Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Vấn đề gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc mường ở tỉnh hòa bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.33 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MƯỜNG
Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MƯỜNG
Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học


ThS. LÊ THỊ MINH THẢO

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô khoa Giáo dục
chính trị đã giảng dạy, luôn động viên giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn
thành tốt khóa luận này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới cô giáo, Thạc sĩ Lê Thị Minh Thảo - người đã nhiệt tình chỉ bảo và
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua từ khi lựa chọn đề tài cho tới khi hoàn
thành khóa luận.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên em
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt bài
khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình làm khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Kính mong thầy, cô giáo và bạn đọc chỉ
bảo, góp ý để em rút kinh nghiệm và nâng cao nhận thức hơn nữa trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Lê Thị Minh Thảo. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Huyền


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
Di sản cồng chiêng được coi là một trong những di sản quan trọng
trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói riêng cũng như di sản văn hóa thế
giới nói chung, là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề được trình diễn và gắn
kết trong không gian văn hóa của từng dân tộc thông qua phong tục tập quán,
tín ngưỡng, lễ hội mang tính tập thể, cộng đồng và có sự lan tỏa lớn.
Đối với dân tộc Mường thì họ coi cồng chiêng như là vật báu trong gia
đình mình.
Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập toàn cầu, dưới sự ảnh hưởng
của nhiều trào lưu văn hóa mới và tác động của cơ chế thị trường, của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thiết chế xã hội của dân tộc có những biến đổi
nhanh chóng kéo theo sự biến đổi của hệ thống các giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc đang có nguy cơ bị lấn át, mai một, biến dạng, thay thế
vào đó là lối sống và các trào lưu văn hóa hiện đại, đòi hỏi các cấp, các ngành

và mỗi cộng đồng dân tộc phải quan tâm. Cần xác định nhiệm vụ gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng
của đồng bào dân tộc Mường nói riêng, đây là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm nhằm xây dựng
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã chỉ rõ: Di
sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc
dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi

1


trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học
và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
Đây được coi là một chủ trương đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Bình,
được sống trong không gian hùng vĩ của núi rừng, một mảnh đất giàu truyền
thống lịch sử với huyền thoại Đẻ đất đẻ nước bất hủ. Mảnh đất có nền văn
hóa đa sắc màu, phong phú độc đáo đáng để tự hào. Tôi cho rằng di sản văn
hóa cồng chiêng, nghệ thuật cồng chiêng Mường của chúng ta hoàn toàn xứng
đáng có một vị trí trang trọng trong nền văn hóa Việt Nam và thế giới. Mong
ước có một ngày không xa nguyện vọng chính đáng của chúng ta sẽ trở thành
hiện thực. Với lý do như vậy, tôi đã chọn đề tài “Gìn giữ và phát huy di sản
văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện
nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình cũng với mong muốn góp chút
công sức nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, giữ nguyên được
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Văn hóa của đồng bào dân tộc Mường là đề tài được rất nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm như về nhà ở, trang phục, lễ hội,… và cồng chiêng của
đồng bào dân tộc Mường cũng vậy. Cồng chiêng Mường là một đề tài không
mới nhưng để so với cồng chiêng Tây Nguyên thì chưa được nghiên cứu đúng
mức. Số lượng bài viết, bài nghiên cứu về cồng chiêng của dân tộc Mường thì
không nhiều, cụ thể có một số bài nghiên cứu như:
- Cuốn “Cồng chiêng Mường” của Kiều Trung Sơn xuất bản năm 2012,
Nxb Lao động. Trong cuốn sách tác giả đã giới thiệu các thuật ngữ, khái niệm
cồng chiêng và tình hình nghiên cứu cồng chiêng Mường. Người Mường và
các nét nghệ thuật cơ bản trong văn hóa cồng chiêng Mường.

2


- Cuốn “Văn hóa dân gian Mường - một góc nhìn” của Cao Sơn Hải
xuất bản năm 2006, Nxb Văn hóa dân tộc. Nội dung của cuốn sách đã đề cập
tới nghi lễ, tập tục, xắc bùa, dấu ấn văn hóa dân gian của người Mường nói
chung và của người Mường ở Thanh Hóa.
- Cuốn “Văn hóa dân gian Mường” của tác giả Bùi Thiện xuất bản năm
2010, Nxb Văn hóa dân tộc. Tác giả đã giới thiệu về vùng đất, con người,
điều kiện về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của dân tộc Mường. Cụ thể
cuốn sách gồm có 5 phần:
+ Phần 1: Thiên nhiên, đất nước, con người.
+ Phần 2: Huyền thoại - vũ trụ quan - thế giới quan truyền thống dân tộc.
+ Phần 3: Vài nét về văn hóa vật chất.
+ Phần 4: Một số phong tục và lễ hội của dân tộc Mường.
+ Phần 5: Nghệ thuật dân gian Mường.
Thông qua cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như
văn hóa của đồng bào dân tộc Mường.
- Luận án tiến sĩ văn hóa học của Kiều Trung Sơn với đề tài “Cồng
chiêng Mường”. Trong luận án, tác giả nghiên cứu sâu thêm về nghệ thuật

cồng chiêng Mường, khảo sát sự biến đổi và đề xuất ý kiến về bảo tồn và phát
huy văn hóa cồng chiêng Mường.
- Tác giả Bùi Chí Thanh và Bùi Ngọc Tú đang đi vào nghiên cứu không
gian văn hóa cồng chiêng Mường, các công trình nghiên cứu này các tác giả
đã đi sâu vào giới thiệu chung về đời sống văn hóa, đời sống vật chất, phong
tục tập quán và giới thiệu, đánh giá về mặt văn học, nghi lễ của người Mường,
nghệ thuật cồng chiêng Mường, âm nhạc cồng chiêng Mường…; ảnh hưởng
của sự lan toả không gian văn hóa cồng chiêng người Mường Hòa Bình trong
đời sống, học tập, lao động sản xuất và chiến đấu của con người, của từng gia

3


đình và của cộng đồng Mường bản thông qua phong tục, tập quán, lễ hội tâm
linh tín ngưỡng, lễ hội văn hóa dân gian dân tộc Mường…
Và nhiều bài viết, bài báo đăng trên báo Hòa Bình của các tác giả: Bùi
Chí Thanh, Bùi Chỉ, Bùi Thiện, Ngô Quang, Quách Thế Hùng, Vương Anh,
Đinh Công Bảo.
Trong các cuốn sách, các bài viết, các bài báo trên thì tác giả đã đề cập
đến văn hóa cồng chiêng, giá trị của cồng chiêng Mường, những nét đẹp, đặc
sắc của văn hóa cồng chiêng Mường và vấn đề cần phải gìn giữ và phát huy
những giá trị tốt đẹp trong di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân
tộc Mường.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích
Mục đích nghiên cứu để tài là cơ sở phân tích tình hình thực trạng để từ
đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy di sản
văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.
* Nhiệm vụ
- Chỉ ra thực trạng việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.
- Chỉ ra một số giải pháp, phương hướng mà Nhà nước và tỉnh Hòa
Bình nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân
tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận về văn hóa cồng
chiêng, giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng. Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu về
thực trạng và giải pháp việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng
của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.

4


* Phạm vi nghiên cứu đề tài
Khóa luận chỉ đề cập đến một số nét đặc sắc của di sản văn hóa cồng
chiêng, mà cụ thể là di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường
ở tỉnh Hòa Bình, thực trạng, phương hướng và giải nhằm gìn giữ và phát huy
di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình từ
năm 2000 cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
* Cơ sở lý luận:
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước ta về vấn đề văn hóa.
* Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp của
khoa học lịch sử như: phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng hợp.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: quan sát, phỏng vấn,
ghi chép lại những tư liệu qua truyền miệng trong nhân dân.

6. Ý nghĩa của khóa luận
* Ý nghĩa lý luận
Khóa luận góp phần đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc sắc về di sản
văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.
Thông qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn được phần nào thực trạng về di
sản văn hóa cồng chiêng Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào để có
biện pháp gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân
tộc Mường nói riêng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung theo đường
lối, chủ trương của Đảng.

5


* Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận có thể dùng làm tư liệu cho những người quan tâm đến văn
hóa Mường nói chung và cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh
Hòa Bình nói riêng từ đó giúp thế hệ trẻ đọc và biết phần nào về văn hóa của
dân tộc mình. Ngoài ra, góp phần tìm hiểu khái quát về các mặt, các lĩnh vực
trong tỉnh Hòa Bình.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
thì khóa luận gồm có 2 chương, 4 tiết.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG
CHIÊNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA - XÃ HỘI
CỦA TỈNH HÒA BÌNH


1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về di sản văn hóa cồng chiêng và khái
quát chung về tỉnh Hòa Bình
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về di sản văn hóa cồng chiêng
* Khái niệm văn hóa, di sản văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc
- Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và
cả trong khoa học. Trên thế giới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về
văn hóa. Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con
người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá
trình lao động, hoạt động thực tiễn. Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi
phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi
lĩnh vực có sự hiện diện của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” [6, tr. 431].
Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều định
nghĩa khác nhau:
Theo phó giáo sư Phan Ngọc: Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và
ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó
là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu

7


hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một
tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm
cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ.

Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có
mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác [22, tr. 22].
Theo phó giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định
nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình” [17, tr. 25].
Định nghĩa văn hóa của UNESCO: trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa
hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí
tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn
hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân,
tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công
trình vượt trội lên bản thân [22, tr. 23 - 24].
Qua đó có thể thấy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn
hóa là tổng thể nói chung những giá trị về vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Có thể nói, văn hóa là
sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần. Từ đó, văn hóa được chia làm

8


hai lĩnh vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân
chia này chỉ có tính chất tương đối. Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại

dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như
văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập
quán…
Ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu
theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng
nghĩa với văn hóa của một tộc người, là một chi tiết của văn hóa nói chung; Ở
phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng tộc người
sống trong cùng một quốc gia. Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần, cũng như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều
kiện môi trường sinh tồn của một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm
lý, tình cảm, tập quán riêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người
đó. Ở các quốc gia đa dân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn
nhau tạo nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và
mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó.
Qua đó có thể nói rằng văn hóa là một khái niệm mở, là một phạm trù
rộng lớn, phong phú và đa dạng, các định nghĩa khác nhau về văn hóa đã đưa
ra không nhằm bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho khái niệm văn hóa
ngày càng trở nên đầy đủ, toàn diện.
- Di sản văn hóa:
Theo Điều 1 trong Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã quy định: Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di
sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Điều 4 của Luật di sản văn hóa quy định:

9


Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn

hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, bảo vật, cổ vật
quốc gia.
- Bản sắc văn hóa dân tộc:
Bản sắc văn hóa dân tộc, nếu nói theo triết tự thì “bản” là gốc, “sắc” là
màu có nghĩa là màu sắc ban đầu chưa bị pha trộn gọi là bản sắc. Bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc được vun đắp trong lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp nhất,
độc đáo nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, biểu hiện các giá trị đó là
lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
gắn kết cá nhân, gia đình, làng xóm, tổ quốc, đức tính cần cù trong lao động,
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của
văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử
lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn.
* Khái niệm cồng chiêng
- Thuật ngữ “cồng chiêng” trong dân gian
Dân gian không có từ “cồng chiêng”. Mỗi tộc người có cách gọi riêng
mình về loại nhạc khí này. Đây là loại nhạc khí có hình thù thô phác, cấu tạo

10



đơn giản (dạng phiến mỏng, hình tròn, chất liệu đồng, có thành ở vành ngoài,
có núm hoặc không có núm ở giữa), với nhiều kích cỡ khác nhau khi không
sử dụng tồn tại ở dạng đơn lẻ.
Người Kinh và người Mường dùng cả hai tên “cồng” và “chiêng” gọi
loại nhạc khí nêu trên. Đó là hai tên gọi dành cho một dạng hình thù: có núm
(núm chiêng người Mường gọi là “ngôi”), dạng không núm gọi là “thanh la”
(người Mường gọi là “lệnh” hoặc “phèng la”). Người Mường dùng tên
“chiêng” làm cách gọi phổ biến nhất, tên “cồng” đôi khi cũng được dùng.
Người Khơ - me Nam Bộ gọi loại nhạc khí trên như sau: “nếu không có
núm gọi là Khmuôs, và nếu có núm gọi là Kôông Môôn hoặc Kôôn Skô”
[11,tr. 232 - 237].
Người Gia rai gọi là “chỉnh, chêng, trong đó chêng là loại có núm. Nếu
tròn 1 bộ gồm 16 cái thì gọi là Ching chêng” [2, tr. 134].
Người Giẻ Triêng gọi “loại có núm là chinh honh hoặc goong, gọi loại
không núm là chinh hlong” [23, tr.154].
Người Ê đê “không phân biệt có núm hay không có núm họ đều gọi là
chinh” [10, tr. 201].
Người M’nông gọi “loại có núm là goong, loại không núm là chêng
[20, tr. 227]. Theo đó cách gọi “chêng” của người M’nông, căn cứ hình thù,
ngược lại với người Gia Rai (đối với người Gia Rai, “chênh” có núm).
Ngoài ra, các tộc người Tây Nguyên tương đối phổ biến cách gọi mỗi
chiếc “cồng” (hoặc chiêng) theo tên riêng hoặc theo thứ bậc trong gia đình
như chiêng chồng, chiêng vợ (bộ chiêng Tha của người Brâu), chiêng mẹ,
chiêng chị, chiêng em…
Như vậy, trong dân gian rất ít tộc người sư dụng từ ghép để gọi tên loại
nhạc khí trên, đa số họ chỉ dùng từ đơn. Có tộc, theo tên gọi, người ta phân biệt
hình thù có núm hay không có núm; có tộc người chỉ dùng một tên, không
phân biệt hình thù và có tộc thì dùng tới 2 cái tên cho một dạng hình thù.
11



- Một số định nghĩa về “cồng chiêng”
Trong cuốn Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam do Hữu Ngọc chủ
biên, xuất bản năm 2002, Nxb Thế giới, Hà Nội, định nghĩa:
CHIÊNG “Nhạc khí gõ cổ truyền. Chiêng có nhiều loại với kích thước,
kiểu dáng (có núm và không có núm), dùng riêng lẻ hay theo dàn, cách thức
sử dụng với cao độ tiết tấu khác nhau. Người Mường và nhiều dân tộc ở Tây
Nguyên nay còn dùng chiêng theo dàn thường từ 2 - 6 cái, có khi tới 16-20
cái. Trong dàn, mỗi chiêng được gọi bằng những tên riêng” [8, tr. 139].
Một định nghĩa khá dài nhưng không cho biết cụ thể hình thù chiếc
chiêng, không cho biết phương thức trình diễn đặc trưng của chiêng. Ở đây sử
dụng tên “chiêng” chung cho cả hai dạng có núm và không có núm. Cần lưu ý
rằng, định nghĩa này cũng không sử dụng thuật ngữ “cồng chiêng”.
Từ điển Văn hóa dân gian của tác giả Vũ Ngọc Khánh - Phạm Minh
Thảo - Nguyên Vũ có đến ba định nghĩa liên quan đến cồng chiêng:
1) CHINH CHIÊNG - “Tên gọi bộ chiêng, cồng nhạc cụ của người Ba
Na (Tây Nguyên). Một bộ chinh chiêng hoàn chỉnh thường gồm 5 chiếc cồng
có núm và 8 chiếc chiêng bằng không có núm.
Chinh chiêng chỉ được phép dùng trong các nghi lễ lớn, trọng thể của
làng như lễ đâm trâu, bỏ mả, cúng bến nước, lên nhà mới, cưới” [5, tr. 82].
2) CỒNG (cũng gọi: chiêng) - “Nhạc cụ thuộc bộ gõ, nguồn gốc
phương Đông, làm bằng đồng, kích thước lớn hình long chảo, treo trên một
cái giá gỗ, dùng dùi của trống lớn để gõ” [5, tr. 96].
3) CỒNG CHIÊNG - Loại nhạc khí gõ của đồng bào dân tộc ít người
trong cả nước. Nhiều buôn làng, bản mường có số lượng cồng chiêng rất lớn
(hàng ngàn bộ). Cồng chiêng được sử dụng trong các hội lễ lớn, nhỏ như: cầu
mưa, đâm trâu, đám tang, bỏ mả. Cồng chiêng quy tụ quanh mình nhiều loại
hình nghệ thuật dân gian: nhảy múa, ca hát, tạo hình. Cồng chiêng không gì
riêng ở Việt Nam mà có địa bàn công bố rất rộng trong cả vùng Đông Nam Á.
12



“Cồng chiêng không chỉ có riêng ở miền núi. Những câu thành ngữ cổ
cho thấy cồng chiêng đã xuất hiện trong đời sống nhân dân từ những ngày
lịch sử xa xôi: bà Triệu cưỡi voi đánh cồng. Những lễ hội ở sân đình, ở đám
rước có chiêng đi đôi với trống” [5, tr. 96 - 97].
Vì có đến ba định nghĩa, định nghĩa nào cũng có “ cồng” hoặc “chiêng”
nên mỗi định nghĩa giới thiệu một kiểu.
Định nghĩa thứ nhất (1) giới thiệu cách gọi “ chinh chiêng” - bộ cồng
chiêng, nhạc cụ của người Ba Na, trong đó phân biệt rõ cồng có núm còn
chiêng không có núm.
Định nghĩa thứ hai (2), “cồng - cũng gọi là chiêng” là “nhạc cụ thuộc
bộ gõ”, được mô tả giống với định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam
nhưng khác với định nghĩa thứ nhất, ở đây giải thích “cồng” hay “chiêng”
cùng để chỉ một nhạc khí.
Định nghĩa thứ ba (3) về “cồng chiêng” cho biết đó là loại nhạc khí gõ
của ai và sử dụng trong các dịp nào. Ngoài việc chủ yếu là giới thiệu chủ thể
của loại nhạc khí trên, định nghĩa thứ ba cho thấy rõ các tác giả nhận thức
“cồng chiêng” là một thuật ngữ chung.
Trong cuốn Nhạc khí dân tộc Việt, xuất bản năm 2001, định nghĩa:
Cồng, chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng
thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có. Cồng, chiêng làm bằng đồng thau
hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỷ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi
đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có gờ gọi là thành. Cồng
luôn có núm ở giữa, chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là chiêng
núm và chiêng không có núm gọi là chiêng bằng [21, tr. 373].
Nếu Từ điển Bách khoa Việt Nam coi “cồng” là tên chung và Từ điển
Văn hóa cổ truyền Việt Nam coi “chiêng” là tên chung cho hai dạng có núm
và không có núm, thì cuốn Nhạc khí dân tộc Việt đã cố gắng tách biệt rạch ròi


13


hai dạng đó với việc định danh cụ thể, cồng luôn luôn có núm ở giữa, chiêng
có hai loại: chiêng có núm ở giữa gọi là chiêng núm và chiêng không có núm
gọi lag chiêng bằng. Cách mô tả đó không có gì để đảm bảo cho người đọc
khỏi nhầm lẫn giữa cồng với chiêng có núm. Theo đó người ta hoàn toàn có
thể gọi cồng là “chiêng núm” và ngược lại, gọi chiêng núm là “cồng”.
Trong khuôn khổ khóa luận này tôi dùng chung cụm từ “cồng chiêng”
để chỉ chung một đối tượng.
* Một số thuật ngữ: Cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng, nghệ thuật
cồng chiêng, âm nhạc cồng chiêng và cồng chiêng Mường
- Cồng chiêng là tên gọi chung cho các loại nhạc khí thân vang gõ, có
nhiều tên gọi khác nhau (theo vùng hoặc theo tộc người) với các đặc điểm:
+ Chất liệu hợp kim đồng
+ Dạng phiến mỏng, bề mặt hình tròn
+ Có núm hoạc không có núm
+ Có thành ở vành ngoài
+ Đơn âm, đơn chiếc hoặc kết cấu thành dàn, nhiều kích cỡ
- Văn hóa cồng chiêng là tổng thể những mối liên hệ của con người với
cồng chiêng thông qua việc sử dụng cồng chiêng đa dạng với nhiều mục đích
và chức năng khác nhau, gắn bó thường xuyên, lâu dài với đời sống thường
ngày cũng như đời sống tín ngưỡng của con người.
- Nghệ thuật cồng chiêng là tổng thể những phương thức, hình thức, thủ
pháp, kĩ thuật diễn tấu cồng chiêng tạo nên loại hình nghệ thuật.
- Âm nhạc cồng chiêng gồm tổng thể những bài bản nhạc bao chứa các
nguyên lý, nguyên tắc âm nhạc riêng và là kết quả của nghệ thuật cồng
chiêng.
- Cồng chiêng Mường là hiện tượng cồng chiêng được giới hạn trong
phạm vi tộc người, mang bản sắc riêng của văn hóa tộc người, cụ thể là

người Mường.

14


Cồng chiêng Mường phần lớn là chiêng có núm, họ không dùng loại
không núm cho dàn chiêng. Mặc dù đôi khi và đôi nơi có dùng tên “cồng”
nhưng tên gọi phổ biến và chủ yếu vẫn là “chiêng”.
Người Mường diễn tấu cồng chiêng theo phương thức cộng đồng, phổ
biến mỗi người một chiêng theo những nguyên tắc của riêng họ tạo nên một loại
hình nghệ thuật. Nghệ thuật đó được người Mường gọi đơn giản là xắc bùa.
1.1.2. Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hòa bình được thành lập từ ngày 22/6/1886 khi chính quyền thực
dân Pháp kí nghị định cắt các vùng đất có nhiều người Mường cư trú thuộc các
tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập tỉnh Hòa Bình.
* Đặc điểm tự nhiên, xã hội
- Đặc điểm tự nhiên
+ Vị trí:
Hòa Bình là một tỉnh miền núi đa dân tộc nằm ở cửa ngõ vùng Tây
Bắc của Tổ quốc có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng
bằng lên miền núi. Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 4662,53km2.
Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp
tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình và Hà Nam.
+ Địa hình:
Hòa Bình chủ yếu là đồi núi. Cấu trúc địa lý tự nhiên của Hòa Bình là
những dãy, những vòng cung đồi núi và sông suối chia cắt phức tạp, độ dốc
lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo nên những thung lũng hẹp được
phân chia từ vùng thấp đến vùng cao.
+ Khí hậu:
Hòa Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè

nóng mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 độ C. Tháng 7 có
nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình từ 27 - 29 độ C, tháng 1 có nhiệt độ
thấp nhất, trung bình 15,5 - 16 độ C.
15


Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mưa
trung bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá
thường xuyên xảy ra. Tần suất sương muối xảy ra là 0,9 ngày/ năm.
+ Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương
đối đồng đều.
Hòa Bình nằm trên lưu vực của 2 hệ thống sông chính là sông Đà và
sông Bôi và các hồ đầm lớn: Hồ Sông Đà, hồ Đầm bài, hồ Đồng Chanh, hồ
Re với tổng diện tích lên đến 8.144 ha. Với khoảng 400 sông suối nhỏ chảy
qua địa bàn Hòa Bình.
+ Tài nguyên:
 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất có rừng trên 173
ngàn ha, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65 ngàn ha, chiếm 14%
diện tích. Đất chưa sử dụng trên 170 ngàn ha. Với những tiềm năng đó, trong
tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp
và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Hoà Bình có các loại khoáng sản
phong phú với trữ lượng lớn và vừa, có thể khai thác để phát triển công
nghiệp và xây dựng như đá granit, đá vôi, than đá, sét, cao lanh, vàng, sắt,
nước khoáng...
 Tài nguyên rừng
Năm 2003, độ che phủ rừng của tỉnh đạt 41%, tương đương 194.308 ha,
trong đó: rừng tự nhiên 146.477 ha, rừng trồng 47.831 ha. Sản lượng gỗ cây
đứng là 3,3 triệu m3, bao gồm rừng tự nhiên 2,1 triệu m3, rừng trồng 1,2 triệu
m3. Có 129 triệu cây tre nứa.

 Tài nguyên khoáng sản
Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai
thác như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi… Đáng lưu ý nhất là đá, nước
khoáng, đất sét có trữ lượng lớn.
16


Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3; đá granít trữ lượng 8,1 triệu m3;
đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được sản xuất
phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản…
Ngoài ra, than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện
Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp
C1 là 982.000 tấn.
Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số mỏ
còn chưa được xác định rõ về trữ lượng. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác
trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 - 10 triệu m3.
Tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở
2 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn.
Ngoài ra, kho tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất nhiều mỏ đá kim
như: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, phốtphorit…
- Đặc điểm về kinh tế - xã hội
+ Về kinh tế
 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà
Nội, có điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá
đa dạng và phong phú đã tạo điều kiện cho tỉnh Hoà Bình phát triển mạnh một
số lĩnh vực kinh tế lợi thế.
Về nông nghiệp: Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên
liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong;
vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở

huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng
cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc
Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.
Công nghiệp chế biến nông - lâm sản: Hoà Bình có đất đai phù hợp với
nhiều loại cây công nghiệp (mía, sắn, chè, măng…), cây ăn quả (cam, quýt,
17


dứa, vải, nhãn…), từ đó có thể phát triển công nghiệp chế biến nông sản như:
đường, tinh bột, chè khô, hoa quả đóng hộp. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm
nghiệp chiếm khoảng 55%, diện tích rừng đã phủ xanh 41% với nhiều vạt rừng
kinh tế được phép trồng và khai thác phục vụ công nghiệp chế biến lâm sản.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: với trữ lượng sét và đá vôi lớn,
hiện nay sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công nghiệp
mũi nhọn của tỉnh, cung cấp vật liệu xây dựng cho vùng và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra, tỉnh còn có 3 nhà máy sản xuất xi măng công suất mỗi nhà máy 8,8
vạn tấn/năm tại các huyện Lương Sơn, Yên Thuỷ và thị xã Hoà Bình; ngoài ra
còn 2 nhà máy đang hoàn chỉnh thủ tục để đầu tư xây dựng với công suất 1,2
triệu tấn và 8,8 vạn tấn/năm ở Lương Sơn và các cơ sở sản xuất đá, vôi, gạch
ở hầu hết các huyện, thị.
Công nghiệp cơ khí, điện tử, may mặc, giày da: dựa trên địa thế tiếp
giáp với các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Hà Tây và tiềm năng lao
động dồi dào, cộng thêm số lao động ở nông thôn chiếm 84%, trong khi thời
gian sử dụng chỉ đạt 74%, do đó Hoà Bình có thể phát triển công nghiệp cơ
khí điện tử, may mặc, giày da. Hiện nay, trên địa bàn đã có một số cơ sở sản
xuất như: Công ty May sông Đà, Công ty May 3/2, Công ty Ban Đai (sản xuất
linh kiện điện tử), Công ty R Việt Nam (sản xuất thấu kính), Công ty Điện tử
SANKOR.
Thủy điện: Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy thủy điện Hòa Bình công
suất thiết kế đạt 1.920 megawatt. Đây là công trình do Liên Xô viện trợ cho

Việt Nam. Công trình khởi công ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành
ngày 20 tháng 12 năm 1994. Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có
chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao
thông đường thuỷ.
 Tiềm năng du lịch
Hoà Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử phong phú
có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Cụ thể, 6 dân tộc anh em:
18


Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với những nét văn hoá, phong tục tập
quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn
hoá và hiện nay nổi tiếng là khu du lịch Bản Lác - Mai Châu. Bên cạnh đó, du
lịch cảnh quan, sinh thái ở Hoà Bình cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển
với đập thủy điện Hòa Bình, hồ sông Đà hùng vĩ, rừng nguyên sinh Thượng
Tiến (Kim Bôi), rừng Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), rừng Phu Canh (Đà
Bắc), Suối Ngọc - Vua Bà (Lương Sơn)… Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình còn nổi
tiếng với suối nước khoáng Kim Bôi, Lạc Sơn, có núi cao, hồ lớn, khí hậu
điều hoà tạo điều kiện cho du lịch nghỉ dưỡng phát triển. Trên địa bàn tỉnh có
nhiều đền chùa nổi tiếng như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), đền Bờ (trên hồ sông
Đà)… là nơi thuận lợi cho phát triển du lịch.
Với vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng,
Hoà Bình còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội thảo,
hội nghị, nghỉ cuối tuần… là nơi kết nối các tua, tuyến du lịch với các tỉnh lân
cận và miền Bắc.
+ Về xã hội
 Hoà Bình có 10 huyện và 01 thành phố, cụ thể: Cao Phong, Đà Bắc,
Kim Bôi, Kỳ Sơn, Mai Châu, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Tân Lạc, Yên
Thuỷ và thành phố Hoà Bình. Toàn tỉnh có 210 xã, phường, thị trấn. Trung
tâm tỉnh lỵ của Hòa Bình được đặt tại thành phố Hoà Bình, cách trung tâm thủ

đô Hà Nội 75 km.
 Dân số: Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009
dân số tỉnh Hòa Bình có 786.964 người.
 Là một tỉnh giàu tiềm năng: về văn hoá, sản xuất nông lâm nghiệp,
tiêu thủ công nghiệp, công nghiệp thuỷ điện và du lịch.
 Có 6 dân tộc chính sinh sống ở tỉnh Hòa Bình: Mường, Kinh, Tày,
Thái, Dao, Mông, trong đó dân tộc Mường chiếm đa số dân là 63%.
19


* Khái quát về dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình
Dân tộc Mường là một trong số những dân tộc có dân số đông nhất
trong số 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam là dân tộc Tày, dân tộc Thái và dân
tộc Mường.
“Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, dân tộc Mường cả nước
có 1.137.515 người, chiếm 1,5% dân số cả nước. Người ở tỉnh Hòa Bình có
479.197 người, chiếm 63,36% dân số toàn tỉnh” [16, tr. 16].
- Kinh tế:
Người Mường cư trú, sinh sống lâu đời trong vùng núi cao và các thung
lũng hẹp, địa hình chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn. Hòa bình có nhiều
sông, suối và hồ đầm lớn, đất đai thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp. Đời sống chủ yếu dựa vào rừng núi và những thung lũng đất bằng hẹp
để sản xuất lúa nước, lúa nương, hoa màu như ngô, sắn, các loại đậu, các loại
rau quả và phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc như trâu bò, gà lợn, nhiều gia
đình còn chăn nuôi dê, bò lai, bò sữa, ong, đào ao nuôi cá…
Bên cạnh nghề nông, người Mường còn những nghề khác chiếm một vị
trí kinh tế nhất định trong gia đình. Nghề thủ công dệt vải, đan lát, ép dầu thảo
mộc. Những năm gần đây, người Mường đã phát triển mạnh nghề mộc, nghề
nề,… phục vụ cho đời sống của mình và tạo ra hàng hóa mua bán, trao đổi,
phương thức hái lượm lâm thổ sản như rau, măng, củ quả rừng. Đánh bắt cua,

cá, ốc, tôm… để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Người Mường quần cư sinh sống trong các đơn vị là xóm, làng, mường,
chiềng.
- Văn hóa:
Người Mường có truyền thống cần cù, thông minh đã sáng tạo nên văn
hóa Hòa Bình đặc sắc, nổi tiếng. Trong nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, phong
phú, mang sắc thái riêng, không gian văn hóa cồng chiêng từ nhiều thế kỉ qua

20


nhân dân Mường đã quý trọng, gìn giữ, phát huy và coi là vật báu, vật linh
thiêng, là tài sản quý giá của dân tộc. Nhân dân cả nước cũng biết đến đó là
một trong những giá trị văn hóa nghệ thuật đồ sộ, đắc sắc và có giá trị nhất
của dân tộc Mường.
Từ xa xưa nhân dân vẫn quan niệm vạn vật hữu linh, quan niệm đó biểu
hiện trong việc tôn thờ, cúng bái trời đất, gió, mưa, sông, suối, ngọn núi, tảng
đá, cây rừng và những con vật… bất kể cái gì có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm
lý, tâm linh và cuộc sống hàng ngày của họ. Đây là sự tôn trọng mối quan hệ
giữa con người với thiên nhiên. Theo quan niệm của người Mường con người
có linh hồn, vạn vật cũng có linh hồn. Linh hồn cũng có nhu cầu ăn, ở, đi lại,
sinh hoạt như con người.
Hệ thống tín ngưỡng của nhân dân Mường là vô cùng phong phú dẫn
đến các nghi lễ thờ phụng cũng vô cùng phong phú, rất nhiều các lễ hội như:
lễ khai xuân, lễ khuống mùa (xuống đồng), lễ cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm
mới, lễ tang… Mỗi lễ hội lại kèm theo các hình thức văn hóa nghệ thuật, đặc
biệt là âm nhạc cồng chiêng. Văn hóa cồng chiêng được trình tấu, diễn tấu ở
hầu hết các nội dung, hàng động, không gian, tiến trình lễ hội. Tiếng chiêng
được sử dụng thay lời nói, ước nguyện của con người để giao tiếp với các
đấng thần linh. Từ đó cồng chiêng trở thành vũ khí tinh thần có sức mạnh xua

đuổi ma tà, đánh đuổi giặc giã bảo vệ bản Mường. Văn hóa cồng chiêng đi
suốt vòng đời mỗi người.
1.2. Một số nét nổi bật về di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân
tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình
1.2.1. Sự hình thành, phát triển và giá trị di sản văn hóa cồng chiêng
của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình
* Sự hình thành và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng và một số
cách đặt tên cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

21


×