Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh ninh bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.73 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

NGUYỄN THỊ MẬN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

HÀ NỘI - 2013

SV: Nguyễn Thị Mận

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====



NGUYỄN THỊ MẬN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Người hướng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ HOA LÝ

HÀ NỘI - 2013

SV: Nguyễn Thị Mận

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành khóa luận em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Trần Thị Hoa Lý,
người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em làm khóa luận.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, tài liệu tản
mạn vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự

góp ý chân thành từ phía thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện

Nguyễn Thị Mận

SV: Nguyễn Thị Mận

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan toàn bộ nội dung trong khóa luận là do em độc lập
nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực,
nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện

Nguyễn Thị Mận

SV: Nguyễn Thị Mận

Lớp: K35 GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
HĐND: Hội đồng nhân dân
KT – XH: Kinh tế - Xã hội
NSNN: Ngân sách nhà nước
PT – TH: Phát thanh truyền hình
PTBV: Phát triển bền vững
THCS: Trung học cơ cở
THPT: Trung học phổ thông
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TPNB: Thành phố Ninh Bình
UBND: Ủy ban nhân dân

SV: Nguyễn Thị Mận

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chương 1........................................................................................................ 5
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG .... 5
1.1 Khái niệm phát triển kinh tế bền vững .................................................. 5
1.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững ...... 7
1.3 Sự cần thiết phải phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. 10
Chương 2...................................................................................................... 12
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ................................. 12
Ở TỈNH NINH BÌNH ................................................................................... 12
2.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình ...... 12
2.2 Những thành tựu về kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 2012 ......................................................................................................... 16
2.3 Những hạn chế về kinh tế - xã hội ...................................................... 38
2.4 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 40
Chương 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT ......... 42
TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY ............. 42
3.1 Định hướng phát triển kinh tế ............................................................. 42
3.2 Giải pháp phát triển kinh tế................................................................. 42
KẾT LUẬN .................................................................................................. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 53

SV: Nguyễn Thị Mận

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thế giới hiện nay đang có những biến đổi không ngừng, nhiều xu thế
đang diễn ra tạo cho nhân loại những vận hội đồng thời cũng đặt ra nhiều
thách thức mới. Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển
của xã hội. Đó là sự lựa chọn mang tính chiến lược và là mục tiêu hướng tới
của tất cả các quốc gia. Để đưa đất nước thực sự phát triển bền vững, mỗi
quốc gia cần dựa vào đặc điểm riêng của mình để hoạch định chiến lược sao
cho phù hợp.
Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển trong bối cảnh thế giới đang thay
đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Qúa trình phát triển của Việt Nam đang
phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ phát triển không
bền vững như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tự nhiên, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, đói nghèo, dịch bệnh và các tệ nạn xã hội… Từ thực tiễn
nêu trên, dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 Đảng ta
xác định: “Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự
phát triển, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng
trưởng” và khẳng định “ Phát triển kinh tế nhanh gắn liền với phát triển bền
vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”.
Sau 20 năm đổi mới, Ninh Bình là một tỉnh có tốc độ phát triển khá
nhanh trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Với những lợi thế về điều kiện tự
nhiên, Ninh Bình thu hút nhiều dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ,
thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Sự phát triển đã mang lại
cho Ninh Bình một diện mạo khang trang hơn, song về mặt nào đó Ninh Bình
đang phải đối mặt với những hệ quả của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, đó là ô nhiễm môi trường, nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên...Vì vậy để phát triển kinh tế bền vững tỉnh Ninh Bình cần có những
SV: Nguyễn Thị Mận

1

Lớp: K35 GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

chủ trương, chính sách và biện pháp đúng đắn nhằm đẩy nhanh quá trình phát
triển kinh tế. Chính vì lý do trên, tôi đã chọn đề tài Một số giải pháp nhằm
phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay làm đề tài khóa luận
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới và yêu cầu của công
cuộc đổi mới đất nước, trong nhiều năm trở lại đây vấn đề phát triển bền vững
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bằng các công trình nghiên
cứu của mình, họ đã có những đóng góp nhất định cho việc hoàn thiện hệ
thống quan điểm lý luận về phát triển bền vững ở nước ta:
PGS.TS Nguyễn Quang Thái đã có bài viết “ Phát triển bền vững của
Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng” của Nhà xuất bản lao
động (2007). Bài viết đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam trong thời gian đổi mới, những điều kiện để giúp Việt Nam đạt
được những tiến bộ khả quan để thực hiện phát triển bền vững.
Tác giả Lưu Đức Hải (2000) với công trình nghiên cứu “ Quản lý môi
trường cho sự phát triển bền vững” đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết
và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững. Công trình này đã
xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi
trường, bền vững văn hóa đồng thời tổng quan nhiều mô hình phát triển bền
vững.
Hay tác giả Bùi Tất Thắng có bài viết “ Bàn về phát triển bền vững”
đăng trên tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững (6/2006) đã phân tích để
phát triển bền vững thì tốc độ tăng trưởng phải cao, có sự thay đổi cơ cấu kinh

tế đồng thời phải nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường và nguồn tài
nguyên thiên nhiên…, và nhiều bài tiểu luận, luận văn khác.

SV: Nguyễn Thị Mận

2

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

Những công trình khoa học nêu trên chỉ nói về phát triển kinh tế bền
vững ở Việt Nam nói chung, chưa đi vào nghiên cứu cụ thể về phát triển kinh
tế bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. Vì vậy, tôi đã đi vào nghiên cứu một
số giải pháp để phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của khóa luận: Làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn
về phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất 1 số giải pháp
phù hợp.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên đề tài cần giải
quyết một số nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ nội dung của phát triển kinh tế bền vững
+ Sự cần thiết phải phát triển kinh tế bền vững ở Ninh Bình
+ Những thành tựu và hạn chế của sự phát triển kinh tế bền vững ở
Ninh Bình
+ Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế bền vững ở Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh
Bình
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi giới hạn
nền kinh tế Tỉnh Ninh Bình (từ năm 2005 đến 2012) dưới góc độ phát triển
kinh tế bền vững, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,
chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…

SV: Nguyễn Thị Mận

3

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

6. Những đóng góp mới của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng kinh tế tỉnh Ninh
Bình trong những năm gần đây, tìm ra một số biện pháp nhằm phát triển kinh
tế bền vững trong những năm tiếp theo.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương, 9 tiết:


SV: Nguyễn Thị Mận

4

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý
Chương 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
1.1 Khái niệm phát triển kinh tế bền vững
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế
-

Khái niệm phát triển

Theo quan điểm duy vật biện chứng: Phát triển là một phạm trù triết
học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện
cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng
xã hội.
Phát triển kinh tế biểu hiện:
Một là, sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm
quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người . Nội dung

này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kì
nhất định.
Hai là, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỉ trọng
của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên,
còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất
lượng tăng trưởng, trình độ kĩ thuật của nền sản xuất để có sự đảm bảo cho sự
tăng trưởng kinh tế bền vững
Ba là, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư phải được cải thiện,
tăng lên, đảm bảo chất lượng giáo dục, y tế, giữ gìn môi trường… Nội dung
này phản ánh công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể
sau:

SV: Nguyễn Thị Mận

5

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

Mức độ tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng trưởng dân số.
Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để
đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện
cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ.
Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, phù hợp với sự biến

đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là
mục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại.
1.1.2 Phát triển kinh tế bền vững
Thuật ngữ “ Phát triển kinh tế bền vững” lần đầu tiên được sử dụng
trong cuốn “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới (IUCN) xuất bản năm 1980 với mục tiêu tổng quát là đạt được sự phát
triển bền vững thông qua các nguồn tài nguyên sống.
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển kinh tế bền vững,
song được thừa nhận và nhất trí cao nhất là định nghĩa của Hội đồng thế giới
về môi trường và phát triển (WCED – World Commision on Environment and
Developmen) năm 1997. Theo đó thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa môi
trường tự nhiên và phát triển bền vững: “ Phát triển kinh tế bền vững là sự
phát triển dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bền vững môi trường
nhằm đáp ứng nhu cầu của con người hiện nay mà không ảnh hưởng bất lợi
đối với các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ” .
Khái niệm trên đã bao quát được hai vấn đề cơ bản của PTBV:
Thứ nhất, PTBV phải là sự phát triển kinh tế, xã hội lành mạnh trên cơ
sở sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.
Thứ hai, PTBV còn phải đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ trong
việc sử dụng tài nguyên môi trường. Điều đó có nghĩa là sự tăng trưởng kinh

SV: Nguyễn Thị Mận

6

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

tế trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống vừa
thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay nhưng cũng không làm ảnh hưởng
đến điều kiện thỏa mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau.
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Liên Hợp Quốc đã đề ra 9
nguyên tắc:
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất.
4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của trái đất.
6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
7. Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
8. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho sự phát
triển và bảo vệ.
9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
Như vậy kinh tế bền vững là nền kinh tế tăng trưởng lâu dài, ổn định.
Một đất nước muốn phát triển bền vững cần đảm bảo môi trường tự nhiên và
kinh tế - xã hội phát triển hài hòa. Chính vì vậy, việc đảm bảo các chỉ số về
dân số, lao động, cơ chế xã hội gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên
nhiên là hết sức cần thiết.
1.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững
1.2.1 Những yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất
Phát triển kinh tế suy cho cùng là sự phát triển lực lượng sản xuất (bao
gồm tư liệu sản xuất và người lao động). Vì vậy muốn phát triển kinh tế, phải
tập trung phát triển lực lượng sản xuất. Trong đó cùng với việc bảo tồn và sử
dụng hợp lý điều kiện tự nhiên. cần phải nhấn mạnh vai trò của con người,
khoa học và công nghệ.


SV: Nguyễn Thị Mận

7

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

Khoa học và công nghệ là thành tựu của văn minh nhân loại, nhưng hiệu
quả của việc sử dụng khoa học - công nghệ lại tùy thuộc vào điều kiện của
từng nước. Nếu biết lựa chọn những công nghệ phù hợp với tiềm năng nguồn
lực của đất nước, trình độ vận dụng và quản lý… thì sẽ tạo ra động lực mạnh
mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Muốn vậy cần phải có chính
sách khoa học – công nghệ đúng đắn, tạo những điều kiện cần thiết khuyến
khích sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường mở rộng hợp tác,
liên kết chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến để hòa nhập với sự phát
triển chung của thế giới.
Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, đồng thời cũng là sản phẩm và
kết quả thường xuyên của phát triển lịch sử. Con người thông qua hoạt động
của mình trở thành nguồn lực chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
trong đó có sự phát triển của chính bản thân nó. Ngày nay khi khoa học –
công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, càng tỏ rõ vai trò quyết
định của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2 Những yếu tố về quan hệ sản xuất
Vai trò của quan hệ sản xuất đối với phát triển kinh tế thể hiện: Khi
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì kinh tế phát

triển, ngược lại, khi nó không phù hợp sẽ là nhân tố cản trở, kìm hãm sự phát
triển đó.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội phụ thuộc vào nhiều động lực,
nhưng động lực kinh tế giữ vai trò quyết định, trong đó lợi ích kinh tế của
người lao động là động lực trực tiếp. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế
biểu hiện của quan hệ sản xuất được phản ánh trong ý thức thành động cơ
thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu kinh
tế của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, quan hệ sản xuất (quan hệ sở

SV: Nguyễn Thị Mận

8

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối) trực tiếp quy định hệ thống lợi ích
kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Cơ chế kinh tế cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh
tế. Thực tế lịch sử cho thấy kinh tế tự nhiên hay cơ chế tập trung, quan lieu
bao cấp đều cản trở sự phát triển kinh tế. Cơ chế thị trường với tác động của
quy luật giá trị, cạnh tranh, cung – cầu kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng năng
suất lao động, mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh.
Nhưng cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật, gây bất bình đẳng xã hội,
làm cạn kiệt tài nguyên môi trường…nên đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà
nước. Vì vậy, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa là cơ chế kinh tế thích hợp nhất đối với sự phát triển nền
kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1.2.3 Những yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng xã hội bao gồm những quan điểm chính trị,
pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật …cùng với những thiết
chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, đảng phái, các đoàn thể xã
hội…có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế bền vững. Những bộ phận
đó tác động đến các quan hệ kinh tế và sự phát triển xã hội bằng nhiều hình
thức khác nhau và theo những cơ chế khác nhau. Tác dụng của kiến trúc
thượng tầng sẽ là tích cực khi nó tác động cùng chiều với sự vận động của
quy luật kinh tế khách quan. Trái lại, nếu tác động ngược chiều với những quy
luật đó thì nó sẽ là trở lực, gây tác hại cho sự phát triển sản xuất, cản trở sự
phát triển kinh tế - xã hội.Trong sự tác động đó, chính trị có ảnh hưởng sâu
sắc nhất và ngày càng tăng đối với sự phát triển kinh tế. Bởi vì chính trị là sự
biểu hiện tập trung của kinh tế.

SV: Nguyễn Thị Mận

9

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

1.3 Sự cần thiết phải phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá

giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng
Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình
là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn: vốn vay lãi
suất cao, đầu tư công giảm, thời tiết không thuận lợi đã tác động không nhỏ
đến sản xuất và đời sống nhân dân. Song với sự chỉ đạo quyết liệt, có trọng
tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của
các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, của cán bộ, quân và dân trong tỉnh
đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội; tuy nhiên kinh tế Ninh Binh vẫn gặp phải một số khó
khăn như:
- Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội chưa đạt kế hoạch đề ra;
thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
- Nhiều doanh nghiệp có khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh; khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế; sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn
kho lớn.
- Tiến độ một số công trình, dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước, nhất là các dự án lớn kéo dài, số vốn ứng còn lớn; hồ sơ thủ tục hoàn
ứng vốn đầu tư vẫn còn chậm; nợ xây dựng cơ bản còn lớn.
- Hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp có nơi
chưa đáp ứng yêu cầu.

SV: Nguyễn Thị Mận

10

Lớp: K35 GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

- Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng cơ
bản, du lịch, môi trường và các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản
còn hạn chế; còn để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số địa
phương.
- Tai nạn lao động, tệ nạn ma túy, cờ bạc còn diễn biến phức tạp.
Năm 2013 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc
hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 2015, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển mà Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện các lĩnh
vực văn hóa, xã hội; bảo vệ tài nguyên môi trường. Tỉnh Ninh Bình cần đưa
ra được những biện pháp phát triển kinh tế một cách bền vững. Đó là yêu cầu
tất yếu và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

SV: Nguyễn Thị Mận

11

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý
Chương 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Ở TỈNH NINH BÌNH
2.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng,
phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá,
phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện
tích tự nhiên hơn 1.400 km², với bờ biển dài hơn 15 km. Toàn tỉnh có 67.000
ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000
ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng
hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh
tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng
bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ
thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông
Vạc, Sông Vân...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho
giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.[19, tr 12]
Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi
núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và
phía Nam. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80- 100m,
tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh
riêng, song ba vùng có thể bổ sung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng
hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng
thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông
sản thực phẩm. Cùng với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp, Ninh Bình

SV: Nguyễn Thị Mận

12


Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

còn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Ninh Bình có nhiều
danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư
(tại xã Trường Yên- Hoa Lư)- là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền
đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê
Đại Hành; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động (tại xã Ninh Hải- Hoa Lư) đã
được tặng chữ: " Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ Long cạn"; Vườn
Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên
sinh khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn
năm tuổi, có động Người xưa; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân
Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm,
khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng tuyến Biện Sơn- Tam
Điệp...rất hấp dẫn khách du lịch.[19, tr 14]
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Vùng đất Ninh Bình thời xa xưa phần lớn là vùng ngập mặn thuộc
huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Ninh
Bình có nhiều tên gọi khác nhau như: Thế kỷ thứ X gọi là châu Trường Yên;
thế kỷ XIII gọi là phủ Trường Yên; thế kỷ XVIII (thời Hậu Lê) gọi là Thanh
Hoa ngoại trấn; dưới triều nhà Nguyễn, thế kỷ XIX năm Gia Long thứ năm
(1806), gọi là đạo Thanh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười (1829) gọi là trấn
Ninh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười hai (1831) gọi là tỉnh Ninh Bình; năm
1976, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh;
năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 6 huyện
là Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô; 2 thị xã là

Ninh Bình và Tam Điệp với tổng số 144 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh
hơn 90 vạn người, trong đó có 15% đồng bào theo đạo Thiên chúa, 2% đồng
bào dân tộc. Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa
giáo. Nhân dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp,

SV: Nguyễn Thị Mận

13

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra nhiều người còn làm
các nghề thủ công truyền thống như: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm
hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho
Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư).[19, tr 25]
Những năm qua, nhất là từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, quân
dân Ninh Bình đã đoàn kết, vượt mọi khó khăn, triển khai thực hiện thắng lợi
tương đối toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đề ra với kết quả năm sau cao hơn năm
trước. Năm 2002 so với năm 1992 (tái lập tỉnh) nhịp độ tăng trưởng GDP gấp
2, 4 lần, bình quân tăng 10, 4%/ năm; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2
lần; công nghiệp tăng gấp 3 lần; thu ngân sách tăng gấp 6 lần; vốn đầu tư xây
dựng cơ bản tăng 40 lần...
Về nông nghiệp: tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9000 ha đất
nông nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá

trị kinh tế cao như: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm càng xanh,
trồng dứa ở Tam Điệp, Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa
Lư, cấy các giồng lúa đặc sản: tám, nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh.... Năm
2002 năng suất lúa toàn tỉnh đạt 110 tạ/ ha; tổng sản lượng thóc đạt 47, 1 vạn
tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 518 kg. Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi
năm doanh thu bình quân từ 20 triệu đồng trở lên.[16, tr 9]
Về công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm
công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc,
cụm công nghiệp Gián Khẩu.... Ninh Bình đã ban hành các cơ chế, chính sách
như: chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du
lịch; chính sách khuyến khích tài năng thu hút nhân tài; quỹ khuyến công ;
quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Tỉnh đã tổ chức gặp mặt các doanh nhân trong và

SV: Nguyễn Thị Mận

14

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

ngoài tỉnh để kêu gọi đầu tư. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2003, tỉnh đã
chấp thuận 31 dự án với tổng số vốn đăng ký 1.400 tỷ đồng đầu tư vào tỉnh.
Sản xuất công nghiệp năm 2002 tăng 23%, năm 2003 dự kiến tăng 30%.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn năm 2002 đạt gần 2.200 tỷ
đồng; năm 2003 ước đạt hơn 1.600 tỷ đồng. Trong hai năm qua trên địa bàn

tỉnh đã khởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể
thao như: hồ Yên Thắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân
vận động, Nhà thi đấu trung tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36
vạn tấn/ năm; Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1, 4 triệu tấn/ năm....Các
công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bước chuyển biến
mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.[16, tr 13]
Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín
dụng, du lịch... đều đạt mức tăng trưởng bình quân trên 25%/ năm. Thu ngân
sách tăng bình quân trên 20%/ năm; năm 2003 dự kiến thu được trên 200 tỷ
đồng (đạt cao nhất từ trước đến nay).
Về văn hoá xã hội: tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ
cập giáo dục THCS từ tháng 12/ 2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có
trường học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non, 106 trường tiểu học và 1
trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn
quốc gia. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; có 49, 7% trạm y
tế có bác sỹ. 1622/1622 thôn, bản, phố xây dựng được hương ước, quy ước;
có 4.192 gia đình văn hóa, 130 làng văn hoá và 90 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn
hoá. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, có 17% dân
số tham gia luyện tập TDTT thường xuyên; 12% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình
thể thao, có 320 câu lạc bộ TDTT hoạt động thường xuyên; tại Đại hội TDTT
toàn quốc lần thứ IV, đoàn vận động viên của Ninh Bình được xếp thứ 24/64

SV: Nguyễn Thị Mận

15

Lớp: K35 GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

đoàn tham gia. Việc thực hiện các chính sách xã hội đã có nhiều cố gắng,
trong 2 năm qua, tỉnh đã đào tạo, truyền nghề cho 58.000 người; giải quyết
việc làm cho 38.625 lượt người, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi
năm được 1, 8%.[16, tr 20]
Tuy nhiên, Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp,
kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện.
2.2 Những thành tựu về kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 2012
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX đã đề ra mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015: Khai thác và huy động mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tạo bước đột
phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội toàn diện, vững
chắc; tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm các tai, tệ nạn
xã hội; tăng cường công tác quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững chắc, đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp, xây dựng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp,
dịch vụ và nông nghiệp, phấn đấu chỉ tiêu GDP tính theo đầu người đạt mức
bình quân chung của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 –
2015 của tỉnh có nhiều thuận lợi, đó là: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn
định; Tác động tích cực từ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã
hội cả nước sau 20 năm đổi mới; Kinh tế địa phương bước vào thời kỳ phát
triển mạnh; Sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh được khơi dậy…Tuy
vậy, tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: Ảnh hưởng của suy


SV: Nguyễn Thị Mận

16

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý

giảm kinh tế cả nước do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu gây ra, tăng trưởng kinh tế không ổn định và thiếu bền vững, làm
chậm quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại của tỉnh; Tình hình
thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, biến đổi phức tạp của khí hậu toàn cầu tác động
xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức, tỉnh
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra. Về cơ bản, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn, bên cạnh đó nhưng
cũng còn một số chỉ tiêu chưa hoàn thành mục tiêu đề ra.
Dưới đây là kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012:
Thực
TT

Chỉ tiêu

ĐVT


Ước

hiện

Mục tiêu thực hiện

năm

năm 2012

2011

năm
2012

So sánh với
mục tiêu
năm 2012

Các chỉ tiêu về kinh tế
1

2

Tốc độ tăng trưởng
GDP

%

16, 1


14, 5

11, 05

%

26, 8

16, 6

11, 4

%

48, 1

18, 5

14, 6

%

2, 5

2, 0

2, 05

%


15

15

13, 8

Không đạt

Tốc độ tăng GTSX (giá
CĐ 1994)
+ Công nghiệp - xây
dựng
Tr.đó: Công nghiệp
+ Nông, lâm nghiệp,
thủy sản
+ Dịch vụ

SV: Nguyễn Thị Mận

17

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý
Thực


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Ước

hiện

Mục tiêu thực hiện

năm

năm 2012

2011
3

2012

năm 2012

GDP (giá HH)

dựng
+ Nông, lâm nghiệp,
thủy sản
+ Dịch vụ
GDP bình quân đầu

người

%

49

48, 5

46, 35

%

15

14, 5

15, 31

%

36

37

38, 34

Tr.đồng 25

31


28, 8

Không đạt

17.600

Không đạt

5 Vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 21.410 18.500
6

mục tiêu

Cơ cấu kinh tế trong

+ Công nghiệp - xây

4

năm

So sánh với

Sản lượng lương thực

Vượt

mục

Vạn tấn 51, 4


48

51, 1

Tỷ đồng 3.392

2.850

2.593, 3 Không đạt

phí và thu từ xổ số kiến Tỷ đồng 1.673

1.800

1.803, 3

có hạt

7 Thu ngân sách

tiêu

Trong đó: Thuế, phí, lệ

thiết
Thu từ đất

Tỷ đồng 1.119


350

500

Thu xuất, nhập khẩu

Tỷ đồng 600

700

290

Tr.USD 263

265

450

4.000

3.750

8 Kim ngạch xuất khẩu

9 Khách du lịch

SV: Nguyễn Thị Mận

Nghìn
lượt


3.252

18

Vượt

mục

tiêu
Không đạt

Lớp: K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Trần Thị Hoa Lý
Thực

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Ước

hiện


Mục tiêu thực hiện

năm

năm 2012

2011
Trong đó: Khách du Nghìn
lịch lưu trú

lượt

năm
2012

237

250

268, 5

So sánh với
mục tiêu
năm 2012
Vượt

mục

tiêu


Các chỉ tiêu về văn hóa
- xã hội
10

11

12

13

Tỷ lệ trường đạt chuẩn
quốc gia
+ Mầm non

%

55

58

58

+ Tiểu học (mức độ 2)

%

20, 5

25


25, 3

+ THCS

%

58

62

62

+ THPT

%

14, 8

22

18, 5

%

16, 4

15, 8

15, 8


%

31

34

34

%

9, 85

9, 3

8, 0

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy DD
Tỷ lệ lao động được đào
tạo nghề
Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí
mới)

Đạt

mục

tiêu
Vượt


mục

tiêu
Đạt

mục

tiêu
Không đạt
Đạt

mục

tiêu
Đạt

mục

tiêu
Vượt

mục

tiêu

Chỉ tiêu về môi trường
14

Tỷ lệ dân số được dùng
nước hợp vệ sinh


SV: Nguyễn Thị Mận

19

Lớp: K35 GDCD


×