Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.86 KB, 113 trang )

1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộc
đã hun đúc nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa đó đã làm nên
sức sức sống trường tồn, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng trầm của
lịch sử, bảo vệ nền độc lập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày nay thế giới đang đứng trước xu thế hội nhập và phát triển. Đảng
ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ văn hóa và vai trò của văn hóa
được đề cao đến như vậy . Văn hóa, được xem là nền tảng tinh thần của xã
hội, là mục tiêu, là động lực của phát triển kinh tế - xã hội như trong sự
nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Báo cáo chính trị của đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng, một lần nữa khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực
hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa…làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu
dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người
Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tăng sức đề kháng
chống những văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong
mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động của nhân dân”
1
Phát
triển nền văn hóa chính là hiện đại hóa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các di
sản văn hóa
Đảng ta khẳng định di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cổ vật
nói riêng là tài sản của nhân dân, phục vụ lợi ích của toàn xã hội, mọi tổ chức,
mọi ngành, mọi cấp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ các di sản văn
hóa. Trong quá trình phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với
1
( Đảng cộng sản Việt nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,H.2006.Tr213.)
2


phát triển kinh tế xã hội. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc
được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Di sản cổ vật và cổ vật gốm sứ là một bộ phận cấu thành quan trọng
của di sản văn hóa Việt Nam. Trong những năm qua, việc bảo vệ di sản văn
hóa, các di tích và cổ vật nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực.
Nhiều bảo tàng nhà nước, các ngành đã được quan tâm đầu tư tiền của,
công sức, trí tuệ, con người để xây mới, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp và khai thác
tiềm năng của di sản văn hóa, gắn việc trưng bày, triển lãm với lễ hội, du lịch
góp phần trực tiếp làm ra kinh tế cho đất nước.
Nhiều bảo tàng tư nhân, nhiều bộ sưu tập cá nhân đã được công chúng
đón nhận và trân trọng, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Các cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ, giao lưu, đấu giá…ngày một
nhiều hơn đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị di sản văn
hóa dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc của các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, trong quá trình
phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, sự hình thành thị
trường hàng hóa văn hóa nói chung, thị trường cổ vật và thị trường cổ vật
gốm sứ nói riêng là tất yếu khách quan. Vấn đề bảo vệ, bảo tồn và phát huy
giá trị di sản cổ vật đang đứng trước những cơ hội mới và những thách thức
khốc liệt của yếu tố kinh tế thuần túy, nạn trộm cắp cổ vật ở nhiều địa
phương có chiều hướng tăng lên một cách rõ rệt. Riêng cổ vật gốm sứ, việc
đào bới, trục vớt trái phép cổ vật ở trong lòng đất và dưới biển cũng gia
tăng, đặc biệt, hiện tượng tranh giành, mua bán, lừa đảo cổ vật gốm sứ diễn
ra công khai, có khi rất sôi động, trái với những quy định của pháp luật, tạo
nên sự không lành mạnh trong thị trường hàng hóa văn hóa. Điều đó ảnh
hưởng rất lớn và rất quan trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
cổ vật gốm sứ ở Việt Nam.
3
Trước đây, dù pháp luật không thừa nhận sở hữu tư nhân về di sản văn

hóa và nghiêm cấm mọi hành vi mua bán cổ vật nhưng trên thực tế vẫn tồn tại
một thị trường “đen” về cổ vật, trong đó có cổ vật gốm sứ. Từ “giới thợ chạy”
ở các địa phương, cổ vật được tuồn về Hà Nội, về thành phố Hồ Chí Minh,
Huế, Đà Nẵng…bày bán công khai trong các tiệm với cái tên danh nghĩa
“Hàng lưu niệm” . Những đường phố như Hàng Đào, Hàng Ngang, Kim Liên,
Nghi Tàm, Đồng Khởi, Lê Công Kiều…đã từng là những tụ điểm buôn bán
cổ vật vô cùng náo nhiệt. Nhiều cổ vật về tay “con buôn” được bán bằng
ngoại tệ mạnh, phần lớn là cho người sưu tập nước ngoài mà trong đó không
ít là con buôn cỡ quốc tế . Cổ vật Việt Nam, vì thế bị thất thoát, “chảy máu”
trầm trọng. Hiện tượng các cổ vật gốm sứ có giá trị kinh tế cao, giá trị thẩm
mỹ đẹp, giá trị lịch sử quan trọng đang có nguy cơ bị sâm hại và “chảy máu”
ra thị trường quốc tế.
Luật di sản văn hóa- 2001 ra đời, cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ
ở nước ta nói riêng đã được nhà nước cho phép công khai mua, bán, trao
đổi , thẩm định, đấu giá …vv. Cổ vật được chính thức nhìn nhận dưới góc
độ là một loại tài sản, loại hàng hóa đặc biệt, không chỉ có giá trị về lịch
sử, văn hóa, khoa học mà còn có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cao cho
các chủ sở hữu.
Việc đánh giá, thẩm định, mua bán, trao đổi các tài sản văn hóa cổ
vật, trong đó có cổ vật gốm sứ có nguồn gốc bất hợp pháp không những
chưa chấm dứt mà còn gia tăng một cách sôi động, những điều đó cho thấy
nếu tiếp tục bông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát chặt chẽ, vô hình chung,
chúng ta đang dần biến thị trường cổ vật mặc nhiên thành nơi tiêu thụ các
tài sản do trộm cắp, do đào bới trái phép, do không được giám định thật
giả, nông, sâu…vv.. Điều đó không những dẫn đến sự thất thu thuế của nhà
nước, mà quan trọng hơn, là làm thất thoát đi một khối lượng không nhỏ di
sản cổ vật của đất nước, một loại tài sản đặc biệt. Kinh nghiệm của nhiều
4
nước đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, nhiều khi gấp hàng trăm, hàng ngàn lần
để mong mua lại những cổ vật của chính dân tộc mình.

Thực tế, chúng ta đang đứng trước những câu hỏi: Vai trò của cổ vật
gốm sứ Việt Nam như thế nào đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ hiện nay
ra sao? Đã có thị trường cổ vật gốm sứ thực sự chưa? Việc tổ chức, quản lý
như thế nào?... Để có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc bảo tồn,
lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ
nói riêng, chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ, định hướng cho thị trường cổ vật gốm sứ
phát triển lành mạnh, hoạt động đúng quy luật, góp phần quan trọng trong
việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ… là bài toán
cần có những lời giải đáp hết sức cụ thể và cấp thiết.
Trên đây là những là những lý do nghiên cứu của đề tài “Bảo tồn và
phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà
Nội, Nam Định và Ninh Bình) ”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của
Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến bộ rất đáng phấn khởi,
nhà nước ta đã quan tâm đầu tư nhiều hơn trong công tác nhiên cứu, trưng bày
và quảng bá giá trị văn hóa cổ vật ở trong nước và quốc tế, nhiều cuộc hội
thảo, triển lãm, trưng bày, hội chợ, festival …vv đã được tổ chức và bước
đầu thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Thị trường hàng hóa
văn hóa nói chung và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng đã dần dần hình
thành, phát triển và đã chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa,
tinh thần của nhân dân, nó phản ánh tập trung mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, liên quan đến vấn
đề nghiên cứu có thể thấy:
5
2.1. Những quan điểm có tính chất chỉ đạo trong đường lối chính
sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường
định hướng XHCN… được thể hiện trong các văn kiện: Nghị quyết hội nghị

TW4 khóa VII, văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII, thứ IX, Nghị quyết TW5
khóa VIII, kết luận Hội Nghị TW 10 khóa IX.
Từ nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW khóa VII đã bàn đến
những khía cạnh kinh tế trong hoạt động và kinh doanh hàng hóa văn hóa ở
nước ta. Ví dụ những vấn đề được nêu ra: bằng mọi cách phải đưa các giá trị
văn hóa của dân tộc và thế giới đến với nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa
với nước ngoài dưới nhiều hình thức như mở rộng xuất nhập khẩu văn hóa
phẩm… Tháng 12 năm 1995, bộ văn hóa thông tin đã triển khai thực hiện văn
bản của Chính phủ về việc tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch
vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng…vv. Đặc
biệt nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đã đưa ra một số chính sách kinh tế trong
văn hóa rất quan trọng.
Có thể nói, đó là những quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa định hướng không
những cho công tác nghiên cứu trên lĩnh vực này, mà còn là cơ sở cho các hoạt
động văn hóa nói chung và quản lý thị trường hàng hóa văn hóa nói riêng.
Luật di sản văn hóa (2001). Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Về tăng
cường các biện pháp quản lý bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới,
trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học (2002). Trong chỉ thị này, đã có phân
công trách nhiệm cho các ngành, các cơ quan chức năng như Bộ Văn hóa-
Thông tin, Bộ công an, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương, Ban tôn giáo của Chính phủ…trong việc quản lý các cổ vật.
Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí thẩm định, nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu văn
hóa phẩm. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP Về sử phạt vi phạm hành chính trong
6
hoạt động văn hóa nghệ thuật. Chỉ thị của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch số
84/2008/CT-Bộ VH.TT.DL Về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm
thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân. Nghị định
số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 gồm 7 chương, 36 điều, có hiệu lực từ

ngày 6-11-2010, thay thế nghị định số 92/2002 NĐ-CP ngày 11-11-2002 của
chính phủ.
Hiện nay trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam
cũng đang có nhiều hoạt động tích cực liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa di sản cổ vật.
Những định hướng trong chủ trương phát triển văn hóa và kinh tế, sự
cố gắng của Chính phủ đã tác động quan trọng đến công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta.
2.2. Những nghiên cứu vấn đề trên bình diện rộng về lý luận và thực
tiễn của mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế như: Kinh tế thị trường định
hướng XHCN; vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển, phát triển văn
hóa trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Sự tác động của
toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa hiện nay, phát triển văn hóa, phát
triển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa …Ví dụ như những công trình nghiên cứu và các đề tài cấp Bộ,
cấp Nhà nước:
Văn hóa vì phát triển – GS. Phạm Xuân Nam, Nxb CTQG Hà Nội 1998.
Văn hóa Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa về kinh tế ( Đề tài cấp
Bộ đấu thầu. Học viện CTQG- HCM do PGS, TS. Phạm Duy Đức chủ nhiệm,
đã nghiệm thu năm 2005).
2.3. Bước đầu nghiên cứu về lý luận của thị trường hàng hóa văn hóa
trên các mặt chủ yếu như: Vấn đề kinh tế trong văn hóa, bản chất của hàng
hóa văn hóa tinh thần, quản lý thị trường văn hóa và cơ chế quản lý thị trường
văn hóa, thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam…có các công trình:
7
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta - GS,TS
Hoàng Vinh (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,1999 )
Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa - PGS, TS Lê Ngọc
Tòng (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004 )
Thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (đề tài

cấp bộ, Học viện CT. QG HCM - TS Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, đã
nghiệm thu năm 2008)
2.4. Một số công trình và đề tài nghiên cứu về quản lý các hoạt động văn
hóa và cơ chế hoạt động văn hóa trong điều kiện hiện nay ở nước ta , Như :
Theo dấu các văn hóa cổ của tác giả Hà Văn Tấn, Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội,1997.
Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt nam
Tác giả Diêm Thị Đường, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội 1998.
Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam (Phạm Văn Đấu và Phạm
Võ Thanh Hà, Nxb văn hóa thông tin, 2010
Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam (Tập bài giảng văn hóa của trường
đại học văn hóa Hà Nội, của tác giả Hoàng Sơn Cường- Nxb Văn hóa thông
tin- Hà Nội,1998)
Quản lý hoạt động văn hóa (của tác giả Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú,
Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, 1998).
Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (Đề tài cấp
bộ, Học viện CTQG. HCM- do GS, TS Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thu
năm 2000).
Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hóa phẩm hiện thời ở nước
ta. (Đề tài cấp bộ. Học viện CTQG.HCM- Do GS,TS Hoàng Vinh chủ nhiệm,
nghiệm thu năm 2005)
8
2.5. Sách về cổ vật gốm sứ, thú chơi cổ vật của một số tác giả như
Vương Hồng Sển (TP Hồ Chí Minh). TS,Trần Đức Anh Sơn (Huế) và một số
bài viết trên tạp chí: Cổ vật Tinh Hoa, Cổ vật Thiên trường, một số bài viết
trên các báo và trên mạng Internet...vv.
Có thể nói, chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếp
đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chắc chắn đề tài sẽ gặp nhiều khó khăn cả
về lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Mục đích:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo
tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay.
sự hình thành, phát triển của thị trường cổ vật gốm sứ ở Việt Nam trong 10
năm qua, (qua khảo sát thực tế ở Hà Nội và một số tỉnh) trên cơ sở đó, luận
văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về việc
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản cổ vật gốm sứ Việt Nam và
thúc đẩy sự phát triển thị trường cổ vật gốm sứ ở nước ta theo hướng tích cực,
công khai, lành mạnh và hội nhập quốc tế,
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
Làm rõ cơ sở lý luận của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cổ vật
gốm sứ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thị trường cổ vật gốm sứ
ở Việt nam trong thời gian qua (Qua khảo sát ở Hà Nội và các tỉnh Nam Định,
Ninh Bình)
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong
việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật gốm sứ ở nước ta
9
hiện nay, xây dựng một thị trường cổ vật gốm sứ phát triển công khai, minh
bạch, lành mạnh và hội nhập quốc tế .
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt nam và
phát triển thị trường cổ vật gốm sứ là vấn đề rất rộng và mới.
Vì những lý do khác nhau, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tế
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật gốm sứ và thị trường cổ
vật gốm sứ Việt nam trong 10 năm qua (Tính từ thời điểm ra đời luật di sản
Việt Nam năm 2001) .Đề tài cũng chỉ tập trung khảo sát thực tế ở một số địa
phương khu vực phía bắc là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình

4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng về mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển, quan điểm của
Đảng ta về phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đề tài sử dụng các phương pháp liên/đa ngành; Phương pháp phân tích-
tổng hợp; phương pháp chuyên gia; phỏng vấn sâu… để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thị
trường cổ vật gốm sứ ở nước ta trong thời gian qua.
Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy;
làm cơ sở cho các nhà quản lý một hướng tiếp cận về quản lý thị trường văn
hóa gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
6. Kết cấu của luận văn
Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu làm 3 chương 9 tiết:
10
Chương I: Di sản văn hóa cổ vật gốm sứ đối với việc bảo tồn di sản
văn hóa dân tộc
Chương II: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ
vật gốm sứ Việt Nam
Chương III: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cổ vật
gốm sứ Việt Nam
11
CHƯƠNG I
DI SẢN VĂN HÓA CỔ VẬT GỐM SỨ ĐỐI VỚI VIỆC
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
1.1. QUAN NIỆM VỀ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ

1.1.1. Quan niệm chung về di sản văn hóa
Theo cách hiểu thông thường thì di sản là tài sản của thế hệ trước hoặc
thời đại trước truyền lại cho thế hệ sau hoặc thời đại sau theo hướng tích lũy
ngày càng nhiều, da dạng và phong phú hơn,
Ai cũng biết rằng, dù là bất cứ loài dộng vật gì cũng chỉ sống có một
thì, nghĩa là toàn bộ hành vi bản năng của nó chỉ hướng vào thực tại nhằm để
tồn tại và phát triển. Khác với động vật, con người sống theo ba thì: quá khứ,
hiện tại và tương lai. Trong hoạt động thực tiễn, con người thường xuyên hồi
suy về quá khứ, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động để tìm ra được phương
án tốt nhất, đặt cơ sở cho những hành động, những dự phòng về tương lai.
Những tạo phẩm do con người làm ra trong lịch sử, trong quá khứ, mà hiện tại
vẫn đang đắc dụng, sẽ trở thành di sản văn hóa.
Một đứa trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời đã được tiếp xúc ngay với môi
trường văn hóa, đó là bầu sữa mẹ, là những vỗ về cưng nựng, yêu thương, là
những vuốt ve âu ếm, là lời ru của mẹ, là câu chuyện kể ngày xửa, ngày xưa
của Bà, là mái lều tranh, là cây đa, giếng nước… Đó chính là di sản văn hóa
mà thế hệ trước đã dành sẵn cho nó. Nó có nhiệm vụ học tập, tiếp thu, tiến tới
chiếm lĩnh, trước hết là toàn bộ vốn di sản văn hóa của cộng đồng, để trở
thành người - một thành viên của cộng đồng xã hội. Như vậy, sản phẩm văn
hóa được sáng tạo ra khi đã được cộng đồng chấp nhận vào “bộ nhớ” của xã
hội và trở thành di sản văn hóa.
12
Di sản văn hóa được tích lũy làm cho môi trường văn hóa ngày càng
nhiều hơn, phong phú hơn và có chất lượng cao hơn, nhờ đó mà đào luyện
nên những con người, mang giá trị văn hóa cao hơn. Những “nhân cách văn
hóa” ấy đến lượt nó lại tích cực tham gia vào quá trình sáng tạo ra các giá trị
văn hóa mới, bồi đắp cho môi trường văn hóa ngày càng thêm giàu có và chất
lượng. Đây chính là con đường phát triển văn hóa, trong đó di sản văn hóa
đóng vai trò cầu nối giữa các thế hệ.
Thuật ngữ “văn hóa” là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,

cho nên nó mang tính đa nghĩa. Trong luận văn này, văn hóa được hiểu là toàn
bộ hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại,
được đúc kết thành hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định.
Có thể nêu một trong rất nhiều định nghĩa như sau: “Di sản văn hóa dân
tộc là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của các thành viên trong cộng đồng dân tộc.
nó thể hiện dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vô
hình) mang tính biểu tượng, được lan tỏa (vô thức) và trao truyền (hữu thức)
từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau”
2
Chúng ta biết rằng, không phải mọi vật phẩm do con người làm ra đều
trở thành di sản văn hóa. Cho nên, phải xác định những tiêu chí đặc trưng cho
di sản văn hóa để phân biệt nó với các vật phẩm thông thường khác.
Muốn làm được điều này phải xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của
văn hóa:
Đặc trưng thứ nhất của văn hóa là tính sáng tạo hoặc tính tích lũy
thông tin. Đặc trưng này xuất phát từ chỗ, như người ta thường nói: con
người là một động vật tò mò. Con người vừa hoạt động, vùa kiếm sống,
vừa cần cù quan sát, ghi nhớ, suy ngẫm về cái thế giới mà nó đang tác động
2
:Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt Nam – Diêm Thị Đường- NXB Văn hóa thông
tin- Tr.21.22.23
13
và thích ứng để tồn tại. Nhờ đó, mà có sự nhận biết về sự tồn tại của thế
giới khách quan, rồi đúc kết thành tri thức,kinh nghiệm, khái quát lên thành
các quy tắc hành xử, thành khoa học. Dù cho là động vật có hiểu biết thì sự
hiểu biết của nó chỉ đủ thích ứng thụ động với thiên nhiên để tồn tại như
hiện hữu. Còn hiểu biết của con người là nhằm thích ứng tích cực với thế
giới khách quan, rồi cải tạo nó phù hợp với hoàn cảnh để không ngừng
hoàn thiện cuộc sống theo hướng nhân bản hóa. Đó là đặc trưng quan trọng
hàng đầu để phân biệt giữa hoạt động hữu thức của con người với hành vi

tự nhiên của động vật.
Như vậy là trong di sản văn hóa có chứa đựng vốn kinh nghiệm và tri
thức sống của con người. ví dụ trống đồng Ngọc Lũ chứa đựng biết bao nhiêu
kiến thức sống mà chủ nhân của nó đương thời đã tích lũy và thu gom được.
Chưa kể những hình khắc và hoa văn phủ đầy trên mặt và tang trống, phản
ánh các hình thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cư dân thời đó, việc
đúc trống đã hé mở cho chúng ta về vốn tri thức công nghệ luyện kim thời ấy
đã phong phú và kĩ thuật đến chừng nào.
Đặc trưng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa khởi đầu là từ
thông tin, hiểu biết những cái thông tin và hiểu biết ấy phải hướng về giá trị
mới thành. Giá trị là cái được mọi người coi là cái cao quý, đáng ước ao và
khi đạt được thì cảm thấy dễ chịu như rơi vào trạng thái thăng hoa. Những giá
trị phổ thông được mọi nền văn hóa chấp nhận là cái đúng (chân), cái tốt
(thiện), cái đẹp (mỹ) cái có ích (ích).
Một đồ vật được coi là di sản văn hóa không nhất thiết phải hội tụ bốn
phẩm chất: đúng, tốt, đẹp và có ích, nhưng chí ít nó phải có một trong bốn
phẩm chất ấy. Ví dụ, đôi dép cao su và bộ quần áo kaki của Bác Hồ không
hẳn là một vật phẩm đẹp, nhưng nó nói lên đức tính giản dị và khiêm nhường
của lãnh tụ, trong đó có sự thông cảm sâu sắc với đời sống của nhân dân lao
14
động, vì vậy trở thành một hiện vật tượng trưng cho đức độ và phong cách
giản dị của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính biểu tượng bộc lộ trên mặt ngoại
hiện của nó. Chúng ta đã biết mỗi di sản văn hóa thường chứa đựng một số
giá trị nào đó, nhưng giá trị là cái trừu tượng, ngầm ẩn trú trong mỗi di sản
văn hóa, nó phải biểu hiện ra ngoài thành biểu tượng văn hóa, nghĩa là biểu
hiện bằng hệ thống kí hiệu mang thông tin về bản thân nó. Ví dụ, giá trị của
truyện Thánh Gióng là biểu hiện tinh thần anh dũng chống ngoại xâm của cư
dân làm ruộng nước ở châu thổ Bắc Bộ. còn biểu tượng Thánh Gióng là nói
về hình tượng người nông dân bề ngoài trông hiền lành, chất phác, nhưng khi

có giặc ngoại xâm thì vụt lớn mang sức mạnh của cả một dân tộc bất khuất,
không chịu làm nô lệ, sức mạnh ấy như một thiên thần, dũng mãnh, liệt oanh.
dẹp xong giặc dữ, lại bay về trời một cách vô tư. thánh thiện. Giá trị của chùa
Một Cột là ở tài năng thiết kế của một nhà kiến trúc vô danh nào đó, đã khéo
tạo ra một công trình có kết cấu giản dị, hài hòa nhất là công trình ấy đã thể
hiện thành công đề tài nói về “Giấc mơ của vua Lý thấy Phật hiện ra trên tòa
sen”. Ngôi chùa là biểu tượng kiến trúc tuyệt vời, về mặt hình thái nó như một
bông sen ngoi lên từ hồ nước, trên đó có Phật hiện ra. Chùa Một Cột là một
công trình kiến trúc tuyệt đẹp được du khách trong và ngoài nước thán phục.
Đặc trưng thứ tư của văn hóa là tính lịch sử. Tính lịch sử của văn hóa
được thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình,
được tích lũy và sàng lọc qua sự vận động của xã hội. Tính lịch sử làm cho
vốn di sản văn hóa có bề dày thời gian có sự phong phú về hình loại.
Di sản văn hóa nào cũng mang dấu ấn thời gian, nó là vật chứng cho
một thời kì lịch sử nhất định. Quá khứ không chỉ là đối tượng quan sát, mà
còn là một đối tượng suy ngẫm, có khả năng gây xúc động thẩm mĩ đối với
con người. Bằng năng lực liên tưởng mạnh mẽ, con người có thói quen giữ
gìn di vật của quá khứ, tìm sức mạnh tinh thần từ quá khứ, tựa vào đó để hồi
15
suy lại cuộc hành trình của mình. Thói quen ấy tạo tiền đề cho sự ra đời các
sưu tập hiện vật, để cuối cùng hệ thống các nhà bảo tàng xuất hiện - nơi bảo
quản và giới thiệu những di sản văn hóa.
Do di sản văn hóa mang tính lịch sử, cho nên bất cứ vật thể nào đại
diện cho một sự kiện lịch sử trọng đại, một giai đoạn lịch sử tiêu biểu hay một
nhân vật lịch sử kiệt xuất thì đều có thể trở thành di sản văn hóa.
Dựa vào quan điểm của UNESCO, người ta phân chia di sản văn hóa
thành hai loại:
Di sản văn hóa vật thể bao gồm những tạo phẩm vật thể (hữu hình) có
giá trị đặc biệt về các mặt văn hóa, lịch sử và tự nhiên, do một cộng đồng văn
hóa - xã hội nào đó tạo ra. Đó là những di vật, di tích như đền đài, cung điện,

chùa tháp, lăng mộ, những hiện vật bảo tàng, thư tịch, tài liệu lưu trữ, mẫu vật
tự nhiên, thắng cảnh thiên nhiên và những hiện vật quý hiếm khác.
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những tạo phẩm phi hình thể (vô
hình) có giá trị đặc biệt về các mặt văn hóa, lịch sử do một cộng đồng văn hóa
- xã hội nào đó tạo ra. Nó được lưu truyền và biến tấu theo các phương thức
truyền khẩu, mô phỏng và bắt chước. Thuộc về di sản văn hóa phi vật thể
gồm các loại hình văn hóa dân gian như: âm nhạc, ca múa, sân khấu, truyện
kể, huyền thoại, tạp kỹ, lễ hội, phong tục tập quán, chữa bệnh dân gian, nghệ
thuật nấu ăn, bí quyết trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân,
danh nhân văn hóa.
1.1.2. Quan niệm về di sản cổ vật gốm sứ .
Từ quan niệm chung về di sản văn hóa và cách phân chia di sản văn
hóa của UNESCO trên đây thì di sản cổ vật gốm sứ được xếp vào loại thứ
nhất là di sản văn hóa vật thể, do vậy nó cũng mang đầy đủ các yếu tố của di
sản văn hóa. Trước hết Cổ vật gốm sứ phải là Cổ vật ( theo Luật Di sản năm
2001 thì hiên vật đó phải có ít nhất từ 100 năm trở lên, các món đồ chưa đủ
trăm tuổi thì trong dân gian thường gọi là đồ cũ chứ chưa được gọi là đồ cổ)
16
Sau nữa, cổ vật gốm, sứ được làm từ chất liệu đất, có tráng men hoặc không
tráng men, được chế tác do bàn tay khéo léo, tài ba của cha ông, nhằm phục
vụ cho cuộc sống hiện tại và là kho tư liệu vô giá cho con cháu mai sau.
Bảo vệ di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cổ vật gốm sứ nói
riêng trong thời đại ngày nay không chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc, mà thực sự đã trở thành vấn đề chung của mang tính toàn cầu được
cả nhân loại quan tâm.
Trong một thế giới đầy biến động; với sự phát triển mạnh mẽ về kinh
tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật, sự biến đổi khác thường của khí hậu và vỏ
trái đất cùng mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều; bảo vệ di sản văn hóa đang
đứng trước những thách thức vô cùng cam go, liên quan đến nhiều vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gin bản sắc dân

tộc, chủ quyền quốc gia, quảng bá hình ảnh của đất nước và sự giao thoa giữa
các nền văn hóa.
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, di
sản văn hóa được xác định là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để chúng ta
nghiên cứu, kế thừa xây dựng và phát triển nền "văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc"; xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức,
tâm hồn, tình cảm, lối sống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự
phát triển xã hội.
Di sản văn hóa là tài sản vô giá của toàn dân, kết tinh truyền thống dân
tộc, do các thế hệ người Việt Nam, nối tiếp nhau từ đời nay qua đời khác sáng
tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.
Chăm lo cho di sản văn hóa cũng có ý nghĩa là chăm lo cho sự gắn kết
Truyền thống - Hiện tại và Tương lai; chăm lo cho việc bồi đắp cái cốt lõi của
bản sắc dân tộc. Không có truyền thống thì sẽ không có hiện tại và càng
không thể có cơ sở vững chắc để hướng tới tương lai tốt đẹp.
17
1.1.3. Phân loại di sản cổ vật gốm sứ
Theo quan niệm phổ thông thì cổ vật gốm sứ được chia làm 3 loại :
gốm, sành và sứ, trong đó sứ còn phân chia thành sứ và bán sứ. Tuy vậy trong
xã hội và trong dân gian, thường không phân biệt một cách rạch ròi đâu là
làng gốm, đâu là làng sứ… mà thường gọi một danh từ chung là gốm, hoặc
dùng từ ghép là gốm sứ, ví dụ như làng gốm Bát Tràng (Hay gốm sứ Bát
Tràng), làng gốm Chu Đậu, gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu…vv
Gốm: là một loại hàng hóa được làm từ chất liệu đất nung với các họa
tiết đơn giản, kĩ thuật chưa cầu kì và dặc biệt là nhiệt độ nung ở nhiệt độ thấp
dưới 1000 độ C. Một đặc điểm cơ bản rất dễ phân biệt với đồ sành và đồ sứ là
đồ gốm thường thấm nước.
Gốm đất nung được làm chủ yếu từ các loại đất sét dẻo, tương đối mịn
hạt, pha thêm cát, nung ở nhiệt độ trên dưới 800 - 900
o

C, gốm cứng nhưng
vẫn còn thấm nước. Gốm có nhiều màu sắc khác nhau, như đen hạt, đen sẫm,
nâu đỏ, vàng nhạt hoặc trắng mốc.
Các loại gốm thường thấy là gạch, ngói, mô hình nhà, giếng nước, bi
gốm, nồi niêu, bình, vò, chõ, chì lưới, dọi xe chỉ, khuôn gốm… Nhìn chung,
gốm đất nung thời kì sau này vẫn phát triển theo truyền thống gốm văn hóa
Đông Sơn.
Sành : Về cơ bản cũng là các loại gốm trên nhưng được chọn lọc kỹ
càng hơn về chất đất, kĩ thuật nhào, luyện và đặc biệt là nhiệt độ nung cao
hơn hẳn nhiệt độ nung đồ gốm.
Đặc điểm dễ phân biệt nhất của đồ sành là màu sắc thường có màu sám,
màu đen và nhất là đặc tính không thấm nước. Các hiện vật thường thấy của
đồ sành như: Chum, Vò, Lu, Kiệu, Lư hương… Đồ sành chủ yếu được làm từ
đất sét dẻo, ít tạp chất, chủ yếu pha thêm cát, độ nung cao, đất chớm chảy và
18
có phần thủy tinh hóa trong suốt bề mặt dày của nó, hạt sít hơn, trông có vẻ
bóng nhoáng.
Sự ra đời của đồ sành thực sự là một bước phát triển cao so với gốm đất
nung. Đất làm sành phải là đất sét tốt, ít tạp chất, hàng lượng SiO
2
pahir lớn
thì mới chịu được nhiệt độ cao (trên 1000
o
C). Đồ sành đã được nung trong lò
cóc và lò rồng. Dấu tích lò đã được phát hiện tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Thanh Hóa… Đồ sành hơn hẳn đồ đất nung về chất liệu và độ nung.
Các loại đồ sành thường gặp là sành nâu và sành trắng.
Đồ Sứ : Riêng đồ sứ lại được phân ra làm 2 loại: Đồ bán sứ và đồ sứ.
Đồ bán sứ: Thường được nung với nhiệt độ thấp hơn đồ sứ, cốt xốp, đã
được tráng men, các họa tiết, hoa văn được trang trí đơn giản. Có người cho

rằng đồ bán sứ là bước chuyển tiếp giữa đồ gốm và đồ sứ - xong quan điểm
này chưa thật sự thuyết phục và còn phải bàn luận kỹ hơn. Đồ sứ chủ yếu
được làm bằng kaolin có thêm đất sét trắng và một số loại đá. Nguyên liệu
làm sứ là loại nguyên liệu “tinh chất”, chịu lửa cao, đến 1500
o
C, có màu
trắng, thủy tinh hóa trở thành trong suốt, rắn chắc, bóng loáng như thuỷ tinh.
Người Việt biết sử dụng đất sét trắng và kaolin để làm gốm sứ khá
muộn so với người Trung Quốc - vào các thế kỉ đầu Công nguyên. Các đồ
được gọi là đồ sứ trong thời kì này thật ra là đồ bán sứ hoặc đồ bán sành bán
sứ. Thường là các loại vò có văn hoa ô vuông, ô trám, xương không được
trắng lắm. Gốm thời Hán - Lục triều được làm bằng đất sét trắng nhưng
không tráng men.
Loại hình đồ bán sứ tương đối phong phú, bao gồm các loại gốm gia
dụng, như bát đĩa, vò, bình lọ, âu, bình con tiện, chõ, nậm rượu, bình có quai
xách, bình đầu gà, mô hình nhà, chậu, mâm, cốc… các loại đồ dùng trong thờ
cúng, như cốc đốt trầm, đồ đựng ba chân.
19
Men tráng trên đồ bán sứ cũng có nhiều loại khác nhau, như màu ghi, sữa,
nâu, xanh, nâu đen, men tro, men màu kem, vàng, trắng hơi xám, da lươn…
Việc phát hiện và khai quật các khu lò gốm Tam Thọ, Bãi Định, Tam
Sơn, Đại La, Đồng Đậu, Thanh Lãng, Cổ Loa…đã khẳng định nguồn gốc bản
địa của các loại sành, sứ mà nhiều người lâu nay vẫn cho hoặc nghi là “gốm
Hán”. Tất nhiên, bên cạnh gốm sứ Việt cũng có mặt một số ít gốm sứ Hán do
quá trình giao thương giữa hai nước cũng như của các quan binh nhà hán đi
cai trị mang theo. Cũng phải nói thêm rằng cũng tồn tại một số gốm sứ Việt
mang phong cách Hán.
Trong thời kì này đã xuất hiên một số trung tâm gốm sứ lớn như Tam
Thọ (Thanh Hóa), Cổ loa (Hà Nội), Đại La, Luy Lâu, Đương Xá (Bắc Ninh).
Sự ra đời gốm kiến trúc (gạch, ngói), đồ sành và đồ bán sứ thực sự là một

bước phát triển nhảy vọt của nghề sản xuất gốm sứ ở Việt Nam.
Đồ sứ: Là loại hình xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với đồ gốm, nó
xuất hiện cùng với sự phát hiện ra các loại men dùng để tráng ra lớp ngoài
cùng của đồ vật. Đồ sứ có đặc điểm là độ bền cao, không thấm nước, các họa
tiết, hoa văn được thể hiện cầu kỳ, tinh sảo…( Tất nhiên các vật dụng đồ gốm
sứ còn được phân chia theo 3 loại theo địa vị của người sử dụng chúng đó là:
đồ dân dụng, đồ quan dụng và đồ ngự dụng. Theo cách gọi thông thường của
giới sưu tầm cổ vật còn gọi là đồ phố, đồ nội phủ và đồ cung đình). Cũng cần
phải nói thêm rằng, gianh giới giữa đồ sứ và đồ bán sứ cũng rất mong manh
và không phải khi đồ sứ phát triển lên đỉnh cao rồi thì các loại đồ gốm và đồ
sành bị loại bỏ, chúng song song phát triển và tồn tại hiện hữu cho đến ngày
nay. Nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta mặc dù đã và đang sản xuất rất
nhiều sản phẩm đồ sứ các loại và đã đạt đến trình độ cao - nhưng hiện nay vẫn
sản xuất gốm, sành và vẫn được gọi là làng gốm Bát Tràng, gốm Biên Hòa,
gốm Lái Thiêu hay gốm Cây Mai…vv
20
Còn một dòng gốm sứ không được sản xuất ở trong nước nhưng vẫn
phải kể đến khi sưu tầm và nghiên cứu văn hóa gốm sứ Việt, đó là dòng
gốm sứ “ kí kiểu” của các quan lại triều đình khi đi sứ bên Trung Quốc đặt
làm theo mẫu mã, kích thước và văn hóa của nước nhà, (Có thời vua quan
nhà Nguyễn đã mời các nghệ nhân người Trung Quốc sang Việt Nam để
làm hàng gốm sứ cao cấp phục vụ cho cung đình…) Dòng sản phẩm này
chất lượng cao về kĩ, mỹ thuật và khá phổ biến , được giới sưu tầm cổ vật
gốm sứ rất ưa chuộng.
Sau đây là sơ lược một đôi nét về các làng gốm sứ cổ ở Việt Nam:
Làng gốm Bát Tràng
Tương truyền, gần 6 thế kỷ trước, có một nghệ nhân cao tuổi, râu tóc đã
bạc trắng, từ làng Bồ Bát trong Thanh Hóa đến Bát Tràng hành nghề, dựng
nghiệp, rồi truyền lại nghề gốm bàn xoay cho dân làng. (Gọi là gốm bàn xoay,
bởi cách nặn, chuốt đồ gốm trên một cái mâm luôn luôn được đạp cho quay

tròn). Câu chuyện về cụ nghệ nhân tóc bạc trắng chỉ là truyền khẩu. Còn theo
những gì được ghi lại trong sử sách thì làng nghề Bát Tràng cũng đã có đến
500 năm tuổi. Một số thư tịch cổ có ghi việc thời Lê sơ, thế kỷ 15, các cống
phẩm triều đình cống nạp cho nhà Minh bên Trung Quốc gồm các sản vật quý
như gấm, vóc, lụa là, châu ngọc , và có cả đồ gốm Bát Tràng. Nhưng có thể
nói, nghề gốm ở Bát Tràng cực thịnh là vào thế kỷ 16, thế kỷ 17. Nhiều đồ
thờ quý giá ở những đình, đền, chùa, miếu còn đến nay, thấy có ghi tên tuổi
những người cúng tiền và thời gian chế tác, thì biết những đồ gốm Bát Tràng
cực kỳ đẹp cả cốt, dáng, nét và men đã ra đời vào thời Mạc Mậu Hợp và thời
Lê Trung Hưng.
Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét
để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú,
hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ
21
gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn. Gốm đàn là loại gốm
"xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp. Nghĩa là người thợ làm "xương" gốm
bằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài. Quy trình gia công
này có công đoạn phải đàn cho "xương" và "da" gốm mỏng ra, do vậy mới gọi
là đồ đàn. Đất đỏ làm đồ đàn phải mua từ Hồ Lao, Hồ Lễ bên Hải Dương
hoặc mua của Thổ Hà bên Bắc Ninh. Lò đàn của Bát Tràng truyền thống làm
theo cấu trúc dưới vuông trên cuốn. Khi đưa đồ vào nung phải xếp trong
những bao thơi. Bao thơi là 4 viên gạch vuông cỡ lớn, rộng chừng 33cm, dày
8 đến 9cm, ghép lại thành hình hộp, trong lòng vừa đặt 4 cọc bát hoặc những
đồ khác tương đương. Các bao thơi chứa đồ gốm bên trong được xếp vào lò,
chồng lên nhau từ thấp lên cao. Mỗi mẻ lò nung được hàng trăm ngàn bát đĩa.
Gạch làm bao thơi sau mỗi lần dùng, nếu không vỡ, sẽ được dùng tiếp cho lần
sau. Bởi thế mà độ già, độ rắn chắc của gạch này rất cao, chất lượng tuyệt tốt,
nên người tứ xứ ưa mua loại gạch này về để xây cất. Người xưa hay dùng nó
để xây nhà, lát sân, xây mộ, xây giếng... Từ đó mà có câu ca : "Anh mua về
gạch Bát Tràng - xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân."

Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng
khác, như các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất: độc bình, lư,
đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch
trang trí cao cấp... Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ,
phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc
xám, trong vào sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này
màu gần như màu ngọc thạch, nên được gọi là men ngọc. Tiếc thay, đến nay
loại men quý này đã bị thất truyền. Câu nói truyền miệng của người Bát
Tràng "nhất nho, nhì lý" không chỉ nhằm ca ngợi thứ đặc sản của quá khứ
vinh quang, mà còn như một lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay gắng sức tìm lại
giá trị ông cha đã đạt được. Riêng hai loại men rạn, là rạn xương đất đen và
rạn xương đất trắng rất có giá trị từ xưa, thì ngày nay các nghệ nhân chế tác
rất thành công
22
Nói đến làng nghề Bát Tràng, không thể không nêu những linh hồn của
làng, đó là các nghệ nhân. Thời nay, Bát Tràng có những nghệ nhân xứng
đáng với truyền thống của mình, như các ông Trần Văn Giàng, Nguyễn Văn
Cổn, Lê Văn Cam, hoặc nghệ nhân rất trẻ như Lê Xuân Phổ... Các nghệ nhân,
có người chú trọng về men, nói cách khác là giỏi độc đáo về men; có nghệ
nhân chuyên sâu về tạo dáng; có nghệ nhân thì tài về vẽ... Nói đến gốm sứ,
giá trị của nó đã được gói gọn trong câu nhất dáng, nhì men, sau đó mới đến
nét khắc, vẽ. Giờ đây, gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng đã và đang tiếp tục chinh
phục người tiêu dùng, bởi các nghệ nhân Bát Tràng chú ý đến tất cả các mặt
tạo nên cái đẹp của đồ gốm sứ. Dáng gốm thì thoáng, nhìn mát mắt. Men màu
thì tự nhiên, phóng khoáng, tạo được độ trong và sâu. Về trang trí, nếu dùng
nét khắc chìm thì loại men có độ chảy cao sẽ làm nổi bật hình vẽ... Bởi vậy,
thị trường của Bát Tràng đã rộng khắp nước, và có một lượng không nhỏ
được bán đi các nước Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan...
Gốm Chu Đậu.
Gốm Chu Đậu- Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm sứ cổ

truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng
Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân và Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lần
đầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này ở Chu Đậu.
Sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta
phát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một số nước men mà
người ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu. Gốm
Chu Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Nó đã
từng xuất khẩu sang nhiều nước Châu Âu. Năm 1997 sau khi tìm dược rất
nhiều gốm Chu Đậu trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (Nghệ An) của người
Bồ Đào Nha dòng gốm này mới được biết đến và nổi tiếng.
23
Cả hai vùng Mỹ Xá và Chu Đậu đều coi ông Đặng Huyền Thông,
người Hùng Thắng, Minh Tân là ông tổ của dòng gốm sứ này. Mới đây các
nhà khảo cổ đã khẳng định bà Bùi Thị Hý là tổ nghề gốm Chu Đậu.
Dòng gốm sứ này có thể đã được hình thành và phát triển trong khoảng
từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. có nguồn thông tin cho rằng: nó bị hủy diệt do
chiến tranh Lê - Mạc cuối thế kỷ 16.
Gốm Thanh Hà:
Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, làng gốm Thanh Hà từng đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đô thị cổ Hội An. Vào
thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt
hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền trung Việt
Nam. Chính những người thợ gốm Thanh Hà đã làm nên và cung cấp gạch,
ngói lợp, ngói lát nền cho các ngôi nhà cổ ở Hội An và các khu vực chung
quanh. Hiện nay, người dân làng gốm Thanh Hà đang làm đúng những công
việc và theo đúng cách cha ông họ đã làm trong những thế kỷ trước. Trong
đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của họ, những chiếc lọ hoa xinh xắn,
những bình trà, bình rượu, những chiếc ấm, bồng binh, những chum, lu, hũ,
vại và cả những con vật thân thương như trâu, Bò, mèo, lợn... cứ lần lượt ra

đời. Ngày nay, những ngôi nhà cổ ở Hội An đang cần đến bàn tay khéo léo và
khối óc thông minh, sáng tạo của những người thợ gốm Thanh Hà. Họ chính
là đối tác duy nhất có thể cung cấp những viên gạch xây, những viên ngói lợp
đúng tiêu chuẩn, hợp quy cách và chất lượng cao phục vụ công tác trùng tu,
bảo tồn cả Thị xã Hội An ( di sản văn hóa thế giới). Làng gốm Thanh Hà
nằm ở địa phận xã Cẩm Hà, thị xã Hội An. Dù đã trải qua bao nhiêu sự đổi
dời của thời gian, sự khó khăn về kinh tế bởi sự cạnh tranh dữ dội của các
mặt hàng ngoại quốc, dân làng ở đây vẫn cố tồn giữ một nghề truyền thống kế
thừa từ cha ông đã bao đời lặng lẽ đã góp vào các mặt hàng chu yếu xã hội
24
bằng các sản phẩm đặc trưng về nghề gốm như: chén , bát, nồi, chum, vại,
bình bông, chậu kiểng…
Xuất phát từ nguồn gốc Thanh Hoá, nghề gốm Thanh Hà đã tiếp thu
một số kỹ thuật của đất Quảng Nam để hình thành nên một làng nghề với các
sản phẩm hội đủ mọi yếu tố không giống với bất kỳ một làng gốm nào ở địa
bàn cả nước dù cũng chỉ với nguyên liệu chính là đất sét và kỹ thuật chế tác
chính là ở đôi bàn tay và nhiệt độ ở các lò nung. Ðiều đó thể hiện rõ rệt ở các
điểm: màu sắc, độ bền, độ nhẹ và các hoa văn trên bề mặt sản phẩm. Tuỳ theo
thời gian và nhiệt độ nung màu sắc gốm Thanh Hà có thể từ màu hồng, hồng
vàng đến đỏ, gạch nâu và đen tuyền. Tuỳ theo kỹ thuật chế biến đất và các
thao tác dây chuyền trong: chuốt, nắn. Độ bền của các sản phẩm gần như vô
địch so với các loại khác ở trong nước và độ láng bóng có thể nói là chẳng
khác gì tráng men. Ðồ gốm ở đây đặc biệt nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại ở
các địa phương khác. Ðặc biệt, khi gõ vào sản phẩm vang lên những âm thanh
trong, thanh mảnh và có độ vang. Một số sản phẩm được đặt theo yêu cầu
hoặc trên các các chậu để trồng phong lan, hoa cảnh đều được thực hiện
những hoa văn chìm, nổi tuy đơn sơ nhưng không kém phần tinh tế, sắc sảo
về mỹ thuật.
Các nghệ nhân gốm Thanh Hà từng được triều Nguyễn mời ra Huế để
chế tác những sản phẩm đặc biệt phục vụ cho sinh hoạt cung đình và cũng

như nghệ nhân mộc Kim Bổng, họ cũng được phong hàm Cửu phẩm, Bát
phẩm. Từ vài thập niên gần đây gốm Thanh Hà vẫn có mặt ở khắp nơi trong
nước và thỉnh thoảng lại xuất hiện ở nước ngoài (Canada, Mỹ, Pháp).
Ngoài gốm, làng Thanh Hà còn nổi tiếng về gạch, ngói. Nơi đây từ xưa
đến nay đã từng cung cấp ngói âm dương, ngói mấu, ngói ống để phục vụ cho
các công trình kiến trúc cổ, biểu trưng là đô thị cổ Hội An trong các công
trình trùng tu, tôn tạo di tích.
Gốm Phù Lãng:
25
Làng Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh),
cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục Đầu khoảng 4km.
Nay Phù Lãng có ba thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Theo Tô
Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc - Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm
Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ
sang Trung Quốc. Trong thời gian đó, ông học được nghề làm gốm và truyền
dạy cho người trong nước.
Đầu tiên, nghề này được truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu
sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần
(thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
Có thể thấy, sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm
đất, chậu cảnh, tiểu sành... Ngày nay với những bàn tay tài hoa muốn khôi
phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng, các nghệ nhân thế hệ mới như
nghệ nhân Vũ Hữu Nhung (với cái tên quen gọi là Gốm Nhung). nghệ nhân
Thiều (với tên quan thuộc Gốm Thiều) đã phát triển những tinh hoa của nghề
gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn.
Nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như: tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén
gốm, gốm trang trí, gốm ốp tường, lư hương... đã và đang được khách hàng,
doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước yêu thích.
Nét đặc trưng nổi bật trong trang trí gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp
đắp nổi theo hình thức chạm bong, mà người Phù Lãng quen gọi là chạm kép các

đề tài: tứ linh, nghê, hạc, mặt hổ phù, chữ thọ, hồi văn, cánh sen, sóng nước...
Đối với những sản phẩm được sản xuất đại trà như gốm dân dụng,
người Phù Lãng rất ít trang trí. Tuy nhiên, gốm Phù Lãng có ưu thế ở chất
men màu tự nhiên, bền và lạ, dáng gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe
khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc.

×