Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Vấn đề gìn giữ và phát huy trong trang phục truyền thống của người mường ở hòa bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.17 KB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

BẠCH THỊ HÀ

VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở HÒA BÌNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học

ThS. LÊ THỊ MINH THẢO

HÀ NỘI - 2013

SVTH: Bạch Thị Hà

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: Lê Thị Minh Thảo
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy, cô giáo trong khoa Giáo
dục Chính trị cùng các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô
giáo – Thạc sĩ Lê Thị Minh Thảo, người đã tận tình chỉ bảo, sửa chữa cho khóa
luận của em trong suốt quá trình tiến hành.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Vì điều kiện thời gian có hạn và là công trình nghiên cứu đầu tiên nên
khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót kính mong quý thầy cô và các bạn chỉ bảo
thêm và cho ý kiến đóng góp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc thầy, cô và gia đình sức khỏe, hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện

Bạch Thị Hà

SVTH: Bạch Thị Hà

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Thạc sĩ Lê Thị Minh Thảo và nó
không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố trước
đó.
Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm.

Xuân Hòa, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện

Bạch Thị Hà

SVTH: Bạch Thị Hà

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH
HIỆN NAY ..................................................................................................... 6
1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa, bản sắc văn hóa và những nét khái quát
về tỉnh Hòa Bình............................................................................................. 6
1.2. Những nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa

Bình .............................................................................................................. 12
Chương 2. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GÌN
GIỮ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH HIỆN NAY ..... 28
2.1. Thực trạng của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục
truyền thống của người Mường ở Hòa Bình hiện nay ................................... 28
2.2. Phương hướng và một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa trong trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa Bình hiện nay .. 53
KẾT LUẬN .................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 63

SVTH: Bạch Thị Hà

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trang phục là một trong những thành tố cơ bản không thể thiếu được đối với
đời sống con người. Nó không chỉ có chức năng che đậy, bảo vệ con người về
mặt sinh học, biểu hiện của văn hóa, nếp sống tộc người, mà còn có giá trị lớn về
mặt xã hội và quan niệm thẩm mỹ. Ngoài ra, trang phục còn là cơ sở để nhận biết,
phân biệt tộc người này với tộc người khác. Tuy nhiên việc nghiên cứu nét riêng
biệt trong trang phục chưa được đề cập một cách đồng đều giữa các dân tộc.
Trong đó, trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa Bình ít được quan
tâm nghiên cứu. Mặt khác, những biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội có những

tác động nhất định đến trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa Bình,
làm mai một dần những giá trị văn hóa đó. Vì vậy đề tài “Vấn đề gìn giữ và phát
huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa
Bình hiện nay” có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn sâu sắc.
“Trang phục Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không
thể pha lẫn với các dân tộc khác, nó thể hiện đặc trưng về nghệ thuật tạo hình
và phong cách thẩm mỹ trên chính trang phục của dân tộc mình. Tuy nhiên
không phải ai cũng hiểu hết đươc những nét đẹp đó” [13, tr. 24]. Ngày nay khi
xã hội phát triển, người người chạy theo những xu hướng thời trang mới làm
mất dần vẻ đẹp văn hóa truyền thống trong trang phục của chính dân tộc mình.
Hiện nay, những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mường trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng ít dần đi, không còn dược sử dụng phổ biến rộng
rãi như trước kia nữa, một bộ phận người có xu hướng “thời trang hóa” thích
mặc đồ Tây bởi nó đẹp, gọn gàng và dễ dàng hoat động, hầu như chỉ có những
người già và một số ít người dùng những bộ trang phục này và thường được
mặc trong những ngày hội, lễ tết.
Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay,
việc phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của dân
tộc là một yêu cầu khách quan. Trước những biến đổi nhanh chóng của
cuộc sống, văn hóa truyền thống các dân tộc đang đứng trước những thử
thách lớn. Vì vậy việc lựa chọn các giải pháp phục hồi, bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền thống của dân tộc Mường ở
SVTH: Bạch Thị Hà

1

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: Lê Thị Minh Thảo

Hòa Bình là hết sức cần thiết. Do đó, Đảng, Nhà nước và Đảng bộ Hòa
Bình cần có chủ trương, chính sách đúng đắn, mang tính lâu dài, đầu tư có
chiều sâu trên nhiều phương diện để nâng cao dân trí, cải thiện đời sống cho bà
con, nhất là các dân tộc miền núi, góp phần phát triển một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) của
Đảng cộng Sản Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hòa
Bình, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc trong tỉnh, trong nước và
trên toàn thế giới.
Vì những lý do trên mà em đã quyết định chọn đề tài “Vấn đề gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền thống của người
Mường ở Hòa Bình hiện nay” để làm Khóa luận tốt nghiệp, với hy vọng sẽ
góp phần vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người biết tự hào
về những nét đẹp trong trang phục truyền thống và hơn hết là góp phần vào
việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền
thống của người Mường ở Hòa Bình trước những biến đổi của thời đại.
2. Tình hình nghiên cứu
Văn hóa trang phục Mường là một trong những vấn đề đã thu hút được
nhiều sự chú ý quan tâm của nhiều người, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về văn hóa người Mường nói chung cũng như văn hóa trang phục Mường nói
riêng. Một số những công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề đó như:
Cuốn: “Văn hóa dân gian Mường một góc nhìn” của Cao Sơn Hải, Nxb
Văn hóa Dân tộc, HN, 2006. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến nhiều
khía cạnh văn hóa của người Mường, đặc biệt là văn hóa dân gian.
Cuốn: “Các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Nxb Văn hóa Thông tin, HN,
2000. Đây là cuốn sách giới thiệu về 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt
Nam, trong đó có dân tộc Mường.
Cuốn: “Địa chí Hòa Bình” do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân tỉnh Hòa Bình biên tập, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2005. Cuốn sách này
cung cấp cho bạn đọc tất cả các khía cạnh về tỉnh Hòa Bình, trong đó có đề cập
đến văn hóa trang phục các dân tộc của tỉnh Hòa Bình, tiêu biểu là trang phục
Mường.
SVTH: Bạch Thị Hà

2

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

Khu Bảo tàng di sản văn hóa dân tộc: “Không gian văn hóa Mường”, ở
xã Bình Thanh, phường Chăm Mát, thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, là nơi
trưng bầy các hiện vật của người Mường như: nhà sàn, cồng chiêng…trong đó
có trang phục Mường.
Hay tác phẩm nổi tiếng nghiên cứu về người Mường của Giáo sư Nguyễn
Đức Từ Chi (Trần Từ): “Người Mường ở Hòa Bình”. Trong tác phẩm, tác giả
đã làm nổi bật nét nghệ thuật tạo hình trong hoa văn cap váy của người
Mường, có nhiều nét tương đồng trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đến văn hóa
trang phục Mường, lưu trữ trên sách báo, tạp chí, bảo tàng…của tỉnh Hòa
Bình, mang những nét đặc sắc truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa các dân
tộc anh em ở vùng đất Tây Bắc. Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu sâu thực trạng
văn hóa trang phục của người Mường hiện nay để có những giải pháp cụ thể
trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục người Mường
ở Hòa Bình trong công cuộc đổi mới hiện nay là việc làm hết sức cần thiết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hóa trang phục truyền thống Mường ở tỉnh Hòa Bình. Từ đó, Nhà nước và
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có những giải pháp và một số khuyến nghị trong
việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền thống của
người Mường.
* Phạm vi:
Nghiên cứu thông qua các tài liệu cụ thể về văn hóa trang phục Mường
cũng như tình hình khảo sát ở các huyện như: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn…
nơi lưu trữ và sử dụng trang phục nhiều nhất ở tỉnh Hòa Bình.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích:

SVTH: Bạch Thị Hà

3

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

- Làm rõ nét đặc sắc trong văn hóa trang phục Mường ở tỉnh Hòa Bình, nêu
bật những thành tựu và hạn chế trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
trong trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa Bình hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Đánh giá đúng thực trạng về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa

trong trang phục của người Mường ở Hòa Bình.
- Những định hướng, giải pháp trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa trong trang phục của người Mường ở Hòa Bình theo tinh thần Nghị quyết
TW 5 (Khóa VIII).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Duy vật biện
chứng, Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp khoa học
phổ biến như: phương pháp CNDVBC, CNDVLS, logic, lịch sử, phân tích,
tổng hợp, so sánh.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: quan sát, thực tế, điều
tra, phỏng vấn, ghi chép lại những tư liệu truyền miệng trong nhân dân.

SVTH: Bạch Thị Hà

4

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

6. Đóng góp của đề tài
* Về mặt lý luận:
Khóa luận góp phần đi sâu tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa của người

Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là nét văn hóa đặc sắc trong trang phục của người
Mường ở Hòa Bình. Từ đó biết gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền
thống đó của người Mường.
* Về mặt thực tiễn:
Khóa luận cung cấp cho bạn đọc và những người thích nghiên cứu về văn
hóa Mường hiểu được phần nào cái hay, cái đẹp trong trang phục truyền thống
của người Mường.
7. Kết cấu Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 2 chương và 4 tiết.

SVTH: Bạch Thị Hà

5

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo
Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA
TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở HÒA BÌNH HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa, bản sắc văn hóa và những nét khái
quát về tỉnh Hòa Bình
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Văn hóa:

Khái niệm văn hóa là một khái niệm đa chiều với nhiều góc cạnh, cho đến
nay người ta đã thống kê được hơn bốn trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Song các nhà văn hóa đều có chung một nhận định đó là: Văn hóa bao gồm có
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Từ “văn hóa” bắt nguồn từ tiếng La tinh ở Phương Tây “Cult” ban đầu có
nghĩa là canh tác đất đai và gieo trồng thực vật. Sau này với sự phát triển lịch
sử thì văn hoá mang một ý nghĩa mới đó là sự mở rộng kiến thức, bồi dưỡng về
thể chất và tinh thần hay là “trồng trọt tinh thần”.
Còn ở Phương Đông, từ “văn hóa” có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm,
trong Chu Dịch (Trung Quốc) có “quan hồ nhân dĩ hóa thành thiên hạ” nói đến
phép tắc để giải hóa làm cho thiên hạ được khai hóa, theo quan niệm của
Trung Quốc lấy học thuyết của Nho gia là chính với nội dung chủ yếu của văn
hóa là: thi, thư, lễ, nhạc. Còn trên lĩnh vực chính trị là luân thường đạo lý, chế
độ nghi lễ và hàng loạt quan niệm tập tục lễ giáo.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì “văn hóa” chỉ gắn liền với
con người và xã hội loài người, con người vừa sáng tạo ra ra bản thân mình
vừa đồng thời sáng tạo ra thế giới văn hóa. Trong tác phẩm “Phê phán cương
lĩnh Gôta” C.Mác đã vạch rõ nguồn gốc của văn hóa gắn liền với sự sáng tạo
và năng lực của con người, sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động, chính lao
động đã sáng tạo ra con người, đó là các hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra
bản thân con người với tư cách là một thực thể xã hội, thể hiện quan hệ giữa
SVTH: Bạch Thị Hà

6

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: Lê Thị Minh Thảo

con người với con người. Như vậy, con người là tác giả sáng tạo ra văn hóa và
mang các giá trị văn hóa truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác và trong quá trình đó có sự giao lưu, ảnh hưởng của các nền văn
hóa các dân tộc.
Định nghĩa của UNESCO về “văn hóa” : “Văn hóa” được đặc trưng bởi diện
mạo và tinh thần, vật chất, trí lực, tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một quốc
gia, cộng đồng, gia đình, làng xóm, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
thuật văn chương mà còn là cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng.
Còn ở Việt Nam cũng có rất nhiều định nghĩa về văn hóa.
Theo Giáo sư Đào Duy Anh: “Văn hóa” là sinh hoạt, vì văn hóa là sinh
hoạt nền văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau, do điều kiện tự nhiên, tính chất
địa lý, điều kiện kinh tế xã hội quy định mà còn có nền văn hóa riêng của mỗi
dân tộc.
Theo Giáo sư Phan Ngọc: “Không có gì gọi là văn hóa cả, mà ngược lại
bất kì mặt gì cũng có mặt văn hóa, văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tượng và thế giới tồn tại…” [22, tr.22].
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [22, tr.22].
Theo nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam” là tổng thể những giá trị vật chất
và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình
dựng nước và giữ nước.
Theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “Văn hóa là
hệ thống các giá trị, truyền thống, lối sống”; “Văn hóa là năng lực sáng tạo”
của một dân tộc; “Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác.
Vì vậy, có thể nói rằng, văn hóa là một khái niệm mở, là phạm trù rộng

lớn phong phú và đa dạng, cá định nghĩa khác nhau về văn hóa đã đưa ra

SVTH: Bạch Thị Hà

7

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

không nhằm bài trừ mà bổ sung cho nhau làm cho khái niệm văn hóa ngày
càng trở nên đầy đủ và toàn diện hơn.
* Bản sắc văn hóa dân tộc:
Theo nghĩa triết tự thì “bản” là gốc, “sắc” là màu sắc, nghĩa là màu sắc
ban đầu chưa bị pha trộn gọi là bản sắc. Theo Tạp chí Cộng sản, số 13 – 1997,
đặc thù là bản sắc riêng biệt của đời sống sinh hoạt xã hội của mỗi cộng đồng,
dân tộc, từ cách ăn, mặc, ở, đi lại…cho đến chiều sâu tâm hồn, tư duy và lối
ứng xử.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử đấu
tranh hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng
thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại
và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng
mang tính bền vững, trường tồn.
“Văn hóa” và “Dân tộc” là hai phạm trù khác nhau nhưng có liên quan
chặt chẽ với nhau về văn hóa, có bản sắc riêng của dân tộc mình. Vì vậy,
“đánh mất bản sắc là đánh mất dân tộc” [16, tr. 8].

Dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm sinh sống, đấu tranh thì những nét văn hóa dần được
hình thành và phát triển. Ngoài những nét chung của cộng đồng Việt Nam,
cộng đồng dân tộc Mường còn mang những nét đặc thù riêng của mình.
Bản sắc văn hóa Mường là những nét văn hóa vật chất và tinh thần được
truyền từ đời này qua đời khác và trở thành phong tục, tập quán ăn sâu vào
trong tiềm thức, lối sống của người dân đất mường với những đặc trưng nổi bật
như: “Cơm đồ, nhà gác (nhà sàn), nước vác, lợn thui”. Trong đó có trang
phục, một trong những nét văn hóa đặc trưng để phân biệt dân tộc Mường với
các dân tộc khác ở Việt Nam.
* Trang phục:

SVTH: Bạch Thị Hà

8

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

Theo cách hiểu đơn giản nhất, trang phục hay y phục là những đồ để mặc
như quần, áo, váy,… Ngoài ra, trang phục con có những phụ kiện kèm theo
như: giầy, dép, mũ nón, thắt lưng, găng tay, đồ trang sức… Chức năng cơ bản
nhất của trang phục là bảo vệ than thể. Tiếp đó, trang phục trang phục cũng có
chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
Trang phục có thể chia thành nhiều loại: Trang phục dân tộc, trang phục
thể thao, trang phục tôn giáo, trang phục lễ hội, trang phục sân khấu, trang

phục trẻ em, trang phục Quân đội (Trang phục Quân đội Nhân dân Việt
Nam,...), trang phục Công An...
Trang phục là một trong những giá trị văn hóa giúp ta dễ dàng phân biệt
sắc thái giữa các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
“Người Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và
phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc. Đó là những hoa văn trên mặt trống
đồng, tượng đồng, đồ gốm thời Hùng Vương chỉ cho ta thấy nhiều điều về văn hóa
trang phục thời dựng nước” [5, tr. 89]. Chính điều đó đã tạo nên cho phụ nữ
Mường nét duyên dáng, niềm tự hào khi khoác trên mình trang phục truyền thống.
Mấy ngàn năm qua, các trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam
vẫn giữ được cốt cách và dấu ấn xa xưa nhưng cũng đã có những biến đổi
không ngừng. “Đó là sự hình thành và phát triển của nghề trồng bông kéo sợi,
dệt vải, nhuộm vải, nuôi tằm, ươm tơ, kéo kén, dệt lụa. Bước phát triển nghề
này đã đưa nghề tầm tang canh gửi bỏ xa hoàn toàn sự lệ thuộc vào thiên
nhiên con người săn bắt hái lượm, sử dụng vỏ cây, lá cây, lông chim, da thú
làm chất liệu mặc để che thân” [11, tr. 76].
Từ thế kỉ XX đến nay, diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam về cơ
bản được khẳng định, từng bước hoàn chỉnh hơn vào giai đoạn cách tân, biến
đổi. Việt Nam hội tụ được các giá trị văn hóa trang phục Đông – Tây, tiếp thu
có chọn lọc những yếu tố phù hợp làm giàu đẹp và phong phú thêm văn hóa
trang phục của đất nước mình, dân tộc mình. Ngành thời trang ra đời và liên
tiếp có các cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc bổ ích, hấp dẫn, tôn vinh, bản
sắc văn hóa mặc Việt Nam.
SVTH: Bạch Thị Hà

9

Lớp: K35 - GDCD



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

1.2.2. Những nét khái quát về Hòa Bình
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ khu vực
Tây Bắc của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 4.600 km2; dân số trên 85 vạn người;
có 06 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao. Trong đó, dân tộc
Mường chiếm trên 63% tổng số dân. Là tỉnh có vị trí chiến lược, nhiều công trình
kinh tế, quốc phòng quan trọng, có Quốc lộ 6, 12, 15, đường Hồ Chí Minh đi
qua và đường thuỷ nội địa như sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi,… thuận lợi cho
việc giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng phụ cận [6, tr.101].
Tỉnh Hoà Bình có 10 huyện, 01 thành phố tỉnh lỵ, 210 xã, phường, thị trấn.
Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống yêu quê hương đất nước, đoàn
kết, thân thiện, và anh hùng, dũng cảm trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cần cù
sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển quê hương.
Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa
hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 độ C. Hệ thống
sông ngòi được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông
Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi.
Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, với các loại hình
chủ yếu như: tài nguyên đất; tài nguyên rừng phong phú, động, thực vật đa
dạng về số lượng loài: Gấu , lợn rừng, khỉ, nai rừng…, có các khu bảo tồn
thiên nhiên…; tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng khá lớn: Đất
sét, dá vôi, đá granit, than…rải rác ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc
Sơn…; Tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc: Suối nước khoáng Kim Bôi, Động Tiên ở Lạc Thủy, các khu bảo
tồn thiên nhiên, thủy điện Hòa Bình, bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc
trong tỉnh như bản Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ Sơn, bản Lác, bản Văn

dân tộc Thái huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc Dao huyện Ðà Bắc...; khu
du lịch Suối Ngọc-Vua bà huyện Lương Sơn và nhiều di tích lịch sử, di tích
văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ
SVTH: Bạch Thị Hà

10

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

thuật dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là
những sản phẩm của nền "Văn hóa Hòa Bình".
“Hoà Bình là cái nôi của văn hóa Việt - Mường cổ, là một trong số ít vùng đất
có nền văn hoá lâu đời ở Việt Nam, vùng đất ẩn chứa nhiều nét văn hoá, những tập
quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc thu hút nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là cơ sở để bảo tồn, xây dựng và
phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Du lịch văn hoá
được xác định là hướng phát triển của địa phương” [1, tr. 12].
Vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hoà Bình đã đưa ra được báo cáo kết
quả 15 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về “Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.3. Đôi nét về người Mường ở Hòa Bình.
Nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, người Mường có cùng nguồn
gốc với người Việt, họ cư trú lâu đời ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Phú Thọ, Sơn La…trong đó, người Mường ở Hòa Bình chiếm đến 80%
dân số toàn tỉnh, người Mường ở Hòa Bình vẫn luôn giữ được những nét văn

hóa độc đáo mang dấu ấn của người Việt cổ từ trong nếp ăn, nếp ở và cả trong
sinh hoạt. Vậy nên, văn hóa của người Mường trở thành nền văn hóa chủ thể
tiêu biểu nhất khi nhắc đến văn hóa tỉnh Hòa Bình [18, tr. 56].
Từ xa xưa, Hòa Bình được gọi là tỉnh Mường với nhất Bi, nhì Vang, tam
Thàng, tứ Động. Bốn vùng mường nay hợp thành xứ mường với những giá trị
văn hóa truyền thống, độc đáo tiêu biểu cho văn hóa người Mường ở Việt
Nam. Đó là những nét đặc trưng từ trong kết cấu nhà ở, trong cách ăn, cách
mặc hay như sinh hoạt, lễ hội. Người Mường sinh hoạt chủ yếu trong nhà sàn.
Món ăn rất giản dị và độc đáo, mang đậm chất tự nhiên. Song song với văn hóa
ăn là cách ăn mặc của người Mường, dệt vải thổ cẩm với những hoa văn cầu
kì, thể hiện cho thế giới quan và quan niệm thẩm mỹ của người Mường với
nhiều loại hoa văn độc đáo, thể hiện rõ nhất trên cạp váy.

SVTH: Bạch Thị Hà

11

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

Người Mường còn có tên gọi Mol, Mual, Moi. Tiếng Mường thuộc nhóm
ngôn ngữ Việt - Mường. Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải,
đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ nghệ khá tinh xảo.
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể
loại: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ, hát ru em, đồng dao,
hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi...

Chính những điều kiện trên, đặc điểm trên đã làm cho xứ Mường Hòa
Bình có những nét đặc trưng nổi bật mà các dân tộc khác ít có được, trở thành
một vùng đất với những phong tục tập quán cũng như nền văn hóa riêng in
đậm trên vùng đất “Hoa hậu xứ Mường” này, tiêu biểu hơn cả làbộ trang phục
truyền thống của người Mường Hòa Bình – váy Mường (wặl).
1.2. Những nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Mường
ở Hòa Bình
1.2.1. Quá trình làm trang phục
* Nguồn nguyên liệu sử dụng:
“Người Mường, đàn ông và đàn bà đều sử dụng lụa và vải bông để may
quần áo. Nếu như, đối với đàn bà, phần lớn vải vẫn còn do người địa phương
làm ra, thì hầu như tất cả những vải may quần áo cho đàn ông đều được mua
ở các nơi khác về” [14, tr. 102].
Tuy vậy, người Mường vẫn trồng bông, nuôi tằm và trong nhiều làng, đàn
bà vẫn còn dệt hai thứ đó, song với số lượng khá ít không đủ để cung cấp cho
nhu cầu của họ. Mặc dù có từ lâu đời, ngành dệt vải của họ từ trước đến nay
vẫn chỉ là một ngành công nghệ trong gia đình. Tình trạng mỗi năm một suy
sụp của nghề đó buộc họ phải mua ngày một nhiều hơn số vải dệt bằng máy,
và vẫn tiếp tục tiếp tế cho họ kén, lụa mộc và sợi bông.
Loại vải sợi bông dệt được mua để mộc, hoặc đã nhuộm củ nâu, nhuộm
củ nâu hơi sẫm đỏ. Củ nâu kết hợp với những chất khác, cũng cho mầu đen hơi
hung hung, tuỳ theo sự pha trộn. Một phần nhỏ số vải mua về để trắng hoặc để
mộc, song họ đem nhuộm một số lớn hơn theo màu vàng nghệ. Ngành nhuộm
SVTH: Bạch Thị Hà

12

Lớp: K35 - GDCD



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

và ngành dệt là những kỹ thuật của đàn bà còn được giữ lại tính độc đáo, mặc
dầu bước đầu có sự xâm nhập của chất bột mầu, song họ vẫn tiếp tục sử dụng
cây cỏ để nhuộm và cuỡng lại những cuốn sách tuân theo người Âu.
Chuẩn bị sợi: “Người đàn bà Mường lưu luyến với những phương pháp
nhuộm do tổ tiên để lại, họ cũng trung thành với những kỹ thuật cổ và bộ đồ
dệt cổ lỗ, từ chiếc bàn cán bông đến khung cửi, những thứ giúp họ chuẩn bị,
quấn sợi và dệt vải” [14, tr. 105].
Còn về bông, mùa trồng bông xê dịch trong hai tháng bẩy và tháng tám,
nói chung làm trong nhiều lần. Người Mường hái bông không có phương pháp:
họ lấy đi số lượng cần dùng cho họ ngay tức thời, và để cho số còn lại bị hỏng
ở trên cây. Bông non phơi khô dưới ánh nắng: sợi bông sẽ không bị xem như
khi hong ở lửa. Bàn cán bông của người Mường kích thước rất nhỏ, vì vậy cán
một ít bông mà phải mất rất nhiều thời gian. Bàn cán bông bằng gỗ, có hai ống
trồng lên nhau, một ống có lắp tay quay bằng sắt, đó là bộ phận duy nhất của
kim khí của bàn cán bông, dựng vào một cái khung có cạnh 25 đến 30cm.
Quay bằng tay nên tốc độ khá chậm và bao giờ cũng vẫn còn một ít bông dính
vào sợi.
Khung cửi: Khung cửi dệt tuyệt đối cái nào cũng giống cái nào ngay cả
kích thước cũng không thay đổi, giống như khung cửi của người Thái. Tuy vậy
khung cửi người Mường có khác hình thức của bộ phận sợi của vòng cung, nó
có hình một con chim và có tên gọi là "con ak" (con quạ) chúng tôi đã trông
thấy nó khắp những nơi còn dệt vải trong nhà.
Ở xứ Thái, "con Quạ" được thay thế bằng một thứ ván xà dày và không
dài lắm, song bộ phận vòng cung không xuyên qua đó mà buộc trực tiếp vàogiống như nó buộc vào "con quạ" vì khung cửi của người Thái cũng như của
người Mường không có loại hộp đựng treo bên trên bộ phận trung tâm của các
máy dệt Giăc-ka-rơ [15, tr. 67].

Chuẩn bị dây chuyền: Để chuẩn bị dây chuyền, người đàn bà Mường rất
cần chỗ rộng, đôi khi họ lợi dụng cột nhà để tiến hành bước một của việc cuộn
SVTH: Bạch Thị Hà

13

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

bàn sợi. Trong những gia đình quý tộc, khi gia súc của gia đình được giao phó
cho nông dân, thì họ mới sử dụng hai dãy cột và làm việc dưới nhà; nhưng khi
chuồng trâu bò ở dưới nhà, muốn tránh cho dây sợi khỏi rơi xuống đất bẩn,
người ta phải đặt một dãy cọc ở ngoài sân; một số đàn bà thích ở trong nhà và
có thể sử dụng được cột bên trong. “Họ bao giờ cũng làm hai việc cuộn sợi:
một chỗ cuốn vào cột, cọc chống, và một chỗ trên thanh ngang cuộn sợi của
khung cửi” [15, tr. 68].
Chuẩn bị bộ phận đan ngang: Công việc chuẩn bị bộ phận đan ngang
gồm có việc cuốn sợi vào cuộn sợi vào trong con thoi. “Người Mường có hai
kiểu con thoi: một kiểu bé hơn, để dệt sợi bông, kiểu kia để dệt sợi lụa. Trong
cả hai kiểu, lõi con thoi chỉ là cuộn sợi dài cắm ngang vào con thoi và đầu chỉ
trực tiếp lòi ra ngoài qua một lỗ nhỏ: bộ phận que nhọn không có và kiểu lõi
thoi đơn sơ, không cho phép ta bắt chéo sợi để tránh tuột sợi. Như vậy người ta
hiểu được rằng công việc của người đàn bà dệt dễ dàng bị sảy ra sự cố, như đứt
sợi, rối sợi...làm cho vải dệt không đều và không mịn” [15, tr. 70]. Tuy vậy,
người đàn bà Mường vẫn kiên trì và chăm chỉ bổ khuyết vào những chỗ thiếu
sót kỹ thuật đó; họ bỏ khá nhiều công phu cho những chiếc băng hình vẽ dùng

làm cạp váy, để làm vải mịn và sợi chặt; nhưng họ ít tỉ mỉ hơn khi dệt vải trơn.
* Nhuộm vải:
Người Mưòng phổ biến nhuộm sợi tơ hoặc sợi bông nhiều hơn là nhuộm
cả bộ đồ. Họ chỉ dùng củ nâu hoặc chàm; ngoài hai loại mầu đó, họ tạo ra mầu
đỏ bằng gỗ tô-mộc và mầu vàng bằng hạt “củng khu”. Phương pháp của
những người đàn bà Mường bao giờ cũng là những phương pháp đơn giản
nhất, và họ nhúng vào chất nhuộm nhiều lần liên tiếp nhau. Số lần nhúng và
thời gian nhúng thay đổi tuỳ theo chất nhuộm và sức chịu đựng bền lâu của
mầu mà họ muốn có.
“Ở bên Pháp, nhuộm một mầu, ngay cả đối với lụa pha vải, cũng có thể
chỉ nhúng một lần. Ở người Mường, lụa pha vải hầu như không bao giờ có

SVTH: Bạch Thị Hà

14

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

được mầu đều, nhưng họ nhuộm sợi trước khi dệt, họ nhuộm kỹ sợi tơ và sợi
bông riêng” [9, tr. 23].
Chất nhuộm chàm được chuẩn bị trong những chiếc vại lớn từ 25 đến 35
lít. Muốn nhuộm thêm bao nhiêu thì người ta cho ngâm nhiều lá bấy nhiêu.
Người ta để cho lá nhuyễn ra trong hai, ba ngày; rồi người ta đem ép cho chất
mầu tiết ra hết, sau cùng người ta cho vào một ít vôi và một ít tro củi, tỷ lệ ít
nhiều tuỳ theo đồ nhuộm và tuỳ theo chất lượng của lá nhuộm, chất vôi dùng

để làm loãng mầu, và chất than dùng để làm thẫm thêm, một cái vại như vậy có
thể nhuộm được ba chiếc váy hoặc số sợi tương đương. Sợi hoặc vải nhuộm
được nhúng nguội vào vại ba hoặc bốn lần, mỗi lần nhúng phải phơi khô hẳn
rồi mới lại tiếp tục nhúng lần sau. Người Mường còn biết những phương pháp
nhúng nhuộm khác nữa.
Nói chung, người ta chỉ chuẩn bị khối lượng nhỏ khi nhuộm bằng chất gỗ tô
mộc. Gỗ này được chặt ra làm nhiều miếng nhỏ, bỏ một nắm vào ba phần tư lít
nước đem đun sôi lên, để nguội và lọc, là xong. Người ta không pha gì thêm vào
nước nhuộm, cứ như vậy là có thể nhuộm ba hoặc bốn cuộn sợi to bằng nắm tay,
nhuộm nguội và nhúng nhiều lần, giống như nhuộm chàm.
Sau hết, “muốn nhuộm mầu vàng, người ta đun một số lá "cúng khu"
trong một khối nước lớn hơn số lá gấp năm lần. Với một lít, người ta chỉ có thể
nhuộm được một cuộn sợi, nếu như muốn có một mầu sẫm đặc và bền” [9, tr.
25].
Ngoài những nguyên liệu dùng để kéo sợi và dệt vải ra, ngoài những thứ vải
đem nhuộm trước khi may quần áo, ngoài những loại vải đã được nhuộm màu,
người Mường còn mua thêm ngày càng nhiều, những bộ quần áo may sẵn.
* Trang phục của người Mường.
Trang phục Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không
thể pha lẫn với các dân tộc khác. Nam thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ
ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá
ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trên đầu quấn khăn
SVTH: Bạch Thị Hà

15

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: Lê Thị Minh Thảo

trắng. Xa xưa, đàn ông Mường thường để tóc dài và búi gọn gàng phía sau.
Còn trang phục nữ, người Mường thường là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo
cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài.
Trước kia, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn
với đủ mọi màu sắc. Váy của người Mường là váy đen dài, đầu váy được trang
trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật, do người con gái Mường tự dệt nên.
Do đó, cạp váy ôm sát ngực không chỉ là điểm nhấn tạo nên nét duyên dáng
cho người phụ nữ Mường mà thể hiện sự khéo léo của người mặc váy. Đầu váy
cùng với áo báng nổi lên giữa hai vạt áo pắn là phong cách trang trí đặc trưng,
riêng biệt của người Mường Hòa Bình mà những dân tộc khác ít có được [12,
tr. 89].
+ Trong các dịp lễ, tết, ta thường thấy nam, nữ Mường mặc trang phục
truyền thống đánh lên những bản chiêng đầy ý nghĩa, tiêu biểu là các Phường
bùa. Bà Hồ Tư (P.Chăm Mát, TP Hòa Bình) tham gia phường bùa đã được hơn
10 năm cho biết: “Phường bùa là nét văn hóa đặc trưng của người Mường.
Đầu năm,chúng tôi thường đem chiêng đi khắp các nhà trong bản, đánh lên
những bản chiêng chúc phúc, cầu cho gia chủ một năm mùa màng bội thu và
nhiều may mắn. Điều không thể tách rời đối với mỗi Phường bùa là trang phục
dân tộc truyền thống. Không chỉ thể hiện nét đẹp của người Mường, khi khoác
trên người những bộ quần áo đặc trưng cho dân tộc mình chúng tôi không khỏi
tự hào bởi đó là văn hóa” [19, tr. 21].
Thứ nhất, về trang phục của nam giới.
- Áo: Có 2 loại áo, áo cánh và áo dài.
+ Áo cánh: May xẻ ngực, cài khuy, dài đến ngang mông. Cổ áo đứng, cao
3 cm, bên trong vai là một miếng vải lót hình bán nguyệt tọ dáng đứng của áo.
Ở giữa sống lưng áo may ghép hai than áo thẳng từ cổ áo đến gấu áo. Hai vat
áo trước sát với gấu áo may hai chiếc túi khá to. Trên ngực bên trái có may

một túi nhỏ có gân chéo ở gần miệng túi và làm bằng vả màu trang trí. Áo
không xẻ nách, tay áo dài buông tới mu bàn tay, ống tay áo may vừa phải có
thể xắn tay áo lên tới khuỷu tay.
SVTH: Bạch Thị Hà

16

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

+ Áo dài: Nam giới Mường thường mặc lồng một đôi áo dài (mặc kép).
Áo dài nam giới có hai loại: loại sang may bằng lụa hoặc đoạn màu xanh, màu
tím hoặc màu vàng; loại thường may bằng vải bông, màu đen sẫm. Áo dài
thường được may đến ngang đầu gối, cài khuy lệch về sườn bên phải, hai bên
xẻ tà cao tới ngang hông, cổ áo đứng và cứng. Áo dài thường được chú rể và
hai phù rể mặc trong lễ cưới.
- Quần: May ống rộng và đứng, đũng rộng, cắt kiểu chân què, cạp quần
rộng, khi mặc dung sợi dây vải buộc chặt để định vị, thường may bằng vải màu
trắng hoặc màu nâu.
- Trang phục tang lễ: Trong tang lễ, nam giới mặc toàn đồ trắng, áo dài
hoặc áo cánh màu trắng, khăn tang trắng, đường chỉ may phải lộn trái, gấu áo
để sổ không viền, áo cánh không cài khuy mà buộc bằng dây vải. Người con
trai thường phải đeo bên hông bao dao có cả dao. Con rể và các con trai thứ,
cháu chắt trai chỉ phải mặc đồ tem (đồ tang). Những người đến phục vụ lễ tang
đều phải chít khăn tang trắng. Con trai, con gái chịu tang bố mẹ phải cắt tóc.
Trước kia phải trụi tóc, ngày nay chỉ cắt tượng trưng. Sau một năm, con cái

mới được sửa tóc và nhuộm trang phục tang.
+ Trang phục của thầy mo : Gồm có áo quần, mũ và binh khí.
Áo : Màu xanh, may rất rộng, lụng thụng và dài gần đến gót chân. Tay áo
rộng, vạt trái kéo sang sườn bên phải và cài khuy bên phải. Gấu áo và gấu tay
áo có nẹp nhỏ 3 cm màu đỏ may phía trong. Phần dưới cổ áo may rộng dần ra
và không xẻ tà. Quần màu trắng hoặc màu xanh chàm may rộng, đứng ống,
đũng thấp, khi mặc cạp quần buộc bằng dải rút để định vị.
Mũ : Thường gọi là mũ đuôi peo, là loại mũ mềm hình chóp như chiếc bồ
đài úp trên đầu, màu xanh, khi đội mũ hơi ngả về phía sau. Ngoài ra thầy mo
còn có một chiếc mũ khác, hình hộp vuông, trên mũ trang trí hai nửa hình tròn
ghép lại gọi mặt trời, màu vàng.
Binh khí: Gồm một chiếc quạt, một cây kiếm, một chiếc chuông (khếng).
Khi đứng làm lễ, tay trái thầy mo cầm quạt giấy rất to có vẽ hình rồng phượng,
cũng có khi quạt làm bằng lông đuôi chim; tay phải càm khếng (quả chuông
SVTH: Bạch Thị Hà

17

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

đồng nhỏ) lắc liên tục để giữ nhịp cho lời mo. Kiếm được đeo sau lưng hoặc
bên sườn trái. Khi nào cần dùng đến binh khí để dọa tà ma, lúc đó thầy mo mới
rút kiếm ra hươ hươ hoặc chém vào không khí để làm phép xua đuổi tà ma.
Thứ hai, về trang phục của phụ nữ Mường.
- Áo: Có hai loại áo là áo ngắn và áo dài [17, tr. 70 - 75].

+ Áo ngắn: Là áo mặc thường ngày của phụ nữ Mường. Áo may ngắn
thân, xẻ ngực, thường thì không có khuy, nhưng nếu có là một chiếc khuy bấm
ở ngang ngực. Cổ áo tròn, ống tay dài tới mu bàn tay và bó sát cánh tay. Ở
giữa sống lưng áo có một đường may bổ từ cổ áo xuống tận gấu áo. Áo ngắn
được may bằng vải thường hoặc lụa với các màu sắc sặc sỡ. Trong đó phần
nhiều là màu trắng. Áo mặc bó sát thân người, không có khuy nên để lộ phần
cạp váy trước ngực và chiếc yếm bó sát lấy ngực, vừa nền nã, vừa kín đáo
nhưng lại có sức gợi cảm. Trước đây, áo ngắn không may túi, nhưng gần đây
phụ nữ Mường đã cải tiến dần chiếc áo ngắn của mình bằng cách may hai túi
nhỏ ở hai vạt áo trước và cắt lượn tròn hai bên vạt áo tạo dáng mềm mại. Nẹp
áo may to tới 3 – 4 cm với màu sắc sặc sỡ. Đường viền cổ áo, cổ tay áo có thêu
thùa và đính chỉ màu.
+ Áo dài: Thường được mặc tiếp khách hay đi lễ hội. Áo may dài tới quá
đầu gối, phần nửa thân trên giống áo ngắn, phần nửa thân dưới từ eo trở xuống
buông xuôi không xẻ tà, khi mặc phải ôm kín lấy bằng vải mộc tự dệt lấy.
Ngày nay, phụ nữ còn dung chất liệu vải trang trọng. Áo dài truyền thống
thường là màu xanh, màu đen, riêng áo dài của các bà mỡi (mễ mỡi) thường
dùng màu trắng. “Trong lễ cưới, nàng dâu và hai phù dâu (piềng) mặc áo dài
và ngồi xếp mái (ngồi khép chân về một bên, thân người thì nghiêng về phía
bên kia) trình trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng. Các bà (mế) ngồi ăn trầu, uống
rượu trên nhà sàn thường để hai vạt sau của áo dài che kín mông, hai vạt
trước kéo gọn vào lòng” [20, tr. 103]. “Trong những dịp lễ hội, các cuộc vui,
phụ nữ Mường, đặc biệt là các mế, thường mặc áo dài buông vạt cùng chiếc

SVTH: Bạch Thị Hà

18

Lớp: K35 - GDCD



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

váy cạp đầu rồng, nẹp gấu in hoa với nhiều đồ trang sức đắt tiền làm tôn thêm
vẻ đẹp của người phụ nữ Mường” [21, tr. 116].
- Váy: Trong chiếc váy của người phụ nữ Mường, đặc trưng nhất là
chiếc cạp váy. Cạp váy là một bộ phân khăng khít của nữ phục Mường. Người
Mường gọi nó là KLÔỘC WẶL (trlốc váy, đầu váy). Con người Việt vùng
Mường, cũng như con người Mường nói tiếng Việt, bởi một lí do dễ hiểu, lại
gọi là “cạp váy”.
Cạp váy không chỉ là một bộ phận trang phục, nó còn chiếm vị trí quan
trọng trong nền nghệ thuật tạo hình cổ truyền của tộc người. Điều này đã được
tác giả Trần Từ (Nguyễn Đức Từ Chi) khẳng định rằng: Trên toàn địa bàn
Mường, không tìm đâu ra những điêu khắc phẩm trên mặt phẳng như châu Đại
Dương, hay những tượng tròn như ở châu Đại Dương và ở Tây Nguyên. Trang
phục Mường gồm các bộ phận sau:
1. CẠI MỤ (cái mũ), thực ra là khăn chít đầu màu trắng.
2. CẠI YẾM (cái yếm), y hệt yếm Việt, tuy có phần ngắn hơn, màu trắng.
3. CẠI ẠO (cái áo), tương tự áo cánh của người phụ nữ Việt, tuy ngắn
hơn nhiều, cũng xẻ giữa, không có cúc, không khuy, màu trắng.
4. CẠI WẶL (cái váy), “óng” vải đen bó thân thể người mặc từ nách
xuống gần mắt cá chân. Phần trên của váy, tức cạp váy, bộ phận trang phục
độc nhất có hoa văn, đè lên phần dưới yếm và góp phần che ngực thêm kín.
5. CẠI TÊNH (cái tênh) là chiếc khăn dài, thường nhuộm lục, thít quanh
váy ngang tầm lưng.
6. CÁI ẠO CHUNG (cái áo chùng), tương tự cái áo dài của người phụ nữ
Thái, xẻ giữa, nhưng không cúc, không khuy, màu trắng, có khi màu đen nếu
mặc “mớ hai” (trong áo chùng trắng, ngoài áo chùng đen).

7. CÁI KHĂN ĐÉT ẠO (cái khăn thắt áo) là chiếc khăn sồi không
nhuộm, thít quanh áo chùng ngang tầm hông để khép hai tà áo lại, hai múi
khăn buông ngắn đăng đối hai bên.
“Đồ mặc của phụ nữ Mường không diêm dúa như nữ phục của người Thái,
người Việt. Nó không dụng công kín đáo để đạt đến độ thanh lịch như nữ phục
SVTH: Bạch Thị Hà

19

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

Tày hay Cao Lan. Nó cũng không thừa thãi hoa văn và màu sắc như quần áo của
một số người Mèo, Dao. “Cái gì đó” làm nên đặc điểm ấn tượng của nữ phục
Mường, xem như một biểu hiện của cảm quan thẩm mỹ dân tộc, chính là tính hai
mặt của nó: đối chọi mà nhạt nhẽo; tương phản trong thầm lặng” [8, tr. 54].
Đối chọi hay tương phản chủ yếu ở màu sắc, giữa trắng và đen. Vì trừ cái
tênh lục, trừ cạp váy nhiều màu ra, các bộ phận khác của nữ phục Mường chỉ
hoặc trắng, hoặc đen. Khăn trắng, yếm trắng, áo (cánh) trắng, áo chùng trắng.
Váy đen, áo chùng đen (phủ lên áo chùng trắng trong trường hợp mặc “mớ
hai”).
1.2.2. Cạp váy (klốc wặl) – nơi làm nghệ thuật tạo hình
Tác giả Từ Chi đã phân tích một cách chi tiết và đầy đủ cạp váy trong
cuốn “Hoa văn Mường”, Ông dành phần lớn cho việc nghiên cứu “cạp váy
Mường”. Theo Phó Giáo sư Từ Chi thì hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường về
cơ bản giống như hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn. Bằng cách so

sánh trên, Phó Giáo sư cho rằng, ‘cạp váy phụ nữ Mường đồng niên đại với
văn hóa Đông Sơn” [6, tr. 106]. Chiếc váy của của phụ nữ Mường được chia
làm hai phần chính: phần thân trên, từ ngang hông trở lên gọi là cạp váy, phần
thân dưới tiếp giáp cạp váy đến gấu váy gọi là thân váy. Phần cạp váy rất rực
rỡ, bởi nó được thêu bằng chỉ màu sực sỡ có hình đầu rồng và rất cầu kì, đây là
đặc trưng nổi bật của cạp váy Mường. Cạp váy được can lại bởi ba phần khác
nhau, mỗi bộ phận được dệt thành một tấm riêng, mang tên riêng, có những
môtíp hoa văn riêng, thậm chí theo kích thước riêng, nhìn vào ai cũng nhận rõ
từng bộ phận riêng biệt. Trên thị trường họ bán riêng thành từng tấm, phụ
thuộc vào túi tiền của người mua.
Cạp váy được chia làm ba bộ phận riêng biệt mang những nét đặc trưng
riêng độc đáo về nghệ thuật tạo hình. Nếu tính từ miệng váy thì bộ phận trên
cùng của cạp váy là RAANG KLÊÊNG (rang trên), tiếp theo là RAANG CHƠ
(rang dưới), dưới cùng là CAO (cao), bộ phận tiếp liền với thân váy [10, tr.
110 - 115].
SVTH: Bạch Thị Hà

20

Lớp: K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Minh Thảo

- Từ lưng váy trở lên gọi là cạp váy, phần cạp váy rất rực rỡ, bởi nó được
dệt bằng chỉ màu sặc sỡ có hình đầu rồng rất cầu kỳ. Đây chính là đặc trưng
nổi bật nhất là cạp váy Mường.
+ Phần cao rộng khoảng 10cm, trang trí vòng quanh eo bằng những sọc

đứng màu đỏ, vàng, nâu xen kẽ giữa các hình cỏ cây hoa lá cách điệu giống
như kiểu hoa văn mặt phà (là loại hoa văn trang trí ở 2 mặt của chiếc chăn).
+ Phần tlốk có nhiều kiểu khác nhau: Wẽn, poong, bông lái mê. Tlốk
thường phối với các màu xanh, đỏ, vàng, tlốk wẽn bố trí hoa băn nhỏ, màu tối
sẫm, ấm, giản dị. Tlốk poong, tlốk lái mê có hoa văn rực rỡ, màu đỏ hoặc màu
vàng, là loại tlốk đẹp nhất.
+ Sang trọng và cầu kỳ hơn cả là loại tlốk buôn, được dệt bằng lụa tơ tằm,
bền và bóng mịn; trên mặt nổi nhiều hoa văn hình động vật như: Hươu, chim,
gà, rắn, rùa và đặc biệt là đầu rồng. Kiểu trang trí hoa văn này giống như trang
trí trên mặt trống đồng. Các hình con vật chạy theo một hướng nối đuôi nhau
theo từng dải. Nếu dải trên chạy theo hướng phải thì dải dưới chạy theo hướng
ngược lại, mỗi dải được ngăn cách bằng những hình núi đồi.
Trong ba bộ phận đó, Rang dưới được người Mường xem là quan trọng
nhất, nó gắn liền với ý thức hệ tôn giáo cổ của tộc Mường, nó không rộng hơn
rang trên là bao, nhưng vượt xa rang cao. Rang dưới nổi bật lên giữa hai bộ
phận kia, trước hết là ở tính chất trang trí, hoa văn rang dưới chủ yếu là hoa
văn động vật, còn hoa văn của cao là hoa ăn hình học.
Nếu rang dưới là bộ phận quan trọng nhất của cạp váy, thì phần thứ yếu
hơn hết chắc chắn là cao. Cao là bộ phận mà người Mường bắt buộc phải có
mặt trên cạp váy.
Hoa văn cạp váy được dệt từ chất liệu thực vật, đây toàn là màu nguyên, với
sắc độ chói chang. Với cảm năng thẩm mỹ tinh tế của mình, người Mường đã
biến chất rậm rạp để “đập vụn” các màu nguyên sặc sỡ ấy thành mảnh màu nhỏ
chen nhau trên cạp váy, hy sinh tính tập trung của “hình họa” để đạt cho kỳ được
hiệu quả màu sắc, nhằm nâng bối cảnh đen trắng của trang phục lên một bậc,

SVTH: Bạch Thị Hà

21


Lớp: K35 - GDCD


×