề
Số mol chất B theo đề
Số mol chất A theo PT
Số mol chất B theo PT

Tỉ lệ nào lớn hơn
chất đó dư. Tính toán theo số mol chất dư hết.
Giải
a. nFe =

22,4
= 0,4 ( mol ).
56

nH2SO4 =

24,5
= 0,25 ( mol ).
98

Theo phương trình phản ứng ta có.
Fe + H2SO4
FeSO4 +
1mol
1mol
0,4

H2

0,25

Ta có tỉ lệ : 1 lớn hơn 1
Vậy nFe dư ta tính toán theo số nH2SO4 đã phản ứng hết à 0,25 ( mol)
Theo phương trình phản ứng ta có:
Fe

+
H2SO4
FeSO4 +
H2
1mol
1mol
1mol
1mol
0,25mol
0,25mol
0,25mol
0,25mol
nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 (mol).
mFe dư = 0,15 . 56 = 8,4 (g).
b.Thể tích khí hidro ở ( đktc ).
nH2 = 0,25 ( mol)
VH2 = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l).
e. Bài tập về nồng độ dung dịch.
Đây là loại bài khá phức tạp, yêu cầu của loại bài tập này là học sinh nắm
được các công thức, biểu thức nồng độ của dung dịch: C%, CM.
C% =

mct
.100
m dd

CM =

n
V


Biết cách pha chế dung dịch với nồng độ cho trước. Từ các công thức chung
có thể tính toán dựa vào các dữ kiện của từng đề bài.
Thí dụ 1:
Hòa tan 15g NaCl vào 45g H2O. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?
Yêu cầu: Học sinh xác định được khối lượng chất tan và khối lượng dung
dịch để tính toán.
m dd = 15 + 45 = 60( g )
C% =

mct
15
.100 = .100 = 25%
m dd
60

Thí dụ 2: Hòa tan 16g CuSO4 vào H2O thu được 200ml dung dịch. Tính
nồng độ mol của dung dịch
-7-


Yêu cầu: Học sinh biết cách tính khối lượng chất tan, biết xác định thể tích
dung dịch và công thức tính nồng độ.
nCuúO4 =

CM =

16
= 0,1(mol )
160


n o,1
=
= 0,5(mol / lit )
V 0,2

hoặc 0,5 M

III. KẾT LUẬN
Trên dây là một số kinh nghiệm về phương pháp giải một số bài tập cơ bản
hóa học 8 mà bản thân tôi đã áp dụng và đạt được kết quả khá cao trong giảng dạy.
Với phương pháp trên, học sinh đã phát huy được tính tích cực trong học tập và
các em rất hứng tú khi giải các dạng bài tập này.
Là người giáo viên trong quá trình giảng dạy cho học sinh nắm thật chắc
các kiến thức cơ bản đã học, để từ đó học sinh có thể vận dụng kiến thức vào thực
hành, giúp học sinh làm được các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, có nghĩa là học
phải đi đôi với hành.
Việc lồng ghép nhiều kiến thức đã học vào bài tập là rất cần thiết làm được
điều đó thì việc tiếp thu kiến thức rất quan trọng. Tuy nhiên tù thuộc vào từng điều
kiện, từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể lựa chọn và vận dụng các
phương pháp trên với từng tiết dạy.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng kinh nghiệm về các phương pháp trên
vẫn còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp các ý kiến của quý đồng
nghiệp.
Sông Đốc, ngày 20 tháng 2 năm 20..
Người viết

-8-




×